Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
A. MỞ ĐẦU
Xã hội loài người đang ở vào giao đoạn phát triển mạnh mẽ tuy nhiên nghèo
đói đang là thực trạng đe dọa đời sống của nhân dân lao động nhiều nước trên thế
giới. Nghèo đói diễn ra ở tất cả các quốc gia không kể đó là quốc gia chậm phát
triển hay quốc gia phát triển. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu như
hiện nay thì vấn đề thất nghiệp và đói nghèo cũng tăng lên nhanh chóng.
Việt Nam là một nước đang phát triển hội nhập mạnh mẽ với thế giới và
đang trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội. Trong tiến trình hội nhập và phát
triển Việt Nam cũng chịu tác động mạnh mẽ của xu hướng khu vực hóa, toàn cầu
hóa. Những chính sách đổi mới trên lĩnh vực kinh tế của Đảng và nhà nước ta từ
năm 1986 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nền kinh tế tăng trưởng
nhanh và bền vững, xã hội ổn định, đời sống của đại đa số nhân dân được nâng cao
rõ rệt. Bên cạnh đó, một bộ phận nhân dân do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn
đang gặp nhiều khó khăn nghèo đói.
Sau khi hoàn thành công cuộc cách cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đất
nước được thống nhất, cả nước bước vào thời kì xây dựng CNXH mà thời kì đầu là
thời kì quá độ. Xã hội XHCN mà nước ta đang xây dựng đó là xã hội : Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng và nhà nước đã đưa ra
nhiều chủ trương chính sách để hướng tới mục tiên trên. Một trong những mục tiêu
quan trọng trong thời gian vừa qua và trong những năm tới đó là tiếp tục thực hiện
công tác xóa đói, giảm nghèo nhằm tiến tới xóa bỏ đói nghèo, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc và vùng theo đạo.
Trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta đã thu được
nhiều kết quả đáng khích lệ, được các cấp, các ngành chung tay gánh vác, được
HVTH: Nguyễn Hữu Trung – Lớp TC LLCT – HC Khóa 45
1
Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
cộng đồng nhân dân đồng tình ủng hộ, được thề giới ghi nhận là một trong những
quốc gia thực hiện có hiệu quả nhất công tác xóa đói giảm nghèo.
Xã Phú Nghĩa là một xã vùng sâu của huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước,
đây là xã mới được thành lập có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhiều
người dân theo đạo, điều kiện kinh tế văn hóa xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Thực
hiên sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, trong những năm
vừa qua công tác xóa đói giảm nghèo của xã Phú Nghĩa đã được triển khai thực
hiện và đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn
vướng mắc trong quá trình triển khai.
Vận dụng quan điểm của lí luận Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước; Qua thực tế
tình hình địa phương xã Phú Nghĩa tôi quyết định chọn đề tài làm báo cáo thực tế
là: Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú
Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Đề tài báo cáo thu hoạch thực tế gồm ba phần:
I. Khái quát tình hình xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia mập, tỉnh Bình Phước
II. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa
III. Giải pháp và kiến nghị trong công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú
Nghĩa.
Do hạn chế về thời gian đi tìm hiều thực tế và thời gian viết đề tài thu hoạch
nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Bản thân rất mong nhận được sự đóng góp
của các thầy cô giáo để bài thu hoạch này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
HVTH: Nguyễn Hữu Trung – Lớp TC LLCT – HC Khóa 45
2
Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
B. NỘI DUNG
I. Khái quát tình hình xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia mập, tỉnh Bình
Phước
Huyện Bù Gia Mập là một huyện nằm ở phía bắc của tình Bình Phước, trong
đó xã Phú Nghĩa là một xã thuộc trung tâm huyện Bù Gia Mập. Phú Nghĩa có diện
tích đất tự nhiên là 14.768,8 ha, trong đó diện tích đất Ban quản lí rừng phòng hộ
Bù Gia Mập có diện tích là 4.381 ha, diện tích đất khu kinh tế quốc phòng là 2000
ha ( trong đó diện tích đất đã cấp sổ là 424,2 ha), diện tích đất do địa phương quản
lí là: 8.387,8 ha. Địa hình của xã chủ yếu là trung du, đồi núi thấp, thổ nhưỡng ở
đây cũng giống như các vùng khác trong tỉnh đó là thuận lợi cho việc phát triển cây
công nghiệp lâu năm như tiêu, điều, cao su … Tuy nhiên với địa hình rộng ở một
địa bàn vùng sâu như xã Phú Nghĩa, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn,
nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của xã với phương thức canh tác lạc hậu,
trình độ dân trí thấp do đó cuộc sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó
khăn.
