Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vận dụng quan niệm của Đảng về dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta vào việc xây dựng đời sống dân chủ ở địa phương mình công tác (hoặc sinh sống).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.83 KB, 14 trang )

TIỂU LUẬN
Chủ đề: Vận dụng quan niệm của Đảng về dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa ở nước ta vào việc xây dựng đời sống dân chủ ở địa phương mình cơng
tác (hoặc sinh sống).
BÀI LÀM
Dân chủ là sản phẩm của chính trị, là mơ ước ngàn đời của quần chúng trong xã
hội. Dân chủ là khát vọng tinh thần địi giải phóng của con người để đạt tới tự do, là
động lực của mọi cuộc cách mạng. Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã được thực tế khẳng
định là một chủ trương đúng đắn trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
hệ thống chính trị, làm trong sạch và lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, quán triệt sâu
sắc các quan điểm của Đảng, đổi mới cách nghĩ, cách làm để cho việc thực hiện quy
chế dân chủ trở thành động lực thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước của các tầng lớp
nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quổc trong thời kì đẩy
mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước. Lê nin đã từng nói: “Khơng có dân
chủ khơng có tiến bộ xã hội”, Bác Hồ của chúng ta cho rằng : “Trong bầu trời khơng
gì quý bằng nhân dân, dân chủ là của quý báu nhất trên đời của nhân dân, thực hành
dân chủ rộng rãi là chiếc chìa khố vạn năng để giải quyết những khó khăn. Dân là
chủ và dân làm chủ”. Dân là chủ, dân làm chủ kết hợp lại với nhau thành văn hoá dân
chủ của nhân dân.
Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là điều kiện để phát triển, hoàn
thiện nhân cách của con người. Nền dân chủ mà chúng ta đang xây dựng là nền dân
chủ của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân mà điểm xuất phát từ bản chất của chế độ
“nước ta là nước dân chủ... Mọi quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân”. Theo đó dân
chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân
ta xây dựng. Từ lâu, Đảng ta rất coi trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,

1


dựa vào dân, nên đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân


chủ hoá đời sống xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một trong
những nội dung cốt lõi, trọng tâm. Đặc biệt là dân chủ hoá đời sống xã hội từ cơ sở.
Để không ngừng tăng cường việc thực hiện dân chủ ở cơ sở và góp phần xem
xét, đánh giá vấn đề một cách khách quan, khoa học, việc đi sâu nghiên cứu, tổng kết,
đánh giá quá trình thực hiện trên phạm vi toàn quốc hay từng địa phương cụ thể đều
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
Thực tiễn tại cơ sở, để thực hiện tốt nhất phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của địa phương thơng qua các hình thức dân
chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổ chức được quyền
giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia vào hoạt động của nhà nước để nhà nước
thực sự là của dân, do dân, vì dân là rất cần thiết trong quá trình đổi mới hiện nay.
Với tầm quan trọng trên, là công chức tại một xã miền núi thuộc vùng đặc biệt
khó khăn, tơi mạnh dạn chọn vấn đề “Vận dụng quan niệm của Đảng về dân chủ và
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta vào việc xây dựng đời sống dân chủ
ở địa phương mình cơng tác (hoặc sinh sống).” nhằm vận dụng kiến thức đã học làm
rõ hơn vấn đề dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở địa phương mình.
I. NỘI DUNG
1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ DÂN CHỦ VÀ XÂY DỰNG NỀN DÂN
CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Khái niệm chế độ dân và dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Chế độ dân chủ:
Chế độ dân chủ là một hình thức tổ chức nhà nước thừa nhận quyền lực cao
nhất thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền bình đẳng, dân chủ trong việc lựa chọn
hình thức nhà nước, xây dựng chế độ chính trị và tham gia vào các quyết định chính
trị quan trọng của đất nước và tham gia vào việc bầu chọn nhân sự cho nhà nước.
2


Trong lịch sử nhân loại đã có 3 chế độ dân chủ là chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dâ
chủ tư sản và chế độ dân chủ XHCN.

- Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Là một hình thức nhà nước của dân, do dân, vì dân, được xác lập sau khi giai
cấp công nhân giành được quyền lực nhà nước. “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết
phải tự giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc”, phải giành
lấy quyền lực nhà nước và tổ chức quyền lực đó thành nhà nước mới thực hiện được
sứ mệnh lịch sử.
1.2. Bản chất chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Bản chất kinh tế của dân chủ XHCN:
Dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu để đáp ứng sự
phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ
hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn
thể nhân dân lao động.
Đảm bảo lợi ích của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển. Nó kế thừa và phát triển mọi thành tựu phát triển kinh tế
mà nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực
như áp bức bóc lột, bất công nảy sinh từ chế độ tư hữu. Sản xuất phát triển và phân
phối công bằng theo lao động là mục tiêu của dân chủ XHCN.
- Bản chất chính trị của dân chủ XHCN:
Là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản để
thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa khác về chất so với nền dân chủ tư sản ở bản
chất giai cấp (giai cấp công nhân lãnh đạo); ở cơ chế nhất nguyên (một đảng cộng sản
lãnh đạo); ở bản chất nhà nước (nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân vì nhân dân). Xét về bản chất, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất
giai cấp cơng nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.
- Bản chất tư tưởng - văn hóa:

3



Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là chủ
nghĩa Mác - Lênin làm tư tưởng chủ đạo trong xã hội mới. Đồng thời, nó kế thừa,
phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc; tiếp thu những giá trị
tư tưởng - văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội… mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các
quốc gia, dân tộc. Nhân dân được làm chủ và thụ hưởng các giá trị văn hố tinh thần,
có điều kiện để phát triển mọi năng lực cá nhân.
1.3. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
- Xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa bao gồm:
+ Xây dựng cơ sở kinh tế của chế độ dân chủ là nền sản xuất phát triển cao với
lực lượng sản xuất phát triển.
+ Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN mang bản chất giai cấp công nhân và
coi nhân dân là chủ thể quyền lực tối cao, dần mở rộng các hình thức tham gia của
nhân dân vào quản lý các quá trình xã hội thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội của
nhân dân…
Quyền lực chính trị ngày càng thuộc về nhân dân là mục tiêu cuối cùng của xây
dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay:
+ Chế độ dân chủ XHCN ở nước ta là kết quả trực tiếp của cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân và được xây dựng trong điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt của thời
kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Chế độ mới đã đưa người dân lên địa vị làm chủ xã hội và là động lực khơi dậy
nhiều nguồn lực, sáng tạo từ nhân dân; mặt khác, do mới bắt tay vào “làm chủ và là
chủ” hiển nhiên còn những cơ chế, công đoạn, thao tác…chưa được thực hiện.
+ Việc bỏ qua sự phát triển chế độ TBCN vừa là một cách phát triển rút ngắn lại
vừa có nhiều yếu tố không thuận lợi trong xây dựng dân chủ. Sự nghiệp đổi mới còn
đang tiến hành, Nhà nước pháp quyền XHCN đang được xây dựng; quản lý nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN vẫn còn những bất cập, tệ quan liêu, nạn tham nhũng
và những biểu hiện suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên; xã hội chưa định
4



hình lối sống tn thủ pháp luật, thói quen dân chủ…Những lý do cơ bản trên đã
khiến cho sự nghiệp xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta trở thành mục tiêu, động
lực và điều kiện để phát triển đất nước hiện nay.
+ Đảng ta chủ trương xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trước hết thơng qua hồn thiện hệ thống chính
trị. Bao gồm Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân được
thiết lập từ trung ương tới địa phương là cơ sở bảo đảm cho việc xây dựng nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa. Trong đó xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh là then chốt;
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân là trụ cột.
- Xây dựng dân chủ XHCN tập trung vào 3 nội dung chính:
+ Một là, đẩy mạnh thể chế hóa quan điểm của Đảng về nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, để tạo cơ sở pháp lý cho dân chủ hóa về kinh tế.
Phương châm mà ĐH XIII chỉ ra là: “Tiếp tục cụ thể hóa, hồn thiện thể chế
thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm
tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ
trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả trên
thực tế phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ
hưởng".
Thể chế hóa các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và các loại thị trường; Thể
chế hóa các khâu liên quan đến vận hành kinh tế thị trường, gồm: ban hành văn bản,
quy định; xây dựng cơ chế vận hành, thực thi hoạt động kinh doanh; hoàn thiện tổ
chức bộ máy theo dõi, giám sát việc thi hành thể chế. Đẩy mạnh cải cách hành chính
nhà nước, cả về nhân lực, bộ máy và thủ tục hành chính.
+ Hai là, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và
vì Nhân dân.

