Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

ĐỖ THỊ THU HẰNG PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG của BỆNH NHÂN UNG THƯ vú ĐANG điều TRỊ HOÁ CHẤT tại một số BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA UNG bướu TRONG GIAI đoạn DỊCH BỆNH COVID – 19 KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 95 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ THU HẰNG
Mã sinh viên: 1601209

PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG
CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN
UNG THƯ VÚ ĐANG ĐIỀU TRỊ
HOÁ CHẤT TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN
CHUYÊN KHOA UNG BƯỚU TRONG
GIAI ĐOẠN DỊCH BỆNH COVID – 19
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. ThS. Dương Khánh Linh
2. ThS. Phùng Quang Toàn
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược lâm sàng
2. Bệnh viện K
3. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới ThS. Dương Khánh Linh –
Giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng, là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và
động viên tơi từ những ngày đầu nghiên cứu khoa học tại Bộ môn cho đến khi hồn
thành khố luận. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Nguyễn Thị Hồng
Hạnh – Giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng đã luôn đồng hành, tận tình giúp đỡ và cho
tơi nhiều lời khuyên quý báu.


Tôi xin trân trọng cảm ơn ThS.DS. Phùng Quang Tồn – Phó khoa Dược Bệnh
viện K và DSCKII. Hoàng Thị Lê Hảo – Trưởng khoa Dược Bệnh viện Ung bướu Hà
Nội đã luôn hỗ trợ và tạo điều kiện cho tơi trong q trình thu thập số liệu tại bệnh viện.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ThS.DS. Nguyễn Thị Tần – dược sĩ khoa Dược Bệnh
viện K và DS. Điều Thị Ngọc Châu – dược sĩ khoa Dược Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
đã luôn nhiệt tình giúp đỡ và đưa ra những góp ý chân thành để khố luận của tơi được
hồn thiện nhất.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc bệnh viện, các cán bộ khoa Dược, cán
bộ các khoa lâm sàng hai bệnh viện nơi tôi thực hiện nghiên cứu đã giúp đỡ và hỗ trợ
để nghiên cứu này được tiến hành thuận lợi.
Tôi cũng xin dành lời cảm ơn chân thành đến các bạn và các em trong nhóm
nghiên cứu khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu của đề tài.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình cùng những người bạn
thân thiết của tôi, những người đã luôn yêu thương, ủng hộ tôi và là nguồn động lực để
tơi nỗ lực trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2021
Sinh viên

Đỗ Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................1
1.1. Tổng quan về bệnh ung thư vú và hoá trị liệu trong điều trị ung thư vú .........1
1.1.1. Bệnh lý ung thư vú ............................................................................................1

1.1.1.1. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ ...............................................................1
1.1.1.2. Phân loại giai đoạn bệnh .............................................................................2
1.1.1.3. Điều trị ung thư vú .......................................................................................3
1.1.2. Hoá trị liệu trong điều trị ung thư vú...............................................................5
1.1.2.1. Hóa chất điều trị ung thư vú ........................................................................5
1.1.2.2. Phác đồ hóa chất điều trị ung thư vú ..........................................................6
1.1.2.3. Các tác dụng không mong muốn của hóa chất điều trị ung thư vú .............7
1.2. Tổng quan về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú điều trị hoá
chất trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 .................................................................9
1.2.1. Định nghĩa “chất lượng cuộc sống” và “chất lượng cuộc sống liên quan
đến sức khoẻ” ..............................................................................................................9
1.2.2. Tầm quan trọng của đo lường chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư
vú ................................................................................................................................11
1.2.3. Các bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú
....................................................................................................................................12
1.2.4. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú
điều trị hoá chất.........................................................................................................14
1.2.4.1. Các đặc điểm nhân khẩu học .....................................................................14
1.2.4.2. Các đặc điểm bệnh lý và điều trị ...............................................................15
1.2.4.3. Các yếu tố khác ..........................................................................................16
1.2.5. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú trong bối cảnh dịch bệnh
COVID-19 ..................................................................................................................16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................19


2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .......................................................................................19
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .........................................................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................19

2.2.2. Phương pháp lấy mẫu .....................................................................................19
2.2.3. Quy trình thu thập bệnh nhân và dữ liệu nghiên cứu ..................................19
2.3. Công cụ thu thập dữ liệu......................................................................................21
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................................23
2.4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu .......................................................................23
2.4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân.................................................................23
2.4.1.2. Đặc điểm bệnh lý và điều trị ......................................................................23
2.4.1.3. Đặc điểm các yếu tố liên quan đến dịch bệnh COVID-19.........................23
2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu cho mục tiêu 1.........................................................24
2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu cho mục tiêu 2.........................................................24
2.5. Các quy ước áp dụng trong nghiên cứu .............................................................24
2.5.1. Về xác định giai đoạn bệnh ............................................................................24
2.5.2. Về đặc điểm lo lắng liên quan đến dịch bệnh COVID-19 .............................24
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................25
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu .................................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................27
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ...............................................27
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học ................................................................................27
3.1.2. Đặc điểm bệnh lý và điều trị ...........................................................................28
3.1.3. Đặc điểm các yếu tố liên quan đến dịch bệnh COVID-19 ............................31
3.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua điểm số chất lượng
cuộc sống .......................................................................................................................32
3.2.1. Chất lượng cuộc sống thông qua thang đo chung cho bệnh nhân ung thư 32
3.2.1.1. Điểm số chất lượng cuộc sống tổng quát, các chức năng và các triệu
chứng liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư ......................32
3.2.1.2. Tần suất xuất hiện các triệu chứng liên quan liên quan đến chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân ung thư ..........................................................................33


3.2.2. Chất lượng cuộc sống thông qua thang đo riêng cho bệnh nhân ung thư vú

....................................................................................................................................33
3.2.2.1. Điểm số các chức năng và các triệu chứng liên quan đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân ung thư vú ..............................................................................33
3.2.2.2. Tần suất xuất hiện các triệu chứng liên quan liên quan đến chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú......................................................................35
3.3. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống .................................................37
3.3.1. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống thông qua thang đo chung
cho bệnh nhân ung thư .............................................................................................37
3.3.1.1. Các yếu tố liên quan đến điểm chức năng của bệnh nhân ung thư ...........37
3.3.1.2. Các yếu tố liên quan đến điểm triệu chứng của bệnh nhân ung thư .........38
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống thông qua thang đo riêng
cho bệnh nhân ung thư vú ........................................................................................40
3.3.2.1. Các yếu tố liên quan đến điểm chức năng của bệnh nhân ung thư vú ......40
3.3.2.2. Các yếu tố liên quan đến điểm triệu chứng của bệnh nhân ung thư vú ....41
3.3.3. Các yếu tố liên quan đến điểm chất lượng cuộc sống tổng quát ..................42
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................44
4.1. Bàn luận về đặc điểm mẫu nghiên cứu ...............................................................44
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học ................................................................................44
4.1.2. Đặc điểm bệnh lý và điều trị ...........................................................................44
4.1.3. Đặc điểm các yếu tố liên quan đến dịch bệnh COVID-19 ............................44
4.2. Bàn luận về điểm số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trong mẫu nghiên
cứu .................................................................................................................................45
4.3. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
trong mẫu nghiên cứu .................................................................................................47
4.3.1. Các yếu tố liên quan đến thang đo chất lượng cuộc sống thành phần (các
chức năng, các triệu chứng) .....................................................................................47
4.3.2. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống tổng quát ...........................49
4.3.2.1. Mối liên quan giữa thu nhập và chất lượng cuộc sống tổng quát .............49
4.3.2.2. Mối liên quan giữa đặc điểm “lo lắng việc điều trị ung thư có thể bị gián
đoạn trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19” và chất lượng cuộc sống tổng quát 50



