ĐỀ BÀI: Em hãy thuyết trình phần ba của Bình ngơ
đại cáo của Nguyễn Trãi
Bình ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi được coi là bản
tuyên ngôn độc lập, một áng ''thiên cổ hùng văn'' của
dân tộc ta.Với bố cục là bốn phần: phần một nêu luận đề
chính nghĩa sắc bén; phần hai vạch rõ tội ác kẻ thù, lời
thơ mang lại sự thương cảm cho người dân và lòng căm
thù bọn giặc Minh; phần ba chính là q trình chiến đấu
đầy gian khổ và chiến thắng của cuộc khởi nghĩa; phần
bốn tuyên bố chiến quả và khẳng định sự nghiệp chính
nghĩa. Trong bốn phần đó em cảm thấy rất ấn tượng với
phần ba của bài thơ. Nó giúp em hiểu rõ hơn về cuộc
Khởi nghĩa Lam Sơn sau mười năm ròng rã chiến đấu
và giành lại độc lập cho dân tộc.
Bắt đầu phần ba của bài cáo đã xác định rõ căn cứ
của cuộc kháng chiến:
“Núi Lam Sơn dấy nghĩa,
Chốn hoang dã nương mình.”
Thế nhưng có một vị anh hùng vì lịng căm thù giặc
q lớn:
''Ngẫm thù lớn há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống.''
Vị anh hùng ấy với mong muốn “Mn thuở nền
thái bình vững chắc” nên quyết tâm “'Nếm mật nằm
gai” cho dù ông biết rằng:
“há phải một hai sớm tối” ( có nghĩa là cuộc kháng
chiến có thể kéo dài, chưa biết được khi nào sẽ chiến
thắng)
Ông cũng thừa hiểu rằng:
''Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu''
Rõ ràng qua những câu thơ trên giúp ta hiểu được
những khó khăn trong buổi đầu của cuộc kháng
chiến:thiếu lương thảo, quân sĩ, người tài đều thiếu, nghĩa
quân ở vào thế yếu.
Đứng trước các khó khăn đó, vị anh hùng nơi “Núi Lam
Sơn dấy nghĩa” Lê Lợi đã tìm ra đường lối chiến lược,
chiến thuật được thể hiện khá cụ thể :
“ Thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh
Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều”
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Nhờ tinh thần quyết tâm chiến đấu, “ Gắng chí khắc
phục giang nan”, được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tướng
sĩ trên dưới một lịng, có đường lối chiến lược, chiến
thuật đúng đắn nên nghĩa quân Lam Sơn càng đánh
càng chiến thắngvang dội, khơng có sức mạnh nào có
thể ngăn được sức tiến cơng vang dội như vũ bão của
nghĩa quân:
“Đánh một trận, sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận tan tác chim mng
Nỗi gió to qt sách lá khô
Thơng tổ kiến phá toang đê vỡ”
Chỉ trong vịng mười ngày mà nghĩa binh đã làm nên
những kì tích anh hùng chưa từng có:
“ Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm nhăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẩn”.
Hào khí ngất trời của Nguyễn Trãi cịn thể hiện qua
việc ông miêu tả sự thất bại thảm hại của quân Minh
bằng cách dùng hình ảnh, từ ngữ sinh động, cụ thể đầy
gợi tả như : “ Nghe hỏi mà thất vía”, “ Nín thở cầu thốt
thân”, “ bêu đầu”, “ bỏ mạng”, “ Liễu Thăng cụt đầu”,
“đại bại tử vong”. “ cùng kế tự vẫn”, “ lê gối dâng tờ tại
tội”, “ trói tay để tự xin hàng” ....nhất là đã gọi vua nhà
Thanh là “ thằng nhãi con Tuyên Đức”. Chưa bao giờ
cái hào khí dân tộc lại dâng cao như lúc này.
Trong phần này, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
lại được khắc sâu thêm một lần nữa. Ông đặt quyền lợi
của nhân dân, đất nước lên trên hết nên đã tha chết cho
kẻ thù khi chúng bị thất bại, còn cấp thuyền cấp ngựa
cho chúng về nước:
“ Thần vũ chẳng giết hạ, thể lòng trời ta mở đường hiếu
sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền
Ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa
Về đến nước mà vẫn tim đập, chân run
Họ đã tham sống, sợ chết mà hồ hiếu thực lịng
Ta lấy tồn qn là hơn, để nhân dân nghỉ sức”.
Với nghệ thuật chính luận tài tình, với cảm hứng trữ
tình sâu sắc, phần ba của Đại cáo bình Ngơ đã dựng lại
tồn cảnh của cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, giúp em hiểu
thêm về tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc. Càng
đọc em càng cảm thấy tự hào về truyền thống đấu tranh
và yêu nước của nhân dân ta.