5



Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản trên các
lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội; Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước, áp dụng các chế tài nghiêm minh với người được ủy quyền để hạn chế lộng
quyền, lạm quyền; Hoàn thiện các thể chế bầu cử - bãi miễn, ứng cử cạnh tranh theo
nguyên tắc: quyền lực thực sự của dân.
+ Ba là, thực hành dân chủ trong Đảng và củng cố, phát triển các tổ chức xã
hội tự nguyện, hợp pháp của Nhân dân.
Dân chủ trong Đảng là tấm gương, là cội rễ của dân chủ trong toàn xã hội.
Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng phải ln ln xuất phát từ lợi ích của
nhân dân, lắng nghe ý kiến giám sát, phản biện từ nhân dân. Đảng cần phải đi đầu và
giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh làm trong sạch Đảng và gương mẫu trong cuộc
chiến đấu chống tham nhũng, lãng phí.
2. VẬN DỤNG VÀO VIỆC PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở XÃ LIÊN HỢP,
HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Khái quát tình hình đặc điểm của địa phương.
Liên Hợp là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Quỳ Hợp, giao thơng đi lại
khó khăn, cách trung tâm Thị trấn 20 km, có diện tích tự nhiên 4.139,68 ha, với 5
xóm/bản, 492 hộ dân, dân số năm 2020 có 2.219 khẩu, chủ yếu là người dân tộc thiểu
số (dân tộc Thái), chiếm 98%. Là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp chiếm
hơn 95%, công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, đời sống của Nhân dân cịn gặp nhiều
khó khăn, thu nhập bình qn đầu người cịn thấp.
Tình hình chính trị, tư tưởng cán bộ Đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa
bàn xã trong những năm qua tương đối ổn định, nhân dân tin tưởng vào vai trò lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính quyền, chấp hành tốt các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

6



Các cấp chính quyền, đồn thể cấp xã ln quan tâm chăm lo chính sách cho
người nghèo, người có hồn cảnh khó khăn, các gia đình chính sách, người có cơng
với cách mạng và tồn thể nhân dân trên địa bàn.
2.2. Thực trạng phát huy dân chủ ở địa phương hiện nay.
2.2.1. Tình hình thực hiện dân chủ tại cơ sở
Trong những năm qua, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã được cấp ủy,
chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở xã triển khai sâu rộng và thực sự đi vào cuộc
sống. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
thực hiện dân chủ cơ sở được xây dựng, hoàn thiện; chất lượng và hiệu quả hoạt động
của HĐND - UBND xã ngày càng được nâng cao.
Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thể chế hóa và đi
vào cuộc sống; cơng tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được chú trọng góp phần đưa kinh
tế - xã hội của xã tiếp tục phát triển, quốc phòng - an ninh được giữ vững, công tác
xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả tích cực.
Ban Thường vụ Đảng ủy xã đã ban hành các văn bản về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; về tiếp tục đẩy mạnh
cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn toàn
xã; quyết định kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở. Hằng năm, tất cả các cán bộ cơng chức, Bí thư, xóm trưởng đều được tham gia
lớp tập huấn về quy chế dân chủ ở cơ sở như: Pháp lệnh 34/PLUBTVQH13 về thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định 04, Nghị định số 145/NĐ – CP. Ban
Thường vụ Đảng ủy thường xuyên tham gia sinh hoạt với các chi bộ để nghe, nắm bắt
tình hình ở cơ sở và định hướng những nhiệm vụ trọng tâm của xã trong thời gian tới;
Chỉ đạo xử lý các vụ việc tồn đọng kéo dài. Hàng năm đưa nội dung về thực hiện quy
chế dân chủ cơ sở vào chương trình cơng tác năm của cấp ủy, chính quyền.
Hoạt động của HĐND có nhiều chuyển biến, nhất là nâng cao chất lượng các kỳ
họp, chất vấn và trả lời chất vấn theo nhóm vấn đề, tăng cường giám sát việc thực
7



hiện nghị quyết của HĐND xã đối với UBND xã, các ban, ngành và các xóm, bản.
Qua các kỳ họp, HĐND xã và các xóm, bản đều nghe và cho ý kiến báo cáo kết quả
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong kỳ họp HĐND, ngoài ra, UBND xã ban hành
các văn bản đôn đốc, tổ chức thực hiện nhiệm vụ như: Công văn về công khai, minh
bạch thủ tục hành chính; cơng văn về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; cơng
văn về tiếp nhận, giải quyết TTHC qua Bộ phận Một cửa. 100% đơn thư được thụ lý,
hướng dẫn trả lời và giao trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền; giải quyết đúng
trình tự, thủ tục theo quy định, khơng có đơn thư tồn đọng kéo dài, đơn thư vượt cấp
tại cơ quan, đơn vị.
UBND xã thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, nêu cao tinh
thần phục vụ nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của dân, kịp thời chỉ đạo giải quyết
các vướng mắc, khó khăn ngay từ cơ sở. Chỉ đạo đội ngũ cán bộ tiếp dân và giải quyết
các thủ tục hồ sơ cho nhân dân kịp thời, hiệu quả; xây dựng tác phong, thái độ trong
quan hệ với nhân dân; tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố
cáo; tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với nhân dân để giải quyết kịp thời những ý
kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân ngay từ cơ sở; hạn chế đơn, thư
vượt cấp, phát sinh “điểm nóng”; nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả hoạt động
của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, phát huy vai trò tổ tự
quản, tổ hòa giải, tổ liên gia trong việc giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong cộng
đồng dân cư. Trong năm 2021 đã tổ chức hòa giải 02 vụ việc liên quan đến đất đai, tổ
chức giám sát 3 dự án đầu tư trên địa bàn. Trong quá trình giám sát chưa phát hiện sai
phạm nào xảy ra.
Ủy ban MTTQ và các đoàn thể xã, hằng năm đều xây dựng kế hoạch và tổ chức
giám sát, phản biện theo chức năng, nhiệm vụ. Trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm
2021 đã tổ chức được 3 cuộc giám sát, giám sát chuyên đề 01 cuộc, phối hợp giám sát
được 8 cuộc, tự giám sát được 5 cuộc; Căn cứ vào nghị quyết của Đảng ủy, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của UBND đã lựa chọn những dự thảo chương trình, kế
hoạch có liên quan đến phát triển kinh tế, phục vụ lợi ích của nhân dân để phản biện,

8


phát huy vai trị của các đồn thể chính trị xã hội từ xã đến xóm, các cá nhân tiêu biểu
trong Ủy ban MTTQ để thực hiện. MTTQ đã tổ chức phản biện thơng qua các hình
thức đóng góp bằng văn bản, thơng qua các buổi hội nghị góp ý, phản biện, góp phần
có thêm thơng tin để hồn thiện văn bản dự thảo tốt hơn, mang tính khả thi cao hơn;
tham gia đóng góp vào Dự thảo nghị quyết của HĐND, liên quan trực tiếp đến quyền
và lợi ích của Nhân dân.
Thực hiện công tác giám sát cán bộ, đảng viên theo Quy định 124-QĐ/TW ngày
02/2/2018, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huy vai trị chủ trì phối hợp với các thành
viên lắng nghe ý kiến Nhân dân, dư luận, để góp ý kiến kịp thời với người đứng đầu,
cán bộ chủ chốt các cấp .Công tác tổng hợp báo cáo tình hình Nhân dân hàng tháng,
quý; xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân trình tại kỳ
họp HĐND xã.
Hằng năm, Khối Dân vận Đảng ủy tham mưu, phối hợp tổ chức các hội nghị tập
huấn về thực hiện QCDC ở cơ sở, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho các tổ dân
vận các xóm, bản. Tồn đã xây dựng được 2 điểm sáng về thực hiện QCDC ở cơ sở.
Hoạt động đối thoại giữa Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND với Nhân dân được
tổ chức thường kỳ tại các xóm bản. Tồn xã có 05/05 xóm, bản có mơ hình tự quản
trên các lĩnh vực do cấp ủy, các ngành, MTTQ và các đoàn thể xây dựng và triển khai
tại các xóm, bản. Ở các xóm, bản đều thành lập được Tổ hòa giải theo quy định của
Luật hòa giải cơ sở nhằm giải quyết kịp thời các vụ việc tranh chấp nhỏ lẻ phát sinh
trong cộng đồng dân cư.
Thực hiện quy chế dân chủ trong các đơn vị sự nghiệp đóng trên địa bàn xã được
thực hiện chặt chẽ. Các trường học đều xây dựng quy chế làm việc, quy định quyền
lợi và nghĩa vụ của công nhân, viên chức và người lao động, bầu ban thanh tra nhân
dân; tổ chức hội nghị cán bộ công chức, người lao động, đại hội công nhân, viên
chức.
Qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại xã đã tác động tích cực vào sự phát

triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương, nhất là trong xây
9


dựng nơng thơn mới, nhân dân đã đóng góp cơng, góp của, ngày cơng lao động, hiến
đất để làm đường giao thông, lắp hệ thống đèn điện chiếu sáng, xây dựng thiết chế
văn hóa thể thao đồng bộ, đã góp phần hồn thiện các chỉ tiêu để xã về đích Nơng
thơn mới.
2.2.2. Tồn tại hạn chế trong q trình thực hiện:
Một số cấp ủy Chi bộ, ban cán sự xóm chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
và triển khai tổ chức thực hiện Pháp lệnh dân chủ, chưa coi đây là một nhiệm vụ
thường xuyên, quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Vai
trò, trách nhiệm của người đứng đầu ở một số ban, ngành, đồn thể và ở các xóm, bản
trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở chưa được phát huy.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm về dân chủ và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi cịn mang tính hình thức, thiếu
tính liên tục, đồng bộ, thiếu chiều sâu và tính thuyết phục.
Một số nội dung cơng khai chưa đầy đủ, việc thực hiện những nội dung nhân dân
bàn để cấp có thẩm quyền quyết định cịn hạn chế. Việc tổ chức để nhân dân tham gia
xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tham gia góp ý cho cán bộ, đảng viên có nơi
chưa đảm bảo yêu cầu. Tỷ lệ người dân tham gia họp xóm thấp, chất lượng các cuộc
họp xóm chưa cao; việc thảo luận, tham gia ý kiến cịn có tư tưởng cá nhân, cục bộ.
Một bộ phận nhân dân chưa phát huy hết công sức, trí tuệ tham gia xây dựng nơng
thơn mới, cịn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ của cấp
trên.
Một số thành viên ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ chưa chủ động tham
mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong q trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện
dân chủ ở cơ sở; chưa thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong tổ chức thực hiện dân
chủ trên địa bàn.
Thực hiện dân chủ gắn với cải cách hành chính và đổi mới phong cách, lề lối làm

việc của cán bộ, cơng chức cịn chưa đáp ứng được u cầu, vẫn cịn tình trạng đi
muộn về sớm. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nêu cao tính tiền phong, gương
10


mẫu, chưa tận tâm, tận lực, cịn xảy ra tình trạng thiếu dân chủ. Một số đơn vị xóm,
bản vẫn để xảy ra tình trạng nội bộ mất đồn kết dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, khơng
tin tưởng nhau.
Phát huy dân chủ chưa thực sự gắn với thực hiện kỷ cương, pháp luật. Một bộ
phận nhân dân còn lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật, gây trở ngại tới việc triển
khai một số nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, nhất là trong việc tranh chấp
đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng.
Cơng tác tiếp dân đơi khi vẫn chưa được quan tâm đúng mức; việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo có lúc chưa kịp thời, chưa đúng thẩm quyền. Một số vụ việc xảy ra ở
cơ sở chậm được giải quyết, cịn có những vụ việc phức tạp, kéo dài.
Hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở một
số đơn vị chưa thực sự hiệu quả, còn thiếu cơ chế, kinh nghiệm, phương pháp hoạt
động cịn lúng túng.
Cơng tác kiểm tra, giám sát thực hiện dân chủ ở cơ sở còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân:
Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chế độ dân chủ của một bộ phận cán
bộ, đảng viên còn hạn chế và chưa đầy đủ. Chưa thực sự quan tâm đóng góp ý kiến để
xây dựng và hoàn thiện các Quy chế, quy định của địa phương.
Một số cá nhân là thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát cộng đồng
chưa có ý thức, trách nhiệm cao trong cơng việc làm ảnh hường đến việc thực hiện
dân chủ của nhân dân.
Việc triển khai các văn bản hướng dẫn, thi hành về thực hiện dân chủ ở cơ sở
còn nhiều vướng mắc chưa đi vào đời sống nhân dân; việc cụ thể hoá các chủ trương
về dân chủ cơ sở chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị.
2.2.3. Những giải pháp nhằm phát huy dân chủ ở địa phương:

