Hiện tượng nam nữ sống chungchung sống như vợ chồng nhưng không
đăng ký kết hôn là một hiện tượng đã tồn tại từ lâu, và theo thời gian nó càng
trở nên phổ biến trong xã hội Việt Nam. Qua các thời kỳ khác nhau, tùy vào
điều kiện nhận thức của con người, pháp luật của chúng ta đều có những quy
phạm khác nhau nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các đương sự với nhau
trong hiện tượng này. Bài tiểu luận dưới đây sẽ đề cập, phân tích nội dung các
quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về hiện tượng nam nữ sống
chungchung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn.
I. Khái quát chung về hiện tượng nam nữ sống chungchung sống như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Khái niệm
Nam nữ sống chungchung sống như vợ chồng là việc hai bên nam, nữ tuy
không phải là vợ chồng nhưng đã ăn ở với nhau và coi nhau là vợ chồng. Theo
quy định của Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “ Chung sống như vợ chồng là
việc nam, nữ tổ chức cuộc chung sống và coi nhau như vợ chồng”. Về nguyên
tắc, việc kết hôn chỉ có giá trị pháp lý khi hai bên nam nữ tuân thủ các quy định
của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Như vậy, nam nữ sống
chungchung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền sẽ không được công nhận là vợ chồng trước pháp luật. Mặc
dù vậy, các bên vẫn chung sống với nhau như vợ chồng và thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, với gia đình và xã hội nhưng khi r. Rơi vào
trường hợp này có thể là nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn, thực sự muốn là vợ
chồng của nhau nhưng lại không đăng ký kết hôn do nghĩ không cần thiết, cũng
có thể hai bên muốn sống thử nên chưa đăng ký kết hôn… Đây đều là những
trường hợp chung sống như vợ chồng không trái pháp luật. Tuy nhiên, trên thực
tế cũng tồn tại những trường hợp nam nữ sống chungchung sống như vợ chồng
nhưng trái pháp luật do vi phạm điều cấm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5:
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như
1
vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”, đó là khi các bên sống chung do
một bên bị đe dọa, ép buộc hay tảo hôn… Các trường hợp này khi bị phát hiện
sẽ bị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ việc sống chungchung sống, buộc các bên
phải tách ra và nghiêm cấm họ tiếp tục chung sống như vợ chồng với người
khác..
2. Pháp luật Việt Nam quy định về hiện tượng nam nữ sống
chungchung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn qua các thời kỳ
- Luật hôn nhân và gia đình 1959: Điều 11 luật này quy định việc kết hôn
phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của một bên công nhận và ghi
vào sổ kết hôn, mọi hình thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp
luật. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều lý do như hoàn cảnh đất nước còn chiến
tranh gây khó khăn khi đăng ký kết hôn, trình độ nhận thức và hiểu biết pháp
luật của người dân còn hạn chế nên thực tế đã có nhiều trường hợp nam nữ lấy
nhau không đăng ký kết hôn. Để bảo vệ quyền lợi của các bên, TANDTC đã có
hướng dẫn tại thông tư 112/NCPL: “Nếu các điều kiện khác đều được thỏa mãn
nhưng chỉ riêng hôn nhân chưa được đăng ký thì tòa án nhân dân coi đó là hôn
nhân thực tế”.
- Luật hôn nhân và gia đình 1986: luật này cũng chỉ công nhận những
trường hợp nam nữ có đăng ký kết hôn là vợ chồng hợp pháp. Đối với các cặp
nam nữ sống chungchung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nghị
quyết số 01-NQ/HĐTP có hướng dẫn: “trong thực tế vẫn có không ít trường
hợp kết hôn không có đăng ký. Việc này tuy có vi phạm về thủ tục kết hôn
nhưng không coi là việc kết hôn trái pháp luật nếu việc kết hôn không trái với
các điều 5,6,7. Trong những trường hợp này, nếu có một hoặc hai
bên xin
ly hôn, Tòa không hủy việc kết hôn theo Điều 9 mà xử như việc xin ly hôn theo
Điều 40”.
