Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sở qua một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.07 KB, 26 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Biến đổi khí hậu đã trở thành một thách thức và nguy cơ rất lớn đối với loài
người trong thế kỉ XXI. Việt Nam được cảnh báo sẽ là một trong số những nước
trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Hiện nay, ở Việt Nam
đã xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến sự
phát triển kinh tế - xã hội. Các hiện tượng như lượng mưa thất thường và ln biến
đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiết khốc liệt hơn, tần suất và cường độ
của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan
tràn, hạn hán, nước biển dâng, xậm nhập mặn... Biến đổi khí hậu đã có những tác
động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất, đời sống của sinh vật và con
người, đến môi trường tự nhiên, kinh tế-xã hội của cả mọi châu lục mọi quốc gia
trên trái đất. Các giải pháp mang tích chất chiến lược tồn cầu của mỗi quốc gia
trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu ( BĐKH) cũng đã được
đề ra và thực hiện. Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do
BĐKH gây ra, thủ tướng chính phủ nước cơng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
phê duyệt mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (quyết định số 158/2008/QĐ-TTg
ngày 2/12/2008). Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
BĐKH, Bộ giáo dục và đào tạo đã phê duyệt kế hoạch hoạt động ứng phó với
BĐKH của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2015 và phê duyệt dự án “ đưa nội dung
ứng phó với BĐKH vào chường trình giáo dục và đào tạo 2011-2015”.
Mơn Địa lí có nhiều khả năng tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu (GDBĐKH), về
mặt kiến thức mơn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Trái đất,
các thành phần cấu tạo của Trái đất. Các hiện tượng, các sự vật Địa lí và tác động
qua lại giữa chúng, một số quy luật phát triển của môi trường tự nhiên trên Trái đất,
mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường, và sự cần thiết phải
khai thác hợp lí tài ngun thiên nhiên, bảo vệ mơi trường nhằm phát triển bền
vững. Mơn Địa lí trang bị cho học sinh các kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên và
Địa lí kinh tế - xã hội mà từng thành phần hay tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên hay
kinh tế - xã hội đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến BĐKH. Tùy từng trường
hợp cụ thể mà các đối tượng Địa lí tự nhiên hay kinh tế - xã hội ấy có lúc là tác


nhân, có khi lại là đối tượng chịu hậu quả của biến đổi khí hậu BĐKH. Vì thế việc
giáo dục cho học sinh nhận thức về những nguy cơ, thách thức của biến đổi khí
hậu cũng như rèn kĩ năng phịng ngừa, giảm nhẹ và thích ứng với Biến đổi khí hậu
là những việc làm cấp thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Là một giáo
viên giảng dạy môn Địa lí, bản thân tơi ln thể hiện mong muốn và ý thức trách
nhiệm rằng: Phải giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh, phải định hướng học sinh
lấy kiến thức môn học để xây dựng mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy tơi đã
nghiên cứu đề tài “Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong mơn Địa lí 9 ở trường
trung học cơ sở qua một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.”
2. Điểm mới của đề tài:
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong nội dung bài học trên cơ sở kế thừa
và phát huy những nội dung đã nghiên cứu. Đề tài đi sâu tìm hiểu một số phương
pháp và hình thức dạy học đặc trưng của mơn Địa lí có khả năng tích hợp giáo dục
biến đổi khí hậu, bên cạnh đó đề tài đưa nội dung tích hợp biến đổi khí hậu vào các
1


buổi ngoại khóa, viết báo cáo cấp trường để học sinh tự tìm hiểu và cho các em cơ
hội tìm hiểu cũng như nói lên hiểu biết, quan điểm của bản thân về vấn đề này. Từ
đó hướng các em đến những suy nghĩ đúng đắn và và có những hành động thiết
thực để bảo vệ Trái đất, bảo vệ môi trường sống của con người ở hiện tại và tương
lai.
3. Phạm vi áp dụng của đề tài:
Đề tài này có thể áp dụng trong giảng dạy mơn Địa lí ở các trường phổ thông.
Đặc biệt sử dụng cho tất cả các giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học mơn
Địa lí 9 ở trường trung học cơ sở.Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong mơn
Địa lí giúp các em vận dụng những kiến thức và vốn hiểu biết của mình về biến đổi
khí hậu thơng qua môn học vào thực tế cuộc sống.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp

1.1. Thuận lợi
Đối với giáo viên để đổi mới phương pháp giáo dục đối với mơn Địa lí, giáo
viên đã đa dạng hóa phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Mỗi nội dung dạy
học có thể được tiếp cận thích hợp bởi một hoặc nhiều phương pháp dạy học khác
nhau. Nội dung mơn Địa lí có tính tổng hợp cao, thích hợp cho sử dụng nhiều
phương pháp dạy học khác nhau, trong dạy học Địa lí giáo viên đã sử dụng đa
dạng các phương pháp và hình thức dạy học, nên đã chủ động tích hợp giáo dục
biến đổi khí hậu đối với những bài cần tích hợp.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã tích hợp đúng mức và hợp lí trong dạy
học nhằm góp phần khai thác những thế mạnh của Địa lí học, khơng làm tổn hại
đến giáo dục Địa lí, mà ngược lại, làm cho các nội dung dạy học Địa lí trở nên sinh
động hơn, thiết thực hơn, hấp dẫn hơn đối với học sinh, để biến những nội dung
được tích hợp này trở thành bộ phận hữu cơ của bài học. Từ đó học sinh chủ động,
tích cực thực hiện nhiệm vụ khơng miễm cưỡng, khơng hình thức.
Tính tư duy ở độ tuổi các em cũng đã xuất hiện, các em thường đặt ra các vấn
đề, các câu hỏi thắc mắc để tìm hiểu bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng Địa
lí. Các em thường thích tranh luận và bày tỏ ý kiến của mình đó là thuận lợi để
giáo viên đặt ra các tình huống có vấn đề trong dạy học, hướng dẫn và kích thích
các em độc lập suy nghĩ để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn.
Bên cạnh đó phụ huynh học sinh khá quan tâm đến việc học tập của con em
mình, vì vậy đa số các em được trang bị đầy đủ đồ dùng, sách vở học tập. Nhiều
gia đình có điều kiện nên nhiều em còn được trang bị thêm các loại sách vở, tài
liệu tham khảo hay có cơ hội khai thác tìm hiểu kiến thức từ mạng Intenet. Điều đó
giúp cho các em đã hình thành những tư duy Địa lí khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi
cho giáo viên trong q trình tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu.
1.2. Khó khăn
* Về phía giáo viên
Trong q trình dạy học, một số giáo viên có tâm lí sợ thiếu, sợ sơ sài, chưa
sâu kiến thức nên cịn q ơm đồm trong việc tích hợp nhiều thơng tin về biến đổi
khí hậu trong một nội dung bài học. Như vậy, sẽ mất nhiều thời gian, tạo ra sự quá

tải đối với nội dung bài học, học sinh khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức.
2


