Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề cương môn triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.09 KB, 15 trang )

Câu I: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật và ý nghĩa
phương pháp luận của việc nghiên cứu nguyên lí này.
“Mỗi cuộc hành trình vạn dặm đều bắt đầu từ những bước chân nhỏ nhất” (Lão Tử)
và trong cuộc hành trình xây dựng xã hội của toàn nhân loại, Triết học đã ra đời (khoảng
thế kỉ VIII – VI trước CN) là đỉnh cao của sự thông thái và tư duy mà con người có.
Triết học là hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí –
vai trị của con người trong thế giới đó. Mỗi vấn đề, mỗi sự vật hiện tượng khi được soi
chiếu dưới quan điểm Triết học đều mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vấn đề nguyên lí về
mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật cũng là một vấn đề như thế.
1. Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến
- Quan điểm siêu hình về mối liên hệ phổ biến: Các nhà siêu hình khơng thừa nhận mối
liên hệ khách quan của sự vật hiện tượng; họ cho rằng các sự vật hiện tượng tồn tại biệt
lập, tách rời, tĩnh tại không tác động qua lại lẫn nhau. Nếu có liên hệ thì chỉ là ngẫu nhiên,
bề ngoài.
- Quan điểm triết học duy tâm cho rằng: giữa các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với
nhau, nhưng cơ sở của mối liên hệ này là tinh thần, hay lực lượng siêu tự nhiên.
- Triết học duy vật biện chứng thừa nhận mối liên hệ khách quan giữa các sự vật,
hiện tượng:
+ Mối liên hệ là sự phụ thuộc ràng buộc, sự quy định, tác động và chuyển hoá lẫn nhau
giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng, hay giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới.
+ Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ diễn ra trên nhiều lĩnh vực: mọi sự vật hiện tượng
trong thế giới (cả tự nhiên, xã hội, và tư duy) dù đa dạng, phong phú, nhưng đều nằm
trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác; đều chịu sự chi phối, tác động ảnh
hưởng của các sự vật, hiện tượng khác.
- Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới.
2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến
- Tính khách quan của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng: Là thuộc tính vốn có,
tự nó, khơng phụ thuộc vào ý thức của con người hay một thực thể tinh thần ở bên ngồi
quy định.
VD: “Vì sương nên núi bạc màu/ Cây lay bởi gió, hoa sầu bởi mưa”
“Nước chảy đá mịn/ Nước chảy chỗ trũng”…(Ca dao – Tục ngữ)


- Tính phổ biến của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng: Mối liên hệ tồn tại trong
nhiều lĩnh vực: cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy; có ở mọi lúc, mọi nơi. Các sự vật, hiện
tượng, hay giữa các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng luôn có mối liên hệ với nhau.
VD: + Trong tự nhiên: là mối liên hệ giữa động vật và thực vật; hoặc là sự tác động lẫn
nhau giữa các sự vật hiện tượng trong q trình tiến hóa từ vơ cơ đến hữu cơ và trong quá
trình xuất hiện sự sống.
+ Trong xã hội: thể hiện sự tác động giữa kinh tế với chính trị; giữa đời sống văn
hóa tinh thần với đời sống vật chất…
+ Trong tư duy: là mối liên hệ giữa các giai đoạn nhận thức trước và sau của một
q trình: VD: chia khốn ruộng đất cho dân giai đoạn trước và sau đổi mới.
- Tính đa dạng, phong phú, nhiều vẻ của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng:
+ Các sự vật, hiện tượng hay q trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác
nhau, giữ vị trí, vai trị khác nhau đvới sự tồn tại và ptriển của nó.


VD: - Con hổ là kẻ thù của bầy linh dương, nhưng chính con hổ lại làm cho bầy linh
dương tồn tại lâu bền (Nếu ko có hổ, bày linh dương sẽ chỉ sinh sôi => đồng cỏ không đủ
=> chết hết vì đói)
- Xã hội phát triển: Con người có điều kiện phát triển cả kinh tế và đời sống, nhưng
con người lại không nhận diện được kẻ thù: ăn bẩn, thở bẩn (cuộc chiến không tiếng súng
nhưng số nguời chết/năm rất lớn: ung thư, HIV…)
+ Sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì
các mối liên hệ biểu hiện khác nhau.
VD: - “Mật ngọt – chết ruồi”: Người đời thích được khen, nhưng đời người lời khen làm
cho con người mê muội, say sưa đắm trìm mà khơng phân biệt được cái đúng.
=> Lời khen tốt khi nó đúng/ Lời khen xấu giết chết con người khác.
+ Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể
khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động và phát triển của sự vật
thì cũng có những tính chất và vai trị khác nhau.
Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong - mối liên hệ bên