- Luật hôn nhân và gia đình 2000: Trong điều kiện kinh tế, xã hội cho
đến thời điểm này đã được nâng cao, luật hôn nhân và gia đình 2000 đã khép
chặt hơn điều kiện công nhận vợ chồng khi thể hiện: nam nữ không đăng ký kết
2
hôn mà chung sống như vợ chồng với nhau thì không được công nhận là vợ
chồng và chỉ chấp nhận hôn nhân thực tế với trường hợp duy nhất là quan hệ vợ
chồng được xác lập trước ngày 03.01.1987 vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn
(theo Nghị quyết 35/2000/QH10 và thông tư 01/2001/TTLT–TANDTC–
VKSNDTC–BTP).
Tiếp nối tinh thần của luật năm 2000, Luật hôn nhân và gia đình 2014
cũng không thừa nhận “hôn nhân thực tế” như các hướng dẫn của luật năm 1959
và 1986: việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị
pháp lý; nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn mà không đăng ký kết hôn thì không
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
II. Các quy định trong luật HN&GĐ 2014 về trường hợp nam nữ
sống chungchung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ giữa nam và nữ sống chungchung sống
Như đã đề cập, Luật HNGĐ 2014 vẫn giữ quan điểm không thừa nhận
quan hệ vợ chồng đối với trường hợp sống chungchung sống như vợ chồng mà
không đăng ký, thể hiện thái độ kiên quyết của nhà nước ta đối với tình trạng
này, nhằm bảo đảm trật tự xã hội, pháp chế xã hội chủ nghĩa. Khoản 1 Điều 14
Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo
quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”.
Cơ sở thực tiễn của việc không thừa nhận tình trạng nam nữ sống
chungchung sống như vợ chồng mà không đăng ký là do sự biến đổi nhiều mặt
của tình hình kinh tế - xã hội của đất nước những năm qua đã đem lại nhiều tác
động to lớn, khiến cho việc đăng ký kết hôn có điều kiện thực hiện thuận lợi:
nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt,
do đó trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật HNGĐ nói riêng cũng
được nâng cao; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được chú
trọng hơn đã góp phần đưa các quy định của pháp luật tới gần với nhân dân, ý
thức làm theo pháp luật của người dân được cải thiện, v.v.
3
Theo tinh thần của điều luật, giữa những nam, nữ sống chungchung sống
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không tồn tại các mối liên hệ pháp lý
của vợ chồng, hay nói cách khác không phải là vợ chồng theo nghĩa của luật.
Những người nam nữ sống chungchung sống như vợ chồng không có nghĩa vụ
chung sống và các quyền nghĩa vụ đặc trưng của quan hệ vợ chồng như nghĩa
vụ và quyền thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng; nghĩa vụ và
quyền thể hiện quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của vợ chồng; quyền và nghĩa
vụ đại diện cho nhau giữa vợ và chồng; nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, đùm
bọc, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ v.v.. Trong mối quan hệ này, mỗi người
có các quyền và nghĩa vụ đối với người kia theo luật chung, như hai cá nhân
bình thường.
Theo khoản 2 Điều 14 Luật HNGĐ, quan hệ hôn nhân giữa hai người chỉ
được pháp luật xác lập và thừa nhận sau khi thực hiện việc đăng ký kết hôn theo
đúng quy định của pháp luật. Nói cách khác, để xác lập quan hệ vợ chồng hợp
pháp và để hành vi chung sống với nhau như vợ chồng và được luật hôn nhân
gia đình bảo vệ thì người nam và người nữ phải tiến hành đăng ký kết hôn với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vì pháp luật không thừa nhận quan hệ vợ chồng nếu không đăng ký kết
hôn nên khi có yêu cầu ly hôn, theo quy định tại Điều 53 Luật HNGĐ 2014,
Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng mà không áp dụng biện
pháp xử lý hủy việc kết hôn trái luật như quy định Luật HNGĐ 1986. Việc ly
hôn giữa hai bên được tiến hành theo thỏa thuận hoặc theo ý chí của một bên và
trên thực tế, quan hệ vợ chồng không có đăng ký kết hôn có thể chấm dứt theo ý
kiến của một bên mà không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý đối với bên kia.
