Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bào chế viên nén bao phim Natri diclofenac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.84 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN QUÂN Y
VIỆN ĐÀO TẠO DƯỢC
KHOA BÀO CHẾ - CÔNG NGHIỆP DƯỢC

BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN SẢN XUẤT THUỐC
BÀI THỰC TẬP: BÀO CHẾ VIÊN NÉN NATRI DICLOFENAC 50 MG
BAO PHIM

Học viên: Trần Thanh Mai
Lớp Dược 11

GVHD: Phan Thu Hằng

Tốp 2

HÀ NỘI -2021


Phụ lục
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN....................................................1
1.1. NATRI DICLOFENAC...............................................1
1.1.1. Công thức cấu tạo....................................................................................................... 1
1.1.2. Tính chất lý hóa......................................................................................................... 1
1.1.3. Định tính.................................................................................................................... 1
1.1.4. Định lượng................................................................................................................. 2
1.1.5. Công dụng.................................................................................................................. 2
1.1.6. Liều dùng................................................................................................................... 2

1.2. VIÊN NÉN BAO PHIM..............................................2
1.2.1. Viên nén...................................................................................................................... 2
1.2.2. Viên nén bao phim...................................................................................................... 3



1.3. VAI TRÒ CỦA TÁ DƯỢC.........................................4
1.3.1. Tá dược cho viên nhân................................................................................................ 4
1.3.2. Tá dược cho màng bao............................................................................................... 5

CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT.....................................7
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ..................................7
2.1.1. Nguyên vật liệu........................................................................................................... 7
2.1.2. Thiết bị........................................................................................................................ 7

2.2. BÀO CHẾ NHÂN VIÊN NATRIDICLOFENNAC 250MG
7
2.2.1. Cơng thức viên............................................................................................................ 7
2.2.2. Sơ đồ quy trình bào chế nhân viên.............................................................................8
2.2.3. Mơ tả quy trình bào chế............................................................................................. 8

2.3. BAO PHIM CHO VIÊN NHÂN.................................10
2.3.1 Công thức màng bao.................................................................................................. 10
2.3.2. Sơ đồ quy trình bao viên.......................................................................................... 11
2.3.3. Mơ tả quy trình......................................................................................................... 12

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ.......................................................15
3.1. CẢM QUAN..........................................................15
3.1.1 Viên nhân.................................................................................................................. 15
3.1.2. Viên bao.................................................................................................................... 15

3.2. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI LƯỢNG..............................15
3.2.1. Viên nhân.................................................................................................................. 15



3.2.2. Viên bao.................................................................................................................... 15

3.3. LỰC GÂY VỠ VIÊN...............................................16
3.4. ĐỘ RÃ..................................................................16
3.4.1. Phương pháp thử..................................................................................................... 16
3.4.2. Tiến hành.................................................................................................................. 17
3.4.3. Kết quả...................................................................................................................... 17

3.5. ĐỘ HỊA TAN........................................................17
3.5.1. Quy trình................................................................................................................... 17
3.5.2. Tiến hành thử độ hịa tan trong mơi trường acid.....................................................18
3.5.3. Kết quả...................................................................................................................... 19

CHƯƠNG 4. LƯU Ý VÀ BÀN LUẬN.....................................21
4.1. BÀN LUẬN............................................................21
4.2. KIẾN NGHỊ...........................................................23


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. NATRI DICLOFENAC
1.1.1. Công thức cấu tạo

C14H10Cl2NNaO2

1.1.2. Tính chất lý hóa
Diclofenac thuộc nhóm thuốc chống viêm khơng steroid, được dùng
chủ yếu dưới dạng muối Na, K, diethylamoni và epolamin. Natri diclofenac là
một acid yếu (dung dịch nước có pKa bằng khoảng 4 ở 25 0C). Tồn tại ở dạng
bột kết tinh hoặc tinh thể, màu trắng đền hơi vàng.
Độ tan: Dễ tan trong methanol và ethanol, hơi tan trong nước và acid

acetic băng, không tan trong ether.
1.1.3. Định tính
- Phổ hồng ngoại
- Sắc kí lớp mỏng
- Chế phẩm trong ethanol 96% và hỗn hợp đồng thể tích của dung dịch
kali fericyanid 0,6% và dung dịch FeCl3 0,9%. Để yên 5 phút, tránh ánh sáng
rồi thêm 3ml HCl 1%. Thấy xuất hiện dung dịch màu xanh nước biển và có
tủa tạo thành.
- Chế phẩm trong hỗn hợp methanol và nước cho phản ứng đặc trưng của
Na+.

