Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty xăng dầu khu vực II tổng kho xăng dầu nhà bè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.25 KB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn tập thể ban giám đốc, kỹ sư, công
nhân viên Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian
chúng em thực tập. Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến anh Phạm Trung Nam – Nhân viên
đào tạo – hành chính phịng Tổ chức Hành chính cùng anh Mai Văn Hưng – Cán bộ phổ
biến nội quy, phương án bảo vệ – phịng cháy chữa cháy đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ
cho chúng em trong những ngày đầu của kỳ thực tập. Và hơn hết, xin trân trọng cảm ơn
anh Nguyễn Xuân Quang – Cán bộ phòng Điều độ Kho cảng đã dành thời gian trực tiếp
hướng dẫn, cung cấp những kiến thức thực tế vơ cùng bổ ích và góp phần to lớn trong
việc từng bước hồn thiện kỹ năng chun mơn của những sinh viên cịn non trẻ như
chúng em. Ngoài ra, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các chú, các anh kỹ sư, công
nhân ở mỗi Kho đã luôn giúp đỡ, hướng dẫn và giải đáp tận tình những thắc mắc của
chúng em.
Ngồi ra, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Trần Lê Hải và cô Nguyễn Thị
Như Ngọc thuộc Khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM đã
hỗ trợ tối đa để chúng em tiếp cận với mơi trường thực tế và hết lịng giúp đỡ, hướng dẫn
để chúng em hoàn thành báo cáo thực tập đúng thời gian quy định.
Thời gian thực tập tuy chỉ kéo dài trong hơn một tháng ngắn ngủi nhưng những kiến
thức chúng em góp nhặt được qua mỗi ngày tiếp xúc cùng với công việc thực tế lại không
hề ít. Đó sẽ là hành trang quan trọng để chúng em có thể bước tiếp trên con đường trở
thành một kỹ sư chân chính.
Dù đã nỗ lực hết mình nhưng với khả năng, kiến thức và thời gian còn hạn chế nên
khơng thể tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm. Chúng em rất mong nhận được sự
thông cảm cùng những lời góp ý, nhận xét từ q Thầy, Cơ.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn.

i


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2019


i


BẢN NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Danh sách thực tập gồm có 10 sinh viên có tên sau:
1. Nguyễn Tiến Đạt

MSSV: 1710974

2. Quách Phong Đạt

MSSV: 1710988

3. Nguyễn Thị Thanh Hằng

MSSV: 1711219

4. Nguyễn Thị Huyền

MSSV: 1711580

5. Trần Thị Mỹ Linh

MSSV: 1711984


6. Trần Huỳnh Như Lộc

MSSV: 1712053

7. Văn Phú Mạnh

MSSV: 1712125

8. Trần Tú Mẫn

MSSV: 1712137

9. Diệp Quốc Minh

MSSV: 1712146

10. Nguyễn Thanh Nam

MSSV: 1712246
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

ii

tháng 08 năm 2019


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng 08 năm 2019

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

iii


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Logo Petrolimex…………………………………………………………………………...1
Hình 2. Trụ sở Công ty Xăng dầu Khu vực II – TNHH MT ……………………………………
1
Hình 3. Các đơn vị trực thuộc Petrolimex Sài Gịn.……………………………………………2
Hình 4. Tồn cảnh Tổng kho xăng dầu Nhà Bè.………………………………………………...3
Hình 5. Dung tích xăng dầu tại Tổng kho, giai đoạn 1975 – 2019.
…………………………..5
Hình 6. Số lượng lao động tại Tổng kho, giai đoạn 1975 – 2019.……………………………6
Hình 7. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước….……………………………………..………………7
Hình 8. Sơ đồ bố trí thiết bị máy móc.……………………..…………………………………...14
Hình
9.
Quy
trình
nhập
xăng
……………………………………………………………………..15
Hình 10. Quy trình xuất xăng.………..……………………………………………………….…17
Hình 11. Sơ đồ khối quy trình phối trộn xăng E5 trong đường ống. ……………………...19
Hình 12. Sơ đồ quy trình phối trộn xăng E5 trong bồn chứa …………………………….…21
Hình 13. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải. ……….…………………………………………….23
Hình14 . Hình ảnh thực tế của bơm..….....…………………………………………………….27
Hình 15. Sơ đồ cấu tạo của bơm. ……………………………………………………………….27
Hình 16. Vỏ bơm. ……………………………………………………………………………….28
Hình 17. Vỏ cách ly. ……………………………………………………………………………28
Hình 18. Ống lót. ………………………………………………………………………………..29
Hình 19. Bánh cơng tác. ……..…………………………………………………………………29
Hình 20. Nam châm. ……………………………………………………………………………29
Hình 21. Ống lót hỗ trợ. ………..………………………………………………………………30
Hình 22. Sơ đồ cấu tạo bồn chứa xăng dầu.…………………………………………...………

