Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Giao an theo chu de GDCD 7 nam 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.83 KB, 8 trang )

Ngày soạn: 9/9/2018
Ngày giảng: 11/9/2018
Tiết 4,5,6 - CHỦ ĐỀ: NHÂN ÁI, KHOAN DUNG.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1./Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là nhân ái, khoan dung; các biểu hiện của nhân ái, khoan dung.
- Nêu được ý nghĩa của nhân ái, khoan dung.
2/ Kỹ năng:
- Biết thể hiện sự nhân ái, khoan dung trong cuộc sống thường ngày.
3/ Thái độ: Biết nhận xét, đánh giá các hành việc làm thể hiện lòng nhân ái, khoan
dung/chưa thể hiện lòng nhân ái, khoan dung của bản thân và mọi người xung
quanh.
B. CÁC NĂNG LỰC CẦN ĐẠT:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
- Năng lực ngơn ngữ.
C. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Giải quyết vấn đề.
- Xử lí tình huống. Liên hệ và tự liên hệ
- Thảo luận nhóm, Đóng vai.
D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: Câu chuyện, tục ngữ ca dao nói về tính nhân ái, khoan dung. Giáo án, SGK,
SGV, SBT…
- HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.
E. BẢNG MƠ TẢ.
Nội dung
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thơng hiểu


Vận dụng
Vận dụng cao
- Trình bày được
Giải thích được Tán
Ứng xử thực
Yêu thương các biểu hiện của
thế nào là yêu thành/khơng
hiện lịng u
con người
u thương con
thương con
tán thành với
thương con
người.
người
những hành vi người với
- Trình bày được ý
yêu thương con những người
nghĩa của lòng yêu
người và thiếu xung quanh
thương con người.
yêu thương con bằng việc làm
người.
cụ thể.
- Trình bày được

Giải thích được Đồng

Ứng xử thể



Khoan dung

một số biểu hiện
thế nào là
của khoan dung.
khoan dung.
- Trình bày được ý
nghĩa của khoan
dung.

tình/khơng
đồng tình với
những biểu
hiện khoan
dung và chưa
khoan dung.

hiện lòng
khoan dung
trong mối quan
hệ với mọi
người xung
quanh.

F. KẾ HOẠCH DẠY HỌC:
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Thơng qua các tình huống, học sinh vận dụng kiến thức cũ đã được
học, kiến thức xã hội để giải quyết, từ đó hình thành nên kiến thức mới và mong
muốn được tìm hiểu cụ thể hơn.

* Cách tiến hành: GV: Cung cấp cho học sinh các thông tin sau:
Th1: Sau khi đánh thắng quân xâm lược nhà Minh thế kỉ XV, Lê Lợi đã cấp cho
tàn quân của giặc thuyền và ngựa để họ về nước an toàn.
Th2: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân ta
vẫn đối xử với tù binh rất chu đáo.
Th3: Mỗi năm, trong các dịp lễ lớn, nhà nước ta lại ra các quyết định ân xá, đặc xá
để khoan hồng cho những phạm nhân đã ăn năn và cải tạo tốt để họ có cơ hội được
trở về đồn tụ với gia đình…
Câu hỏi:
- Những việc làm trong các tình huống trên nói lên điều gì?
- Những tình huống trên thể hiện những phẩm chất đạo đức nào của dân tộc Việt
Nam?
Hs: Trả lời. ( Thể hiện sự yêu thương con người, vị tha, tha thứ, thương người…)
GV: Nhận xét và chuyển ý sang nội dung bài học.
* Sản phẩm:
- Hs trả lời được các câu hỏi trên.
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nhân ái, khoan dung.
* Mục tiêu: Thông qua tìm hiểu nội dung các câu chuyện hs lĩnh hội được kiến
thức về khái niệm nhân ái, khoan dung.
* Cách tiến hành: Gv chia lớp thành 4 nhóm hoạt động.
Gv: Cho học sinh đọc truyện đọc “Bác Hồ đến thăm người nghèo” ở sgk trang 15.
Câu hỏi:
- Những chi tiết nào trong truyện thể hiện sự quan tâm, thông cảm và giúp đỡ của
Bác Hồ đối với gia đình chị Chín?
- Những chi tiết ấy biểu hiện đức tính gì của Bác Hồ?


- Em hãy tìm những chi tiết khác trong đời sống mà em biết về Bác Hồ thể hiện sự
yêu thương con người?

