Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẾ TOUR ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (NGÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.19 KB, 55 trang )

Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI ..................................................................... 3
II. NỘI DUNG ............................................................................................................... 4
1. LỊCH TRÌNH CHUYẾN THỰC TẾ NGỒI TRƯỜNG ........................................ 4
NGÀY 01: CẦN THƠ - TIỀN GIANG - ĐỒNG THÁP - AN GIANG ........................ 4
NGÀY 02: AN GIANG - HÀ TIÊN........................................................................... 7
NGÀY 03: HÀ TIÊN - PHÚ QUỐC.......................................................................... 9
NGÀY 04: “ĐẢO NGỌC” PHÚ QUỐC ................................................................. 10
NGÀY 05: PHÚ QUỐC - NAM DU ........................................................................ 11
NGÀY 06: NAM DU - CÀ MAU ............................................................................. 12
NGÀY 07: CÀ MAU - BẠC LIÊU - SÓC TRĂNG - CẦN THƠ ........................... 13
3. CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TRONG CHUYẾN THỰC TẾ NGOÀI TRƯỜNG:
.....................................................................................................................................`15
3.1 Chùa Vĩnh Tràng ............................................................................................... 15
3.2 Cồn Phụng.......................................................................................................... 16
3.2 Cồn Thới Sơn ..................................................................................................... 21
3.3 Làng Hoa Sa Đéc................................................................................................ 22
3.4 Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ............................................................................... 25
3.5 Chùa Tây An ...................................................................................................... 30
3.6 Rừng tràm Trà Sư ............................................................................................. 32
3.7 Khu Di tích Lăng Mạc Cửu ............................................................................... 33
3.8 Chùa Phù Dung (Phù Dung Cổ Tự) .................................................................. 36
3.10 Quần đảo Nam Du ........................................................................................... 45
3.11 Mũi Cà Mau ..................................................................................................... 48
3.12 Khu du lịch Mẹ Nam Hải (Quán Âm Phật Đài).............................................. 50
3.13 Chùa Dơi (Serây tê chô mahatúp) ................................................................... 51
4. Nhận xét chung về chuyến đi: ................................................................................. 53
4.1 Thuận lợi: ........................................................................................................... 53


4.2 Khó khăn ............................................................................................................ 53
III. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 54
Trang 1


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

 I. LỜI MỞ ĐẦU 
Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp khơng khói, hay “con gà
đẻ trứng vàng” cho nền kinh tế quốc dân đồng thời thúc đẩy các nền kinh tế
khác phát triển. Nó như là cầu nối văn hố giữa các vùng miền, các quốc gia
trên thế giới. Bên cạnh đó du lịch đem lại cho con người chất lượng cuộc sống
tốt hơn, thoã mãn được nhu cầu hiểu biết và nghỉ dưỡng, giải quyết được nhu
cầu thiếu việc làm tại Việt Nam nói riêng. Và để truyền tải được tri thức, nét
đẹp của các nền văn hoá, đặc sắc của điểm đến đồng thời truyền tải đúng thông
điệp của chuyến đi, chắc hẳn các hướng dẫn viên đang ngồi trên ghế nhà trường
vẫn còn rất bâng khuâng làm thế nào để đạt chất lượng dịch vụ du lịch cao. Vậy
nên việc trải nghiệm thực tế để được cọ xát với nghề hướng dẫn viên là một
điều vô cùng quan trọng đối với các sinh viên du lịch. Với cuộc hành trình trải
nghiệm thực tế Miền Tây, đến với những vùng đất cịn hoang sơ, cùng nền văn
hố đa dạng, lối sống mộc mạc và nhiều địa điểm đặc sắc mà khơng phải bất kì
một người hướng dẫn nào cũng có thể khám phá hết được giá trị hay cái trân
quý đó!
Để có được một chuyến đi thực tế vơ cùng ý nghĩa và bổ ích, em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô của Bộ Mơn Lịch Sử - Địa Lí - Du Lịch
đã ln đồng hành, hướng dẫn và hỗ trợ em trong suốt cuộc hành trình,
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty Vietsun Tourist
và các anh HDV cùng các bạn học, những đồng nghiệp tương lai đã tạo điều
kiện cho em được có cơ hội trải nghiệm và cọ xát với nghề hơn.
Do kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, cộng với việc tự

nghiên cứu nên khó tránh khỏi sai sót, kính mong sự chỉ bảo, đóng góp của Q
Thầy, Cơ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, tháng 05 năm 2020.
Trang 2


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI
1. Ks

:

Khách sạn.

2. Nh

:

Nhà hàng.

3. ĐBSCL

:

Đồng Bằng sông Cửu Long.

4. HDV


:

Hướng dẫn viên.

5. QL

:

Quốc Lộ.

6. T

:

Tỉnh.

7. H

:

Huyện.

8. X

:



9. Tt


:

Thị trấn.

10. TP

:

Thành phố.

11. ĐHCT

:

Đại học Cần Thơ.

12. TK

:

Thế kỉ.

Trang 3


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

II. NỘI DUNG
1. LỊCH TRÌNH CHUYẾN THỰC TẾ NGỒI TRƯỜNG
NGÀY 01: CẦN THƠ - TIỀN GIANG - ĐỒNG THÁP - AN GIANG

4h30: Tập trung tại Đại Học Cần Thơ khu 2, khởi hành đi Tiền Giang, đồn lưu
thơng trên tuyến quốc lộ 1A, đi qua thành phố Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long và Tiền
Giang.
6h15: Ăn sáng tại nhà hàng Minh Dũng nằm trên km1977 Quốc lộ 1A, thưởng
thức Hủ tíu Mỹ Tho, món đặc sản của quê hương Tiền Giang. Đoàn ăn xong, lên
xe di chuyển tiếp theo QL1A đến Ngã ba Trung Lương-nút giao của QL1 và
đường Ấp Bắc, rẽ phải theo đường Ấp Bắc vào Thành phố Mỹ Tho, tỉnh lỵ của
tỉnh Tiền Giang.
 Thành phố Mỹ Tho : tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang, cách TPHCM 70km
về hướng Đông Nam. Thành phố nằm dọc theo sơng Tiền. Diện tích 79.8km2
và dân số khoảng 230 nghìn người, gồm 11 phường và 6 xã với 4 nhóm dân tộc:
Kinh, Hoa, Khmer, Chăm.
 Tên gọi Mỹ Tho: Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hồn tồn Việt
Nam, "mỹ" và "tho", khơng tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng
Việt. Những tài liệu về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa
xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là "Srock Mỳ Xó" (xứ nàng
trắng). Người Việt gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock, chỉ cịn giữ lại Mỳ Xó.
 Lịch sử hình thành Mỹ Tho - “Mỹ Tho đại phố”: Vào năm 1679,
một nhóm khoảng 3.000 người Minh Hương được Chúa Nguyễn cho định cư
vùng đất mới này. Trong nhóm do Dương Ngạn Địch đứng đầu, lập Mỹ Tho đại
phố (chữ Hán: 美萩大浦) ở làng Mỹ Chánh, huyện Kiến Hòa. Khu đại phố này
kéo dài đến Cầu Vĩ, Gò Cát, tức khu vực xã Mỹ Phong hiện nay. Rất nhiều làng
xã mọc lên xung quanh khu vực Mỹ Tho: Thái Trấn lập làng An Hoà (sau đổi là
Thạnh Trị), Nguyễn Văn Trước lập làng Điều Hòa.
Trang 4


