Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

DHTHCK5LE THI HAI YENKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.95 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC- MẦM NON


MƠN: PPDH TIẾNG VIỆT 1

Giảng viên: Trần Dương Quốc Hịa
Sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: ĐH Tiểu học C-k5

Năm học: 2017-2018


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học:
Trong thời gian kiến tập 4 tuần (30/10-25/11/2017) tại trường tiểu học Lê
Văn Tám – TP Biên Hòa em nhận thấy mỗi giáo viên có một phương pháp
dạy khác nhau nhưng đa số các giáo viên đã thực hiện tốt 3 nguyên tắc dạy
học Tiếng Việt ở trường tiểu học. Cụ thể:

 Về nguyên tắc phát triển tư duy:
- Giáo viên đã rèn cho học sinh các thao tác tư duy như phân tích, so
sánh, khái quát, tổng hợp..., rèn cho học sinh các phẩm chất tư duy
nhanh, chính xác và tích cực...
Ví dụ:
Trong phân mơn Học vần lớp 1:
+ Ở hoạt động dạy vần “on” trong bài “on – an”
Đầu tiên giáo viên cho học sinh phân tích vần “on”( vần “on” gồm âm
“o” đứng trước âm “n” đứng sau -> so sánh vần “on” với vần “oi” giống


nhau và khác nhau chỗ nào? -> cài vần “on” vào bảng cài -> kiểm tra
theo đôi bạn -> học sinh tự đánh vần, tự đọc trơn...Đối với tiếng khóa
“son”, giáo viên hỏi học sinh: “ Bây giờ cơ có âm on, cơ muốn có tiếng
son thì ta phải cài thêm vần gì?”, học sinh suy nghĩ và cài tiếng “son”,
giáo viên đưa hình ảnh và rút từ khóa “thỏi son” và giải thích cơng dụng
của thỏi son.Những hoạt động này đã giúp học sinh tự tìm ra kiến thức,
các em chủ động phát hiện lỗi sai giúp đỡ bạn.
+ Ở hoạt động dạy từ ứng dụng vần “ong – ông”, giáo viên chiếu 4 bức
tranh tương ứng với 4 từ ứng dụng không giống 4 từ trong sách giáo khoa
và yêu cầu học sinh thảo luận theo 4 tổ, ghép những từ này về đúng với


bức tranh tương ứng. Chính hoạt động này đã rèn cho học sinh khả năng
tư duy nhanh, chính xác.
+ Trong phân mơn Tập đọc, ví dụ ở bài “ Cảnh đẹp non sông ” lớp 3:
Ở hoạt động giải nghĩa từ khó, học sinh đọc thầm, dùng bút chì gạch
chân dưới những từ mà bản thân cho là khó hiểu
Ở hoạt động tìm hiểu nội dung bài giáo viên yêu cầu học sinh đọc và
phân tích câu hỏi, cho học sinh hỏi đáp nhau tìm hiểu nội dung câu hỏi,
sau đó giáo viên chốt lại giúp học sinh. Ngồi những câu hỏi trong sách
giáo khoa giáo viên còn mở rộng thêm cho học sinh bằng những câu hỏi
mang nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường như “ Khi chúng ta đi
chơi ở những nơi cảnh đẹp, những nơi cơng cộng thì chúng ta làm gì để
bảo vệ môi trường, bảo vệ những cảnh đẹp này?”
- Giáo viên đã làm cho học sinh thông hiểu được ý nghĩa các đơn vị
ngơn ngữ
Ví dụ: Ở hoạt động dạy từ ứng dụng của một tiết Học vần, sau khi đưa
ra được từ ứng dụng, giáo viên đã hướng dẫn các em tìm hiểu nghĩa
của những từ đó.
 Về ngun tắc giao tiếp(nguyên tắc phát triển lời nói):

Ở nguyên tắc này giáo viên đã rèn luyện hoạt động giao tiếp cho các em
thơng qua việc thảo luận nhóm, hỏi đáp tìm hiểu bài, nhận xét bạn... Cụ thể :
- Sau mỗi lần các bạn đưa ra câu trả lời hay ý kiến, bài làm của mình,thay vì
giáo viên trực tiếp nhận xét học sinh thì giáo viên đã để các học sinh khác tự
nhận xét câu trả lời, bài làm của bạn. Ví dụ: học sinh thường nhận xét các
bạn “ bạn làm đúng rồi, bạn cịn viết đẹp nữa, mình khen bạn”, “bạn trả lời
đúng rồi, bạn giỏi lắm”,....
- Trong môn kể chuyện: Giáo viên tổ chức cho học sinh kể chuyện theo nhóm
4, các học sinh trong nhóm tự kể và tự nhận xét nhau sau đó giáo viên mời
3 -4 nhóm lên kể chuyện trước lớp, các nhóm còn lại nghe và nhận xét về
nội dung câu chuyện, cách bạn kể chuyện có hấp dẫn khơng( qua nét mặt, cử
chỉ, giọng nói..), câu chuyện được kể lại nhiều lần giúp cho học sinh rèn
luyện được kĩ năng nghe, nói, đọc...


