Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phòng chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh online – thực tiễn tại Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.76 KB, 6 trang )

Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019

PHÒNG CHỐNG THẤT THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH ONLINE – THỰC TIỄN TẠI ĐÀ NẴNG
GVHD: ThS. Lê Đình Quang Phúc
SVTH: Huỳnh Thị Lệ My, Nguyễn Thị Thu Thùy
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
,
TÓM TẮT
Kinh doanh online có nhiều ưu điểm so với hình thức kinh doanh truyền thống, nó khơng những giải phóng
sự giới hạn về mặt không gian, tiết kiệm thời gian mà còn thu hút một lượng lớn khách hàng từ đó mang
đến một nguồn thu nhập đáng kể cho các cá nhân, tổ chức thực hiện kinh doanh. Pháp luật Việt Nam hiện
hành quy định nộp thuế là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức phát sinh thu nhập chịu thuế và được xác lập dựa
trên nền tảng kinh tế của người nộp thuế. Do đó, vấn đề phịng chống thất thu thuế từ hoạt động kinh doanh
online là hết sức cần thiết. Trên cơ sở phân tích thực trạng phòng chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh
doanh online trong thời gian qua, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Phòng chống thất thu thuế đối với hoạt
động kinh doanh online – Thực tiễn tại Đà Nẵng” nhằm nhận diện các yếu tố hạn chế trong cơ chế quản lý
thuế, góp phần định hướng, xây dựng và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong việc quản lý
thuế, ngăn chặn, loại bỏ các hành vi trốn thuế từ hoạt động kinh doanh online.
1. Giới thiệu
Thuế là nguồn thu mang tính cưỡng chế nhà nước huy động từ thu nhập hợp pháp của các tổ chức, cá
nhân. Trốn thuế từ hoạt động kinh doanh online đang là vấn đề nóng làm thất thốt một lượng lớn nguồn
ngân sách nước ta. Đề tài là cơng trình nghiên cứu có mục tiêu giảm thiểu hành vi trốn thuế từ hoạt động
kinh doanh online. Theo đó, bổ sung lý luận, cung cấp những thông tin khoa học cho việc hoạch định các
chiến lược phòng chống thất thu thuế, quản lý thuế và truy thu thuế từ hoạt động kinh doanh online, bổ sung
nguồn ngân sách thất thu từ hoạt động trên. Kết quả nghiên cứu có giá trị thực tiễn, có thể áp dụng ngay cho
việc quản lý thuế từ hoạt động kinh doanh online.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Phòng chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh online – Thực
tiễn tại Đà Nẵng” có kết cấu gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung được trình bày thành
3 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận về thuế và quản lí thuế trong kinh doanh online


Chương 2: Thực trạng cơng tác phòng chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh online tại địa
bàn thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp phòng chống trốn thuế đối với hoạt động kinh doanh online ở Đà Nẵng.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là phép duy vật biện chứng gắn liền với lý luận
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về
việc đề cao vai trò của pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyền; đề cao nhân tố con người, nâng cao ý
thức pháp luật của người dân trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

177


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đưa ra một số câu hỏi về tần suất sử dụng các mạng xã hội để kinh doanh, nhu cầu mua sắm thông qua
các trang mạng xã hội, tầm quan trọng của việc nộp thuế từ thu nhập online,... khảo sát 150 sinh viên trường
Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Qua đó đánh giá thực trạng về nhận thức, thái độ của sinh viên đối với
vấn đề nộp thuế từ hoạt động kinh doanh online.
2.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát và phân tích những điều kiện, tần suất sử dụng các trang mạng internet để kinh doanh của cá
nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Quan sát những hành vi, ứng xử, thái độ đối với cuộc sống
của cá nhân, tổ chức khi sử dụng mạng internet để kinh doanh.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến pháp luật về thuế và quản lý thuế, quy định về vấn đề nộp
thuế từ nguồn thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh online, các chế tài, biện pháp xử phạt hành
chính… qua đó đưa ra các khái niệm, đặc điểm ý thức pháp luật, đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân, tổ chức
về vấn đề nộp thuế đối với nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh online.
2.2.4. Phương pháp khác

