Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luận : Quy định pháp luật về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghĩ ngơi và áp dụng trong thực tiễn 9đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.39 KB, 34 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT


BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

TÊN ĐỀ TÀI : QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG, THỜI GIỜ
LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHĨ NGƠI VÀ ÁP DỤNG TRONG THỰC
TIỄN

NHÓM: 02

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT


TÊN ĐỀ TÀI : QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG, THỜI
GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHĨ NGƠI VÀ ÁP DỤNG TRONG
THỰC TIỄN

Nhóm: 2

Giảng viên hướng dẫn:

Trưởng nhóm:
Thành viên:


1.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021


Lời cam đoan
Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Quy định pháp luật về tiền lương, thời
giờ làm việc, thời giờ nghĩ ngơi và áp dụng trong thực tiễn do nhóm 2 nghiên cứu và
thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả bài làm của đề tài quy định pháp luật về tiền lương, thời giờ làm việc,
thời giờ nghĩ ngơi và áp dụng trong thực tiễn là trung thực và không sao chép từ bất kỳ
bài tập của nhóm khác.
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có ng̀n gớc, xuất xứ rõ ràng.
(Các thành viên đã ký)


Lời cảm ơn
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cơ và Khoa CHÍNH TRỊ - LUẬT,
Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng
em học tập và hoàn thành bài kết thúc học phần này. Tuy là do tình hình dịch bệnh mỗi
bạn một nơi nhưng chúng em vẫn cố gắng, nổ lực ngày đêm để hoàn thiện bài hoàn chỉnh.
Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cơ và khoa Chính Trị - Luật đã
giúp chúng em biết thêm về đề tài mới và tìm hiểu kĩ về nó.
Chúng em đã cớ gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong thời gian qua
để hoàn thành bài tiểu luận. Nhưng do kiến thức hạn chế và khơng có nhiều kinh nghiệm
thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong q trình nghiên cứu và trình bày. Rất
kính mong sự góp ý của quý thầy cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................3
CHƯƠNG I QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG, THỜI GIỜ LÀM
VIỆC, THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHĨ NGƠI.........................................3
1.1.

Tiền lương.........................................................................................................3

1.1.1.

Khái niệm tiền lương...................................................................................3

1.1.2.

Tiền lương theo thỏa thuận để thực hiện công việc.....................................3

1.1.3.

Tiền lương làm theo giờ...............................................................................5

1.1.4.

Tiền lương làm việc vào ban đêm................................................................5

1.2.

Thời giờ làm việc..............................................................................................6


1.2.1.

Thời giờ làm việc bình thường.....................................................................6

1.2.2.

Thời giờ làm thêm, làm việc ban đêm..........................................................6

1.3.

Thời giờ nghĩ ngơi............................................................................................8

1.3.1.

Người lao động nghĩ việc được hưởng nguyên lương..................................8

1.3.2.

Người lao động nghĩa việc riêng được hưởng nguyên lương......................9

1.3.3.

Người lao động được nghĩ không hưởng lương...........................................9

CHƯƠNG II ÁP DỤNG THỰC TIỄN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG,
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHĨ NGƠI.....................................................9
2.1.

Một số nhận xét về thực trạng áp dụng pháp luật về tiền lương..................9


2.1.1.

Những mặt ưu điểm.....................................................................................9

2.1.2.

Những mặt hạn chế....................................................................................10

2.1.3.

Liên hệ thực tế...........................................................................................12

2.2. Một số nhận xét về thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi.............................................................................................................13
2.2.1.

Những kết quả đạt được............................................................................13

2.2.2.

Những mặt hạn chế....................................................................................14

2.2.3.

Thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.....16

PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................25



PHỤ LỤC........................................................................................................................ 26