4.3.2.3. Mối liên quan giữa các chức năng, các triệu chứng và chất lượng cuộc
sống tổng quát .........................................................................................................50
4.4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ................................................................50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AJCC (American Joint Committee on Cancer)

Uỷ ban liên hợp về ung thư Hoa Kỳ

ASCO (American Society of Clinical

Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ

Oncology)
ASR (Age – standardised rate)

Tỷ lệ chuẩn theo tuổi

HER-2 (Human Epidermal growth factor

Thụ thể yếu tố phát triển biểu bì 2

Receptor-2)
EORTC (European Organization for Research


Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung

and Treatment of Cancer)

thư châu Âu

ER (Estrogen receptor)

Thụ thể estrogen

ESMO (European Society for Medical

Hiệp hội Ung thư Y tế châu Âu

Oncology)
IARC (International Agency for Research on

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc

Cancer)

tế

ICD-10 (International Classification of

Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật

Diseases, 10th Revision)


và nguyên nhân tử vong lần thứ 10

NCCN (National Comprehensive Cancer

Mạng lưới ung thư Quốc gia Hoa

Network)

Kỳ

QALY (Quality – adjusted life year)

Tuổi thọ hiệu chỉnh theo chất lượng
sống

QLQ-C30 (Quality of life questionnaire C30)

Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng
cuộc sống C30

QLQ-BR23 (Quality of life questionnaire

Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng

BR23)

cuộc sống BR23

TNM (Tumor – Node – Metastasis)


Khối u – Hạch vùng – Di căn

UICC (Union for International Cancer

Hiệp hội Phòng chống Ung thư

Control)

Quốc tế

WHO (World Heath Organisation)

Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 – Một số bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú
thường được sử dụng .....................................................................................................12
Bảng 2.1 – Nội dung và cấu trúc của bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 ...........................21
Bảng 2.2 – Nội dung và cấu trúc bộ câu hỏi EORTC QLQ-BR23 ...............................22
Bảng 3.1 – Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ................28
Bảng 3.2 – Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ............................29
Bảng 3.3 – Đặc điểm điều trị của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ............................30
Bảng 3.4 – Đặc điểm các yếu tố liên quan đến dịch bệnh COVID-19 của bệnh nhân
trong mẫu nghiên cứu ....................................................................................................31
Bảng 3.5 – Điểm số chất lượng cuộc sống tổng quát, các chức năng và các triệu chứng
liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư (N=255) ..........................32
Bảng 3.6 – Điểm số các chức năng và các triệu chứng liên quan đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân ung thư vú .....................................................................................35
Bảng 3.7 – Các yếu tố liên quan đến điểm chức năng của bệnh nhân ung thư .............37

Bảng 3.8 – Các yếu tố liên quan đến điểm triệu chứng của bệnh nhân ung thư ...........39
Bảng 3.9 – Các yếu tố liên quan đến điểm chức năng của bệnh nhân ung thư vú ........40
Bảng 3.10 – Các yếu tố liên quan đến điểm triệu chứng của bệnh nhân ung thư vú ....41
Bảng 3.11 – Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống tổng qt – Mơ hình 1 ...43

DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Hình 3.1 – Sơ đồ kết quả lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu .....................................27
Hình 3.2 – Tần suất xuất hiện các triệu chứng liên quan đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân ung thư .........................................................................................................34
Hình 3.3 – Tần suất xuất hiện các triệu chứng liên quan đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân ung thư vú ....................................................................................................36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
do ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam [1], [30], [31]. Theo số
liệu của Tổ chức nghiên cứu Ung thư quốc tế IARC năm 2020, trên thế giới có gần 2,3
triệu bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư vú, chiếm 11,7% trong tổng số các loại
ung thư [31]. Trong đó, tại Việt Nam ghi nhận 21.555 trường hợp mới, chiếm 11,8%
tổng số ca mới mắc ung thư ở cả hai giới, xếp thứ 3 sau ung thư gan, ung thư phổi và là
ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất ở phụ nữ [30]. Trong những năm gần đây, nhờ các tiến bộ
trong sàng lọc phát hiện bệnh sớm và những thành tựu đạt được trong điều trị, đặc biệt
là điều trị toàn thân mà thời gian sống của bệnh nhân ung thư vú được cải thiện đáng kể
(bao gồm cả thời gian sống thêm khơng bệnh và thời gian sống thêm tồn bộ) [48]. Vì
vậy, mục tiêu điều trị ung thư vú khơng chỉ hướng đến cải thiện thời gian sống thêm mà
còn hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, đặc biệt trên những bệnh
nhân ở giai đoạn sớm [15]. Trong thực hành lâm sàng, chất lượng cuộc sống ngày càng
trở thành yếu tố đầu ra quan trọng, được các nhà lâm sàng trên thế giới cũng như tại Việt
Nam quan tâm và thực hiện đánh giá trong rất nhiều nghiên cứu [29], [39], [48].
Hoá trị là phương pháp điều trị nội khoa có vai trị rất quan trọng trong điều trị

ung thư vú, cả ở giai đoạn sớm và di căn, mang lại nhiều lợi ích về sống thêm cho người
bệnh [1], [43]. Tuy nhiên, phương pháp điều trị toàn thân này thường gây ra các biến cố
bất lợi nghiêm trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị và có những tác động tiêu cực nhất
định đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [13].
Cuối năm 2019, sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 đã gây ra những ảnh
hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có những bệnh nhân đang
điều trị các bệnh mạn tính như ung thư. Bệnh nhân ung thư là đối tượng có nguy cơ mắc
COVID-19 cao hơn so với người không mắc ung thư và khi mắc COVID-19, tình trạng
bệnh trên đối tượng này có thể sẽ nặng hơn so với những người khơng có bệnh lý nền
[64]. Do vậy, có thể nói, bệnh nhân ung thư là những người đang bị đặt trong một tình
thế “tiến thối lưỡng nan”, vì ở nhà có thể làm tăng sự phát triển của khối u, trong khi
đến bệnh viện để điều trị ung thư có thể làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19 [19].
Bệnh viện K và Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là hai bệnh viện tuyến cuối về
chuyên khoa ung bướu tại miền Bắc có số lượng lớn bệnh nhân ung thư vú đang điều trị
hoá chất. Trong đợt bùng phát dịch lần thứ ba tại Việt Nam kể từ ngày 28/01 –


25/03/2021, hai bệnh viện cũng đã có các biện pháp để kịp thời ứng phó với tình hình
dịch bệnh như tạm hỗn điều trị hố chất hay chỉ định điều trị hoá chất tại bệnh viện
tuyến dưới ở nơi cư trú đối với một số bệnh nhân đến từ các vùng có dịch. Việc bị thay
đổi điều trị trong giai đoạn dịch bệnh có thể làm gia tăng nỗi lo của bệnh nhân về tiến
triển bệnh, đồng thời nỗi lo lắng về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại bệnh viện có thể
tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
họ.
Nhằm mục đích đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú đang
điều trị hóa chất trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân từ đó đề xuất các can thiệp kịp thời góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng tôi lựa chọn Bệnh viện K và Bệnh viện Ung bướu
Hà Nội để thực hiện nghiên cứu “Phân tích chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung
thư vú đang điều trị hoá chất tại một số bệnh viện chuyên khoa ung bướu trong

giai đoạn dịch bệnh COVID-19” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hố chất
trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 thơng qua điểm số chất lượng cuộc sống
theo thang đo chung cho bệnh nhân ung thư và thang đo riêng cho bệnh nhân ung
thư vú.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung
thư vú đang điều trị hoá chất trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19.