1


1.1.4. Định lượng.
Phương pháp acid base trong dung môi acid acetic. Chuẩn độ bằng
dung dịch acid percloric 0,1N. Xác định điểm tương đương bằng phương
pháp chuẩn độ đo điện thế.
1.1.5. Cơng dụng
Natri diclofenac có hoạt tính chống viêm, giảm đau, hạ sốt do khả năng
ức chế đặc hiệu enzyme cyclo – oxygenase tham gia vào quá trình sinh tổng
hợp các chất trung gian gây đau, viêm, sốt.
Chủ yếu sử dụng trong các bệnh xương khớp như: viêm khớp dạng
thấp,…
1.1.6. Liều dùng
- Người lớn: + Uống 75-100 mg/ngày chia 2- 4 lần.
+ Tiêm IM 75 mg/ngày
+ Đặt 100 mg/tối
- Trẻ em: 1-3 mg/kg thể trọng/ngày, chia nhiều lần.
- Với thuốc TDKD : 1 viên 75 mg hoặc 100 mg/ngày, uống sau ăn.

1.2. VIÊN NÉN BAO PHIM
1.2.1. Viên nén
Viên nén là dạng thuốc rắn, được điều chế bằng cách nén một hay nhiều
loại dược chất, có thêm hoặc khơng thêm tá dược, thường có hình trụ dẹt, mỗi
viên là một đơn vị liều.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm:
 Đã được chia liều tương đối chính xác. Dễ dùng
 Thể tích gọn nhẹ, dễ vận chuyển, mang theo người.
 Dễ che dấu mùi vị khó chịu của dược chất.
 Dược chất ổn định, tuổi thọ dài hơn dạng thuốc lỏng.
+ Nhược điểm:
2


 Không phải tất cả các dược chất đều chế được thành viên nén.
 Sau khi dập thành viên, diện tích bề mặt tiếp xúc của dược chất với mơi
trường hịa tan bị giảm rất nhiều, do đó với dược chất ít tan nếu bào chế
viên nén khơng tốt, SKD của thuốc có thể bị giảm khá nhiều.
 SKD viên nén thay đổi thất thường do trong quá trình bào chế, có rất
nhiều yếu tố tác động đến độ ổn định của dược chất và khả năng giải
phóng.
 Khó sử dụng với người bệnh hôn mê, trẻ em hoặc người già.
 Thuốc bị tác động nhiều bởi đặc tính và điều kiện của đường tiêu hóa.
1.2.2.

Viên nén bao phim

1.2.2.1. Định nghĩa
Bao phim là quá trình bao một lớp màng mỏng polyme lên bề mặt viên

để bảo vệ hay kiểm soát giải phóng.
1.2.2.2. Cơ chế tạo phim từ hệ phân tán polyme trong nước
Nước dùng trong bao phim thực chất là mơi trường phân tán chất tạo
phim. Q trình tạo phim từ hệ phân tán polyme cần có thời gian trương nở
polymer. Giai đoạn này phức tạp và thường kéo dài, thậm chí nhiều ngày, tùy
thuộc vào cơng thức và các điều kiện bao. Quá trình tạo phim gồm các giai
đoạn sau:
- Đầu tiên nước bay hơi nhanh, các tiểu phân polyme sắp xếp lại gần
nhau, ngăn cách giữa chúng là một màng nước mỏng.
- Nước tiếp tực bay hơi. Lực mao dẫn tăng dần gây ra sự biến dạng các
tiểu phân polyme. Kết quả là bề mặt tiếp xúc giữa các tiểu phân tăng
lên.
- Quá trình hợp nhất xảy ra khi các phân tử polyme khuếch tán qua bề
mặt tiếp xúc giữa các tiểu phân, tạo nên lớp màng liên tục.
Quá trình tạo phim từ hệ phân tán polyme trong nước rất nhạy cảm với các
điều kiện bao. các điều kiện bao tối ưu có được trong một khoảng hẹp của
nhiệt độ. Các điều kiện bao tối ưu có được trong một khoảng hẹp của nhiệt
độ, nếu quá thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán của các phân tử
3


polyme qua bề mặt tiếp xúc, nếu quá cao sẽ gây dính viên. Ngồi ra cũng cần
quan tâm về tốc độ phun, lực phun và hướng phun của sung.
1.2.2.3. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm:
 Bảo vệ các thành phần trong viên nhân dưới các ảnh hưởng của nhiệt
độ, độ ẩm, ánh sáng
 Che giấu mùi vị của viên nhân
 Tạo màu sắc hấp dẫn cho chế phẩm và đồng đều màu giữa các lơ mẻ
 Có thể bao kiểm sốt thời gian và nồng độ giải phóng

 Đảm bảo khối lượng viên





Có nhiều ưu điểm so với bao đường
Nhược điểm:
Chi phí đắt đỏ
Kỹ thuật phức tạp
Có thể ảnh hưởng tới khả năng rã của viên

1.3. VAI TRÒ CỦA TÁ DƯỢC
1.3.1. Tá dược cho viên nhân
STT

Tá dược

Lactose
1

2

monohydrate

Avicel PH 102
(Cyclocel)

Vai trò trong công
thức


Tiêu
chuẩn

- Tá dược độn: Giúp đảm
bảo khối lượng cho viên,
đồng thời cải thiện độ trơn
chảy, khả năng chịu nén
của dược chất.