- Trong môn Tập đọc lớp 2 bài “Bà cháu” : Khi giới thiệu bài, giáo viên có
chiếu một bức tranh về bà cháu và hỏi học sinh: “ Cả lớp hãy quan sát và
cho cơ biết các con có cảm nhận gì về bức tranh này?”, sau khi suy nghĩ giáo
viên gọi một số học sinh trình bày ý kiến của cá nhân, từ đó giúp học sinh
phát triển ngơn ngữ nói của học sinh
- Trong bài tập đọc “Người con của Tây Nguyên”:
+ Nguyên tắc giao tiếp được thể hiện ở phần luyện đọc, ở hoạt động này học
sinh được luyện phát âm, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ, sau khi luyện đọc
cá nhân xong, giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm 4, trong q trình đọc
các học sinh phải tự lắng nghe bạn mình đọc để chỉnh lỗi phát âm(nếu có)
cho bạn. Sau đó giáo viên cho đại diện các nhóm tự nhận xét nhóm mình và
cá nhân, khả năng giao tiếp.
+ Ở hoạt động giải nghĩa các từ khó, sau khi đọc to trước lớp lần 2 theo
nhóm, giáo viên cho học sinh tự hỏi đáp nhau để giải nghĩa những từ khó có
trong chú thích, những từ khó được giáo viên rút ra thêm nếu khơng có học

sinh nào giải nghĩa được thì lúc đó giáo viên mới giải nghĩa cho học sinh.
Tuy nhiên ở hoạt động này, đa số các em học sinh đang giải nghĩa từ khó
theo sách giáo khoa chứ chưa nói theo vốn hiểu biết của bản thân.
 Về nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
Tiểu học :
- Giáo viên động viên, khuyến khích học sinh bằng các lời khen, những tràng
vỗ tay.
- Giáo viên đã tạo điều kiện để học sinh hình thành lời nói hồn chỉnh của
mình trong các cuộc hội thoại, trong các hình thức học tập khác nhau: cá
nhân, nhóm, lớp... Ví dụ: Trong các tiết Tập đọc, chính tả giáo viên cho học
sinh hỏi đáp nhau tìm hiểu nội dung bài, giải nghĩa từ khó...
- Trong các tiết dạy, hầu hết giáo viên đều chú ý đến đặc điểm tâm lí học sinh
để giúp các em chuyển từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt
động học tập.
Ví dụ: Trong tiết học vần bài “on – an”, thay vì giới thiệu trực tiếp vào bài,
giáo viên đã cho cả lớp hát một bài để thoải mái hơn. Ở hoạt động nghỉ giải
lao, giáo viên đã cho học sinh hát và nhảy bài “ Đàn gà con”, sau khi hát
xong, giáo viên đố học sinh trong tên bài hát vừa rồi có tiếng nào chứa vần
chúng ta mới được học( học sinh trả lời tiếng con), vậy bây giờ mình sẽ học
từ có tiếng chứa vần mới là từ “đàn gà”. Hoạt động này của giáo viên rất


khéo léo, đã giúp học sinh vừa học mà chơi, chơi mà học, vào bài một cách
thoải mái.
- Vì khả năng tập trung của các em còn thấp nên giáo viên thường đưa những
hình ảnh sinh động, video liên quan đến bài học để các em không bị chán. Ở
các tiết chính tả, luyện từ và câu giáo viên đã biết cách thay các bài tập
thành những trò chơi để các em thi đua nhau làm bài.
Ví dụ: Trong tiết chính tả “Đêm trăng trên hồ tây” giáo viên đã thay bài tập
2 thành trò chơi “Ai nhanh ai đúng” để 2 nhóm thi đua với nhau; ở bài tập 3,