Xã Phú Nghĩa bao gồm tổng số 10 thôn, trong đó 7 thôn là đồng bào dân tộc
thiểu số, 3 thôn dân tộc kinh, có 3 đội độc lập do xã quản lí. Dân số toàn xã là
2.696 hộ với tổng số dân là 11.545 người trong đó dân tộc thiểu số là 1.048 hộ với
tổng số dân là 5.369 người. Người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 46,5% dân số
toàn xã. Có 9 dân tộc cùng chung sống xen kẽ nhau tạo nên nét văn hóa đa dạng
trong phong tục tập quán của xã, tuy nhiên bên cạnh đó còn có những hủ tục lạc
hậu cần phải loại bỏ.
Trên địa bàn xã hiện nay cũng có 5 tổ chức tôn giáo hoạt động bao gồm Phật
Giáo ( Chùa Hưng Hạnh,); Công Giáo ( Giáo họ Khắc Khoan); Tin Lành; Đạo Hòa
Hảo và Đạo Cao Đài. Tổng số tín đồ theo tôn giáo là 6695 người. Nhìn chung tình
HVTH: Nguyễn Hữu Trung – Lớp TC LLCT – HC Khóa 45
3
Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
hình hoạt động của các tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn xã Phú Nghĩa hoạt động
theo đúng theo lịch đăng kí và chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
Là một trong những xã trọng điểm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 nên Phú Nghĩa được ưu tiên đầu tư
để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, do đó trong những năm qua kinh tế đã có
bước phát triển, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tổng sản phẩm GDP 10
tháng đầu năm 2014 đạt gần 129 tỷ đồng, dự tính tốc độ tăng trưởng kinh tế năm
2014 là 10% so với năm 2013; Bình quân đầu người đạt: 12.178,880 đ/người/năm
(Bình quân đầu người của tỉnh Bình Phước đạt trên 41,6 triệu đồng/người/năm); tỷ
lệ phát triển dân số trong năm là 4%.
Hiện nay xã Phú Nghĩa đang phát triển kinh tế đa ngành nghề dựa theo
những lợi thế có sẵn của địa phương như phát triển trồng trọt cây công nghiệp lâu
năm kết hợp với trồng màu, mở rộng phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, phát
triển kinh tế trang trại, tăng cường bảo vệ và mở rộng diện tích rừng kết hợp với
khai thác rừng có hiệu quả, cùng với sự phát triển của địa phương thì ngành dịch
vụ cũng từng bước phát triển nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân khi cuộc sống
được cải thiện.
Trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Bình Phước
được triển khai đồng bộ theo sự chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là từ khi thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Với quan điểm xóa đói
giảm nghèo là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, là một chính sách xã hội cơ bản,
là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách kinh tế và xã hội thì cần phải phát triển
kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo bên vững đã thu được những thành tựu đáng
kể trong toàn tỉnh đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên bên cạnh đó khi
triển khai và thực hiện ở các xã cũng gặp không ít khó khăn làm hạn chế đến hiệu
quả lâu dài đối với công tác xóa đói giảm nghèo.
HVTH: Nguyễn Hữu Trung – Lớp TC LLCT – HC Khóa 45
4
Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
II. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa
1. Thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Là một xã vùng sâu vùng xa, lại có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nên tình hình kinh tế xã hội của
Phú Nghĩa gặp nhiều khó khăn. Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trong
những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo của xã đạt được nhiều kết quả đáng
khích lệ.