DĐVN V

- Tá dược dùng để dập
thẳng giúp tăng khả năng
chịu nén của dược chất,
điều hòa sự trơn chảy.

DĐVN V

4


3

PVP
10%/ethanol 96%

4

Natri

starchglyconat

5

6

1.3.2.
STT

1

Magnie stearate

Aerosil

- Tá dược dính lỏng: khả
năng tạo kết dính tốt, ít tác
động đến thời gian rã của
viên

DĐVN V

- Tá dược siêu rã: có khả
năng phân tán trong nước
tạo thành dạng huyền phù
trong mờ

DĐVN V

- Tá dược trơn: Giúp giảm

ma sát và điều hòa sự trơn
chảy của khối bột

DĐVN V

- Tá dược trơn: Điều hịa
sự chảy khối bột, viên
bóng đẹp

DĐVN V

Tá dược cho màng bao
Tá dược

HPMC E6

Vai trò trong cơng

Tiêu

thức

chuẩn

Phối hợp với chất hóa dẻo

DĐVN V

PEG 6000 để tăng tính
mềm dẻo của màng bao,

tạo màng bảo vệ
2

PEG 6000

Chất hóa dẻo cùng HPMC

DĐVN V

E6 tạo màng bảo vệ viên
nhân
3

Vai trò chống dính, tránh
Talc

cho các hạt kết dính lại với
nhau và dính vào nồi bao
trong khi bao.
5

DĐVN V


4

Tá dược bao: chống dính,
Titan dioxyd

5


ngăn tia Uv tránh ảnh
hưởng ánh sáng lên viên
Dung môi: là dung môi

Ethanol 96%
6

6

DĐVN V

Nước tinh khiết
Chất màu

hịa tan

DĐVN V

Dung mơi: để ngâm
trương nở và hòa tan các
chất
Tạo màu cho dịch bao

6

DĐVN V
DDVN V



CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ
2.1.1. Nguyên vật liệu
Natri diclofenac và các tá dược trong bảng tá dược (trang 4, 5, 6)
2.1.2. Thiết bị
- Máy dập viên tâm sai một chày.
- Máy thử độ hòa tan thuốc viên.
- Máy thử độ rã thuốc viên.
- Máy đo độ cứng thuốc viên.
- Máy đo quang phổ UV-Vis.
- Máy bao viên.
- Máy siêu âm Elmasonc S100H (Đức).
- Máy đo pH Metler (B231178918).
- Một số dụng cụ thí nghiệm khác: cốc mỏ, ống đong, bình định mức,
pipet, ống bơm tiêm, ống nghiệm, giấy lọc…
2.2. BÀO CHẾ NHÂN VIÊN NATRIDICLOFENNAC 250MG
2.2.1.

Công thức viên

TT

Nguyên liệu

1

Khối lượng
1 viên

1000 viên (g)


Natri diclofenac

50 mg

50g

2

Lactose monohydrat

80 mg

80g

3

Avicel PH102 (Cyclocel)

115 mg

115g

4

PVP 10%/ethanol 96%






5

Aerosil

1 mg

3,62g

7


6

2.2.2.

Magie stearat

4 mg

Tổng cộng
250 mg
Sơ đồ quy trình bào chế nhân viên
Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ (bước 1)

Rây hoạt chất và các tá dược (bước 2, 3)

Trộn bột khô (bước 4)

Trộn bột ướt (bước 5)


Xát hạt ướt (bước 6)

Sấy và sửa hạt (bước 7)

Trộn tá dược trơn, tá dược rã (bước 8,9,10)

Dập viên (bước 11)

Làm sạch viên, đóng lọ bảo quản (bước 12)

8

0,91g
250g


2.2.3.

Mơ tả quy trình bào chế

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, ngun liệu, tính tốn cơng thức và vào sổ pha
chế.
Bước 2: Cân 50,22g natri diclofenac, nghiền trong cối, rây qua rây số 250.
Bước 3: Cân 100,32g Avicel PH 102, 80,1g lactose monohydrat rây qua rây
số 250.
Bước 4: Trộn bột khô: Cho dược chất và các tá dược gồm: Avicel PH 102,
lactose monohydrat và natri diclofenac vào thiết bị trộn hình lập phương,
tiến hành trộn với tốc độ 200 vịng/phút trong 5 phút.
Chú ý: Cho toàn bộ bột vào túi PE, buộc túi sao cho túi căng khơng khí, cố

