Mô tả: tất cả tài liệu hồm 25 bài đều chung một phương pháp, tất cả đều rất đơn giản, dễ hiểu,
dễ dạy. Nếu GV biết rõ về lí thuyết làm văn nghị luận thì chỉ cần 45 phút hướng dẫn HS là các
em sẽ hiểu cách làm ngay. Dạy cho HS là dạy cách làm văn chứ không phải bắt các em học
thuộc lòng bài văn mẫu. Nếu vậy các em chỉ là cái máy.
Khi các em đã năm rõ cách làm thì những bài sau là vơ cùng đơn giản. Tuy nhiên nói vậy khơng
có nghĩa là đọc xong các em làm được ngay mà GV phải luyện và sửa nhiều lần cho các em nữa.
Khi các em hiểu thì GV dạy cũng rất khỏe, chấm bài của các em rất sướng.
Đó là tất cả kinh nghiệm của mình trong suốt 15 năm dạy văn 9.
Phân tích bài thơ sang thu để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ
Hữu Thỉnh trong thời khắ giao mùa mùa.
Mở bài
Hữu Thỉnh là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp
sáng tác của mình, ơng đã để lại rất nhiều tác phẩm văn chương tiêu biểu. Bài thơ sang
thu là một trong số những thi phẩm đặc sắc của ông. Bài thơ thể hiện cảm xúc trước sự
biến đổi TN, đất trời cuối hạ đầu thu và thể hiện quan niệm sống của tác giả
Luân điểm 1: Mở đầu bài thơ là những tín hiệu báo thu về:
Bổng nhận ra hương ổi // Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Tín hiệu đầu tiên của mùa thu là hương ổi, đó là thứ hương thơm quê mùa, dân dã
nhưng đậm sắc dân tộc. Hương ổi không nồng nàn mà là thứ hương thơm dịu dàng nhẹ
nhàng. Trong biết bao hương vị thân thuộc của làng quê vậy mà Hữu Thỉnh lại giật
mình thảng thốt khi nhận ra cái làn hương ngây ngất ngọt ngào của trái ổi đầu mùa.
Cùng với hương thơm của mùa ổi chín là hơi lạnh của gió se tràn về xua tan đi cái oi
bức, nóng nực của mùa hè, đem lại cho con người cảm giác thoải mái dễ chịu. Từ “phả”
vốn là một động tác mạnh nhưng trong câu thơ
Bổng nhận ra hương ổi / Phả vào trong gió se
lại được nhà thơ sử dụng rất tài tình, “phả” giờ đây là một động thái nhẹ nhàng lan toả
vào trong khơng gian. Gợi những hình ảnh như vậy hẳn cái tình quê trong Hữu Thỉnh
phải đậm đà sâu sắc lắm. Từ “bổng” thể hiện sự bất ngờ, ngỡ ngàng ngay từ hương
thơm phảng phất của hương ổi. Rõ ràng nhà thơ chưa chuẩn bị cho mình một tâm thế
đón thu nên mới viết “bổng nhận ra”, bất ngờ quá, đột ngột quá khiến nhà thơ như ngỡ
ngàng. Ngay từ khổ thơ đầu tiên, người đọc đã nhận thấy cái “tinh tế” của Hữu Thỉnh,
đó chính là những tín hiệu của mùa thu. Khơng phải là những hình ảnh quen thuộc,
những thi liệu đã có sẵn trong thi ca của những bậc tiền nhân trước như: chiếc là vàng,
cũng không phải là “nước trong veo” hay “trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” …mà
“hương ổi, gió se, sương” phải là người rất để ý quan sát thiên nhiên, để ý đến từng
biến chuyển, từng thay đổi nhỏ của thiên nhiên, đất trời thì Hữu Thỉnh mới có thể viết
được những câu thơ vừa “tinh” vừa “có hồn” đến thế.