Theo báo cáo của xã trong năm 2013 số hộ nghèo toàn xã là 163 hộ, cận
nghèo là 94 hộ trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 108 hộ với 502 nhân khẩu.
Năm 2014 số hộ nghèo giảm còn 124 hộ với 484 nhân khẩu, tỉ lệ hộ giảm nghèo
đạt 4,85%. Hộ cận nghèo giảm xuống còn 89 hộ, tỉ lệ hộ giảm nghèo đạt 3,48%.
Như vậy nhìn chung những đối tượng thuộc diện hộ nghèo chủ yếu là những
hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đa số hộ nghèo đều ít có đất sản xuất, chủ yếu làm
thuê để kiếm sống, trình độ văn hóa của những hộ nghèo nhìn chung còn thấp, trẻ
em bỏ học còn nhiều để kiếm tiền phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống.
Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp ủy chính quyền, UBND xã Phú Nghĩa đã
thực hiện tốt các chế độ chính sách của nhà nước cho hộ nghèo và hộ cận nghèo,
đồng thời đã có những chính sách thiết thực để giúp đỡ các hộ nghèo nhằm thoát
nghèo bền vững. Các chế độ chính sách đã cụ thể hóa qua một vài thành tựu sau:
Thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và người đồng
bào dân tộc thiểu số. trong 10 tháng đầu năm 2014 đã thực hiện 2057 khám bệnh
miễn phí; khám dự phòng: 1068 tiêm chủng trẻ em: 1038 lần … Tất cả các thành
viên hộ nghèo đều được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí theo chế độ của nhà nước.
Tron 10 tháng đầu năm 2014 đã thực hiện 2.057 lần khám chữa bệnh miễn phí và
cấp phát thuốc miễn phí cho các hộ nghèo.
HVTH: Nguyễn Hữu Trung – Lớp TC LLCT – HC Khóa 45
5
Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
UBND xã đã thực hiện tốt một số chính sách ưu tiên, hỗ trợ của nhà nước
đối với hộ nghèo như chính sách hỗ trợ tiền điện ( 30.000 đồng/hộ/tháng), chính
sách hỗ trợ cứu đói giáp hạt( 21 hộ/98 khẩu với tổng số gạo là 1.470kg), phối hợp
với ngân hàng chính sách xã hội giải ngân cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ
đặc biệt khó khăn với tổng số hộ vay là 984 hộ, tổng số tiền vay hơn một tỷ đồng.
Thực hiện tiền trợ cấp cho người nghèo theo quyết định 102 với tổng số tiền là
60.100.000 đồng.
Ngoài ra xã cũng đã thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và
nhà nước, kêu gọi các tổ chức cá nhân, các cấp các ngành cùng nhau thực hiện
công tác xóa đói giảm nghèo như: giao đất giao rừng, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về
giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ về khoa học kĩ thuật, đạo tào nghề cho lao động
nông thôn, trợ cấp cho con em hộ nghèo trong giáo dục đào tạo, tái định canh định
cư cho nhân dân di cư tự do … UBND xã đã giải quyết cấp đất cho các hộ dân
nhằm đảm bảo công tác an sinh xã hội theo công văn số 128 của UBND huyện Bù
Gia Mập. Trong đó đất cấp theo chương trình 134 là 64 hộ với tổng diện tích là
51,4 ha, đất cấp theo chương trình 33 là 15 hộ với tổng diện tích là 15 ha, đất cấp
theo chương trình 193 là 56 hộ với tổng diện tích là 46,5 ha.
Trong công tác xây dựng cơ sở vật chất kết cấu hà tầng, xã Phú Nghĩa là một
trong hai xã điểm thực hiện chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, do
đó được ưu tiên về phát triển hạ tầng kinh tế như hệ thống điện, giao thông vận tải,
giáo dục, y tế, các công trình văn hóa, cơ cấu ngành nghề ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Điều này giúp cho công tác xóa đói giảm nghèo của xã Phú Nghĩa được
thuận lợi hơn. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân
trong xã được nâng cao.