định túi trong thiết bị trộn. Lựa chọn thời gian trộn và tốc độ trộn sao cho
phù hợp. Nếu trộn quá ít bột khơng đều dẫn đến khó xát hạt, nồng độ dược
chất không đều, nếu trộn quá lâu bột tách lớp, không đồng nhất.
Bước 5: Trộn ướt: Cho hỗn hợp bột khơ vào máy nhào ẩm hình chữ Z nhào
trộn ở tốc độ 400 vòng/ phút trong thời gian 3 phút, sau đó thêm dung dịch
PVP K30/ethanol 96% vào, thêm từ từ vào khối bột tránh dính vào cánh
trộn (khoảng 25ml), khoảng 2 phút tiếp tục thêm tá dược dính (khoảng
25ml), bật máy trộn với tốc độ 400 vòng/ phút đến khi tá dược dính phân
tán đều, thêm tiếp 10ml tá dược dính vào và tiếp tục trộn trong 4 phút đến
khi thu được khối bột vừa đủ ẩm. Tổng thời gian trộn khoảng 10 phút. Hết
60 ml PVP K30/ethanol 96%. Cho bột ra khay.
Trong thời gian nhào ẩm, tiến hành lắp máy xát hạt.
Chú ý: giai đoạn này cần căn chỉnh thời gian nhào ẩm tránh nhào quá lâu
bay hơi cồn, khối bột khơ khó xát hạt. Căn chỉnh lượng tá dược dính thêm
vào khối bột, nếu quá nhiều khối bột dính ướt, khơng đều, hạt xát ra dài,
khó dập viên; nếu quá ít tá dược dính, khối bột tơi, khơng đủ kết dính
ngun liệu, hạt cốm xát ra sẽ bị vụn.
Bước 6: Xát hạt ướt: Cho khối ẩm qua máy xát hạt ướt với cỡ mắt rây 0,8
mm. Tiến hành xát với tốc độ 200 vòng/ phút.
Quan sát thấy, vẫn cịn những khối bột đóng thành viên to, chứng tỏ tá dược
dính phân tán vẫn chưa đồng đều, khối bột đem đi xát vẫn có chỗ tơi chỗ
9


dính.
Bước 7: Sấy và sửa hạt: Cho hạt ướt trải đều ra khay, để yên khoảng 15
phút để bay hơi bớt cồn (để đảm bảo an toàn, tránh bùng cháy khi sấy) rồi
mới cho vào tủ sấy. Sấy se hạt ở 50°C trong khoảng 10 phút rồi sửa hạt qua
rây 0,77 mm. Tiếp tục sấy hạt ở 60°C đến khi hàm ẩm hạt khoảng 2 - 3%
Quan sát thấy giai đoạn sửa hạt còn nhiều hạt cốm to dài, cần dùng lực tay

tác động chia nhỏ hạt cốm để kích thước hạt đồng đều.
Lý thuyết sấy 90oC trong 1h nhưng thực tế sấy 2h30’.
Bước 8: Cân lượng bột sau sấy (Cân được m hh = 235,60 g), tính tốn lượng
tá dược trơn cần dùng mmagie stearate (1.6% mhh) = 3,79g; maerosil (0.4% mhh) =
0,92g
Lắp máy dập viên tâm sai 1 chày, bộ chày cối 8mm.
Bước 9: Rây Magnie stearat và Aerosil qua rây số 115. Cân tá dược trơn
cho đủ khối lượng. Cân chính xác 15g tá dược rã ngồi magie
starchglycolat.
Bước 10: Trộn tá dược rã ngoài và tá dược trơn: Cho khối hạt và tá dược rã
ngoài vào thiết bị trộn hình lập phương. Trộn với tốc độ 180 vòng/phút
trong 3 phút. Cho tá dược trơn vào tiếp tục trộn như trên trong 3 phút.
Bước 11: Dập viên: Dập viên trên máy dập viên tâm sai 1 chày, dùng bộ
chày cối hình trụ dẹt, đường kính 8mm. Điều chỉnh máy để được viên có
khối lượng 250mg, lực gây vỡ viên 6 – 8 kP. Dập tay được khoảng 850
viên.
Bước 12: Làm sạch viên: cho viên qua rây 1 mm, rây để loại bỏ các bột
mịn. Đóng viên vào lọ nhựa, nắp kín, để ở PTN chờ bao viên.
2.3. BAO PHIM CHO VIÊN NHÂN
2.3.1 Công thức màng bao

10


Cơng thức cho mẻ 500 viên
Ngun
liệu
HPMC
E6
PEG

6000
Talc

Khối lượng cho
500 viên
(đã tính hư hao
20%)
7
,5 g
1
,5 g
1
,5 g

Titan
dioxyd
Ethanol
96%
Nước
tinh khiết
2.3.2. Sơ đồ quy trình bao viên

0
,5 g
1
50 ml
2
5 ml

Sơ đồ quy trình tạo dịch bao

Chuẩn bị dụng cụ, cân nguyên liệu

Ngâm HPMC E6, PEG 6000 trong 25ml nước, lắc siêu
âm, thêm Ethanol 960 khuấy từ tan hoàn toàn tạo hh
polymer