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh ung thư vú và hoá trị liệu trong điều trị ung thư vú
1.1.1. Bệnh lý ung thư vú
1.1.1.1. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ
Ung thư vú là loại ung thư có tỷ lệ mới mắc cao nhất thế giới với gần 2,3 triệu ca
mới mắc năm 2020, chiếm tỷ lệ 11,7% trong tổng số các loại ung thư [31]. Mặc dù tỷ lệ
mới mắc đứng hàng đầu, tỷ lệ tử vong do ung thư vú lại đứng hàng thứ 4 (với 684.996
ca tử vong năm 2020, chiếm 6,9%) [31]. Điều này cho thấy ung thư vú có tiên lượng
tương đối tốt; điều trị bệnh có hiệu quả; có thể sàng lọc, phát hiện ở giai đoạn sớm giúp
tăng khả năng chữa khỏi bệnh. Trong những năm gần đây, nhờ những bước tiến nhảy
vọt trong chẩn đoán, sàng lọc, phát hiện sớm cũng như trong điều trị mà thời gian sống
của người bệnh đã được cải thiện đáng kể (bao gồm cả thời gian sống thêm không bệnh
và thời gian sống thêm toàn bộ) [48]. Theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2001 – 2002, tỷ lệ
sống 5 năm của bệnh nhân ung thư vú theo các giai đoạn lần lượt là: giai đoạn 0: 100%;
giai đoạn I: 88%; giai đoạn II: 74-81%; giai đoạn III: 41-67%; giai đoạn IV: 15%. Đến
năm 2012, tỷ lệ này là: giai đoạn 0 và I: 100%; giai đoạn II: 93%; giai đoạn III: 72%;
giai đoạn IV: 22% [1].
Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ mắc ung thư vú chuẩn theo tuổi thấp
(ASR = 34,2/100.000 dân, thấp hơn so với trung bình thế giới là 47,8/100.000 dân, theo
thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế IARC năm 2020) [30], [31]. Cũng
theo tổ chức này, năm 2020, Việt Nam ghi nhận 21.555 trường hợp mới mắc ung thư

vú, chiếm 11,8% tổng số ca mới mắc ung thư ở cả hai giới, xếp thứ 3 sau ung thư gan,
ung thư phổi và là ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ [30].
Hiện nay, căn nguyên bệnh sinh ung thư vú vẫn chưa được xác định rõ ràng
nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú đã được các nhà khoa học tìm
ra. Các yếu tố này bao gồm:
 Tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể
xuất hiện ở những người rất trẻ [1], [43].
 Tiền sử gia đình: Phụ nữ có tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú hoặc ung
thư buồng trứng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn [1], [43], đặc biệt có từ 2
người mắc trở lên ở lứa tuổi trẻ [1].

1


 Di truyền: Phụ nữ có đột biến gen BRCA1 và/hoặc BRCA2 có nguy cơ cao hơn
mắc ung thư vú [1], [43].
 Tiền sử sản phụ khoa: Phụ nữ độc thân, không sinh con, không cho con bú hoặc
sinh con đầu lịng sau 30 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn [1], [43].
 Tiền sử kinh nguyệt: có kinh lần đầu sớm (< 12 tuổi), mãn kinh muộn (> 55 tuổi)
làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú [1], [43].
 Yếu tố hormon: Phụ nữ sử dụng kết hợp estrogen và progesteron để tránh thai
hoặc điều trị các triệu chứng mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn đáng
kể so với phụ nữ không sử dụng hoặc chỉ sử dụng estrogen đơn độc [43].
 Tiền sử bệnh: Viêm vú trong khi sinh đẻ và một số bệnh vú lành tính (ví dụ: tình
trạng xơ hóa ở vú) có liên quan đến tăng tỷ lệ mắc ung thư vú [1], [43]. Phụ nữ
mắc ung thư vú ở một bên có nguy cơ cao mắc ung thư ở vú còn lại, phụ nữ mắc
ung thư cổ tử cung cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú [43].
 Lối sống: Uống nhiều rượu, chế độ ăn uống giàu chất béo, lười vận động,...cũng
góp phần tăng nguy cơ bị bệnh [1], [43].
Một số yếu tố về kinh tế xã hội và chủng tộc cũng liên quan đến nguy cơ mắc

ung thư vú [43].
1.1.1.2. Phân loại giai đoạn bệnh
Các hiệp hội ung thư lớn nhất trên thế giới như Hiệp hội Phòng chống Ung thư
Quốc tế (Union for International Cancer Control – UICC) hay Uỷ ban liên hợp về ung
thư Hoa Kỳ (American Joint Committee on Cancer – AJCC) đều thống nhất sử dụng hệ
thống phân loại TNM (T: tumor – khối u, N: node – hạch bạch huyết, M: metastasis –
di căn xa) để đánh giá mức độ xâm lấn của ung thư vú [1], [50], cụ thể như sau:
 U nguyên phát (T):
 Tx: Không đánh giá được u ngun phát
 T0: Khơng có bằng chứng u nguyên phát
 Tis: Ung thư biểu mô thể ống tại chỗ (DCIS) hoặc bệnh Paget của núm vú
nhưng không kèm theo ung thư xâm lấn và/hoặc DCIS ở nhu mơ phía dưới
 T1, T2, T3, T4: Đề cập đến kích thước khối u và mức độ xâm lấn tới các mơ
lân cận. Con số sau T càng cao thì kích thước khối u càng lớn hoặc sự xâm
lấn tới các mô lân cận càng nhiều.

2


 Hạch vùng (N):
 Nx: Hạch vùng không đánh giá được
 N0: Không di căn hạch vùng
 N1, N2, N3: Đề cập đến số lượng và vị trí hạch bạch huyết mà ung thư đã di
căn đến. Con số sau N càng cao, càng nhiều hạch bạch huyết chứa ung thư.
 Di căn xa (M):
 Mx: Không đánh giá được di căn xa
 M0: Khơng có di căn xa
 M1: Có di căn xa
Bệnh nhân sẽ được phân loại giai đoạn từ 0, I đến IV bằng cách kết hợp TNM,
trong đó giai đoạn 0 tương ứng với chưa xác định ung thư; giai đoạn I, II là ung thư giai

đoạn sớm; giai đoạn III tương ứng với bệnh tiến triển tại chỗ và giai đoạn IV tương ứng
với bệnh di căn [1], [50].
1.1.1.3. Điều trị ung thư vú
Điều trị ung thư vú phụ thuộc giai đoạn bệnh lúc chẩn đốn, đặc điểm bệnh học
khối u (thể mơ bệnh học, độ mơ học, tình trạng thụ thể nội tiết, HER-2, chỉ số tăng sinh
khối u, các đột biến gen, các yếu tố nguy cơ về gen...), tốc độ phát triển trên lâm sàng
của bệnh, sự ưa thích của bệnh nhân và các bệnh kèm theo [1], [38]. Điều trị tiệt căn
được khuyến cáo cho bệnh nhân giai đoạn 0 – III, trong khi điều trị giảm nhẹ thường
được áp dụng với bệnh nhân ung thư vú di căn hoặc tái phát [38], [43].
Đối với hầu hết các trường hợp, cần phối hợp điều trị đa mô thức, bao gồm điều
trị tại chỗ (phẫu thuật), điều trị tại vùng (xạ trị) và điều trị hệ thống (hóa trị, điều trị đích,
điều trị nội tiết, điều trị miễn dịch) [1].
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản, đặc biệt khi bệnh còn ở giai đoạn sớm,
tổ chức khối u còn khu trú [3]. Phẫu thuật ung thư vú được chia thành hai loại chính:
phẫu thuật cắt bỏ vú và phẫu thuật bảo tồn vú. Bệnh nhân sau phẫu thuật bảo tồn vú
được chỉ định xạ trị bắt buộc nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư cịn sót lại, từ đó giảm
nguy cơ tái phát [1]. Hiệu quả của phối hợp với xạ trị đã được chứng minh qua các thử
nghiệm lâm sàng [9], [23]. Phẫu thuật bảo tồn vú là lựa chọn ưu tiên hơn so với phẫu
thuật cắt bỏ vú đối với bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm vì đảm bảo tính thẩm mỹ
và ít gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh [1], [15], [43], [50]. Phẫu thuật cắt bỏ
vú chỉ được chỉ định khi bệnh nhân có chống chỉ định bảo tồn, hoặc khối u lan rộng (từ
3


hai góc một phần tư trở lên), hoặc nhu cầu bệnh nhân không muốn bảo tồn [1], [15],
[50]. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày một tăng của người bệnh, các nhà
phẫu thuật còn đi sâu vào vấn đề tạo hình và thẩm mỹ sau phẫu thuật [1], [15], [50].
Xạ trị là phương pháp dùng tia phóng xạ mang mức năng lượng cao để tiêu diệt
các tế bào ung thư. Đối với ung thư vú, xạ trị được áp dụng như một điều trị bổ trợ sau
phẫu thuật cắt bỏ hay phẫu thuật bảo tồn [3], [5].

Hoá trị là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế
bào ác tính trong cơ thể. Đây là phương pháp điều trị nội khoa có vai trị rất quan trọng
trong điều trị ung thư vú, cả ở giai đoạn sớm và giai đoạn di căn, mang lại rất nhiều lợi
ích về sống thêm cho người bệnh [1], [43]. Đối với ung thư vú giai đoạn sớm, điều trị
hóa chất thường được thực hiện sau phẫu thuật (còn gọi là điều trị bổ trợ) nhằm mục
đích giảm nguy cơ bệnh tái phát hoặc di căn [47]. Trong những trường hợp khối u lớn
hoặc hạch nách dính khơng thể phẫu thuật được ngay, điều trị bằng hóa chất có vai trị
giảm kích thước khối u để tạo thuận lợi cho phẫu thuật (còn gọi là điều trị tân bổ trợ)
[47]. Khi ung thư vú đã di căn, điều trị tồn thân bằng hóa chất giúp làm chậm quá trình
tiến triển của bệnh và cải thiện triệu chứng [47].
Điều trị đích là phương pháp điều trị sử dụng các thuốc là kháng thể đơn dòng
nhắm vào các đích đặc hiệu của tế bào ung thư vú [1]. Các thuốc điển hình cho phương
pháp này bao gồm trastuzumab, pertuzumab, lapatinib,... Đây đều là các thuốc kháng
thụ thể HER-2/neu, một thụ thể tyrosin kinase, xuất hiện trong khoảng 20 – 30% bệnh
nhân ung thư vú [47]. Điều trị nội tiết có thể được xem như là một phương pháp điều trị
đích đặc biệt trong ung thư vú với đích là thụ thể nội tiết estrogen (ER). Các thuốc nội
tiết phổ biến hiện tại là tamoxifen, các thuốc ức chế enzym aromatase (letrozol,
anastrozol, exemestan) và fulvestrant [1], [47]. Điều trị miễn dịch là phương pháp dùng
các thuốc tác động vào các đích là các cơ chế miễn dịch xác định, giúp cơ thể loại trừ tế
bào ung thư. Thuốc miễn dịch được sử dụng phổ biến hiện nay là atezolizumab [1].
Việc sử dụng phương pháp, thuốc với thời điểm và liều lượng cần được cá thể
hóa theo từng người bệnh. Các phương pháp được lựa chọn sao cho kết quả điều trị cao
nhất mà độc tính, các tác dụng khơng mong muốn cấp và mạn tính thấp nhất, đảm bảo
chất lượng sống tốt nhất. Đồng thời, cần quan tâm đến các vấn đề khác: thẩm mỹ, tâm
lý, khả năng quay lại cơng việc, đời sống tình dục, sinh đẻ…[1].

4


1.1.2. Hoá trị liệu trong điều trị ung thư vú

1.1.2.1. Hóa chất điều trị ung thư vú
Có nhiều loại hóa chất được dùng trong hóa trị ung thư vú, thơng thường nhất là
các nhóm:
 Nhóm alkyl hóa:
Cơ chế tác dụng: khi vào cơ thể, bản thân các chất này hoặc sản phẩm chuyển
hóa của chúng tạo liên kết chéo bên trong và giữa các sợi ADN, làm thay đổi cấu trúc
ADN và ức chế sự tổng hợp ADN, làm cho tế bào ung thư không nhân lên được.
Một số thuốc trong nhóm: cyclophosphamid, carboplatin, cisplatin, ...
 Nhóm kháng chuyển hóa:
Cơ chế tác dụng: do có cấu trúc tương tự các chất nội sinh nên khi vào cơ thể,
các chất này ức chế những enzym quan trọng trong quá trình tổng hợp acid nucleic, do
đó cản trở sinh tổng hợp ADN và ARN, làm cho sự phát triển của khối u bị ngừng lại.
Một số thuốc trong nhóm: methotrexat, 5-FU, capecitabin, gemcitabin, ...
 Dẫn chất alcaloid:
+ Các taxan:
Cơ chế tác dụng: thuốc làm tăng quá trình trùng hợp các dimer tubulin tạo thành
các vi quản và làm ổn định các vi quản, ức chế quá trình phân bào đồng thời gây ra các
bất thường về cấu trúc vi quản trong quá trình phân bào.
Một số thuốc trong nhóm: docetaxel, paclitaxel, ...
+ Các alcaloid dừa cạn:
Cơ chế tác dụng: thuốc liên kết đặc hiệu với tubulin là protein ống vi thể, phong
bế sự tạo thành các thoi phân bào cần thiết cho sự phân chia tế bào, ức chế q trình tách
đơi nhiễm sắc thể.
Một số thuốc trong nhóm: vinorelbin, vinblastin, vincristin, ...
 Dẫn chất kháng sinh độc tế bào:
Cơ chế tác dụng: các chất này gắn vào ADN, làm ức chế các enzym cần thiết cho
quá trình sao chép và phiên mã hoặc làm đứt các đoạn ADN, do đó gây rối loạn quá
trình tổng hợp ADN, ức chế sự phân chia và phát triển của khối u.
Một số thuốc trong nhóm: doxorubicin, epirubicin, ... [2], [27].


