Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

So sánh nguồn của pháp luật cộng đồng ASEAN với nguồn của luật quốc tế, từ đó đánh giá vai trò của nguồn bổ trợ đối với các hoạt động hợp tác của ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.18 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Nguồn của pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý cũng như thực
tiễn trong hệ thống pháp luật của tổ chức quốc tế. ASEAN là tổ chức quốc tế liên kết
khu vực được đánh giá là thành cơng trên thế giới. Và để tìm hiểu về nguồn luật xây
dựng nên hệ thống pháp luật của tổ chức này so với nguồn quốc tế, cũng như vai trò
của nguồn bổ trợ đối với các hoạt động của ASEAN thì em xin được lựa chọn tìm
hiểu đề tài 01: “So sánh nguồn của pháp luật cộng đồng ASEAN với nguồn của luật
quốc tế, từ đó đánh giá vai trò của nguồn bổ trợ đối với các hoạt động hợp tác của
ASEAN”.
Do tính chất phức tạp của đề tài, cũng như do những hạn chế trong tri thức lý
thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, nên bài làm sẽ khó tránh khỏi những tồn tại nhất
định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ để hồn thiện bài làm,
cũng như có thể hiểu thêm về phương pháp học tập và nghiên cứu môn học Pháp luật
Cộng đồng ASEAN.
Em xin trân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I.

Pháp luật Cộng đồng ASEAN.

1, Khái quát về cộng đồng ASEAN.
● Khái niệm.

1


Cộng đồng ASEAN là liên kết các quốc gia ASEAN trên cơ sở hệ thống thiết
chế và thể chế pháp lý bao gồm 3 trụ cột: Cộng đồng chính trị - an ninh, cộng đồng


kinh tế và cộng đồng văn hóa xã hội nhằm xây dựng ASEAN trở thành tổ chức quốc
tế năng động, thịnh vượng, vững mạnh và bản sắc chung. Cộng đồng ASEAN không
thể thay thế ASEAN mà chỉ là sự liên kết của ASEAN ở cấp độ cao hơn và sâu rộng
hơn: Tiếp tục kế thừa và nâng cấp các liên kết hiện có của ASEAN lên cấp độ cao hơn
và phạm vi rộng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác và phát triển của ASEAN. Bên
cạnh đó,Cộng đồng ASEAN được xây dựng trên nền tảng thể chế pháp lý có tính ràng
buộc cao đối với các thành viên với nội dung, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động cụ thể.Cộng đồng ASEAN được hình thành trên cơ sở ba trụ cột và là liên kết
“thống nhất trong đa dạng” của các quốc gia độc lập trong khu vực Đơng Nam Á.
Ngồi ra, Cộng đồng ASEAN là liên kết khu vực “mở” có vai trị quan trọng trong
khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Pháp luật Cộng đồng ASEAN không đồng nhất
với pháp luật của từng quốc gia thành viên, mà có thể hiểu pháp luật Cộng đồng
ASEAN là tổng thể nguyên tắc và quy phạm pháp luật do ASEAN xây dựng và ban
hành nhằm điều chỉnh các quan hệ của Cộng đồng ASEAN, phát sinh trên mọi lĩnh
vực kinh tế, chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội.
2, Pháp luật cộng đồng ASEAN.
● Định nghĩa.
Pháp luật cộng đồng ASEAN là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật
do ASEAN xây dựng và ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ của cộng đồng
ASEAN, phát sinh trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị - an ninh và văn hóa – xã hội.
● Đặc điểm của pháp luật cộng đồng ASEAN.
Thứ nhất, quan hệ do pháp luật Cộng đồng ASEAN điều chỉnh:
-

Quan hệ do pháp luật Cộng đồng ASEAN điều chỉnh chủ yếu là quan hệ phát

sinh giữa các quốc gia trong Cộng đồng ASEAN. Ngoài ra, pháp luật Cộng đồng
2



ASEAN còn điều chỉnh quan hệ hợp tác trong một số lĩnh vực giữa ASEAN với các
đối tác ngoài ASEAN (hợp tác ngoại khối).
-

