Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

de thi chon doi tuyen hsg van9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.79 KB, 6 trang )

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9- LẦN 1
Thời gian làm bài : 90 phút.
Câu 1(3đ): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng ngắm ánh trăng tan?
Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ơi! Thời oanh liệt nay cịn đâu?”
( Nhớ rừng- Thế Lữ )
Câu 2(7đ): Có ý kiến cho rằng: “ Thơ Bác là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ
đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại”.
Qua bài thơ “ Vọng nguyệt ” (Ngắm trăng), em hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.


MôN : NGỮ VĂN - Thời gian: 90 phut.
Câu 1 (5 điểm) Văn bản
a. Chép lại bản phiên âm bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh
b. Hồn cảnh sáng tác?
c. Nội dung chính của bài thơ?
d. Em hãy kể tên một số bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.
Câu 2 ( 3 điẻm)
Tục ngữ phương Tây có câu:” Im lặng là vàng”. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
Khúc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối.
Và dại khờ là những lũ người câm.
Trên đường đi như những bóng âm thầm.


Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng.
( Liên hiệp lại)
Theo em , mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?
Câu 2: (2,5 điểm).
Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau:
"Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu
Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ"
("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như).

Câu 3: (3,0 điểm).
Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng nhân dịp Tết năm 1946, Bác Hồ viết:
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa
"
xuân của xã hội."
Em hiểu như thế nào về câu nói trên?


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài : 90 phút.
Câu 1: (6điểm).
Chiếc lá thường xuân (trong tác phẩm "
Chiếc lá cuối cùng"- O. Henri) mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét có phải là một
kiệt tác khơng? Vì sao?
Câu 2(14 điểm):
Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu
biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách
mạng tháng Tám
Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ ” ( Ngô Tất Tố ), “ Lão Hạc ” ( Nam

Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài : 90 phút.
Câu 1: (6,0 điểm).Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau (bằng một
đoạn văn ngắn):
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngồi giời mưa bụi bay.”
(Ơng đồ, Vũ Đình Liên - Ngữ văn 8 - Tập II)
Câu 2: (14,0 điểm).
Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua
nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” (
Nguyễn Dữ - NV9-T1)

Phòng GD - ĐT Hương Sơn

Đề thi chọn học sinh giỏi lần 1


Trường THCS Trung Phú

Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 120 phút
Năm học: 2017- 2018

§Ị ra:
Câu 1 : (4 điểm)
Hãy tìm và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ

sau
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
(Quê hương - Tế Hanh)
Câu 2: ( 4 điểm )
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 dòng nêu lên cảm giác sung sướng cực điểm của bé
Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ ( trong hồi kí Những ngày thơ ấu của
Nguyên Hồng )
Câu 3 : (12 điểm)
Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là
một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là
hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng
tám năm 1945.
Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm
sáng tỏ nhận định trên.
---- Hết ----

Phòng GD - ĐT Hương Sơn
Trường THCS Trung Phú

Đề thi chọn học sinh giỏi lần 3
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 120 phút


Năm học: 2017- 2018
Câu 1:(2,0 điểm) Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương - NV9 T1)

Câu 2: (3,0 điểm)
Bên cạnh lợi ích, mạng xã hội Facebook cịn có tác hại không nhỏ đối với giới
trẻ. Em hãy viết một bài văn ngắn bàn về vấn đề này.
Câu 3: (5,0 điểm)
Suy nghĩ của em về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “ Chuyện người con
gái Nam Xương” ( Nguyễn Dữ - Ngữ văn 9 t1).

Phòng GD - ĐT Hương Sơn
Trường THCS Trung Phú

Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi lần 4
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 120 phút
Năm học: 2017- 2018

Đề bài:
Câu 1(4đ): Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
( Quê hương – Tế Hanh – Ngữ văn 8 T2)
Câu 2(6đ): Suy nghĩ của em về nghĩa cử cao đẹp "Lá lành đùm lá rách" trong cuộc sống.
Câu 3(10đ): Khi nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du, có ý kiến cho rằng:
“ Nguyễn Du là bậc thầy trong việc miêu tả, khắc họa chân dung nhân vật ”.
Qua đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du – Ngữ văn 9
T1), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×