I.
ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng hình tượng âm thanh và nhịp điệu để
diễn tả tư tưởng tình cảm của con người, thơng qua hình thức nghệ
thuật( thơng qua những hình tượng âm thanh) phản ánh những hình tượng xảy
ra xung quanh nó một cách đặc biệt. Con người am hiểu Âm nhạc chủ yếu qua
tai nghe, từ cảm giác âm thanh đó sinh ra trí tưởng tượng nghệ thuật…Khi vui
âm nhạc cất lên những tiếng hoan ca, khi buồn âm nhạc khẽ khàng len đến làm
dịu lòng ta… nên phải nói rằng Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng hình
tượng âm thanh để diễn tả tình cảm con người và thiên nhiên, tình cảm con
người trước cuộc sống và cảnh vật… Đã có khi người ta cảm thấy ngơn ngữ
của Văn học và Mỹ thuật bất lực thì ngơn ngữ của Âm nhạc phải lên tiếng và
dễ dàng đi sâu vào lòng người bằng những rung cảm sâu sắc… Âm nhạc trong
trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và
nội dung, song mục đích của việc dạy và học Âm nhạc trong trường THCS là
giáo dục văn hóa Âm nhạc, tăng cường năng lực tư duy để phát triển tri thức,
khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo, củng cố thêm về tình cảm, đạo
đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu Âm nhạc, nó không chỉ đem
đến cho con người những cảm thụ cao đẹp mà còn đem đến cho con người
những gợi mở về văn minh… chính vì vậy Âm nhạc có thể làm cho các em
dần dần nhìn rõ những cái hay, cái đẹp của cuộc sống, phát triển tư duy, óc
sáng tạo góp phần cùng các mơn học khác phát triển năng lực trí tuệ, bồi
dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần
chúng làm cho không khí học tập, sinh hoạt trong nhà trường thêm vui ti
lnh mnh. Việc dạy m nhạc ở trờng THCS mặc dù không nhằm đào tạo các
em thành những con ngời hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là
giáo dục văn hoá m nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật, biết cảm thụ
và nhận biết m nhạc một cách sâu sắc, hình thành ở học sinh một tâm hồn
trong sáng, một thị hiếu m nhạc lành mạnh, cách t duy sắc sảo, lòng khát
khao sáng tạo và sống vui tơi.
Âm nhạc phát triển tối đa những tè chÊt sinh lý, nh÷ng phÈm chÊt nhân
văn, tính đặc thù của việc giáo dục Âm nhạc là giáo dục tình cảm, thẩm mĩ, cái
hay, cái đẹp… góp phần rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách tồn
diện của con người mới đồng thời tạo cho các em những thói quen, những
kinh nghiệm bản lĩnh tự tin trên sân khấu, tự tin hòa nhập và đặc biệt học sinh
sẽ có thêm những kinh nghiệm, những kiến thức về âm nhạc - một nhu cầu lớn
đối với sự phát triển con người trong thời đại mới. Để các em - những chủ
nhân tương lai của đất nước, thành những con người tồn diện … Với lợi thế
đó bản thân tơi mạnh dạn chọn đề tài: " Một số kinh nghiệm giúp học sinh
hứng thú học phân mơn Nhạc lí - Tập đọc nhạc ở trường THCS".
2. Mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu chủ yếu của phân môn này là giúp các em hiểu biết nhiều hơn về
nghệ thuật Âm nhạc thông qua việc ghi nhớ các nốt nhạc, ký hiệu Âm nhạc.
Học sinh biết thêm nhiều bản nhạc hay ngoài ra Tập đọc nhạc còn phát triển
khả năng nghe sự cảm thụ Âm nhạc và năng khiếu Âm nhạc cho học sinh, giúp
các em có một kiến thức cơ bản vững chắc về nhạc lý để làm nền tảng cho các
em học tốt hơn chương trình Âm nhạc ở các lớp sau .
- Phân mơn Nhạc lí - Tập đọc nhạc hình thành cho các em những hiểu biết về
khái niệm, đặc điểm nhận biết kiến thức trên bản nhạc những kí hiệu âm nhạc
qua đó các em vận dụng vào các bài tập đọc nhạc, bản nhạc...
- Học sinh có những hiểu biết tối thiểu về tên gọi các nốt nhạc (vị trí nốt nhạc
trên khng), các kí hiệu, cách ghi …dần dần chuẩn về cao độ, trường độ, tiết
tấu…
- Nâng cao chất lượng giảng dạy môn học.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu hiệu quả giảng dạy Âm nhạc cho học sinh các trường THCS, qua
việc tiếp thu bài học của các em.
4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu.
- Học sinh THCS
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giảng dạy môn Âm
nhạc cho học sinh THCS
- Đề ra những kinh nghiệm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn
Âm nhạc .
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu qua nội dung SGK, SGV, nhạc lí cơ bản…
- Nghiên cứu qua những tài liệu, thu thập tư liệu…
- Nghiên cứu qua kinh nghiệm giảng dạỵ.
- Nghiên cứu qua những đợt tập huấn do phòng, sở tổ chức.
-Nghiên cứu qua việc giảng dạy thực tế ở trường THCS Cẩm Quang, trường
THCS Thạch Trung…
- Nghiên cứu qua những lần kiểm tra đánh giá học sinh.
7. Những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện đề tài
a. Về phía nhà trường:
* Những thuận lợi:
- Âm nhạc là một bộ mơn độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học
nghiêm túc, có kiểm tra, đánh giá và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để
xét lên lớp và thi tốt nghiệp bậc học.
- Được nhà trường, BGH, Đội, Cơng Đồn… hết sức quan tâm. Tạo mọi điều
kiện, hỗ trợ và đáp ứng hầu hết những yêu cầu của giáo viên ví dụ: mua trang
phục, làm những dụng cụ phục vụ môn học…
- Có đài, đĩa nhạc, bảng phụ, máy tính, máy chiếu.. để phục vụ dạy học
- Nhà trường có kết nối Internet thuận lợi cho việc tìm kiếm thơng tin phục vụ
giảng dạy.
- Giáo viên giảng dạy nắm chắc về chuyên mơn, có khả năng dàn dựng, tích
cực tìm tịi nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình
giảng dạy..
* Những khó khăn:
- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy cịn thiếu ( chưa có phịng học
dành cho bộ mơn, chưa có nhà đa chức năng, chưa có đan Oocgan- đã hỏng
khá lâu), một đàn Ghita( khơng có giá trị sử dụng) tranh ảnh, bảng phụ còn
thiếu quá nhiều..
- Các tài liệu nghiên cứu phục vụ cho việc giảng dạy chưa có hầu như giáo
viên phải tự tìm tịi, nghiên cứu….
- Dàn âm thanh chưa được đầu tư ( vì tài chính của nhà trường)
b. Về phía học sinh:
* Những thuận lợi:
- Học sinh ngoan, hầu hết các em đều u thích mơn học, thích nghe hát và
được hát
- Thích được tham gia vào các hoạt động văn nghệ…
- Hứng thú với tiết học, nhiệt tình học hỏi, nghiêm túc trả bài …
* Những khó khăn:
- Với học sinh THCS Thạch Trung đa phần các em ít có điều kiện để được
tham gia sinh hoạt hay học thêm các môn năng khiếu như Âm nhạc, Mỹ thuật,
các bộ mơn thể thao khác… một phần vì hồn cảnh gia đình, vì phụ huynh
chưa chú trọng cho các em học thêm những môn năng khiếu khác…Việc học
thêm các mơn văn hóa khác có khi chưa được thì nói gì đến việc học thêm mơn
Âm nhạc hay Mỹ thuật…Vì vậy là học sinh thành phố nhưng các em khá thiệt
thòi, những hiểu biết, những kinh nghiệm của các em còn hạn chế, chưa sâu
rộng…nên khi trả bài hoặc đi vào kiến thức nhạc lý… các em chưa tự tin, còn
rụt rè, bở ngỡ, đặc biệt về phân mơn Nhạc lý- Tập đọc nhạc vì mỗi tuần một
tiết với nhiều yêu cầu nên việc đọc đúng cao độ, trường độ và nhớ vị trí nốt
nhạc của các em hầu như cịn hạn chế, ít em có khả năng xướng âm( với đúng
nghĩa) dù là một giai điệu đơn giản…
- Là môn học đặc trưng( mỗi trường một giáo viên Âm nhạc) nên giáo viên bận
hoặc đi cơng tác có khi cả tháng trời học sinh không được học Âm nhạc trong
khi đặc thù của bộ môn về chuyên môn mỗi trường một giáo viên, không phải
như giáo viên văn hóa khác, nếu giáo viên này bận cơng tác thì có giáo viên
khác( cùng chun mơn) dạy thay nên các em không bị mất bài, vẫn đảm bảo
kiến thức nhưng ở bộ môn Âm nhạc này chuyên trách một giáo viên, lại thuộc
về năng khiếu nên khó có người dạy thay đúng chun mơn đảm bảo đầy đủ
nội dung, kiến thức....
* Dự báo những đóng góp mới của đề tài:
- Con người am hiểu Âm nhạc chủ yếu qua tai nghe, từ cảm giác âm thanh đó
sinh ra trí tưởng tượng nghệ thuật. Sự am hiểu ngơn ngữ Âm nhạc phụ thuộc
vào tri thức văn hóa của người nghe. Âm nhạc trong nhà trường THCS với tư
cách là một mơn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung song mục
đích của việc dạy và học Âm nhạc là giáo dục văn hóa Âm nhạc, khơi dậy ở
các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động Âm nhạc, củng cố về tình
cảm, đạo đức, về niềm thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu Âm nhạc…Lứa tuổi học
sinh THCS có nhạy cảm âm nhạc, nhận biết nhanh, dễ dàng nắm bắt cao độ,
âm hình, tiết tấu, có khả năng phát triển năng khiếu, và hơn nữa ở độ tuổi này
các em có khả năng ghi nhớ chủ định, có hệ thống, hướng sự chú ý vào những
điều có nội dung, có ý nghĩa …Vì vậy muốn các em có hứng thú với phân mơn
này điều đó bản thân tơi thấy khơng q khó mặc dù cịn nhiều khó khăn, về
thời gian phân bố cho môn học, về điều kiện hồn cảnh gia đình của học sinh,
về thái độ của các em luôn xem nhẹ môn phụ… nhưng quan trọng nhất để các
em muốn học, có hứng thú khi học phân mơn Nhạc lý - Tập đọc nhạc thì phụ
thuộc người giáo viên. Phải thừa nhận rằng môn Âm nhạc nói chung hầu như
học sinh đều thích (nhưng chủ yếu là thích học hát) nên để các em thích, có
hứng thú với phân mơn này địi hỏi giáo viên phải là người yêu nghề, trân
trọng chuyên môn, cố gắng học hỏi tìm tịi mọi cách để học sinh thích thú học
tập, tự giác học tập và ý thức học tập mới là điều quan trọng. Lứa tuổi THCS là
lứa tuổi đang hình thành nhân cách, lứa tuổi giữa người lớn và trẻ con…chính
vì thế để tạo hứng thú cho các em thích học phân mơn này giáo viên phải vừa
dạy kiến thức vừa tạo sân chơi, khuyến khích, cổ vũ học sinh để các em tự tin
đón nhận kiến thức một cách thoải mái, tự tin không bị gánh nặng bởi những
kiến thức tổng hợp.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở khoa học:
Mục tiêu giáo dục được Quốc hội thông qua năm 2005 đã xác định là đào tạo
con người Việt Nam tồn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (trích điều 2, chương I
Luật giáo dục 2005). Giảng dạy Âm nhạc trong trường là giảng dạy nghệ thuật
kết hợp, thông qua các hình tượng Âm nhạc bồi dưỡng cho học sinh lí tưởng
cách mạng(cách mạng ngay trong chính bản thân mình), ngấm dần nhũng tình
cảm cao thượng gợi mở trí tuệ làm cho học sinh phát triển cả về thể chất lẫn
tâm hồn.
Việc giảng dạy Âm nhạc không nhằm đào tạo các em thành những ca sĩ,
nghệ sĩ, những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu giáo
dục văn hóa Âm nhạc, làm cho các em u thích nghệ thuật Âm nhạc, hình
thành nơi các em những tâm hồn trong sáng, một thị hiếu Âm nhạc lành mạnh,
cách tư duy sắc sảo, sáng tạo, giàu tình cảm và quan trọng hơn là tạo cho các
em một cuộc sống vui tươi, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh về tâm hồn, trí
tuệ, thể chất rèn luyện cho các em bản lĩnh tự tin thể hiện mình trước những
diễn đàn lớn ngay từ bây giờ và cả ngày mai…Một môn học mang tính nghệ
thuật cao, học sinh học theo phương châm "học vui- vui học", đồng thời bản
thân nó củng tạo ra nguồn cảm hứng đầy sáng tạo cho các em …là giáo viên
được phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc qua thời gian giảng dạy
bộ môn tơi nhận thấy các em rất u thích mơn học này, tuy nhiên học sinh chỉ
thích được học hát hoặc nghe hát cịn với phân mơn " Nhạc lý - Tập đọc nhạc"
thì hầu như các em khơng có hứng thú. Có thể các em chưa xác định được tên
nốt hoặc các em khơng đặt nặng bộ mơn này …Vì vậy để các em thực hiện tốt
yêu cầu của bài học người giáo viên cần có những phương pháp truyền đạt
khoa học, hướng dẫn thật tốt và hiệu quả giúp các em nắm được mục tiêu bài
học. Trong thực tại việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ
môn Âm nhạc rất nhiều ý kiến khác nhau. Những năm trước đây việc giảng
dạy bộ môn này do giáo viên đứng lớp giảng dạy chưa có giáo viên bộ mơn
riêng, bên cạnh đó là sự thiếu hụt về phương tiện dạy học như là nhạc cụ cùng
với phương pháp giảng dạy củ kỹ chủ yếu là dạy hát dạy đọc nhạc theo phương
pháp truyền miệng. Do đó kết quả đạt chưa cao, ít gây hứng thú cho các em
trong việc học tập và tiếp thu kiến thức bộ mơn. Từ thực tế đó tơi đã mạnh dạn
đưa ra vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy hướng dẫn học sinh thực
hiện tốt phân môn " Nhạc lí - Tập đọc nhạc".