Dường như trong cách nhìn của tác giả, mọi cảnh vật không đơn thuần là cảnh
vật mà như một con người có cảm xúc, có tâm hồn. Từ láy “chùng chình” vừa gợi
dáng vẻ chậm chạp vừa gợi trạng thái tư lự. Làn sương “chùng chình qua ngõ” hay tâm
trạng con người như đang bâng khuâng lưu luyến? Làn sương ấy được nhân hố như vẻ
dun dáng của thiếu nữ đơi mươi. Làn sương ấy hiện ra mờ mờ ảo ảo như sắc màu cổ
tích khiến cho cảnh vật nơi làng quê ngõ xóm trở thành một thế giới thần tiên tuyệt
diệu. Chính vì chưa chuẩn bị cho mình một tâm thế đón thu nên nhà thơ cũng rất bất
ngờ khi thu sang. Thành phần tình thái “hình như ” đã diễn tả rất đúng tâm trạng đó.
Một chút nghi hoặc, một chút bâng khng, có cái gì đó khơng thật rõ ràng “Hình như”
chứ chưa chắc chắn. Nếu khơng phải là người sống hết mình với thời gian, cuộc đời,
cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho quê hương, đất nước thì có lẽ nhà thơ khơng
đến nỗi phải “giật mình” và “bổng nhận ra ” khi mùa thu đến như thế? Phải đến khổ thơ
thứ hai, bức tranh chuyển mùa mới rõ nét hơn hữu hình hơn.
Luân điểm 2:Sau phút bỡ ngờ ban đầu là những cảm nhận rõ nét từng sự biến chuyển
của thiên nhiên. Nhà thơ như dương mọi giác quan để đón lấy dáng hình của thu. Sự
cảm nhận tinh tế sự biến chuyến của mùa thu càng được thể hiện rõ nét hơn ở khổ
thơ thứ hai
Sông được lúc dềnh dàng / / Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ // Vắt nửa mình sang thu
Dường như thiên nhiên cũng chùng chình, bịn rịn khi thu sang? Dịng sơng khơng cuồn
cuộn nước mà như chảy chậm lại. Từ láy dềnh dàng vừa diễn tả tốc độ chảy chậm của
dịng sơng lại vừa diễn tả được trạng thái lững lờ. Nghệ thuật nhân hoá và sử dụng từ
láy gợi hình khiến cho cảnh vật thiên nhiên trở nên gần gũi với con người, thiên nhiên
cũng mang trong mình cái cảm giác như chùng chình như bịn rịn khi chuyển mình sang
thu ? Và phải chăng đó cũng chính là tâm trạng bâng khng, lững lờ của chính tác
giả ? Hai từ “dềnh dàng” và “ vội vã” như đối lập nhau nhưng lại diễn tả đúng tiết
trời khi chớm thu. Những cánh chim bay gấp gáp, khẩn trương tìm nơi trú ngụ để tránh
cái rét heo mây của mùa thu. Từ “bắt đầu” được dùng rất độc đáo, bắt đầu vội vã chứ
không phải là đang vội vã. Phải tinh tế lắm, gần gũi lắm với thiên nhiên nhà thơ mới
nhận ra được sự bắt đầu trong những cánh chim.
Có đám mây mùa hạ // Vắt nửa mình sang thu
Khơng cịn những đám mây mùa hạ nặng nề, âm u có thể bất ngờ trút xuống những cơn
mưa mà giờ đây là những đám mây nhẹ nhàng thanh thoát, bồng bềnh mềm mại hơn,
uyển chuyển hơn. Dường như trong đám mây, thu còn vương nắng hạ nên nhà thơ mới
có sự liên tưởng độc đáo như vậy. Từ vắt rất gợi hình nhưng cũng rất tạo dáng nên
mới “vắt nửa mình” được. Thật đặc biệt, đám mây cũng mang trên mình cả hai
mùa, nó như chiếc cầu nối hiền hịa hai bờ hạ - thu. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng
chưa hẳn vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ
một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say sưa ngắm nhìn cảnh vật trong thời khắc này.