Kể từ thời điểm Tòa án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng, hai bên sẽ
phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng.
2. Quan hệ cha mẹ và con
Trong trường hợp người nữ trong quan hệ sống chungchung sống như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn sinh con thì theo quy định của Điều 15 Luật
4
Hôn nhân gia đình 2014, quyền và nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống như vợ
chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền và nghĩa vụ
của cha mẹ và con. Khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có
quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật
này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.
Như vậy, mặc dù Luật hôn nhân 2014 không công nhận điều chỉnh quan
hệ vợ chồng giữa nam nữ sống chungchung sống không đăng ký kết hôn nhưng
khi xuất hiện con chung của hai người, để đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ, được
sinh ra có đầy đủ cả cha và mẹ, luật vẫn điều chỉnh quan hệ giữa đứa con và hai
người nam nữ như quan hệ hôn nhân bình thường được công nhận, không phụ
thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi dù
trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì giữa cha mẹ và con vẫn là mối quan hệ gắn kết
khăng khít nhất – quan hệ huyết thống mà không ai có quyền chối bỏ. Do vậy,
quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và quyền, nghĩa vụ của con đối với
cha mẹ phải tuân thủ theo quy định của Luật HNGĐ 2014.
- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con là bất di bất dịch, dù người
con được sinh ra trong thời kì hôn nhân hay trong thời kì chung sống không kết
hôn thì vẫn không bị dịch chuyển hay thay thế. Quyền và nghĩa vụ này được
quy định chi tiết tại Điều 69, theo đó cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc,
giáo dục con cái, không phân biệt đối xử, lạm dụng sức lao động của con chưa
thành niên, giám hộ hoặc đại diện cho con chưa thành niên…
- Quyền và nghĩa vụ của con
Quyền và nghĩa vụ của con được quy định cụ thể trong Điều 70 Luật
HNGĐ 2014. Theo đó, con có quyền: được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, chăm
sóc khi chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi…,thực hiện các quyền, lợi
ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập
và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức; có quyền
5
tự do quyết định các vấn đề cá nhân khi đã thành niên; được hưởng quyền về tài
sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình….
Có thể thấy, Nhà nước trao quyền rất nhiều cho con và theo đó, chỉ trao
một nghĩa vụ: “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng
dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.” Điều này
cho thấy, các quy định trong pháp luật HNGĐ của Việt Nam thể hiện rõ lối
sống, phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam. Gần như việc cha mẹ hi sinh
và dành rất nhiều cho con và việc nghĩa vụ của con đối với cha mẹ lại rất ít đã
thể hiện phần nào tâm lí của người dân Việt Nam từ xưa đến nay.
- Xác định cha mẹ, con
Luật HNGĐ 2014 quy định tại Khoản 1 Điều 88: “ Con sinh ra trong thời
kì hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì hôn nhân là con chung của
vợ chồng.” Ngoài ra, khoản 1 điều này cũng quy định trường hợp: “Con sinh ra
trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ
chồng”.
Quy định trên có thể được hiểu rằng việc con được xác định là con chung
của vợ chồng phải gắn liền với yếu tố kết hôn, con của các cặp nam nữ sống
chungchung sống không đăng ký kết hôn không đương nhiên trở thành con
chung của họ mà phải thông qua các thủ tục xác định cha, mẹ, con quy định tại
mục 2, chương V luật này. Đây là một quy định giới hạn mối quan hệ giữa cha,
mẹ và con trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký
kết hôn mà có con. Việc không thừa nhận con được sinh ra trong thời kì nam nữ
sống chungchung sống sống như vợ chồng là con chung của họ rõ ràng là một
thiếu sót lớn trong Luật hôn nhân và gia đình 2014.