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn

nhất Nam Bộ lúc bấy giờ (trung tâm còn lại là Cù lao Phố, Biên Hòa). Sự hưng
thịnh của phố chợ Mỹ Tho cho thấy nền sản xuất nơng - ngư nghiệp và kinh tế
hàng hóa địa phương ở thời điểm đó đã có những bước phát triển đáng kể, đặc
biệt là đối với ngành thương mại. Đến năm 1785, quân Xiêm đã tràn sang và
biến nơi đây thành bãi chiến trường (Trận Rạch Gầm - Xoài Mút). Phố xá bị tàn
phá, của cải bị cướp bóc nên Mỹ Tho đại phố trở nên tiêu điều. Thương nhân ở
đây hầu hết đều chuyển lên làm ăn ở Sài Gịn - Bến Nghé. Năm 1788, mặc dù
được khơi phục dần, nhưng khơng cịn nhộn nhịp như trước.
Mỹ Tho ln luôn là trị sở, tỉnh lỵ tỉnh Định Tường và đến năm 1900 trở thành
tỉnh lỵ tỉnh Mỹ Tho khi tỉnh này được thành lập.
Mỹ Tho từng có đường xe lửa nối với Sài Gòn dài 71 km, khánh thành ngày 20
tháng 7 năm 1885, bị phá hỏng thời chống Pháp
7h30: Đồn có mặt tại chùa Vĩnh Tràng, tọa lạc tại đường Nguyễn Trung Trực,
ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nghe HDV giới
thiệu về lịch sử ngơi chùa cổ có kiến trúc độc đáo.
8h25: Đồn có mặt tại bến tàu 30 tháng 4, tọa lạc tại đường 30 tháng 4 Thành
phố Mỹ Tho để làm thủ tục qua tham quan Cồn Tứ Linh (Long, Lân, Quy,
Phụng) nằm trên sơng Tiền.
8h45: Đồn tham quan khu du lịch cồn Thới Sơn:
-Tham quan cơ sở mật ong Hoa Nhãn: thưởng thức trà mật ong, trái cây
được nuôi trồng, sản xuất tại cơ sở.
-Thưởng thức nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ
-Trải nghiệm đi xe ngựa
-Tham quan quy trình làm kẹo dừa
-Trải nghiệm ngồi trên xuồng ba lá tham quan kênh rạch nhỏ, nghe
người dân địa phương trực tiếp chèo chống và kể về những nếp sinh hoạt sông
nước miệt vườn.
Trang 5



Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

10h40: Đoàn lên tàu, tiếp tục tham quan khu du lịch Cồn Phụng nằm trên cồn
Phụng, một trong bốn cồn tứ linh nằm giữa sông Tiền. Tại đây, HDV tại điểm
cung cấp thông tin cho sinh viên về lịch sử của cồn, cùng thông tin về Đạo Dừa
và vị giáo chủ của đạo-một tôn giáo từng phát sinh và tồn tại trên cồn.
11h45: Dùng cơm trưa tại nhà hàng Cồn Phụng.
13h - 13h10: Lên tàu trở về bến tàu 30 tháng 4, khởi hành đi Làng Hoa Sa Đéc
(Đường Hoa Sa Đéc, Tân Quy Đông, Sa Đéc,Đồng Tháp) đi qua tuyến QL1A
và QL80.
13h30 - 17h30: Xảy ra kẹt xe tại Ngã tư Cái Bè đến xã An Thái Trung (Tiền
Giang).
18h15: Đến Làng hoa Sa Đéc, tọa lạc tại Đường Hoa Sa Đéc, Tân Quy Đơng,
Sa Đéc, Đồng Tháp. Đồn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loại hoa Tết và
được thấy mơ hình kinh doanh-du lịch đặc sắc tại đây.
18h30: Rời Làng hoa Sa Đéc, đoàn di chuyển trên QL80 đến Ngã 3 lộ tẻ Rạch
Sỏi dùng cơm chiều.
19h30: Đoàn dùng cơm chiều tại Ngã 3 lộ tẻ Rạch Sỏi. Sau đó di chuyển theo
tuyến QL91 về hướng An Giang để nghỉ đêm tại Châu Đốc.
10h15: Đoàn làm thủ tục checkin tại Khách sạn Đơng Nam (3 sao) tại QL. 91,
Khóm 8, Châu Phú A, Châu Đốc, An Giang, nghỉ đêm, hoàn thành ngày thực tế
đầu tiên.

Trang 6


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

NGÀY 02: AN GIANG - HÀ TIÊN
6h00: Làm thủ tục check out trả phòng, ăn buffet sáng tại nhà hàng của Khách

sạn Đông Nam
7h15: Đoàn lên xe đi Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam P. Núi Sam, Châu Đốc, An
Giang. Đi qua đường Tân Lộ Kiều Lương, một trong hai cơng trình gắn với
cơng cuộc kinh bang tế thế của Thoại Ngọc Hầu tại vùng đất này.
7h50: Đồn có mặt tại chùa Tây An Cổ Tự tọa lạc tại Đường Vòng Núi Sam, P.
Núi Sam, Châu Đốc, An Giang. Ngôi chùa cổ mang kiến trúc độc đáo và gắn
với đường tu tập của vị Phật Thầy Đoàn Minh Huyên.
8h30: Đoàn rời Châu Đốc lên đường đến Rừng Tràm Trà Sư, đi theo đường
tỉnh lộ 948 đến cầu Bưng Tiên tại Km số 6 thì rẽ trái và tiếp tục đi theo một con
đường đã được trải nhựa dài khoảng 4 km là đến rừng tràm Trà Sư. Một khu
rừng thuộc hệ sinh thái đất ngập nước. Tại đây, đoàn được trải nghiệm các hoạt
động:
-Đi vỏ lãi quanh rừng
-Đi cầu tre dài nhất Việt Nam
-Quan sát toàn cảnh hệ thực vật của rừng từ trên cao bằng tháp quan sát
cao 14m
11h30: Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng Rừng tràm
12h30: Đoàn lên xe khởi hành đi Núi Cấm, ngọn núi thuộc hệ thống Bảy Núi
(Thất Sơn) và là ngọn núi cao nhất khu vực Tây Nam Bộ.
13h00: Đoàn đến Núi Cấm.
13h20: Đoàn làm thủ tục lên cáp treo Núi Cấm.
13h40: Đoàn đến đỉnh núi Cấm, tham quan cơng trình Vạn Linh Tự và Tượng
Phật Di Lặc lớn nhất ĐBSCL.
15h20: Đoàn khởi hành đi Hà Tiên- thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang,
vùng đất lịch sử gắn với cơng lao dịng họ Mạc Minh Hương, bằng QLN1 dọc