Dự án “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai” mới
đước Bộ Giáo Dục tổ chức biên soạn thành một cuốn riêng biệt (không lồng trong
hệ thống kênh chữ của sách giáo khoa Địa lí 9 hiện hành). Trong q trình cung
cấp kiến thức bài học cho học sinh, một số giáo viên mới chỉ tập trung hướng dẫn
học sinh khai thác nội dung kiến thức có trong sách giáo khoa mà quên đi một
phần kiến thức quan trọng cần phải được tích hợp.
Việc tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu với nội dung bài học ở một số giáo viên
còn hời hợt, sơ sài, chưa thật thường xuyên liên tục. Bởi họ chưa nhận thức được,
với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đời sống ở đô thị hiện nay, vấn đề biến
đổi khí hậu cần phải được đưa vào chương trình dạy học để nhằm mục đích giáo
dục bảo vệ môi trường, giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ hôm nay. Bởi ngày mai,
họ sẽ là những người phải đương đầu trực tiếp với những tác động ghê gớm của
biến đổi khí hậu.
Để hướng dẫn học sinh tích hợp nội dung này, một vài giáo viên tiến hành các
hình thức tổ chức dạy học cịn đơn điệu. Chưa tăng cường trang bị và sử dụng các
thiết bị dạy học bộ môn, đặc biệt là các trang thiết bị dạy học hiện đại. Ít sử dụng
các loại bản đồ, sơ đồ, mơ hình, hình ảnh, video, clip... nên chưa rèn luyện cho học
sinh các kĩ năng sáng tạo.
Thời lượng của một tiết dạy chỉ diễn ra trong 45 phút, trong khi đó nội dung
kiến thức ở một số bài học rất nhiều. Để hoàn thành một tiết dạy theo đúng qui
định theo chuẩn kiến thức kỹ năng đồng thời cịn phải tích hợp giáo dục được nội
dung biến đổi khí hậu thì một số giáo viên chỉ chú trọng đến số học sinh có học lực
khá tốt (các em này có kỹ năng trình bày nhanh hơn, rút ngắn được thời gian). Như
vậy số học sinh yếu kém không có cơ hội để phản ánh hoặc chia sẽ những điều
mình cảm nhận được.
Một số giáo viên chưa mạnh dạn đưa nội dung tích hợp biến đổi khí hậu vào

việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh như: kiểm tra miệng, 15 phút, 1
tiết. Do đó phần nào chưa giáo dục được kỹ năng ứng phó biến đổi khí hậu cho học
sinh khi gặp phải.
* Về phía học sinh
Học sinh chưa mặn mà với mơn học các em ưu tiên cho những mơn khác như
Tốn, Vật lý, hóa học, tin học...Cịn các mơn khoa học xã hội ít được học sinh lựa
chọn, nên các kĩ năng Địa lí của các em rất hạn chế. Do đó trong q trình dạy học
việc tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cịn khó khăn, địi hỏi giáo viên phải có sự
kiên trì và có phương pháp và hình thức dạy học phù hợp.
Học sinh chưa hiểu rõ nguyên nhân, tác hại mà biến đổi khí hậu, thực trạng
của các vấn đề gây ra biến đổi khí hậu là do đâu? Vai trò của học sinh hiện nay
trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào? Chưa đề cao trách nhiệm của
bản thân đối với biến đổi khí hậu. Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh mơi
trường để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Ý thức về ứng phó với biến đổi khí hậu
chưa cao.
Giáo dục tích hợp biến đổi khí hậu tức là giáo viên hướng dẫn học sinh phân
tích mối liên hệ nhân quả địa lí. Thế nhưng chỉ có số ít học sinh khá giỏi biết giải
thích, trả lời được, cịn những học sinh trung bình thì gặp nhiều khó khăn hoặc
cũng có thể khơng thực hiện được u cầu giáo viên đưa ra.
3


1.3. Kết quả trước khi áp dụng sáng kiến
Qua khảo sát học sinh khối 9 tại trường trung học cơ sở nơi tơi đang cơng tác
khi chưa tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu. Qua q trình theo dõi, điều tra bằng
phiếu thăm dò của học sinh như sau:
Bảng điều tra hiểu biết của học sinh về biến đổi khí hậu (khi chưa tích hợp nội
dung giáo dục biến đổi khí hậu)
Khơi
lớp

9

Tổng số
học
sinh
Tốt
90

4

Hiểu biết về biến đổi khí hậu của học sinh
Khá
4,4%

6

Trung bình
6,7%

29

32,2%

Dưới trung bình
51

56,7%

Từ thực tế và việc phân tích những thuận lợi và khó khăn trên, chúng ta nhận
thấy trong quá trình dạy học giáo viên chỉ giảng dạy nội dung bài học mà khơng

tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu, thì đa số các em chưa có ý thức trong vấn đề về
bảo vệ mơi trường và những tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống của con
người và sự phát triển bền vững. Điều đó cho thấy hiểu biết về biến đổi khí hậu của
các em cịn hạn chế, do đó để đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng mơn học
và hiểu biết về biến đổi khí hậu cho học sinh là rất cần thiết.
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
2.1. Giải pháp 1: Một số địa chỉ tích hợp “Giáo dục biến đổi khí hậu”
trong dạy học Địa lí 9.
STT Địa chỉ tích hợp
Nội dung tích hợp
Mức độ
tích hợp
1
Bài 2. Dân số và gia
Dân số tăng nhanh, gây sức ép tới Liên hệ.
tài nguyên và môi trường.
tăng dân số
II. Gia tăng dân số
2
Bài 7. Các nhân tố ảnh Những diễn biến thất thường của Liên hệ.
hưởng tới sự phát triển thời tiết như mưa bão, lũ lụt, hạn
và phân bố nơng hán, nắng nóng, sương muối, rét
hại... đã gây ảnh hưởng nghiêm
nghiệp
2. Tài nguyên khí hậu trọng tới sản xuất nông nghiệp.
3
Bài 9. Sự phát triển và − Tài nguyên rừng ở nước ta đang Liên hệ.
phân bố lâm nghiệp, bị cạn kiệt.
− Suy giảm tài nguyên rừng sẽ ảnh
thủy sản

hưởng tới MT và đời sống nhân
1. Tài nguyên rừng
dân.
− Bảo vệ và trồng rừng là một
trong những biện pháp góp phần
giảm nhẹ BĐKH.
4
Bài 12. Sự phát triển − Ngành công nghiệp trọng điểm là Liên hệ.
và phân bố công ngành có thế mạnh lâu dài, mang
4


5

6

7

8

nghiệp
lại hiệu quả kinh tế cao và có tác
II. Các ngành công động đến sự phát triển các ngành
kinh tế khác. Tuy nhiên, việc phát
nghiệp trọng điểm
triển các ngành kinh tế trọng điểm
cũng sẽ gây ô nhiễm MT, cạn kiệt
tài nguyên, nhất là ngành công
nghiệp khai thác.
− Đối với ngành công nghiệp điện,

việc khai thác nguồn năng lượng vô
tận (sức gió, năng lượng Mặt
Trời...), thay thế nguồn năng lượng
hố thạch (dầu mỏ, than...) là rất
cần thiết, vì nó sẽ góp phần hạn chế
việc suy giảm tài nguyên, giảm
phát thải khí nhà kính, sẽ góp phần
giảm nhẹ BĐKH.
Bài 14. Giao thơng − Giao thông vận tải là ngành gây ô
vận tải và bưu chính nhiễmMT.Cácphương tiện giao
thơng vận tải đã phát thải một
viễn thơng
lượng khí độc hại vào MT.
I. Giao thơng vận tải
− Việc tạo ra các phương tiện giao
thông vận tải sử dụng ít nhiên liệu,
sử dụng năng lượng Mặt Trời là rất
cần thiết.
− Sử dụng phương tiện giao thông
vận tải công cộng, đi xe đạp... cũng
là những cách bảo vệ MT.
Bài 17. Vùng Trung du − Thời tiết diễn biến thất thường,
hiện tượng rét đậm, rét hại, sương
và miền núi Bắc Bộ
II. Điều kiện tự nhiên muối diễn ra trong những năm gần
và tài nguyên thiên đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
đã gây ảnh hưởng tới đời sống và
nhiên
sản xuất.
− Ngăn chặn việc phá rừng, khai

thác tài ngun khống sản một
cách hợp lí là rất cần thiết.
Bài 20. Vùng đồng Thời tiết diễn biến thất thường,
hiện tượng rét đậm, rét hại, nắng
bằng sơng Hồng
nóng, khơ hạn diễn ra trong những
năm gần đây ở Đồng bằng sông
Hồng đã gây ảnh hưởng tới đời
sống và sản xuất.
Bài 23. Vùng Bắc − Thiên tai thường xuyên xảy ra,
gây nhiều khó khăn cho sản xuất và
Trung Bộ
đời sống nhân dân.