2. Cơ sở lí luận:
- Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn
- Căn cứ vào những lần tham gia các cuộc thi văn nghệ, những lần kiểm tra,
đánh giá học sinh…
Với tư cách là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy phải nghiên cứu,
nắm vững kiến thức lập trường, hướng dẫn những gì đã được học, đã được
xem, …hướng dẫn học sinh dần dần để các em thực hiện và thực hiện tốt với
yêu cầu chung của bộ môn, của con người trong xã hội mới và của giáo viên…
3. Kết quả khảo sát học sinh trước khi áp dụng đề tài:
Sau một thời gian giảng dạy, nghiên cứu và kiểm tra học sinh tôi nhận
thấy rằng học sinh của tơi hầu hết các em đều gặp khó khăn và thực sự lúng
túng khi học phân môn Nhạc lý – Tập đọc nhạc, mặc dù đây là một phân môn
rất quan trọng đối với bộ mơn Âm nhạc. Nó có mối quan hệ mật thiết với hai
phân môn kia, vai trị của phân mơn này vừa giữ vai trị giải mã, vừa quyết
định đến việc học tốt môn Âm nhạc, hát tốt các bài hát. Tuy nhiên học sinh lại
không thường xun được học, lại ít có điều kiện vận dụng, liên kết kiến thức
thành hệ thống nên đây là nội dung tương đối khó đối với các em học sinh
THCS.
Khảo sát kết quả cho học sinh khối 6 năm học 2012-2013 phân môn
Nhạc lý – Tập đọc nhạc kết quả như sau:
Năm học 2012 - 2013
Lớp
Số học sinh
Đạt (Đ)
Chưa đạt(cđ)
6A
30
10 HS = 33,4%
20 HS = 66,6%
6B
30
24 HS = 80%
6 HS = 20%
6C
30
12HS = 40 %
18HS = 60%
(Phần phân mơn Nhạc lí - Tập đọc nhạc khoảng 52% học sinh hoàn thành.)
3. Nội dung và biện pháp thực hiện của đề tài.
1.3. Nhạc lý:
Phân môn nhạc lý cung cấp những kiến thức lí thuyết âm nhạc cơ bản và
cần thiết nhằm hỗ trợ việc học hát, tập đọc nhạc …nâng cao sự hiểu biết về âm
nhạc. Vì vậy giáo viên giảng dạy bộ mơn phải tránh khai thác sâu, mở rộng
kiến thức nhạc lý. Khi dạy nhạc lý ở trường THCS giáo viên thường định
nghĩa, giảng giải, ít xuất phát từ thực tiễn âm nhạc qua các ví dụ sinh động để
rút ra nhận xét và kết luận.
Là một nội dung tương đối khó dạy vì học sinh không được học thường
xuyên, thời gian dạy lại ít, hầu như kiến thức còn xa lạ với các em. Vì vậy giáo
viên dạy nhạc lí cần phải giúp cho học sinh thực sự hiểu, đảm bảo tính chính
xác đặc điểm, đầy đủ về kiến thức, ngắn gọn mà dễ hiểu. tạo điều kiện cho học
sinh được quan sát lắng nghe, trả lời, nhận xét, so sánh và được thực hành bằng
những bài hát, bản nhạc, bài tập đọc nhạc cụ thể.
Mục tiêu quan trọng của phân môn nhạc lí là kỹ năng nhận biết nốt nhạc trên
khng,ý nghĩa cua các kí hiệu âm nhạc, ghi tên nốt, nhịp, phách, ý nghĩa của
các loại dấu hóa… là những kiến thức nhạc lí cơ bản vì vậy giáo viên nên
giảng dạy cho các em những gì cơ bản nhất tránh đi sâu vào kiến thức… Muốn
học sinh nắm vững kiến thức nhạc lí cần dùng ngồi những tiết học có nhạc lí
trong q trình dạy phân mơn khác giáo viên phải thường xuyên hỏi kiến thức
nhạc lí của các em thường xuyên, ví dụ:
- Ở lớp 6 học sinh bắt đầu học những kiến thức nhạc lí như: hình nốt,
nhịp, phách… vậy nên trong quá trình dạy những tiết khác giáo viên phải luôn
thường xuyên hỏi lại học sinh qua phân môn học hát(vì bài hát là nơi tập trung
hồn tồn các kiến thức nhạc lí).
Với thời lượng khơng nhiều, khi dạy về nhạc lý giáo viên chỉ cần giới
thiệu ở mức độ sơ giản, qua thực hành để hiểu biết lí thuyết, chủ yếu là để học
sinh cơng nhận khơng cần lí giải, giáo viên cũng không nên khai thác sâu, mở
rộng kiến thức nhạc lý như ở trường chuyên nghiệp. Chỉ cần giúp các em có
khái niệm ban đầu và biết sử dụng kiến thức trong các bài tập cụ thể. Quy trình
dạy nhạc lý chỉ mang hình thức tham khảo, khơng nhất thiết phải theo trình
tự( như ở các trường chuyên nghiệp).Theo tôi các bước dạy nhạc lý cần thiết
là:
- Giới thiệu kiến thức nhạc lý ( tên, khái niệm, vai trị, đặc điểm, tính
chất)
- Minh họa kiến thức trên bản nhạc ( cho học sinh quan sát và giáo viên
hướng dẫn, minh họa trên nhạc cụ hoặc thực hành nếu cần thiết).