Trang 7


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL


theo kênh Vĩnh Tế và QL80 đi qua địa phận Kiên Giang, tổng chiều dài hành
trình 89km.
17h25: Đến Hà Tiên, đồn dùng cơm chiều tại Nhà Hàng Hải Vân, thuộc
Phường Pháo Đài, TP.Hà Tiên.
18h00: Đoàn đến ks. Pháo Đài trên núi Pháo Đài (Kim Dự) thuộc Phường Pháo
Đài, TP.Hà Tiên. Làm thủ tục check-in, nhận phòng. Kết thúc ngày thực tế 2.

Trang 8


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

NGÀY 03: HÀ TIÊN - PHÚ QUỐC
6h00 - 9h00: Đoàn dùng bữa sáng tại Ks. Pháo Đài.
9h00: Đồn lên xe đến Khu Di tích lăng Mạc Cửu thờ dòng họ Mạc mà khởi
đầu là Mạc Cửu, người đã có cơng khai phá mảnh đất Hà Tiên hơn 300 năm
truớc, nằm trên đường Mạc Cửu dưới chân núi Bình San, thuộc phường Bình
San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
10h00: Đoàn đến Chùa Phù Dung Cổ Tự, nghe thuyết minh về nàng thơ Phù
Cừ cùng cuộc đời và tình u của bà.
11h00: Đồn dùng cơm trưa tại Nhà hàng Hải Vân.
12h30: Đoàn di chuyển ra bến tàu Bình An, làm thủ tục khởi hành qua Đảo Phú
Quốc bằng tàu Superdong.
13h45: Đoàn lên tàu khởi hành đi Phú Quốc.
15h10: Đoàn đặt chân lên đảo ngọc Phú Quốc tại cảng Bãi Vòng Hàm Ninh,
Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
15h50: Đoàn tham quan Suối Tranh.
16h45: Đoàn tham quan cơ sở rượu sim Thành Long.
17h20: Đoàn tham quan cơ sở tiêu Phú Quốc .

17h50: Đoàn dùng cơm chiều.
Sau khi trở về Dương Đơng, đồn tham quan tự do Chợ đêm Phú Quốc và trở
về nghỉ tại 2 khách sạn T90 và Thiên Hải Sơn tại đường Trần Hưng Đạo,
Dương Đông, Phú Quốc.

Trang 9


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

NGÀY 04: “ĐẢO NGỌC” PHÚ QUỐC
6h00 - 7h00: Ăn sáng
7h20: Lên xe di chuyển đến Nhà tù Phú Quốc, tọa lạc 350, Nguyễn Văn Cừ, Tt.
An Thới, H. Phú Quốc, T. Kiên Giang. Nghe Thuyết minh viên thuyết minh về
địa ngục trần gian và tội ác đối với quân dân ta thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ
cứu nước.
8h40: Đoàn di chuyển đến ga An Thới, đi Cáp treo Hòn Thơm. Cáp treo vượt
biển dài nhất thế giới được tập đoàn Sun Group xây dựng và đưa vào khai thác
năm 2018.
Đoàn dùng bữa trưa buffet 3 miền tại nhà hàng Hịn Thơm.
13h30: Đồn về lại Nhà ga An Thới
14h20: Đoàn ghé thăm Nhà thùng nước mắm Phụng Hưng.
14h15: Đoàn tổ chức Teambuilding tại bãi biển phía sau Khách sạn.
18h30: Đồn dùng cơm tối.

Trang 10


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL


NGÀY 05: PHÚ QUỐC - NAM DU
06h00: Trả phòng khách sạn
06h00 - 7h00: Ăn sáng Buffet tại nhà hàng của khách sạn
07h00: Đoàn di chuyển ra bến tàu cảng Bãi Vòng để đi Quần Đảo Nam Du
08h00: Tàu rời bến, di chuyển ra Quần Đảo Nam Du thuộc tỉnh Kiên Giang.
9h30: Đoàn đến Quần Đảo Nam Du thuộc tỉnh Kiên Giang, làm thủ tục nhận
phòng tại hai nhà nghỉ Huỳnh Hua và Năm Nương.
11h00: Đồn dùng cơm trưa tại nhà nghỉ, lên phịng nghỉ ngơi.
13h00: Đồn lên tàu lặn ngắm san hơ tại Hịn Ngang, tắm biển Hòn Mấu,
thưởng thức đặc sản cháo nhum được đánh bắt và chế biến ngay tại tàu.
16h00: Trở lại Đảo Lớn (hịn Củ Tron), đồn trở về nhà nghỉ để vệ sinh cá
nhân, nghỉ ngơi.
18h30: Ăn tối BBQ hải sản tại sân thượng nhà nghỉ Năm Nương. Sau khi
thưởng thức hương vị biển được người dân chế biến tại chỗ, đoàn tự do thăm
quan chợ đêm Nam Du.

Trang 11


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

NGÀY 06: NAM DU - CÀ MAU
06h00: Đoàn ăn sáng tại nhà nghỉ.
07h00: Đoàn lấy xe máy, tham quan quanh đảo lớn Củ Tron, nghe HDV giới
thiệu về đảo Củ Tron. Bãi Đất Đỏ An Sơn, Bãi Ngự, Miếu Bà Nam Du, Nam
Hải Ngư Thần Miếu…
10h00: Đoàn dùng cơm trưa tại sân thượng nhà nghỉ Năm Nương.
11h20: Đoàn di chuyển ra bến tàu Nam Du để lên tàu về lại TP. Rạch Giá (Kiên
Giang).
11h50: Tàu di chuyển.

14h10: Tàu cập Cảng Rạch Giá tại TP. Rạch Giá (Kiên Giang).
14h50: Đoàn lên xe, di chuyển đến Cà Mau bằng tuyến đường Xuyên Á (Hành
Lang Ven Biển Phía Nam) dài 150km.
17h15: Đồn đến TP. Cà Mau, làm thủ tục nhận phòng tại KS Ánh Nguyệt
(P4,TP Cà Mau).
18h30: Đồn tổ chức Galadinner, ơn lại các hoạt động, kỉ niệm trong suốt 06
ngày bên nhau. Quý Thầy Cô Bộ Môn cùng Công ty VietsunTourist tổ chức
trao các suất học bổng cho những sinh viên có hồn cảnh khó khăn, vượt khó
trong học tập. Sau đó tất cả nâng ly chúc mừng chuyến thực tế thành công và
dùng bữa tối ngay tại Nhà Hàng KS Ánh Nguyệt.