ngoài, mối liên hệ chủ yếu - mối liên hệ thứ yếu…
=> Mỗi loại mối liên hệ có vị trí, vai trị khác nhau đối với sự phát triển của sự vật, hiện
tượng. Do vậy, sự phân chia các mối liên hệ là cần thiết. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ
có ý nghĩa tương đối, tuỳ vào góc độ xem xét.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) “Tre xanh,…/Mà sao nên lũy nên thành tre ơi”
=> Nguyên lý về mối liên hệ là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn:
 Quan điểm toàn diện yêu cầu:
+ N/cứu sự vật hiện tượng trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các thuộc tính
cùng mối liên hệ của chúng với các sự vật hiện tượng khác cũng như môi trường xquanh…
VD: => Khi đánh giá xếp loại Đảng viên, bao giờ cũng được đánh giá từ 2 chiều: cơ quan
và cộng đồng địa phương nơi cơ trú.
=> 1 con người: cơ quan, làng xã, đồng nghiệp, bạn bè…
+ Nguyên tác tồn diện địi hỏi trong nhận thức và thực tiễn, phải có trọng tâm trọng điểm,
tránh dàn đều. chung chung.
VD: Từng giai đoạn của cuộc đời, cần chọn lựa và ưu tiên thực hiện công việc nào
cần thiết nhất.
 Quan điểm lịch sử cụ thể: Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú nên trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể, tức là xem xét
sự vật ln trong điều kiện, hồn cảnh, khơng gian, thời gian cụ thể. Quan điểm lịch sử cụ thể chống lại quan điểm giáo điều.
VD: Cơ chế tập trung bao cấp: Trong thời chiến nếu khơng có cơ chế này nước ta đã
khơng dành thắng lợi. Nhưng trong thời bình, nó lại là rào cản trói buộc, khơng phát huy
được sức mạnh cá nhân mỗi người.
 Liên hệ nghề: Giáo viên cùng tổ chuyên môn phải liên hệ, chia sẻ kinh nghiệm
giữa các tổ chuyên môn, các trường, cụm trường để phát triển cmon toàn diện).
VD: Đánh giá học sinh phải toàn diện: lực học, phong trào, quan hệ xã hội…


Câu 2: Quy luật về sự chuyển hoá từ những biến đổi về lượng dẫn đến những biến

đổi về chất và ngựơc lại (quy luật lượng đổi, chất đổi)
Triết học là hệ thống tri thức luận chung nhất về con người, vai trị, vị trí của con
người trong thế giới đó. Vậy trong triết học Mác – Lê nin bàn về quy luật lượng đổi chất
đổi như thế nào?
1. Vị trí, vai trị của quy luật:
- Quy luật….và ngược lại là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
- Nó chỉ ra cách thức chung nhất của sự phát triển, khi sự vật, hiện tượng đã tích
lũy được những thay đổi về lượng đã đạt đến giới hạn độ, điểm nút và thực hiện bước nhảy
dẫn đến sự thay đổi về chất, khơng được nóng vội, chất phải phù hợp với lượng.
VD: - “Năng nhặt – chặt bị”
- Tùy từng giai đoạn phát triển của mỗi người mà tích lũy được sự thay đổi về
chất và lượng: 1 đứa trẻ “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” (là bình
thường), 1 đứa trẻ: 3 tuổi chưa biết nói những từ đơn giản (là khơng bình thường)…
2. Nội dung của quy luật:
2.1. Khái niệm chất, lượng:
a) Chất: ----- Là phạm trù triết học
------ Dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng
------ Là các thuộc tính, yếu tố cấu thành sự vật hiện tượng làm cho nó là nó, để
phân biệt với cái khác.
VD: Chất của sinh viên là: Trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết, thơng minh, sáng tạo…
- Sự vật hiện tượng có nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính qui định chất của sự vật hiện tượng
trong một quan hệ nhất định. Như vậy, mỗi sự vật hiện tượng khơng chỉ có một mà là
nhiều chất.
VD: ---- Một người phụ nữ:
+ Trong quan hệ với cha mẹ: HIẾU
+ Trong quan hệ vợ - chồng: THỦY CHUNG
+ Trong quan hệ với con: MẪU MỰC, HI SINH
+ Trong quan hệ với học trò: TẤM GƯƠNG…
---- Một chiếc điện thoại: nghe gọi, đèn pin, đồng hồ, máy ảnh, máy tính….
- Chất khơng những quy định bởi các thuộc tính mà cịn được xác định bởi cấu trúc và

phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành của sự vật hiện tượng.
VD: Có 3 đoạn thẳng, khi liên kết thì tạo thành các chất khác nhau: III, A, H, N, hình tam
giác….
 Trong xã hội, muốn có cái mới thì phải liên kết để thay đổi về chất.
b) Lượng: ----- Là phạm trù triết học
----- Dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng
----- Biểu hiện ở trình độ, quy mơ, tốc độ, nhịp điệu vận động và phát triển của
sự vật, hiện tượng.


VD: Lượng của sinh viên là số lượng tín chỉ sinh viên tích lũy, thời gian khóa học, điểm số
đạt được….
- Có 2 loại lượng:
+ Lượng cụ thể: Đo đếm được
VD: Lớp học hơm nay có 50 người; Đỉnh Phanxipăng cao 3.143m
+ Lượng trừu tượng: Liên quan đến đặc điểm, tính chất và thuộc tính của sự vật hiện tượng
VD1: “Chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mơng nhường nào” – Xn Quỳnh
VD2: Tiết học Địa lí có 40 em học sinh (lượng cụ thể), nhưng giáo viên sẽ không
thể định lượng được mức độ hiểu bài của từng học sinh là bao nhiêu (lượng trừu tượng)
=> Bất kể một sự vật, hiện tượng nào cũng có lượng nhất định.
 Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang ý nghĩa tương đối
VD: Bằng Đại học:
+ Là chất: Phân biệt với bằng Cao đẳng, Trung cấp, Thạc sỹ
+ Là lượng: Là q trình học tập 12 năm phổ thơng + 4 – 6 năm đại học.
2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
a) Lượng đổi đến một giới hạn nhất định dẫn đến chất đổi
- Mỗi sự vật hiện tượng luôn là một thể thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng,
khi lượng đổi đến một giới hạn nhất định dẫn đến chất đổi
+ Độ: Là khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi
về chất; sự vật hiện tượng vẫn cịn là nó, chưa chuyển hóa. Trong phạm vi độ này, chất và

lượng tác động lẫn nhau làm cho sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng (tăng
hoặc giảm), còn chất tương đối ổn định.
VD: Độ tồn tại của nước nguyên chất ở trạng thái lỏng là từ 00C – 1000C.
=> Một sự vật hiện tượng có 2 độ: Độ đầu vào và độ đầu ra.
+ Điểm nút: Điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ,
làm cho chất của sự vật hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới; thời điểm mà tại đó
bắt đầu xảy ra bước nhảy được gọi là điểm nút.
VD: 00C là điểm nút để nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn; 100 0C là
điểm nút để nước chuyển từ tràng thái lỏng sang trạng thái khí.
+ Bước nhảy: Là giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do
những thay đổi trước đó về lượng gây nên.
VD: Một cuộc cách mạng, một kì thi…
 Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả của sự thay đổi đó
là sự vật, hiện tượng cũ mất đi; sự vật, hiện tượng mới ra đời.
- Trong sự vật hiện tượng mới, lượng lại biến đổi trong độ mới, đến điểm nút mới, lại xảy
ra bước nhảy mới. Cú như thế, sự vận động của sự vật hiện tượng dra, lúc thì biến đổi tuần
tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, làm cho sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
VD: Sự phát triển của lực lượng sản xuất (lượng đổi) tới khi mâu thuẫn với quan hệ sản
xuất lỗi thời (chất cũ) sẽ dẫn đến đấu tranh giai cấp, đỉnh cao là cách mạng xã hội (bước
nhảy) làm xã hội cũ mất đi, xã hội mới tiến bộ hơn ra đời.