Nghiền talc, titan dioxyd tạo bột kép, thêm Ethanol 960 tạo
khối bột nhão đồng nhất

Phân tán bột nhão vào hh polymer, thêm chất màu khuấy
từ đồng nhất dịch bao
11


Sơ đồ quy trình bao viên
Làm song song với quá trình tạo dịch bao để tránh lãng phí thời gian

Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, làm sạch súng phun, nồi bao

Lắp đặt hệ thống bao viên

Cân 500 viên, sấy 600C trong 30’

Làm nóng nồi bao 30’, mài mịn viên trong nồi
bao 5’, điều chỉnh máy nén khí, súng phun

Cân lại khối lượng viên, nếu chờ bao viên tiếp
tục đem sấy
Bao viên


Tiếp tục sấy viên trong nồi bao

Kết thúc bao viên, tháo lắp, vệ sinh thiết bị, sấy
viên chờ đánh giá chất lượng

12


2.3.3.

Mơ tả quy trình

2.3.3.1. Chuẩn bị dịch bao

- Bước 1: Cân các nguyên liệu theo công thức
- Bước 2: Ngâm HPMC E6 và PEG 6000 trong 25 ml nước trong cốc có
mỏ 250ml, cho trong máy lắc siêu âm, khuấy nhẹ cho trương nở hoàn toàn.
Thêm Ethanol 96 % vào, khuấy đều đến khi tạo dung dịch trong suốt bằng
máy khuấy từ. Hết 100 ml ethanol 96 %.
- Bước 3: Nghiền mịn Talc, titan dioyxd trong cối. Trộn thành hỗn hợp
bột kép.
- Bước 4: Nhào bột kép với 1 ít Ethanol 960(5 ml) và nhào trộn kỹ để thu
được khối bột nhão đồng nhất.
- Bước 5: phân tán từ từ khối bột nhão trên vào dung dịch polymer
(bước 2), tráng cối bằng 50ml Ethanol 960. Khuấy bằng máy khuấy từ trong 2
giờ cho đồng nhất. Trước khi bao, lọc dịch bao qua rây 125 và làm nóng hỗn
dịch tới khoảng 500C trên bếp cách thủy. Quá trình cho cần giảm tốc độ
khuấy. Thêm 1 thìa chất màu tạo màu dịch bao kiểm tra độ đồng nhất.
Thực tế không lọc dịch bao, khuấy từ liên tục ngay cả khi phun dịch bao
viên.

2.3.3.2. Bao viên

- Bước 1: Chuẩn bị nồi bao, súng phun, đèn hồng ngoại, máy nén khí
và các dụng cụ phụ trợ. Nồi bao phải đảm bảo khô sạch để không tạo nhân
con. Súng phun cần được ngâm trong ethanol 96%, lắc siêu âm trong 30 phút
để đảm bảo không bị tắc trong quá trình phun dịch bao.
- Bước 2: Lắp đặt hệ thống bao viên, điều chỉnh máy nén khí súng
phun. Thử độ sạch của súng phun bằng Ethanol 960
- Bước 3: Cân khối lượng viên tương ứng với khoảng 500 viên nhân.
- Bước 4: Lượng viên nhân đã cân đem đi sấy ở 60 0C trong 30 phút.
Trong thời gian đó chiếu đèn hồng ngoại làm nóng nồi bao. Sau đó cho viên
vào nồi bao, quay nồi bao ở tốc độ 60 vòng/phút, bật đèn hồng ngoại để làm
13


nóng viên trong thời gian 5 phút. Điều chỉnh góc của súng phun và áp lực
phun phù hợp. Lấy viên ra cân 134g, hút bụi nồi bao.
- Bước 5: Phun dịch và bao viên: Tiến hành bao viên với các thơng
số quy trình bao như sau:
+ Tốc độ quay của nồi bao: 120 vịng/phút.
+ Góc súng phun và áp lực đầu phun (như đã điều chỉnh).
+ Tốc độ cấp dịch bao (tốc độ 1-1,2 vòng/phút trên bơm nhu
động, khuấy từ liên tục đảm bảo dịch bao đồng nhất).
=> Bao hết 200 ml dịch bao trong vòng 1,5 giờ.
- Bước 6: Sấy viên: Khi bao hết dịch thì tắt súng phun, thay đổi góc
quay của súng phun ra ngồi, phun Ethanol 960 đến khi sạch súng, giảm tốc
độ quay của nồi bao xuống 100 vòng/phút rồi tiếp tục sấy viên trong 15
phút để làm khô màng bao.
- Bước 7: Kết thúc bao viên: tắt đèn tử ngoại và đầu máy. Lấy viên
bao ra. Cân để xác định khối lượng sau khi bao viên.