5


1.1.2.2. Phác đồ hóa chất điều trị ung thư vú
Với các bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm, hướng dẫn điều trị của ESMO
(Hiệp hội Ung thư Y tế châu Âu) đã khuyến cáo phác đồ anthracyclin/taxan tuần tự là
phác đồ tiêu chuẩn với hầu hết bệnh nhân do hiệu quả của phác đồ này trong việc làm
giảm tỷ lệ tái phát, tỷ lệ tử vong do ung thư vú, tỷ lệ tử vong toàn bộ [15], [56]. Hướng
dẫn điều trị của Bộ Y tế và hướng dẫn của NCCN (Mạng lưới ung thư Quốc gia Hoa
Kỳ) cũng đã đưa ra rất nhiều phác đồ khuyến cáo điều trị ung thư vú, trong đó AC-T
(anthracyclin – cyclophosphamid  taxan) là phác đồ ưu tiên lựa chọn trong điều trị
ung thư vú giai đoạn sớm do phân tích gộp các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh
được tính vượt trội của phác đồ này so với các phác đồ còn lại [1], [24], [50]. Bên cạnh
đó, các hướng dẫn điều trị này cũng khuyến cáo ưu tiên lựa chọn phác đồ AC-T liều dày
(rút ngắn thời gian giữa các chu kỳ so với phác đồ AC-T tiêu chuẩn) do phác đồ liều dày
đã chứng minh được hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ tái phát và tỷ lệ tử vong do ung
thư vú 10 năm mà không làm tăng tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân khác so với phác
đồ tiêu chuẩn [1], [8], [50].
Với các bệnh nhân ung thư vú giai đoạn muộn, tái phát, di căn, các hướng dẫn
điều trị hiện hành đều đồng thuận rằng có thể dùng đơn hoặc đa trị liệu [1], [50]. Đơn
trị liệu được ưu tiên hơn do độc tính thấp, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được
đảm bảo, trong khi đó, đa trị liệu thường được sử dụng trong trường hợp bệnh tiến triển
nhanh, di căn tạng đe dọa tính mạng, khi cần bệnh đáp ứng nhanh để kiểm soát triệu
chứng [1]. Trong các phác đồ đa trị liệu, phác đồ có chứa taxan là phác đồ ưu tiên trong
điều trị ung thư vú giai đoạn di căn vì tỷ lệ đáp ứng cao [47]. Nhiều nghiên cứu về phác
đồ đa trị liệu có chứa taxan được tiến hành đã cho thấy sự kết hợp giữa
docetaxel/paclitaxel và doxorubicin cho hiệu quả cao nhất với tỷ lệ đáp ứng đạt 80%,
trong đó tỷ lệ đáp ứng hồn tồn lên đến 20% [47]. Thơng thường, một phác đồ hóa trị
ung thư vú tái phát, di căn được sử dụng liên tục đến khi bệnh tiến triển hoặc khi độc
tính khơng chấp nhận được (bao gồm độc tính tích lũy với tim của anthracyclin) [1].

Với các bệnh nhân ung thư vú HER-2 dương tính, bất kể giai đoạn sớm hay giai
đoạn muộn, tái phát, di căn, các hướng dẫn điều trị đều đưa ra khuyến cáo sử dụng hóa
chất kết hợp kháng thể đơn dòng kháng HER-2 như trastuzumab, pertuzumab, T-DM1
do sự kết hợp này đã được các thử nghiệm lâm sàng chứng minh giúp cải thiện đáng kể

6


thời gian sống thêm bệnh không tiến triển và thời gian sống thêm tồn bộ so với chỉ sử
dụng hố trị đơn độc [1], [45], [50].
1.1.2.3. Các tác dụng không mong muốn của hóa chất điều trị ung thư vú
Hầu hết các hóa chất điều trị ung thư hiện nay đều là những chất gây độc với tế
bào. Các hoá chất này can thiệp trực tiếp vào quá trình phân bào, tuy nhiên lại khơng có
khả năng phân biệt tế bào lành với tế bào ung thư, vì thế chúng ức chế và tiêu diệt cả
các tế bào lành, đặc biệt là các tế bào phân chia nhanh như tuỷ xương; đường tiêu hố;
da, tóc, móng, ... Đây chính là nguyên nhân gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn
của các hóa chất điều trị ung thư [63]. Dưới đây trình bày một số tác dụng khơng mong
muốn thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và thường
được đề cập đến trong các bộ câu hỏi về chất lượng cuộc sống. Các tác dụng không
mong muốn này bao gồm: mệt mỏi; tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hoá
(viêm niêm mạc miệng; buồn nơn và nơn; táo bón, tiêu chảy); rụng tóc và suy giảm chức
năng sinh sản.
1.1.2.3.1. Mệt mỏi
Mệt mỏi là triệu chứng rất thường gặp trong q trình hóa trị. Nghiên cứu cho
thấy cứ 5 bệnh nhân sẽ có 4 bệnh nhân trải qua mệt mỏi vào một khoảng thời gian nào
đó, và cứ 3 bệnh nhân sẽ có 1 bệnh nhân mệt mỏi tại phần lớn thời gian trong quá trình
điều trị hóa chất. Mệt mỏi do hóa trị khơng chỉ khiến cho bệnh nhân thiếu năng lượng,
mà còn ảnh hưởng đến những vấn đề khác, như trí nhớ, giấc ngủ và đời sống tình dục.
Nó có thể gây ra các triệu chứng như khó thở hay mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống.
Mệt mỏi thường xảy ra trong một hoặc hai tuần đầu tiên của đợt điều trị, và thường rõ

ràng hơn khi quá trình điều trị tiếp tục. Khi hóa trị kết thúc, cảm giác mệt mỏi dần dần
mất đi, nhưng có thể mất nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm để sự mệt mỏi đó biến
mất hồn tồn. Nhìn chung, người cao tuổi sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục sau
điều trị và những bệnh nhân đang, hoặc gần đây trải qua các phương pháp điều trị khác
như phẫu thuật hoặc xạ trị cũng gặp mệt mỏi nhiều hơn so những người khác [63]. Một
đặc điểm cơ bản để phân biệt mệt mỏi gây ra bởi hóa trị với mệt mỏi ở những người
khỏe mạnh là mệt mỏi do hóa trị ít có khả năng được cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi
[57].