41

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Đặc tính kỹ thuật của bơm…..…………………………………………………………31
Bảng 2. Một số sự cố của bơm và cách khắc phục.…………………………………………..32

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................i

BẢN NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP..…..………………………………….. ii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN……………………………………………iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ………………………………………………………………iv
DANH MỤC BẢNG ……………………………………………………………………..v
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II - TỔNG KHO XĂNG
DẦU NHÀ BÈ…………………………………………………………………………….1
I.1. Tổng quan về công ty Xăng dầu Khu vực II……………………………………...1
I.1.1. Sơ lược về công ty………………………………………………………………1
I.1.2. Lĩnh vực hoạt động …………………………………………………………….2
I.1.2.1.

Phạm

vi


hoạt

động

của

công

ty

………………………………………………….2
I.1.2.2. Các sản phẩm đang kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Khu vực II ………..2
I.2. Tổng quan về Tổng kho xăng dầu Nhà Bè ……………………………………..3
I.2.1. Giới thiệu về Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè…………………………………….3
I.2.1.1. Giới thiệu chung …………………………………………………………………3
I.2.1.2. Vai trò………………………………………………………………………………3
I.2.2. Q trình hình thành và phát triển …………………………………………4
I.2.2.1. Vị trí địa lý…………………………………………………………………………4
I.2.2.2. Diện tích và sức chứa…………………………………………………………….4
I.2.2.3. Các đơn vị đóng trên địa bàn Tổng kho xăng dầu Nhà Bè………………….5
I.2.2.4. Tổ chức bộ máy nhân sự
………………………………………………………...5
I.3. Cơng tác an tồn lao động – phòng cháy chữa cháy tại Tổng kho Xăng dầu Nhà
Bè…………………………………………………………………………………………..7

vi


I.3.1. Cơng tác an tồn lao động……………………………………………………...7
I.3.2. Cơng tác phịng cháy chữa cháy……………………………………………….8

I.4. Tổng quan về các vấn đề môi trường ở Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè …………..8
I.5. Xử lý khí – nước thải và vệ sinh cơng nghiệp…………………………………….8
I.5.1. Khí thải …………..………………………………………………………………………….9
I.5.1.1. Hơi xăng dầu từ hoạt động xuất, nhập kho, tồn trữ, vận chuyển xăng dầu.9
I.5.1.2. Khí thải từ máy phát điện ………………………………………………………9
I.5.1.3. Khí thải từ hoạt động vận chuyển………………………………………………9
I.5.2.

Chất

thải

rắn

thông

thường

…………………………………………………...10
I.5.3. Chất thải nguy hại…………………………………………………………….10
I.5.4.
Chất
thải
lỏng
………………………………………………………………….10
I.5.4.1. Nước thải sinh hoạt……………………………………………………………..10
I.5.4.2. Nước thải khu hóa chất…………………………………………………………11
I.5.4.3. Nước thải nhiễm dầu……………………………………………………………11
II. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ……………………………………………………..13
II.1. Nguyên liệu……………………………………………………………………….13

II.2. Nơi cung cấp……………………………………………………………………...13
II.3. Các dạng năng lượng sử dụng…………………………………………………….13
II.4. Tiện nghi hỗ trợ sản xuất………………………………………………………..13
II.5. Sơ đồ bố trí thiết bị máy móc…………………………………………………...13
III. QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ……………………………………………………….15
III.1. Sơ đồ khối của các quy trình cơng nghệ………………………………………15
III.1.1. Quy trình Nhập xăng……………………………………………………….15
III.1.2. Quy trình xuất xăng …………………………………………………………
17
III.1.3. Quy trình phối trộn xăng sinh học E5……………………………………...19
III.1.3.1. Quy trình phối trộn xăng E5 trên đường ống……………………………..19

vii


III.1.3.2. Quy trình phối trộn xăng E5 trong bồn chứa ……………………………...21
III.1.4. Quy trình xử lý nước thải…………………………………………………...23
III.2. Sự cố và cách khắc phục trong quy trình cơng nghệ…………………………25
III.2.1. đường ống khi xuất hoặc nhập……………………....................…………..25
III.2.2.