- Bước 8: Đóng viên bao trong lọ nhựa, nắp kín. Ghi nhãn đúng qui
chế.
- Bước 9: Vệ sinh súng phun, nồi bao: Ngâm súng phun trong ethanol
96%, lắc siêu âm. Vệ sinh nồi bao bằng cồn, xà phòng và khăn mềm.

14


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ
3.1. CẢM QUAN

3.1.1 Viên nhân
Viên nén hình trụ dẹt; có đáy cong; cạnh và thành viên lành lặn; mặt
viên bóng, khơng có hiện tượng bị nứt, vỡ hay bở vụn; có màu trắng đồng
nhất; các viên đồng đều nhau về cảm quan.
3.1.2. Viên bao
Viên đều màu, cạnh bo trịn đẹp, độ dày vừa phải, màng bao khơng nứt
vỡ. Đơi khi vẫn có viên sứt cạnh, mẻ do hệ quả quá trình bao.
3.2. ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI LƯỢNG
3.2.1.

Viên nhân

Khối lượng 20 viên ngẫu nhiên (g)
0.25

0.24

0.25


0.25

0.25

0.24

0.26

0.24

0.24

0.25

0.26

0.25

0.25

0.24

0.25

0.25

0.24

0.25


0.25

0.26

Mtrung bình viên nhân = 0.25g
Như vậy, khơng có nhân viên nào có khối lượng nằm ngoài giới hạn
chênh lệch ±7,5% (0,226g - 0,263g) so với khối lượng trung bình viên và
khơng có nhân viên nào có khối lựơng vượt gấp đơi giới hạn đó.
Do đó, phép thử độ đồng đều khối lượng với nhân viên: Đạt.
3.2.2.

Viên bao

Khối lượng 20 viên ngẫu nhiên (g)
0.25

0.24

0.26

0.25

0.25

0.25

0.26

0.25


0.25

0.25

0.26

0.25

0.25

0.24

0.26

0.26

0.25

0.25

0.26

0.26

15


Mtrung bình viên bao = 0.258g
Như vậy, khơng có nhân viên nào có khối lượng nằm ngồi giới hạn
chênh lệch ±7,5% (0,226g - 0,263g) so với khối lượng trung bình viên và

khơng có nhân viên nào có khối lựơng vượt gấp đơi giới hạn đó.
Do đó, phép thử độ đồng đều khối lượng với nhân đạt: Đạt.
3.3. LỰC GÂY VỠ VIÊN
Lấy ngẫu nhiên 10 nhân viên và viên bao, cân và đo lực gây vỡ viên, kết quả
thể hiện ở Bảng
Bảng kết quả đo độ cứng của cả viên trần và
viên bao
Viê
n trần
Khối lượng
Lực
TT
nén
viên (g)
(đơn
vị: kPa)
1
0,2
6,3
6
2
0,2
6,6
5
3
0,2
6,6
4
4
0,2

6,5
6
5
0,2
7,0
6
6
0,2
6,8
6
7
0,2
6,0
4
8
0,2
6,1
4
9
0,2
6,9
6
1
0,2
7,1
0
5
16

Vi

ên bao
Khối lượng
Lực
nén
viên
(đơn
vị: kPa)
0,26
6,6
0,26

7,7

0,25

6,6

0,26

7,8

0,25

6,9

0,26

7,1

0,25


7,0

0,26

6,7

0,26

6,9

0,25

6,4


Lực gây vỡ
viên TB

6,39

6.97

Nhận xét:
- Viên trần có độ cứng khá cao, về cơ bản đạt yêu cầu về độ cứng.
- Viên sau khi bao có độ cứng lớn hơn so với viên không được bao. Tuy
nhiên chưa đạt yêu cầu (về cơ bản phải tăng lên từ 2 đến 3 kPa)
3.4. ĐỘ RÃ
3.4.1.


Phương pháp thử

- Thiết bị thử độ rã viên nén theo tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam V.
- Cho vào mỗi ống thử một viên nén (tiến hành song song cả viên trần và
viên bao). Treo giá đỡ ống thử trong cốc có chứa mơi trường theo chỉ dẫn
được duy trì ở 37 ± 2 °C và vận hành thiết bị theo thời gian quy định. Lấy
giá đỡ ống thử ra khối chất lỏng và quan sát chế phẩm thử.
 Mẫu thử đạt yêu cầu nếu tất cả 6 viên đều rã. Nếu có 1 đến 2 viên không
rã, lặp lại phép thử với 12 viên khác. Mẫu thử đạt yêu cầu nếu không
dưới 16 trong số 18 viên thử rã.
3.4.2.

Tiến hành

- Môi trường thử: Nước cất
- Thiết bị: Máy thử độ rã
3.4.3.