Trong quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo, xã Phú Nghĩa cũng đã có
nhiều cách làm hay hiệu quả để giúp đỡ các hộ nghèo như tổ chức vận động các tổ
HVTH: Nguyễn Hữu Trung – Lớp TC LLCT – HC Khóa 45
6
Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
chức cá nhân mua quà cho nhân dân các hộ nghèo vui tết đón xuân hàng năm.
Trong dịp đón tết nguyên đán Giáp ngọ UBND xã đã trao được 38 phần quà và vận
động được 296 phần quà của nhà tài trợ cho hộ nghèo, cận nghèo không có điều
kiện đón tết, mỗi phần quà trị giá 300 ngàn đồng. Ngoài ra xã còn có chủ trương
thực hiện dự án: “ Phát triển đàn trâu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Luân
chuyển hộ nuôi trâu dự án 05 hộ/20 hộ thực hiện dự án, theo đó cứ 5 hộ dân sẽ
được nuôi một cặp trâu, khi nào sinh ra con nghé cái thì luân chuyển cho hộ khác
nuôi. Một số hộ nuôi trâu khác đang tiến hành luân chuyển, số còn lại đang thực
hiện với lí do là trâu sinh được 2 con nghé đực, có hộ vì trâu chưa đẻ nên chưa đủ
yếu tố hoàn chuyển.
Trong những năm qua, xã Phú Nghĩa tích cực đẩy mạnh công tác xóa đói
giảm nghèo, vận động nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng trên mọi lĩnh vực sản
xuất, chăn nuôi, vay vốn, hỗ trợ cây, con giống để phát triển kinh tế gia đình. Có
biện pháp, kế hoạch cụ thể để chống tái nghèo và hộ nghèo phát sinh trong những
năm tiếp theo. Vận động nhân dân gieo trồng các loại cây ngắn ngày như bắp, mì,
đậu và các loại rau để phòng chống đói giáp hạt nhất là trong vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Hàng năm đều rà soát danh sách những hộ có khả năng thiếu ăn để có
kế hoạch đề nghị cấp trên hỗ trợ cứu đói giáp hạt
2. Hạn chế công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa
Mặc dù xã Phú Nghĩa đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong công tác xóa đói
giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế xã hội, ổn định cuộc sống tuy nhiên qua quá
trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và
thực hiện.
Hiện nay quỹ đất để thực hiện cấp đất sản xuất nhằm xóa đói giảm nghèo
gặp nhiều khó khăn, các hộ nghèo lại thiếu đất sản xuất, thiếu tư liệu sản xuất do
đó không đáp ứng cho hộ nghèo canh tác sản xuất, thêm vào đó phương pháp canh
HVTH: Nguyễn Hữu Trung – Lớp TC LLCT – HC Khóa 45
7
Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
tác lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ nên hiệu quả sản xuất không cao đặc biệt là các
ngành nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi.
Nhà nước có nhiều chính sách cho hộ nghèo phát triển kinh tế đặc biệt là các
chương trình ưu đãi trong vay vốn tuy nhiên người nghèo lại rất ngần ngại trong
vấn đề vay vốn, những người muốn vay vốn thì còn gặp nhiều trở ngại bởi các thủ
tục vay vốn còn tương đối phức tạp do đó không đáp ứng đủ cho người nghèo có
đủ nguồn vốn để sản xuất.
Một trong những nhiệm vụ chính trong công tác xóa đói giảm nghèo đó là
việc vận động các hộ gia đình thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, tuy
nhiên do phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc thiểu số còn quan niện
sinh nhiều con, do đó tỷ lệ sinh sinh vượt kế hoạch còn thường xuyên diễn ra, có
nhiều hộ gia đình vượt sinh con thứ 3 trở lên( chiếm 28%) do đó tình trạng tái
nghèo luôn là nguy cơ thường nhật.