Bình luận Đến đây, ta nhận thấy cái độc đáo của sang thu không chỉ là những thi liệu
khá mới mẽ, mà chính là cách cảm nhận mùa thu, đón thu bằng nhiều giác quan – thị
giác- khứu giác và thính giác, cảm nhận mùa thu theo không gian từ xa đến gần, từ thấp
lên cao từ cái vơ hình (hương ổi, gió se ) đến cái hữa hình từ chậm đến nhanh. Đó là
cái rất riêng, cái tinh tế mà chúng ta ít gặp trong những bài thơ khác. Bình luận Mùa
thu đến nhưng Hữu Thỉnh không man mác như Nguyễn Khuyến, không tiếc nuối như
Xuân Diệu, ông chỉ thấp thoảng, phảng phất, bâng khuâng nỗi buồn vì nhà thơ đã gắn
chặt thời gian của con người với thời gian của vũ trụ. Ơng xem đó là quy luật tất yếu
của trời đất.
Luận điểm 3: Khổ thơ cuối vừa khẳng định mùa thu đã đến vừa mang tính triết lí
sâu sắc.
Vẫn cịn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Bài thơ khép lại với hình ảnh nắng, sấm, mưa và hàng cây vừa có tính tả thực vừa
mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi ra những suy tư thâm trầm lắng. Nắng, mưa, sấm là những dấu
hiệu rất đặc trưng của mùa hạ nhưng giờ đây ...có nắng nhưng chỉ là “vẫn cịn” nghĩa là
cái nắng nhạt chứ không gay gắt, không oi bức như nắng mùa hạ, mưa cũng khơng cịn
xối xả mà “vơi dần”. Có thể nói đây là câu thơ đặc trưng nhất về thời khắc chuyển mùa.
Sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội. Sấm là hiện tượng của thiên nhiên nhưng đó cũng là
ẩn dụ cho những biến động của cuộc đời. Cụm từ "hàng cây đứng tuổi" là cách nói ẩn
dụ đầy sáng tạo và gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Đời người như 1 loài cây, cũng
non tơ, trưởng thành rồi già cỗi. Phải chăng, cái “đứng tuổi” của cây chính là cái “đứng
tuổi” của đời người. Hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa ẩn dụ. Vẻ chín
chắn, điềm tĩnh của hàng cây cũng chính là sự từng trải, chín chắn của con người khi đã
đứng tuổi. Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những ngày tháng sôi nổi
của tuổi trẻ, để mở ra 1 mùa mới, 1 không gian mới thâm trầm, điềm đạm, vững vàng
hơn. Ở tuổi "sang thu", con người khơng cịn bất ngờ trước những tác động bất thường
của ngoại cảnh, của cuộc đời. Con người từng trải có thể bình tâm, đạt được trạng thái
ôn tồn trước những vang chấn của ngoại cảnh, sẵn sàng đối mặt và sẵn sàng vượt qua.
Giao thời của hạ - thu cũng chính là bản lề khép mở của hai lứa tuổi của cuộc đời- tuổi
trẻ và đứng tuổi. Bài thơ đã khép lại nhưng dư vị vẫn còn để người đọc tiếp tục suy nghĩ
thêm về thời khắc giao mùa sang thu, về những điều nhà thơ đã tâm sự Bình luận . Mùa
thu là đề tài qúa quen thuộc trong thơ ca, nếu không phải là một cây bút lão luyện, tự
tin và có bản lĩnh thì Hữu Thỉnh khơng thể vượt qua được nhưng bậc “tiền bối” như
Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến...Ngòi bút của Hữu Thỉnh vừa
sắc sảo, độc đáo và cũng rất tinh tế khi thể hiện cảm xúc giao mùa khiến người đọc đọc
sang thu nhưng vẫn không nhầm lẫn với bất cứ một thi phẩm nào. Hữu Thỉnh thực sự
đã đặt một dấu ấn của riêng mình trong thi ca Việt Nam. Bình luận . Bài thơ sang thu
không đánh thức ta bằng những hương vị ngọt ngào hay màu sức rực rỡ mà gieo vào
lòng ta cảm xúc bâng khuâng, gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời.
KB: Với thể thơ năm chữ, ngơn ngữ giản dị, hình ảnh thơ tự nhiên mà giàu sức gợi
cảm, thi liệu quen thuộc gần gũi, nhiều từ láy gợi hình, cách dùng ẩn dụ sâu sắc…
“Sang thu” đã để lại một dấu ấn riêng cho bạn đọc hôm nay. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã thể
hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao cuối hạ đầu thu.
Qua đó bộc lộ một tình cảm yêu mến thiên nhiên, một tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc.