CHỦ ĐỀ: KHU DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA TRNG BỒN VỚI GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG
Lời mở đầu
Truông Bồn đã trở thành vùng đất thiêng liêng, biểu tượng sáng ngời của lực
lượng thanh niên xung phong, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sự nghiệp đấu
tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Địa danh Truông Bồn đã đi vào lịch
sử, trở thành một dấu son, là niềm tự hào của các thế hệ người dân Việt Nam.
Trong chiến tranh, cung đường độc đạo Trng Bồn có vị trí đặc biệt quan trọng,
bởi là nơi kết nối các huyết mạch giao thông của ta từ hậu phương lớn miền Bắc chi
viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Nơi đây, chứng tích hào hùng, bất
hủ ghi dấu những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc đấu
tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc trong thế kỷ 20. Tiêu biểu là chiến công và sự hy sinh
oanh liệt vào ngày 31-10-1968 của 13 chiến sĩ thanh niên xung phong “Tiểu đội cảm
tử” anh hùng thuộc Đại đội thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội thanh niên
xung phong chống Mỹ, cứu nước tỉnh Nghệ An
Để nâng cao thêm kiến thức thực tế về địa danh lịch sử Trng Bồn cho các học
viên, trường Chính trị Nghệ An đã dự kiến chuyến đi thực tế cho các học viên lớp Trung
cấp lý luận chính trị K51.2 tại Trng Bồn. Nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19
diễn biến phức tạp chưa thể tập trung đông người được, nên nhà trường đã tổ chức cho
lớp tìm hiểu về khu di tích lịch sự quốc gia Trng Bồn bằng hình thức online qua phần
mềm Zoom với sự giới thiệu của ông Phan Trọng Lộc, Báo cáo viên, Giám đốc Ban
quản lý Khu di tích lịch sử Trương Bồn.
Đi thực tế tại địa chỉ đỏ Truông Bồn là một phần quan trọng trong chương trình
học, giúp học viên hiểu thêm về giá trị lịch sử của Truông Bồn, thể hiện sự tri ân sâu sắc
của bản thân đối với công lao và sự hi sinh to lớn của các thế hệ cha anh đã sống chiến
đấu và hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước; thể hiện đạo lý
cao đẹp uống nước nhớ nguồn, tiếp nối truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc.
Phần I: Khái quát về khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn
1. Khái quát về vị trí, lý do ra đời của khu di tích lịch sử quốc gia Trng
Bồn:
Trng Bồn là một đoạn đèo dốc có chiều dài 5km, độ cao gần 70m trên dãy núi
Thung Nưa có đỉnh cao nhất là 450m so với mực nước biển, nằm trên tuyến đường
chiến lược 15A hay còn gọi là đường 30- đi qua địa phận xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương,
tỉnh Nghệ An. Trên tuyến đường chiến lược này – Cung đường độc đạo Trng Bồn có
vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, bởi là nơi kết nối các huyết mạch giao thông của ta
từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.
Nơi đây, chứng tích hào hùng, bất hủ ghi dấu những chiến công và sự hy sinh oanh liệt
của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ 20.
Tiêu biểu là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt ngày 31 tháng 10 năm 1968 của
13 chiến sĩ thanh niên xung phong “Tiểu đội cảm tử” - “Tiểu đội thép” – “Tiểu đội cọc
tiêu sống” Anh hùng thuộc Đại đội Thanh niên xung phong 317, Đội 65, Tổng đội
Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu, nước tỉnh Nghệ An.
Ghi nhận địa danh Truông Bồn, ghi nhận sự cống hiến và hy sinh oanh liệt của
các chiến sĩ Truông Bồn, tiêu biểu là sự cống hiến và hy sinh oanh liệt ngày 31 tháng 10
năm 1968 của 13 chiến sĩ Thanh niên xung phong “Tiểu đội thép”, ngày 12 tháng 01
năm 1996, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thơng tin có Quyết định số 51/QĐ-BT cơng nhận di
tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn. Ngày 23 tháng 9 năm 2008, Chủ tịch nước Cộng hịa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có Quyết định số 1304/QĐ-CTN Phong tặng danh hiệu
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Tập thể 14 chiến sĩ Thanh niên xung phong
Truông Bồn thuộc Đại đội 317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ
cứu nước, tỉnh Nghệ An – Trong đó, 11 chiến sĩ nữ và 02 chiến sĩ Nam đã anh dũng hy
sinh.