- Các hình thức của bước nhảy:
+ Dựa vào quy mơ, nhịp độ bước nhảy: Bước nhảy tồn bộ (thay đổi tất cả các
mặt, các bộ phận, các yếu tố của sự vật hiện tượng – VD: Cuộc cách mạng XHCN) và
bước nhảy cục bộ (chỉ làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố - VD: Kì thi hết học phần)
+ Dựa vào sự thay đổi về chất: Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần (VD:
quá trình chuyển biến từ vượn người thành người)
b) Chất mới ra đời quy định lượng mới phù hợp:
- Quy luật lượng đổi chất đổi không chỉ diễn ra một chiều là lượng đổi dẫn đến chất

đổi mà cịn có chiều ngược lại.
- Khi chất mới đã ra đời, nó lại tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống
nhất mới giữa chất và lượng. Sự tác động của chất mới cần tạo nên quy mô mới, kích
thước, trình độ, nhịp điệu, tốc độ… mới phù hợp và thống nhất với chất mới trong sự vật
hiện tượng mới.  sự thống nhất đó là điều kiện để sự vật, hiện tượng tồn tại và phát triển.
VD: 1 quả trứng nở ra gà con => thay đổi về hành động, quy mô, sự sống, phản xạ môi
trường…khi lớn lên thì tách ra khơng theo mẹ nữa…
 Q trình vận động và phát triển của sự vật liên tục diễn ra và chịu sự chi phối
của quy luật lượng chất.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý từng bước tích lũy dần dần
những thay đổi về lượng để làm biến đổi về chất.
-> Tránh quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng biến đổi
chưa đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy (“Chưa đỗ ông Nghè đã đe Hàng Tổng”)
-> Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm
nút nhưng khơng thực hiện bước nhảy.
- Có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy đầy đủ về
lượng.
- Biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều
kiện, lĩnh vực cụ thể.
* Liên hệ nghề nghiệp:
Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ. Trong hoạt động nhận
thwucs, học tập của cá nhân, phải từng bước tích lũy về lượng (tri thức) làm biến đổi về
chất (kết quả học tập) theo quy luật. Cần thường xuyên học tập đều đặn hàng ngày để kiến
thức được thấm sâu trong trí nhớ, tránh học gấp rút mỗi khi kì thi đến.


Câu 3: Phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Vận dụng vào việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
hiện nay.

Triết học là hệ thống tri thức luận chung nhất về con người, vai trị, vị trí của con
người trong thế giới đó. Vậy trong triết học Mác – Lê nin bàn về mối quan hệ biện chứng
giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất như thế nào?
1. Vị trí, vai trị của quy luật:
- Là quy luật cơ bản của hình thái kinh tế xã hội
- Dùng để nhận thức lịch sử vận động của xã hội loài người.
Xã hội loài người phát triển qua các thời kì: Cơng xã ngun thủy = = = > Chiếm
hữu nô lệ = = => Phong kiến = = => Tư bản = = => Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Mỗi giai đoạn lịch sử có một kiểu hình thái kinh tế xã hội tương ứng. Hình thái kinh
tế xã hội được thể hiện đặc trưng ở phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất là cách
thức con người thực hiện quá trình sản xuất, là thước đo để phân biệt các thời đại kinh tế
với nhau.
VD: Thời kì cổ đại, trong xã hội cộng sản nguyên thủy: cách thức kiếm ăn của con
người là săn bắt, hái lượm, phụ thuộc vào tự nhiên.
2. Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất


- Lực lượng sản xuất:
+ Là toàn bộ các yếu tố vật chất và tinh thần của con người, tạo thành năng lực thực
tiễn cải biến giới tự nhiên theo mục đích của q trình sản xuất vật chất.
+ LLSX bao gồm: Tư liệu sản xuất (TLLĐ + ĐTLĐ), con người lao động và khoa
học công nghệ. Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất thì Người lao động là nhân tố giữ
vai trò quyết định. Khoa học kĩ thuật ngày càng trở thành LLSX trực tiếp, nó là động lực
mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong thời đại hnay.
- Quan hệ sản xuất:
+ Là mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người nảy sinh trong quá trình sản
xuất và tái sản xuất vật chất của xã hội.
+ QHSX gồm 3 mặt: Sở hữu sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản
phẩm lao động. Trong đó, sở hữu sản xuất là quan trọng nhất.
VD: Khi thành lập công ty