Quan hệ pháp luật Cộng đồng ASEAN phát sinh trong tất cả các lĩnh vực hợp

tác kinh tế, chính trị - an ninh và văn hóa – xã hội. Cộng đồng ASEAN bao gồm 3 trụ
cột là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng văn hóa – xã hội và Cộng đồng kinh
tế. Do vậy pháp luật Cộng đồng ASEAN cũng được phân chia thành ba lĩnh vực
chính: Luật cộng đồng chính trị - an ninh, Luật Cộng đồng văn hóa – xã hội, Luật
Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Thứ hai, xây dựng pháp luật Cộng đồng ASEAN:
-

Xây dựng trên nguyên tắc tham vấn và đồng thuận

-

Mọi quyết định của ASEAN trước khi được đưa ra phải được bàn bạc, thảo luận

giữa các quốc gia thành viên.
-

Tham vấn: Là quá trình lâu dài, dẫn đến chậm trễ, khó khăn trong việc ra quyết

định vì các nước thành viên có trình độ kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội khác nhau.
-

Đồng thuận: Tạo ra sự bình đẳng, các quốc gia đều có tiếng nói trong việc ra


quyết định liên quan đến vấn đề khu vực.
Thứ ba, về thực thi pháp luật:
-

Phụ thuộc vào nội dung hợp tác, phạm vi hợp tác, thực thi pháp luật cộng đồng

ASEAN là nghĩa vụ của các bên có liên quan, được thực hiện thông qua hoạt động
của quốc gia thành viên, thiết chế cộng đồng và đối tác của ASEAN.
Thứ tư, về giám sát thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp:
-

Chức năng giám sát thực thi pháp luật của Cộng đồng ASEAN được quy định

cho tất cả các thiết chế của Cộng đồng, từ Hội nghị cấp cao đến ban thư kí của
ASEAN. Quy chế này được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật của ASEAN.
-

Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN bao gồm: giải quyết tranh chấp về

chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại, và trong 1 số lĩnh vực chuyên ngành.Nguồn
của pháp luật Cộng đồng ASEAN.
3


Nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN khá đa dạng. Trên cơ sở khoa học và
luật tổ chức quốc tế và thực tiễn tồn tại của ASEAN có thể chia nguồn của pháp luật
cộng đồng ASEAN thành các nhóm sau đây
- Nhóm 1: Nhóm các điều ước quốc tế được ký kết trong khuôn khổ của ASEAN:
Hiệp ước Bali 1967, Tuyên bố về hòa hợp ASEAN 1976, Hiệp định thành lập ban thư
ký ASEAN 1967...

- Nhóm 2: Các điều ước quốc tế được ký kết giữa ASEAN với các đối tác của mình:
Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN 1992, Hiệp định khung về
hợp tác công nghiệp (AICO)...
- Nhóm 3: Các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền của ASEAN thơng qua: Hiệp
định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) 1992, Hiệp định
thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) 2009, Thỏa thuận về khu vực đầu tư ASEAN
(AIA)...
Trong 3 nhóm nguồn luật kể trên, vai trò đặc biệt quan trọng phụ thuộc vào
nhóm 1 và nhóm 2. Đây chính là hình thức chứa đựng các nguyên tắc và quy phạm
pháp lý thiết lập và điều chỉnh quan hệ hợp tác nội khối và ngoại khối của ASEAN
trên lĩnh vực chính trị kinh tế... riêng nhóm 3, phụ thuộc vào tính chất, nội dung và
thẩm quyền... Các văn bản này có thể có giá trị ràng buộc đối với các thành viên
ASEAN hoặc chỉ có tính chất khuyến nghị.
II.

Khái qt về luật quốc tế.

1, Khái niệm
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc
gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và
bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ pháp sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó
trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng
chung mà khơng có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia
khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.
4


2, Nguồn của luật quốc tế.
Về pháp lý, nguồn của luật quốc tế là hình thức chứa đựng các quy phạm luật
quốc tế. Việc viện dẫn, áp dụng các loại nguồn của luật quốc tế hiện vẫn tuân theo

cách xác định truyền thống, theo đó luật quốc tế có hai loại nguồn: Thành văn (điều
ước quốc tế) và bất thành văn (Tập quán quốc tế).
● Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế theo Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế ký
kết giữa các quốc gia thì điều ước quốc tế được xác định là: “ một thỏa thuận quốc tế
được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù
được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có
quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
Như vậy, với tư cách là nguồn cơ bản của Luật quốc tế, điều ước quốc tế là sự
thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng
nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là những quy phạm luật quốc tế để
ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trong quan hệ
quốc tế hiện nay, điều ước quốc tế chủ yếu được trình bày dưới dạng thành văn.
● Tập qn quốc tế
Tập qn quốc tế đóng vai trị quan trọng trong quá trình hình thành Luật quốc
tế. So với điều ước quốc tế, tập quán quốc tế ra đời sớm hơn. Đó là những quy tắc xử
sự chung ban đầu do một hay một số quốc gia đưa ra và áp dụng trong quan hệ với
nhau. Sau một quá trình áp dụng lâu dài, rộng rãi và được nhiều quốc gia thừa nhận
như những quy phạm pháp lý nên những quy tắc xử sự đó đã trở thành tập quán quốc
tế. Từ đây có thể thấy, tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự chung, hình thành
trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của Luật quốc tế thừa nhận rộng
rãi là những quy tắc có tính chất pháp lý bắt buộc.
Về lý luận, nguồn của pháp luật quốc tế là phạm trù pháp lý gắn với quá trình
hình thành các quy định của luật này. Theo đó, theo khoản 1, điều 38 Quy chế tòa án
5


quốc tế Liên hợp quốc (bao gồm án lệ, các học thuyết của các luật gia có trình độ cao)
và một số hình thức khác hình thành trong thực tiễn phát triển của luật quốc tế như:
Nghị quyết không bắt buộc của tổ chức quốc tế, hành vi pháp lý đơn phương của mỗi

quốc gia...
III.

So sánh nguồn của pháp luật cộng đồng ASEAN với nguồn của luật quốc tế
a) Giống nhau:
Cũng như luật Quốc tế, pháp luật Cộng đồng ASEAN cũng có hai loại nguồn là

nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ hay nguồn phái sinh. Nguồn luật cơ bản chính là điều
ước quốc tế. Các điều ước quốc tế là nguồn cơ bản của luật Quốc tế cũng như của
ASEAN được thể hiện ở những tên gọi như: Hiến chương, hiệp ước, nghị định thư,
tuyên bố,… Luật quốc tế cũng như pháp luật cộng đồng ASEAN điều chỉnh các điều
ước quốc tế khơng phụ thuộc vào thỏa thuận đó được ghi chép trong một văn kiện hay
hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như khơng phụ thuộc vào tên gọi
cụ thể của những văn kiện đó. Nguồn cơ bản có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các
thành viên kí kết hoặc tham gia điều ước. Ngược lại, nguồn bổ trợ chỉ có tính chất
tham khảo, khơng có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các chủ thể.
b) Khác nhau:
Nguồn của Luật quốc tế đa dạng hơn pháp luật Cộng đồng ASEAN, Luật quốc
tế cịn có nguồn cơ bản là tập qn quốc tế cịn pháp luật Cộng đồng ASEAN thì
khơng do các quốc gia trong khu vực có tập quán, điều kiện khác nhau do đó rất khó
để tất cả các quốc gia đồng ý sử dụng một tập quán nào là pháp luật có giá trị bắt
buộc, ngồi ra các nguồn bổ trợ của luật Quốc tế đa dạng hơn pháp luật cộng đồng
ASEAN, ngoài một số nguồn như khuyến nghị,… thì luật Quốc tế cịn có một số
nguồn bổ trợ khác như phán quyết của Tòa án, hành vi pháp lý đơn phương của quốc
gia, học thuyết pháp lý, nguyên tắc pháp luật chung… Điều này cũng dễ hiểu bởi
ASEAN chỉ là một chủ thể của luật Quốc tế còn Luật Quốc tế điều chỉnh quan hệ
6


pháp luật phát sinh giữa các chủ thể, phạm vi điều chỉnh của pháp luật rộng hơn và

phức tạp hơn
c) Kết luận.
Như vậy nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN giống với nguồn của luật
quốc tế, chỉ có điều nguồn của luật quốc tế rộng hơn và phức tạp hơn.
IV.