HS: Thảo luận, bổ sung, nhận xét.
GV: Nhận xét, đánh giá.
GV: Cho tình huống sau:
Tan học, Trung vừa lấy xe đạp ra, lên xe chuẩn bị về thì bị một bạn gái đi xe đạp
phía sau vơ tình va vào Trung làm Trung bị ngã, xe đổ, cặp sách của Trung bị văng
ra ngoài, chiếc áo trắng vấy bẩn. Bạn nữ phía sau củng ngã theo.
Câu hỏi: Nếu là Trung, trong tình huống đó em sẽ làm gì?
Hs: Trả lời. - Xem bạn nữ có bị làm sao khơng, vui vẻ tha thứ vì bạn ko cố ý, sắp
xếp đồ đạc rồi ra về, giặt chiếc áo.
GV: Hành vi ứng xử của bạn Trung ở trên thể hiện điều gì?
Hs: Trả lời: Khoan dung, tha thứ, yêu thương người…
Gv: Qua câu chuyện và tình huống trên vậy bạn nào hiểu thế nào là nhân ái? Thế
nào là khoan dung? Cho ví dụ.
HS: Trả lời. Cho ví dụ.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức.
- Nhân ái được hiểu là sự yêu thương con người.
- Khoan dung là rộng lòng tha thứ.
GV: Em hiểu thế nào là người có lịng nhân ái, khoan dung?
HS: Trả lời.
GV: Chốt kiến thức.
Người nhân ái, khoan dung là người biết quan tâm, chia sẽ, giúp đỡ, thông cảm và
tha thứ cho người khác.
* Sản phẩm:
- HS giải quyết được tình huống
- sản phẩm hoạt động nhóm
- Khái niện về nhân ái, khoan dung.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của khoan dung nhân ái.
* Mục tiêu: Thông qua câu chuyện và thông tin trên cộng với kiến thức xã hội của
học sinh, giáo viên giúp học sinh biết được các biểu hiện của nhân ái, khoan dung.
Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

* Cách tiến hành: GV giữ lớp theo 4 nhóm và tổ chức trị chơi Ai nhanh hơn ai.
Hãy tìm các biểu hiện thể hiện nhân ái, khoan dung của con người.
Trong thời gian 05 phút đội nào có nhiều đáp án nhất sẽ chiến thắng và được phần
quà.
HS: hoạt động nhóm.
GV: Nhận xét đánh giá, chốt kiến thức:
Giúp đỡ, chia sẽ, quan tâm, chăm sóc, động viên, yêu thương con người, hi sinh
quyền lợi của bản thân, tha thứ, vị tha, độ lượng, hoan hỉ, vui vẻ....


* Sản phẩm:
- Sản phẩm hoạt động nhóm.
- Các biểu hiện của nhân ái, khoan dung.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của nhân ái, khoan dung.
* Mục tiêu: GV yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm các câu ca dao tục ngữ, danh
ngơn nói về nhân ái, khoan dung. Thông qua các câu ca dao tục ngữ trong cuộc
sống hs biết được ý nghĩa của lòng nhân ái, khoan dung. Hs phát huy năng lực tìm
hiểu tự nhiên và xã hội.
* Cách tiến hành:
Gv: Các em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngơn nói về nhân ái, khoan
dung mà các em biết.
Hs: Trả lời.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Thương người như thể thương thân.
- Cứu được một người phúc đẳng hà sa.

- Chín bỏ làm mười ( Không chấp nhặt, bỏ qua cho nhau những thiếu xót nhỏ)
- Đánh kẻ chạy đi, khơng ai đánh kẻ chạy lại.
- Giơ cao đánh khẻ.
- Tay có ngón ngắn ngón dài.
GV: Điểm chung của câu ca dao, tục ngữ trên mục đích của nó nói về vấn đề gì?
Hs: Nhân ái, khoan dung của con người.
GV: Ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu về nhân ái, khoan dung chứng tỏ
điều gì?
HS: Truyền thống của dân tộc ta.
Gv: Nhân ái, khoan dung là một phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc ta thì
nó cịn mang ý nghĩa nào khác?
HS: Trả lời.
GV: Chốt kiến thức.
- Nhân ái, khoan dung là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc ta.
- Người có lịng nhân ái, khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, quý trọng.
- Nhờ có lịng nhân ái, khoan dung mà mối quan hệ giữa mọi người với nhau trở
nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.
* Sản phẩm:
- Các câu ca dao, tục ngữ nói về nhân ái, khoan dung.