Để ghi công, tưởng niệm hàng vạn con người đã sống chiến đấu và hy sinh để
bảo vệ huyết mạch giao thơng, chi viện cho chiến trường Miền Nam, góp phần làm nên
đại thắng Mùa Xuân lịch sử, đặc biệt là tấm gương hy sinh anh dũng của 13 TNXP đại
đội 317, ngày 31/10 năm 1968.
Chứng tích về tội ác của chiến tranh, của kẻ thù xâm lược, chứng tích về tinh thần
quả cảm, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta.
Để giáo dục lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, đức hy sinh cho các thế hệ hôm
nay và mai sau.
Tâm nguyện, mong muốn của rất nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các
thế hệ cựu chiến binh, TNXP đã từng sống, chiến đấu ở Trng Bồn, cùng với tình cảm
của nhân dân cả nước cùng đồng lịng góp cơng sức để xây dựng Khu Di tích Trng
Bồn.
Với ý nghĩa to lớn đó và được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhằm xây
dựng Truông Bồn trở thành “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ
trẻ hôm nay và mai sau, ngày 19 tháng 4 năm 2010 UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định
số 1591/QĐ.UBND-CNXD phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cơng trình: Bảo tồn, tơn
tạo Khu di tích lịch sử Trng Bồn. Cùng với tỉnh Nghệ An, Trung ương Đồn TNCS
Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông Vận tải và nhiều cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân trong và
ngoài nước đã đầu tư, qun góp, ủng hộ xây dựng, tơn tạo Khu di tích trên diện tích
217.327m2 với tổng mức đầu tư 365 tỷ đồng. Sở Giao thông Vận tải Nghệ An là đơn vị
được Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An giao làm chủ đầu tư. Cơng trình được khởi cơng
vào ngày 27 tháng 10 năm 2012.
Trong q trình Sở Giao thông Vận tải Nghệ An triển khai thực hiện Dự án là
một thử thách rất lớn, bởi bên cạnh trách nhiệm trước tỉnh, là “áp lực” của sự kỳ vọng
của đông đảo nhân dân mong muốn cho Truông Bồn sớm được hồn thành, trong khi
bước đầu cịn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về nguồn lực. Nhưng được sự quan tâm
của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, của Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí
Minh, của Bộ Giao thông Vận tải và của nhiều cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân trong
và ngoài nước – cùng với sự nỗ lực rất lớn của Sở Giao thông Vận tải Nghệ An, đến
tháng 4 tháng 2014 một số hạng mục chính của cơng trình đã hồn thành. Từ thực tế đó
và xét đề nghị của các Sở, ngành, đơn vị liên quan, ngày 16 tháng 4 năm 2014, Uỷ Ban
nhân dân tỉnh Nghệ An có Quyết định số 1520/QĐ-UBND thành lập Ban Quản lý Khu
di tích lịch sử Trng Bồn nhằm sớm đáp ứng được lòng mong muốn của nhân dân về
thăm viếng, tri ân các anh hùng liệt sĩ.
Tháng 7 năm 2015, công trình được hồn thành. Ngày 7 tháng 8 năm 2015, Ủy
ban nhân dân tỉnh Nghệ An phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lễ khánh
thành trong niềm vui của nhân dân khắp mọi miền của Tổ quốc và của hàng vạn đại
biểu và nhân dân về dự lễ khánh thành.
2. Các hạng mục:
Khu di tích lịch sử Truông Bồn được xây dựng, bảo tồn, tôn tạo, gồm 22 hạng
mục chính, như sau:
-Các hạng mục trong khu tưởng niệm và khu lễ hội:
Khu mộ và nhà che mộ 13 anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong 110m2; nhà
tưởng niệm 1.240 anh hùng, liệt sĩ 290m2; nhà hữu vu 25m2; nhà tả vu 25m2; sân,
đường nhà che mộ và nhà tưởng niệm 2.121m2; khu đài tưởng niệm các liệt sĩ
5.500m2; sân lễ hội 11.277m2.
-Khu trưng bày truyền thống và hồ cảnh quan:
Nhà trưng bày truyền thống 942m2; sân khu vực nhà truyền thống 6.428m2; hồ
cảnh quan 10.588m2; cầu dẫn trên hồ cảnh quan dài 72m2 – rộng 3,58m.
-Các hạng mục khu đón tiếp khách về thăm viếng:
Nhà điều hành và đón tiếp phía Nam 256m2; nhà bán hàng lưu niệm phía Nam
198m2; nhà dịch vụ tổng hợp phía Nam 237m2; sân khu vực nhà đón tiếp phía Nam
3.955m2; bãi đậu xe phía Nam 5.300m2; nhà dịch vụ tổng hợp phía Bắc 237m2; bãi đậu
xe phía Bắc 4.996m2.