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó khơng chỉ tạo ra của cải
vật chất nuôi sống con người, cải tạo xã hội mà nó cịn mang lại những giá trị tinh thần
làm phong phú thêm cho đời sống con người. Tuy nhiên, để các sản phẩm của lao động có
năng suất, chất lượng và hiệu quả cao khơng phải là chuyện dễ dàng. Sức lao động của
con người khơng phải là vơ tận, mà nó sẽ cạn kiệt nếu khơng được kịp thời phục hời. Vì
thế, việc quy định một tiền lương, thời giờ làm việc hợp lý, thời giờ nghỉ ngơi thích hợp
sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng lao động.
Quyền lao động và nghỉ ngơi là các quyền cơ bản của người lao động được các
nước trên thế giới coi trọng. Ở Việt Nam, ngay sau khi dành được độc lập, Đảng và Nhà
nước ta đã rất quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Điều này được thể hiện trong
các bản Hiến pháp, Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Pháp luật về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định quan trọng của pháp luật lao
động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của người lao động. Tuy nhiên,
hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm
về tiền lương thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu là vi phạm trong việc tăng thời
giờ làm việc tiêu chuẩn, tăng số giờ làm thêm vượt quá mức cho phép, giảm và cắt bớt
thời gian nghỉ ngơi của người lao động v.v.Các hành vi vi phạm về tiền lương, thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủyếu tập trung ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động
như các doanh nghiệp may mặc, thủy sản, da giày v.v. Các vi phạm này không những xâm
hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động mà cịn tác động tới gia
đình và một phần tới xã hội nói chung. Để hạn chế và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về
tiền lương thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm giảm các cuộc đình cơng của người
lao động và nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người lao động, vấn đề đặt ra là
phải nghiên cứu sâu sắc các quy định về tiền lương thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
tại Việt Nam, từ đó thấy được thực trạng và nguyên nhân của các hành vi vi phạm pháp

1


luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và đề xuất giải pháp hồn thiện các quy định
đó. Vì những lý do đó, nhóm đã chọn đề tài “Quy định pháp luật về tiền lương, thời giờ
làm việc, thời giờ nghĩ ngơi và áp dụng trong thực tiễn”.
2. Ý nghĩa của bài tiểu luận
Giúp chúng ta hiểu rỏ hơn về quy định pháp luật về tiền lương, thời gian làm việc,
thời gian nghĩ ngơi. Góp phần làm hồn thiện thêm các quy định về tiền lương, thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
3. Bố cục bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được kết cấu thành 02 chương, cụ thể như
sau:
Chương 1. Quy định pháp luật về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghĩ ngơi
Chương 2. Áp dụng thực tiễn của pháp luật về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghĩ
ngơi.

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG, THỜI GIỜ LÀM
VIỆC, THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHĨ NGƠI

1.1.

Tiền lương


1.1.1.

Khái niệm tiền lương

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa
thuận để thực hiện công việc, bao gồm: mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ
cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không
được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
1.1.2.
-

Tiền lương theo thỏa thuận để thực hiện công việc

Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng

lương do người sử dụng lao động xây dựng. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất
trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (khơng bao gờm khoản tiền trả
thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức
lương tới thiểu vùng do Chính phủ quy định;
- Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất
phức tạp của cơng việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến
hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;
- Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và
có liên quan đến thực hiện cơng việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền
thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên
quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
Một số quy định về tiền lương
Thứ nhất, mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
Theo điều 3 của Nghị Định 90/2019/NĐ-CP thì mức lương tới thiểu vùng đới với
người lao động làm việc theo hợp động được áp dụng từ ngày 01/01/2021 như sau:

3


Vùng I: Mức lương tối thiểu là 4.420.000 đồng/tháng
Vùng II: Mức lương tối thiểu là 3.920.000 đồng/tháng
Vùng III: Mức lương tối thiểu là 3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV: Mức lương tối thiểu là 3.070.000 đồng/tháng
Thứ hai, việc trả lương phải đầy đủ và đúng hạn.
- Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ,
ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày
phải được trả gộp một lần.
- Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa
tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một
thời điểm có tính chu kỳ.
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa
thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng
tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng
- Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện
pháp khắc phục nhưng khơng thể trả lương đúng hạn thì khơng được chậm quá 30 ngày;
nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người
lao động một khoản tiền ít nhất bằng sớ tiền lãi của sớ tiền trả chậm tính theo lãi suất huy
động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản
trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Thứ ba, căn cứ trả tiền lương trả cho người lao động
Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng
lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã
thực hiện.

4



Thứ tư, về hình thức trả lương
Điều 96 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “1. Người sử dụng lao động và
người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động
được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động
được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến
việc mở tài khoản và chuyển tiền lương”.
1.1.3.

Tiền lương làm theo giờ

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền
lương thực trả theo cơng việc đang làm như sau:
-

Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền
lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đới với người lao động hưởng lương
ngày.