Đề tài còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh, tổng hợp.
Tập trung phân tích những điểm bất cập, hạn chế của quy định thu thuế đối với hoạt động kinh doanh
online, so sánh với sắc thuế của một số quốc gia trên thế giới, phân tích thực trạng cơng tác nâng cao ý thức
pháp luật trong việc nộp thuế từ hoạt động kinh doanh online cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho cơng tác tun truyền phịng
chống trốn thuế.
3. Kết quả và đánh giá
3.1. Kết quả nghiên cứu
Từ việc phân tích dữ liệu và các suy luận logic, nhóm nghiên cứu tổng hợp, đánh giá và rút ra các kết
quả nghiên cứu cụ thể như sau:
3.1.1. Thực trạng quản lý thuế của hoạt động kinh doanh online
Thứ nhất, hệ thống pháp luật nước ta chưa bao quát toàn bộ vấn đề kiểm sốt việc đăng ký kinh doanh
bằng hình thức online.
Thứ hai, chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh online không tự giác đăng ký kê khai nộp thuế.
Thứ ba, hệ thống quy phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh online bộc
lộ nhiều mặt hạn chế trước sự phát triển của khoa học công nghệ.
Thứ tư, sự phối hợp liên ngành chưa thật sự chặt chẽ, tổ chức bộ máy thu thuế cồng kềnh, trình độ và
kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh online của cán bộ ngành thuế còn non trẻ.
3.1.2. Các vấn đề phát sinh đối với thuế trong kinh doanh online
- Áp dụng thương mại điện tử
Các hoạt động thương mại điện tử liên quan đến giao dịch điện tử và kinh doanh thương mại làm cho
hình thức kinh doanh truyền thống dần mất đi thế độc quyền. Kinh doanh online là một giao địch điện tử xác
lập quan hệ giữa khách hàng và chủ thể kinh doanh, do đó hoạt động kinh doanh online chủ yếu chịu sự điều
chỉnh của Luật Giao dịch điện tử 2005 và Luật Thương mại 2005. Trước những nội dung đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế - xã hội nước ta và sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ, các văn bản này bộc
lộ nhiều mặt hạn chế nhất định.
178


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019

Kinh doanh online là một hình thức biến dạng của kinh doanh thương mại truyền thống. Theo đó, kinh
doanh online tiết kiệm khá nhiều chi phí, đem lại lợi nhuận cao hơn so với kinh doanh truyền thống nhưng
việc truy thu thuế của các cơ quan nhà nước gặp phải nhiều khó khăn do chính sự biến thể gây nhiều cản trở
trong việc phát hiện và xử lý các sai phạm trong việc kê khai và truy thu thuế đối với các đối tượng này.
- Mối quan hệ giữa quản lý thuế trong kinh doanh online và thương mại điện tử
Vấn đề quản lý thuế đối với thu nhập phát sinh từ kinh doanh online cho thấy vai trò quan trọng của
thương mại điện tử trong mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau của hai hoạt động này. Hệ thống pháp
luật nói chung và các chính sách quản lý thuế nói riêng được xây dựng đồng bộ, rõ ràng, minh bạch sẽ tạo
môi trường thuận lợi cho kinh doanh thương mại điện tử phát triển, giảm rủi ro do tình trạng tham nhũng và
cạnh tranh khơng lành mạnh gây ra phiền hà cho người nộp thuế. Ngược lại, nếu hệ thống quản lý thuế phức
tạp, không đồng bộ, thiếu tính chặt chẽ và chồng chéo sẽ làm tăng cơ hội cho người nộp thuế có những hành
vi lợi dụng kẻ hở của luật pháp để trục lợi, làm giảm tác dụng quản lý và răn đe của pháp luật đồng thời bóp
méo mơi trường kinh doanh thương mại điện tử. Dựa vào đó, cơng tác quản lý thuế trong kinh doanh online
và thương mại điện tử có mối quan hệ mật thiết không tách rời.
- Vấn đề trốn thuế đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh online
Ngày nay, các cá nhân, doanh nghiệp bán hàng trên mạng xã hội và các website thu về doanh thu lớn
nhưng không hề kê khai cũng như đăng ký kinh doanh để nộp thuế, việc làm này vô tình gây ra sự mất cân
bằng trong kinh doanh đối với hình thức kinh doanh truyền thống. Việc các đối tượng lợi dụng vào hoạt động
kinh doanh online để trốn thuế có thể ví như “Trốn thuế cơng nghệ 4.0”. Theo số liệu ngành thuế cung cấp
năm 2017 có khoản 50.065 chủ tài khoản trên các trang mạng xã hội quảng cáo, bán hàng trên toàn quốc,
ngành thuế đã tiến hành truy thu phạt hơn 9 tỷ đồng vì hành vi bán hàng qua Facebook nhưng không thể kê
khai đầy đủ doanh thu kinh doanh.
Có thể nói hình thức trốn thuế bằng hoạt động kinh doanh online khiến cho số tiền nhà nước thất thu
từ thuế có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng. Thế nhưng, câu hỏi về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập đối với nhóm cá
nhân, tổ chức này dường như vẫn còn bỏ ngỏ. Đặc biệt, một vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý thuế Việt
Nam là làm sao quản lý dòng tiền của các doanh nghiệp thực hiện hoạt động thương mại điện tử có yếu tố
nước ngồi và vấn đề chống thất thu thuế trong trường hợp này được giải quyết ra sao khi mà hình thức quản
lý thuế bằng hóa đơn đỏ làm cho các hoạt động kinh doanh online thanh tốn bằng phương tiện tín dụng
ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quản lý của nhà nước ta.
3.1.3. Những vấn đề kinh doanh online và thu thuế đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh

online ở Đà Nẵng
Năm

Doanh thu bán lẻ hàng hóa

Tổng vốn đầu tư phát triển

2017

47.247 tỷ

37.365 tỷ

2018

53.200 tỷ

39.121 tỷ

Tương quan giữa năm 2018 so Tăng 12,6%
với năm 2017

Tăng 4,7%

Bảng 1: Tình hình kinh doanh ở Đà Nẵng năm 2017 – 2018
Số liệu trong bảng 1 thể hiện quy mô tăng trưởng kinh tế của Đà nẵng có tốc độ nhanh, hoạt động kinh
doanh online cũng có chiều hướng tăng cao. Hiện nay, thực trạng kinh doanh online và vấn đề thu thuế tại
Đà Nẵng được mô tả cụ thể:
Một là, số lượng kinh doanh online ở Đà nẵng gia tăng quá nhanh, cơ quan quản lý thuế gặp khó khăn
trong việc quản lý. Tính đến tháng 8/2018, sau khi kiểm tra, rà sốt ở Đà nẵng có hơn 11.000 chủ tài khoản

có hoạt động quảng cáo, kinh doanh mà số lượng kê khai hiện chưa đến 1/10 tổng số chủ tài khoản.

179


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Hai là, kiến thức pháp luật của các chủ tài khoản đối với việc kinh doanh online còn hạn hẹp. Hiện
nay, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định cá nhân, doanh nghiệp tham gia
kinh doanh thương mại điện tử buộc phải đóng thuế nếu có doanh thu trên 100 triệu/năm. Dựa vào quy định
này, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành truy thu thuế trong hoạt động kinh doanh online. Tuy
nhiên, vấn đề quản lý dòng thuế phát sinh từ thu nhập online tại Đà Nẵng vẫn chưa phát huy hiệu quả bởi lẽ
các chủ thể kinh doanh online ở Đà Nẵng phần lớn nhận thức về pháp luật thương mại điện tử chưa rõ ràng,
thiếu kiến thức chuyên ngành nên không tự kê khai hoặc cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ kê khai và
đóng thuế theo quy định.
3.2. Đánh giá
Đề tài là cơng trình nghiên cứu mang tính cấp thiết vì hệ thống quy định pháp lý về thuế và quản lý
thuế tại Việt Nam chưa kiểm soát hết các hành vi trốn nộp thuế thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh
online. Ý nghĩa lý luận của cơng trình nghiên cứu là cung cấp những thông tin khoa học cho việc hoạch định
các chiến lược phòng chống thất thu thuế, bổ sung lý luận về quản lý thuế và truy thu thuế từ hoạt động kinh
doanh online. Vì vậy, kết quả nghiên cứu có giá trị thực tiễn, có thể áp dụng ngay cho việc quản lý thuế từ
hoạt động kinh doanh online tại Đà Nẵng cũng như các địa phương khác trên cả nước.
4. Kết luận
Kinh doanh online là lĩnh vực hoạt động tương đối đa dạng và phức tạp. Nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa phát triển và sự ra đời hành loạt các hình thức kinh doanh online bên cạnh những
mặt tích cực cũng chứa những khuyết tật vốn có, tạo nên nhiều áp lực cho ngành thuế nước ta, đặc biệt là sự
ảnh hưởng của vấn đề thất thu thuế từ hoạt động kinh doanh online đã làm cho nguồn ngân sách nhà nước bị
mất đi nguồn thuế tiềm năng trong tương lai. Vấn đề quản lý và phòng chống trốn thu thuế từ thu nhập kinh
doanh online đặt ra nhiều trở ngại đối với công tác quản lý thuế nước ta và đồng thời tạo nên thách thức lớn
đối với hoạt động kinh doanh online xuyên biên giới. Mặc dù các cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra nhiều
hình thức quản lý, các chế tài xử phạt vi phạm hành chính song vẫn cịn nhiều lỗ hỏng xung quanh vấn đề