=> Tiền vốn, thị trường, kinh nghiệm quản lý, công cụ lao động…là TLSX đã sở hữu
=> Người đứng đầu công ty phân công công việc cho các bộ phận, cho nhân viên: đây là
quá trình tổ chức, quản lý.
=> Trả lương cho cơng nhân: Là q trình phân phối sản phẩm.
3. Nội dung quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX
a) LLSX quyết định QHSX
- LLSX ở trình độ nào thì QHSX phải được hình thành tương ứng với trình độ ấy.
Khi LLSX biến đổi thì QHSX cũng phải biến đổi cho phù hợp với nó.
- LLSX là yếu tố cách mệnh làm thay đổi sản xuất.
=> Khi QHSX cũ được thay thế bằng QHSX mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất
cũ mất đi, PTSX mới ra đời thay thế…
Ăngghen: “Người nguyên thủy đầu tiên đã nấu chảy ra sắt thép cũng là đã nấu
chảy ra chế độ Chiếm hữu nô lệ”
Mác: “Cái cối xay quay bằng tay đem lại xã hội có lãnh chúa phong kiến, cái cối
xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội tư bản cơng nghiệp”
b) QHSX có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của LLSX
- QHSX có thể tác động trở lại LLSX theo 2 hướng:
+ Tích cực: Khi QHSX phù hợp với trình độ của LLSX, trở thành động lực cơ bản
mở đường cho LLSX phát triển.
+ Tiêu cực: Khi QHSX không phù hợp, lỗi thời, lạc hậu trở thành xiềng xích, trói
buộc, kìm hãm sự phát triển của LLSX
VD: Việc sử dụng người lao động: Trả lương cho người lao động…..
 Tóm lại: Quy luật QHSX phù hợp LLSX là quy luật phổ biến quyết định toàn bộ tiến
trình phát triển của lịch sử nhân loại.
c) Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai phương diện cơ bản, tất yếu của mối
phương thức sản xuất- mỗi quá trình sản xuất nhất định nên chúng tồn tại trong tính quy


định lẫn nhau, chi phối lẫn nhau trong quá trình sản xuất của xã hội. Mối quan hệ giữa lực

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ tất yếu giữa nội dung vật chất và hình
thức kinh tế của cùng một quá trình sản xuất của xã hội.
d) Sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là nguồn
gốc phát triển các phương thức sản xuất trong lịch sử
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thuộc
phạm trù “mâu thuẫn” trong phép biện chứng duy vật, tức là mối quan hệ thống nhất của
hai xu hướng có khả năng vận động trái ngược nhau. Sự vận động của mâu thuẫn này là đi
từ sự thống nhất đến những khác biệt căn bản và dẫn đến sự xung đột giữa nhu cầu phát
triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển đó, khi đó bắt đầu
nhu cầu của những cuộc cải cách, hoặc cao hơn là một cuộc cách mạng, nhằm thực hiện sự
cải biến những quan hệ sản xuất hiện thời theo hướng làm cho nó phù hợp với nhu cầu
phát triển của lực lượng sản xuất, nhờ đó tái thiết lập sự phù hợp mới của quan hệ sản xuất
với lực lượng sản xuất.
4. Sự vận dụng của quy luật
- Trước đổi mới (1975 – 1985), Đảng ta đã vận dụng quy luật này chưa phù hợp,
đưa QHSX vượt lên trước LLSX, dẫn tới khủng hoảng kinh tế, siêu lạm phát, đời sống
nhân dân đói nghèo, con người khơng được phát triển năng lực, đồng thời vi phạm quyền
làm chủ của người lao động.
- Từ đổi mới đến nay (1986 – nay): Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật rút ra nhiều bài
học kinh nghiệm từ sự thất bại của thời bao cấp. Thực hiện phát triển kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần theo định hướng XHCN nhằm khai thác tính đa dạng của LLSX, thông
qua các thành phần kinh tế phù hợp. Từ đó giúp đất nước thốt dần khỏi đói nghèo, trở
thành quốc gia đang phát triển.
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN trong điều kiện của trình
độ phát triển LLSX đa dạng, khơng đồng đều. Chính vì vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
là phải tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta
Thực tế, lực lượng sản xuất ở Việt nam hiện nay: đa dạng, khơng đồng đều, nhiều
trình độ do đó logic tất yếu quan hệ sản xuất cũng phải đa dạng.

+ Đa dạng trong thành phần kinh tế
+ Đa dạng trong hình thức sở hữu
+ Đa dạng trong phân phối

Tóm lại, có thể khẳng định cơng cuộc đổi mới là quá trình chúng ta ngày càng nhận
thức và vận dụng đúng đắn hơn quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất trong điều kiện thực tiễn Việt Nam.