Kết quả
Bảng kết quả đo độ rã của viên trần và viên
bao
Thời điểm rã của viên
Nội dung

Viê
n trần
10p
h37
11p
h10

11p
h50
12p
h02

Viên thứ
nhất rã
Viên thứ
2 rã
Viên thứ
3 rã
Viên thứ
4 rã
17

Vi
ên bao
12
ph50
13
ph07
13
ph30
13
ph50


Viên thứ
5 rã
Viên thứ

6 rã

12p
h15
12p
h42

14
ph20
14
ph50

Nhận xét: Các viên đều đạt tiêu chuẩn theo quy định về độ rã.
3.5. ĐỘ HÒA TAN
3.5.1.

Quy trình

Theo chun luận DĐVN V, phần thử độ hịa tan của viên nén Natri
Diclofenac bao phim.
3.5.1.1.

Chuẩn bị các dung dịch:

+ Dung dịch HCl 0,1M (10L): pha loãng 85mL acid HCl (TT) với nước vừa
đủ 10L. Đem đo pH dung dịch thấy đạt không cần hiệu chỉnh.
+ Dung dịch NaOH 5M (200mL): hòa tan 20g NaOH (TT) với khoảng 30mL
nước vào cốc có mỏ, chuyển sang bình định mức, thêm nước vừa đủ 100mL.
+ Dung dịch NaOH 0,1M (200mL): hòa tan 0,4g NaOH (TT) với khoảng
30mL nước vào cốc có mỏ. Chuyển sang bình định mức, thêm nước vừa đủ

100mL. (pha hai bình định mức 100ml).
+ Hỗn hợp HCl 0,1M và NaOH 5M, tỉ lệ 900/20 (dung dịch X): trộn 270mL
dung dich HCl 0,1M với 6mL NaOH 5M.
+ Dung dịch Natri diclofenac1mg/ml: cân 100mg Natri diclofenac cho vào
bình định mức 100ml, thêm khoảng 80ml nước và 10ml dung dịch NaOH
0.1M. Lắc siêu âm 30’, thêm nước vừa đủ 100ml, lắc đều.
3.5.1.2.

Điều kiện thử

+ Thiết bị: cánh khuấy
+ Mơi trường hịa tan: 900ml dung dich HCl 0,1M (TT)
+ Tốc độ quay: 50 vòng/phút
+ Nhiệt độ: 37oC
18


+ Thời gian: 2 giờ
3.5.2.

Tiến hành thử độ hòa tan trong môi trường

acid
Tiến hành thử với 1 viên trần và 1 viên bao (lựa chọn viên bao khơng
có khiếm khuyết và có khối lượng nằm trong khoảng mtbv bao 5%).
- Thử độ hòa tan của viên trong 900ml dung dịch HCl 0,1M. Sau 2h, lấy
viên ra khỏi cóng để vào một cốc có mỏ 50ml.
- Dung dịch thử: Thêm vào cóng của giai đoạn thử trong mơi trường acid
20mL dung dịch NaOH 5M, khuấy đều. Hút khoảng 10mL dịch này lọc
qua giấy lọc thu được các dung dịch thử.

- Dung dich chuẩn: Hút chính xác 2ml Natri diclofenac chuẩn 2mg/ml vào
bình định mức 100ml, thêm dung dịch X vừa đủ đến vạch, lắc đều thu
dung dịch Natri diclofenac 20µg/ml
- Mẫu trắng: dung dịch X.
- Đem các dung dich thử, dung dich chuẩn đi đo độ hấp thụ quang với
bước sóng khoảng 267nm, mẫu trắng là dung dich X. Sau đó so sánh
giữa thử và chuẩn để xác định lượng hoạt chất giải phóng trong 2h đầu ở
mơi trường acid.
3.5.3.

Kết quả

Cơng thức tính tốn: Athử
+ Nồng độ hoạt chất giải phóng trong mơi trường thử:
Cthử (mg/l) =
Trong đó:
Athử, Achuẩn: mật độ quang lần lượt của dung dịch thử và dung dịch chuẩn
Cchuẩn: nồng độ (mg/l) của dung dịch chuẩn (0,02mg/l).

19


+ Phần trăm hoạt chất giải phóng so với tổng lượng hoạt chất trong
viên trong mơi trường thử:
% Giải phóng= × 100 (%)
Yêu cầu: Không quá 10% lượng diclofenac natri so với hàm lượng lý thuyết
hòa tan trong 2 giờ đầu tiên.