7


1.1.2.3.2. Tác dụng khơng mong muốn trên hệ tiêu hố
 Viêm niêm mạc miệng
Tình trạng viêm niêm mạc miệng thường xảy ra sau một vài ngày sau hóa trị và
được giải quyết trong vịng khoảng một tuần. Thơng thường, tác dụng khơng mong muốn
này chỉ gây một chút khó chịu cho bệnh nhân, nhưng đơi khi nó thể phát triển thành các
vết loét gây đau đớn. Bởi vì bệnh nhân điều trị hóa chất cũng thường bị hạ bạch cầu hạt,
cảm giác đau đớn có thể trầm trọng hơn do sự phát triển của nhiễm trùng nấm trong
miệng với biểu hiện lâm sàng là các mảng màu trắng trên niêm mạc và bề mặt lưỡi. Cảm
giác đau đớn do viêm loét miệng cũng tác động đến cả vị giác, làm thay đổi vị giác của
bệnh nhân hoặc khiến cho họ mất vị giác trong suốt quá trình điều trị. Các thuốc gây
viêm niêm mạc miệng thường gặp là: capecitabin, carboplatin, cisplatin, doxorubicin,
5-FU, paclitaxel, ... [63].
 Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nơn do hóa trị có thể xảy ra vài giờ sau khi dùng thuốc, thường nặng
nhất trong vòng 2 ngày đầu và sau đó hết nhanh chóng sau 1 hoặc 2 ngày. Mức độ gây
buồn nôn và nôn rất khác nhau giữa các thuốc. Trong khi vinorelbin, capecitabin,
docetaxel, paclitaxel, 5-FU là những thuốc ít gây buồn nơn và nơn thì cisplatin,
cyclophosphomid với liều cao hơn 1500 mg/m2 được xếp vào nhóm thuốc có nguy cơ

gây buồn nơn và nơn cao. Ngoài ra, nhiều bằng chứng cũng cho thấy một số người có
nguy cơ buồn nơn và nơn do hóa trị cao hơn những người khác, đặc biệt là những phụ
nữ từng bị nghén nặng khi mang thai; những người trẻ tuổi cũng dễ gặp phải tác dụng
không mong muốn này hơn so với những người cao tuổi [63].
 Tiêu chảy và táo bón
Các thuốc có thể gây tiêu chảy hay gặp bao gồm 5-FU, capecitabin, irinotecan;
trong khi đó táo bón là biến cố thường gặp khi điều trị với vincristin và xuất hiện sau 34 ngày điều trị [63].
1.1.2.3.3. Rụng tóc
Rụng tóc là tác dụng khơng mong muốn gặp ở hầu hết bệnh nhân ung thư vú điều
trị hóa chất. Tuy nó chỉ là tác dụng khơng mong muốn thống qua và có hồi phục, nhưng
lại thường gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngoại hình và tâm lý của bệnh nhân. Có đến 58%
bệnh nhân ung thư nữ cho rằng rụng tóc là tác dụng khơng mong muốn gây tổn thương
tâm lý nặng nề nhất của hóa trị và 8% thậm chí sẽ ngừng hoặc từ chối điều trị vì e ngại
8


tác dụng khơng mong muốn này. Thơng thường, tóc sẽ bắt đầu rụng sau 1-2 tuần kể từ
đợt điều trị hóa chất đầu tiên và rụng nhiều nhất trong 1-2 tháng tiếp theo. Sau khi kết
thúc điều trị một tháng hoặc lâu hơn, tóc sẽ bắt đầu mọc trở lại và sau 3-6 tháng thì tóc
sẽ mọc trở lại hồn tồn (ngoại lệ với một số bệnh nhân tóc có thể mọc trở lại ngay cả
khi họ vẫn đang điều trị hóa chất). Tuy nhiên, tóc mọc trở lại thường có màu sắc và kết
cấu bị thay đổi so với tóc ban đầu. Tỷ lệ gây rụng tóc dao động khác nhau giữa các loại
hóa chất khác nhau: >80% với các thuốc ức chế vi ống, 60-100% đối với các thuốc ức
chế topoisomerase, >60% đối với các thuốc alkyl hóa và 10-50% đối với các thuốc
kháng chuyển hóa. Đa trị liệu thường gây ra tỷ lệ rụng tóc cao hơn so với đơn trị liệu
[44], [58], [63].
1.1.2.3.4. Suy giảm chức năng sinh sản
Hố trị có thể gây suy buồng trứng của người phụ nữ, dẫn đến các triệu chứng
mãn kinh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân. Đôi khi, đặc biệt là ở phụ
nữ trẻ, điều trị bằng hoá chất gây độc tế bào chỉ gây suy buồng trứng và mất kinh tạm

thời, và sau điều trị khoảng 3 đến 18 tháng, kinh nguyệt có thể có trở lại. Nhóm thuốc
gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhiều nhất là các tác nhân alkyl hoá [63].
1.2. Tổng quan về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú điều trị hoá chất
trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19
1.2.1. Định nghĩa “chất lượng cuộc sống” và “chất lượng cuộc sống liên quan đến
sức khoẻ”
Khái niệm chất lượng cuộc sống (quality of life) lần đầu tiên được đề cập trong
y văn vào năm 1920 [67] và thực sự được biết đến rộng rãi kể từ những năm 1960. Kể
từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (World Heath Organization – WHO) đưa ra định nghĩa về
sức khoẻ vào năm 1948 “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần
và xã hội và không phải chỉ bao gồm tình trạng khơng có bệnh hay thương tật” [68], các
khía cạnh của chất lượng cuộc sống ngày càng trở nên phổ biến trong nghiên cứu và
thực hành chăm sóc sức khoẻ. Mặc dù chất lượng cuộc sống được coi là một vấn đề
quan trọng của sức khoẻ, nhưng cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa
thống nhất về chất lượng cuộc sống [14], [42].
Trong các định nghĩa về chất lượng cuộc sống của các tác giả, định nghĩa của
WHO năm 1998 được sử dụng phổ biến và toàn diện hơn cả. Theo WHO, chất lượng
cuộc sống được định nghĩa là nhận thức chủ quan của một cá nhân về vị trí của họ trong
9


cuộc sống, trong bối cảnh của hệ thống văn hóa và các giá trị mà họ đang sống và liên
quan đến những mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ [68]. Chất lượng
cuộc sống chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như thu nhập, nhà ở, tình trạng
sức khỏe… trong đó tình trạng sức khỏe là một trong các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp
và quan trọng nhất. Khái niệm chất lượng cuộc sống tương đối rộng và bao quát, không
chỉ được sử dụng trong lĩnh vực y học mà còn trong nhiều chuyên ngành khác như kinh
tế học, xã hội học, tâm lý học…Khi xét riêng trong lĩnh vực y học, một định nghĩa hẹp
hơn của chất lượng cuộc sống đã ra đời. Đó là chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
khoẻ (heath-related quality of life).

Đã có ít nhất bốn định nghĩa về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ
được ghi nhận trong y văn. Đầu tiên, chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ có
thể được định nghĩa là “các chức năng của một cá nhân trong cuộc sống và nhận thức
của họ về sự hạnh phúc trong các lĩnh vực sức khoẻ thể chất, tinh thần và xã hội”. Chức
năng đề cập đến khả năng của một cá nhân để thực hiện một số hoạt động đã được định
trước, trong khi đó, cảm giác hạnh phúc đề cập đến cảm xúc chủ quan của họ [36].
Định nghĩa thứ hai về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ có liên quan
trực tiếp đến chất lượng cuộc sống: “Chất lượng cuộc sống là một khái niệm toàn diện
bao gồm tất cả yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của một cá nhân. Chất lượng cuộc sống
liên quan đến sức khỏe chỉ bao gồm những yếu tố là một phần của sức khỏe cá nhân”.
Các khía cạnh phi sức khỏe của chất lượng cuộc sống ví dụ như hồn cảnh kinh tế và
chính trị thì đều khơng được liệt vào chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe [36].
Định nghĩa thứ ba về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ tập trung vào
các khía cạnh của chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bởi sức khỏe. Ví dụ, chất lượng
cuộc sống liên quan đến sức khoẻ được định nghĩa là “các khía cạnh của hạnh phúc mà
cá nhân tự nhận thức có liên quan đến hoặc bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của bệnh tật
hoặc điều trị” [36].
Định nghĩa thứ tư và cuối cùng của chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ
tập trung vào giá trị của sức khỏe. Việc đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
khoẻ được sử dụng để tính tốn QALYs (Quality – adjusted life year – Tuổi thọ hiệu
chỉnh theo chất lượng sống) và đo lường lợi ích của các can thiệp y tế [36].
Chất lượng cuộc sống và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ thường
được sử dụng thay thế cho nhau trong nghiên cứu y khoa mặc dù hai thuật ngữ này có
10


những khác biệt nhất định. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tơi sẽ nghiên
cứu về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ và viết ngắn gọn là chất lượng cuộc
sống.
1.2.2. Tầm quan trọng của đo lường chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư vú

Bệnh nhân ung thư vú phải chịu đựng các triệu chứng thực thể và tình trạng đau
đớn về tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của họ. Những trải nghiệm
về ung thư vú của bệnh nhân có thể khác nhau, nhưng hầu hết đều trải qua các giai đoạn
sau: (1) Chẩn đoán bệnh, (2) Điều trị đầu tiên, (3) Phát hiện các nguy cơ di truyền và
giải quyết tình trạng tâm lý phát sinh khi biết nguy cơ, (4) Các vấn đề đặc thù ở mỗi giai
đoạn bệnh như: bệnh chưa xâm lấn, bệnh đã xâm lấn hạch, bệnh tái phát…, (5) Kết thúc
điều trị và tái hòa nhập với cuộc sống, (6) Thời gian sống thêm, và (7) Chăm sóc giảm
nhẹ đối với bệnh ở giai đoạn muộn [55]. Ngay từ khi được chẩn đoán ung thư, người
phụ nữ đã phải trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc như sốc, lo lắng, sợ hãi, không tin
vào sự thật. Với phần lớn bệnh nhân, khủng hoảng tâm lý này sẽ biến mất dần theo thời
gian, tuy nhiên, đối với những người khác, sự suy sụp về tinh thần có thể ảnh hưởng
đáng kể đến chất lượng cuộc sống, khả năng đưa ra quyết định điều trị và tuân thủ điều
trị [54]. Khi kế hoạch điều trị được quyết định, sự lo lắng của người bệnh có thể giảm
bớt, nhưng những nỗi sợ hãi mới có thể phát sinh, bởi vì các phương pháp điều trị mặc
dù giúp loại bỏ khối u nhưng đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Phẫu thuật – phương pháp điều trị áp dụng với phần lớn bệnh nhân ung thư vú giai đoạn
sớm không chỉ gây ra những tổn hại về mặt thể chất như giảm khả năng vận động của
cánh tay/vai mà còn gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng ở bệnh nhân. Các vấn đề
tâm lý này xuất phát từ sự thay đổi hình ảnh cơ thể sau phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật
cắt bỏ vú [37]. Bên cạnh phẫu thuật, các phương pháp điều trị khác như xạ trị, hoá trị,
liệu pháp nội tiết, cắt buồng trứng,... cũng gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn
ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí kéo dài nhiều
năm sau điều trị như mệt mỏi, suy giảm chức năng tình dục và sinh sản,... [54].
Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống cung cấp những thông tin đa chiều về tình
trạng bệnh nhân, những tác dụng khơng mong muốn mà bệnh nhân gặp phải trong quá
trình điều trị và theo dõi sau điều trị, cho phép đánh giá các quan điểm và sự hài lòng
của bệnh nhân với phương pháp điều trị được áp dụng, giúp nhân viên y tế lập kế hoạch
hỗ trợ nhằm khắc phục các tác dụng khơng mong muốn của q trình điều trị và phục
11



hồi chức năng cho bệnh nhân tốt hơn. Nhờ kết quả các nghiên cứu về chất lượng cuộc
sống mà các nhà lâm sàng có thể cung cấp cho bệnh nhân những thông tin đầy đủ và
chất lượng hơn về quá trình tiến triển bệnh, tiên lượng đáp ứng điều trị và thời gian sống,
góp phần giúp bệnh nhân cân nhắc và lựa chọn hướng điều trị phù hợp nhất. Nghiên cứu
về chất lượng cuộc sống cũng giúp đánh giá các phương pháp điều trị mới, là cơ sở cấp
số đăng ký lưu hành của một số thuốc điều trị ung thư hiện nay bên cạnh các tiêu chí
lâm sàng kinh điển như thời gian sống thêm toàn bộ, thời gian sống thêm không bệnh,…
[6], [21], [49], [55].
1.2.3. Các bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú
Chất lượng cuộc sống là khái niệm mang tính chất chủ quan, do người bệnh tự
đánh giá, nên việc đo lường chất lượng cuộc sống cũng sử dụng những phương pháp
chủ quan, cụ thể là các bộ câu hỏi cho bệnh nhân tự trả lời [14]. Các bộ câu hỏi được
xây dựng theo những quy trình chặt chẽ, được nghiên cứu kiểm định giá trị và độ tin cậy
trước khi đưa vào áp dụng trong thực tế lâm sàng [66]. Bảng 1.1 dưới đây trình bày một
số bộ công cụ thường được sử dụng để đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
ung thư vú:
Bảng 1.1 – Một số bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung
thư vú thường được sử dụng [14], [26], [49], [66]
Lĩnh vực/Mục tiêu đánh giá

Tên bộ câu hỏi

Đánh giá chất lượng cuộc sống chung:

 SF-36

áp dụng cho tất cả các bệnh

 NHP...