Câu 5. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng. Vận dụng vào việc hoàn thiện kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
Triết học được ra đời vào khoảng thế kỉ VI – VIII TCN, thuộc đầu thời kì chiếm hữu
nô lệ. Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất về con người, về vai trị và vị
trí của con người trong thế giới đó.Vậy mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng trong triết học được bàn luận như thế nào?
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng (CSHT) và kiến trúc thượng tầng (KTTT)
a. Cơ sở hạ tầng (CSHT) là toàn bộ những quan hệ sản xuất tạo nên cơ cấu kinh tế của một
xã hội nhất định.
- CHST của một xã hội được tạo nên bởi:
+ QHSX thống trị
+ QHSX tàn dư
+ QHSX mầm mống

=> QHSX thống trị quan trọng nhất,
chi phối các QHSX khác.
* QHSX thống trị: tồn tại trong kinh tế nhà nước (Tài chính – ngân hàng, đất đai, điện,
nước…
* QHSX tàn dư: thống trị về tưu liệu snar xuất, g/cấp tư bản
* QHSX mầm mống: những vấn đề thuộc về phúc lợi XH, những chương trình nhân

đạo…
Trong đó: QHSX thống trị quyết định
Sơ đồ tóm tắt:

b. Kiến trúc thượng tầng (KTTT) là tồn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội (chính trị,
pháp quyền, tôn giáo, triết học, đạo đức, mỹ học, logic học,..) cùng với những thiết chế
chính trị - xã hội tương ứng (đảng phái, nhà nước, hiệp hội,...) do CSHT sinh ra.
Ví dụ: Việt Nam có nền kinh tế định hướng CNXH => Chính trị nhất
nguyên, ĐCS lãnh đạo, Nhà nước cầm quyền.


Quan điểm,
tồn tại
Thiết chế

Tơn giáo Chính trị

Pháp luật

Đạo đức

Cơng đồn

…….

Giáo hội

Nhà nước

Dư luận

cộng đồng

T/ chức
người LĐ

…….

Đảng

2. Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT
Sơ đồ tóm tắt:

a. Vai trị quyết định của CSHT đối với KTTT
- Mỗi CSHT sẽ hình thành nên một KTTT tương ứng với nó.
Tính chất của KTTT là do tính chất của CSHT quyết định. Trong XH có giai cấp, giai cấp
nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh
thần của xã hội.
- Những biến đổi trong CSHT sẽ dẫn đến những biến đổi trong KTTT.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm biến đổi quan hệ sản xuất, kéo theo sự biến đổi của
CSHT và thông qua sự biến đổi này, làm biến đổi KTTT.
- Sự phụ thuộc của KTTT vào CSHT phong phú và phức tạp.
Mọi sự biến đổi của KTTT đều có cơ sở từ những sự biến đổi trong CSHT.
b. Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
- Tất cả các yếu tố cấu thành KTTT đều có tác động đến CSHT. Tuy nhiên, mỗi yếu tố
có vai trị khác nhau, có cách thức tác động khác nhau. Trong xã hội có giai cấp, nhà nước
là yếu tố có tác động mạnh nhất.
- Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với CSHT diễn ra theo 2 chiều:
+ Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì
nó tác động mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.



+ Nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, kìm hãm ptriển xã hội.
3. Liên hệ
- Kinh tế Việt nam: Thực hiện kinh tế thời kì quá độ với đặc điểm kinh tế thị trường
định hướng XHCN.
- Về sở hữu tư liệu sản xuất, Việt Nam duy trì 2 hình thức:
+ Sở hữu tư nhân TLSX: các công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Sở hữu XH về TLSX: các công ty nhà nước.
- Hiện nay, Việt Nam trả lương theo: cổ phần, cổ phiếu, bậc lương, sản phẩm, thời
gian lao động,...
 Hình thức trả lương đa dạng, linh hoạt, sử dụng nhiều hình thức khác nhau.
- Chính trị: nhất nguyên, một Đảng cầm quyền.
+ Đảng: chỉ đạo bằng đường lối, quan điểm.
+ Nhà nước: chỉ đạo bằng các chính sách.
- Nhờ có chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước
 Giúp cho nền kinh tế Việt nam đã và đang phát triển.

 Để củng cố và hoàn thiện KTTT XHCN, phải tiến hành đổi mới đồng bộ, đặc biệt là các
mặt sau đây:
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị.
- Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
- Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng chúng ta kiên trì chủ trương nhất
nguyên về chính trị.
- Từng bước đổi mới chính trị, đặc biệt bổ sung, hoàn thiện đường lối phản ứng
đúng, phù hợp với thực tiễn phát triển cảu đất nước và thời đại.