Sự

cố

bị

cúp

điện


giữa

chừng.

……………………………………………….25
III.2.3. Bầu lọc: Sự cố hư tấm lọc…………………………………………………..25
III.2.4. Cháy Bồn…………………………………………………………………….25
III.2.5. Chập điện gây cháy xe bồn………………………………………………….25
III.2.6.

Rị

rỉ

van,



van

…………………………………………………………….26
III.2.7. Xì ron ……………………………………………………………………….26
III.2.8. Đường ống cứu hỏa bị hư ………………………………………………..26
III.3. Sự khác biệt giữa các quy trình cơng nghệ …………………………………..26
IV. THIẾT BỊ - MÁY MÓC ……………………………………………………………27
IV.1. Bơm………………………………………………………………………………27
IV.1.1. Cấu tạo ………………………………………………………………………27
IV.1.2. Đặc tính ……………………………………………………………………..28
IV.1.2.1. Vỏ ngồi ………………………………………………………………………28

IV.1.2.2. Vỏ cách ly……………………………………………………………………….28
IV.1.2.3. Ống lót…………………………………………………………………………..29
IV.1.2.4. Bánh công tác…………………………………………………………………29

viii


IV.1.2.5. Nam châm………………………………………………………………………29
IV.1.2.6. Ống lót hỗ trợ ………………………………………………………………….30
IV.1.3. Nguyên lý hoạt động…………………………………………………………30
IV.1.4. Đặc tính kỹ thuật của bơm…………………………………………………..31
IV.1.2. Nguyên tắc vận hành….…………………………………………………….…...31
IV.1.2.1. Thao tác kiểm tra trước khi khởi động máy ………………………………..31
IV.1.2.2. Vận hành máy bơm ………..…………………………………………………………31
IV.1.2.3. Lưu ý ………………………………………………………………………….32
IV.1.3. Một số hư hỏng và cách khắc phục…………………………………………32
IV.2. BỒN CHỨA ……………………………………………………………………40
IV.2.1. Cấu tạo, thông số kĩ thuật …………………………………………………..40
IV.2.1.1. Thông số kĩ thuật: ……………………………………………………………40
IV.2.1.2. Cấu tạo... ………………………..……………………………………………40
IV.2.2. Đặc tính ……………………………………………………………………...41
IV.2.3. Nguyên lý hoạt động .…...…………………………………………………...42
IV.2.4. Một số sự cố và cách khắc phục ……………………………………………42
V. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

………………………………………………………43

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………45

ix



TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II - TỔNG KHO XĂNG
DẦU NHÀ BÈ
I.1. Tổng quan về công ty Xăng dầu Khu vực II
I.1.1. Sơ lược về công ty
Công ty Xăng dầu Khu vực II – TNHH Một thành viên (Tên giao dịch: Petrolimex
Sài Gòn) được thành lập ngày 17/09/1975, là công ty đầu nguồn – đơn vị thành viên trực
thuộc Tập đồn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) – Bộ Cơng Thương.
Trụ sở chính: Số 15, Đại lộ Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Hình 1. Logo Petrolimex.
(Tập đồn Xăng dầu Việt Nam, 2013)

Hình 2. Trụ sở Công ty Xăng dầu Khu vực II – TNHH MTV.
(Petrolimex Sài Gòn, 2011)
Petrolimex Sài Gòn là nguồn phân phối xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu lớn nhất
trên cả nước với hệ thống phân phối rộng lớn trải dài trên tất cả kênh bán buôn từ tổng đại

11


TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
lý, đại lý, bán tái xuất nhập khẩu cho đến bán lẻ tận tay người tiêu dùng (Petrolimex Sài
Gịn, 2011).

Hình 3. Các đơn vị trực thuộc Petrolimex Sài Gòn.
(Petrolimex Sài Gòn, 2013)
I.1.2. Lĩnh vực hoạt động

I.1.2.1. Phạm vi hoạt động của công ty
Kinh doanh, bn bán các sản phẩm từ nhiên liệu hóa thạch bao gồm xăng, dầu, các
sản phẩm hóa dầu và các loại hình dịch vụ liên quan đến xăng, dầu.
Phân phối cho các kênh bán buôn như tổng đại lý, đại lý, các khu công nghiệp.
I.1.2.2. Các sản phẩm đang kinh doanh tại Cơng ty Xăng dầu Khu vực II
Hàng hóa: Xăng RON 95, DO 0.05S, DO 0.25S, dầu hỏa, FO No.2B (3.5S), FO
No.2B (3.0S), FO No.3 (380), Xăng E5, RON 92.
Dịch vụ: Nhập khẩu ủy thác; cho thuê kho, giữ hộ; kiểm định phương tiện đo; thử
nghiệm mẫu xăng dầu; ứng cứu sự cố dầu tràn; súc rửa bể chứa xăng dầu; thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải; xây lắp, sửa chữa cơng trình xăng dầu.
(Petrolimex Sài Gịn, 2011).
I.2. Tổng quan về Tổng kho xăng dầu Nhà Bè
I.2.1. Giới thiệu về Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè
12


TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I.2.1.1. Giới thiệu chung
Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè (TKNB) là đơn vị trực thuộc Công ty Xăng dầu Khu
vực II – TNHH Một thành viên (Petrolimex Sài Gòn), được thành lập theo quyết định số
10/TC–QĐ ngày 22/08/1975 của Tổng cục Vật Tư – Bộ Vật Tư (nay là Bộ Cơng
Thương).

Hình 4. Tồn cảnh Tổng kho xăng dầu Nhà Bè.
(Petrolimex Sài Gòn, 2013)
Tên đơn vị (tiếng Việt): TỔNG KHO XĂNG DẦU NHÀ BÈ
Tên đơn vị (tiếng Anh): NHA BE OIL TERMINAL
Địa chỉ: Khu phố 6, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 38738587 – 38738588
Website: kv2.petrolimex.com.vn

Email:
Diện tích: 196 ha, trong đó có 64 ha mặt nước và 132 ha đất liền.
I.2.1.2. Vai trò
Đảm bảo nguồn xăng dầu để đáp ứng, bình ổn an ninh năng lượng đối với khu vực
phía Nam cũng như cả nước.
Cung cấp dịch vụ nhập, xuất, tồn chứa và phân phối các sản phẩm dầu mỏ cho thị
trường nội địa và tái xuất.
Trực tiếp cung cấp xăng dầu, phục vụ cho nền kinh tế và nhu cầu dân sinh khu vực
phía Nam, tái xuất cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và nước Campuchia.
Đảm bảo đủ nguồn nhiên liệu dự trữ quốc gia, phục vụ cho an ninh quốc phịng.
I.2.2. Q trình hình thành và phát triển
Tổng kho Nhà Bè (TKNB) được thành lập sau ngày giải phóng hồn tồn miền
Nam, được tiếp quản trên cơ sở vật chất của ba hãng xăng dầu Esso, Shell và Caltex.
13


TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Những ngày đầu giải phóng, Tổng kho được quản lý bởi cơ quan Vật tư Miền. Ngày
22/08/1975, Tổng cục Vật tư ra quyết định số 10/TC–QĐ thành lập Tổng kho xăng dầu
Nhà Bè với ba kho A, B, C. Ngày 17/09/1975, Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè trực thuộc
Công ty Xăng dầu Khu vực II (Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè, 2010).
I.2.2.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý đắc địa về điều kiện tự nhiên (vùng nước sâu, địa hình bờ lõm, kế sông
Nhà Bè…) tạo cơ hội:
-

Tuyến vận tải đường thủy trên sông Nhà Bè, cách hải vận quốc tế khoảng 30 hải lý.
Tuyến vận tải chính trên bộ là đường Huỳnh Tấn Phát, cách trung tâm thành phố 12 km.
I.2.2.2. Diện tích và sức chứa


-

Diện tích: 196 ha, trong đó có 64 ha mặt nước và 132 ha đất liền.
(Petrolimex Sài Gịn, 2013)

-

Về sức chứa: Trong 44 năm hình thành và phát triển, sức chứa xăng dầu tại TKNB tăng
gần 3 lần, từ 258.800 m3 (1975) lên đến 720.000 m3 (2019), sản lượng tổng kho 6.100.000
m3.
(Số liệu năm 2019).

Hình 5. Dung tích xăng dầu tại Tổng kho, giai đoạn 1975 – 2019.
(Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè, 2019)
I.2.2.3. Các đơn vị đóng trên địa bàn Tổng kho xăng dầu Nhà Bè
-

Ban chỉ huy liên ngành gồm: Ủy ban Nhân dân huyện Nhà Bè, Công an Huyện Nhà Bè,
Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện (trực Tổng chỉ huy khi có

-

tình huống khẩn cấp).
Đại đội 5, cảnh sát bảo vệ: một đại đội tuần tra.
Trạm cảnh sát đường thủy: tuần tra trên sông.
Đội cảnh sát PCCC & CNCH Công an Huyện Nhà Bè: lực lượng phối hợp an ninh và
đảm bảo an toàn.
14



TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
-

Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn KV3 và Trạm Biên phòng Phú Mỹ: lực lượng
phối hợp công tác và an ninh.
I.2.2.4. Tổ chức bộ máy nhân sự
a) Tổng số lao động
TKNB thời điểm hiện tại có 377 lao động. Số lượng lao động giảm hơn một nửa so
với giai đoạn mới thành lập (831 lao động , năm 1975).
Hình 6. Số lượng lao động tại Tổng kho, giai đoạn 1975 – 2019.
(Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè, 2019)
Về chất lượng lao động: Do đặc thù kinh doanh của Tổng kho là kinh doanh xăng
dầu nên số lao động ở bộ phận trực tiếp sản xuất, bán hàng, công nhân kỹ thuật phục vụ
sản xuất kinh doanh lớn mà trình độ yêu cầu ở những bộ phận này là sơ cấp và trung cấp
kỹ thuật, nên số nhân viên ở trình độ này chiếm tỷ trọng cao.
b) Sơ đồ bộ máy tổ chức

15


TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

BAN GIÁM ĐỐC

Phịng
Kế
tốn
tài vụ

Phịng

Điều
độ kho
cảng

Phịng
Khai
thác
dịch
vụ

Phịng
Kỹ
thuật
xăng
dầu

Phịng
Quản
lý ký
thuật

CƠNG ĐỒN

Phịng
Bảo vệ
PCCC

Phịng
Tổ
chức

hành
chính

Phịng
Tin
học- tTự
động
hóa

Hình 8. Cơ cấu tổ chức Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè.
(Petrolimex Sài Gịn, 2013)
Hình 7. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước
I.3. Công tác an tồn lao động – phịng cháy chữa cháy tại Tổng kho Xăng dầu Nhà


Đội
Đội tàu
Đội
Đội
giao
kéo và
bảo trì
bảo vệI.3.1. Cơng tác an tồn lao động
nhận
ƯCDT
PCCC
Cơng tác đảm bảo an tồn tại TKNB luôn được đặt lên hàng đầu. Tổng kho đã xây

dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý tích hợp Chất lượng – An tồn – Sức khỏe
nghề nghiệp – Môi trường (QSHE) được Bureau Veritas Certification (đơn vị đánh giá sự

phù hợp và chứng nhận theo chất lượng, sức khỏe và an tồn, mơi trường và trách nhiệm
xã hội) đánh giá cấp chứng chỉ năm 2009.
Công nhân tại TNKB được huấn luyện nghiệp vụ an toàn vệ sinh lao động và trang
bị đầy đủ bảo hộ lao động, bao gồm: nón bảo hộ, giày bảo hộ, găng tay, kính và dây đai
an tồn (trường hợp thực hiện công tác trên cao) theo đúng quy định chuẩn của Tập đoàn
Xăng dầu Việt Nam (Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè, 2018).

16


TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I.3.2. Cơng tác phịng cháy chữa cháy
Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè có lực lượng bảo vệ và phòng cháy chữa cháy (PCCC)
chuyên trách với quân số 90 – 95 người và 2 đội hình xe chữa cháy. Ngồi ra, TKNB cịn
có 12 đội hình dự phịng.
Cơ sở vật chất cho cơng tác PCCC bao gồm: 7 trạm bơm PCCC với hệ thống chữa
cháy cố định, 23 máy bơm chữa cháy, 439 trụ nước, foam, 100 trụ monitor TFT
Hurricane.
TKNB tiến hành diễn tập, huấn luyện PCCC định kỳ 1 năm 1 lần với sự phối hợp
của nhiều lực lượng và đồng thời thực tập PCCC theo từng quý.
Công tác PCCC phải tuân theo Nội quy PCCC và Tiêu lệnh chữa cháy (Ban hành
kèm Quyết định 0425/QĐ – TKNB ngày 28/06/2017 của Giám đốc Tổng kho Xăng dầu
Nhà Bè) (Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè, 2017).
I.4. Tổng quan về các vấn đề môi trường ở Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè
TKNB thuộc đối tượng quy định tại mục a – khoản 1 – điều 3 Thông tư
01:2012/TT–BTMT quy định về những cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
Đối chiếu với quy định tại phụ lục II (hạng mục số 58: Dự án xây dựng kho xăng
dầu, cửa hàng kinh doang xăng dầu có dung tích kho/bể chứa 200 m 3 trở lên phải lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường) và đồng thời đối chiếu với phụ lục III (Danh mục dự
án thuộc thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài

nguyên và Môi trường), Đề án bảo vệ môi trường của TKNB với quy mô 730.000 m 3 và
các hạng mục phụ trợ khác thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của Ủy ban nhân
dân TP.HCM (Ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM thẩm định và phê
duyệt).
I.5. Xử lý khí – nước thải và vệ sinh cơng nghiệp
I.5.1. Khí thải
I.5.1.1. Hơi xăng dầu từ hoạt động xuất, nhập kho, tồn trữ, vận chuyển xăng dầu
Hơi xăng dầu có chứa các hợp chất hydrocarbon bay hơi có thể thất thốt do rị rỉ từ
thiết bị và các phương tiện trong quá trình xuất, nhập, tồn chứa và bảo quản xăng dầu. Có
thể chia ra làm hai nguồn gốc chính:
17


TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
-

Hơi xăng dầu phát sinh khi xuất, nhập xăng dầu đường bộ và thuỷ.
Hơi xăng dầu phát sinh từ quá trình chứa, lưu trữ trong bồn chứa xăng dầu.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy quá trình tồn trữ tại bồn chứa và khâu nhập xuất hàng
hoá đều phát sinh xăng dầu bay hơi vào khơng khí, tuy vậy lượng bay hơi này là khơng
đáng kể.
Mặt khác, TKNB đã trang bị các hệ thống mái phao, hệ thống nhập kín để kiểm sốt
sự bay hơi của xăng dầu. Quá trình xuất, nhập, vận chuyển xăng dầu tại TKNB ln đảm
bảo đúng quy trình, nhờ vậy, lượng xăng dầu bay hơi được giảm thiểu đáng kể.
I.5.1.2. Khí thải từ máy phát điện
Máy phát điện dự phịng chỉ hoạt động khi bị cắt điện lưới, phục vụ chiếu sáng và
hoạt động của TKNB nên không thường xuyên được sử dụng. Máy phát điện được đặt
trong phòng cách âm để giảm thiểu tiếng ồn, khói bụi; nhằm đảm bảo không ảnh hưởng
đến các hoạt động khác của TKNB.
I.5.1.3. Khí thải từ hoạt động vận chuyển

Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải và các thiết bị thi công cơ giới sử
dụng các loại nhiên liệu (xăng, dầu DO ...) có chứa bụi. SOx, NOx, COx, THC và aldehyde
gây tác động trực tiếp đến công nhân thi cơng và mơi trường khơng khí xung quanh.
Tại khu vực TKNB, nhờ có điều kiện thuận lợi như: diện tích rộng thống, có gió
pha lỗng nên tác động của khí thải từ các hoạt động này đến môi trường là không lớn.
I.5.2. Chất thải rắn thông thường
Hoạt động phát sinh chất thải rắn thông thường trong TKNB chủ yếu là rác sinh hoạt
của khách hàng đến lấy xăng dầu, các loại cành cây gãy, cỏ cắt trong khuôn viên TKNB.
Thành phần chất thải bao gồm chủ yếu là bao bì nylon, đồ hộp, sứ, các mảnh thức ăn
thừa, vỏ củ, quả, rễ lá, rau... từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày của công nhân viên.
Tổng khối lượng phát sinh chất thải rắn của toàn bộ TKNB trong khoảng 20
tấn/tháng (670 kg/ngày).

18


TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I.5.3. Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động của TKNB bao gồm: bùn thải, cặn dầu,
lon mẫu chứa dầu, can lọ chứa dầu, thùng phuy chứa dầu, giẻ lau dính dầu và cỏ nhiễm
dầu, pin, bình ắc quy thải...
Tổng khối lượng phát sinh chất thải nguy hại của TKNB trong khoảng 200.000
kg/năm.
Các chất thải nguy hại được thu gom, phân loại, lưu trữ và xử lý theo đúng quy định
tại thơng tư 36/2015/TT-BTNMT.
Tồn bộ chất thải nhiễm dầu của TKNB được Xí nghiệp Dịch vụ Xây lắp và Thương
mại Petrolimex Sài Gịn (đơn vị trực thuộc Cơng ty Xăng dầu Khu vực II - TNHH MTV)
thu gom, vận chuyển và xử lý tại Xưởng xử lý chất thải nhiễm dầu nằm trong khuôn viên
TKNB.
I.5.4. Chất thải lỏng

Chất thải lỏng phát sinh từ các hoạt động của TKNB bao gồm nước thải sinh hoạt,
nước thải khu hóa chất và nước thải bị nhiễm dầu.
I.5.4.1. Nước thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt chủ yếu của TKNB là từ hoạt động sinh hoạt
hàng ngày của nhân viên làm việc. Nước thải này có chứa các chất cặn bã, chất lơ lửng,
các hợp chất hữu cơ, chất dinh dưỡng N, P, dầu mỡ và các vi sinh vật. Theo số liệu sử
dụng nước thực tế, lượng nước thải phát sinh trung bình ở TKNB khoảng 26,9 m 3/ngày
(chiếm 100% nhu cầu nước cấp).
Hệ thống bể tự hoại được xây dựng tại khu vực văn phịng và nhà ăn cho cơng nhân
viên. Bể tự hoại gồm 3 ngăn:
-

Ngăn 1 và ngăn 2: xử lý như các bể tự hoại thông thường.
Ngăn 3: xử lý sinh học với sự tham gia của vi sinh vật.
Bể tự hoại là cơng trình đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn
lắng được giữ lại trong bể từ 10 – 15 ngày, dưới ảnh hưởng của vi sinh vật kỵ khí, các

19


TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Phòng
Tin
học

chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các– chất
Tự
vơ cơ hịa tan.
Tuy nhiên, sau khi xử lý qua bể tự hoại, nồng độ chất ô nhiễm chỉ giảmđộng

xuống
khoảng 50 – 60% nên chưa đạt quy chuẩn cho phép. Do vậy, nước thải sinh hoạt sau khi
xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn sẽ được dẫn về hầm xử lý kị khí để tiếp tục làm giảm
nồng độ chất ơ nhiễm trong nước để đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
I.5.4.2. Nước thải khu hóa chất
Nước thải khu hóa chất (hóa chất có liên quan đến xăng dầu) là lượng mưa rơi trên
khu vực nền bãi cỏ liên quan đến xuất nhập hóa chất trong kho, trong khu bồn, một phần
diện tích bãi van tại trạm bơm dầu, một phần diện tích khu oto xitec. Nước thải này được
thu gom về trạm xử lý nước thải khu hóa chất và xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải trước khi
thải ra sông Nhà Bè.
I.5.4.3. Nước thải nhiễm dầu
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ những hoạt động như:
-

Quá trình xả đáy.
Quá trình rửa bồn (lưu lượng lớn nhất từ q trình ao lường bồn).
Q trình rửa đuổi ống cơng nghệ, sàn công tác (lưu lượng lớn nhất là từ quá trình rửa