- Minh họa bằng âm thanh ( trên nhạc cụ)
- Củng cố
Về khả năng đọc nhạc (xướng âm) cịn phụ thuộc vào năng khiếu của
từng em vì vậy giáo viên phải chú trọng kiến thức tối thiểu của nhạc lí cũng có
thể gọi là xóa nạn mù nhạc..
Tuy nhiên để học tập đọc nhạc tốt thì học sinh phải nắm rõ các kiến thức
cơ bản về nhạc lý khi nhìn vào bài tập đọc nhạc các em mới đọc nhạc tốt được.
Vì vậy khi học sinh bắt đầu làm quen với những nốt nhạc, những kí hiệu
thường gặp trong bản nhạc củng như số chỉ nhịp, dấu hóa… thì ngay từ tiết 3
âm nhạc lớp 6 khi các em bắt đầu làm quen với hình nốt và vị trí của các nốt
nhạc trên khng thì có thể xem đây chính là nền móng của các em nếu muốn
học tốt mơn Âm nhạc nói chung và phân mơn Nhạc lí - Tập đọc nhạc nói riêng.
Muốn biết chữ phải học thuộc bảng chữ cái, ghép vần… cịn muốn đọc được
nhạc thì phải thuộc các vị trí của nốt nhạc, điều này thực sự là một khó khăn vì
như chúng ta đã biết thời gian dành cho mơn học q ít, để học sinh ghi nhơ
các nốt nhạc không chỉ dạy bằng kiến thức mà qua các trò chơi hoặc những lần
đố vui ví dụ như:
- Khi dạy học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc, giáo viên minh họa bằng
năm ngón tay - tương ứng với năm dòng kẻ và tạo thành bốn khe…theo thứ tự
được tính từ dưới lên khi chúng ta xoay bàn tay đối diện với mặt mình thì ngón
tay út sẽ là dịng thứ nhất rồi theo thứ tự các dòng kẻ còn lại…sẽ rất dễ nhớ khi
các em háo hức khám phá ngón tay út ( tức là dịng kẻ thứ nhất) là nốt Mi,
ngón áp út là nốt Son, ngón giữa là nốt Si, ngón trỏ là nốt Rê, ngón cái nốt
Pha.. Từ dịng kẻ sẽ tìm ra các nốt nhạc trên khe….
Lứa tuổi THCS là một độ tuổi khá phức tạp, tâm lí khơng ổn định vừa
người lớn vừa trẻ con vì vậy đê các em nắm được kiến thức giáo viên phải biết
vận dụng giảng dạy kiến thức bằng nhiều hình thức để gây hứng thú cho các
em khi học nhạc lí, vừa tạo sân chơi cho học sinh vừa nâng cao chất lượng dạy
và học.
2.3. Tập đọc nhạc.
Đối với phân môn TĐN giáo viên cần phải cho học sinh biết rằng: Tập
đọc nhạc không phải như "tập đọc chữ", TĐN không phải đọc " như nói" mà
phải đọc " như hát". TĐN chính là cho các em làm quen với "chữ nhạc". Dạy
TĐN ở trường THCS là bước đầu tập luyện, "giải mã" các kí hiệu ghi chép
nhạc, học TĐN nhằm giúp các em hát tốt hơn, đồng thời qua TĐN giáo dục
nhạc cảm và giúp học sinh phát huy khả năng sáng tạo âm nhạc của mình.
Thơng thường đa số giáo viên khi dạy Tập đọc nhạc đều ảnh hưởng cách
dạy xướng âm như ở các trường chuyên nghiệp. Muốn học sinh phải tự đọc
đúng cao độ và trường độ, nói đúng hơn là "đọc thơng viết thạo" bản nhạc
trong khi thời lượng dạy quá ít và đối tượng học sinh là đại trà. Vì vậy đã gây
nên tâm lý sợ học, căng thẳng, mệt mỏi, nặng nề làm cho học sinh khơng có
hứng thú khi học phân môn này… những tiết dạy và học sẽ kém chất lượng,
học sinh dễ nãy sinh ra những tâm lí đối phó khi học và khi trả bài.
Để tạo cho học sinh có hứng thú với phân mơn này, giáo viên phải sử
dụng cách dạy phù hợp. Muốn các em có hưng thú khi học thì u cầu cần thiết
nhất là giáo viên giảng dạy phải luôn luôn sử dụng nhạc cụ trong q trình dạy
nhạc nói chung và Tập đọc nhạc nói riêng, đồng thời phải dịch giọng sao cho
phù hợp với tầm cử giọng của các em, khi tập đọc cao độ nên cho học sinh dựa
vào tiếng đàn làm mẫu của giáo viên. Đặc biệt giáo viên phải thực hiện chuẩn
về cao độ, trường độ, khả năng sử dụng nhạc cụ thuần thục. Ngoài ra kỷ năng
thể hiện trường độ và tiết tấu phải được quan tâm nhiều hơn bằng những bài
tập riêng trong nhiều tiết học khác. Giáo viên phải xác định đúng trọng tâm và
luyện cao độ, tiết tấu không được quá lâu mà chỉ thực hiện trong khoảng 10
phút.
