Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ke hoach truong hoc than thien nam hoc 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.42 KB, 5 trang )

PHỊNG GD&ĐT ĐẠ HUOAI
TRƯỜNG THCS XÃ MAĐAGI

Số: /KH-THCSMĐG

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Xã Mađaguôi, ngày 21 tháng 10 năm 2017

KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA
XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC”
NĂM HỌC 2017 – 2018
Thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo
Dục và Đào tạo về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013; Kế hoạch số 307/KHBGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo về kế hoạch triển khai thực hiện
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường
phổ thơng giai đoạn 2008 – 2013; Công văn số 5908/UBND-VX ngày 22/8/2008 của
UBND tỉnh Lâm Đồng về việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn 2008 – 2013; Kế
hoạch số 263/KH-GD ngày 01/01/2008 của Phòng GD-ĐT huyện Đạ Huoai, kế hoạch
triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;
Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, trường THCS xã Mađaguôi tiếp tục xây dựng
kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” năm học 2017-2018 như sau:
I/ Mục đích, u cầu:
Thơng qua phong trào góp phần xây dựng mơi trường giáo dục lành mạnh, hài hịa
và thân thiện nhằm thu hút các em học sinh đến trường, gắn bó với trường, với lớp, với
thầy – bạn bè.
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các lực lượng


trong và ngoài nhà trường để xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, thân thiện, hiệu quả
và khơng có tệ nạn xã hội.
Xây dựng mối quan hệ “Dạy, học gợi mở”, chú trọng dạy học sinh phương pháp tự
học, rèn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể, làm việc hợp tác.
Huy động mọi nguồn lực trong việc cải tạo, nâng cấp CSVC-KT, cảnh quan sư phạm
trường học; từng bước hồn thành cơng trình vệ sinh, nước sạch, các hạng mục cơng trình
phục vụ vui chơi giải trí.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp xứng
đáng là tấm gương để học sinh học tập và noi theo.
Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về CSVC, thiết bị
trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường an toàn, thân thiện và vui vè.
Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục văn hóa, truyền thống
lịch sử cách mạng, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.


Phong trào phải được triển khai đồng bộ, có lộ trình thực hiện, có sự tham gia của
các cấp, các ngành và toàn thể xã hội, phù hợp với điều kiện của đơn vị, làm cho chất
lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.
II/ Nội dung thực hiện:
1. Tiếp tục xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp – an tồn:
Thường xun giữ gìn vệ sinh trường lớp xanh – sạch – đẹp – thoáng mát.
Tiến hành cải tạo, nâng cấp khu vực vườn hoa; đầu tư xây dựng bồn hoa, cây
xanh, cây cảnh.
Khu nhà vệ sinh dành cho CB-VC và học sinh luôn đảm bảo dọn vệ sinh sạch sẽ.
Tổ chức mua nước bình đảm bảo tiêu chuẩn cho học sinh uống hàng ngày, cải tạo
giếng nước sao cho đảm bảo đủ nước dùng quanh năm.
Tiến hành lắp đặt hệ thống nước sạch đưa vào sử dụng trong nhà trường.
Quy hoạch lại sân chơi, bãi tập, nơi sinh hoạt tập thể vui chơi giải trí cho học sinh.
Phát động phong trào “Thấy rác là nhặt” trong đội ngũ CB-VC và các em học
sinh, đồng thời tổ chức 5 phút nhặt rác 2 lần/tuần.

2. Xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học:
Từng bước lắp đặt trang bị trong các phòng học đảm bảo các tiếu chuẩn về diện
tích, ánh sáng, bàn ghế, bảng biểu,…
Tiến hành sắp xếp, trang trí phịng học, phòng làm việc gọn gàng ngăn nắp, đúng
quy định, có tác dụng giáo dục và thu hút học sinh.
Xây dựng kế hoạch, lộ trình xây dựng thêm phịng học sao cho đảm bảo tất cả các
lớp được phụ đạo, được bồi dưỡng, thiết lập đầy đủ các phòng chức năng đồng thời tiến
hành sắp xếp bố trí phịng, góc truyền thống.
Tiếp tục tham mưu với ngành và các cấp tiếp tục xây dựng CSVC nhà trường như
nhà đa năng, các phòng chức năng còn thiếu so với yêu cầu quy định trường đạt chuẩn
quốc gia.
Lắp đặt, tu sửa hệ thống loa phóng thanh, cho phát thanh nhạc trước giờ vào lớp
và trong giờ ra chơi hàng ngày, từng bước cho tập thể dục theo nhạc.
3. Xây dựng đội ngũ CB-VC:
Đảm bảo đội ngũ đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, loại hình theo quy định tại
Thơng tư 35 của Bộ GD-ĐT và Bộ nội vụ.
Khuyến khích động viên tất cả CB-VC tham gia học tập để đạt chuẩn và trên
chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có tay nghề khá trở lên.
100% CB-VC biết sử dụng thành thạo máy vi tính, biết khai thác mạng Internet và
từng bước sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy.
Không để CB-VC vi phạm đạo đức nhà giáo, quy chế chuyên môn, quy chế dạy
thêm – học thêm; vi phạm các quy định trong ứng xử, giao tiếp,…
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học; chú trọng dạy học sinh phương pháp tự
học, phương pháp hợp tác trong học tập,…


Có trách nhiệm cao trong cơng việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng, luôn
yêu thương, tôn trọng nhân phẩm, danh dự, tính mạng của mọi học sinh.
Có khả năng tự tổ chức và tham gia tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.

4. Hoạt động giáo dục:
Tổ chức thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học theo quy định
của Bộ GD&ĐT.
Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT; tham gia đầy đủ các hoạt
động phong trào do Ngành và liên ngành tổ chức.
Thường xuyên sưu tầm và tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh.
Học sinh được khuyến khích đề xuất các sáng kiến và cùng thầy cô giáo thực hiện
các giải pháp để việc dạy – học có hiệu quả ngày càng cao.
Tổ chức có chất lượng các hoạt động ngoại khóa, các hội thi gắn với nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện.
5. Giáo dục truyền thống và các giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc:
Nhận chăm sóc giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có cơng với Cách mạng,
gia đình neo đơn khơng nơi nương tựa; chăm sóc các cơng trình văn hóa, lịch sử, nghĩa
trang liệt sĩ tại địa phương.
Phối hợp với hội cựu chiến binh thị trấn tổ chức nói chuyện truyền thống quân đội
nhân dân Việt Nam anh hùng cho các em học sinh nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân
tộc.
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề gắn với các mốc son lịch sử của dân tộc, các
anh hùng giải phóng dân tộc,…
Xây dựng góc truyền thống để giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
các nhân vật anh hùng của địa phương và đất nước.
III/ Biện pháp tổ chức thực hiện:
1. Thành lập ban chỉ đạo cấp trường:
- Ban chỉ đạo gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, CTCĐ, Bí thư chi đồn, Tổng
phụ trách đội, tổ trưởng các tổ chun mơn, tổ Văn phịng do Hiệu trưởng làm trưởng
ban. Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham mưu với Hiệu trưởng trong việc khảo sát, xây dựng
kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tổ chức sơ kết – tổng kết
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” từng năm học.
- Thời gian thực hiện trong năm học 2017-2018.
2. Cụ thể hóa kế hoạch triển khai thực hiện:

Các bước thực hiện:
Bước 1: Tổ chức học tập, thảo luận các văn bản có liên quan của Ngành và địa
phương các cấp.
Nội dung: Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo Dục và Đào tạo về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013; Kế hoạch số


307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo về kế hoạch triển khai
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường
phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013; Công văn số 5908/UBNDVX ngày 22/8/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc triển khai thực hiện phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng
giai đoạn 2008 – 2013; Công văn số 1115/KH-SGDĐT ngày 27/8/2008 của Sở Giáo dục
và Đào tạo Lâm Đồng, kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn 2008 – 2013; Kế hoạch số
263/KH-GD ngày 01/01/2008 của Phòng GD-ĐT huyện Đạ Huoai.
Thời gian thực hiện từ tháng 10/2017 và những năm tiếp theo.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch đến từng CB-VC và
các em học sinh.
Bước 3: Củng cố ban chỉ đạo cấp trường, tổ chức ký cam kết thực hiện trong đội
ngũ CB-VC và học sinh của trường.
Bước 4: Tham mưu với Đảng ủy, UBND thị trấn có văn bản chỉ đạo các khu phố,
các ban ngành, đoàn thể phối hợp triển khai thực hiện, huy động các lực lượng tham gia
phong trào thi đua và tổ chức ký cam kết thực trong ngày khai giảng năm học.
Bước 5: Định kỳ vào cuối HKI và cuối năm học tiến hành tự đánh giá xếp loại và
sơ – tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngồi nhà trường triển khai thực
hiện phong trào:
Cơng đồn, chi đồn TNCS Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
lồng ghép đưa phong trào này thành nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch hoạt động từng