1.1.4.

Tiền lương làm việc vào ban đêm

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền
lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm
việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngồi việc trả lương theo quy định

nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương
hoặc tiền lương theo cơng việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của
ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

5


1.2.

Thời giờ làm việc

1.2.1.

Thời giờ làm việc bình thường

Thời giờ làm việc bình thường khơng q 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48
giờ trong 01 tuần.
Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần
nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc
bình thường khơng q 10 giờ trong 01 ngày và khơng q 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khún khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối
với người lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp
xúc với ́u tớ nguy hiểm, ́u tớ có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp
luật có liên quan.
1.2.2.

Thời giờ làm thêm, làm việc ban đêm

 Thời giờ làm thêm

- Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình
thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
- Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu sau đây:
+ Phải được sự đồng ý của người lao động;
+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động khơng q 50% sớ giờ làm việc bình
thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo
tuần thì tổng sớ giờ làm việc bình thường và sớ giờ làm thêm khơng q 12 giờ trong 01
ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

6


+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
-

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300

giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế
biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thốt nước;
+ Trường hợp giải qút cơng việc địi hỏi lao động có trình độ chun mơn, kỹ thuật
cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
+ Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, khơng thể trì hỗn do tính chất thời
vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố
khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu
điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
Theo điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ
ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật
này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
+ Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ q́c phịng, an ninh theo
quy định của pháp luật
+ Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy
hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của
người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

 Làm việc ban đêm
7


Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
1.3.

Thời giờ nghĩ ngơi

1.3.1.
-

Người lao động nghĩ việc được hưởng nguyên lương

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết

sau đây:
 Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
 Tết Âm lịch: 05 ngày;
 Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

 Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
 Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc
sau);
 Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
 Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy
định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01
-

ngày Quốc khánh của nước họ.
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được

nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết
tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm.
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì sớ ngày nghĩ hàng
năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
1.3.2.
-

Người lao động nghĩa việc riêng được hưởng nguyên lương

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông

báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
 Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
 Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
8



 Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc
chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
1.3.3.

Người lao động được nghĩ không hưởng lương

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với
người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết;
cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
CHƯƠNG II

ÁP DỤNG THỰC TIỄN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG,
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHĨ NGƠI

.1. Một số nhận xét về thực trạng áp dụng pháp luật về tiền lương
.1.1.

Những mặt ưu điểm
Chính sách tiền lương sau nhiều lần cải cách, nhất là từ lần cải cách chính sách tiền

lương năm 1993 đến nay, đã từng bước đổi mới theo hướng thị trường.
Cụ thể là:


Đã ngày càng quán triệt hơn quan điểm cải cách chính sách tiền lương theo định

hướng thị trường và đảm bảo công bằng xã hội trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN; đặc biệt quan điểm coi việc trả lương đúng cho người lao

động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để phát triển kinh tế và nâng cao chất
lượng dịch vụ cơng, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của Bộ máy Nhà nước.
 Tách dần tiền lương khu vực sản xuất, kinh doanh với khu vực hành chính nhà
nước và khu vực sự nghiệp cung cấp dich vụ cơng, chính sách tiền lương với chính sách
bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có cơng. Mỗi khu vực có chính sách và cơ chế tiền lương
phù hợp. Đó là bước tiến rất quan trọng trong chính sách tiền lương.
 Từng bước đổi mới chính sách tiền lương, nhất là trong khu vực sản xuất, kinh
doanh, từng bước tính đúng, tính đủ tiền lương theo nguyên tắc thị trường, chớng bình

9


quân, cào bằng. Trong các loại hình doanh nghiệp, tiền lương được coi là giá cả sức lao
động, hình thành trên cơ sở mặt bằng tiền lương trên thị trường và bước đầu được xác
định thông qua thoả thuận giữa ngươi lao động và người sử dụng lao động để ký kết hợp
đồng lao động cá nhân và thoả ước lao động tập thể.
 Đổi mới cơ chế tiền lương, mở rộng và làm rõ trách nhiệm, quyền tự chủ của đơn
vị, doanh nghiệp trong việc xếp lương, trả lương gắn với năng suất lao động, chất lượng
và hiệu quả.
 Tiền lương và thu nhập của người làm công ăn lương có xu hướng tăng từ 10 –
20%/năm, đảm bảo ổn định đời sớng và có phần được cải thiện.
.1.2.