- Khu cơng trình mơ phỏng chứng tích bãi bom đạn : (đang được thi cơng và
hồn thiện trước 31/10/2020).
Diện tích quy hoạch xây dựng: 3.318,72 m2
Diện tích xây dựng cơng trình: 52,30 m2
- Các hạng mục giao thơng và cơng trình khác:
Đường nội bộ từ khu lễ hội đến khu tưởng niệm dài 690m – rộng 5m; hệ thống
đường dạo bộ dài 1.800m – rộng 03m; hệ thống điện chiếu sáng; hệ thống cây xanh, cây
cảnh các loại…
Phần II: Thực trạng hoạt động của khu di tích lịch sử Quốc gia Trng Bồn
1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của khu di tích lịch sử Quốc gia
Trng Bồn
Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Trng Bồn được UBND tỉnh Nghệ An thành
lập theo Quyết định số 1520/QĐ-UBND ngày 16/4/2014.
1. 1. Cơ cấu tổ chức:
- Cơ cấu tổ chức bộ máy: Ban Quản lý có 02 phịng, có 11 người hưởng lương từ ngân
sách, ngồi ra đơn vị cịn hợp đồng thêm các lao động để phục vụ hoạt động của Khu Di
tích. Có Giám đốc và 01 Phó Giám đốc.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ:
- Quản lý, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và thực hiện các hoạt động để tuyên truyền,
quảng bá phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử Khu di tích; đón và hướng dẫn, thuyết
minh phục vụ khách đến thăm viếng, nghiên cứu, tham quan du lịch...
- Tổ chức trưng bày, bán hàng lưu niệm; hướng dẫn du khách tham quan; tổ chức
sưu tầm hiện vật, kỷ vật; tổ chức các quầy dịch vụ tổng hợp phục vụ nhân dân và khách
đến thăm viếng, tham quan, nghiên cứu tại Khu di tích; tiếp nhận ủng hộ, tài trợ từ các
tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước...
1.3. Q trình phát triển:
Ngày 31/10/2014, Khu di tích Trng Bồn chính thức đi vào hoạt động và nhanh
chóng trở thành địa chỉ đỏ để các tầng lớp nhân dân và nhất là các cháu thanh, thiếu
niên, học sinh, sinh viên trong tỉnh và trên mọi miền đất nước đến dâng hương tưởng
niệm và tri ân các anh hùng, liệt sĩ… Ðây là cơ hội quý báu để giáo dục truyền thống
yêu nước cho các thế hệ trẻ trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ năm 2015 đến nay, Tỉnh đồn đã phát động nhiều phong trào trong thanh,
thiếu niên, đoàn viên, sinh viên với chủ đề "Hướng về Truông Bồn", bằng những việc
làm cụ thể, thiết thực, như: Thi tìm hiểu về Truông Bồn; tham quan và tri ân các anh
hùng, liệt sĩ… Hằng năm, các trường học trong tỉnh cùng các cấp đoàn hội cơ sở đều tổ
chức cho các học sinh tham quan Khu di tích lịch sử Trng Bồn. Bên cạnh đó, Tỉnh
đồn tổ chức các ngày hội lớn tại Truông Bồn, như tổ chức Lễ ra quân "Tháng Thanh
niên. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Trng Bồn, Tỉnh đồn Nghệ An vận động
các cơ sở đồn đóng góp trồng 120 cây bằng lăng tím, tạo "vườn cây thanh niên" ở khu
di tích nhằm tạo cảnh quan môi trường cũng như điểm nhấn thu hút du khách. Sở Du
lịch tỉnh Nghệ An đã đưa Khu di tích Trng Bồn vào chuỗi "cung đường" du lịch của
tỉnh: Cửa Lị, q Bác, Trng Bồn… để giới thiệu đến du khách trong nước và quốc tế.
Lượng khách đến tham quan và tri ân Anh hùng, liệt sĩ tại Trng Bồn ngày một tăng.
Bình qn mỗi ngày Ban quản lý di tích đón tiếp từ tám đến mười đồn khách với hàng
trăm đại biểu; cao điểm vào dịp nghỉ cuối tuần, lễ, Tết, mỗi ngày đón hàng nghìn lượt
du khách về thăm viếng.
Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống vùng đất lửa đã được hồi sinh. Tuyến đường
15A đã nâng cấp thành quốc lộ. Ðoạn từ huyện Ðô Lương đi huyện Nam Ðàn, qua tọa
độ "lửa" Truông Bồn đã được mở rộng, trải nhựa. Hai bên đường, rừng tràm bạt ngàn
xanh dọc sườn đồi; các thị tứ được hình thành với nhà cửa đã được xây dựng khang
trang cùng với nhiều nhà hàng, dịch vụ phát triển. Tận dụng cơ hội khi Khu di tích
Trng Bồn đưa vào hoạt động, cấp ủy, chính quyền hai huyện: Ðơ Lương và Nam Ðàn
và nhất là các địa phương ở trong vùng Truông Bồn đã động viên nhân dân phát triển
kinh tế, dịch vụ, mở rộng tiêu thụ hàng hóa nơng sản phục vụ du khách cũng như xây
dựng nông thôn mới.
2. Lộ trình tham quan tại khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn:
- Từ thành phố Vinh, theo quốc lộ 46A (Vinh – Đô Lương) 21km đến thị trấn
Nam Đàn, rẽ phải theo đường 15A - 13km đến Truông Bồn.
- Từ ngã 3 Diễn Châu, theo quốc lộ 7 (Diễn Châu – Đô Lương) 34km đến thị trấn
Đô Lương, rẽ trái theo đường 15A – 20km đến Truông Bồn.
- Từ Cột mốc số 0 tại vòng xuyến thị trấn Tân Kỳ đi theo đường 15A 32km đến
Trng Bồn
3. Chương trình tham quan:
Do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, nên đoàn chúng em chỉ được
nghe hướng dẫn oline qua phần mềm Zoom với sự giới thiệu của ông Phan Trọng Lộc,
Báo cáo viên, giám đốc Ban quan lý khu di tích lịch sử Trng Bồn. Tuy nhiên trong
những lần thăm quan Trng Bồn trong chương trình hành trình về địa chỉ đỏ của Đoàn
thanh niên huyện Quỳ Hợp, em đã từng được về thăm thực tế tại Truông Bồn và qua tìm
hiểu trên mạng thơng tin điện tử, sách báo, em có thể hình dung ra q trình thăm thực
tế tại Truông Bồn của lớp em như sau:
Khi xe dừng tại bãi đậu xe phía Nam, đồn chúng em được nhà điều hành đón và
hướng dẫn thăm viếng. Các đồn về đây thăm viếng được xếp thứ tự để dâng hoa dâng
hương.
Đồn chúng em được đồng chí hướng dẫn viên đưa đoàn đến Khu mộ chung của
13 AHLS-TNXP, tại đây đồn được bộ phận điều hành chương trình lễ viếng phục vụ
và hướng dẫn dâng hoa, dâng hương: Mời trưởng đồn là thầy Nguyễn Đình Thanh –
Chú nhiệm lớp TC LLCT-HC K51.2 đại diện đoàn lên dâng hoa và dâng hương tưởng
niệm các AHLS. Sau đó chúng em lần lượt từng người, từng người một lên dâng hương
tại lư hương chung. Khi lễ dâng hương dâng hoa kết thúc, cô thuyết minh mời đoàn
chúng em đứng hai bên phần mộ để lắng nghe chương tình thuyết minh. Với giọng
Nghệ trầm ầm, truyền cảm và đầy tự hào cô say sưa kể về chiến thắng Truông Bồn:
“Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trng Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan
trọng, là “tuyến đường độc đạo” nối liền mạch máu giao thông chi viện sức người, sức
của từ hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Do có vị trí chiến lược quan
trọng về nhiều mặt, Truông Bồn sớm trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc
Mỹ từ cuối năm 1965, sau đó vào các năm 1967-1968, sự đánh phá của máy bay Mỹ
ngày càng mạnh mẽ hơn, biến nơi đây trở thành “tọa độ chết”. Tính riêng trong 4 tháng,
từ tháng 6 đến tháng 10/1968, máy bay Mỹ đã ném xuống Truông Bồn 2.692 quả bom
và bắn hàng ngàn quả tên lửa, hàng vạn viên đạn pháo, phá hủy hàng trăm chiếc xe chở
hàng và hàng chục khẩu pháo cao xạ của ta… Từ đó có thể thấy, trong những thời đoạn
quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Truông Bồn đã trở thành mục
tiêu đánh phá quyết liệt của kẻ thù và cũng là nơi diễn ra cuộc đấu tranh sinh tử giữa
một bên là những thanh niên xung phong Nghệ An tuổi đời MƯỜI TÁM, ĐÔI MƯƠI,
với một bên là đế quốc Mỹ điên cuồng với những vũ khí tối tân hiện đại.
