Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De thi chinh thuc bo giao duc va dao tao ky thi THPT quoc gia nam 2018 Mon Ngu Van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.74 KB, 5 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THƠNG QUỐC GIA NĂM 2018

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tơi khơng cịn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà khơng cịn thay bằng ngơ, khoai, sắn…
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng song và bể giàu đằng bể
cịn mặt đất hơm nay thì em nghĩ thế nào ?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao ?

Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lại
ta ca hát quá nhiều về tiềm lục
tiềm lực cịn ngủ n…
Tp. Hồ Chí Minh 1980 1982
( Trích « Đánh thức tiềm lực », Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em,


Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr 289 290)
Thực hiện các yêu cầu sau :
Câu 1 : Đoạn trích được viết theo thể thơ nào ?
Câu 2 : Trong đoạn trích, tấc giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên
của đất nước ?
Câu 3 : Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.


Câu 4 : Theo anh/chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ : ta ca hát quá nhiều về tiềm
lực/tiềm lực cịn ngủ n có cịn phù hợp với thực tiễn ngày nay khơng ? Vì sao ?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đoạn hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc
sống hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngồi xa và cảnh bạo lực ở
gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngồi xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh/chị hãy liên hệ
với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đồn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch
Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.

Gợi ý lời giải bài thi Ngữ văn, THPT quốc gia 2018:
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do
Câu 2. Các tiềm lực tự nhiên của đất nước được nhắc đến trong bài thơ: khoáng sản nơi núi
non, châu báu dưới thềm lục địa, rừng đại ngàn và phù sa của những dịng sơng.
Câu 3. Xác định câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích:
+ Cịn mặt đất hơm nay em nghĩ thế nào?
+ Lòng đất giàu mặt đất cứ nghèo sao?
- Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ: Khơi gợi niềm tự hào về sự giàu có của thiên nhiên đất nước

và ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta trong việc phát huy, khai thác những tiềm năng đất
nước để thoát nghèo, để dựng xây cuộc sống no ấm, để phát triển đất nước mạnh giàu.
Câu 4. Học sinh giải thích rõ quan điểm của tác giả được thể hiện trong hai câu thơ và nêu ý
kiến cá nhân về vấn đề đó. Câu trả lời cần trình bày ngắn gọn, nêu rõ được quan điểm cá
nhân, có những lí lẽ thuyết phục.
- Giải thích quan điểm của tác giả: đất nước ta tuy giàu có tài nguyên, đó là tiềm lực mạnh
mẽ, quý giá để phát triển đất nước nhưng nếu như không biết cách tận dụng, cứ mãi hát ca, tự
hào mà không bắt tay làm việc, khơng có cách để đánh thức những tiềm năng thì nó sẽ mãi
ngủ n, khơng thể giúp cho đất nước phát triển, đời sống mỗi người dân được nâng cao.
- Nêu quan điểm cá nhân: Đồng tình với ý kiến trên


Bổ sung: Tài nguyên đất nước, qua nhiều năm chiến tranh, cũng như do ý thức kém của con
người, đã bị hao hụt nhiều, khơng cịn là “rừng vàng biển bạc” nữa. Do đó, cần phải chú ý
trân trọng và có cách khai thác hợp lí, bảo vệ mơi trường, phát triển bền vững.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
* Yêu cầu về hình thức:
- Đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ
- Giải thích rõ vấn đề cần nghị luận, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, có các dẫn chứng phù
hợp.
* Yêu cầu về nội dung
Học sinh được thể hiện quan điểm riêng về vấn đề nhưng cần trình bày ngắn gọn, mạch lạc và
giàu sức thuyết phục. Có thể triển khai bài viết với các ý lớn sau:
- Giải thích vấn đề:
+ “Tiềm lực đất nước” là gì: tiềm lực tự nhiên, tiềm lực con người (truyền thống, lịch sử, văn
hố, trí tuệ, thể chất …)
+ Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước là gì
- Từ đó khẳng định, sứ mệnh của mỗi cá nhân là phải góp phần đánh thức những tiềm năng,
tiềm lực của đất nước để góp phần cho đất nước ngày càng phát triển.

+ Tiềm năng mới chỉ ở dạng thức tiềm tàng, chưa được hiện thực hố, chưa trực tiếp góp
phần vào sự phát triển. Do đó, phải biết cách đánh thức các tiềm năng ấy.
+ Làm thế nào để đánh thức các tiềm năng đất nước: trước hết phải hiểu rõ những tiềm năng
ta có, những thế mạnh về thiên nhiên, về con người trong bối cảnh của hội nhập và phát triển
hiện nay. Từ đó, có những giải pháp, hành động cụ thể để khai thác, sử dụng hợp lí các tiềm
năng đất nước.
+ Đánh thức tiềm năng đất nước là sứ mệnh chung của mỗi người Việt Nam yêu nước.
- Bàn luận mở rộng:
+ Nhiều nguồn tài nguyên đất nước đang bị khai thác đến cạn kiệt mà chưa mang lại hiệu quả
cao, ổn định, lâu dài cho nền kinh tế. Trong khi, những tiềm lực khác của đất nước, nhất là
tiềm lực con người, nguồn chất xám, trí tuệ của người Việt lại đang bị lãng phí, bị “chảy
máu”.
+ Trong bối cảnh hiện tại, tiềm năng, nguồn lực con người mới chính là nguồn sức mạnh giúp
phát triển đất nước.