giáo viên đã thay bài tập thành trò chơi “Trò chơi câu đố ” để giải các câu
đố.
- Giáo viên đã biết đặt những câu hỏi phù hợp với trình độ vốn có của từng
học sinh. Cụ thể như ở tiết dạy học vần, giáo viên sử dụng những câu hỏi
phù hợp với các em lớp 1: “Hôm nay các con đã được học hai vần gì nào?”...
Đánh giá các tiết dạy của giáo viên tiểu học theo 3 tiêu chí của một tiết học
tích cực:
Được dự giờ các tiết dạy mẫu môn Tiếng Việt của giáo viên trường Tiểu học Lê
Văn Tám, em thấy các giáo viên đều thực hiện tốt 3 tiêu chí của một tiết dạy
tích cực, cụ thể:
Tiêu chí 1: Mọi học sinh đều được tham gia hoạt động:
Ví dụ:
-

Ở các tiết Tập đọc, học sinh được đọc nối tiếp nhau theo hàng ngang hoặc
hàng dọc đến hết bài(2-3 lượt), thi đua đọc theo nhóm..
- Ở các tiết chính tả, luyện từ và câu,tất cả học sinh đều được tham gia trị
chơi dưới hình thức bảng con, nhóm, phiếu học tập...
- Ở phần kiểm tra bài cũ, giáo viên đã đảm bảo được tính cá nhân, tính tập thể.
Tiêu chí 2: Học sinh tự sản sinh ra tri thức:
Cụ thể:
- Trong các tiết học vần, giáo viên đã để học sinh tự phân tích, so sánh, cài
bảng cài,rút tiếng khóa, từ khóa, từ ứng dụng của vần mới. Ở phần luyện
nói, giáo viên chỉ đặt những câu hỏi gợi mở để học sinh có cơ sở cho bài nói


- Trong các tiết Tập đọc, giáo viên tự cho học sinh tìm ra từ khó, chia đoạn,
hỏi đáp tìm hiểu nội dung bài
- Trong các tiết chính tả, học sinh là người rút ra từ khó
Tiêu chí 3: Khơng khí lớp học sơi nổi, hào hứng:

Cụ thể: Trước khi bắt đầu bài mới, giáo viên cho cả lớp khởi động bằng một trò
chơi hoặc một bài hát. Giáo viên đã khéo léo thay các bài tập chính tả âm vần,
luyện từ và câu thành những trò chơi để học sinh vừa học mà hoi, chơi mà học.
Yêu cầu 2: Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận
thực tế các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học. Thử đưa ra lí giải
(nếu thấy lạ) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc phục ( nếu thấy
bất cập)
STT

3

Băn khoăn, thắc mắc

1

Tại sao giáo viên thường
khơng chọn các tiết chính tả,
tập viết, tập làm văn để hội
giảng ?

2

Ở môn Học vần lớp 1, khi
dạy đến phần từ ứng dụng tại
sao giáo viên không dạy mấy
từ sách giáo khoa đã cho mà
lấy từ ngoài sách giáo khoa để
dạy?

Thử lí giải


Đề xuất ý tưởng,
giải pháp

Theo em, những
từ ứng dụng có
trong sách giáo
khoa có thể các
em đã được bố
mẹ cho đọc trước
ở nhà... nên giáo
viên muốn lấy
những từ khác
sách giáo khoa
để HS hiểu thêm
được nhiều từ
khác...

Các giáo viên
dạy lớp 1 nên
chọn những từ
ứng dụng ngoài
sách giáo khoa
phù hợp với trình
độ vốn có của
học sinh để các
em được mở
rộng vốn từ

Tại sao những tiết hội giảng,

Có thể các giáo
đa số học sinh lại trả lời tốt tất viên đã gài học

Theo em nên để
học sinh tự trả


cả các câu hỏi của giáo viên
đưa ra?
4

5

6

Tại sao khi có dự giờ, hội
giảng, một lớp có 43 em mà
giáo viên chỉ chọn khoảng 3035 em tham gia tiết học?
Tại sao trong những tiết tập
đọc, khi đọc bài nối tiếp, giáo
viên không cho học sinh cá
biệt đọc bài?
Tại sao các môn như Đạo đức,
TNXH giáo viên chỉ viết tựa
bài và giảng sơ qua cịn chủ
yếu là dạy 2 mơn Tốn và
Tiếng Việt?

sinh để tiết dạy
được sn sẻ


lời, vì gài vậy
các em sẽ nhàm
chán, không
muốn học.

Theo em nên cân
bằng giữa tất cả
các môn

Trên đây là những ý kiến và những băn khoăn của cá nhân em, mong thầy đọc
bài và chỉnh sửa để bài làm của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm
ơn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×