3. Vấn đề tài sản chung và nghĩa vụ hợp đồng
Điều 16 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về giải quyết quan
hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
6
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận
giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy
định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì
đời sống chungchung sống được coi như lao động có thu nhập”.
Như vậy, trước hết việc giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng
của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ
được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên (việc thỏa thuận chia tài sản này
phải đảm bảo lợi ích của người phụ nữ) . Nếu các bên không thỏa thuận được
thì sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
- Vấn đề tài sản: Về nguyên tắc, trong pháp luật Việt Nam hiện nay, do
quan hệ nam nữ sống chungchung sống không đăng ký kết hôn không được
công nhận là quan hệ vợ chồng nên nếu không có thỏa thuận với nhau về việc
các bên nhập tài sản riêng vào tài sản chung thì về nguyên tắc tài sản riêng của
ai sẽ thuộc về người đó. Nếu trong thời gian sống chungchung sống họ tạo ra tài
sản thì tài sản đó không được coi là tài sản chung hợp nhất (vì tài sản chung hợp
nhất chỉ có trong quan hệ vợ chồng) mà đây sẽ được coi là tài sản chung theo
phần.
Có thể nói, quy định về giải quyết quan hệ tài sản của nam, nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn của Luật HNGĐ năm
2014 không khác với tinh thần của Nghị quyết 35/2000/QH10 về việc thi hành
luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo Nghị quyết 35 “Kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của
Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly
hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có
7
yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết", và theo Khoản 3 Luật
HNGĐ năm 2000 thì “Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng
của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo
thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải
quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên, ưu tiên bảo vệ quyền lợi
chính đáng của phụ nữ và con”.
Một điểm mới của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về vấn đề bảo vệ
quyền lợi chủ yếu là của người phụ nữ đó là đã chỉ rõ “công việc nội trợ và
công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chungchung sống được coi như
lao động có thu nhập”. Như vậy, việc người phụ nữ ở nhà làm nội trợ không
đồng nghĩa với việc không tạo ra thu nhập và không đóng góp để duy trì đời
sống chungchung sống. Công việc nội trợ theo quy định này là hoạt động tạo ra
thu nhập, đây là cơ sở để thỏa thuận hoặc Tòa án xem xét giải quyết vấn đề về
tài sản chung trong trường hợp này. Tòa sẽ xem xét về mức độ thực hiện công
việc nội trợ để đánh giá công sức đóng góp vào việc tạo lập tài sản chung để
chia tài sản khi nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn. Quy định mới này bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ, bảo vệ
quyền lợi của những người phải từ bỏ công việc xã hội để thực hiện công việc
nội trợ, dù họ không tạo ra thu nhập trực tiếp nhưng công việc này đóng góp
một phần không nhỏ trong việc duy trì đời sống chungchung sống.
- Về nghĩa vụ và hợp đồng: do quan hệ này không được công nhận là
quan hệ vợ chồng nên theo pháp luật cũng sẽ không phát sinh những vấn đề
như: Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà
bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ; vợ, chồng trực tiếp tham gia quan
hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh
kinh doanh chung của vợ chồng trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh
doanh vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy
định khác; Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên
8
thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật HNGĐ 2014….. Mọi vấn đề liên quan
tới nghĩa vụ và hợp đồng sẽ được giải quyết như với trường hợp hai người
không có quan hệ hôn nhân xác lập với nhau theo quy định trong Bộ luật dân sự
2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
III. Các giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên
Trước khi đi vào việc đưa ra các biện pháp để bảo vệ quyền lợi các chủ
thể, thì chúng ta cần phải trả lời được câu hỏi rằng có nên công nhận việc chung
sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ở Việt Nam? Việc công nhận ở
đây không phải là khuyến khích mà là đưa ra những quy định pháp lý để đưa
hiện trạng này vào khuôn khổ, ví dụ như nhiều nước phương tây hiện tại, các
cặp chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn có thể đưa ra những thoả
thuận chung sống (living togerther aggrement) hoặc hợp đồng chung sống
(cohabitation contract) trong đó thoả thuận về các nội dung như phân chia sở
hữu tài sản, trách nhiệm với con chung, và các bên phải có nghĩa vụ tuân thủ
theo nhưng nội dung đã cam kết.