Nâng cao chất lượng công tác thông tin tun truyền, nhất là thơng tin về đường
lối, chính sách, luật pháp liên quan trực tiếp, giúp người dân tự giác thực thi pháp luật
và thực hiện tốt quyền dân chủ trực tiếp theo quy định của Hiến pháp. Thường xuyên
11


tun truyền các gương điển hình, mơ hình tốt về xây dựng và thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở.
Cấp uỷ đảng, chính quyền và hệ thống chính trị ở địa phương cần tiếp tục quán
triệt sâu sắc, đầy đủ và toàn diện hơn nữa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước
về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm thực chất và hiệu quả,
đồng thời chú trọng giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật; đề cao trách nhiệm xã hội, trách
nhiệm công dân; kiên quyết phê phán, lên án, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm
pháp luật, lợi dụng dân chủ, coi thường kỷ cương phép nước, xâm hại lợi ích của nhân
dân.
Phát huy vai trò người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, địa phương, các cơ quan,
đồn thể, đơn vị… trước hết là trong các tổ chức cơ sở đảng; cơng khai, minh bạch
trong điều hành của chính quyền; đề cao vai trị, trách nhiệm, tính tiên phong, gương
mẫu của cán bộ, đảng viên; chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các
hành vi xâm hại đến quyền làm chủ của nhân dân.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương. Tập trung chỉ đạo,
điều hành thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, sớm ứng dụng những thành tựu của Cách mạng Công
nghiệp 4.0, tạo thuận lợi để nhân dân thực hiện các thủ tục hành chính. Thực hiện
nghiêm các quy trình của quy chế dân chủ ở cơ sở, khơng cắt xén hoặc hình thức hóa
các hoạt động. Nâng cao đạo đức công vụ, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng chính quyền thực sự “của dân, do dân và vì
dân”.
Các tổ chức chính trị - xã hội cần thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã

hội, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhân
dân. Theo đó, cần công khai minh bạch tất cả những hoạt động kinh tế - xã hội, an
12


ninh - quốc phịng (ngoại trừ những vấn đề bí mật quốc gia), bao gồm cả việc giám sát
của nhân dân đối với công tác cán bộ.
KẾT LUẬN
Quan niệm của Đảng về dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta xét trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn đều là vấn đề hết sức cần thiết
và cấp bách. Từ những kết quả nghiên cứu việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa có thể rút ra một vài kết luận sau:
- Thứ nhất: Dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là chủ trương
lớn, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện bản chất của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa. Việc xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” đối với các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta là hết sức
quan trọng nhằm bảo đảm mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa trong nhân dân. Bằng
thực tiễn chứ không chỉ bằng lời nói, Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra mọi điều kiện về
chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục tư tưởng cần thiết để người dân có thể sử
dụng quyền làm chủ và phát huy khả năng làm chủ xã hội, làm chủ Nhà nước của
mình ngày càng nhiều hơn. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với quá trình
đổi mới của nước ta nói chung, trên địa bàn từng địa phương nói riêng.
- Thứ hai: để thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa ở cơ sở, phải tiến hành
đồng bộ các giải pháp. Bởi đó được xem là những yếu tố vật chất và tinh thần quan
trọng vừa có ý nghĩa tác động trực tiếp, vừa gián tiếp đối với sự thành công của việc
xây dựng, triển khai, thực hiện quy chế. Các phương hướng, giải pháp vừa có nội
dung riêng, vừa tác động hỗ trợ nhau - đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các giải pháp là
yêu cầu quan trọng.
- Thứ ba: để đạt hiệu quả việc thực hiện dân chủ phải coi trọng công tác tổng
kết, kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ. Thực hiện dân chủ ở cơ sở còn địi

hỏi gắn với việc đổi mới hệ thống chính trị nhằm mục tiêu dân chủ hoá xã hội chủ
nghĩa cũng có nghĩa là phải dân chủ hố bản thân hệ thống chính trị. Dân chủ hố hệ

13


thống chính trị là nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà
nước, phát huy tinh thần, quyền và khả năng làm chủ của nhân dân, hạn chế và từng
bước khắc phục tệ quan liêu, vô trách nhiệm, tham nhũng trong nội bộ tổ chức Đảng
và các cơ quan Nhà nước, củng cố mối quan hệ sống còn giữa Đảng, Nhà nước và
nhân dân. Thực hiện “Đảng, Nhà nước tin dân và dân tin Đảng , Nhà nước”.

14



×