Phải nói rằng trong âm nhạc, tiết tấu có vai trị hết sức quan trọng, dạy
học sinh thực hành tiết tấu trong Tập đọc nhạc (TĐN) chính là tập cho các em
"giải mã" các kí hiệu ghi trường độ âm thanh bằng hình nốt để cho những "âm
hình" ghi trên giấy vang lên một cách sống động. Từ tập đọc độ cao đến thực
hành về trường độ qua những âm hình tiết tấu có mối quan hệ chặt chẽ để tiến
tới tập đọc nhạc trong một chỉnh thể bao gồm cao độ và trường độ tạo nên
những giai điệu là hai công việc tạm thời tách riêng khi mới TĐN.
Để giúp học sinh nắm được các kỹ năng gõ tiết tấu và phách trong một
buổi học, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh bằng nhiều hình thức đan xen
khác nhau: học theo tổ, nhóm, cá nhân…Để củng cố kĩ năng gõ tiết tấu, giáo
viên có thể tổ chức trị chơi thi đua trong các nhóm. Ví dụ, giáo viên chia lớp
thành 2 nhóm mỗi nhóm chịu trách nhiệm gõ phách hoặc gõ tiết tấu. Đọc tên
nốt nhạc hoặc hát lời ca (đối với các bài xướng âm có lời) theo kiểu nối tiếp
đến câu hát nào ở nhóm đó sẽ gõ theo yêu cầu của giáo viên. Nhằm tạo một
khơng khí sơi động khi các em hát và tạo điều kiện cho học sinh nắm vững giai
điệu của bài hơn.
Vì vậy để dạy cho học sinh nắm chắc được tiết tấu, nhịp, phách trong bài
hát, giáo viên phải tạo cho học sinh tư thế chủ động, hướng học sinh biết cách
xác định nhịp, phách trong bài có liên quan đến tiết tấu.
- Giáo viên ghi tiết tấu của bài tập đọc nhạc vào bảng phụ cho học sinh
luyện tập tiết tấu của bài. Có thể cho học sinh vỗ tay hoặc dùng thanh phách
nhạc cụ để gõ. Để học sinh thích thú tạo khơng khí sinh động giáo viên có thể
cho các em gõ tiết tấu và đọc bằng các tiếng tượng thanh ví dụ như: rinh, tùng,
cắc, ếch, ộp…. Hoặc đọc các âm với những tên gần gũi với ký hiệu Âm nhạc
như nốt đen đọc là “đen”, nốt móc đơn đọc là “đơn”, dấu lặng đọc là “lặng”,
nốt trắng đọc là “trắng”.
Có rất nhiều cách cho học sinh tiếp cận với các hình nốt và tập thể hiện
đúng mối quan hệ trường độ của các âm thanh trong một tiết tấu cụ thể. Điều
đó người giáo viên có sự suy nghĩ và sáng tạo thêm các biện pháp mới nhằm
giúp học sinh tiếp thu nhanh luyện tập tiết tấu tốt nhất.
Giáo viên không thể thiếu những bước sau đây khi dạy một bài TĐN:
- Nhận dạng nốt nhạc trên khuông, nắm chắc tên nốt:
Trước khi dạy TĐN giáo viên phải chép bản nhạc lên bảng phụ ( Đây là
đồ dùng đã được cấp, cũng có trường tự làm). Sau khi cho học sinh một
khoảng thời gian để xác định tên nốt giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên nốt từ
chậm sau đó nhanh dần. Trước khi học sinh xác định tên nốt yêu cầu các em
đọc thứ tự tên nốt để luyện gam, điều này giúp các em xác định lại vị trí tên
nốt. Nếu bài TĐN nào giáo viên cũng dành ít phút như thế chắc chắn học sinh
sẽ nhớ tên nốt trên khng rất tốt vì thường xun được luyện tập, điều này
giúp các em tự tin khi đọc nhạc và cả khi giáo viên yêu cầu trả bài.
- Tập đọc nhạc:
Giáo viên nên cho học sinh thể hiện từng bước từ đọc đến gõ theo âm
hình tiết tấu của bài vì:
Luyện tập tiết tấu giúp các em biết độ dài các nốt nhạc, luyện tập tiết tấu
dựa vào từng bài tập đọc nhạc.
Luyện tập đọc tiết tấu bằng âm tượng thanh kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm
bằng nhạc cụ làm cho lớp học sinh động học sinh khắc sâu kiến thức .
Khi học sinh luyện tập tiết tấu tốt thì học sinh sẽ áp dụng vào bài tập đọc
nhạc tốt hơn.
Trong quá trình giảng dạy thực hành luyện tập tiết tấu giáo viên phải vận
dụng các phương pháp linh hoạt hoặc dưới dạng trị chơi tổ chức nhóm, tổ, bàn
…học sinh luyện tập phù hợp với từng bài.