Liên hệ.

Liên hệ.

Liên hệ.

Liên hệ.

5


9

II. Điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên
nhiên

Bài 25. Vùng duyên
hải Nam Trung Bộ
II. Điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên
nhiên

10

Bài 28. Vùng Tây
Nguyên
II. Điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên
nhiên

11

Bài 31. Vùng Đông
Nam Bộ
II. Điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên
nhiên
Bài 32. Vùng Đông
Nam Bộ (tiếp theo)
1. Công nghiệp
2. Nơng nghiệp

12

13


14

− Cần có biện pháp phịng chống
và ứng phó với thiên tai.
− Là vùng thường bị hạn hán kéo Liên hệ.
dài; thiên tai gây thiệt hại lớn trong
sản xuất và đời sống, đặc biệt trong
mùa mưa bão.
− Hiện tượng hoang mạc hố có
nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực
Nam Trung Bộ.
− Bảo vệ và phát triển rừng có tầm
quan trọng đặc biệt.
− Mùa khô thiếu nước nghiêm Liên hệ.
trọng. Việc chặt phá rừng có ảnh
hưởng xấu đến MT và đời sống
nhân dân.
− Bảo vệ MT tự nhiên, khai thác
hợp lí tài nguyên, đặc biệt là thảm
thực vật rừng có ý nghĩa khơng chỉ
đối với Tây Ngun mà cịn có tầm
quan trọng đối với các vùng phía
nam của đất nước và các nước láng
giềng.
Hiện tượng triều cường, nước dâng, Liên hệ.
sạt lở xảy ra ngày càng nhiều.

− Công nghiệp phát triển với tốc độ Liên hệ.
nhanh nhất cả nước.
− Chất lượng MT đang bị suy giảm.

− Các địa phương đang đầu tư để
phát triển rừng đầu nguồn, giữ gìn
rừng ngập mặn.
Bài 35. Vùng đồng − Địa hình thấp, là vùng được dự Liên hệ.
báo sẽ bị thu hẹp về diện tích khi
bằng sơng Cửu Long
II. Điều kiện tự nhiên nước biển dâng do BĐKH.
và tài nguyên thiên − Cần có biện pháp để phịng tránh
và ứng phó, thích nghi với BĐKH.
nhiên
Bài 38. Phát triển tổng Trước tác động của BĐKH, nước Liên hệ.
hợp kinh tế và bảo vệ biển dâng cao, nhiều đảo sẽ có
tài nguyên, MT biển − nguy cơ bị chìm ngập.
đảo
6


15

2. Các đảo và quần đảo
Bài 41. Địa lí địa Nhận xét, phân tích về những thay Liên hệ.
đổi khí hậu, thủy văn ở địa phương
phương
II. Điều kiện tự nhiên trong những năm gần đây.
và tài nguyên thiên
nhiên

2.2. Giải pháp 2: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu qua một số phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học.
2.2.1. Một số phương pháp dạy học

Mục đích cuối cùng của tích hợp là giúp người học có những hiểu biết tối
thiểu về biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với cuộc sống của người dân trong
cộng đồng, trong quốc gia, có thái dộ nghiêm túc và sẵn sàng, cũng như có những
khả năng tham gia vào các hoạt động nhằm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu
ở địa phương. Để đặt mục tiêu hướng vào thái độ, hành vi gây tác động biến đổi
khí hậu thì các phương pháp dùng lời là khơng đủ, cần có những phương pháp dạy
học tác động trực tiếp tới người học, lôi cuốn người học cùng tham gia ngay trong
quá trình học tập, cũng như tham giá các hoạt động thực hành biến đổi khí hậu.
Trong tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cần chú ý vận dụng các phương pháp tích
cực, hướng người học vào các hoạt động gắn với thực tiễn.
Nội dung của chương trình mơn Địa lí 9 ở trường THCS đề cập tới các yếu tố
tự nhiên, dân cư và các vùng kinh tế. Trong đó có một số nội dung liên quan đến
vấn đề biến đổi khí hậu, vì vậy có nhiều khả năng thực hiện tích hợp giáo dục biến
đổi khí hậu trong dạy học. Sau đây là một số phương pháp đặc trưng của mơn Địa
lí để thực hiện tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu.
a. Phương pháp đàm thoại gợi mở
Phương pháp đàm thoại là phương pháp dùng lời dưới hình thức trao đổi qua
lại giữa giáo viên và học sinh, làm sáng tỏ một vấn đề, một thông tin dựa trên hệ
thống câu hỏi. Đây là phương pháp phổ biến có tác dụng tích cực đến việc cung
cấp cho học sinh kiến thức cơ bản, dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực của học
sinh.Tùy vào từng nội dung kiến thức mà ta có thể lựa chọn các hình thức đàm
thoại như: Đàm thoại gợi mở, đàm thoại củng cố, đàm thoại kiểm tra, đàm thoại
tổng kết...
* Giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi và yêu cầu học sinh hoặc nhóm học sinh trả lời.
Giáo viên cần phải:
- Nêu rõ nội dung bài học cần tìm hiểu bằng phương pháp đàm thoại.
- Nêu rõ hệ thống câu hỏi cần trả lời và phân công học sinh hoặc nhóm học sinh
tìm hiểu các câu hỏi và đưa ra câu trả lời trong khoảng thời gian nhất định.
- Lần lượt học sinh hoặc đại diện nhóm trình bày các câu trả lời, GV nhận xét và
đưa ra đáp án cuối cùng.

* Giáo viên đưa ra câu hỏi chính kèm theo những câu hỏi gợi ý nhằm tạo nên
những cuộc tranh luận. Giáo viên cần chú ý:
- Nêu ra câu hỏi chính có tác dụng định hướng nội dung cần tìm hiểu.
- Giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi ý chứa đựng các yếu tố kích thích tranh luận.
7


- Hình thành các nhóm học sinh tham gia tranh luận và tiến hành tranh luận theo
những câu hỏi gợi ý dưới sự điều khiển của giáo viên.
- Giáo viên tiến hành nhận xét, đánh giá các ý kiến tranh luận và tổng kết vấn đề.
Ví dụ: Bài 25. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu mục II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên.
Giáo viên đưa ra các câu hỏi:
? Dựa vào kiến thức thông tin SGK kết hợp với hiểu biết bản thân, em hãy cho
biết: Trong phát triển kinh tế- xã hội vùng duyên hải Nam Trung Bộ gặp những
khó khăn gì?
? Tại sao hiện tượng hoang mạc hố có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam
Trung Bộ?
? Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh
cực Nam Trung Bộ?
Với mỗi câu hỏi học sinh trả lời, nhận xét bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức.
Giáo viên tích hợp biến đổi khí hậu: Là vùng thường bị hạn hán kéo dài, thiên
tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão, hiện
tượng hoang mạc hố có nguy cơ mở rộng. Rừng có vai trị quan trọng đối với con
người và mơi trường tự nhiên, hiện nay rừng bị suy giảm về diện tích và chất
lượng. Vì vậy bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt .
Là học sinh chúng ta có thể tham gia bảo vệ rừng và cây xanh ở địa phương
như chăm sóc vươn hoa của đội, khơng ngăt hoa bẻ cành, tích cực tham gia tết
trồng cây.

b. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
Dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề là hình thức dạy học mà người
giáo viên phải tổ chức được tình huống có vấn đề giúp học sinh nhận thức được
tình huống, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm được kiến thức trong quá trình hoạt
động hợp tác giữa thầy và trị, phát huy tối đa tính tích của học sinh kết hợp với sự
hướng dẫn của giáo viên. Bản chất của kiểu dạy học này là giáo viên tạo ra các tình
huống có vấn đề và giúp học sinh nhận thức, giải quyết các tình huống đó. Phương
pháp này bao gồm ba bước quan trọng sau:
+ Xây dựng tình huống có vấn đề
- Tìm hiểu vấn đề, sau đó xây dựng tình huống có vấn đề, định được vấn đề cần
giải quyết.
- Đưa ra những giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề, thử nghiệm giải pháp
thích hợp nhất, hiệu quả nhất.
+ Giải quyết vấn đề
- Sau khi đã tạo tình huống có vấn đề giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết
từng vấn đề.
- Thu thập và xử lí thơng tin theo hướng các giả thuyết đã đưa ra.
+ Kết luận
- Khẳng định hay bác bỏ các phương án, các giả thuyết đã nêu.
- Phát biểu kết luận
* Để tiến hành dạy học nêu và giải quyết vấn đề, có thể lựa chọn các cách thức sau:
- Đưa ra tình huống nghịch lí địi hỏi học sinh phải giải thích.
8


- Đưa ra tình huống khó khăn, bế tắc.
- Tình huống nhân quả.
Ví dụ: Bài 35. Vùng đồng bằng sơng Cửu Long
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu phần II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên.

- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để giúp học sinh biết
được vấn đề cấp bách ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là vấn đề sử dụng hợp lí và cải
tạo tự nhiên.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nước ngọt là vấn đề
quan trọng hàng đầu? Chúng ta đã có biện pháp gì để khắc phục tình trạng thiếu
nước ngọt trong mùa khô ở Đồng Bằng Sông Cửu Long? giáo viên gợi ý để học
sinh thấy được tác động của con người làm cho môi trường tự nhiên bị biến đổi.
- Học sinh: Có thể nêu ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp sau đó giáo viên tổng
hợp và chốt lại các kiến thức cơ bản.
Giáo viên tích hợp biến đổi khí hậu: Đồng Bằng Sơng Cửu Long sẽ là khu vực
chịu tác hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Cần có biện pháp để phịng tránh và
ứng phó, thích nghi với BĐKH.
c. Phương pháp thảo luận.
Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa học sinh và giáo viên, cũng
như giữa người học với nhau. Mục đích của thảo luận là để khuyến khích sự phân
tích một vấn đề hoặc các ý kiến bàn luận khác nhau của học sinh và trong những
trường hợp nhất định, nó mang lại sự thay đổi thái độ của những người tham gia.
* Các bước thảo luận nhóm được tiến hành như sau.
+ Chuẩn bị nội dung thảo luận
Trước hết giáo viên cần chọn để tài, chọn vấn đề thích hợp cho học sinh thảo
luận. Những bài cho học sinh thảo luận thường là những bài khơng khó về mặt nội
dung, nhưng được nhiều người quan tâm, có nhiều cách giải quyết khác nhau, đặc
biệt phải gần gũi với cuộc sống của học sinh. Nhất thiết không nên chọn những vấn
đề mà cách giải quyết đã rõ. Việc thảo luận trong trường hợp này sẽ biến thành
cuộc tham gia minh họa, làm rõ thêm vấn đề.
+ Tiến hành thảo luận
- Giáo viên nêu ngắn gon mục đích, yêu cầu và nội dung cầu thảo luận
- Tiến hành hoạt động dạy và học theo phương pháp thảo luận nhóm
* Trong q trình thảo luận giáo viên phải chú ý:
- Làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận. Không cắt

ngang lời học sinh, không phản ứng nếu câu trả lời, tranh luận khơng đúng với ý
mình. Tuy nhiên, nhằm tăng thêm hứng thú của cuộc thảo luận, giáo viên cũng có
thể đưa ra các câu hỏi hoặc nêu ra cách thảo luận để tạo khơng khí sơi nổi cho buổi
thảo luận đó.
- Khuyến khích sự tham gia của mỗi cá nhân học sinh, biểu thị sự hài lịng hoặc
thích thú với mỗi câu trả lời hoặc bình luận chính xác, tập trung bào những đóng
góp tích cực của học sinh.
- Một số học sinh cố tình đưa ra những thơng tin ngồi lề hoặc những sự kiện
khơng thích hợp hoặc hỏi những câu hỏi ngờ nghệch hoặc giả vờ thú vị, giáo viên
9


nên nhanh chóng làm cho học sinh nhận thức được sự khơng phù hợp của những
hành động đó mà khơng làm tổn thương đến cảm xúc của học sinh.
- Khi thảo luận, giáo viên phải chú ý lắng nghe những điều học sinh nói để hiểu họ
định nói gì. Nếu khơng sẽ rất khó nhớ để tổng kết các ý kiến thảo luận của học
sinh. Nên ghi chép lại những điểm cơ bản của mỗi ý kiến để phát hiện những mâu
thuẫn, kịp thời nêu vấn đề cho học sinh tập trung giải quyết, tránh được tình trạng
thảo luận miên man ngoài lề.
+ Tổng kết thảo luận
- Tổng kết các ý kiến, nêu lên một cách xúc tích và có hệ thống những ý kiến thống
nhất và chưa thống nhất.
- Tham gia ý kiến về những điều chưa thống nhất và bổ sung thêm những ý cần
thiết. Những ý kiến chưa thống nhất có thể sắp xếp vào buổi thảo luận sau.
- Đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc chung của
nhóm, của cá nhân.
Ví dụ: Bài 9: Sự phát triển và phấn bố lâm nghiệp, thủy sản
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu mục I. Tài nguyên rừng
+ Chuẩn bị nội dung thảo luận
Trong bài Sự phát triển và phấn bố lâm nghiệp, thủy sản. Tích hợp liên hệ biến đổi

khí hậu mục I ( tài nguyên rừng)
+ Tiến hành thảo luận
- Giáo viên nêu ngắn gọn mục đích, yêu cầu và nội dung cần thảo luận
- Tiến hành hoạt động dạy và học theo phương pháp thảo luận nhóm mục I ( tài
nguyên rừng)
Hoạt động nhóm:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân cơng nhiệm vụ của nhóm, mỗi nhóm có
nhóm trưởng, thư kí.
? Dựa vào thơng tin sách giáo khoa và vốn hiểu biết. Phân tích thực trạng, nguyên
nhân, hậu quả và biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta.
Hoàn thành bảng dưới đây. Thời gian 5 phút

Nội dung
Thực trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Biện pháp

Tài nguyên rừng

- Sau khi đã giao nhiệm vụ cho các nhóm, giáo viên yêu cầu thảo luận trong vòng 5
phút
- Khi thảo luận xong, các nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung thảo luận của
nhóm mình. Các nhóm cịn lại nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.
10


Nội dung
Thực trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Biện pháp

Tài nguyên rừng
Diện tích rừng giảm nhanh, độ che phủ rừng và
chất lượng rừng cũng giảm.
- Khai thác quá mức
- Quản lý, bảo vệ kém
- Do chiến tranh, cháy rừng
- Với môi trường: Tăng diện tích đất trống, đồi
núi trọc, xói mịn đất, mất cân bằng sinh thái, tai
biến thiên nhiên, đe dọa môi trường sống...
- trồng rừng, bảo vệ rừng
- Ban hành luật bảo vệ rừng
- Giáo dực ý thức cho mọi tầng lớp nhân dân.