Những mặt hạn chế
Bên cạnh những điểm đáng ghi nhận như vừa nêu, chủ trương, chính sách tiền

lương và thu nhập ở nước ta vẫn còn những điểm đáng bàn.
Thứ nhất, quan điểm, chủ trương về cải cách chính sách tiền lương của Đảng là
đúng, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhưng việc thể chế hoá chưa

đầy đủ và thực hiện chưa nghiêm. Cơ chế phân phối tiền lương đổi mới chậm, không theo
kịp cơ chế quản lý kinh tế trong kinh tế thị trường nên chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế; nhất là tiền lương tới thiểu chung cịn thấp, bị ràng buộc tự động
với nhiều chính sách xã hội khác và bị chi phối bởi ngân sách nhà nước.
Thứ hai, phân phối tiền lương và thu nhập trong khu vực sản xuất, kinh doanh
chưa phản ánh đúng thực chất quan hệ phân phối công bằng trong kinh tế thị trường, cụ
thể:
- Trong kinh tế thị trường, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu làm cơ sở cho
các bên trong doanh nghiệp thoả thuận về tiền lương, nhưng các mức này lại quy định còn
thấp và khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp.
- Cơ chế phân phới tiền lương và thu nhập cịn có sự khác nhau giữa các loại hình
doanh nghiệp; hiện nay ở nước ta đang tồn tại 3 cơ chế phân phối tiền lương khác nhau

10


giữa các loại hình doanh nghiệp, chưa phù hợp với kinh tế thị trường. Tiền lương và thu
nhập của người lao động chưa gắn chặt với năng suất, hiệu quả kinh tế, kết quả sản xuất,
kinh doanh; tiền lương chưa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy nâng cao năng suất lao
động, khún khích nâng cao chất lượng ng̀n nhân lực …
- Cơ chế thương lượng, thoả thuận về tiền lương chưa đảm bảo đúng nguyên tắc thị
trường và phát huy tác dụng, cịn hình thức. Khi xảy ra tranh chấp về tiền lương thường
không qua bước thương lượng, thoả thuận mà đi thẳng đến đình cơng, dẫn đến đình cơng
tự phát có xu hướng gia tăng.
Thứ ba, phân phối tiền lương và thu nhập trong khu vực hành chính nhà nước và khu
vực sư nghiệp cung cấp dịch vụ cơng cịn nhiều bất cập, cụ thể:
- Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức bị ràng buộc và chi phối mạnh của
Ngân sách Nhà nước, nên cũng rất thấp và thấp hơn khu vực sản xuất, kinh doanh, chưa
bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức sớng chủ ́u bằng tiền lương; thu nhập ngồi
lương lớn, là một trong những nguyên nhân của tiêu cực, tham nhũng; quan hệ tiền lương

chưa hợp lý, các mức lương theo hệ số tiền lương gắn quá chặt với tiền lương tối thiểu
chung; tiền lương chưa gắn thật chặt với vị trí, chức danh và hiệu quả cơng tác, chất
lượng cung cấp dịch vụ công.
- Tiền lương chưa tạo ra động lực đủ mạnh cho người hưởng lương phát huy tài
năng và cớng hiến. Tiền lương thấp khơng kích thích được cán bộ, cơng chức gắn bó với
nhà nước, khơng thu hút được nhân tài; ngược lại, có xu hướng tăng người làm việc giỏi,
người có tài bỏ khu vực nhà nước ra làm việc cho khu vực ngoài nhà nước, nơi có tiền
lương và thu nhập cao.
- Trong khi tiền lương khơng đủ sớng, thì thu nhập ngồi lương lại rất cao và khơng
kiểm sốt được, dẫn đến làm méo mó quan hệ tiền lương trong khu vực này. Thu nhập
ngồi lương lớn, có phần hợp pháp, hợp lý, nhưng có phần do tham nhũng, tiêu cực trong
thi hành công vụ (từ biếu xén, từ cơ chế xin - cho, từ cơ chế ăn chia, từ tạo sân sau...).
- Tiền lương nhà nước quy định trả cho cán bộ, cơng chức, viên chức cịn thấp,
nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm lại chiếm khá cao trong