Nhu cầu về hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ việc làm của các hộ
nghèo là rất lớn tuy nhiên do điều kiện khó khăn về quỹ đất, điều kiện thực tế của
địa phương không đủ để đáp ứng như cầu trên mặc dù xã đã có những đợt đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, tuy nhiên để thoát nghèo họ cần có tự liệu sản xuất,
cần có công việc và thu nhập ổn định.
Một trong những thực trạng phổ biến đang diễn ra ở xã Phú Nghĩa đó là các
hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ yếu lại là người đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ
dân trí còn hạn hẹp, mặc dù chính quyền xã đã tổ chức tuyên truyền vận động bà
con nhân dân thực hiện tốt đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, tuy nhiên một bộ
phận hộ nghèo vẫn có thái độ trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của nhà
nước nên lười lao động, không tự giác vươn lên để thoát nghèo, còn có tình trạng
tranh giành hộ nghèo để được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước.
HVTH: Nguyễn Hữu Trung – Lớp TC LLCT – HC Khóa 45
8
Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
Thực tế đã cho thấy ở xã Phú Nghĩa, mặc dù tỉ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo
hàng năm có giảm nhưng vẫn tỷ lệ này vẫn ở mức cao. Tình trạng tái nghèo hay rớt
xuống hộ nghèo, cận nghèo ở các hộ gia đình vẫn là nguy cơ rất lớn. Tình trạng
thiếu công ăn việc làm ổn định còn gây ra nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự
trong xã.
3. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong công tác xóa đói giảm
nghèo ở xã Phú Nghĩa.
a. Nguyên nhân của những thành tựu đạt được:
Được sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác xóa đói
giảm nghèo, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện hiệu quả chương
trình, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức chính trị
xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện hiệu quả nhất công tác
xóa đói giảm nghèo.
Xã Phú Nghĩa đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm chuyển
biến nhận thức trong nhân dân về giảm nghèo bền vững, khơi dậy được ý chí chủ
động, tự lực tự cường, phát huy khả năng tự vươn lên để thoát nghèo, làm giàu hợp
pháp gắn với việc phát huy sức mạnh của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái
đặc biệt là gắn với việc bảo vệ rừng, phát triển cây công nghiệp lâu năm một cách
hiệu quả. Xã cũng đã thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc
làm cho hộ nghèo có thêm thu nhập ổn định cuộc sống.
Ngoài ra xã Phú Nghĩa cũng đã thực hiện tốt các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước về các chính sách giành cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo kêu
gọi được các nguồn lực cộng đồng, các doanh nhân, doanh nghiệp trong và ngoài
địa phương cùng chung tay gánh vác trong công tác xóa đói giảm nghèo.Tạo điều
kiện cho các hộ nghèo được vay các nguồn vốn, thụ hưởng các chương trình của
HVTH: Nguyễn Hữu Trung – Lớp TC LLCT – HC Khóa 45
9
Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
nhà nước; tập huấn, hướng dẫn, nhân rộng các mô hình hay trong sản xuất và chăn
nuôi, tạo thêm việc làm tại chỗ.
Hàng năm đều giao nhiệm vụ chỉ tiêu cho các Chi bộ, đoàn thể giúp đỡ từng
hộ nghèo thoát nghèo bền vững; Đưa nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo trở thành
nhiệm vụ lớn nhằm nâng cao dời sống vật chất, tinh thần cho người dân đồng thời
ổn định tình hình kinh tế xã hội.
Xã Phú Nghĩa cũng đã có những chính sách để thoát nghèo bền vững như
phát triển mạng lưới giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân, phát
triển hệ thống giao thông liên thôn và các con đường trọng điểm của xã, tích cực
vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình, phát triển kinh
tế hộ gia đình đồng thời chuyển biến dần cơ cấu kinh tế.
b. Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém
Xã Phú Nghĩa là một xã vùng sâu vùng xa của tỉnh Bình Phước, điểm xuất
phát thấp về mọi mặt, trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của người dân
còn hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền vận động triển khai
thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo. Các hộ nghèo, cận nghèo lại hiểu
không đúng bản chất của chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước
dẫn đến thái độ trông chờ ỷ lại.