quản lý chặt chẽ nguồn thuế thất thu từ hoạt động kinh doanh online.
Nhằm cải thiện tình hình này nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Phịng chống thất thu thuế từ hoạt
động kinh doanh online” đề xuất một số yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế và quản lý thuế,
phòng chống thất thu thuế từ hoạt động kinh doanh online cụ thể như sau:
Một là, hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật về thuế và quản lý thuế xuất phát từ yêu cầu thực
tiễn đất nước, đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả về kinh tế.
Hai là, hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật về thuế và quản lý thuế nhằm hạn chế tối đa chi phí
hành chính do việc thực thi pháp luật về thuế gây ra.
Ba là, hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật về thuế và quản lý thuế dựa trên nguyên lý công
bằng.
Bốn là, hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật về thuế và quản lý thuế có tính dự báo và phù hợp
với hệ thống pháp luật quốc tế.
4.1. Các giải pháp hoàn thiện việc xây dựng các quy định và áp dụng pháp luật về thuế và quản lý thuế
đối với hoạt động kinh doanh online nhằm chống thất thu thuế
4.1.1. Hoàn thiện việc xây dựng hệ thống pháp luật
Thứ nhất, ban hành văn bản hợp nhất các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh online và thuế
thu nhập kinh doanh online.
Thứ hai, ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết quản lý thuế thu nhập kinh doanh online trên nền tảng
kết hợp Luật an ninh mạng và dự thảo Luật quản lý thuế nhằm tạo cơ sở dữ liệu thông tin người nộp thuế thu
nhập kinh doanh online đồng thời vẫn đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, tôn trọng quyền lợi của chủ thể
nộp thuế được hoạt động trên không gian mạng lành mạnh và tạo dựng niềm tin từ người nộp thuế.
180


Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019
4.1.2. Hoàn thiện việc áp dụng pháp luật
Thứ nhất, xây dựng bộ máy quản lý thuế riêng biệt để quản lý hoạt động thương mại điện tử nói
chung.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức
thực hiện hoạt động kinh doanh online nhận thức đầy đủ về thuế thu nhập online và nghĩa vụ nộp thuế thu