Khi bài thuyết minh kết thúc lớp chúng em lại di chuyển lên nhà tưởng niệm
1.240 anh hùng, liệt sĩ. Tại đây đồn chúng em được Bộ phận điều hành chương trình lễ
viếng phục vụ dâng hoa, dâng hương 1240 anh hùng liệt sĩ, sau đó đồn chúng em
chỉnh đốn trang phục để tiến hành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ, bày tỏ lịng thành kính,
lịng biết ơn đối với các Anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc.
Sau khi dâng hương, dâng hoa và nghe thuyết minh xong, lớp chúng em đã tranh
thủ tham quan khu đài tưởng niệm các liệt sĩ, tháp chuông, khu đài chiến thắng, hồ điều
hịa, khn viên vườn hoa cảnh quan môi trường và các hạng mục khác trong khu lễ hội
của Khu di tích; chụp vài kiểu ảnh làm kỉ niệm.
Tiếp theo đoàn chúng em tham quan các hiện vật, kỷ vật và xem sa bàn điện tử
tại nhà truyền thống. Tại đây, cô thuyết minh giới thiệu cho chúng tôi các đơn vị TNXP
từng tham gia bảo đảm giao thông tại Truông Bồn: đại đội 304, 307, 316, 317, 318, 327,
332, 340…thuộc Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An; các đơn vị quân
đội, dân quân, tự vệ tham gia bảo đảm giao thông như: Binh trạm 1 vận tải, Tiểu đồn 1
Cơng binh, Tiểu đồn 30 cơng binh Qn khu 4, Đại đội Cơng binh 27, Tiểu đoàn Tên
lửa 76 thuộc Trung đoàn Tên lửa 278, Tiểu đoàn Tên lửa 72 thuộc Trung đoàn 236,
Trung đồn Phịng khơng 222, Trung đồn 224 và Trung đồn 232 pháo cao xạ…cán
bộ, chiến sĩ Hạt Giao thơng 10; lực lượng tự vệ Bưu điện và dân quân huyện Đô Lương;
nhân dân các xã Mỹ Sơn, Nhân Sơn, Minh Sơn…và vùng phụ cận từng tham gia phục
vụ chiến đấu và bị thiệt hại về người và của trong những năm tháng đánh Mỹ tại Trng
Bồn; các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các cấp (trong, ngoài quân đội) đã từng chỉ đạo,
điều hành tại trọng điểm và có liên quan đến công tác bảo đảm giao thông thuộc hệ
thống đường Hồ Chí Minh; các tập thể, cá nhân từng hành quân qua Truông Bồn để vào
chiến trường (tập trung khai thác các kỷ niệm, hiện vật, hình ảnh với Trng Bồn); các
loại hình hiện vật phù hợp với nhiệm vụ của các lực lượng tham gia chiến đấu, phục vụ
chiến đấu tại Truông Bồn như: Dụng cụ san lấp hố bom (xe cút kít, xe trâu, cuốc, xẻng,
quang gánh, xe ủi…); các loại pháo cao xạ (12,7 mm, 14,5mm, 37mm, 57mm); tên lửa
SAM - 2; súng trường; xe ô tô vận tải (Zin 157, Gaz 53, Gaz 66…); các loại bom Mỹ
ném xuống Truông Bồn như: Bom na pan, Bom phá, Bom nổ chậm, Bom từ trường,
Bom bi, Bom lân tinh, pháo sáng… các mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi như: F4, F5A,
AD6, F8, F111…
Nhận thức sâu sắc yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt thấm nhuần tư tưởng “Khơng có gì
q hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nêu cao khẩu hiệu “Tất cả vì miền
Nam ruột thịt”; “Tim có thể ngừng đập nhưng đường không thể tắc”; “Sống bám cầu,
bám đường; chết kiên cường dũng cảm”, thanh niên xung phong thuộc “Tiểu đội 2”
thực hiện nhiệm vụ ở Truông Bồn đã không quản ngại hy sinh gian khổ, nỗ lực hết mình
cho những chuyến hàng vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù để chi viện cho miền
Nam đánh Mỹ.