11


tổng chi ngân sách nhà nước. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự
nghiệp cơng (dịch vụ cơng) cịn chậm, nhất là trong y tế, giáo dục và đào tạo… làm khó
khăn cho cải cách tiền lương và tạo nguồn để trả lương cao cho viên chức khu vực sự
nghiệp, cán bộ, công chức khu vực hành chính nhà nước.
Thứ tư, vai trị điều tiết của chính sách tiền lương cịn ́u kém trong phân bổ
ng̀n lực, cân đối cung - cầu lao động và đảm bảo công bằng; thiếu khung khổ pháp lý
bảo vệ và bảo hộ thu nhập và tài sản hợp pháp của cơng dân; chưa kiểm sốt được tiền
lương và thu nhập, nhất là chưa điều tiết được yếu tố lợi thế về ngành, nghề, xố độc
quyền, làm ăn phí pháp.
.1.3.

Liên hệ thực tế

Thực tế là có trường hợp lương của một vị tiến sĩ, trưởng phịng nghiên cứu khoa

học có thâm niên trên hai mươi năm cũng chỉ bằng lương của một người giúp việc trong
gia đình trung lưu hiện nay và thấp hơn lương trung bình của một lái xe taixi ở Hà Nội
hoặc TP.HCM. Năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thớng kê thì mức thu nhập trung
bình của người Việt Nam đạt 1.387.000 đờng/người/tháng, trong đó nhóm nghèo nhất mỗi
tháng một người chỉ thu nhập 369.000 đồng, cịn thu nhập trung bình của nhóm giàu nhất
là trên 3.400.000 đờng. Đây chính là ngun nhân gây ra nạn “chảy máu chất xám” trong
khu vực công và cũng là nguyên nhân gây ra hiện tình trạng tham nhũng của một bộ phân
cán bộ và công chức. Bởi một lý do đơn giản là người lao động không quan tâm đến tiền
lương mà họ chú trọng nhiều đến việc tạo ra thu nhập ngồi lương. Tiền lương khơng trở
thành động lực khún khích người lao động làm việc và tình trạng “chân ngoài dài hơn
chân trong” trở nên phổ biến. Trong khi đó, đi cùng với xu hướng hội nhập kinh tế toàn
cầu, khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vớn đầu tư nước ngồi đã có những bước phát
triển rất đáng ghi nhận. Chính sách, chế độ tiền lương trong khu vực kinh tế này tỏ ra rất
khoa học và tiến bộ. Vì vậy, hiện tượng người lao động chuyển từ khu vực Nhà nước sang

12


khu vực kinh tế khác để làm việc với mong ḿn có mức thu nhập cao hơn ngày càng trở
nên phổ biến.
.2. Một số nhận xét về thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi
.2.1.

Những kết quả đạt được
Từ 01/01/1995 – thời điểm BLLĐ có hiệu lực – đến nay, một mơi trường pháp lý

về lao động mới đã được thiết lập. Là một chế định quan trọng và cũng là một trong

những chế định mang tính hồn thiện nhất của Bộ luật Lao động, chế định thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần tạo ra khung pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của
người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lạo động; người lao động được
quyền làm việc không quá 8 tiếng/ ngày hoặc 48 tiếng/ tuần. Trong khối các cơ quan Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị sự nghiệp Nhà nước,
người lao động cịn được hưởng chế độ làm việc khơng q 40 giờ/ tuần. Bên cạnh thời
giờ làm việc, người lao động còn được hưởng chế độ nghỉ ngơi hợp lý với ít nhất 01 ngày
nghỉ mỗi tuần và chế độ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca. Các quy định về nghỉ lễ tết, nghỉ
hàng năm và nghỉ việc riêng cũng tạo điều kiện cho người lao động có thêm thời gian
nghỉ ngơi. Chính những quy định này đã giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
lao động.
Bên cạnh việc tạo ra một môi trường pháp lý về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi cho người lao động, các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
cịn bảo vệ các đới tượng đặc biệt với thời giờ làm việc rút ngắn và kéo dài thời giờ nghỉ
ngơi như người lao động làm các công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm, người lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động tàn tật và lao
động cao tuổi. Các đối tượng lao động này được hưởng thời giờ làm việc ngắn hơn so với
thời giờ quy định. Bên cạnh đó, các đới tượng đặc biệt này cịn bị hạn chế huy động làm
việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

