Thứ tư ngày 30 tháng 8 năm 2017
___Kĩ thuật___
TUẦN 01 VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (tiết 1)
I.Mục tiêu:
-Biết đựơc đặc điểm, tác dụng của vải, chỉ.
- Biết được đặc điểm và cách sử dụng kéo.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ dụng cụ kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Khởi động
- GV cho lớp ổn định , HDTQ kiểm tra đồ dùng học tập của các em
-Nghe giới thiệu bài
Hoạt động 1. HS quan sát, tìm hiểu về vật liệu khâu, thêu
HS quan sát các vật liệu đã chuẩn bị, đọc SGK và tìm hiểu nội dung:
+ Nêu một vài đặc điểm của vải?
+ Kể tên một vài sản phẩm làm từ vải?
+ Nêu đặc điểm của chỉ? Có các loại chỉ nào?
-Các nhóm trình bày trước lớp.
- GV hướng dẫn HS cách chọn vải, chỉ khi thực hành kĩ thuật.
Hoạt động 2. HS quan sát, tìm hiểu về dụng cụ khâu, thêu
-GV yêu cầu HS quan sát các dụng cụ đã chuẩn bị, đọc SGK và tìm hiểu nội dung:
+ Nêu cấu tạo, đặc điểm của kéo cắt vải, kéo cắt chỉ?
+ Cách sử dụng các loại kéo?
+ Nêu đặc điểm của kim?
+ Nêu cách sử dụng kim?
-Các nhóm trình bày trước lớp.
- Hướng dẫn HS cách sử dụng kéo và kim khi thực hành kĩ thuật.
Hoạt động 3: HS tìm hiểu thêm về một số vật liệu và dụng cụ cắt, khâu thêu
khác
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các vật liệu và dụng cụ khác như: thước, phấn...
HS làm việc cá nhân nêu một số vật liệu và dụng cụ khác có ở trong hình (hình 6)
Cơng dụng của các vật liệu,dụng cụ đó:
+Thước may
+Thước dây
+Khung thêu cầm tay
Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
TUẦN 02
Thứ ba ngày 05 tháng 9 năm 2017
___Kĩ thuật___
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (tiết 2)
I.Mục tiêu:
Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật li ệu d ụng c ụ đ ơn gi ản
thường dùng để cắt khâu, thêu.
-HS biết và thực hiện thao tác xâu chỉ và vê nút chỉ.
GDHS: thực hiện an toàn lao động, yêu quý sản phẩm.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ dụng cụ kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động: - Hát tập thể 1 bài
- Giới thiệu bài - ghi đề bài - Nêu mục tiêu.
Hoạt động 1 Kiểm tra đồ dùng
Hoạt động 2. HS tập kẻ, cắt vải, xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
- GV cho HS tập kẻ, vạch dấu và cắt vải
- HS thực hành xâu chỉ vào kim.
- GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các nhóm
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm .
-Mỗi nhóm cử 1 bạn có sản phẩm đẹp lên giới thiệu.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá các thao tác vạch dấu, cắt, xâu chỉ, vê nút chỉ...
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em về nhà tập xâu chỉ, vê nút chỉ.
TUẦN 03
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2017
___Kĩ thuật___
CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
I.Mục tiêu:
- HS Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu
- Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng kĩ
thuật. (Cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt ít mấp mô HS Khá, Giỏi)
Yêu cầu:
+ Kẻ, vẽ được các đường vạch dấu thẳng và đường vạch dấu cong.
+ Cắt theo đúng đường vạch dấu.
+ HS khéo tay: Đường cắt không bị gấp mơ, răng cưa.
GDHS: an tồn lao động (khi sử dụng kim và kéo)
II/ Đồ dùng dạy học
Giáo viên:
- Hình hướng dẫn cách thực hiện.
- Mẫu cắt vải của Hs các lớp đã học.
Học sinh:
- Vải, phấn, thước, kéo…
III.Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản
Khởi động: - Hát tập thể 1 bài
- Giới thiệu bài - ghi đề bài - Nêu mục tiêu.
Hoạt động 1: Quan sát, tìm hiểu về đường vạch dấu vải
- GV giới thiệu mẫu vải đã được vạch dấu, hướng dẫn HS quan sát mẫu và đọc SGK cùng tìm hiểu:
+ Hình dáng các đường vạch dấu?
+ Đường cắt trông như thế nào?
- GV nhận xét bổ xung
- Gợi ý HS nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách cắt vải theo đường vạch dấu
a. Vạch dấu trên vải
- Yêu cầu HS quan sát hình 1a, 1b SGK và nêu cách vạch dấu đường thẳng, cong
- GV nhận xét và lưu ý:
+ Trước khi vạch dấu phải vuốt vải cho phẳng
+ Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng, đặt thước đúng vị trí cần vạch dấu,
vạch dấu đường cong theo vị trí đã định
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
b. Cắt vải theo đường vạch dấu:
- Yêu cầu HS quan sát hình 2a, 2b SGK và nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu
- GV nhận xét, bổ xung một số lưu ý khi cắt:
+ Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn
+ Mở rộng 2 lưỡi kéo, luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới vải để vải không bị cộm lên
+ Khi cắt tay trái cầm nâng nhẹ vải để cắt dễ dàng hơn
+ Đưa lưỡi kéo cắt theo đúng đường vạch dấu
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 2.