Câu 6. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Trả lời
Triết học được ra đời vào khoảng thế kỉ VI – VIII TCN thuộc đầu thời kì chiếm hữu
nơ lệ. Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất về con người, về vai trị, vị trí
của con người trong thế giới.Vậy triết học đã bàn luận và đưa ra mối quan hệ biện chứng
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội như thế nào?
1. Khái niệm
 Tồn tại xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ đời sống vật chất của con người.
Nói cách khác, tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của xã hội bao gồm: 3 yếu tố chính
- phương thức sản xuất vật chất
- điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý
- dân cư và mật độ dân số:
 phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất.
Ví dụ:
+ Để con người có thể tồn tại và phát triển trong xã hội, ta cần có cơm ăn, có áo
mặc, nhà cửa, phương tiện đi lại, …. Đó chính là đời sống vật chất cơ bản của mỗi
người.
+ Trong điều kiện địa lý tự nhiên nhiệt đới gió mùa, có nhiều song ngồi, … tất yếu
hình thành nên phương thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối với người Việt
Nam trong suốt nhiều năm qua. Để tiến hành được phương thức đó, người Việt buộc
phải tổ chức dân cư thành làng, xã, .. có tính ổn định bền vững. Nhưng mỗi làng xã
lại có phương thức đơi chút sự khác nhau do địa hình khác, mật độ dân số khác, …
Ví dụ cùng là trồng lúa nhưng thay vì trồng ruộng bằng như vùng đồng bằng song
Hồng thì trên miền núi lại trồng ruộng bậc thang.
 Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ đời sống tinh thần của con người.
Xuất phát từ lập trường triết học quan điểm duy vật biện chứng, vật chất có trước,
sinh ra, quyết định ý thức và ý thức tác động ngược trở lại,thì ý thức xã hội được
nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển
nhất định.
Nó bao gồm trong đó tồn bộ đời sống tư tưởng và tâm lí xã hội, được biểu hiện

phong phú trong sinh hoạt tư tưởng, văn hóa, tập quán, … của mỗi cộng đồng xã
hội.
- Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh xã hội, ý thức xã hội bao gồm các hình thái
khác nhau:
+ ý thức chính trị
+ ý thức pháp quyền
+ ý thức đạo đức
+ ý thức tôn giáo
+ ý thức khoa học
….


Ví dụ: Cha mẹ sinh con phải có nghĩa vụ chăm sóc con cái và có quyền được con cái chăm
sóc khi ốm đau, già cả. Đồng thời con cái có quyền được cha mẹ chăm sóc và có nghĩa vụ
phải chăm sóc cha mẹ. Đó vừa là ý thức quyền pháo, vừa là ý thức đạo đức.
- Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội:
+ Ý thức xã hội thông thường: toàn bộ những tri thức, quan niệm, … của những con
người trong một cộng đồng nhất định nhưng chưa được hệ thống hóa.
+ Ý thức xã hội lý luận: những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa và được
trình bày dưới những khái niệm, phạm trù, quy luật.
Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân,
do dân và vì dân.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
Ý thức xã hội độc lập và tác động ngược trở lại tồn tại xã hội.
 Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
 Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng, vật chất có trước, sinh ra và
quyết định ý thức nên đời sống vật chất quyết định và “đẻ” ra đời sống tinh
thần tương ứng .
 Khi phương thức sản xuất thay đổi dẫn đến sự biến đổi của đời sống vật chất,

thì ý thức xã hội sớm muộn gì cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với điều
kiện lịch sử cụ thể lúc đó. Vì thế, ở những thời kì lịch sử khác nhau có những
lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau, đó là do những điều kiện đời
sống vật chất khác nhau quyết định.
Ví dụ: Trong xã hội nguyên thủy, do phương thức sản xuất còn hết sức thấp kém, mọi
người còn sống chung, làm chung và hưởng chung nên chưa xuất hiện quan niệm tư hữu,
chưa có ý thức bóc lột. Nhưng khi chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, xã hội phân chia giàu
nghèo, phương thức sản xuất mới ra đời, ý thức con người cũng từ đó thay đổi theo, xuất
hiện chủ nơ và nơ lệ.
 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và sự tác động ngược lại của nó
 Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
Trong nhiều giai đoạn lịch sử, đời sống vật chất đã thay đổi nhưng những yếu
tố tâm lý trong đời sống tinh thần vẫn còn tồn tại dai dẳng dẫn đến sự lạc hậu,
bảo thủ, khó thay đổi của ý thức xã hội
Ví dụ: Chế độ phong kiến nay đã khơng cịn nhưng những tư tưởng phong kiến vẫn còn
đến ngày nay. Chẳng hạn “trọng nam khinh nữ” là câu nói quen thuộc của nhiều vùng quê
ở Việt Nam, khi gia đình nào cũng mong muốn phải có con trai nối dõi.
 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội


Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt là những
tư tưởng tiên tiến khoa học có thể vượt trước sự phát triển của đời sống vật
chất.
Ví dụ: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật giúp chúng ta chinh phục không gian
và tiên đoán được những việc xảy ra trong tương lai như dự báo thời tiết, dự báo thiên tai,

 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan
điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà
được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước.

Ví dụ: cơng cụ lao động ngày nay được hồn thiện hơn về hình dáng, tính năng, hiệu quả
sử dụng, … là kết quả của quá trình phát triển lâu dài từ hàng ngàn năm cùng sự phát triển
của loài người.
 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
Các hệ thống ý thức xã hội không tồn tại riêng biệt mà ln có sự tác động
qua lại lẫn nhau làm cho ở mỗi hình thái ý thức có những mặt những tính chất
khơng thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các
điều kiện vật chất (mà phải bằng sự tác động qua lại giữa các hệ thống ý thức
xã hội).
Ví dụ: Khi tham gia giao thông, nếu ta thấy đèn xanh thì đi, đèn vàng đi chậm, đèn đỏ
dừng lại. Đó vừa là ý thức pháp quyền, vừa là ý thức đạo đức, vừa là ý thức khoa học.
Chúng tác động với nhau tạo nên ý thức xã hội. Một ví dụ khác, thời cổ đại, ở Tây Âu thì
triết học và nghệ thuật đóng vai trị đặc biệt, cịn thời trung cổ thì tơn giáo lại ảnh hưởng
mạnh mẽ đến triết học, nghệ thuật, pháp quyền, đạo đức, … Ngày nay, hệ tư tưởng chính
trị và khoa học đang tác động đến các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần xã hội.
 Sự tác động ngược trở lại của ý thức xã hội với tồn tại xã hội
Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối tác động trở lại tồn tại xã hội theo 2
khuynh hướng:
+ Nếu ý thức xã hội có tính chất bảo thủ, lạc hậu nó thường tác động trở lại
tồn tại xã hội theo hướng cản trở, thậm chí phá hoại sự phát triển của xã hội.
+ Nếu ý thức xã hội có tính tiến bộ, khoa học nó thường tác động trở lại tồn
tại xã hội theo hướng thúc đẩy xã hội phát triển. Vì bộ phận ý thức này
thường nhanh chóng thâm nhập vào quần chúng nhân dân và giáo dục, tổ
chức hướng dẫn quần chúng nhân dân trong hoạt động thực tiễn.


Ví dụ: Trước thời kì đổi mới (1986) Việt Nam đã sai lầm khi áp dụng mơ hình của Liên Xô
vào xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. Hậu quả nền kinh tế không những kém phát
triển mà cịn rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế (cuối những năm 1979- 1980). Sau
năm 1986, nước ta tiến hành đổi mới đất nước theo con đường mới phù hợp với hoàn cảnh

lúc bấy giờ. Kết quả đã dành được một số thành quả đáng mừng . Như vậy do nhận thức
đúng đắn con đường phát triển mà Đảng và nhà nước ta đã và đang tiếp tục đang đất nước
tiến lên.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời
sống xã hội, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội có tính độc lập tương
đối tác động trở lại tồn tại xã hội. Vì vậy cơng cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
phải được tiến hành đồng thời trên cả 2 mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Vì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nên phải tìm nguồn gốc của ý thức xã hội
trong tồn tại xã hội, thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã
hội.
Mặt khác phải thấy rằng: ý thức xã hội có tính độc lập tương đối tác động đến tồn tại
xã hội. Có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ sâu sắc trong tồn tại xã hội.
- Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Đảng ta xác định.
Về tồn tại xã hội: cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt tiểu nông truyền thống và xác
lập, phát triển một phương thức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện thành cơng sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Về ý thức xã hội: phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hố, phát huy vai trị
tích cực của đời sống tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế và cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước.
Hiện nay: dân tộc ta đã và đang kế thừa và tiếp thu những ý thức xã hội tiên tiến,
khoa học của dân tộc và thế giới  thúc đẩy tồn tại xã hội Việt Nam phát triển.
Đấu tranh chống ý thức xã hội phản động, bảo thủ, tác động xấu đến tồn tại xã hội.



×