Trang 12


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

NGÀY 07: CÀ MAU - BẠC LIÊU - SĨC TRĂNG - CẦN THƠ
6h00-7h00: Đồn ăn sáng, làm thủ tục trả phịng.
7h10: Đồn lên xe di chuyển đến Khu du lịch Đất Mũi (Cà Mau) đi qua điểm
cuối của Quốc lộ 1A tại Ngã Ba Năm Căn và di chuyển trên tuyến đường Hồ
Chí Minh.
09h15: Đoàn đến Khu du lịch Đất Mũi (Cà Mau), đoàn được nghe, tham quan
và chụp ảnh kỉ niệm tại Mũi Đất thiêng liêng, điểm cuối của bản đồ Việt Nam
và Km cuối của đường Hồ Chí Minh lịch sử.
11h00: Đồn di chuyển về thành phố Cà Mau.
11h30: Đoàn dùng cơm trưa.
15h30: Đoàn đến chiêm bái Mẹ Nam Hải (Quán Âm Phật Đài) tại Bạc Liêu.
16h30: Đoàn tham quan Chùa Dơi (Sóc Trăng).
18h00: Đồn dùng bữa tối, trở về Cần Thơ, kết thúc chuyến Thực tế 1 ĐBSCL
7 ngày 6 đêm.


Trang 13


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

2. SƠ ĐỒ TUYẾN ĐIỂM:

Hình 01: Lược đồ 13 tỉnh ĐBSCL

Hình 02: Sơ đồ tuyến điểm hành trình Thực tế 01 đồn đi qua

Trang 14


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

3. CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TRONG CHUYẾN THỰC TẾ NGOÀI
TRƯỜNG:
3.1 Chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng, hay còn gọi là Vĩnh Trường, là một ngôi chùa thờ Phật
nổi tiếng ở Tây Nam Bộ. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 theo phong cách
kiến trúc pha trộn Á- Âu tinh xảo, đồng thời vẫn mang đậm nét điêu khắc truyền
thống Việt Nam. Chùa gồm 4 gian nối tiếp nhau là tiền đường, chánh điện, nhà tổ
và nhà hậu, với tổng diện tích 14.000 m².
Cho đến nay chùa vẫn còn lưu giữ được khoảng 60 pho tượng quý, được
làm từ gỗ, đồng hoặc đất nung, đều được thếp vàng óng ánh, trong đó nổi bật nhất
là bộ tượng 18 vị La Hán nằm hai bên tường chánh điện được tạc bằng gỗ mít vào
đầu thế kỷ 20.
Trong chùa cịn có 3 pho tượng đồng lớn: Di đà, cao 98 cm; Quan Âm và

Thế Chí cao 93 cm và một chiếc chuông đồng lớn được gọi là Pháp Bảo Chuông
cao 1,2 m, nặng khoảng 150 kg trên thân có khắc chữ "Vĩnh Trường Tự" được đúc
vào khoảng giữa thế kỷ 19.
Nổi bật giữa hoa viên chùa là pho tượng phật Di Đà cao 24m (bệ 6m,
tượng 18m) với ngụ ý Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi và được xem
là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chùa Vĩnh Tràng cịn là nơi ẩn
cư, ni dưỡng các chiến sĩ cách mạng. Trải qua chiều dài lịch sử, qua hai cuộc
chiến tranh tàn phá, nhưng những nét cổ kính của ngơi chùa vẫn cịn được gìn giữ
gần như nguyên vẹn.
Nơi đây vừa là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách với những kiến trúc,
phong cảnh đẹp, trang nghiêm; đồng thời chùa Vĩnh Tràng còn là một địa chỉ văn
hóa, lịch sử gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Tiền
Giang qua bao thế hệ. Chính những nét độc đáo đó, nên ngôi cổ tự này ngày càng
thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghiên cứu và thắp hương chiêm bái.
Trang 15


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

3.2 Cồn Phụng
Cồn Phụng (cồn Tân Vinh), cịn có một tên gọi khác nữa là cù lao Đạo
Dừa. Tên gọi này xuất hiện là do ông Nguyễn Thành Nam đến đây những năm đầu
thế kỷ XX và xây dựng ngôi chùa Nam Quốc, thờ theo giáo phái Đạo Dừa. Tuy
nhiên, theo truyền miệng thì có người thợ nhặt được một cái chén có in hình con
chim phụng nên cồn có tên là Cồn Phụng cho đến ngày nay. Vào những năm 1930,
cồn chỉ có diện tích khoảng 28ha. Nhờ phù sa bồi đắp mỗi năm, diện tích bây giờ
đã trên 50ha.
Đến cồn Phụng, du khách có thể đi thăm các các vườn cây ăn trái và thưởng
thức các món ăn ngon đậm chất vùng miền. Ngồi ra, nơi đây cịn cuốn hút du

khách bởi những nét sinh hoạt đời thường của người dân địa phương gắn liền với
các nghề thủ công được chế tác từ dừa, như kẹo dừa, đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái
dừa,...
Bên cạnh đó, khu di tích Đạo Dừa rộng chừng 1.500 m² cũng được nhiều
du khách đến viếng thăm. Nơi đây còn giữ được khá nguyên trạng các hạng mục
kiến trúc được xây dựng từ thời ơng cịn sống, như: sân chín con rồng; tháp Hồ
bình (Cửu trùng đài), đỉnh lớn, v.v...
 Ông Đạo Nguyễn Thành Nam và Đạo Dừa trên Cồn Phụng:
Giáo chủ Đạo Dừa-Nguyễn Thành Nam sinh ngày 25 tháng chạp, năm kỷ
dậu ( giấy khai sinh ghi là ngày 22-4-1910), tại xã Phước Thạnh, Tổng An Hòa,
Huyện Trúc Giang, Tỉnh Kiến Hòa ( Nay thuộc Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến
Tre).Ông được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, nhiều quyền thế. Mẹ
là bà Lê Thị Sen. Cha là ông Nguyễn Thành Trúc-là một cựu cai tổng thời Pháp
thuộc từ những năm 1940 đến năm 1944, cai tổng có tới ba người vợ và Nguyễn
Thành Nam là con của người vợ cả. Vì thế ơng được thừa hưởng rất nhiều quyền
lợi, cịn được tạo điều kiện để đi sang Pháp du học.Việc Nguyễn Thành Nam có
thực sự lấy được bằng kỹ sư hóa học hay khơng thì cũng có rất nhiều ý kiến trái
chiều, chỉ biết rằng trong tiểu sử xin ứng cử Tổng thống của mình Cậu Hai ghi là
đã từng học qua các trường ở Pháp như: “Pensionat des lafristes tại Lyon, Saint
Trang 16