Bảng kết quả đo độ hòa tan của viên bao phim


Thơng
số
E
1

E
2

E
3

Et
b

C
(
mg/ml)
%
GP

Dung dịch
chuẩn
0
,5763
0
,5768
0
,5765
0
.5789

0
,025

Dung dịch
hịa tan
viên trần 1

Dung dịch
hịa tan viên
trần 2

0,0
590
0,0
500
0,0
610
0,0
501
0,0
018

,1134
0
,0040

Du
ng dịch
hòa tan
viên bao 1

0,0
610
0,1
080
0,0
789
0,0
829
0,0
029

3,2

7

5,2

0
,1125
0
,1107
0
,1115
0

4

,2

20


2

Du
ng dịch
hòa tan
viên bao 2
0,0
650
0,0
530
0,0
457
0,0
541
0,0
019
3,4
2


CHƯƠNG 4. LƯU Ý VÀ BÀN LUẬN
4.1. BÀN LUẬN
- Cân hoạt chất và tá dược chưa thật sự chính xác ảnh hưởng đến nồng độ
và hàm lượng. =>Cân chính xác khối lượng, đông tác tỉ mỉ cẩn thận.
- Cân rồi mới nghiền Natri diclofenac, dính chày cối nhiều, thiếu hụt hoạt
chất trong công thức.
- Trộn bột khô sử dụng máy lập phương: bởi khối lượng của khối bột
không quá lớn nên sẽ không đổ trực tiếp bột vào máy trộn mà sử dụng
một chiếc túi polymer để đựng bột, sau đó mới tiến hành trộn bột. Lưu ý,

đặt túi polymer đã chứa bột được cấp khí căng trịn chéo theo 3 trục của
máy lập phương. Đặt chắc chắn, có thể dùng 2 dây chun đan chéo nếu
như túi cài bị lỏng Đảm bảo sự đồng nhất của khối bột khi trộn.
- Khảo sát để thiết lập tốc độ và thời gian trộn, đảm bảo trộn đều khối bột
tránh hiện tượng tách lớp khi trộn quá lâu.
- Giai đoạn trộn tá dược dính lỏng, do chọn tá dược là PVP K30/ethanol
96% nên cần trộn nhanh tránh bay hơi cồn. Giai đoạn đổ tá dược vào
khối bột, đổ từ từ cẩn thận, dàn đều tồn khối bột, tránh dính cánh trộn
gây độ ẩm không đồng đều.
Thêm từ từ để ước lượng tá dược dính. Khơng nên cho q ít, ít
tá dược dính q sẽ khơng đủ kết dính ngun liệu, hạt cốm xát ra sẽ bị
vụn. Cũng không nên cho quá nhiều tá dược dính, cho nhiều quá khối
bột sẽ quá nhão, hạt cốm tạo ra sẽ bị dài. Khối bột có độ ẩm tương
đối, hạt cốm nhỏ sẽ dễ dập viên, viên đảm bảo độ đồng đề về khối
lượng.
- Cần loại bỏ bớt hơi cồn trước khi cho hạt cốm vào tủ sấy. Nếu không loại
bỏ hơi cồn bớt đi sẽ rất nguy hiểm, có thể gây cháy nổ khi cịn bùng lên
trong tủ sấy.

21


- Vẫn còn hạt cốm to hơn cơ rây, sử dụng tay miết cân bằng lại kích thước
hạt, tạo điều kiện dập viên đồng đều hơn.
- Dập viên bằng máy quay cầm tay. Sử dụng lực mạnh vừa phải để viên có
độ nén đạt yêu cầu. Chú ý đều tay để các viên có độ đồng đều với nhau.
Tuy nhiên do những lý do về thủ công, viên vẫn chưa thật sự đồng đều,
vẫn cịn hiện tượng q tay có viên bị dập hai lần lực nén, điều chỉnh lực
tay để đảm bảo thành phẩm đồng đều.
- Trong quá trình dập viên, do khối lượng bột dập viên lớn, thời gian dập

tay rất lâu nên trong suốt quá trình cần phải bảo quản bột trong túi kín,
cần phải sấy lại bột khi khối bột bị hút ẩm, điều kiện thời tiết ẩm ướt
cũng dễ dàng khiến cho khối bột bị ẩm làm viên bị chắc và khó khăn
trong q trình dập viên.
- Bảo quản viên trần trong túi zíp để tránh cho viên bị hút ẩm.
- Sấy viên trước khi bao để đảm bảo độ ẩm của viên, tránh hiện tượng mẻ
cạnh, bở viên,..
- Chủ động chuẩn bị dịch bao vì thời gian cho polymer trương nở hồn
tồn mất khá nhiều thời gian. Sử dụng máy siêu âm hỗ trợ đẩy nhanh
thời gian trương nở.
- Phối hợp thêm cồn, vào hỗn hợp polymer, tiếp tục sử dụng máy khuấy
từ, chú ý bọc màng bọc vào miệng cốc tránh bay hơi cồn. Không sử dụng
hết lượng cồn theo công thức, bỏ lại 30 đến50ml tráng cối khối bột nhão
lúc sau.
- Sau khi phối hợp hết các thành phần vào dịch bao, tiếp tục sử dụng
khuấy từ để đảm bảo dịch bao đồng đều tránh hiện tượng phân lớp do
dịch bao là dạng hỗn dịch, nếu để lâu sẽ gây ra hiện tượng lắng đọng,
gây tách lớp dịch bao.
- Duy trì khuấy từ dịch bao trong suốt cả thời gian bao viên.
22


×