Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Giao an theo Tuan Lop 4 Giao an Tuan 7 Lop 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.27 KB, 24 trang )

TUẦN 7
Thứ 5 ngày 18 tháng 10 năm 2018
TẬP ĐỌC

Trung thu độc lập
I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung bài: Tình yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về
tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước
- Học sinh trả lời được các câu hỏi trong sgk
*GDKNS : Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ( Xác định nhiệm vụ của bản thân ).
( Phần tìm hiểu bài)
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: (5p)
Hai em cùng bàn đọc cho nhau nghe bài : Chị em tôi
+ trả lời câu hỏi: Câu chuyện muốn nói với chúng ta diều gì ?
- GV xuống từng bàn kiểm tra và hỏi thêm nội dung bài đọc.
- Nhận xét việc học của hs.
B. Dạy bài mới: (30p)
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- 1HS năng khiếu đọc bài.
Chia đoạn bài đọc:
Đoạn 1: Năm dòng đầu
Đoạn 2: Từ Anh nhìn trăng … to lớn , tươi vui
Đoạn 3: Phần còn lại
- Ba em tiếp nối nhau đọc từng đoạn ( đọc hai lượt)
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ ở SGK:


- Vằng vặc: Sáng trong, không một chút gợn.
- HS luyện đọc theo cặp – 1 em đọc cả bài – GV đọc toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
*Hoạt động nhóm 4:
- Cá nhân tự suy nghĩ tìm cách trả lời những câu hỏi phía cuối bài đọc để tìm hiểu
bài đọc .
- Chia sẽ cùng các bạn trong nhóm.
- Nhóm thống nhất chung cho mỗi câu trả lời.
- Hết thời gian TL nhóm , đại diện nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1+ hỏi:
- Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào? (Vào thời điểm
anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên )
- Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? ( Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc
lập: Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước việt nam độc lập yêu
quý…)
* ý đoạn 1 là gì? (cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.)
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 2. GV nờu cõu hỏi:


- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
( Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển
rộng cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn…)
- Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập? (Đó là vẻ đẹp của đất nước
đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên)
- Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm
xưa? ( HS trả lời )
- Cho học sinh xem tranh ảnh về các thành tựu kinh tế xã hội của đất nước ta trong
những năm gần đây.
*ý đoạn 2 là gì? (mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước).
- HS đọc đoạn + tìm ý chính của đoạn? ( lời chúc của anh chiến sĩ với thiếu nhi).

c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Ba em tiếp nối nhau đọc ba đoạn – tìm đúng giọng đọc.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2.
C. Củng cố- dặn dò: (2p)
? Bài văn cho ta thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào? ( bài
văn thể hiện tình cảm thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về
một tương lai tốt đẹp sẽ đến với các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của
đất nước)
-Về nhà đọc trước vở kịch ở vương quốc Tương Lai.
-------------------------------------------------------TOÁN

Luyện tập.
I. MỤC TIÊU:

Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại
phép trừ.
- Giải bài tốn có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- Gọi 2HS lên chữa bài tập 2( dòng 2) tiết trước.
- Nhắc lại cách thực hiện phép cộng, phép trừ?
B. Bài mới. (28p)
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập( GV quan tâm nhiều đến HS CHT)
Bài 1: a) GV nêu phép cộng: 2416 + 5164.
- Gọi HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép tính.
- GV hướng dẫn HS thử lại bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết
quả là số hạng cịn lại thì phép cộng đã làm đúng.

- Cho HS tự làm một phép cộng ở bài tập phần b rồi thử lại.
Bài 2: Làm tương tự như bài 1.
- Gv giúp các em tính và thử lại phép trừ.
- Gọi HS lên bảng làm bài rồi chữa bài
Bài 3: GV ghi đề bài lên bảng
a. x + 262 = 4848
- Yêu cầu Hs nêu được là số hạng chưa biết, phép cộng trên đã biết một số hạng và
tổng.


- Nêu cách tìm số hạng chưa biết? ( tổng trừ số hạng đã biết)
Cả lớp làm vào vở. 1 em làm ở bảng.
Bài 3b. Tiến hành tương tự bài 3a ( Hs nêu cách tìm số bị trừ chưa biết)
Bài 5: HD hs có năng khiếu làm nếu cịn thời gian
HS nêu: số lớn nhất có 5 chữ số (99 9999 và số bé nhất có 5 chữ số(10 000) sau đó
tính nhẩm hiệu của chúng ( 89 999).
*Chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: (2p)
GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
--------------------------------------------------------

BUỔI CHIỀU
CHÍNH TẢ

Gà trống và cáo.
I. MỤC TIÊU:

- Nhớ- viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ Gà Trống và
Cáo.Trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT2(a) hoặc BT3b (sgk)

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Bảng phụ viết nội dung bài tập(2). Băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi khi làm
bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- 2 em viết bảng: 2 từ láy có tiếng chứa âm s, x; 2 từ láy có chứa tiếng âm x.
B. Dạy bài mới: (30p)
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nhớ-viết:
- GV nêu yêu cầu của bài, 1 em đọc thuộc lòng đoạn thơ-GV đọc 1 lần.
- HS đọc thầm lại đoạn thơ, ghi nhớ nội dung, cách trình bày.
- HS nêu cách trình bày bài thơ.GV chốt lại.
- HS gấp SGK, viết đoạn thơ theo trí nhớ, tự sốt lại bài.
- GV chấm, chữa 7-10 bài, nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả:
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài tập, chọn bài tập.
- HS đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài tập vào vở bài tập.
- HS làm ở bảng phụ theo hình thức tiếp sức.
Trí tuệ, phẩm chất, trong lòng đất, chế ngự, chinh phục, vũ trụ, chủ nhân.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài tập 3: GV chọn bài: Viết 2 nghĩa đã cho lên bảng lớp; 1 số em lên chơi tìm từ
nhanh.
C. Củng cố, dặn dò: (2p)
- GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
-------------------------------------------------------LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam

I. MỤC TIÊU:


- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí VN.
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam, tìm và viết
đúng một vài tên riêng Việt Nam.
- HS có năng khiếu làm được đầy đủ BT3 (mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ ghi mục tiêu bài học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ :
Đặt câu với một trong các từ sau: Trung nghĩa, trung bình, trung hậu, trung
thành.
HS đặt miệng rồi nói với bạn trong nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài mới:
3. Bài mới:
a Phần nhận xét
- Một HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp làm bài.
- Đọc các tên riêng vừa tìm được.
Tên người: Nguyễn Huệ, Hồng Văn Thụ.
Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng.
- GV: Mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng? Chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy được
viết như thế nào?
- GV KL: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi
tiếng tạo thành tên đó.
b. Phần ghi nhớ:
Hai đến ba HS đọc nội dung ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm lại.

GV: Đó là quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Tên người Việt Nam thường gồm họ, tên đệm, tên lót và tên riêng
VD: Nguyễn Thị Minh Khai
4. Luyện tập:
Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài.
Mỗi HS viết tên mình và địa chỉ gia đình. Mời 2 - 3 em viết bài trên bảng lớp. GV
nhận xét đúng/sai.
Bài 2: - HS làm bài vào phiếu sau đó trình bày
- GV kiểm tra, nhận xét.
VD: Xã Sơn Kim 1, xã Sơn Tây, Thị trấn Tây Sơn ...
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài ( HS khá giỏi cần làm đầy đủ BT này).
GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm.
Cho HS quan sát bản đồ để viết tên các quận, huyện ... tìm tên bản đồ.
Đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng, đoc kết quả. Lớp và GV nhận xét.
VD: a) Huyện Hương Sơn, thành phố Hà Tĩnh...


b) Suối Nước Sốt, hồ Kẻ Gỗ, Ngã ba Đồng Lộc...
5. Củng cố: HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam
Nhận xét q trình học tập của các bạn trong nhóm.
6. Dặn dị:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------Thứ 6 ngày 19 tháng 10 năm 2018
LỊCH SỬ

Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)
I.MỤC TIÊU:

+ Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:

+ Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm,
con rể của Dương Đình Nghệ.
+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Cơng Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu
cứu Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh qn
Nam Hán.
+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta
lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu
diệt địch.
+ Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị
phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
Tích hợp GDTNMT biển và hải đảo: giáo dục học sinh biết vai trị biển góp phần
chiến thắng qn Nam Hán từ đó khẳng định chủ quyền đất nước.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:

- Phiếu học tập của HS
- Dạy máy chiếu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- HS nêu cho bạn trong nhóm nghe.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài:
GV đọc cho HS nghe 1 đoạn thơ nói về Ngơ Quyền sau đó dẫn dắt giới thiệu bài
học.
GV đưa mục tiêu bài học. HS đọc mục tiêu.
3. Bài mới:
* HĐ1: Hoạt động cả lớp: Tìm hiểu về con người của Ngô Quyền.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi đúng/sai.
+ Ngô Quyền là người ở làng Đường Lâm (Hà Tây).



+ Ngơ Quyền là con rễ Dương Đình Nghệ.
+ Ngơ Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán.
+ Trước trận Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua.
- GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm được để giới thiệu một số nét về
tiểu sử Ngô Quyền.
* HĐ 2: Làm việc nhóm 2: Tìm hiểu ngun nhân, diễn biến trận đánh
- GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn: “Sang đánh nước ta .... hoàn toàn thất bại”, trả lời
câu hỏi.
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?.
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?.
+ Trận đánh diễn ra như thế nào? Kết quả trận đánh ra sao?.
- GV yêu cầu vài HS dựa vào kết quả làm việc thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng.
* HĐ3: Làm việc cả lớp: Kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận: Sau khi đánh tan qn Nam Hán, Ngơ Quyền
đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?.
GV tổ chức cho HS trao đổi để đi đến kết luận: Mùa xuân năm 939, Ngơ Quyền
xưng vương, đóng đơ ở Cổ Loa. Đất nước được đọc lập sau hơn một nghìn năm bị
phong kiến phương Bắc đơ hộ.
4. Củng cố: Em biết gì qua bài học này?
HS đọc ghi nhớ
5. Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về sưu tầm truyện, thơ viết về Ngơ Quyền
--------------------------------------------------------TỐN

Biểu thức có chứa hai chữ
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ


- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ ghi mục tiêu bài học
GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ ( để trống số ở các cột )
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: : Đưa phép tính cộng đã có kết quả rồi yêu cầu hs thử lại
- HS làm cá nhân, đổi vở. Các nhóm trưởng báo cáo kết quả làm bài của các bạn.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài mới:
Trị chơi: Tìm nhanh kết quả: 2 + 2; 3 + 8; ...; a + b - Giới thiệu bài học. HS
nhắc lại tên bài học và ghi nhanh vào vở.
GV đưa mục tiêu bài học- HS đọc mục tiêu
3. Bài mới: Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ
a/ Biểu thức có chứa hai chữ
- HS đọc ví dụ ở SGK


- Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào?
- GV treo bảng và hỏi; Nếu anh câu được 3 con cá và anh câu đước 2 con cá th́ hai
anh em câu được bao nhiêu con cá? ( Hai anh em câu được 3+2 con cá )
- GV viết số cá của anh và em vào cột
- Tương tự cá trường hợp khác
- GV nêu vấn đề: Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá th́ số cá của
hai anh em câu được là bao nhiêu ? ( hai anh em câu được a+b con cá )
- GV a+b là biểu thức có chứa hai chữ
b/ Giá trị của biểu thức có chứa hai chữ
- GV viết lên bảng: Nếu a = 3 và b = 2 th́ a+b bằng bao nhiêu ( nếu a = 3 và b = 2
th́ a+b = 3 + 2 = 5 )

- Khi đó ta nói 5 là một giá trị của biểu thức a+b
- GV làm tương tự với a = 4 và b = 0, a = 0 và b = 1
- Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thứca+b ta làm thế
nào?
- Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được ǵ? ( tính được một giá trị
của biểu thức a + b )
4. Luyện tập
Bài 1. Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì?
- HS đọc biểu thức và làm bài cá nhân
- GV hỏi học sinh: Nếu c =10 và d = 25 th́ giá trị của biểu thức c + d là bao nhiêu
(biểu thức c + d là 25 )
- HS nhận xét bài làm của nhau( nhóm). Một số nhóm nêu kết quả
- GV nhận xét bài làm của học sinh
Bài 2. (bài 2c dành cho học sinh có năng khiếu)
- HS đọc đề và tự làm vào vở
GV hỏi; Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được ǵ ?( tính được
một giá trị của biểu thức a - b )
Bài 3. (bài 3 cột 3 dành cho học sinh có năng khiếu)
- Hs đọc yêu cầu và làm vào vở
Khi thay giá trị của a và b vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức chúng ta cần
chú ư thay 2 giá trị a.b ở cùng một cột
- 1 em lên bảng làm học sinh khác nhận xét bài làm của bạn trên bảng
5. Củng cố: HS nêu những hiểu biết của mình sau bài học
Nhận xét q trình học tập của các bạn trong nhóm.
6. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------KỂ CHUYỆN

Lời ước dưới trăng

I. MỤC TIÊU:

- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ (SGK); Kể nối tiếp
được toàn bộ câu chuyện “Lời ước dưới trăng” (do GV kể).


- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: “Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui,
hạnh phúc cho mọi người”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- HS kể một đoạn truyện có nội dung nói về lòng tự trọng mà em đã được nghe,
được đọc.
- HS kể cho bạn bên cạnh nghe
- Các nhóm báo cáo kết quả cho GV
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài:
Nếu được ước một điều, em sẽ ước điều gì?
Một số HS nêu. GV dẫn dắt giới thiệu câu chuyện. HS ghi vào vở.
GV cung cấp mục tiêu bài học, HS đọc mục tiêu.
3. Bài mới:
a. GV kể chuyện.
- GV kể câu chuyện “Lời ước dưới trăng” - Giọng chậm rải, nhẹ nhàng. Lời cơ bé
trong truyện tị mị, hơn nhiên. Lời chị Ngàn hiền hậu, dịu dàng.
- GV kể lần 1, HS nghe.
- GV kể lần 2, có dùng tranh minh hoạ.
- GV kể lần 3.

4. Luyện tập: HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của BT.
* KC trong nhóm: HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 2, sau đó kể tồn
chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
* Thi KC trước lớp:
+ Hai, ba tốp HS (mỗi tốp 4 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ HS kể xong, trả lời các câu hỏi a-b-c của yêu cầu 3. Lớp và GV nhận xét bình
chọn nhóm, cá nhân KC hay nhất, hiểu truyện nhất.
5. Củng cố: (2p)
- GV nêu câu hỏi: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
- HS phát biểu, GV chốt lại: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm
hạnh phúc cho con người nói điều ước, cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó ta thấy
ánh trăng cịn là vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
6. Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về kể lại chuyện cho người thân nghe.
-------------------------------------------------------HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

Sinh hoạt lớp
I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS nhận biết được những kết quả đã đạt được và những tồn tại cần
được khắc phục về học tập nền nếp của lớp trong tuần qua và triển khai kế
hoạch tuần tới.
II. LÊN LỚP:


1. Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của từng thành viên trong tổ tuần
qua.
2. Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp trong tuần:
+ Về nền nếp, trực nhật vệ sinh.

+ Về học tập, tham gia các hoạt động của nhà trường.
3. Bình xét thi đua:
+ Tun dương bạn có nhiều thành tích trong mọi hoạt động.
+ Nhắc nhở những bạn còn vi phạm nội quy của lớp của trường.
4. Học tập một số quy tắc ứng xử văn hoá trong trường học ( Điều 3)
5. GV nhận xét việc học của hs trong tuần.
5. Phổ biến kế hoạch tuần tới.
-------------------------------------------------------Thứ 2 ngày 22 tháng 10 năm 2018
TẬP ĐỌC

Ở Vương quốc Tương Lai
I.MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch một đoạn kịch; Bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn
nhiên.
- Hiểu được ý nghĩa của màn kịch: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy
đủ và hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em (trả lời được các câu hỏi
1, 2 trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:
Từng cặp HS nối tiếp đọc lại bài “ Trung thu độc lập”. Nêu nội dung bài.
- GV quan sát và nhận xét.
2. Giới thiệu bài: Sử dụng tranh vẽ để giới thiệu bài.
- GV đưa mục tiêu bài học rồi yêu cầu HS đọc.
3. Bài mới:
a. Luyện đọc và tìm hiểu màn 1 “Trong công xưởng xanh”.

* Luyện đọc
- GV đọc mẫu màn kịch.
- HS quan sát tranh minh hoạ màn 1 nhận biết hai nhân vật Tin tin(trai), Mi tin
(gái), 5 em bé.
- HS đọc tiếp nối theo đoạn, chia màn 1 thành 3 đoạn (5dòng đầu; 8 dòng tiếp theo;
7 dòng còn lại).
- HS luyện đọc theo cặp. HS đọc toàn màn 1. HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu- HS theo dõi.
* Tìm hiểu nội dung màn kịch:
*Hoạt động nhóm 4:
- Cá nhân tự suy nghĩ tìm cách trả lời những câu hỏi phía cuối bài đọc để tìm hiểu
bài đọc .
- Chia sẽ cùng các bạn trong nhóm.
- Nhóm thống nhất chung cho mỗi câu trả lời.
- Hết thời gian TL nhóm , đại diện nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.


GV tổ chức cho HS đối thoại, tìm hiểu nội dung màn kịch, trả lời các câu hỏi sau:
+ Tin- tin và Mi- tin đến đâu và gặp những ai? (Đến vương quốc Tương Lai trò
chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời).
+ Vì sao nơi đó lại có tên Vương quốc Tương Lai? (Vì những người sống trong
Vương quốc này hiện nay vẫn chưa ra đời, chưa được sinh ra trong thế giới hiện tại
của chúng ta).
+ Các bạn nhỏ ở cơng xưởng xanh sáng chế ra những gì? ( HS quan sát tranh, trả
lời: Vật làm cho con người hạnh phúc ba mươi vị thuốc trường sinh, một loại ánh
sáng kì diệu, một cái máy biết bay trên khơng như một con chim, một cái máy dị
tìm những kho báu cịn dấu kín trên mặt trăng).
+ Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người? (Được sống hạnh
phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng, chinh phục được vũ trụ).
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai: 7 HS đọc màn

kịch theo các vai (Tin - tin, Mi - tin, 5 em bé), HS thứ 8 trong vai người dẫn
chuyện, đọc tên nhân vật.
- GV đọc mẫu lời thoại.
- Mời một tốp 8 em đọc diễn cảm màn kịch theo vai. GV hướng dẫn.
- Hai tốp HS thi đọc.
b. Luyện đọc và tìm hiểu màn 2 “Trong khu vườn kỳ diệu”.
* Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm màn 2. HS quan sát tranh.
- HS tiếp nối nhau đọc từng phần trong màn 2.
- HS luyện đọc theo cặp. 1- 2 HS đọc cả màn kịch.
* Tìm hiểu nội dung màn kịch.
*Hoạt động nhóm 4:
- Cá nhân tự suy nghĩ tìm cách trả lời những câu hỏi phía cuối bài đọc để tìm hiểu
bài đọc .
- Chia sẽ cùng các bạn trong nhóm.
- Nhóm thống nhất chung cho mỗi câu trả lời.
- Hết thời gian TL nhóm , đại diện nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
HS đọc màn 2, quan sát tranh trả lời.
+ Những trái cây mà Tin tin và Mi tin thấy trong khu vườn kì diệu là những loại
trái cây nào? ( HS nêu).
+ Em thấy những trái cây này có gì khác với những trái cây ta thường thấy? Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm màn 2 theo vai (6 vai).
GV mời một số tốp đọc diễn cảm theo vai. GV nhận xét.
4. Củng cố: - GV nêu câu hỏi: Vở kịch muốn nói lên điều gì? HS nêu.
- HS nhận xét việc đọc và tìm hiểu bài của các bạn trong nhóm.
5. Dặn dò: GVnhận xét giờ học và dặn HS về luyện đọc thêm.
-------------------------------------------------------TỐN

Tính chất giao hốn của phép cộng
I. MỤC TIÊU:


Giúp học sinh:
- Biết tính chất giao hốn của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hốn của phép cộng trong thực hành tính.


II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Giới thiệu bài:
Tính 2 + 3 và 3 + 2. HS tính nhẩm
Em thấy KQ 2 phép cộng trên như thế nào?
Vậy, thử đoán xem a + b và b + a có bằng nhau khơng? HS đốn
Gv giới thiệu bài học. HS ghi vào vở.
GV đưa mục tiêu bài hoc, học sinh đọc mục tiêu.
2. Bài mới: Nhận biết tính chất giao hốn của phép cộng.
- GV kẻ bảng lên bảng: Mỗi lần cho a và b những giá trị số thì lại yêu cầu HS tính
giá trị của b + a, a + b rồi so sánh 2 tổng này.
HS làm cá nhân sau đó trao đổi kết quả với bạn trong nhóm
GV KT kết quả.
- GV cho HS nhận xét: Giá trị a + b và b + a luôn luôn bằng nhau.
- GV viết bảng:
a+b=b+a
Khi ta đổi chổ các số hạng trong một tổng thì tổng như thế nào?
GV: Đây là tính chất giao hốn của phép cộng.
- GV ghi bảng: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng khơng thay đổi.
- Cho một số HS nhắc lại tính chất giao hốn của phép cộng.
3. Luyện tập:
Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập (căn cứ vào phép cộng ở dòng trên nêu
kết quả phép cộng ở dòng dưới).
Cho HS làm miệng cá nhân sau đó nói cho bạn bên cạnh nghe.
Các nhóm báo cáo KQ. GV nhận xét.

Bài 2: Học sinh tự làm bài cá nhân. 1 em làm vào bảng phụ
Dưới lớp đổi vở KT lẫn nhau. GV cùng lớp KT kết quả trên bảng.
a) 48 + 12 = 12 + 48
b) m + n = n + m
65 + 297 = 297 + 65
84 + 0 = 0 + 84
177 + 89 = 89 + 177
a+0 = 0+a
4. Củng cố: (2p)
- Một số HS nhắc lại tính chất
5. Dặn dị: GV nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------Thứ 3 ngày 23 tháng 10 năm 2018
TỐN

Biểu thức có chứa ba chữ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ viết sẵn ví dụ (như SGK)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ: (5p)
Hs nhắc lại tính chất giao hốn của phép cộng cho bạn bên cạnh nghe.
2. Giới thiệu bài:
Các em đã được học biểu thức có chứa mấy chữ?
Hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu về biểu thức có chứa 3 chữ.
HS nêu tên bài.



Gv đưa ra mục tiêu bài học và yêu cầu học sinh đọc.
3. Bài mới: (28p)
a. Giới thiệu biểu thức có chứa 3 chữ: GV nêu ví dụ: ( đã viết sẵn)
HS làm miệng yêu cầu sau:
Chỗ ... trong ví dụ chỉ gì? ( số cá các bạn câu được)
Chẳng hạn: Cho HS nêu số cá của An câu, Bình câu và Cường câu. Hỏi số cá ba
người câu được bao nhiêu con?
Số cá của An
Số cá của Bình
Số cá của Cường Số cá của cả ba người
2
5
1
...
a

3
1
0
...
b

4
0
2
...
c


2+3+4
5+1+0
1+0+2
...
a+b+c

- GV: Nếu An có a con cá, Bình có b con cá, Cường câu c con cá. Cả ba bạn câu
được: a+b+c.
a+b+c là biểu thức có chứa mấy chữ? (a+b+c là biểu thức có chứa ba chữ.)
- GV ghi bảng: a+b+c là biểu thức có chứa ba chữ. Cho HS nhắc lại
- HS lấy thêm VD về biểu thức có chứa 3 chữ.
b. Giới thiệu giá trị biểu thức có chứa ba chữ:
GV: Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a+b+c = 2+3+4 = 9. 9 là giá trị của biểu thức
- HS nêu các trường hợp còn lại .
- HS: mỗi n lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức: a+b+c
- HS nhắc lại. - GV ghi bảng.
4. Luyện tập:
Bài 1: HS làm vào vở sau đó đổi vở KT lẫn nhau. GV KT một số HS ( HS đọc bài
làm).
Nếu a=5; b= 7; c=10 thì a+b+c = 5 +7+10 =22
a = 12; b= 15, c= 9 thì a+b+c = 12+15+ 9= 36
Bài 2: HS đọc kĩ yêu cầu và mẫu
Một em khá phân tích mẫu.
Cả lớp làm vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ
HS tự KT kết quả trong nhóm.
GV cùng lớp đánh giá bài làm trên bảng
Bài 4 (HS có năng khiếu làm nếu có thời gian)
- HS nêu bài tốn.
B
- GV vẽ hình tam giác lên bảng :

A
C
- HS viết cơng thức tính chu vi P của hình tam giác
HS lên bảng viết: P = a+ b+c
* GV: vậy cơng thức tính chu vi của hình tam giác là một biểu thức có chứa ba
chữ.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở rồi chữa bài


Chu vi của hình tam giác khi a = 5cm ; b = 4 cm ; c = 3cm là:
5 + 4 + 3 =12 (cm)
Chu vi của hình tam giác khi a = 10cm ; b =10 cm; c = 5cm là:
10 +10 +5 =25 (cm)
Chu vi của hình tam giác :a = 6dm ; b = 6 dm ; c = 6dm là:
6 + 6 + 6 =18 ( dm)
5. Củng cố : Em biết thêm gì sau bài học này?
Nhận xét quá trình học tập của các bạn
6. Dặn dò: GV nhận xét tiết học .
Dặn chuẩn bị bài sau
-------------------------------------------------------TÂP LÀM VĂN

Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. MỤC TIÊU:

Dựa trên hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn
của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt chuyện).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh hoạ truyện ba lưỡi rìu để GV kiểm tra bài cũ.
4 tờ phiếu - 1 tờ viết nội dung chưa hoàn chỉnh của mỗi đoạn có chỗ trống để HS

làm bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- HS nhìn vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện “Ba lưỡi riu” theo nhóm.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài.
GV giới thiệu bài rồi cung cấp cho hs mục tiêu bài học để hs đọc
3. Hướng dẫn HS làm bài tâp.
Bài 1: - 1 HS đọc truyện “Vào nghề” cả lớp theo dõi SGK.
- Giới thiệu tranh minh hoạ truyện.
- Yêu cầu HS nêu các sự việc chính của cốt truyện trên.
GV chốt lại: Trong cốt truyện trên, mỗi lần xuống dòng đánh dấu một sự việc.
- Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
- Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét chuồng ngựa
- Va- li -a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn.
- Sau này, Va-li-a trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mơ ước.
Bài 2:- GV nêu yêu cầu của bài
- 4 HS đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện vào nghề. HS đọc thầm 4 đoạn văn,
tự chọn để hồn chỉnh một đoạn sau đó đọc cho bạn nghe.
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm hồn thành một đoạn (vào phiếu)
- GV và cả lớp bổ sung cho từng đoạn của mình.
* Đoạn 1:
- Mở đầu: Mùa giáng sinh năm ấy cô bé Va-li- a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem
xiếc.
- Diễn biến: Chương trình xiếc diễn ra rất hay, nhưng Va-li-a thích nhất tiết mục cô
bé xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn ... tiếng đàn của cơ hấp dẫn lịng người làm
sao. Va-li-a vô cùng ngưỡng mộ cô gái tài ba đó.



* Đoạn 2:
Diễn biến: Sáng hôm ấy, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến
chuồng ngựa bạch tuyết đẹp. Bác chỉ con ngựa và bảo:”Công việc của cháu bây
giờ là chăm sóc chú ngựa bạch này, cho ngựa ăn uống và quét dọn chuồng ngựa
thật sạch”. Va-li-a rất ngạc nhiên vì diễn viên xiếc mà phải đi quét chuồng ngựa.
Nhưng em vẫn cầm chổi.
* Đoạn 3:
- Mở đầu thế là từ hơm đó, ngày ngày Va-li-a đến làm việc trong chuồng ngựa.
- Kết thúc: Va-li-a kết thúc tiết mục của mình với gương mặt rạng rỡ sáng ngời
hạnh phúc. Thế là ước mơ thủa nhỏ của Va-li-a đã trở thành sự thực.
* Đoạn 4:
- Mở đầu: Thế rồi cũng có ngày Va-li-a trở thành một diễn viên thực thụ.
- Kết thúc: Va-li-a kết thúc tiết mục của mình với gương mặt rạng ngời hạnh phúc.
Thế là ước mơ thuở nhỏ của Va-li-a đã trở thành hiện thực.
4. Củng cố: HS nhận xét quá trình học tập của các bạn trong nhóm.
5. Dặn dị: (2p)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS hoàn thiện đoạn văn mình viết.
-------------------------------------------------------BUỔI CHIỀU
LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập viết tên người tên địa lí Việt Nam
I.MỤC TIÊU:

- Vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt
Nam để viết đúng tên riêng Việt Nam trong BT1; viết đúng một vài tên riêng
theo yêu cầu BT 2.
II. ĐỒ DÙNG:

- Bản đồ địa lí Việt Nam

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ:(5p)
- 1 HS nêu quy tắc viết hoa tên địa lí Việt Nam.
1. Giới thiệu bài: Gv giới thiệu trực tiếp sau đó đưa ra mục tiêu bài học rồi
cho HS đọc.
3. Bài mới:
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của đề bài và đọc nội dung bài ca dao.
- HS nhắc lại. Giải nghĩa từ: Long Thành; Thành Thăng Long nay là Hà
Nội.
- HS đọc thầm lại bài và phát hiện những từ, tiếng sai chính tả. Viết lại cho
đúng để làm vào vở.
- Gọi một số HS lên bảng chỉ ra từ tên riêng viết chưa đúng và sữa lại .
- Các bạn và GV nhận xét.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV treo bản đồ địa lý Việt Nam. Giải thích u cầu của trị chơi “du lịch
trên bản đồ”


- Tìm trên bản đồ tên các tỉnh, thành phố nước ta, viết lại các tên đó đúng
chính tả.
- Tìm nhanh trên bản đồ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của nước
ta.
- Viết lại các tên đó:
- Giáo viên treo bản đồ ở giữa. Hai nhóm tiếp sức tìm và ghi ở 2 bên.
- Giáo viên và cả lớp bình xét đội đi đến nơi đúng và nhiều nhất trên bản
đồ.
- HS hoàn thành bài tập ở vở bài tập.

4. Củng cố: HS nhắc lại quy tắc viết hoa đã học, nhận xét quá trình học tập
của các bạn trong nhóm.
5. Dặn dị: - Giáo viên nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

Sinh hoạt đội - sao
-------------------------------------------------------Thứ 4 ngày 24tháng 10 năm 2018
TỐN

Tính chất kết hợp của phép cộng
I.MỤC TIÊU:

- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hốn và kết hợp của phép cộng
trong thực hành tính.
II. LÊN LỚP:

1. Bài cũ:(5p)
Tính giá trị của biểu thức: a + b + c với a = 15, b = 20, c = 18.
HS làm cá nhân rồi đổi vở KT trong nhóm.
Gv quan sát, nhận xét.
2. Giới thiệu bài: Chúng ta đã học tính chất nào của phép cộng?
Hơm nay chúng ta học thêm một tính chất nữa của phép cộng: Tính chất kết
hợp của phép cộng. HS ghi vào vở.
GV cung cấp mục tiêu. HS đọc mục tiêu bài học.
3.Bài mới: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV kẻ bảng.
- GV cho HS nêu giá trị cụ thể a, b, c sau đó tự tính giá trị của biểu thức: (a
+ b) + c và a + (b + c) rồi so sánh kết quả tính được để nhận thấy (a + b) + c
= a + (b + c).

- GV: (a + b) + c là một tổng cộng với 1 số. (a + b) + c = a + (b + c)
- Hỏi: Muốn cộng một tổng với một số ta làm thế nào?
- GV cho HS nhắc lại và nói: Đây là tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV lưu ý: a + b + c = (a + b) + c hoặc a + b + c =a + (b + c)
Tức là: a + b + c = (a + b) + c = a+(b + c)
4. Luyện tập:
Bài 1: a. dòng 2, 3 ; b. dòng 1, 3
HS đọc đề rồi làm bài cá nhân vào vở.
Gv gọi 1 số HS lên bảng chữa bài.


- Nhận xét bài làm của các bạn .
Kq: a. 5067 ; 6800 ;
b. 3898 ; 10999
- Củng cố cách áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng.
Bài 2: Cho HS tự làm bài cá nhân vào vở rồi chữa bài:
Bài giải
Cách 1:
Hai ngày đầu quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là:
75500000 + 86950000 = 162450000 (đồng)
Cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là:
162450000 + 14500000 = 176950000( đồng)
Đáp số: 176950000 ( đồng).
Cách 2:

Cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là:
(75500000 + 86950000) + 14500000 = 176950000( đồng)
Đáp số: 176950000 ( đồng).
5. Củng cố: HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng
6. Dặn dị: Gv nhận xét tiết học.

-------------------------------------------------------ĐỊA LÍ LỚP 4

Một số dân tộc ở Tây Nguyên
I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này HS biết:
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh, ...)
nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên:
Trang phục truyền thống: Nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
- HS khá - giỏi: quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về nhà ở, bn làng, trang phục ....
Thể hiện các hình ảnh trên máy chiếu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm tự nhiên của Tây Nguyên.
HS nêu cho bạn bên cạnh nghe.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài: Gv dùng tranh để giới thiệu sau đó cung cấp cho hs mục tiêu
bài học.
3. Bài mới:
a. Tây Nguyên - nơi có nhiều dân tộc chung sống.
+ HĐ 1: Làm việc cá nhân.
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
- Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
- Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những

dân tộc nào từ nơi khác đến?.
- Mỗi dân tộc ở TN có những gì riêng biệt (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt)?.
- Để TN ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?.
Bước 2: Gọi vài HS trả lời. GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.


GV nói: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi
thưa dân nhất nước ta.
b. Nhà rông ở Tây Nguyên.
+ HĐ 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Cho HS thảo luận cặp đơi, quan sát tranh ảnh và dựa vào vốn hiểu biết trả
lời các câu hỏi.
- Mỗi bn ở Tây Ngun thường có ngơi nhà gì đặc biệt?.
- Nhà rơng thường được dùng để làm gì? Hãy mơ tả về nhà rơng. (Nhà to hay nhỏ?
Làm bằng vật liệu gì? Mái nhà cao hay thấp?).
- Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?.
Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
GV nhận xét, kết luận.
Nhà rông là một di sản văn hoá. Chúng ta cần tự hào và bảo vệ nó.
c. Trang phục, lễ hội.
+ HĐ 3: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Các nhóm dựa vào mục 3 SGK và các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo
gợi ý sau:
- Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?.
- Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc tromg hình 1, 2, 3.
- Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào?.
- Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?.
- Người dân ở TN thường làm gì trong lễ hội? (Múa hát, uống rượu cần ...).
- ở Tây nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 về nội dung trang phục và lễ hội của ngời dân

Tây Nguyên.
Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, kết luận và giải thích thêm.
Sau đó GV cho HS hệ thống hố kiến thức về Tây Nguyên bằng sơ đồ:

Tây Nguyên
Nhiều dân tộc
Trang phục.
Nhà rông
Chung sống

Lễ hội

4. Củng cố: HS đọc ghi nhớ
5. Dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Dặn về học bài cũ và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------TẬP LÀM VĂN

Luyện tập phát triển câu chuyện
I.MỤC TIÊU:


- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng
tượng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
- GDKNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo, phân tích, phán đốn (Luyện tập)
II. ĐỒ DÙNG:

- Một tờ giấy khổ to viết sẵn đề bài và các gợi ý.
III. LÊN LỚP:


1. Bài cũ:
- GV gọi HS nêu lại ghi nhớ tiết trước.
2. Giới thiệu bài:
3. Luyện tập:
- HS đọc đề bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm
- GV treo bảng phụ và yêu cầu các em nắm chắc yêu cầu của đề bài.
- GV gạch chân dưới những từ quan trọng. Trong giấc mơ em được một
bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
- Yêu cầu HS đọc thầm 3 gợi ý suy nghĩ và trả lời.
- Em mơ thấy bà tiên trong hồn cảnh nào ? Vì sao bà tiên lại cho em ba
điều ước ?
- Một buổi trưa hè em đang mót lúa rơi trên cánh đồng bổng thấy trước
mặt hiện ra một bà tiên đầu tóc bạc phơ. Thấy em mồ hôi nhễ nhại bà tiên
bảo: “Giữa trưa nắng chang chang mà cháu khơng đội mũ thì sẽ bị cảm
đấy! Vì sao cháu đi mót giữa trưa thế này?”
- Em đáp: “Cháu tiếc những bông lúa rơi nên tranh thủ buổi trưa đi mót….
- Bà tiên bảo: “Cháu ngoan lắm, bà sẽ tặng cháu ba điều ước”
- Em thực hiện những điều ước như thế nào ?
- Em không dùng phí một điều ước nào...
- Em nghĩ gì khi thức giấc ? Em đang vui thì tỉnh giấc, thật tiếc vì đó chỉ là
giấc mơ.
- HS viết bài vào vở.
- Một vài HS đọc bài viết của mình, GV và cả lớp nhận xét chấm điểm.
4. Củng cố: Khi phát triển câu chuyện em cần chú ý điều gì?
5. Dặn dò:(3p)
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS phát triển câu chuyện hay.
--------------------------------------------------------

TUẦN 7

Thứ 6 ngày 19 tháng 10 năm 2018
ĐẠO ĐỨC
Tiết kiệm tiền của (tiết 1)
I.MỤC TIÊU:


- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của việc tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước ... trong cuộc sống
hàng ngày.
THMT: GD cho các em biết sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện,
nước trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG:

Mỗi HS có ba tấm bìa màu: Xanh, đỏ, trắng.
III. LÊN LỚP:

1.Bài cũ: (5p) Gọi HS ghi nhớ bài trước.
GVnhận xét.
2.Bài mới: (27p) a) Giới thiệu bài.
b) Vào bài mới.
* HĐ1: Thảo luận nhóm:
- GV chia nhóm.
- Các nhóm thảo luận các thơng tin SGK (trang 11)
- Đại diện các nhóm trình bày.
KL: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, XH
văn minh.
* HĐ 2: Bày tỏ ý kiến và thái độ:
GV nêu từng ý kiến trong bài 1 yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ đánh giá theo các
phiếu màu của mình (Màu đỏ: Tán thành; Màu xanh: Phản đối; Màu trắng: Lưỡng

lự, phân vân).
GV đề nghị HS giải thích về lý do lựa chọn của mình.
GV kết luận: Các ý kiến c, d là đúng.
a, b là sai
* HĐ3: Hoạt động nhóm: Tiến hành các bước như hoạt động 1.
- Giáo viên kết luận những việc nên làm những việc không nên làm để tiết kiệm
tiền, của.
- Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân.
- Sau khi HS trả lời, GV kết luận lại: Chúng ta cần sử dụng tiết kiệm quần áo, sách
vở, đồ dùng, điện, nước, ... trong cuộc sống hàng ngày. Bởi đây củng là một biện
pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
3.Củng cố - dặn dò:(3p)
HS đọc phần ghi nhớ SGK- Chuẩn bị cho giờ học sau.
* Hoạt động nối tiếp: Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền, của.
Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân.
-------------------------------------------------------KHOA HỌC

Phịng bệnh béo phì
I. MỤC TIÊU:

Nêu cách phịng bệnh béo phì:
- Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
- Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
* Giáo dục KNS: - KN giao tiếp hiệu quả
- KN kiên định (thực hiện chế độ ăn, uống, hoạt động phù hợp)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh sách giáo khoa. Bảng phụ



III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:
Ăn gì để phịng bệnh suy dinh dưỡng?
HS nói cho bạn bên cạnh nghe. Một số bạn nêu trước lớp. GV nhận xét
2. Giới thiệu bài mới:
HS quan sát tranh. Nhận xét về ngoại hình của người trong tranh.
HS nêu, GV dẫn dắt rồi giới thiệu bài mới. HS ghi tên bài vào vở.
Gv đưa mục tiêu bài học. HS đọc.
3. Bài mới:
a. Ngun nhân và cách phịng bệnh béo phì.
* Giáo dục KNS: HS có KN nói với người khác về bệnh béo phì (ngun nhân,
cách phịng tránh, cách ứng xử)
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
+ Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì?
+ Làm thế nào để phịng tránh bệnh béo phì?
+ Cần làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hoặc có nguy cơ bị béo phì?
- HS thảo luận nhóm theo GV sắp xếp. Đại diện nhóm trả lời, GV nhận xét.
- GV kết luận (nếu cần): Hầu hết các nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em là do
những thói ăn không tốt về ăn uống, chủ yếu là do bố mẹ cho ăn quá nhiều, ít vận
động.
Khi đã béo phì cần: Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng. ăn
đủ đạm, vi ta min và chất khoáng.
Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây béo phì. Tăng
cường vận động, luyện tập thể dục, thể thao.
- Cho một số HS nhắc lại.
4 Luyện tập: Thảo luận, đóng vai: Ăn uống như thế nào để phhịng bệnh béo
phì
* Giáo dục KNS: HS có KN thực hiện chế độ ăn, uống hợp lí
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho mỗi nhóm.

- Các nhóm thảo luận.
- Mời một số nhóm lên đóng vai.
- GV và HS nhận xét, kết luận. Nhận xét các vai đóng.
- GV kết luận hoạt động 2.
5. Củng cố: HS nhắc lại cách phòng bệnh béo phì.
Nhận xét quá trình học tập của các bạn trong nhóm.
6. Dặn dị:
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh thực hiện chế độ ăn uống hợp lí
--------------------------------------------------------

Thứ 2 ngày 22 tháng 10 năm 2018
KHOA HỌC

Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
I. MỤC TIÊU:



×