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

Joseph et Saint Marie tại Canes…và cả trường cao đẳng hóa học Rouen”.Vào năm
1945, đây là năm bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Nguyễn Thành Nam, là giai
đoạn sơ khai hình thành “ Đạo Dừa”. Ngày mùng 3 tháng 9 năm Ất Dậu (1945),
ơng quy y cầu đạo với Hịa thượng Thích Hồng Tôi ở chùa An Sơn- núi Tượng
thuộc vùng bảy núi, Châu Đốc, An Giang.
Kể từ năm 1945 trở về sau, tên gọi “Đạo Dừa” thường được mọi người

nhắc đến. Bởi vì trong thời gian tu đạo của mình, Cậu Hai chỉ toàn ăn trái cây và
uống nước dừa xiêm. Nguyễn Thành Nam cũng từng nói rằng: “25 năm bần đạo
khơng uống nước sống, nước mưa, chỉ uống nước dừa xiêm và nước mía”. Thậm
chí ơng cịn dùng nước dừa để rữa hoa quả ăn, “Đài bát quái” mà Cậu Hai dựng
đầu tiên cao 14 mét ở xã Phước Thạnh cũng toàn bằng dừa. Người đời thường gọi
“Đạo Dừa” từ thuở đó.Sau thời gian tu tập trên núi, ơng trở về và bắt đầu truyền bá
cách hành đạo của mình. Năm 1948, tại Định Tường (Tiền Giang) ông ngồi thiền
ở nhiều nơi từ bờ sông cho đến trước mái hiên nhà…mặc cho mọi người qua lại
dịm ngó. Những năm 1950, người ta thường thấy Cậu Hai chỉ khốt trên mình
một manh áo mỏng, đêm ngày ngồi tịnh khẩu hành đạo trên “Đài bát quái” và mỗi
năm chỉ tắm một lần vào ngày Phật đản (8-4 AL). Ơng cịn mua cả xà lan loại nhỏ,
hai tàu chở khách để thuận tiện cho việc hành đạo cũng như đưa rước các tín đồ.
Vì biến động của thời cuộc, vào năm 1963, Cậu Hai dời tồn bộ cơ sở về mũi phía
đơng Cồn Phụng (thuộc xã Tân Thạch-Châu Thành) gần bến phà Rạch Miễu cũ.
Tại đây ông cho xây dựng chùa Nam Quốc Phật – có cả Cửu Đỉnh, sân Rồng, phi
thuyền Apollo, bản đồ hình chữ S, Tháp Chng Hịa Bình, khu vực Thất
Sơn…Ơng cịn mua thêm xà lan lớn 3 tầng, trên đó có cả tháp đài, nhà khách,
vườn hoa…Và từ đây, Giáo chủ Nguyễn Thành Nam bắt đầu những tháng ngày
truyền bá tư tưởng đạo pháp của mình.
Mọi Tơn Giáo khác nhau đều có những giáo lý, tư tưởng hành đạo khác
nhau. Thế nhưng, nói đến “Đạo Dừa” người ta thường liên tưởng đến một Giáo
phái với những cách tu đạo rất khác biệt và cũng vơ cùng huyền bí. Giáo chủ
Nguyễn Thành Nam-người tự cho mình là đấng tái sinh của vua Minh Mạng, là
Trang 17


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

Thiên Nhơn giáo chủ Thích Hịa Bình, ở giáo phái của ơng đó chính là sự tổng hịa
của nhiều tơn giáo: từ Nho, Phật, Lão cho đến Ki tô giáo. Ngay cả câu niệm của

Đạo Dừa cũng thể hiện một sự kết tinh rất đặc biệt đó là: “Nam vơ Phật Chúa cứu
khổ cứu nạn Amen”. Một điểm chung mà tư tưởng hành đạo của ơng giống với
các tơn giáo khác chính là ln hướng con người đạt đến những giá trị tốt đẹp,
khuyến khích họ biết u thương, tơn trọng lễ nghĩa và cư xử với nhau cho tốt đời
đẹp đạo. Tuy nhiên, về phương pháp tu tập của mình thì lại khác xa. Cách tu đạo
của ông là: không cần tụng kinh, gõ mỏ, chỉ cần ngồi thiền tịnh khẩu, tưởng niệm
và chỉ uống nước dừa mà không động đến các thực phẩm khác của trần gian. Như
thế, điều đó là rất khó khăn cho những ai mới bước đầu tu đạo theo cách của
ơng.Có thể nhìn nhận ở ơng Đạo Nguyễn Thành Nam là một người ln u
chuộng hịa bình. Cậu Hai khuyến khích các tín đồ mỗi ngày bỏ ra 5 phút cầu
nguyện để cho thế giới được hịa bình.Để chứng minh cho chân lý của mình là
đúng, ơng đã thử nghiệm bằng cách cho mèo và chuột sống chung trong một lồng,
từ đó ngụ ý với mọi người rằng hai kẻ thù không đội trời chung như mèo và chuột
vẫn có thể chung sống hịa bình với nhau. Giáo chủ Đạo Dừa cịn cho tín đồ của
mình chia thành hai phe Việt Cộng và lính Ngụy, hai bên chém giết lẫn nhau thế
nhưng khi Cậu Hai từ từ trên đài tháp xuống thì tất cả lập tức bng vũ khí hịa
giản. Cũng từ cách nghỉ đó, ơng Đạo Dừa cịn đi đến một quyết định lớn lao hơn
đó là ứng cử Tổng thống miền Nam vào năm 1971.
Có một thời, dư luận bàn tán xôn xao về chuyện một tu sĩ xin ứng cử Tổng
Thống miền Nam vào cuối thập niên 1960. Và, Nguyễn Thành Nam-một tu sĩ Đạo
Dừa “ thứ thiệt” đã tình nguyện ra ứng cử nhằm mục đích duy nhất là đem lại hịa
bình cho dân tộc, cứu rỗi nhân loại.Với khẩu hiệu “Liên danh dân tộc hịa bình
thống nhất”, Cậu Hai đưa ra một lời cam kết đanh thép rằng: “Nếu đắc cử Tổng
Thống, ông sẽ đem lại hịa bình cho Việt Nam và Đơng Dương trong vịng 7
ngày”, sau đó “Tân Đại Tổng Thống sẽ từ chức”. Đạo Dừa nói ra điều này nhằm
chứng tỏ rằng ông không phải là người “trần” ham mê thế lực mà Cậu Hai chính là
vị thánh sống xuất hiện để cứu giúp dân tộc, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả
Trang 18



Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngồi trường du lịch 1 – ĐBSCL

này thì sẽ ra đi. Chính Nguyễn Thành Nam cũng từng khẳng định rằng: “Từ năm
1948 đến nay (1970) bần đạo là người duy nhất nắm giữ chìa khóa hịa bình mà
chưa có dịp mở khai, cho nên bần đạo phải tự hy sinh đứng ra nhận gánh hịa
bình”.Có thể nói, từ phát ngơn cho đến hành động của mình thì Cậu Hai ln thể
hiện mình là một người rất đặc biệt và đầy thú vị. Điều này được minh chứng bằng
hàng loạt hoạt động cho việc ứng cử của mình, cụ thể như: Có lần “Đạo Dừa” đem
cả một cái chng lên Sài Gịn và xin được đánh lên một hồi chng trên đài phát
thanh . Theo Cậu Hai giải thích thì tiếng chuông ấy là một tiếng “gọi” làm thức
tỉnh, khi nghe được tiếng chng đó thì cả hai miền Nam-Bắc lập tức có “hịa
bình”( ngày nay “Tháp chng hịa bình” là một phần trong quần thể cơng trình
kiến trúc của Đạo Dừa). Hay là chuyện Nguyễn Thành Nam đem rất nhiều tiền của
đựng trong 9 cái cần xé lên Sài Gòn nộp quỹ ứng cử (đây là tiền bắt buộc phải nộp
cho bất kỳ ai muốn ra ứng cử) cũng đã từng tạo ra cảnh choáng ngợp cho những
người chứng kiến…Nhân đây cũng xin được nhắc lại rằng, tuy Cậu Hai không phủ
nhận cựu cai Tổng và bà Lê Thị Sen là hai đấng sinh thành của mình, thế nhưng
“Đạo Dừa” lại ln cho mình là vị vua Minh Mạng tái sinh, mà vua Minh Mạng
được cho là vị vua tái sinh từ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vì vậy, Nguyễn
Thành Nam cũng tự cho mình là một nhà thơng thái như Trạng Trình. Trước đây ở
chùa Nam Quốc Phật, hai câu sấm nỗi tiếng của Trạng Trình cũng được “Đạo
Dừa” xem như câu tuyên ngôn bất di bất dịch và được rao giảng thường xuyên, đó
là:“Phá điền quân tử xuất Bất chiến tự nhiên thành”Đây là hai câu tuyên ngôn Hán
Việt, được giải thích như sau( “Phá” tức là phá bỏ, loại bỏ…; “Điền” là ruộng,
đất…; “Quân tử” ở đây được hiểu là bậc minh quân, vua…; “Xuất” là sự xuất
hiện, thốt ra…). Theo ý của Đạo Dừa thì đó là phá bỏ luật đất đai điền thổ ban
hành luật “người cày có ruộng”, thì khi đó nhà vua sẽ xuất hiện (Vua ở đây chính
là Nguyễn Thành Nam). Một khi “vua” xuất hiện rồi thì “Bất chiến tự nhiên
thành”- một cuộc chinh phục không cần đến sự giao chiến, bạo lực mà là dựa trên
phương cách bất bạo động. Ý tưởng này được Nguyễn Thành Nam áp dụng một

cách triệt để mà chúng tôi đã nêu lên trong phần trước.Tuy “Đạo Dừa” đã đặt rất
Trang 19


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

nhiều tâm huyết vào việc ứng cử và đưa ra rất nhiều ý tưởng, thế nhưng những
việc làm này của Nguyễn Thành Nam lại khơng được chính quyền Nguyễn Văn
Thiệu chấp nhận, họ cho rằng ý tưởng của ông là hoang đường và ảo tưởng. Thế
là, ước nguyện làm Tổng Thống để cứu bá tánh của Đạo Dừa đã không thành hiện
thực.
“Đạo Dừa” hoạt động rất “tích cực” trong những năm 1945 đến năm 1975. Tuy
nhiên kể từ sau khi hịa bình lập lại (1975) thì Đạo Dừa bị cấm hoạt động. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đỗ của Đạo này, nhưng chung quy lại chúng ta
có thể nhận thấy rõ là:Thứ nhất: Đạo Dừa khơng có một đường lối, giáo lí rõ ràng,
thậm chí có phần hài hước . Chỉ là kế thừa và rút tỉa tinh hoa từ những Tôn giáo
khác, vả lại ông đề ra rất nhiều quy luật quá khắc khe cho các tín đồ, trái với khoa
học. Vì vậy , Đạo Dừa khơng được sự thừa nhận của Hội đồng Tôn giáo Việt
Nam.Thứ hai: Sau những năm 1975, cùng với những hoạt động bất hợp pháp của
mình, Đạo Dừa bị chính quyền cấm hành đạo. Sau đó ơng Đạo Nguyễn Thành
Nam được đưa đi cải tạo sau khi bị bắt trở lại trong quá trình vượt biên, nhưng
được người thân bảo lãnh về sống tại Phú An Hòa do tuổi cao sức yếu.Trong
khoảng thời gian này, người ta nhận thấy ở Cậu Hai đã có những thay đổi đáng kể
như trong việc vận động người dân sửa cầu, đường ở quê nhà. Đó như là một
nghĩa cữ tri ân đến nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Thế nhưng khơng lâu sau đó,
vì thấy những tín đồ vẫn cịn tin tưởng mình thế nên Đạo Dừa hoạt động trở lại.
“Đạo Dừa” vận động nhiều tín đồ góp tiền vàng xây dựng chùa, am, mua sắm ghe
thuyền làm nơi truyền “Đạo bất tạo con” mà Cậu Hai đã có ý định từ trước đó.
Nguyễn Thành Nam cho thành lập một đài phát thanh trên ghe và hàng
ngày cho phát thanh tuyên truyền “Đạo bất tạo con”-“Nhất nam cửu nữ”. Đạo này

Nam - Nữ sống chung nhưng không sinh ra con cái. Nhận thấy sự hoạt động này
trái với thuần phong mỹ tục người Việt và có tính chất mê tín dị đoan nên chính
quyền đã nhiều lần nhắc nhỡ và kiểm điểm ông. Sau nhiều lần hoạt động lén lút
cho đến năm 1990, “Đạo Dừa” đã qua đời trong một tai nạn ngã từ trên gác cao
xuống nền nhà (tại Phường 5-Thành Phố Mỹ Tho). Kể từ thời gian đó các tín đồ
Trang 20