13


Ngoài các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì pháp luật cũng quy
định các chế tài khi người sử dụng lao động vi phạm các quy định về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi. Chính các quy định chế tài này đã giúp xử phạt nghiêm minh các hành
vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng bóc lột
sức lao động và tạo ra tính răn đe lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Nhìn chung, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nước ta hiện

nay khá tiến bộ, luôn vận động theo hướng phát triển của xã hội và hòa mình vào dịng
chảy của pháp luật lao động của các nước trên thế giới. Chính điều này đã tạo ra môi
trường pháp lý vững chắc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong mới
quan hệ với người sử dụng lao động.
.2.2.

Những mặt hạn chế
Bên cạnh các thành tựu mà chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã đạt

được thì chế định này qua một thời gian áp dụng cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, quy định về thời giờ làm việc tiêu chuẩn chưa được chặt chẽ. Pháp luật
quy định người lao động không được làm quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần đới với các cơng
việc bình thường trong điều kiện bình thường nhưng lại quy định người lao động được
quyền giao kết một hoặc nhiều hợp đồng hợp đồng lao động, với một hoặc nhiều người sử
dụng lao động.
Tuy nhiên người lao động có tự nguyện chấp hành hay không và người sử dụng lao động
sẽ đứng ra quản lý vấn đề này như thế nào? Khi người lao động ký kết nhiều hợp đờng lao
động thì thời gian làm việc của người lao động được tính như thế nào? Sẽ là không quá 8
giờ/ngày làm việc đối với một hợp đồng lao động hay đối với tất cả các hợp đồng lao
động? Quy định như trên là chưa hợp lý. Trên thực tế, người lao động sẽ làm việc với thời
gian cao hơn mức quy định pháp luật. Nếu coi đây là nghĩa vụ của người lao động thì nên
chăng có một cơ chế giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định của người lao động và
14


người sử dụng lao động. Mặt khác, pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn nhằm tránh người
sử dụng lao động dựa vào các quy định này ký nhiều hợp đờng lao động với người lao
động nhằm bóc lột tới đa sức lao động của họ.
Thứ hai, quy định về thời giờ làm thêm chưa hợp lý. Việc quy định chế độ làm
thêm giờ giới hạn ở mức tối đa là hết sức cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe của người

lao động. BLLĐ cho phép thời gian làm thêm trong một ngày không quá 4 giờ tức là
không quá 50% tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn của một ngày là quá nhiều bởi vì nếu phải
huy động làm thêm với mức tới đa thì một ngày một người lao động phải làm việc 12 giờ
liên tục, mức thời giờ này là quá dài và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao
động. Bên cạnh đó, BLLĐ chỉ có mức giới hạn sớ giờ làm thêm trong ngày (thông thường
là không quá 4 tiếng/ ngày) và trong năm (không quá 200 hoặc 300 giờ/ năm) mà chưa có
mức giới hạn thời giờ làm thêm trong tuần, trong tháng, trong quý. Với quy định hiện
hành thì doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ thời giờ làm thêm tối đa trong một năm (200
giờ hoặc 300 giờ) vào bất kỳ thời điểm nào trong năm bằng việc bắt người lao động làm
việc liên tục trong vài tháng liền. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
của người lao động, nhất là lao động nữ. Chính vì vậy, việc quy định sớ giờ làm thêm tối
đa mỗi tháng là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động. Để khắc phục lỗ
hổng này, Dự thảo BLLĐ đã quy định về việc số giờ làm thêm tối đa theo mỗi tháng
không quá 30 giờ. Đây được coi là quy định mới và đáp ứng yêu cầu của hoàn cảnh thực
tế; tuy nhiên, việc đưa ra mức khơng q 30 giờ/ tháng (có nghĩa là khơng q 360 giờ/
năm) lại có nghĩa là cho phép doanh nghiệp được tăng số giờ làm thêm so với quy định
hiện hành. Nên chăng, việc giảm số giờ làm thêm tối đa trong một tháng là việc nên được
cân nhắc để phù hợp hơn với xu thế giảm giờ làm thêm tại Việt Nam cũng như trên toàn
thế giới.
Thứ ba, chưa có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca. BLLĐ quy định mỗi ca làm việc
liên tục 8 tiếng thì người lao động được nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút và ít nhất 45 phút đối
với ca đêm tính vào thời giờ làm việc. Tuy nhiên, BLLĐ hiện hành lại chưa có quy định
15