nhập online.
Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh online.
4.2. Đề xuất giải pháp đối với việc thu thuế kinh doanh online ở Đà Nẵng
4.2.1. Giải pháp trước mắt
Một là, kết hợp quản lý giữa ngành thuế và Bộ Công Thương, Bộ Thông tin - Truyền thông trong việc
quản lý các trang mạng xã hội, các danh sách website, các tài khoản của các cá nhân, tổ chức có hoạt động
thương mại điện tử.
Hai là, phối hợp cùng thực hiện với cơ quan công an đề nghị cung cấp cho cơ quan thuế các website
thương mại có hoạt động kinh doanh chưa kê khai nộp thuế do cơ quan công an phát hiện để cơ quan thuế xử
lý truy thu theo quy định.
Ba là, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ ngành thuế trong việc cung cấp các sao kê tài khoản của
các cá nhân tổ chức kinh doanh qua các trang mạng xã hội ( Facebook, Zalo, Youtube,...)
Bốn là, ngành thuế phối hợp với các nhà mạng và đại diện Facebook quản lý Việt Nam để chặn, khóa
các tài khoản đối với các chủ tài khoản có hành vi kinh doanh online với doanh số lớn nhưng không chấp
hành các nghĩa vụ thuế.
Năm là, nâng cao về mặt nhận thức pháp luật của người nộp thuế thông qua các phương tiện truyền
thơng đại chúng như: Internet, truyền hình vơ tuyến, băng rôn, khẩu hiệu,...
Sáu là, thiết lập trang thông tin điện tử giải đáp thắc mắc của các chủ tài khoản về vấn đề pháp luật
thuế.
4.2.2. Giải pháp lâu dài
Một là, hoàn thiện tư duy về quản lý nhà nước đối với các chủ tài khoản kinh doanh qua các trang
mạng xã hội, webstie bằng những kế hoạch tổng hợp tổng thể, minh bạch về phát triển kinh tế - xã hội ở cấp
quận/huyện và thành phố Đà Nẵng.
Hai là, các cơ quan chức năng của nhà nước như thanh tra, điều tra, kiểm tra, kiểm toán cần phổi hợp
chặt chẽ với cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
Ba là, xử lý nghiêm hành vi giúp đỡ các chủ tài khoản thực hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế
của một số cán bộ nhà nước.
Bốn là, đẩy mạnh hơn việc đơn giản thủ tục về hồ sơ đăng ký thuế, nộp thuế bằng các dịch vụ thanh
tốn tín dụng, hồn thuế thuận lợi cơng khai các đối tượng nộp thuế và mức thuế.
Năm là, tăng cường giáo dục đào tạo phát triển các giá trị văn hóa kinh doanh cho tất cả các chủ thể

kinh doanh ở mọi thành phần kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Mác – Ăngghen (1962), TT.T1, NXB Sự Thật, Hà Nội.
[2] Trường Đại học Tài chính – Kế tốn Hà Nội (2000), Giáo trình Thuế , NXB Tài Chính, Hà Nội.
[3] Harold Koontz, Cyril O’Donell, Heinz Weihrich (1993), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa
học – Kỹ thuật.
[4] Quốc hội (2006), Luật quản lý thuế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
181


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
[5] Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[6] Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[7] ThS. Lê Văn Hải (2017), Bàn về nguyên tắc quản lý trong dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, Tạp chí
tài chính ngày 30 tháng 12 năm 2017.
[8] ThS. Đinh Thị Ngọc Hoa (2016), Một số vấn đề lý luận về tuân thủ thuế, Tạp chí Nghiên cứu khoa học
cơng đồn số 6 tháng 12/2016.
[9] Quốc hội (2005), Luật thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[10] Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[11] Bộ Tài chính (2013), Thơng tư số 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính
về Thuế.
[12] Quốc Hội (2015), Bộ luật hình sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[13] Nguyễn Thị Thùy Dương (2013), Kinh nghiệm quản lý thuế của các nước OECD, Tạp chí Nghiên cứu
Kinh tế số tháng 8 năm 2013.
[14] Chính phủ (2018), Nghị định số 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu
tư kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Cơng Thương.
[15] Chính phủ (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử.
[16] Quốc hội (2005), Luật giao dịch điện tử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[17] Nhật Minh (2017), Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh qua Facebook: Cần những giải pháp
đồng bộ, Thời báo Tài chính Việt Nam.
[18] UBND TP Đà Nẵng, Báo cáo tình hình phát thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng an ning năm 2009 và phương hướng 2010.
[19] TS. Lâm Chi Dũng (2017), “ Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của TP Đà Nẵng”, Thời báo Tài
chính Việt Nam.
[20] UBND thành phố Đà Nẵng (2018), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội, quốc phịng - an ninh 2018 và
phương hướng nhiệm vụ 2019.
[21] Chính phủ (2016), Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.
[22] Tổng cục Thuế (2017), Công văn số 2623/TCT-CS ngày 16/06/2017 về việc tăng cường quản lý thuế
đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
[23] Bộ Tài chính (2017), Dự thảo Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi).
[24] Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (2018), Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm
2018.
[25] Sông Hương (2017), Quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử: Lấy công nghệ chống công nghệ,
Báo Kinh tế Đô thị điện tử.

182



×