Giáo viên tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu: Tài nguyên rừng ở nước ta đang
bị cạn kiệt. Suy giảm tài nguyên rừng sẽ ảnh hưởng tới môi trường và đời sống
nhân dân. Bảo vệ và trồng rừng là một trong những biện pháp góp phần giảm nhẹ
BĐKH.
d. Phương pháp trực quan
- Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ
Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của mơn Địa lí ở trường phổ thơng.
Bản đồ vừa có chức năng minh họa, vừa có chức năng là ngn tri thức. Vì vậy
trong dạy học giáo viên có thể sử dụng để minh họa, phân tích nội dung bài học
( ví dụ chỉ rõ sự phân bố các sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ...), và để hướng
dẫn học sinh tìm tịi, khám phá kiến thức. Qua đó giáo viên hình thành và rèn luyện

cho học sinh kĩ năng đọc, phân tích bản đồ. Để nhận thức kiến thức mới, trong đó
có những kiến thức về biến đổi khí hậu. Giáo viên chú ý giám sát việc học sinh sử
dụng bản đồ theo các bước đã quy định, học sinh khám phá các mối quan hệ tương
hỗ và nhân quả, vạch ra các dấu hiệu không thể hiện một cách trực tiếp trên bản
đồ, nhưng có liên quan tới các dấu hiệu của chúng. Câu hỏi gắn liền với bản đồ
thơng thường có dạng: Ở đâu? tại sao ở đó? Chúng có mối quan hệ với nhau như
thế nào? Hãy quan sát và nêu các đặc điểm chủ yếu của sự vật?
Ví dụ: Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển −
đảo. Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu mục 2. Các đảo và quần đảo

11


Hình 38.2. Lược đồ một số đảo và quần đảo Việt Nam
- Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ hình 38.2 (SGK Địa lí 9, trang 136)
? Quan sát lược đồ em hãy xác định các đảo và quần đảo lớn ở vùng biển nước ta.
Qua đó em có nhận xét gì về số lượng các đảo và quần đảo của nước ta?
- Học sinh xác định, học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên chuẩn kiến thức và cung cấp thêm thông tin: Việt Nam là quốc
gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, hơn một triệu km 2 lãnh hải, hơn bốn nghìn
hịn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam được
đánh giá là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực
của BÐKH, nước biển dâng.
- Giáo viên tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu: Trước tác động của BĐKH,
nước biển dâng cao, nhiều đảo sẽ có nguy cơ bị chìm ngập.
Liện hệ bản thân: Học sinh cần tích cực bảo vệ mơi trường vùng biển bằng các
hành động như không vứt rác xuống biển, báo các cơ quan thẩm quyền khi phát
hiện các hiện tượng xả thải trực tiếp xuống sông, biển, dọn vệ sinh cho khu vực bờ
biển...
- Sử dụng tranh ảnh, video, phim

Tranh ảnh, video, phim cũng là nguồn cung cấp tri thức cho học sinh. Chúng
tạo ra biểu tượng cụ thể, rõ nét về các hiện tượng Địa lí, trong đó có các hiện tượng
về ơ nhiễm mơi trường biến đổi khí hậu. Sử dụng có mục đích, phân tích nội dung
tranh ảnh, phim, video khai thác các khía cạnh khác nhau của tranh ảnh, video,
phim liên quan đến nội dung biến đổi khí hậu sẽ có tác động mạnh tới tâm tư, tình
12


cảm và hình thành thái độ đúng cho học sinh trước những vấn đề gay cấn này.
Trong sách giáo khoa địa lí THCS có một số tranh ảnh liên quan đến nội dung mơi
trường, có hình ảnh ơ nhiễm dầu trên biển hoặc hiên nay có rất nhiều đĩa CD có
nội dung của hiện tượng biến đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất tăng, hiện tượng
El Nino diễn biến phức tạp…
Ý nghĩa của việc sử dụng và khai thác kênh hình, đoạn phim trong tích hợp
biến đổi khí hậu.
- Nội dung được cấu trúc rõ ràng, ai cũng có thể thấy được. Cấu trúc bắt buộc
tập trung vào những thông tin cốt lõi hạn chế hiểu sai chủ đề.
- Việc tiếp nhận các thông tin nhờ vào giác quan của con người: Nghe, nhìn,
nếm, ngửi, sờ...Theo cách dạy trước đây chỉ có một giác quan duy nhất dược huy
động là để tai nghe, truyền thụ hình thức cũ này chỉ htoong qua lịi nói, cịn các
giác quan khác chưa được sử dụng cho việc tiếp thu bài giảng. Phần lớn tiềm năng
học tập chưa được phát huy.
- Giảm thời gian giảng giải. Giảm tài cho người dạy, gây hứng thú cho người
học. Giúp học sinh dễ nhận biết, dễ nhớ, tăng hiệu quả giảng dạy, học tập, ngạn
ngữ có câu. "Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm". Từ
đó giúp học sinh dễ dàng hiểu được những vấn đề mình muốn diễn đạt, làm rõ
những điều giáo viên muốn giới thiệu.
- Sử dụng có mục đích, phân tích nội dung tranh ảnh, băng hình, khai thác các
khía cạnh khác nhau của tranh ảnh, băng hình liên quan đến nội dung bảo vệ môi
trường, chống biến đổi khí hậu sẽ có tác động mạnh tới tâm tư, tình cảm và hình

thành thái độ đúng cho học sinh trước những hành vi gây tổn hại tới mơi trường.
Ví dụ: Bài 2. Dân số và gia gia tăng dân số
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu ở mục II: Gia tăng dân số.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh sau:

Hình 1: Ùn tắc giao thông
13


Hình 2: Rác thải sinh hoạt

Hình 3: Hoạt động cơng nghiệp
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về khói bụi từ cơng nghiệp, rác
và nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư, ven đường, khói xe cộ...Chú thích nội
dung chính của kênh hình: Đó là vấn đề ơ nhiễm mơi trường và vấn đề đó nó liên
quan chặt chẽ tới biến đổi khí hậu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp trong vòng 3 phút, nội dung
câu hỏi như sau:
? Dựa vào nội dung kênh hình, kiến thức đã học, sự hiểu biết của bản thân em
hãy cho biết dân số đông gây ảnh hưởng gì đến mơi trường?
Học sinh quan sát các hình ảnh này và có thể dễ dàng trả lời được vì các em đã
được học về vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa trong nội dung Địa lí 7: Dân
14


số làm gia tăng các hoạt động sản xuất, nhất là hoạt động sản xuất công nghiệp đến
việc thải ra mơi trường nhiều khói bụi, nước thải nhiều hơn.
- Sau khi học sinh trả lời và các học sinh khác bổ sung, giáo viên nhận xét và
mở rộng thêm:
Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau:

Trước tình hình đó chúng ta cần có những biện pháp gì để hạn chế và khắc
phục tình trạng trên? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ mơi trường, giảm nhẹ thiệt
hại do biến đổi khí hậu gây ra?
Học sinh trả lời, nhận xét bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức.
Giáo viên tích hợp biến đổi khí hậu: Dân số đông và tăng nhanh làm cho tài
nguyên bị khai thác nhanh chóng dẫn đến tài nguyên bị cạn kiệt, đồng thời làm
cho môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Khói bụi từ các nhà máy, các phương
tiện giao thơng làm gia tăng các chất khí làm tăng hiệu ứng nhà kính, khiến trái
đất nóng lên, băng ở hai cực tan chảy và làm cho mực nước biển dâng cao hơn,
ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, nhiều thiên tai như hạn hán, bão lũ, nước
biển dâng, xâm nhập mặn...
2.2.2. Một số hình thức tổ chức dạy học
Đối với mơn Địa lí có nhiều hình thức khác nhau có thể tích hợp giáo dục biến
đổi khí hậu trong dạy học. Thơng qua các kiển thức được tích hợp trong giờ học
trên lớp và giờ học ngoại khóa.
a. Hình thực dạy học trên lớp ( nội ngoại )
Là những hoạt động dạy học được ghi cụ thể trong kế hoạch, trong chương
trình nội mơn Địa lí của Bộ giáo dục và đào tạo. Các hoạt động này bao giờ cũng
có tính chất bắt buộc đối với tất cả học sinh trong lớp và kết quả học tập của học
sinh phải được giáo viên nhận xét kiểm tra và đánh giá. Trong các giờ học nội
khóa, thường giáo viên phải tích hợp các nơi dung giáo dục biến đổi khí hậu bằng
các hình thức dạy học đồng loạt cả lớp, dạy học cá nhận, dạy học theo nhóm.
- Dạy học đồng loạt cả lớp: Thường được sử dụng đa số trong tiết học, có thể
sử dụng ở đầu hay giữa cuối tiết học. Khi sử dụng hình thức dạy học đồng loạt cả
lớp giáo viên có nhiều điều kiện thuận lợi để quan sát, điều hành lớp học mà không
phải di chuyển nhiều nhưng phải nắm được hoạt động học tập của học sinh. Trong
quá trình tiến hành dạy học đồng loạt cả lớp giáo viên cần lưu ý phải đảm bảo sự
chú ý của toàn thể học sinh trong suốt giờ học. Mọi lời nói, câu hỏi của giáo viên
phải đảm bảo cho học sinh ở mọi vị trí đều nghe được. Các tranh ảnh, bảng biểu,
sơ đồ, vật thật phải để ở vị trí mà mọi người trong lớp đều nhìn thấy được.