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngồi trường du lịch 1 – ĐBSCL

cũng khơng cịn ai theo đạo này nữa. “Đạo Dừa” hay “Đạo bất tạo con” cũng kết
thúc từ đó.
3.2 Cồn Thới Sơn
Cồn (cù lao) Thới Sơn hay còn gọi cồn Lân nằm ở hạ lưu sơng Tiền giữa
bốn bề sóng nước, thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Ngay từ năm 1988,
tỉnh Tiền Giang đã đưa cồn Thới Sơn vào khai thác du lịch, trở thành khuôn mẫu
cho việc khai thác du lịch sinh thái miệt vườn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long…
Là cồn lớn nhất trong số bốn cồn trên sông Tiền, cù lao Thới Sơn có tổng
diện tích khoảng 660ha với chừng 570ha đất sản xuất. Nơi đây hiện đang có trên
1.000 hộ gồm hơn 6.000 cư dân sinh sống, trong đó hơn 90% làm nơng nghiệp. Đã
bao đời nay, trên cồn Thới Sơn hình thành kiểu nhà - vườn rộng rãi thoáng mát
theo kiến trúc đặc trưng Nam bộ, với những căn nhà ba gian hai chái, mái lợp ngói
âm dương mang nét cổ kính nguyên sơ, phía trước nhà có sân trồng cây cảnh hay
bon-sai được chăm tỉa cơng phu, chung quanh là vườn cây ăn trái đủ loại cho sản
vật theo mùa.
Với lợi thế tự nhiên về tôm, cá và phù sa màu mỡ sông Tiền, trước đây người dân
Thới Sơn chỉ biết khai thác tiềm năng theo sự mẫn cảm và nhận thức cá nhân. Đến
nay, với định hướng và phát triển trồng cây có múi, Thới Sơn đã trở thành một cù
lao xanh với vườn cây nối vườn cây, quanh năm cho nhiều loại trái ngọt… Sản vật
chính của cồn Thới Sơn gồm cam, quít, bưởi, sầu riêng, một số cây khác như

nhãn, sapơchê, chuối, mít, xoài, vú sữa cũng được trồng khá nhiều… Bên cạnh
những ưu thế đó, người dân Thới Sơn cũng biết phát triển nghề ni ong lấy mật,
một số hộ cịn làm bánh phồng, bánh tráng, kẹo, mứt, các mặt hàng thủ cơng mỹ
nghệ…, chưa kể đội qn chèo đị gồm những thơn nữ xinh đẹp, đã góp phần giải
quyết sức ép về lao động việc làm và thu nhập nông thôn.
Thới Sơn là vùng đất đặc biệt ghi nhiều dấu ấn lịch sử: mùa Xuân năm
1785, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã lập nên chiến công oanh liệt Rạch
Gầm - Xoài Mút, phá tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược; đến thời kháng chiến chống
Trang 21


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

Mỹ, Thới Sơn lại ghi dấu những chiến công của quân dân miền Tây với vành đai
thế trận lòng dân bao quanh căn cứ Đồng Tâm, làm nên chiến thắng Bình Đức
vang tiếng một thời… Bước vào thời kinh tế hội nhập, người dân Thới Sơn đã sớm
chọn cho mình hướng đi phù hợp với vận hội mới. Việc chỉnh trang hoặc trồng
mới vườn cây ăn trái ít nhiều đều hướng đến khai thác du lịch sinh thái, đã thu
hoạch những thành quả nhất định nhưng cho đến nay vẫn chưa có được tầm vóc và
sự đột phá…
Từ năm 1988 của thế kỷ trước, người dân vùng đất cù lao Thới Sơn đã rục
rịch làm du lịch với tất cả sự hào hứng. Với nét đẹp của vùng sông nước miền Tây,
những vườn cây xanh mượt trĩu quả mùa nào thức ấy cùng bản tính thật thà phóng
khống của cư dân miệt vườn Nam bộ, du lịch cồn Thới Sơn đã tạo được nét riêng
hấp dẫn nhiều du khách.
Bỏ lại một bên phố phường tấp nập với nhiều khói bụi và nhịp sống hối hả,
du khách đến Thới Sơn được thanh thản ngồi thuyền băng qua dịng sơng Tiền chở
nặng phù sa, được thư thả trên những con đị nhỏ chịng chành xi theo những
con rạch nhỏ ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước hay thủy liễu (bần), được tản
bộ theo những con đường nhỏ uốn lượn, khám phá những vườn cây trái sum s

và hít thở khơng khí trong lành của miệt vườn sông nước.
Du khách sẽ thật hào hứng khi được nhấm nháp những cây trái vừa được
hái từ trên cây, được nếm món trà mật ong tuy dân dã nhưng cũng khá độc đáo,
được đắm mình trong những giai điệu ngọt ngào của “đờn ca tài tử Nam bộ”, được
thưởng thức những món ăn mang đậm màu sắc văn hóa ẩm thực miệt vườn như cá
trê nướng, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù, lẩu cá kèo…
3.3 Làng Hoa Sa Đéc
 Địa danh Sa Đéc: Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho biết: “Ngay từ
đầu những năm 1860, Trương Vĩnh Ký đã cho rằng Sa Đéc là từ tiếng Khơme
Phsar – Dek mà ra. Sa Đéc có nghĩa là “chợ hàng sắt” (marché auxfers). Khảo cổ
học chưa tìm thấy dấu vết gì của chợ hàng sắt dưới thời Chân Lạp (thế kỷ VIITrang 22


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngồi trường du lịch 1 – ĐBSCL

XVII). Có lẽ đó là dấu tích của lớp dân cư từ thời vương quốc Phù Nam (thế kỷ Ithế kỷ VII) hoặc trước nữa.”.
 Làng hoa Sa Đéc: Khởi nguyên là Làng hoa Tân Quy Đông, một làng
nghề truyền thống hơn trăm năm tuổi, nằm bên bờ sơng Tiền quanh năm lộng gió,
màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng, và được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa
kiểng. Nơi đây cuốn hút khách du lịch bởi vẻ đẹp nên thơ và những trải nghiệm
riêng có.
Lịch sử làng hoa Sa Đéc đã hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20, bấy
giờ ở vùng Tân Quy Đơng chỉ có vài hộ trồng hoa để trang trí dịp tết. Thấy hoa
hợp đất nở đẹp, dần dần số hộ trồng hoa đã tăng lên và mục đích kinh doanh được
xác định. Về sau lan rộng ra các vùng như rạch Sa Nhiên, phường An Hịa, xã Tân
Khánh Đơng, và phường 3 thuộc TP Sa Đéc. Đến nay, tổng diện tích trồng hoa là
hơn 510 ha, với trên 2.300 hộ dân, 2.000 loài hoa kiểng khác nhau, trở thành một
trong những vựa hoa kiểng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền
Nam.
Trước đây làng hoa kiểng Tân Quy Đông chỉ kinh doanh theo mơ hình “cha

truyền con nối”, và cũng chưa được đầu tư đúng mức nên đã trải qua nhiều lúc
thăng trầm. Sau khi bước vào giai đoạn hội nhập, có cơ hội vận dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, các vườn hoa Tân Quy Đông đã khởi sắc và được đầu tư cơ sở hạ
tầng, bổ sung nhiều giống hoa quý hiếm mới lạ, xây dựng trung tâm lai tạo nhân
giống cấy mô, lập chợ đầu mối để tiêu thụ hoa kiểng... những yếu tố này đã góp
phần tích cực đưa làng hoa Tân Quy Đông phát triển, mở rộng và bước vào thời kỳ
hoàng kim.
Ngày nay, đặc điểm làng hoa Sa Đéc vẫn giữ nét khác biệt với hình ảnh các
luống hoa thẳng tắp trên ruộng đất, bởi hoa ở đây được trồng trên các giàn cao,
phía dưới là mặt nước xâm xấp được dẫn từ các con rạch chảy vào. Người dân cứ
thế lội chân, mùa nước nổi thì dùng xuồng, len lỏi giữa các luống hoa mà ra cơng
chăm sóc.