Sau một q trình làm việc hồn thành xuất sắc nhiệm vụ tại trọng điểm Truông
Bồn. Ban chỉ huy Đại đội 317 đã hội ý, bàn bạc, Ban chỉ huy đã cho tiểu đội 2 được
nghỉ ngơi để sắp xếp tư trang giấy tờ cần thiết bởi vì đó là những con người đã từng gắp
bó, lăn lộn với con đường này trong một thời gian dài. Thế nhưng, trước tình hình khẩn
trương, khó khan của đơn vị khi nhận được mệnh lệnh “bằng mọi giá phải mở đường
máu để cho đoàn xe quân sự đi qua trước khi trời sang”. Các anh, các chị đã tình
nguyện ra mặt đường cùng làm với các anh chị em với một suy nghĩ thật giản đơn “Một
giờ còn ở đơn vị là một giờ cịn ra mặt đường”, “ đường chưa thơng khơng tiếc máu
xương”.
Đến 6h10’ sang ngày 31/10/1968, khi cơng việc vừa hồn thành thì bất ngờ có
báo động, anh chị em đã rút về hầm trú ẩn an tồn, chỉ cịn lại tổ trực chiến là phải rút
về hầm trú ẩn sau cùng để kiểm tra chiến đấu. Phát hiện máy bay ném bom, các anh chị
đã kịp chạy vào hai hầm trú ẩn ở gần khu vực làm đường thì một loạt bom đã làm rung
chuyển toàn khu vực, và tiếp theo là một loạt nữa. Ngớt tiếng bom, cả Đại đội và nhân
dân xã Mỹ Sơn đã chạy ra hiện trường nhưng cả hiện trường chìm trong biển khói bom
dày đặc, mùi bom khét lẹt. Mặt đất, mặt đường bị băm nát không phân biệt được đâu là
đường, đâu là hầm, tổ chiến đấu đã ra đi mãi mãi. Cả đơn vị tìm kiếm, đào bới được 2
đồng chí Cao Ngọc Hịa và Trần Thị Thơng, chị Thơng được cứu sống còn anh Hòa đã
chết. Máy bay Mỹ quay lại, cả đại đội phải rút về nơi trú ẩn an toàn, một loạt bom nữa
lại được dội xuống nơi đây. Với 192 quả bom đã biến một vùng đồi núi thành một bãi
chiến trường. Sau 2 ngày đào bới, tìm kiếm chỉ tìm them được 5 đồng chí cịn ngun
vẹn, cịn lại 7 đồng chí chỉ tìm được một phần rất ít. Đại đội chia ra làm 7 phần và an
táng chung cho các anh các chị chung một nấm mồ nơi họ làm việc và hy sinh. Các anh
chị ra đi khi tuổi đời cịn rất trẻ, người ít tuổi nhất vừa tròn 17 tuổi, người nhiều tuổi
nhất cũng chỉ mới 22 tuổi.
Điều làm nhói đau trong tim những người ở lại là trận bom dữ dội và định mệnh
ấy là trận bom cuối cùng trước khi đế Quốc Mỹ tuyên bố ngừng ném bom Miền bắc.
Các chị các anh ra đi mang theo trong mình cả ước mơ, hoài bão về một ngày chiến
thắng, ngày được đoàn tụ với gia đình, được lấy vợ, lấy chồng. Chị Dung chỉ cịn một
mình mẹ già đang đau yếu khơng có người chăm sóc; chị Bốn bố mất sớm, nhà chỉ có 2
anh em, nhưng người anh vừa hy sinh ở chiến trường Miền Nam; anh Hòa và Chị Tâm
yêu nhau đã lâu nhưng vì làm nhiệm vụ cứu nước thiêng liêng nên đã gác chuyện tình
riêng nay cũng mong ngày về làm lễ cưới xây dựng tổ ấm gia đình. Hay như các chị
Hiên, Dỗn, Phúc, Đang thì đang náo nức mong chờ ngày bước vào ngưỡng cửa của các
trường trung học chuyên nghiệp hay các trương đại học.