- Hs hiểu được ý nghĩa của nhân ái, khoan dung.
4. Hoạt động 4: Rèn luyện lòng nhân ái, khoan dung.
* Mục tiêu: Thơng qua tình huống có vấn đề, những công việc làm cụ thể trong
cuộc sống thường ngày học sinh rèn luyện được lòng nhân ái, khoan dung của
mình.
* Cách tiến hành: GV cho hs đọc câu chuyện sau:
Có thể cho người nghèo những thứ ấy
Khoảng năm 1914, Bác Hồ lúc ấy giờ gọi là Nguyễn tất Thành – đã đến Luân Đôn,
thủ đô của nước Anh. Ở đây, có thời gian Bác đã làm phụ bếp khách sạn Các-tơn.

Ở khách sạn Các-tơn, hằng ngày có người phục vụ dưới bếp. Những người này sau
khi khách ăn xong có nhiệm vụ phải thu dọn bắt đĩa và đổ đi thức ăn vào một cái
thùng to rồi sau đó đem đổ đi. Có khi thức ăn thừa là ¼ con gà, hay cả đĩa bánh mì
với những miếng bít-tết to tướng...
Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách anh đem để
riêng ra và đậy cẩn thận, sạch sẽ, xếp gọn gàng rồi đưa vào cho nhà bếp.
Thấy vậy ông đầu bếp Ét-cốp-phi-e hỏi lại anh:
- Tại sao không đem thức ăn này đổ vào thùng như những người khác?
Anh Thành điềm tĩnh trả lời:
- Khơng nên vứt những thứ này đi. Ơng có thể cho người nghèo những thứ ấy.
Câu nói của anh Thành làm cho đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ơng thấy từ trước đến
nay, chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành.
Ơng chủ bếp và mọi người nhìn anh với một sự quý mến và khâm phục trước tấm
lòng yêu thương của anh đối với những người nghèo khổ.
(Ban tuyên giáo Trung ương, những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, NXB chính trị quốc gia Hà Nội 2008).
GV: Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
GV: Qua câu chuyện đó thể hiện đức tính nào của Bác Hồ mà các em đã được
học?
Hs: Trả lời.
Gv: Hãy kể ra một số việc làm thể hiện lòng nhân ái, khoan dung trong cuộc sống
thường ngày?
HS: trả lời (Mua tăm cho người mù, quyên góp tiền, sách cũ cho học sinh nghèo,
giúp đỡ bạn có hồn cảnh khó khăn trong lớp, thực hiện kế hoạch nhỏ gây quỹ ủng
hộ người nghèo, luôn gần gũi và cư xử ân cần, chu đáo với mọi người, chân thành,
rộng lượng, biết thông cảm và tha thứ cho bạn khi bạn nhận khuyết điểm...)
GV: Nhận xét. Và chốt kiến thức.
- Yêu thương, chia sẽ, giúp đỡ, gần gũi và cư xử ân cần với mọi người xung quanh.
Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện.



- Sống cởi mỏ, gần gũi, tôn trọng mọi người, cư xử chân thành, rộng lượng, biết
thông cảm và tha thứ, khơng ích kỉ, hẹp hịi. Nghiêm khắc với bản thân.
* Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi.
- Nêu được biểu hiện lòng nhân ái, khoan dung của bản thân trong cuộc sống
thường ngày.
III. LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức vừa được hình thành, vận dụng các
kiến thức vào giải quyết các bài tập, tình huống.
* Cách tiến hành: GV yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:
Câu 1. Những hành vi nào sau đây thể hiện lòng nhân ái, khoan dung? Vì sao?
1. Hiến máu cứu người.
2. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều.
3. Sử dụng hóa chất độc hại vào thực phẩm.
4. Bn bán ma túy.
5. Chế giễu người tàn tật.
6. Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ.
7. Hay trả đũa người khác.
8. Sử dụng bom nguyên tử để hủy diệt.
9. Tha thứ cho lỗi lầm nhỏ của bạn.
10. Quyên góp ủng hộ cho đồng bào miền trung bị lũ lụt.
Câu 2: Hãy chọn phương án đúng sai bằng cách đánh dấu X và ô tương ứng.
Nội dung
Đúng Sai
1. Trong buổi sinh hoạt lớp, cơ giáo chủ nhiệm đã nghiêm khắc phê
bình bạn Hải trước lớp vì bạn thường xun nói chuyện trong giờ
học. Điều này chứng tỏ cô giáo chủ nhiệm không nhân ái, khoan
dung với bạn Hải.
2. Vì trốn học để đi chơi game nên Thành đã bị mẹ mắng và đánh

