Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ke hoach KHgiam ngheo da chieu20172020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.66 KB, 3 trang )

PHỊNG GD&ĐT KONPLƠNG
TRƯỜNG PTDTBT THCS ĐẮK TĂNG
Số:

/KH-NT

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đắk Tăng, ngày 03 tháng 11 năm 2017

KẾ HOẠCH
Định hướng giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều
giai đoạn 2017-2020.
Thực hiện Kế hoạch số: 574/KH-UBND, ngày 28/4/2017 của Ủy ban
nhân dân huyện KonPlông về kế hoạch giảm nghèo năm 2017 trên địa bàn
huyện KonPlông;
Thực hiện Kế hoạch số: 13/KH-PGD&ĐT, ngày 03/5/2017 của Phịng
GD&ĐT huyện KonPlơng về kế hoạch định hướng giảm nghèo theo phương
pháp tiếp cận đa chiều ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2017 - 2020;
Phòng trường PTDTBT THCS Đắk Tăng xây dựng Kế hoạch định
hướng giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2017-2020,
gồm những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Mục đích.
- Tập trung các nguồn lực, chính sách hỗ trợ người nghèo để cải thiện trình
độ giáo dục người lớn và duy trì tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học. Đặc biệt là người
nghèo.
- Rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận
nghèo theo chuẩn nghèo hiện hành quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg
ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu
giảm nghèo năm 2017.


- Từng bước để mọi người dân trên địa bàn đảm bảo được đời sống tối thiểu
và đảm bảo được các dịch vụ xã hội cơ bản. Tạo mọi điều kiện để người nghèo
nhận được các nguồn lực và sử dụng một cách có hiệu quả nhằm giúp họ thoát
nghèo bền vững.
2. Yêu cầu.
- Kế hoạch thực hiện giảm nghèo phải được sự quan tâm, phối kết hợp chặt
chẽ giữa Ủy ban nhân dân xã với nhà trường và gia đình học sinh.
- Đảm bảo đúng, chính xác, trung thực, khách quan và công khai. Các hộ được
điều tra phải đảm bảo theo các chỉ tiêu đặc trưng của hộ gia đình để làm cơ sở phân
loại và xếp hạng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ không nghèo.
- Xác định đúng đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo theo
chuẩn nghèo hiện hành giai đoạn 2016-2020 chuẩn nghèo đa chiều.
- Kết quả điều tra của từng thơn phải được tổng hợp, phân tích, báo cáo một
cách chính xác, đầy đủ theo hệ thống biểu mẫu quy định.
- Q trình điều tra phải thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền, đảm bảo dân chủ,
công khai, công bằng, có sự tham gia của người dân trong q trình điều tra và
hoàn thành đúng tiến độ quy định.


- Phát huy các Chính sách hỗ trợ của nhà nước, nhưng cần xác định giảm
nghèo là việc của bản thân người nghèo, hộ nghèo, phải làm cho người nghèo, hộ
nghèo tự giác, chủ động thực hiện và có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên thoát
nghèo bền vững.
II. MỤC TIÊU.
1. Mục tiêu chung.
- Phấn đầu hằng năm giảm tỷ lệ trình độ người lớn từ 15-30 tuổi chưa có
bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở từ 2-3% giai đoạn 2017-2020.
- Nâng cao và duy trì tỷ lệ trẻ em từ 5-15 tuổi đến trường đạt 100% trong giai
đoạn 2017-2020.
2. Mục tiêu cụ thể.

- Năm 2017: Vận động 100% trẻ em từ 5-15 tuổi trên địa bàn đi học đúng độ
tuổi.
- Năm 2018:
+ Duy trì tỷ lệ đi học của trẻ em trên địa bàn đạt 100%.
+ Giảm tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15-30 tuổi trên địa bàn
chưa có bằng tốt nghiệp THCS từ 2-3%.
- Năm 2019:
+ Duy trì tỷ lệ đi học của trẻ em đạt 100%.
+ Giảm tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15-30 tuổi trên địa bàn
chưa có bằng tốt nghiệp THCS từ 2-3%.
- Năm 2020:
+ Duy trì tỷ lệ đi học của trẻ em trên địa bàn đạt 100%.
+ Giảm tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15-30 tuổi trên địa bàn
chưa có bằng tốt nghiệp THCS từ 2-3%.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
a. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về
thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững.
- Thông qua các buổi ngoại khóa, bồi dưỡng chun mơn lồng ghép tuyên
truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo
đa chiều bền vững đến đội ngũ cán bộ và giáo viên.
- Vận động, tuyên truyền gia đình học sinh thuộc hộ nghèo trên địa bàn hiểu
rõ mục tiêu chính sách và nhận thức được trách nhiệm vươn lên thốt nghèo, khơng
ỷ lại, khơng trơng chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
b. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, nâng cao
khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách hỗ trợ học sinh
thuộc diện con hỗ nghèo như: Chính sách miễn giảm học phí, chi phí học tập (theo
Nghị định 86/2015/NĐ-CP, ngày 02/10/2015 của Chính phủ); Chính sách hỗ trợ
cho trẻ mẫu giáo 3 đến 5 tuổi (theo Quyết định 239/QĐ-TT ngày 09/02/2010 và
Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ); Chính

sách hỗ trợ bán trú, hỗ trợ gạo cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học
phổ thông ở vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (theo Nghị định 116/2016/NĐ-


CP ngày 18/7/2016 của Chính Phủ); Thực hiện chính sách Mục tiêu quốc gia về
phổ cập giáo dục THCS và xóa mù chữ cho người lớn.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, duy trì thực hiện tốt mơ hình
trường phổ thơng dân tộc bán trú.
- Vận dụng các nguồn xã hội hóa hỗ trợ cho học sinh con hộ nghèo hiếu học,
từ đó nêu gương và nhân rộng các tấm gương hiếu học điển hình.
c. Thực hiện định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ
sở, nâng cao trình độ người lớn.
- Đổi mới công tác tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường bằng nhiều biện
pháp; nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo
dục nghề nghiệp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò của giáo dục nghề nghiệp
nhằm làm thay đổi nhận thức của toàn xã hội, trước hết là phụ huynh và học sinh về
giáo dục nghề nghiệp. Tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội và giúp xóa
nghèo bền vững.
- Tạo điều kiện cho học sinh nhà trường được học nghề hoặc học lên các cấp
học cao hơn; hỗ trợ tài chính cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học
sinh thuộc đối tượng được hưởng chế độ theo quy định của Nhà nước.
- Rà soát và vận động nhân dân trong độ tuổi 15-30 trên địa bàn chưa có
bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở tiếp tục đi học phổ cập.
d. Thực hiện công tác đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Thường xuyên chỉ đạo công tác đánh giá sơ kết, tổng kết hằng năm, rút kinh
nghiệm trong công tác phối hợp với các cấp ban ngành trên địa bàn, rà soát các đối
tượng học sinh con hộ nghèo.
- Đánh giá hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số, từ đó
định hướng, đưa ra các giải pháp thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh thuộc diện hộ nghèo,
thực hiện tốt mơ hình trường Phổ thông dân tộc bán trú; Nâng cao chất lượng dạy
học và định hướng phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệp THCS.
- Hằng năm, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo về Phòng Giáo dục và
Đào tạo theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch định hướng giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận
đa chiều của trường PTDTBT THCS Đắk Tăng giai đoạn 2017-2020. Yêu cầu
các cá nhân, bộ phận liên quan trong nhà trường thực hiện nghiêm túc./.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (B/c);
- Các bộ phận trong NT (th/hiện);
- Lưu VT-LT.

HIỆU TRƯỞNG



×