Đánh giá vai trò của nguồn bổ trợ đối với các hoạt động hợp tác của
ASEAN
Luật mềm (soft law) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các văn bản hay quy định

mà bản chất khơng phải là luật nhưng có tầm quan trọng trong khuôn khổ phát triển
luật pháp quốc tế1 Đó là các văn kiện khơng ràng buộc như khuyến nghị, hướng dẫn,
quy tắc hay tiêu chuẩn được các quốc gia đưa ra hoặc các tổ chức quốc tế và các cơ
quan của nó đưa ra. Luật mềm về bản chất khơng phải là luật, do đó khơng có hiệu lực
pháp lý.
Vai trị của luật mềm mang tính chất “quá độ”, cụ thể, các văn kiện hay quy
định luật mềm mang bản chất khuyến nghị và nếu được áp dụng trên thực tế sẽ dẫn
hình thành quy định tập quán quốc tế hoặc sau đó sẽ được ghi nhận vào một điều ước
quốc tế. Luật mềm được sử dụng khi các quốc gia không đạt được thoả thuận ràng
buộc nhưng cũng không muốn đàm phán không đạt được kết quả gì. Luật mềm cũng
được sử dụng để tránh sự rườm ra và cứng nhắc của việc ký kết điều ước quốc tế. Vai
trò của văn kiện hay quy định luật mềm nằm ở việc sau khi chúng ra đời các quốc gia
thực hiện hay chấp nhận chúng như thế nào.
Đối với luật Cộng đồng ASEAN, luật mềm bao gồm các phán quyết của Tòa
án, các nguyên tắc pháp luật chung, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ,
hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia, các học thuyết của các học giả danh
tiếng về luật Cộng đồng ASEAN…

1 Sách “The Law of International Responsibility” (trang 117) - Giáo sư James R Crawford.
7



Đối với nguồn luật quốc tế, trong các loại nguồn được liệt kê trên thì điều ước
quốc tế (nguồn thành văn) và tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn) có thể xem là
hai loại nguồn chủ yếu, cơ bản và có vai trị quan trọng nhất.
Đối với nguồn luật của Cộng đồng ASEAN thì trong ba nhóm nguồn luật, vai
trị đặc biệt quan trọng thuộc về nhóm 1 và nhóm 2. Đây chính là hình thức chứa đựng
các ngun tắc và quy phạm pháp lý thiết lập và điều chỉnh quan hệ hợp tác nội khối
và ngoại khối của ASEAN trên lĩnh vực chính trị, kinh tế... Riêng với nhóm 3, là các
văn bản do các cơ quan có thẩm quyền của ASEAN thơng qua, phụ thuộc vào tính
chất, nội dung và thẩm quyền, các văn bản này có thể có giá trị ràng buộc với các
thành viên ASEAN hoặc chỉ có tính chất khuyến nghị.
Thấy hệ thống nguồn của Pháp luật ASEAN trong tiến trình phát triển chủ yếu
chỉ là những điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia thành viên với nhau. Nội
dung của các văn bản đã ký kết của ASEAN phần nhiều mang tính chất chính trị, vạch
phương hướng hay mục tiêu hướng tới nhiều hơn là ràng buộc pháp lý. Điều đó dẫn
đến tính cam kết yếu của ASEAN, và cùng với sự chênh lệch phát triển (đặc biệt là
giữa các nước ASEAN 6 và ASEAN 4) nên không tạo ra được sự bình đẳng về cơ hội
phát triển mà hội nhập khu vực mang lại, dẫn đến tình trạng chậm trễ trong thực hiện
các cam kết.

KẾT LUẬN
Có thể nói, Luật quốc tế đóng một vai trị vơ cùng quan trọng và khơng thể
thiếu trong việc điều hịa các quan hệ quốc tế nói chung và đới với luật Cộng đồng
ASEAN nói riêng. Nguồn của pháp luật quốc tế cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến luật
Cộng đồng ASEAN và có vai trò quan trọng trong các họa động hợp tác của ASEAN.
Đặc biệt, trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay thì vai trị đó ngày càng được khẳng
định. Để có thể thúc đẩy sự hội nhập của Cộng đồng ASEAN và sự phát triển thực sự
thì ASEAN có thể học hỏi về cơ chế xây dựng hệ thống nguồn luật từ luật quốc tế.
8



9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật Cộng Đồng ASEAN, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội – 2017.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, nxb CAND, Hà
Nội – 2017.
Sách tham khảo
3. “The Law of International Responsibility” - Giáo sư James R Crawford.
4. Nguyễn Hùng Sơn, Luận Thùy Dương, Khổng Thị Bình, Hà Anh Tuấn – “150 câu
hỏi và đáp về ASEAN - Hiến chương ASEAN và Cộng đồng ASEAN”; NXB Thế Giới;
2010.
Tài liệu web.
5. />6. />7. />8. />9. />10. />
10



×