Hoạt động 3. HS tập cắt vải theo đường vạch dấu:
- GV yêu cầu 1-2 HS thao tác mẫu cho cả lớp quan sát, nhận xét
- GV nhận xét, bổ xung.
B. Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1. HS thực hành
- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại quy trình vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2
- GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng
Hoạt động 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá
- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá
- HS tự nhận xét:
+ Cách kẻ đường dấu : thẳng, cong...
+ Cách cắt theo đường vạch dấu: Đường cắt thẳng, không bị mấp mô...
- HS chọn ra sản phẩm đẹp.
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá cho các cá nhân và các nhóm.
- Nhận xét tiết học, dặn dị HS chuẩn bị cho tiết học sau
.
Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Em thực hành vẽ, cắt theo đường vạch dấu ở nhà.
Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2017
___Kĩ thuật___
TUẦN 4
KHÂU THƯỜNG (tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Biết cách cầm vải,cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường .Các mũi khâu có thể chưa cách đ ều
nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
-HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường.Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu
có thể bị nhúm
II/ Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: -Tranh quy trình khâu thường.
-Mẫu khâu
2. Học sinh: Bộ dụng cụ học KT
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu khâu thường, và giới thiệu:
+ Khâu thường hay còn gọi là khâu tới, khâu tới, khâu luôn
- Hướng dẫn HS quan sát mẫu, quan sát hình SGK và nhận xét:
+ Hình dạng mũi khâu ở hai mặt? ( Đường khâu ở hai mặt giống nhau )
+ Khoảng cách giữa các mũi khâu ở hai mặt đường khâu? ( Khoảng cách giữa các mũi khâu đều
nhau )
- GV nhận xét câu trả lời, nêu kết luận
- Yêu cầu 2 HS đọc ghi nhớ SGK
Họat động 2. Tìm hiểu cách khâu thường
Hướng dẫn thao tác cơ bản:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung 1a SGK và quan sát hình vẽ để nắm được thao tác cầm kim, vải
- GV yêu cầu HS nêu cách cầm kim, cầm vải
- GV thực hiện mẫu
- GV yêu cầu HS thực hiện các cầm kim, cầm vải. GV quan sát, uốn nắn thao tác cho HS
- GV yêu cầu HS đọc phần 1b SGK
- Yêu cầu HS nêu cách lên kim, xuống kim
- Thực hiện thao tác mẫu
- Yêu cầu HS thực hiện thao tác lên kim, xuống kim
- GV nhận xét, nêu kết luận
Hoạt động 3. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và hình trong SGK và nêu quy trình khâu thường
a. Vạch dấu đường khâu:
- GV yêu cầu HS đọc mục 2.a SGK và nêu cách vạch dấu đường khâu
- GV nhận xét, nêu cách vạch dấu đường khâu
b. Khâu theo đường vạch dấu:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và quan sát tranh để nắm được các bước khâu thường
+ Nêu cách bắt đầu khâu?
- GV nhận xét, nêu cách khâu
+ Cách khâu mũi khâu đầu tiên?
- GV nhận xét, nêu cách khâu
+ Nêu cách khâu các mũi tiếp theo?
+ Nêu cách kết thúc đường khâu?
- GV nhận xét nêu tóm tắt lại
- GV thao tác mẫu các bước khâu thường cho HS quan sát
2. Hoạt động thực hành:
- HS quan sát hình trong SGK, thực hiện các bước khâu thường, tập khâu trên giấy
Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
-
Em thực hành vẽ và vạch dấu ở nhà.
Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2017
___Kĩ thuật___
TUẦN 5
KHÂU THƯỜNG (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- Biết cách cầm vải,cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường .Các mũi khâu có thể chưa cách đ ều
nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
-HS khéo tay: Khâu được các mũi khâu thường.Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu
có thể bị nhúm
II/ Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: -Tranh quy trình khâu thường.
-Mẫu khâu
2. Học sinh: Bộ dụng cụ học KT
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1. HS thực hành
- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại quy trình thực hiện khâu thường.
- Tở chức cho HS thực hành theo nhóm 2
- GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng
Hoạt động 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá
- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá
- HS tự nhận xét:
+ Cách kẻ đường dấu : thẳng, cong...
+ Cách cắt theo đường vạch dấu: Đường cắt thẳng, không bị mấp mô...
- HS chọn ra sản phẩm đẹp.
+ Cách khâu: Mũi kim đều, mảnh vải không bị dúm...
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá cho các cá nhân và các nhóm.
Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
2. Hoạt động ứng dụng:
- Tập khâu 1 sản phẩm bằng mũi khâu thường.
Nhận xét
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………