Theo quan điểm nhóm, các giải pháp nên hướng tới việc làm giảm thiểu
hiện tượng này trong xã hội hơn là đặt ra những quy định bổ sung để điều chỉnh
nó. Bởi lẽ, nền tảng văn hoá Việt Nam ta rất coi trọng vai trò của gia đình, gia
đình là nơi con người được nuôi dưỡng, che chở. Do đó nếu quan hệ vợ chồng
quan hệ gia đình không bền vững dễ dẫn đến sự mất ổn định của xã hội, ảnh
hưởng tới từng cá nhân, từng con người cụ thể. Hơn nữa quan điểm xây dựng
chế độ hôn nhân gia đình của nhà nước ta đã nêu rõ, chỉ ghi nhận quan hệ hôn
nhân một vợ một chồng bền vững, do đó việc ghi nhận quan hệ chung sống như
vợ chồng không đăng ký kết hôn là đi ngược lại với đường lối và chính sách
chung của nhà nước ta đã được xây dựng bấy lâu. Ngoài ra có thể thấy rằng,
hiện tượng chung sống như vợ chồng trong giai đoạn hiện nay (phân biệt với
việc chung sống như vợ chồng không đăng ký do những hạn chế khách quan về
mặt hành chính của thời kỳ trước, do trở ngại chiến tranh, chia cắt đất nước) là
nguồn gốc phát sinh của nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như nạo phá
9
thai, sống thử, lối sống vô trách nhiệm hời hợt, nhiều trẻ em bị mất quyền lợi, bị
bỏ rơi. Việc chung sống như vợ chồng hiện là xuất phát từ sự tự do ý chí của cả
hai bên, cũng có thể là tiền đề dẫn tới hôn nhân nên pháp luật không được
quyền cấm đoán, đường lối của pháp luật hiện nay là không công nhận nhưng
cũng không cấm theo quan điểm của nhóm là hợp lý.
Trên cơ sở những phân tích trên, nhóm xin đưa ra một số giải pháp, nhằm
hạn chế hiện tượng chung sống như vợ chồng cũng như giúp kiểm soát quản lý
hiện tượng nay một cách tích cực hơn:
- Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến
pháp Luật Hôn nhân và gia đình trong nhân dân, đặc biệt là các quy định về
đăng ký kết hôn, giúp nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng
ký kết hôn, để từ đó họ lựa chọn cho mình phưon̛ g thức "kết hôn" hay "chung
sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn".
Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú trọng tới việc mở rộng và nâng cao nhận
thức của đồng bào dân tộc thiểu số, nơi mà việc kết hôn vẫn chủ yếu dựa theo
phong tục địa phương, cần tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đưa những quy
định của pháp Luật Hôn nhân và gia đình đến với đồng bào các dân tộc. Song
song với việc giáo dục pháp luật, cần thiết phải tăng cươǹ g công tác giáo dục
giới tính với tầng lớp thanh, thiếu niên ....
- Thứ hai, cần tăng cươǹ g công tác quản lý nhà nươć với lĩnh vực hôn
nhân và gia đình, nhất là công tác hộ tịch. Đối với công tác hộ tịch ở cấp cơ sở,
cần phải tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hộ tịch, phải nâng cao
trình độ hiểu biết pháp luật cho đội ngũ này. Mặt khác, cũng cần thường xuyên
kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện những sai phạm trong hoạt động quản lý hộ
tịch để từ đó nâng cao hiệu quả công tác này.