Ví dụ:
Đơn đơn đen
đơn đơn đen
đơn đơn đơn đơn trắng
Rinh rinh tùng rinh rinh tùng
rinh rinh rinh rinh tùng
Trước khi đọc từng câu, giáo viên đàn giai điệu cả bài TĐN sau đó đàn
từng câu ngắn để học sinh đọc theo đúng tên nốt nhạc và cuối cùng học sinh
đọc đúng cả bài TĐN. Khác với dạy hát, dạy TĐN giáo viên chỉ nên hướng dẫn
cho học sinh luyện tập cao độ, tiết tấu và phần nào đó là dùng nhạc cụ để giúp
các em đọc tốt cao độ, giai điệu. giáo viên không nên đọc mẫu và đàn giai điệu
q nhiều lần vì đó là cách dạy truyền khẩu trong TĐN, giảm tính tích cực, tìm
tịi, khám phá của học sinh… trong giờ học TĐN nên cố gắng dành nhiều thời
gian cho các em nghe, bắt chước.
- Trong phân mơn dạy TĐN ở trường THCS quy trình dạy như sau:
1. Giới thiệu bài TĐN
2. Tìm hiểu bài TĐN
3. Đọc thang âm, trục giọng
4. luyện tập tiết tấu
5. Tập đọc từng câu
6. Ghép lời ca
7. Hồn thiện bài( có đọc diễn cảm, ngoài đọc đúng cao độ, tiết tấu)
* Để thực hiên được điều này giáo viên cần :
+ Chuẩn xác về cao độ, không được chênh phô, tiết tấu phải chính xác.
+ Kết hợp âm thanh trên đàn để kiểm tra chính xác cao độ của học sinh
khi đọc bài tập đọc nhạc.
+ Kết hợp trò chơi như đọc tiết tấu theo âm thanh của các nhạc cụ thi
đua đọc nhạc theo tổ để tạo khơng khí sơi nổi trong lớp học.
+ Giáo viên chỉ định tổ nhóm cá nhân tập đọc nhạc, hướng dẫn học sinh
đọc đúng và sửa sai học sinh đọc chưa đạt.
- Hướng dẫn về nhà:
Muốn cho HS đọc tốt bài TĐN thì việc các em tìm hiểu bài trước khi
đến lớp và xem bài sau khi học xong là rất quan trọng. Và để cho các em thực
hiện có hiệu quả với nhiệm vụ này, GV cần phải có một phương pháp hướng
dẫn về nhà phù hợp.
VD: - Hướng dẫn trước khi học bài mới:
+ Yêu cầu HS nhận biết tên nốt nhạc
+ Yêu cầu HS nhận xét bài TĐN (nhịp, cao độ, trường độ, âm hình tiết
tấu, các kí hiệu âm nhạc đã học học...)
- Hướng dẫn sau khi học xong bài trên lớp:
+ Về nhà đọc lại bài TĐN (ghép lời + gõ phách)
+ Chép bài TĐN vào vở chép nhạc
+ Thể hiện đúng cao độ, trường độ, tiết tấu và các kí hiệu...có trong bài
+ Tập đặt lời mới với chủ đề tự chọn.
Đây là việc quan trọng trong công tác giảng dạy, giáo viên ln ln dặn
dị, u cầu học sinh đặt lời mới ( đây là phần các em thực sự thích thú khi
được thể hiện) và kiểm tra thường xuyên thì chắc chắn học sinh phải tự ý thức
trong cơng việc học tập, không xem nhẹ việc học phân môn nào mà phải hài
hịa giữa các phân mơn có như thế thì chất lượng dạy và học mới tăng, tạo cho
học sinh sự hứng thú, u thích mơn học và chủ động trong việc học.
* Lưu ý khi dạy bài tập đọc nhạc học sinh tự lắng nghe tiếng đàn mẫu
của giáo viên để cảm âm từ đó vận dụng để tập đọc nhạc, giáo viên đừng bao
giờ dạy một cách truyền khẩu hát nốt nhạc ngoại trừ những học sinh chậm và
khơng có năng khiếu và tuyệt đối khơng được để học sinh đó đứng ngồi.
Đó là quy trình dạy TĐN mà giáo viên thường áp dụng, tuy nhiên để tạo
thêm hứng thú cho học sinh, giáo viên nên biên soạn, sưu tầm thêm một số bài
TĐN ngồi những bài chính thức trong SGK phù hợp với từng khối lớp để tạo
thêm sự mới mẻ, gây tị mị, kích thích hứng thú cho các em. Bản thân tôi đã
thực hiện một số bản nhạc ( trong sách Dân ca Nghệ Tĩnh mà tôi được học ở
trường chuyên nghiệp) những bài hát khá quen thuộc như: Hị khoan đi đường,
Ví giận thương, Vào hội đơng xn…để giảng dạy, đây mặc dù là những làn
điệu dân ca của quê hương nhưng các em lại rất thích học, tiết học thực sự có
chất lượng khi tự các em khám phá, tự nêu câu hỏi và những thắc mắc về nhạc
lý phức tạp có trong bản nhạc. Như vậy ngoài việc được học, biết thêm về
những làn điệu dân ca quê hương các em lại được cũng cố cả về nhạc lý và tập
đọc nhạc.