về việc người lao động có quyền nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc. Bởi vì, thời giờ nghỉ giữa
ca làm việc với thời giờ nghỉ ăn cơm là hai loại thời giờ khác nhau. Thời giờ nghỉ giữa ca
làm việc là thời giờ nghỉ ngơi được tính vào thời giờ làm việc nhằm giảm bớt sự mệt mỏi
cơ bắp và trí óc cho người lao động trong một q trình lao động liên tục đảm bảo sự
phục hời sức khỏe và sự minh mẫn của người lao động. Thời giờ nghỉ ăn cơm là thời giờ

người lao động được nghỉ để nạp lại năng lượng bị tiêu hao trong q trình làm việc liên
tục và tích lũy năng lượng cho việc thực hiện các công việc tiếp theo của ca làm việc đó.
Do hiện tại BLLĐ chưa có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca nên ở hầu hết các doanh
nghiệp, thời giờ nghỉ ăn cơm không được tính vào thời giờ làm việc.
.2.3.

Thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Kể từ khi BLLĐ có hiệu lực cho đến nay, các đơn vị, doanh nghiệp đã có khơng ít

những cớ gắng trong việc triển khai các quy định của BLLĐ nói chung và chế định thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nói riêng. Bản thân người sử dụng lao động và người lao
động đều nhận thức được sự cần thiết và tác dụng của việc thực hiện BLLĐ, tạo ra mơi
trường pháp lý ổn định, kích thích người lao động và người sử dụng lao động phát huy
tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng và quản lý lao
động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Trong các cơ quan, đơn vị thuộc Nhà nước
Xét về việc chấp hành các quy định về thời giờ làm việc của cán bộ, công chức,
người lao động trong cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, trong những năm qua, nhìn chung đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức
nhà nước có ý thức chấp hành đúng các quy định của pháp luật về sử dụng thời giờ làm
việc. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức cần cù làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.
Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước đã chú ý áp dụng các biện pháp tổ
chức lao động một cách khoa học, sử dụng hợp lý thời giờ làm việc của cán bộ, công
chức, viên chức. Tuy nhiên, việc quản lý lao động trong các cơ quan hành chính, đơn vị
16


sự nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế và yếu kém, chất lượng hiệu quả công tác không
cao. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước chưa đề cao trách

nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; ý thức kỷ luật lao động kém; vi phạm các quy
định của pháp luật về sử dụng thời giờ làm việc như làm việc riêng, đi muộn, về sớm,
chơi games, đánh bài, uống rượu, bia trong giờ làm việc, ảnh hưởng đến hiệu quả, chất
lượng công tác và tác phong, uy tín của cán bộ, cơng chức, viên chức.
Để khắc phục những khuyết điểm, yếu kém nêu trên, cùng với việc thực hiện các
nội dung của công tác cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên
chức tận tuỵ, hết lịng phục vụ nhân dân và chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu
quả thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành chỉ thị 05/2008/CT-TTg về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đới với Thủ
trưởng các cơ quan thuộc bộ máy hành chính, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
có trách nhiệm thực hiện tốt 06 nội dung công việc gồm: quản lý và sử dụng có hiệu quả
thời gian làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phân công lao động hợp lý và tổ chức tớt
q trình lao động của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng chương trình, kế hoạch
cơng tác cụ thể trên cơ sở nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
thực hiện nghiêm chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao
chất lượng hội nghị, hội thảo, cuộc họp; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn TCVN ISO-9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác văn phòng; Bảo đảm trang thiết bị, phương tiện và
điều kiện làm việc phù hợp với tính chất, đặc thù lao động cho cán bộ, công chức, viên
chức; đề cao trách nhiệm, gương mẫu thực hiện các quy định về sử dụng thời giờ làm
việc; có biện pháp khún khích, khen thưởng xứng đáng, kịp thời những cán bộ, công
chức, viên chức nghiêm túc chấp hành kỷ luật lao động, làm việc có năng suất, chất
lượng, hiệu quả, sử dụng thời giờ làm việc cao; đồng thời thường xuyên kiểm tra việc
thực hiện các quy định về sử dụng thời giờ làm việc, về kỷ luật lao động; xử lý nghiêm