- Thứ ba, hiện nay Nhà nươć ta đã thực hiện các biện pháp cải cách hành
chính hợp lý, thủ tục hành chính đươc̣ cải cách theo cơ chế "một cửa", trong đó
bao gồm cả thủ tục đăng ký kết hôn. Ngoài ra, cần chú trọng đẩy mạnh công tác
tổ chức bộ máy hành chính ngày càng gọn nhẹ, tiết kiệm, đồng thời tuân thủ
10
chặt chẽ các quy định của pháp luật để từ đó các cơ quan hành chính hoạt động
có hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.
- Thứ tư, về mặt quy định pháp luật hiện hành, theo điều 15 luật HNGD
năm 2014 thì quan hệ giữa cha mẹ chung sống không đăng ký kết hôn và con
giải quyết như trường hợp có đăng ký kết hôn, tuy nhiên tại điều 88 quy định về
xác định cha mẹ và con có lấy căn cứ của việc xác định con chung là thời kỳ
hôn nhân vậy với những trường hợp không đăng ký thì thời kỳ hôn nhân xác
định như thế nào, và trên cơ sở nào. Như vậy địa vị pháp lý của con chung
không mặc nhiên được hình thành mà phải thông qua việc thừa nhận của cha
mẹ, do đó nếu có một bên không thừa nhận (thường là người chồng) thì sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của đưa trẻ. Việc đặt ra một giới hạn cho thời
kỳ chung sống là tương đối khó, nhưng có thể quy định như sau, khi cần xác
định thời kỳ chung sống như vợ chồng, có thể căn cứ vào lời khai của đại diện
chính quyền địa phương và lời khai của ít nhất 3 nhân chứng khách quan, biết
và chứng kiến việc chung sống như vợ chồng để xác định thời kỳ chung sống
như vợ chồng. Từ đó sử dụng nó làm căn cứ để xác định tư cách con chung như
hôn nhân hợp pháp.
- Ngoài ra tại các điều luật quy định về quan hệ tài sản giữa hai chủ thể
chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn cũng phải quy định thêm rằng
nếu những thoả thuận về tài sản làm xâm hại tới quyền và lợi ích của đứa con
chung thì sẽ bị coi là vô hiệu (điều 16 luật HNGD).
KẾT LUẬN
Theo lối sống và phong tục tập quán của người phương đông nói chung
và người Việt Nam nói riêng, hôn nhân là kết quả của một quá trình tìm hiểu,
chấp thuận gắn kết cuộc sống giữa nam và nữ. Tuy nhiên, với sự ảnh hưởng
mạnh mẽ của lối sống phương Tây, một bộ phận không nhỏ những người, đặc
biệt là giới trẻ, ngày nay đang ủng hộ lối “sống thử” như một cách thể hiện sự tự
do của bản thân, không bị ràng buộc bởi bất kỳ một yếu tố nào. Điều này không
11
phải là tệ nạn xã hội nhưng rõ ràng nó có thể kéo theo những hệ lụy phức tạp về
sau. So với luật hôn nhân gia đình các giai đoạn trước, Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014, trong điều kiện không công nhận hôn nhân thực tế, đã có những
cố gắng tích cực để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến mối quan hệ “như vợ
chồng mà không phải là vợ chồng” này. Mặc dù thế, bản thân luật này vẫn chưa
thể bao quát hết các quan hệ sống chungchung sống như vợ chồng trong thực tế,
trong đó chỉ đề cập đến nam nữ sống chungchung sống mà chưa đề cập đến việc
sống chungchung sống của những người cùng giới tính, những người chuyển
giới vốn cũng đang diễn ra bức thiết hiện nay, cần có những chính sách điều
chỉnh phù hợp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật hôn nhân và gia đình 1959;
2. Luật hôn nhân và gia đình 1986;
3. Luật hôn nhân và gia đình 2000;
4. Luật hôn nhân và gia đình 2014;
5. Nghị quyết 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật HN&GĐ 2000;
6.
Thông tư 01/2001/TTLT–TANDTC–VKSNDTC–BTP hướng dẫn thi
hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000 của
Quốc hội “Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình”
12