-

đuổi ống khi sửa chữa).
Nước mưa nhiễm dầu tại khu vực trạm bơm xăng dầu, bầu lọc.
Nước mưa nhiễm dầu khu vực cụm van xuất nhập dầu bồn.
Trong những năm qua, TKNB không ngừng cải tiến trong sản xuất và cải tạo, sửa
chữa các hoạt động trong kho, hạn chế sự lây nhiễm của nước mưa vào các khu vực dễ bị
nhiễm dầu.
Đối với hoạt động súc rửa bồn bể, ống công nghệ: áp dụng các phương pháp mới
làm giảm tình trạng sử dụng nước, đuổi đường ống dẫn dầu và bồn bể bằng các thiết bị
chuyên dụng, hạn chế sử dụng nước bơm vào bồn. Cặn dầu và nước để súc rửa vệ sinh
được thu hồi bằng xe hút bùn và đem đi xử lý tại Xưởng xử lý chất thải nhiễm dầu. Do

đó, nước thải từ hoạt động súc rửa bồn bể chứa không thải ra môi trường nhiều như trước
kia.
20


TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tính chất nước thải nhiễm dầu chứa chủ yếu là hàm lượng dầu khoáng (gốc
hydrocarbon). Ngồi ra, trong q trình lưu chuyển, trữ trong rãnh thoát, hố ga và bị lây
nhiễm của nước mưa nên dòng thải phát sinh hàm lượng chất rắn lơ lửng.
Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của TKNB là sơng Nhà Bè, rạch Nị, rạch Lão
Lượng; nước mặt khu vực này được sử dụng cho giao thông thủy.

21


DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
II. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
II.1. Nguyên liệu
-

Xăng, dầu thành phẩm nhập thủy (KO, FO, DO, Xăng RON-95, Xăng RON-92, E100,

-

…).
Chỉ có xăng E5 được phối trộn tại Tổng kho.
II.2. Nơi cung cấp
Nguyên liệu được nhập từ các nước: Thái Lan, Indonesia, Mianma, Malaysia,
Singapore,… Ngồi ra cịn nhập từ Vũng Tàu và Hà Tĩnh.
II.3. Các dạng năng lượng sử dụng


-

Mạng lưới điện quốc gia.
Trong trường hợp mất điện thì sử dụng máy phát điện, máy nổ chạy bằng dầu Diesel.
Nước sông Nhà Bè được sử dụng trong PCCC và rửa bồn.
II.4. Tiện nghi hỗ trợ sản xuất

-

Máy bơm được nhập khẩu từ Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia,…
Máy biến tần tự động, thiết bị đo lường cảm biến tự động, máy cơ đo lường thể tích và

-

máy điện tử tự động hoạt động song song.
Phịng hóa nghiệm có trang thiết bị phân tích hiện đại.
II.5. Sơ đồ bố trí thiết bị máy móc

22


DÂY CHUYỀN CƠNG NGHỆ

Hình 8. Sơ đồ bố trí thiết bị máy móc.

23


QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ

III. QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ
III.1. Sơ đồ khối của các quy trình cơng nghệ
III.1.1. Quy trình Nhập xăng

Xăng RON-95
ở Tàu nhập

Kiểm tra chất
lượng

Bơm xăng đã
đạt tiêu chuẩn

Lên Bồn

24

Khơng đạt tiêu
chuẩn thì xử lý


QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ
Thuyết minh quy trình cơng nghệ Nhập xăng, dầu:
-

Tiếp nhận thông tin, kiểm tra sức chứa.
Lập kế hoạch nhập tàu, phương án nhập tàu sơ bộ.
Đo bể, niêm phong công nghệ.
Kiểm tra đường ống, van.
Hướng dẫn tàu nhập cầu, căn ống nhập.

Nhận kết quả giám định số lượng tại tàu, nhận kết quả giám định chất lượng trước khi

-

nhập.
Nối ống nhập thơng van.
Kiểm sốt q trình tàu bơm hàng lên bồn chứa: Xăng, dầu được bơm thẳng từ tàu qua

-

đường ống dẫn thẳng về bồn.
Kiểm tra phương tiện, hoàn tất thủ tục tại tàu, tháo ống.
Tàu rời cầu.
Kiểm tra lại, niêm phong, đo bể sau khi đã nhập.
Kiểm tra chất lượng xăng dầu sau khi đã nhập xong.
Lập biên bản nhập hàng.
Trong quá trình nhập hàng, các nhân viên kỹ thuật theo dõi số liệu tự động, kiểm tra tuần
ống và van, cứ 1 giờ kiểm tra một lần để đảm báo hạn chế tối thiểu sự cố xảy ra.

Xăng đã đảm
kiểmbảo
tra chất lượng

Hình 9. Quy trình nhập xăng.

25


×