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả nghiên cứu.
Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao nên việc dạy học
mơn Âm nhạc ở trường THCS, khả năng nhận thức của các em qua mỗi phân
môn Âm nhạc tôi đã đưa vào thực tế các biện pháp trên để học sinh thực hiện
tốt bài tập đọc nhạc và thu được kết quả đáng khích lệ. Học sinh càng u mến
mơn Âm nhạc, các em mạnh dạn tự tin đứng trước lớp để biểu diễn, tập đọc
nhạc tốt hơn phát âm rõ lời chuẩn xác khi hát và đọc đúng cao độ trường độ
bước đầu thể hiện được tình cảm của mình khi hát và các em rất hào hứng
tham gia học tập. Muốn đạt được chất lượng tốt trong việc dạy bộ môn Âm
nhạc bản thân giáo viên phải tu dưỡng thường xuyên về chuyên môn Âm nhạc
luôn đổi mới phương pháp dạy học, học hỏi ở đồng nghiệp của mình và rút ra
kinh nghiệm thực tế trên bục giảng qua từng tiết dạy.Tùy theo từng đối tượng
học sinh mà ta có thể tạo ra những cách thức, biện pháp giảng dạy thích hợp
miễn là chúng ta đạt được hiệu quả cuối cùng học sinh hiểu bài, nắm được kiến
thức, tiếp thu và thực hiện tốt bài tập đọc nhạc, nói chung là đạt được mục tiêu
bài học.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc với bản thân tơi nghĩ rằng
muốn thực hiện tốt thì mình phải chuẩn mực về đạo đức, nhiệt tình, say mê
với nghề nghiệp, chuẩn bị thật tốt cho mọi tiết dạy, luôn bám sát chuẩn kiến
thức kỷ năng, chuẩn bị đồ dùng và trang bị cho mình một kiến thức vững
vàng về lí thuyết lẫn thực hành, chuẩn bị tốt những câu hỏi gợi mở nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh. Khi giảng cần phải lấy học sinh làm
trung tâm, phải bao quát được đối tượng học sinh, luôn luôn tạo ra cái mới
và sự bất ngờ trong từng nội dung để học sinh không cảm thấy nhàm chán.
Bằng trực quan sinh động giúp học sinh hiểu thông nội dung bài học một
cách đơn giản và nhẹ nhàng và sau mỗi tiết dạy cho học sinh rút ra bài học
cho bản thân.
Với những thủ pháp phù hợp với đặc thù của bộ môn âm nhạc, đặc
biệt là phần Nhạc lý - Tập đọc nhạc mà tôi đã sử dụng thực nghiệm, kết quả
thu được từ phía giáo viên và học sinh rất khả quan, được thể hiện kết quả
học tập bộ môn âm nhạc của học sinh khối 6 sau khi đã áp dụng theo đề tài như
sau:
Năm học: 2013 - 2014
Lớp
6A
6B
6C
Số học sinh
30
30
30
Đạt (Đ)
Chưa đạt(cđ)
22 HS = 73%
8 HS = 27%
30HS = 100%
0 HS = 0%
26HS = 86,6 %
4 HS = 13,4%
(Phần phân mơn Nhạc lí - Tập đọc nhạc khoảng 87%
học sinh hoàn thành.)
Tơi tin chắc rằng sự nhiệt tình, sáng tạo của giáo viên trong các giờ
học sẽ giúp học sinh nắm được những kiến thức âm nhạc cơ bản và những
kỹ năng đọc nhạc một cánh dễ dàng và chủ động, để từ đó các em có thể áp
dụng để thực hiện tốt các bài hát trong chương trình cũng như trong sinh
hoạt tập thể, ngoại khoá và từng bước nâng cao, phát triển khả năng cảm thụ
cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm âm nhạc và trong cuộc sống thường
ngày của học sinh.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm của bản thân tơi trong q trình
giảng dạy chắc chắn vẫn cịn nhiều thiếu sót hoặc chưa phù hợp…vì vậy tơi
rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi kinh nghiệm để tìm ra những phương
pháp tối ưu nhất cho phân mơn này để học sinh có hứng thú và ham mê hơn
trong học tập về phân môn: Nhạc lý - Tập đọc nhạc nói riêng và bộ mơn
Âm nhạc nói chung.
2. Kiến nghị, đề xuất:
a. Đối với nhà trường:
Có phịng dạy âm nhạc riêng, mua thêm thiết bị nhạc cụ: Đàn Organ ,tăng
âm, màn hình ti vi, đầu đĩa DVD, máy chiếu đa năng cho phòng học bộ mơn
âm nhạc.
b. Đối với phịng giáo dục:
- Tiếp tục tổ chức thêm các buổi sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên âm
nhạc để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.
- Cùng cấp trên hỗ trợ thêm một số trang thiết bị cho bộ môn Âm
nhạc.
Hà Tĩnh, ngày 28 tháng 1 năm 2015.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP HÀ TĨNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM