Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

đề cương hướng dẫn học sinh tự học tuần 9 từ ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.67 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC TUẦN 9
MƠN HỐ HỌC 8
BÀI 13. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (2 tiết)
I. CÂU HỎI
MỤC I: ĐỊNH NGHĨA
Câu 1: Phản ứng hố học là gì ? Chất nào gọi là chất tham gia, chất nào là sản phẩm ?
Cách viết phương trình chữ ?
Câu 2: Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần ? Lượng chất nào tăng dần ?
MỤC II: DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Câu 3: Trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi gì ? Kết quả là gì ?
MỤC III: KHI NÀO PHẢN ỨNG HOÁ HỌC XẢY RA ?
Câu 4: Khi nào phản ứng hoá học xảy ra ?
MỤC IV: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT CÓ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC XẢY RA ?
Câu 5: Làm thế nào nhận biết có phản ứng hố học xảy ra ?
II. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
MỤC I: ĐỊNH NGHĨA
Câu 1: Phản ứng hóa học là q trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất ban đầu bị
biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia. Chất mới sinh là sản phẩm (chất tạo thành).
Cách viết phương trình chữ: Tên chất phản ứng → Tên chất sản phẩm
Câu 2: Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia giảm dần, lượng chất sản phẩm
tăng dần.
MỤC II: DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HỐ HỌC
Câu 3: Trong các phản ứng hố học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho
phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.
MỤC III: KHI NÀO PHẢN ỨNG HOÁ HỌC XẢY RA ?
Câu 4: Phản ứng hoá học xảy ra khi:
1. Các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau
2. Một số phản ứng cần có nhiệt độ
3. Một số phản ứng cần có mặt chất xúc tác.
MỤC IV: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT CĨ PHẢN ỨNG HỐ HỌC XẢY RA ?
Câu 5: Để nhận biết có phản ứng hố học xảy ra, dựa vào có chất mới xuất hiện, có tính


chất khác với chất tham gia.
- Những tính chất khác mà ta dễ nhận biết là : màu sắc, tính tan, trạng thái...
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Đốt cháy cacbon trong khơng khí sinh ra khí cacbon đioxit. Xác định chất tham
gia, sản phẩm. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.
Bài 2. Thanh sắt để lâu ngày trong khơng khí bị rỉ biến thành oxit sắt từ. Xác định chất
tham gia, sản phẩm. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.
Bài 3: Bỏ qua trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng.
Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này có trong vỏ trứng) tạo
ra canxi clorua (chất này tan) nước và khí cacbon đioxit thốt ra.
Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra. Xác định chất tham gia, sản phẩm.
Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng.


Bài 4: Khi than cháy trong khơng khí xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi.
a) Hãy giải thích vì sao cần đập vừa nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt dùng que lửa
châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thơi?
b) Xác định chất tham gia, sản phẩm. Ghi lại phương trình chữ của phản ứng biết rằng
sản phẩm là khí cacbon đioxit.
……………………….Hết…………………..



×