- Bài học nhận thức và hành động: biết sử dụng tiết kiệm tài nguyên, khai thác hiệu quả các
nguồn tài nguyên quý giá để phát triển bền vững đồng thời mỗi người cần nỗ lực học tập, rèn
luyện để cống hiến cho đất nước.
+ Đánh thức tiềm năng đất nước là sứ mệnh chung của mỗi người Việt Nam yêu nước.
- Bàn luận mở rộng:
+ Nhiều nguồn tài nguyên đất nước đang bị khai thác đến cạn kiệt mà chưa mang lại hiệu
quả

– Truy cập website để xem lời giải chi tiết
2. Yêu cầu nội dung
a. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và
cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (truyện “Chiếc thuyền ngồi xa” – Nguyễn Minh Châu) và
liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (truyện “Hai
đứa trẻ” – Thạch Lam)

b. Triển khai vấn đề
* Mở bài
- Giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Giới thiệu sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng
chài và liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đồn tàu
(truyện “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam) để thấy cách nhìn hiện thực của hai tác giả.
* Thân bài
- Sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài.
+ Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – một vẻ đẹp tuyệt mĩ, một “cảnh đắt trời cho”: mũi
thuyền in một nét mơ hồ lòe nhịe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng
hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên
chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ vẻ đẹp đơn giản, tồn bích khiến Phùng xúc
động, hạnh phúc vơ ngần.
+ Cảnh bạo lực của gia đình hàng chài: hai con người xấu xí, thơ kệch bước ra từ chiếc
thuyền khi nó tiến vào bờ; người đàn ông dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người
đàn bà, người đàn bà chỉ cam chịu nhẫn nhục; thằng Phác – đứa con trai, đã lao đến giật thắt
lưng đánh bố bảo vệ mẹ và bị người đàn ông “thẳng cánh” cho hai cái tát; người mẹ ôm đứa
con và khóc.
=> Đó là sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, giữa cái bề ngoài và bản chất
bên trong của hiện thực cuộc sống.
- Sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đồn tàu


+ Cảnh phố huyện lúc đêm khuya: bóng tối, sự tịch mịch ngự trị “đường phố và các ngõ con
chứa đầy bóng tối”, “tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhàm
các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. Trong khung cảnh ngập tràn bóng tối ấy, những
cư dân phố huyện hiện ra nhỏ bé, leo lét, nhọc nhằn giữa cuộc mưu sinh.
+ Hình ảnh đồn tàu: là một thế giới hồn toàn khác chứa đầy ánh sáng “các toa đèn sáng
trưng…”, âm thanh “tiếng xe rít mạnh vào ghi”, “tiếng hành khách ồn ào khe khẽ…”
=> Đó là sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, giữa tĩnh lặng và sống động, giữa u buồn và

vui vẻ huyên náo ... qua đó thể hiện nổi bật sự đối lập giữa hiện thực và ước mơ, càng tô đậm
thêm cho cuộc sống nghèo khổ, tăm tối của những kiếp người phố huyện.
- Nhận xét cách nhìn hiện thực của hai tác giả
+ Giống nhau: Cả hai nhà văn đều có cái nhìn hiện thực một cách đa diện, nhiều chiều, trong
các mối tương quan đối lập giữa cái đẹp và cái xấu, giữa bóng tối và ánh sáng để thấy bề sâu
của bức tranh hiện thực cuộc sống. Từ cái nhìn sâu sắc đó, người đọc thấy được tấm lịng
nhân đạo của các nhà văn.
+ Khác nhau:
Nguyễn Minh Châu: Hiện thực cuộc sống luôn ẩn chứa nhiều bộn bề, đằng sau cái đẹp vẫn
có thể là cái xấu, cái ác. Người nghệ sĩ đừng chỉ nhìn đời từ xa mà phải gắn bó với cuộc đời
để có cái nhìn sâu sắc, thấu hiểu để có thể phát hiện ra vẻ đẹp khuất lấp.
Thạch Lam: Trước hiện thực cuộc sống tù túng, quẩn quanh, bế tắc, con người luôn hướng tới
một cuộc sống tươi đẹp hơn. Qua cái nhìn đó, nhà văn thể hiện niềm tin vào con người: dù ở
trong bất kì hồn cảnh nào, con người cũng ln có khát khao hướng tới nhiều gì tốt đẹp.



×