Với Truông Bồn, hơn 50 năm qua, kể từ khi sự kiện ngày 31/10/1968 diễn ra đến
nay, vẫn vẹn nguyên những tình cảm trân quý và sự biết ơn sâu sắc của tầng lớp nhân
dân đối với sự hy sinh cao cả và oanh liệt của các chiến sỹ TNXP anh hùng, đã ngã
xuống cho chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta. ”
Tại Truông Bồn, chúng em đã được tận mắt chứng kiến, tận tai lắng nghe, tận tay
thắp hương tưởng niệm những con người yêu nước đã anh dũng hy sinh, góp phần vào
chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Chuyến đi thực tế này giúp chúng em đoàn kết hơn và
thấu hiểu, cảm động sâu sắc về quá khứ gian khổ mà hào hùng, vẻ vang của dân tộc,
biết thắp lên niềm tự hào, cảm phục, tin tưởng, nhận rõ giá trị của cuộc sống hiện tại,
nâng cao tinh thần yêu nước, có ý thức tự lực tự cường, có trách nhiệm với xã hội, với
tương lai của dân tộc, tiếp tục sự nghiệp của các thế hệ cha anh đi trước, xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đã được hồi sinh ngay trên “Tọa độ chết” năm
xưa. Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn hôm nay, biểu tượng lịch sử của Thanh
niên xung phong Việt Nam, nơi hội tụ linh hồn của 1.240 cán bộ, chiến sĩ đã dũng cảm
chiến đấu và anh dũng hy sinh để bảo vệ huyết mạch giao thơng Trng Bồn. Trong đó,
ngơi mộ tập thể 13 chiến sĩ thanh niên xung phong “Tiểu đội thép”, “Tiểu đội cảm tử”,
“Tiểu đội cọc tiêu sống” Anh hùng hy sinh tại nơi đây ngày 31 tháng 10 năm 1968,
chứng tích hào hùng ghi dấu những chiến cơng và sự hy sinh oanh liệt của 13 chiến sĩ
thanh niên xung trong lúc đang làm nhiệm vụ nối liền mạch máu giao thông. Ở nơi này,
Truông Bồn hôm nay và mai sau, mãi vang vọng những lời ru của đất mẹ như là lời ru
của cả dân tộc để linh hồn các chị, các anh được yên giấc ngàn thu. Nơi đây ngày ngày
luôn ngát thơm hương hoa của các Đoàn đại biểu và du khách trong và ngoài nước về
thăm viếng, tri ân các chị, các anh, những người anh hùng đã “Quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh”!
Cảm ơn ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuân lợi để lớp chúng em
thực hiện chuyến đi. Cảm ơn thầy giáo chủ nhiệm Nguyễn Đình Thanh đã đồng hành
cùng chúng em.
Phần III: Đề xuất một số giải pháp
1. Đối với các cơ quan truyền thơng báo chí:
- Các cơ quan báo chí của tỉnh tăng cường tuyên truyền về Chiến thắng lịch sử
Truông Bồn và Khu di tích lịch sử Trng Bồn trên các phương tiện của mình trong các
dịp lễ kỷ niệm chiến thắng Trng Bồn (tháng 10 hàng năm)
- Các cơ quan báo chí Trung ương tích cực có nhiều bài viết tun truyền về
Chiến thắng lịch sử Truông Bồn trên các trang báo của mình, đặc biệt trên báo điện tử
và các trang tin tổng hợp của các cơ quan báo chí trong các dịp kỷ niệm chiến thắng
Truông Bồn và các ngày lễ lớn của đất nước (30/4, 27/7, 02/9…).
2. Đối với đối tượng là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và nhân dân
trong tỉnh:
- Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về Chiến thắng Trng Bồn cho đồn viên, thanh
niên trong tồn tỉnh. Nên khuyến khích các bạn trẻ thể hiện những suy nghĩ, tâm tư ,
cảm xúc trước những chiến công ấy trong bài dự thi, để từ đó nhằm mục đích khơi dậy
lịng tự hào dân tộc, ý thức tự lực tự cường của các bạn trẻ góp phần vào cơng cuộc xây
dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Đối với học sinh tiểu học, cuộc thi có thể được tổ chức dưới các hình thức như vẽ
tranh, đóng kịch, kể chuyện về tấm gương của các anh hùng liệt sỹ hy sinh ở Truông
Bồn…; đối với học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, có thể tổ chức các cuộc
thi viết, thi trắc nghiệm…
Những tác phẩm đạt giải hoặc những tiết mục đặc sắc cần được tuyên truyền rộng
rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hoặc lưu giữ thành các ấn phẩm tại nhà
lưu niệm ở Khu di tích.
- Bổ sung các Bài giảng về Chiến thắng lịch sử Truông Bồn vào Sách giáo khoa
về Lịch sử địa phương (nếu điều kiện cho phép). Nên kết hợp các tiết học với các hoạt
động ngoại khố như tham quan khu di tích để cảm nhận về lịch sử chân thực hơn.