- Dạy học theo nhóm: Hình thức dạy học theo nhóm có thể giúp học sinh rèn
luyện kĩ năng hợp tác giữa các thành viên. Từ đó có thể bộc lộ được ý kiến của
mình và lắng nghe ý kiến của mình và ý kiến của các thành viên khác, cùng hồn
thành nhiệm của nhóm. Ngồi ra, hình thức dạy học theo nhóm cịn giúp các em
hiểu rõ nhau hơn, các em học sinh khá giỏi giúp đỡ các em yếu hơn, tạo được
khơng khí hợp tác trong nhóm và phát huy tính chủ động sáng tạo. Với hình thức
dạy học theo nhóm, giáo viên có nhiệm vụ hướng dẫn các hoạt động học tập, điều
khiển qua quá trình học tập, hướng dẫn kĩ năng hoạt động theo nhóm, quan sát và
giúp đỡ hoạt động của các học sinh. Khi dạy học theo nhóm giáo viên có thể đưa ra
cho mỗi nhóm một vấn đề để thảo luận hoặc tất cả các nhóm hoạt động thảo luận
15


chung một vấn đề. Sau khi thảo luận, giáo viên cần điều chỉnh, tổng kết, và trên cơ
sở đó đưa ra một thông điệp GDBĐKH cho học sinh.
- Dạy học cá nhân: Là hình thức giáo viên dạy trực tiếp cho một cá nhân, có
thể giúp đỡ những học sinh cá biệt, yếu kém hay bồi dưỡng học sinh khá giỏi. Khi
dạy học cá nhân, giáo viên cần phải khéo léo và điều khiển lớp sao cho mọi hoạt
động học tập của lớp vẫn diễn ra bình thường, thời gian dạy học cá nhân không nên
quá kéo dài.
b. Giáo dục biến đổi khí hậu qua hoạt động ngoại khóa.
Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa. Có thể nêu ra các hoạt động sau:
- Tổ chức tham quan thực tế ở địa phương
Ví dụ: Tổ chức học sinh tham quan một làng nghề ở địa phương .
Mục tiêu: Giúp học sinh quan tâm hơn về vấn đề môi trường, tác động của biến đổi
khí hậu, giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Giáo viên thông báo trước cho học sinh về thời gian, địa điểm để học sinh chuẩn
bị tư trang. Trong khi tham quan, hướng dẫn học sinh chú ý đến đối tương tham
quan như phát hiện các hiện tượng xấu phá hoại môi trường, hành vi xả rác thải
bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

Sau khi tham quan, giáo viên yêu cầu học sinh viết bài theo dàn ý cho sẵn về đặc
điểm môi trường tham quan, những vấn đề chú ý về phịng chống bảo vệ biến đổi
khí hậu.
- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm giảm
nhẹ tác động của biến đổi khí hậu ở địa phương và nhà trường.
Ví dụ: Lập dự án trồng cây xanh trong nhà trường
Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế, tạo cho
các em tình cảm, thái độ với mơi trường " Chỉ có hoạt động lao động mới là nguồn
chủ yếu tạo nên những tình cảm đạo đức bền vững cho con người."
Bước 1: Tính cấp thiết của dự án
Nhà trường có ít cây xanh vào những ngày hè học sinh khơng có sân chơi mát mẽ,
xung quanh trường có nhiều khoảng trống để trơng cây xanh.
Bước 2: Muc tiêu dự án
+ Tạo cảnh quan xanh sạch, đẹp trong trường học.
+ Tạo môi trường học tập trong học sinh
+ Tạo mơi trường nghỉ ngơi, giải trí cho học sinh và giáo viên.
Bước 3: Các sản phẩm dự kiến
+ Sân trường có cây xanh tạo bóng mát. Trước cửa ban giám hiệu, hành lang các
phịng học có cây xanh
Bước 4: Phương thức tiến hành
+ Xây dựng khu cây trồng.
+ Chuẩn bị phương tiện: Nguồn cây giống, cuốc, xẽng, phân bón...
Bước 5: Tiến hành dự án
Bước 6: Đánh giá dự án
Đối chiếu với mục tiêu xem đã làm được những gì? Cần rút kinh nghiệm ở những
điểm nào? để tiến hành dự án phải có sự kết hợp giữa đồn thể trường, ban phụ
huynh học sinh. Người thực hiện dự ám phải là học sinh dưới sự hướng dẫn của
giáo viên.
16



- Tổ chức các câu lạc bộ hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
Ví dụ: Thành lập câu lạc bộ "Vì một hành tinh xanh trong nhà trường"
- Mục tiêu: Nâng cao ý thức của học sinh trong vấn đề bảo vệ mơi trường,
phịng ngừa, giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, đối với học sinh trong
trường tổ chức các hoạt động thiết thực bỏa vệ môi trường ở địa phương, tạo ra
một môi trường năng động cơ hợi cho học sinh giao lưu, học hỏi và rèn luyện kĩ
năng.
- Giáo viên kết hợp với đội phổ biến mục tiêu và cách thức đăng kí đến học
sinh toàn trường, học sinh tham gia tự nguyện.
- Sau khi tập hợp được học sinh, cần xây dựng cơ cấu tổ chức. Bầu ra chủ
nhiệm câu lạc bộ, các phó chủ nhiệm phụ trách về tài chính, nội dung, truyền
thông.
Câu lạc bộ tổ chức các hoạt động với dạng: Thảo luận, tranh luận về vấn đề
môi trường, biến đổi khí hậu, tổ chức văn nghệ, tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường ở địa phương, tổ chức các chường trình như: " Đạp xe vì mơi trường", "
Chủ nhật xanh".
Các hình thức dạy học trong mơn Địa lí rất đa dạng, Mỗi hình thức thích hợp
với một hoặc một số phương pháp dạy học, đồng thời có thế mạnh và hạn chế riêng
nên cần được kết hợp với nhau trong quá trình dạy học giáo dục biến đổi khí hậu
cho học sinh.
2.3. Minh họa qua một tiết học cụ thể trên lớp.
Từ việc nghiên cứu “Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học qua
một số phương pháp và hình thức dạy học”, tơi đã áp dụng trong các bài giảng về
kiến thức có liên quan đến tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và đã đạt được những
kết quả khả quan. Ví dụ như trong bài “Vùng Tây Nguyên” (Địa lí 9), trong mục II.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, tơi đã vận dụng tích hợp giáo dục
biến đổi khí hậu vào trong bài dạy. Cụ thể như sau:
TIẾT 30 – BÀI 28:
VÙNG TÂY NGUYÊN

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với
phát triển kinh tế xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của vùng và tác động của chúng đối với
phát triển kinh tế xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng đối với phát
triển kinh tế xã hội của vùng.
* Tích hợp môn lịch sử: HS biết được Tây nguyên là địa bàn chiến lược
quan trọng mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng tháng 4/1975
* Tích hợp mơn sinh học: Vai trị của rừng đầu nguồn với mơi trường sinh
thái.
* Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu: Bảo vệ môi trường tự nhiên.
2. Kỹ năng
17


- Xác định vị trí, giới hạn và các đặc điểm tự nhiên của vùng trên bản đồ,
lược đồ.
- Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên vùng Tây Nguyên (hoặc Atlat Địa
lí Việt Nam), sơ đồ tài nguyên thiên nhiên và bảng số liệu thống kê để hiểu và trình
bày đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội của vùng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh ảnh để tìm hiểu về tự nhiên, dân cư của
vùng.
3. Thái độ
-Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên của nước ta
4. Định hướng phát triển năng lực:
-Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, Sử dụng bản đồ (lược đồ), tranh ảnh, sơ đồ.
II. Chuẩn bị
* Đối với giáo viên:

- Lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên. Tranh ảnh về thiên nhiên, con người
vùng Tây Nguyên, Máy chiếu
* Đối với học sinh:
- SGK, bài tập làm ở nhà, vở nháp, bảng phụ
III. Tiến trình dạy học
1. Ởn định lớp: Kiểm tra sĩ số: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra và nhận xét bài thực hành của học sinh.(3 phút)
3. Tình huống xuất phát: (4 phút)
- Mục tiêu: HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về vị trí, đặc điểm tự nhiên, con
người của Tây Nguyên. Sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết các đặc điểm
chính về thiên nhiên và con người của Vùng Tây Nguyên. Tìm ra nội dung chưa
biết về Vùng Tây Nguyên từ đó dễ dàng kết nối với bài học.
- Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh – Cá nhân
- Phương tiện: Một số hình ảnh về Vùng Tây Nguyên
- Các bước hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết:

18


Bước 2: HS Quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
4. Hình thành kiến thức mới. ( 37 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
- GV giới thiệu: Vị trí địa lí, giới hạn lãnh
thổ của Tây Ngun có gì nổi bật? và có ý
nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của vùng? Chúng ta cùng tìm

hiểu mục I.
Hoạt động 1:, Tìm hiểu vị trí địa lí, giới
hạn vùng Tây Nguyên (7 phút)
Gv chiếu hình 28.1: Lược đồ tự nhiên vùng
Tây Nguyên
Hoạt động cá nhân:
? Nghiên cứu thông tin SGK kết hợp hình
28.1, em hãy xác định và trình bày vị trí,
phạm vi của vùng TN.
- Học sinh lên bảng xác định trên lược đồ
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv chốt KT, ghi bảng
Hoạt động cá nhân:
?Từ vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của Tây
Ngun. Vậy ví trí đó có nghĩa gì trong phát
triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng.
- Hs trả lời. Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Gv chuẩn xác, ghi bảng.
- Gv nhấn mạnh thêm về vị trí tiếp giáp với
vùng ĐNB.
Gv chiếu slide giới thiệu về vị trí ngã ba
biên giới giữa ba nước nên thuận lợi cho mở

Nội dung cơ bản
I. Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ
- Là vùng duy nhất khơng giáp
biển
- Vị trí tiếp giáp
+ Phía Tây giáp Hạ Lào và ĐB
Campuchia

+ Phía Nam giáp Đơng Nam Bộ
+ Phía Đơng,ĐB, ĐN giáp
DHNTB

- Ý nghĩa:
+ Gần vùng Đơng Nam Bộ có nền
kinh tế phát triển năng động
+ Có mối quan hệ với Duyên hải
Nam Trung Bộ
+ Mở rộng giao lưu kinh tế-văn
hóa với các nước trong khu vực và
các nước trong tiểu vùng sông Mê
Cơng.
+ Vị trí chiến lược quan trọng về
19


rộng giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước
trong Tiểu vùng sơng Mê Cơng, có chiến
lược quan trọng về an ninh quốc phòng.
Hs quan sát, lắng nghe để mở rộng thêm.
Chuyển ý: Với đặc điểm vị trí địa lí như vậy,
vùng Tây Ngun có những thế mạnh và khó
khăn gì về mặt tự nhiên để phát triển kinh
tế-xã hội, chúng ta cùng tìm hiểu mục II
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên
và TNTN của vùng (22 phút)
Yêu cầu Hs lấy phiếu bài tập đã chuẩn bị ở
nhà theo mẫu của Gv.
Gv kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của Hs. Sau

đó u cầu cặp đơi trong bàn kiểm tra bài
lẫn nhau ( thời gian 1 phút).
Gv chiếu hình 28.1
Hoạt động cá nhân:
- Hs lên trình bày các ĐKTN và TNTN.
Xác định tài nguyên đó trên lược đồ
- HS trình bày, kết hợp chỉ bản đồ.
- Hs khác nhận xét, bổ sung
 Gv giúp HS định hướng đúng trên bảng
chiếu, yêu cầu HS bổ sung, sữa sai ( nếu có)
ĐKTN
ĐẶC ĐIỂM
VÀ TNTN
Địa hình
Cao ngun xếp tầng
Đất
Badan 1,36 triệu ha
Nước
Nơi bắt nguồn của nhiều
dịng sơng.
Khí hậu
Nhiệt đới cận xích đạo,
phân hóa theo độ cao.
Rừng
Rừng tự nhiên chiếm 3
triệu ha
Du lịch
Phong phú như VQG,văn
hóa, sinh thái...
Khống

Bơ xít hơn 3 tỉ tấn
sản
Tồn lớp
? Đặc điểm đó có thuận lợi gì cho sự phát
triển kinh tế của vùng.
- Hs trả lời. Hs khác nhận xét, bổ sung.
Gv chiếu một số hình ảnh về những thuận
lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh
tế.

kinh tế và quốc phòng.

II. Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên
1. Thuận lợi.

20


Gv nhấn mạnh thêm về những tiềm năng
của vùng sau đó chốt kiến thức ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG NHĨM (6 NHĨM)
Thời gian 5 phút
Nội dung:
Quan sát hình 28.1, kết hợp với hiểu biết
bản thân và bằng kiến thức môn sinh học.....,
em hãy:
- Tìm các dịng sơng bắt nguồn từ Tây
Ngun về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên
hải Nam Trung Bộ và Đơng Bắc Cam-PuChia.

- Phân tích ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu
nguồn đối với các dịng sơng này.
Hs làm việc theo nhóm thảo luận, tổng hợp
kết quả. Cử đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét bổ sung
Gv quan sát, theo dõi, hướng dẫn các nhóm
hoạt động chưa tốtnhận xét, chuẩn xác
KT.
- Các dịng sơng:
+ S. Đơng Nai Chảy về Đông Nam Bộ
+ S. Ba chảy về các tỉnh DHNTB
+ Các sông Xrê Pốk, Xê Xan chảy về
Đông Bắc Cam- pu-chia và hội lưu với sông
Mê Công.
- Ý nghĩa:
+ Bảo vệ nguồn năng lượng
+ Bảo vệ nguồn nước
+ Bảo vệ mơi trường sinh thái
Bên cạnh những thuận lợi thì điều kiện tự
nhiên của vùng cũng gặp khơng ít khó khăn
và biện pháp để khắc phục những khó khăn
đó ra sao?
Tích hợp giáo dục BĐKH
Gv chiếu một số hình ảnh những khó
khăn của vùng.
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐƠI
Thời gian 2 phút
? Quan sát hình ảnh kết hợp với hiểu biết
của mình, hãy cho biết tự nhiên Tây
Nguyên có những khó khăn gì. Biện pháp

khắc phục khó khăn đó.

 Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đa
dạng thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế đa ngành.