năm học, học kỳ, từng tháng và hàng tuần.
Phối hợp với Cơng đồn xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị chun đề về tìm giải
pháp triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào tối thiểu 02 lần/năm học.
Tham mưu đề xuất với Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, các ban ngành, đoàn thể
địa phương phối hợp tham gia vào các việc làm cụ thể như: Biều dương, khen thưởng
CB-VC và học sinh tiêu biểu trong việc thực hiện phong trào, giáo dục học sinh hư chậm
tiến, nói chuyện truyền thống về Ngành GD-ĐT,…
Tiếp tục triển khai thực hiện “năm có” do Sở GD&ĐT Lâm Đồng phát động:
Tổ chức thực hiện có hiệu quả u cầu “năm có”.
Có tình thương trách nhiệm của thầy cô giáo như: Tiếp tục làm tốt cơng tác giáo dục
tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho CB-VC; chấn chỉnh kỷ cương, nề nếp dạy học;
thực hiện tốt cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương – tình thương – trách nhiệm”, trong đó
chú trọng nội dung “Tình thương – trách nhiệm”.
Có nhận chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ: Do khơng có di tích lịch sử, văn hóa
nên đơn vị sẽ nhận chăm sóc một gia đình chính sách, neo đơn; tiếp tục làm tốt phong
trào giúp đỡ GD vùng sâu, vùng xa, phong trào giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học.
Có cây xanh và hoa: Tiến hành cải tạo, nâng cấp khu vực vườn hoa; đầu tư xây dựng
bồn hoa, cây xanh, cây cảnh.


Có nhạc hát ngồi giờ, trị chơi dân gian,và các hoạt động vui chơi tích cực; từng
bước cho học sinh tập thể dục giữa giờ theo nhạc.
Để thực hiện có hiệu quả nội dung “năm có” nêu trên, nhà trường phân cơng, giao
nhiệm vụ cụ thể như sau:
Cơng đồn chịu trách nhiệm về có tình thương và trách nhiệm của thầy cơ giáo.
Chi đồn và Liên đội chịu trách nhiệm về có nhận chăm sóc gia đình thương binh,
liệt sĩ về có nhạc hát ngồi giờ, trị chơi dân gian và các hoạt động vui chơi tích cực,
chăm sóc tốt các bồn hoa, các cơng trình măng non được giao, tổ chức thi đua và kiểm tra
theo dõi trong đội ngũ học sinh.
Tổ Văn phịng chịu trách nhiệm về có cây cảnh và hoa, có nhà vệ sinh dảm bảo vệ

sinh sạch sẽ.
IV/ Tổ chức thực hiện:
Đề nghị Cơng đồn, Chi đồn, Liên đội và tổ Văn phịng căn cứ vào kế hoạch này để
xây dựng kế hoạch, chương trình hành động tổ chức đồn thể mình một cách chi tiết, sát
với tình hình thực tế, có tính khả thi cao và tổ chức triển khai thực hiện một cách kịp thời,
đồng bộ, khép kín và có hiệu quả.
Trên cơ sở kế hoạch này và kế hoạch của Cơng đồn, Chi đồn, Liên đội và tổ Văn
phịng, nhà trường u cầu tất cả CB-VC cụ thể hóa bằng chương trình hành động phù
hợp với công việc của từng cá nhân và thực hiện một cách nghiêm túc, đạt hiệu quả cao
nhất.
Trường THCS xã Mađagi kính đề nghị Đảng ủy, HĐND, UBND xã và các ban
ngành, đoàn thể, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức địa phương quan tâm chỉ đạo, đầu
tư hỗ trợ về mọi mặt, giúp nhà trường thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ triển khai
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường
năm học 2017 – 2018 theo tinh thần chỉ đạo của Ngành GD&DT các cấp.
Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD&ĐT (Thay BC);
- Ban đại diện CMHS (P/h);
- Tất cả CB-GV-NV (T/h);

Lê Thị Thúy



×