Hệ thống điện, đường, trường, trạm đã có bước đầu tư nâng cấp tuy nhiên
nhìn chung đường giao thông nông thôn đi lại còn khó khăn; Hệ thống điện lưới
quốc gia chưa đến được với một số hộ dân; trường học xây dựng lâu năm đã xuống
cấp; cơ sở y tế không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân điều
này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xóa đói giảm nghèo của xã.
Hiện nay thu nhập chính của người dân xã vẫn là sản phẩm từ cây công
nghiệp lâu năm, tuy nhiên điều này lại phụ thuộc vào niều yếu tố như thời tiết, khí
HVTH: Nguyễn Hữu Trung – Lớp TC LLCT – HC Khóa 45
10
Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
hậu và đặc biệt là những biến động giá cả của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy
ở xã Phú Nghĩa vẫn còn tình trạng chặt rồi lại trồng rồi lại chặt theo cơ chế thị
trường.
Do thu nhập đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên việc huy động
tham gia đóng góp từ doanh nghiệp, người dân còn hết sức hạn chế nên ảnh hưởng
không nhỏ đến việc vận động kêu gọi sự đóng góp của nhân dân trong việc tái đầu
tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, tỉnh, huyện phân bổ cho xã
Phú Nghĩa còn thấp so với đề án đề ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phương mà còn ảnh hưởng đến chính sách xóa đói giảm
nghèo của xã.
III. Giải pháp và kiến nghị trong công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú
Nghĩa.
Thực tế cho thấy, xã Phú Nghĩa đã có nhiều chính sách đúng đắn và sáng tạo
trong công tác xóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người dân. Tuy nhiên để giảm nghèo bền vững và chống tái nghèo tôi mạnh
dạn đưa ra một vài giải pháp và kiến nghị sau:
Thực hiện tốt các chế độ chính sách của Nhà nước trong công tác xóa đói
giảm nghèo, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, tuyên truyền tốt các chủ trương
chính sách của Đảng trong công tác xóa đói giảm nghèo để các hộ nghèo, hộ cận
nghèo tự giác vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hướng dẫn các hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận với các khoản vốn vay tín
dụng ưu đãi, vốn ủy thác từ ngân hàng chính sách để phát triển kinh tế. Tập huấn,
hướng dẫn, nâng cao kiến thức, chuyển giao kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản
HVTH: Nguyễn Hữu Trung – Lớp TC LLCT – HC Khóa 45
11
Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
xuất kinh tế. Xây dựng và nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả trong công tác xóa
đói giảm nghèo. Tuyên dương khen thưởng kịp thời những tổ chức cá nhân có
đóng góp lớn cho công tác xóa đói giảm nghèo và những hộ vươn lên thoát nghèo
bền vững.
Mạnh dạn xin chủ trương đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng với yêu
cầu phát triển của địa phương. Hỗ trợ sản xuất, phát triển thêm ngành nghề như: hỗ
trợ đất sản xuất cho các hộ nghèo thiếu đất sản xuất, hỗ trợ về công cụ sản xuất, ưu
tiên giao đất, giao rừng cho các hộ nghèo, hỗ trợ về bảo quản các sản phẩm nông
nghiệp sau thu hoạch như: tiêu, điều, cà phê … Hướng dẫn bà con mạnh dạn
chuyển đổi ngành nghề, phát triển phù hợp với nhu cầu của địa phương như phát
triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, một số ngành dịch vụ.
Kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vào xã để đầu tư sản xuất bằng
những thế mạnh của địa phương nhằm tạo thêm công ăn việc làm tại chỗ cho người
dân, ưu tiên giới thiệu việc làm ổn định cho những hộ gia đình nghèo và cận
nghèo. Kêu gọi các tổ chức cá nhân trong công tác xóa đói giảm nghèo như xây
dựng nhà ở cho người nghèo, thành lập quỹ xóa đói giảm nghèo cho người nghèo
vay không lãi …
Huy động nguồn lực tại chỗ hộ trợ cho người nghèo trong vấn đề chăm sóc
sức khỏe như tăng cường cơ sở y tế có đủ trang thiết bị, đội ngũ y – bác sỹ, trang bị
thuốc cho y tế thôn bản phục vụ tại chỗ, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho các hộ
nghèo. Hỗ trợ con em các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong học tập như miễn giảm
học phí, hỗ trợ chi phí học tập, vận động quỹ khuyến học tiếp sức cho trẻ em nghèo
được đến trường học tập.
Để thực hiện được công tác xóa đói giảm nghèo các ban ngành, đoàn thể,
các cấp lãnh đạo phải thực hiện tốt và đầy đủ các chính sách về xóa đói giảm
HVTH: Nguyễn Hữu Trung – Lớp TC LLCT – HC Khóa 45
12
Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
nghèo, giúp người dân có những kiến thức, lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ khi thực
hiện các chính sách đó.
Huy động nguồn kinh phí sẵn có, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ
từ cấp trên, đồng thời vận động các tổ chức cá nhân đóng góp nhằm giúp đỡ các hộ
nghèo, các hộ cận nghèo và các hộ có hoàn cảnh khó khăn ổn định sản xuất làm ăn
hiệu quả.
Các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm hơn nữa để người nghèo có cơ hội
phát triển thoát nghèo một cách bền vững và vườn lên làm giàu chính đáng. Trong
quá trình thực hiện cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác xóa đói giảm
nghèo nhằm chia sẻ những khó khăn về ngân sách cho nhà nước.
C. KẾT LUẬN
Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với quốc tế, xu hướng toang cầu hóa đang
đặt ra cho nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Nền kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trường đinh hướng XHCN mà nước ta đang thực hiện trong
thời kì quá độ bên cạnh những mặt tích cực cũng gây ra những mặt hạn chế nhất
định. Một trong những mặt trái của cơ chế thị trường là tình trạng phân chia giàu
nghèo ngày càng gia tăng. Điều này đỏi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần phải có
những chủ trương chính sách đúng đắn nhằm tạo cơ hội cho những người lao động
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Hỗ trợ người lao động thoát nghèo và vươn
lên làm giàu chính đáng.
Công tác xóa đói giảm nghèo là mục tiêu hướng tới của Đảng và Nhà nước
ta nhằm xây dựng nước ta dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh. Hiện nay đất nước ta đã cơ bản xóa được hộ đói và đang tiếp tục lộ trình
giảm hộ nghèo. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường thì công tác xóa đói giảm
nghèo vẫn đang là một vấn đề bức xúc hiện nay.
HVTH: Nguyễn Hữu Trung – Lớp TC LLCT – HC Khóa 45
13
Thực trạng và giải pháp công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
Để thực hiện được công tác khó khăn này đòi hỏi phài có sự chung tay gánh
vác, chia sẻ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn
thể, của cộng đồng và đặc biệt chính là sự tự lực vươn lên của các hộ nghèo quyết
tâm vươn lên thoát nghèo bền vững. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền cũng cần
quan tâm hơn nữa để các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có cơ
hội phát triển tiến tới phát triển làm giàu bền vững. Chính vì vậy công tác xóa đói
giảm nghèo là nền tảng cho sự phát triển ổn định và bền vững của toàn xã hội.
Bên cạnh những đặc điểm riêng biệt, xã Phú Nghĩa cũng giống như các xã
vùng sâu vùng xa của tỉnh Bình Phước trong công tác xóa đói giảm nghèo còn gặp
nhiều khó khăn, cuộc chiến chống đói nghèo không phải chỉ ở xã Phú Nghĩa mà
còn ở cả khắp nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Chính vì lẽ đó trong một thời
gian ngắn, tiếp cận lĩnh vực nghiên cứu còn hết sức mới mẻ đối với bản thân chắc
chắn bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
HVTH: Nguyễn Hữu Trung – Lớp TC LLCT – HC Khóa 45
14