Trang 23


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

Vườn hoa Sa Đéc trồng nhiều lồi hoa đẹp như: cúc mâm xơi, cúc tiger, cúc
đồng tiền, dạ yến thảo, cát tường, vạn thọ, hoa mười giờ, hoa dừa, đại phú, chiều
tím, liễu hồng, xác pháo... Đặc biệt có khoảng 50 giống hoa hồng xuất khẩu như:
hồng Grada màu tím sen, hồng Cleopatre màu hồng phấn, hồng Korokit màu gạch
tôm, hồng Masseille màu trắng, hồng Elizabet phơn phớt, hồng Confidence màu
vàng hột gà, hồng Nhung đỏ thắm mượt mà...
Xứ này còn nổi tiếng bởi các lồi cây kiểng, có cây q hiếm tuổi đã ngót
trăm năm, bên cạnh những lồi cây rất bình dị gần gũi như: khế, cau, sung, si,
mai... qua bàn tay tỉ mẫn, tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng
với dáng hình đẹp, lạ. Riêng Vạn Niên Tùng là loài cây thời thượng được giới nhà
vườn dí dỏm xếp vào hàng “đại đế” của các lồi cây kiểng ở đất phương Nam. Từ
các loài Sơn Tùng, Ngọa Tùng, Tùng Hổ Phách, Tùng Nhật Bản... đến Kim quýt,

Nguyệt quới, Mai vàng, Mai chiếu thủy... các nghệ nhân đã khơng ngừng sáng tạo,
hình thành nên các thế phu thê, mẹ bồng con, thác đổ, nghinh phong... hàm chứa
nghệ thuật và triết lý sâu xa.
Với bề dày kinh nghiệm lâu năm và tiến bộ khoa học kỹ thuật, hoa kiểng Sa
Đéc giờ khơng chỉ có mặt ở các tỉnh vùng đồng bằng sơng Cửu Long mà cịn vươn
đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, các tỉnh miền Trung, Tây
nguyên, một số tỉnh phía Bắc... và xuất khẩu đi các quốc gia trong khu vực như
Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc... Bởi thế, nơi đây đã trở thành một địa
danh quen thuộc với khách sành chơi hoa kiểng.
Đến tham quan làng hoa Tân Quy Đông Sa Đéc, dù bất cứ tháng nào trong
năm bạn cũng có thể ngắm hoa và chụp ảnh thỏa thích, trục chính là đường hoa Sa
Nhiên - Cai Dao dài hơn 2km với bạt ngàn hoa kiểng, đủ chủng loài, màu sắc,
hương thơm. Nơi đây còn hấp dẫn du khách với những quán cà phê làng hoa Sa
Đéc có khơng gian rộng mở, được bài trí rất bắt mắt với những chiếc xuồng ba lá,
xe lôi, cầu khỉ, lều tranh... chất đầy hoa xinh xắn.
Phía đầu đường là Hội qn làng hoa, có quầy tư vấn, thuyết minh về làng
hoa Sa Đéc, giới thiệu sản phẩm đặc sản, quà lưu niệm; có kết nối với câu lạc bộ
Trang 24


Nguyễn Vũ Duy B1810989 - Bài thu hoạch thực tế ngoài trường du lịch 1 – ĐBSCL

hướng dẫn viên trẻ địa phương đưa khách đi tham quan các điểm vườn nổi tiếng;
và cung cấp một số tour làng hoa Sa Đéc đến các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh...
Hơn nữa, một số hộ dân đã thiết kế vườn hoa của mình thành điểm du lịch
Homestay thú vị như Ngơi nhà Hoa ếch, Phong La Vent..., nơi du khách có thể tìm
hiểu làng hoa Sa Đéc sâu hơn, nghe các nghệ nhân giới thiệu về đặc điểm, xuất xứ,
ý nghĩa và giá trị tinh thần lẫn kinh tế của từng lồi hoa kiểng; và được nghỉ lại
qua đêm, hịa vào nếp sống địa phương, trải nghiệm làm nông dân, học cách trồng
hoa, sửa kiểng, bón phân, tưới nước...; hay cùng gia chủ đi chợ, nấu các món ngon

dân dã như: bánh canh bột xắt, bánh xèo, lẩu mắm, vịt nấu chao...
Đặc biệt, khi những cánh én chao lượn báo hiệu mùa xuân đến cũng là lúc
làng hoa tưng bừng vào hội, các loài hoa đua nhau tỏa hương, khoe sắc trong ánh
nắng vàng nhè nhẹ gió xuân như đón chào lữ khách về thăm. Theo người dân địa
phương, từ rằm tháng Chạp (tháng 12 âm lịch), các vườn hoa Sa Đéc bắt đầu vào
mùa thu hoạch cho dịp Tết cổ truyền. Khơng khí nhộn nhịp khắp vùng, từng đồn
xe tấp lập đổ về vận chuyển hoa kiểng, rồi hối hả tỏa đi khắp nơi. Dọc bờ sông,
trên bến dưới thuyền cũng tất bật chợ hoa những ngày giáp Tết.
3.4 Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
 Địa danh An Giang: Với tên gọi ban đầu có gốc từ tiếng Khmer – Tầm
Phong Long, trước khi thuộc về Việt đây là vùng đất của nước Chân Lạp
(Campuchia ngày nay). Tầm Phong Long, theo giải thích của Vương Hồng Sển,
âm/Tầm Phong Long/xuất phát từ “Kompong Lng” của tiếng Khmer, có nghĩa
là bến, vũng, sơng của vua. Theo giải thích này thì đây là vùng đất của vua Chân
Lạp, vùng đất của vua vì nơi đây khá rộng lớn, địa thế tốt và khá hiểm yếu.
Vùng đất Tầm Phong Long thuộc về Việt năm 1757 do vua Chân Lạp là
Nặc Tôn dâng đất trả ơn cho việc được chúa Nguyễn giúp đỡ khi đất nước Chân
Lạp nổi lên các cuộc biến loạn. Cai cơ Nguyễn Cư Trinh vâng lệnh Chúa tiếp nhận
đất này và chia vùng đất này thành 3 đạo : đạo Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc, đặt đạo
Tân Châu ở xứ cù lao Diến (hay cù lao Giêng) trên Tiền Giang, đặt đạo Châu Đốc
Trang 25


×