17


các trường hợp vi phạm; không xét khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chét

khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên ịnh về sử dụng thời giờ làm việc; có biện
pháp khún khích, khen thưởng xứng đáng, kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức
nghiêm túc chấp hành kỷ luật, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Không sử dụng thời
giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn, về sớm, không chơi games trong giờ làm
việc; không uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, kể cả vào bữa ăn giữa hai ca trong
ngày làm việc và ngày trực; Phải có mặt đúng giờ tại cơng sở theo giờ hành chính hoặc
theo quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 05/2008/CT-TTg; tuy nhiên, tình
trang “ăn cắp” thời giờ làm việc của cán bộ công chức và người lao động trong các cơ
quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội vẫn diễn
ra thường xuyên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc giám sát thực hiện thời
giờ làm việc của cấp trên đối với cấp dưới chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Bên
cạnh đó, việc áp dụng chế tài và các hình thức khiển trách, kỷ luật đối với hành vi không
chấp hành tốt thời giờ làm việc hầu như khơng được áp dụng, nếu có thì cũng chỉ áp dụng
ở phạm vi nhỏ và khơng thớng nhất. Chính việc thực hiện khơng nghiêm túc việc giám sát
trong thời giờ làm việc làm cho ý thức tuân thủ thời giờ làm việc của cán bộ, công chức
và người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là chưa cao.

 Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhìn chung các doanh
nghiệp cũng tích cực thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
người lao động làm việc trong khu vực này cũng được hưởng tương đới đầy đủ các quyền
và lợi ích liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Khối các doanh nghiệp,
Tổng công ty, công ty Nhà nước là nhóm thực hiện tương đới tớt các quy định về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như Tập đồn Dầu khí Q́c gia Việt Nam, Tập đồn Bưu

18



chính Viễn thơng Việt Nam, Tập đồn viễn thơng qn đội Viettel v.v. Đới với khới doanh
nghiệp ngồi q́c doanh, bên cạnh một số doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như Công ty TNHH Ford Việt Nam (do Mỹ đầu tư)
quy định làm việc từ không quá 44 giờ/ tuần kể cả khới hành chính văn phịng và khới nhà
máy sản xuất, Mạng thông tin di động Vietnamobile (do đối tác Hutchison đầu tư) quy
định thời giờ làm việc là 44 giờ/ tuần v.v, còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm
túc các quy định của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Việc vi phạm giờ làm việc tiêu chuẩn
Việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn quá 8 giờ/ ngày là tình trạng diễn ra phổ
biến. Theo thống kê mới nhất gần đây đối với các công nhân làm việc trong các nhà máy
sản xuất và khu cơng nghiệp, có 81,81% người lao động trong khu vực doanh nghiệp
được hỏi và trả lời có làm thêm giờ; 27,3% phải làm thêm quá 200 giờ/năm; 22,73% cho
biết chỉ được trả lương như làm việc bình thường.
Có thể lấy Một sớ ví dụ về tình trạng vi phạm này như công nhân Công ty Chế tạo
VMMP (Khu Chế Xuất Tân Thuận, thành phớ Hờ Chí Minh) phản ánh, cơng ty là doanh
nghiệp hoạt động trong ngành cơ khí chế tạo khuôn mẫu, công việc rất nặng nhọc, độc
hại, nhưng thay vì được giảm giờ làm việc ít hơn giờ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật
thì họ phải làm việc đến 9 giờ mỗi ca. Anh Nguyễn Thành Nam, công nhân kho lạnh
Công ty Chế biến Thủy sản Việt Phú (hụn Bình Chánh, thành phớ Hờ Chí Minh), cho
biết công ty quy định mỗi ca làm việc kéo dài liên tục 12 giờ. Ðặc biệt tại một xí nghiệp
thủy tinh ở quận 11, thành phớ Hờ Chí Minh, công nhân làm công việc thổi thủy tinh bằng
miệng vẫn phải làm việc 9 giờ trong mơi trường nóng bức, độc hại, khơng có bảo hộ lao
động.
Bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca
Theo quy định của BLLĐ thì người lao động làm việc liên tục 8 giờ hoặc 7, 6 giờ
đới với trường hợp đặc biệt sẽ được bớ trí nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút hoặc 45 phút trong
19



×