đòn. Thành ấm ức và cho rằng mẹ không yêu thương mình.
3. Trong cuộc sống, mỗi con người cần phải học biết cách yêu
thương và tha thứ.
4. Bắn chết một tên cướp nguy hiểm có vũ khí trong tay là một việc
làm vô đạo đức.
5. “Nên tha thứ với lỗi nhỏ của bạn nếu bạn không sữa chữa được.
Nhưng đối với lỗi nhỏ của mình thì nên nghiêm khắc”.
6. Tuấn bị bạn xấu lôi kéo nên đã sa ngã vào con đường nghiện ngập.
Hải biết chuyện nhưng vì thương bạn nên khơng báo cho cơ giáo chủ
nhiệm và gia đình Tuấn biết.
Câu 3. Tình huống:


Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần Hằng vô ý làm dây mực ra vở của
Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng.
Câu hỏi:
Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Lan?
* Sản phẩm: Hs hoàn thiện các bài tập trên và tình huống trên.
IV: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức vừa được hình thành, vận dụng các
kiến thức vào giải quyết các bài tập, tình huống. Nhận xét đánh giá được các hành
vi của bản thân và người khác. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực
ngôn ngữ.
* Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh giải quyết các tình huống sau:
Câu 1. Em hãy nhận xét hành vi của những nhân vật nêu trong các tình huống
sau đây:
- Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một số bạn cùng lớp đến thăm
hỏi, chăm sóc mẹ bạn Hải.
- Bé Thúy ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua, thấy vậy đã vào
băng bó vết thương ở tay cho Thúy và liên lạc với bố mẹ của em Thúy.

- Trung hỏi vay tiền của Hồng để hút thuốc lá, Hồng không cho Trung vay mà cịn
khun Trung khơng nên hút thuốc lá.
- Giờ giải lao, trong lúc mãi mê chơi bóng chuyền An đã vơ tình đánh bóng trúng
vào Cơ giáo đang đi lên trường từ khu nội trú. Thấy vậy An chạy đến xin lỗi cô
giáo và cô giáo đã tha lỗi cho An, nhắc An lần sau chơi nhớ quan sát kĩ hơn.
- Bạn Nam sẵn sàng tha thứ cho những lỗi mà mọi người gây ra với mình, và bạn
Nam tự nhận mình là người khoan dung.
Câu 2. Tình huống:
Nhà trường phát động đợt quyên góp ủng hộ người nghèo và đồng bào bị lũ lụt. Ở
lớp Nam, các bạn ủng hộ tiền và rất nhiều quần áo. Riêng Nam nhà nghèo nên mặc
dù rất muốn tham gia, Nam cũng chỉ đóng góp được một số sách vở và áo quần cũ.
Các bạn trong lớp phê bình Nam làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp và cho rằng
Nam không biết yêu thương, giúp đỡ người khác.
Câu hỏi:
- Theo em các bạn phê bình Nam như vậy là đúng chưa? Vì sao?
- Các bạn trong lớp Nam đã có lịng nhân ái, khoan dung chưa? Vì sao?
Câu 3. Giáo viên cho học sinh đóng vai tình huống sau.


Trên đường đi học về, Hằng và Huệ gặp một người bị mù đi ăn xin. Hằng hỏi Huệ
có tiền không để cho người ăn xin kẻo tội, nhưng Huệ cho rằng ăn xin chỉ là những
người lười lao động nên không cần phải giúp đỡ.
Câu hỏi:
Nếu em là Hằng trong tình huống đó em sẽ xử lí như thế nào?
* Sản phẩm:
Học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống có vấn đề trên.
V. TÌM TỊI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: - HS tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học,
từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các KT, KN đã học để giải quyết những tình
huống trong cuộc sống thường ngày.

* Cách tiến hành:
Gv chia lớp thành 4 nhóm như cũ và thực hiện yêu cầu sau: ( giao chuẩn bị trước ở
nhà)
Hãy nêu một vài tình huống mà em có thể gặp 9 (ở trường, ở nhà, ở ngồi đường
hoặc nơi cơng cộng) địi hỏi có lịng nhân ái, khoan dung và nêu cách ứng xử của
mình.
Ví dụ: Trong học tập giữa em và bạn hiểu lầm nhau, giận nhau.
- Trong cuộc sống gia đình thể hiện tình u thương.
* Lưu ý: Mỗi nhóm ít nhất 2 tình huống.
Gv: Cho các nhóm lần lượt trình bày. Nhóm khác bổ sung, ý kiến.
GV: nhận xét đánh giá.
* Sản phẩm:
Học sinh xây dựng được các tình huống và cách xử lí tình huống.



×