Giáo viên phải được các chuyên gia, các nhà nghiên cứu lịch sử tập huấn, bổ
sung những kiến thức, những câu chuyện cụ thể về con người và địa chỉ đỏ này để có
thể truyền thụ cho các em học sinh một cách đầy đủ, nhất qn, giúp các em có cái nhìn
chân thực nhất về lịch sử.
3. Ứng dụng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền: Với số lượng người sử
dụng mạng xã hội hiện nay của cả nước là trên 50 triệu người, của tỉnh cũng hàng triệu
người, vì vậy các cơ quan chủ lực như Tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ tỉnh, Công an tỉnh, BCH
QS tỉnh, Bộ đội BP tỉnh, các trường đại học, cao đẳng, THPT trên địa bàn tỉnh, với lực
lượng thanh niên làm nòng cốt, thiết lập các địa chỉ trên mạng xã hội như Facebook,
Zalo … để tuyên truyền, chia sẽ các bài viết, các ca khúc, hình ảnh có ý nghĩa về Chiến
thắng lịch sử Trng Bồn, Khu di tích lịch sử Trng bồn đến với mọi người dân cả
nước và cả kiều bào ta ở nước ngoài.
4. Kết hợp quảng bá du lịch với tun truyền về Khu di tích lịch sử Trng Bồn:
- Hoạt động quảng bá du lịch giới thiệu nét độc đáo của địa chỉ đỏ “Khu di tích
lịch sử Trng Bồn” bằng nhiều hình thức phong phú: Tổ chức tuyên truyền về số
lượng du khách đã đến tham quan thắp hương, trồng cây tưởng niệm tại Truông Bồn.
- Phát hành các video ca nhạc, các xuất bản phẩm có chất lượng về Truông Bồn.
Các tác phẩm này sẽ được ưu tiên giới thiệu trên Đài PTTH các địa phương , trên trang
thông tin điện tử của Tổng cục Du lịch, trên các phương tiện thông tin đại chúng khác
để lan toả những tư liệu, hình ảnh đẹp về Trng Bồn đến mọi tầng lớp nhân dân.
- Kết nối với các đơn vị lữ hành tổ chức các tour tuyến du lịch kết nối Truông
Bồn với các địa chỉ khác như Kim Liên Nam Đàn - Đảo chè Thanh Chương – Phù Mát
– Cửa Lò…để tăng lượng du khách đến với Truông Bồn.
5. Đối với Ban quản lý Khu di tích lịch sử Trng Bồn:
- Trong thời đại cơng nghệ thông tin như hiện nay, Trang thông tin điện tử nội bộ
của Ban quản lý Khu di tích Trng Bồn (www.truongbon.vn ) và trang Facebook
Truông Bồn cần phải được đầu tư thiết kế có sức thu hút, nội dung phong phú để độc
giả có thể dễ dàng tiếp cận nắm bắt thông tin.
- Tổ chức trao giải thưởng cho khách đã đến tham quan, thắp hương viết cảm
tưởng hay nhất tại Khu di tích lịch sử Trng Bồn.
- Đầu tư cơ sở vật chất, tôn tạo khuôn viên, đáp ứng yêu cầu tổ chức các sự kiện
lớn của tỉnh và tiếp đón du khách.
6. Đối với các cơ quan chuyên môn của tỉnh (Sở Thơng tin - Truyền thơng, Sở
Văn hóa – Thể thao, Tỉnh đoàn, Hội Cựu TNXP…) tham mưu cho UBND tỉnh:
- Tổ chức các cuộc thi sáng tác ca khúc về Truông Bồn, các kịch bản phim tài
liệu, phim truyện, kịch… từ đó lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc để đưa vào sử
dụng, công diễn nhằm tuyên truyền về chiến thắng Truông Bồn trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
- Xây dựng, sản xuất các bộ phim tư liệu sống động chân thực phát sóng trên các
kênh truyền hình đối ngoại (VTV 4- Đài truyền hình Việt Nam; VTC 10 – Netviet – Đài
truyền hình kỹ thuật số VTC) để giới thiệu với kiều bào ta ở nước ngồi và thế giới.
- Tổ chức giải báo chí tìm hiểu về Chiến thắng lịch sử Trng Bồn (nhân dịp kỷ
niệm 50 năm hoặc hàng năm).
- Tổ chức Hội thảo Khoa học về Chiến thắng Truông Bồn, tổng hợp ý kiến của
các nhà nghiên cứu, các nhà sử học để có cái nhìn khái qt và đầy đủ về chiến thắng
lịch sử Truông Bồn; … /.