2. Khó khăn
- Mùa khô dài, nguy cơ thiếu
nước, cháy rừng
- Chặt phá rừng, nạn săn bắt động
vật ảnh hưởng xấu tới môi trường.
3. Biện pháp:
- Khai thác hợp lí tài nguyên
- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn
- Bảo vệ môi trường tự nhiên

21


- Đại diện cặp đôi trả lời- Cặp đôi khác nhận
xét bổ sung.
- Gv kết luận bằng hình ảnh chốt kiến thức
ghi bảng
Gv chiếu một số hình ảnh về mơi trường
suy thoái ở Tây Nguyên.
Hs quan sát để hiểu thêm và giáo dục biến
đổi khí hậu.
- Mùa khơ thiếu nước nghiêm trọng. Việc
chặt phá rừng có ảnh hưởng xấu đến MT

và đời sống nhân dân.
- Bảo vệ MT tự nhiên, khai thác hợp lí tài
nguyên, đặc biệt là thảm thực vật rừng có
ý nghĩa khơng chỉ đối với Tây Ngun mà
cịn có tầm quan trọng đối với các vùng
phía nam của đất nước và các nước láng
giềng.
Chuyển ý: Qua tìm hiểu về ĐKTN và TNTN
chúng ta thấy vùng có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển các ngành kinh tế, nhất là
ngành nơng nghiệp. Vậy ĐKTN có ảnh
hưởng như thế nào đến đặc điểm dân cư xã
hội, chúng ta sang phần III

22


Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư xã
hội của Đông Nam Bộ (8 phút)
Gv chiếu bảng dân số của 7 vùng kinh tế
Hoạt động cá nhân:
? Qua bảng số liệu, em có nhận xét gì về số
dân và mật độ dân số của Tây Nguyên.
( Dành cho HS yếu-kém)
- Hs quan sát bảng trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
? Từ nhận xét trên, em hãy cho biết dân số
Tây Nguyên có đặc điểm như thế nào.
- Hs quan sát bảng trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung. Gv chốt

Gv chiếu 1 số hình ảnh của các dân tộc ở
Tây Nguyên
Hoạt động cá nhân:
? Quan sát các hình ảnh trên kết hợp với
kiến thức đã học, hãy cho biết Tây Nguyên
có những dân tộc nào. ( Dành cho HS yếukém)
- GV nói thêm, ngồi ra cịn có một số dân
tộc mới nhập cư từ các vùng khác tới.
Gv chiếu bảng 28.2
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
Thời gian 2 phút
? Căn cứ vào bảng 28.1, hãy nhận xét tình
hình dân cư, xã hội của Tây Nguyên. ( Dành
cho HS khá- giỏi)
- Học sinh trình bày.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Gv chốt KT, ghi bảng
Hoạt động
? Quan sát thơng tin SGK kết hợp với hiểu
biết của mình, hãy cho biết dân cư Tây
Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì.
Giải pháp giải quyết những khó khăn đó.
Gv nhấn mạnh thêm: Như vậy,việc nâng
cao dân trí là vấn đề đáng quan tâm vì đây
các yếu tố quan trọng trong công cuộc đổi
mới hiện nay.

III. Đặc điểm dân cư, xã hội

- Là vùng thưa dân nhất cả nước

- Dân cư phân bố khơng đều

- Người Kinh, cịn có người Giarai, Ê-đê, Ba-na, Mnông, Cơ-ho..

- Các chỉ tiêu dân cư, xã hội thấp
hơn so với cả nước.

- Dân cư có truyền thống đồn kết,
đấu tranh cách mạng, có bản sắc
văn hóa phong phú.
- Đời sống dân cư cịn nhiều khó
khăn, thiếu lao động, trình độ lao
động chưa cao.
- Xói đói giảm nghèo, ổn định
chính trị xã hội.

23


5. Luyện tập và vận dụng ( 4 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện những kiến thức đã lĩnh hội được về
đặc điểm tự nhiên và đặc điểm dân cư, xã hội của vùng.
Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân
Các bước hoạt động:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
Câu 1: Nối cột A với cột B
Tây Nguyên có thể phát triển những ngành kinh tế nào?
A
1.Địa hình, khí hậu, đất
2. Sơng ngịi

3. Khống sản
4. Rừng

B

a. Thủy điện
b. Du lịch
c. Khai khống
d. Trồng cây cơng nghiệp,
chăn nuôi gia sức lớn.
5. Sinh thái đa dạng
e. Lâm nghiệp
Đáp án: 1 - d; 2 - a; 3 - c; 4 - e; 5 - b
Câu 2: Hãy chọn câu trả lời em cho là đúng.
Vị trí địa lí của Tây Nguyên có ý nghĩa là:
A. Vùng duy nhất không giáp biển.
B. Là cầu nối giữa Việt Nam, Lào và Campuchia.
C. Có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế và quốc phòng.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 3: Hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở vùng Tây Nguyên. Hãy lựa
chọn một loại thiên tai và tìm hiểu về nguyên nhân gây ra, biện pháp phòng
tránh.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ. Tùy theo quỹ thời gian, nếu không đảm bảo
trên lớp giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm (có thể vào đầu tiết học
sau)

* KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học tích hợp giáo dục
biến đổi khí hậu thơng qua đó hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức

cần thiết về biến đổi khí hậu. Học sinh có một số kỹ năng ứng phó với BĐKH, và
sau mỗi tiết học có liên hệ về BĐKH, tơi đều thăm dò về kiến thức và thái độ học
tập của các em, hầu hết các em đều hiểu bài và nhận thức được những hậu quả của
biến đổi khí hậu.Từng bước tạo được sự hứng thú, khơi dậy lòng say mê học tập ở
học sinh. Giáo dục cho học sinh có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn
những giá trị tự nhiên của địa phương. Góp phần nâng cao tình yêu quê hương, đất
nước cho học sinh. Điều này thể hiện qua bảng điều tra của học sinh khối 9 như
sau:
24


Bảng điều tra hiểu biết của học sinh về biến đổi khí hậu (khi đã tích hợp nội
dung giáo dục biến đổi khí hậu vào dạy học)
Khối
lớp
9

Tổng số
học
sinh
Tốt
96

10

Hiểu biết về biến đổi khí hậu của học sinh
Khá
10,4%

29


Trung bình
30,2%

50

52,1%

Dưới trung bình
7

7,3%

III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến
Trong quá trình dạy học tôi đã vận dung một số phương pháp và hình thức
tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu. Đã đem lại hiệu quả khá cao, giáo dục được số
lượng lớn học sinh biết ý thức hơn trong việc bảo vệ mơi trường, phịng chống biến
đổi khí hậu và hiểu rõ bảo vệ tác động biến đổi khí hậu là bảo vệ chính sự sống của
chúng ta.
Giáo dục Biến đổi khí hậu cho học sinh là một việc làm cần thiết và có vai trị
hết sức quan trọng. Thơng qua bài dạy nhằm hình thành và phát triển ở học sinh
những kiến thức cần thiết về biến đổi khí hậu; nhận thức những tác động của biến
đổi khí hậu đối với đời sống của con người ở hiện tại và tương lai, những kĩ năng
cần thiết để ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, giúp cho học sinh
thấy được những triển vọng, giá trị của những nhận thức và hành động phù hợp vì
một tương lai phát triển bền vững.
Giáo dục về biến đổi khí hậu giúp học sinh hiểu biết về hiện tượng biến đổi
khí hậu, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con người và những
biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, có được những kỹ năng

cần thiết để ứng phó với những tác động do biến đổi khí hậu gây ra. Tù đó chuẩn bị
cho học sinh tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại, hạn chế sự
biến đổi khí hậu. Qua đó học sinh có thái độ đúng đắn và hiệu quả, đồng thời vận
động mọi người xung quanh cùng tham gia bảo vệ giữ gìn vệ sinh môi trường làm
giảm các nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu
một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu thơng qua các bài này
hầu hết được thể hiện ở mức độ liên hệ. Đây là vấn đề hết sức khó khăn cho giáo
viên. Vì lúc này, giáo viên phải biết tìm kiếm và lựa chọn thơng tin về biến đổi khí
hậu một cách hợp lí để làm sao khi lồng ghép khơng gây quá tải cho bài học,
không biến bài học địa lí thành bài giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Đề xuất
* Đối với tổ chun mơn:
- Tạo điều kiện cho giáo viên trong tổ có thời gian sinh hoạt chuyên môn
thường xuyên hơn.
- Kịp thời cung cấp những thông tin mới liên quan đến chuyên môn cho các
thành viên trong tổ.
* Đối với giáo viên :
25


×