 EORTC QLQ-C30

Đánh giá chất lượng cuộc sống của

 FACT-G ...

bệnh nhân ung thư nói chung
Đánh giá chất lượng cuộc sống dành

 EORTC QLQ-BR23
 FACT-B

riêng cho bệnh nhân ung thư vú

 BCQ…
 Đánh giá khía cạnh tâm lý:

Đánh giá ảnh hưởng của một khía
cạnh/triệu chứng lên chất lượng

GHQ-28; HADS;...
 Đánh giá triệu chứng: Mệt mỏi

cuộc sống

(FACT-F); Đau (BPI)...
 Các khía cạnh khác: hình ảnh cơ
thể (BIS); Hỗ trợ xã hội (SSQ)...
12



Do tính chất phức tạp của bệnh ung thư và bản chất khác nhau của các quần thể
người bệnh trong các nghiên cứu nên khơng có bộ câu hỏi nào vừa có tính bao qt, lại
vừa đủ nhạy để phát hiện những biến đổi có ý nghĩa lâm sàng trong những kết quả điều
trị trên bệnh nhân trong mọi giai đoạn của sự chăm sóc y tế [55]. Do đó, một số nhà
nghiên cứu đã khuyến nghị rằng phương pháp tiếp cận đo lường chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân ung thư nên bao gồm một bộ câu hỏi chung, cơ bản đảm bảo tính bao
quát, phối hợp với một bộ câu hỏi đặc hiệu với vị trí mắc ung thư đảm bảo độ nhạy của
nghiên cứu [66].
Để đánh giá tổng hợp nhiều mặt chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú,
thống kê trong y văn cho thấy EORTC QLQ-C30 (với phần mở rộng EORTC QLQBR23) và FACT-G (với phần mở rộng FACT-B) là các bộ câu hỏi được sử dụng phổ
biến nhất [48], [49]. Mặc dù việc đo lường chất lượng cuộc sống đóng vai trị ngày càng
quan trọng, trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất rằng EORTC QLQ-BR23 hay FACTB mới là bộ câu hỏi được ưu tiên sử dụng trong các nghiên cứu lâm sàng [53]. Việc lựa
chọn bộ công cụ nào trong hai bộ cơng cụ này phụ thuộc vào mục đích và thiết kế của
từng nghiên cứu cụ thể [53]. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tơi lựa chọn
bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 kết hợp với phần mở rộng EORTC QLQ-BR23 thay vì
bộ câu hỏi của FACT là vì bộ câu hỏi EORTC QLQ-BR23 có các thang đo đánh giá tác
dụng khơng mong muốn tồn thân, mà đối tượng mà nghiên cứu của chúng tôi hướng
đến là bệnh nhân điều trị hoá chất. Phiên bản gốc (tiếng Anh) của hai bộ câu hỏi EORTC
QLQ-C30 và EORTC QLQ-BR23 đã được kiểm định giá trị và độ tin cậy bởi rất nhiều
nghiên cứu đa trung tâm trên thế giới [51]. EORTC cũng đã xuất bản sách hướng dẫn
“Quy trình chuyển ngữ các bộ câu hỏi” [20] với mục đích để bản chuyển ngữ có thể
thích nghi với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới nhưng vẫn giữ nguyên giá trị và
độ tin cậy (cho đến nay EORTC cũng là tổ chức duy nhất cung cấp miễn phí tài liệu
hướng dẫn quy trình chuyển ngữ các bộ câu hỏi, đồng thời có một đơn vị chuyên hướng
dẫn chuyển ngữ để hỗ trợ các nhóm nghiên cứu đến từ các quốc gia khác nhau khi tiến
hành dịch từ bản gốc tiếng Anh sang các ngơn ngữ khác). Tính đến tháng 03/2021, bộ
câu hỏi EORTC QLQ-C30 đã được chuyển ngữ thành công sang 107 ngôn ngữ khác
nhau, bộ câu hỏi EORTC QLQ-BR23 đã được chuyển ngữ thành công sang 89 ngôn
ngữ khác nhau [70], [71]. Phiên bản tiếng Việt của cả hai bộ câu hỏi cũng đã được

nghiên cứu kiểm định giá trị và độ tin cậy trên đối tượng bệnh nhân ung thư vú Việt
13


Nam vào năm 2017 và cho kết quả bước đầu đảm bảo chất lượng và khả thi để sử dụng
cho các nghiên cứu đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú tại Việt
Nam trong tương lai [7].
1.2.4. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú điều
trị hoá chất
1.2.4.1. Các đặc điểm nhân khẩu học
Tuổi: Có sự bất đồng kết quả giữa các nghiên cứu về ảnh hưởng của tuổi đến chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú. Với những bệnh nhân trải qua hóa trị hoặc
xạ trị, So và cộng sự đã nhận thấy rằng, bệnh nhân tuổi càng cao có chất lượng cuộc
sống tổng quát càng tốt so với những bệnh nhân dưới 60 tuổi. Trong khi đó, hầu hết các
nghiên cứu cịn lại cho rằng bệnh nhân ung thư vú tuổi càng cao thì chất lượng cuộc
sống tổng quát của họ càng thấp [29].
Tình trạng hơn nhân: Có sự bất đồng kết quả giữa các nghiên cứu về ảnh hưởng
của tình trạng hơn nhân đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú. Nghiên
cứu của Chui và cộng sự; Edib và cộng sự đã kết luận rằng, phụ nữ độc thân (so với phụ
nữ đã từng kết hôn) và phụ nữ không kết hơn (so với phụ nữ kết hơn và gố/li dị), tương
ứng, có chất lượng cuộc sống tổng quát tốt hơn. Tuy nhiên, Chang và cộng sự lại nhận
thấy rằng, phụ nữ kết hơn có chất lượng cuộc sống tổng quát tốt hơn so với phụ nữ độc
thân/li dị/goá [17], [29]. Điều này có thể giải thích là do bệnh nhân đã kết hơn có nhiều
hỗ trợ về thể chất và tâm lý xã hội hơn so với bệnh nhân độc thân/li dị/gố vì chồng của
họ đã giúp họ đối phó với những thay đổi và cảm xúc tiêu cực [17], [65].
Thu nhập: Có sự bất đồng kết quả giữa các nghiên cứu về ảnh hưởng của thu
nhập đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú. Edib và cộng sự; Huang và
cộng sự nhận thấy rằng, những bệnh nhân có thu nhập hộ gia đình càng cao có chất
lượng cuộc sống tổng quát càng tốt, trong khi đó, Chui và cộng sự đã báo cáo kết quả
ngược lại [29]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Văn Cầu cũng chỉ ra rằng bệnh

nhân có thu nhập trên 10 triệu đồng có chất lượng cuộc sống cao hơn so với bệnh nhân
có thu nhập dưới 10 triệu đồng. Tác giả cũng đã đưa ra lí giải cho điều này rằng thu nhập
cao có ảnh hưởng tích cực đến nhiều khía cạnh như chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, giúp
điều trị kịp thời, tiếp cận phục hồi chức năng và điều trị hỗ trợ tốt hơn cũng như ít lo
lắng hơn về gánh nặng tài chính chi trả điều trị và khi phải nghỉ mọi công việc để tập
trung chữa bệnh [4].
14


Một số đặc điểm thuộc về bệnh nhân khác như trình độ học vấn, BMI, tình trạng
kinh nguyệt, tỷ lệ bảo hiểm chi trả,...cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [35].
1.2.4.2. Các đặc điểm bệnh lý và điều trị
Đặc điểm khối u: Bệnh nhân ở giai đoạn càng muộn thì chất lượng cuộc sống
tổng quát càng thấp [29].
Thời gian chẩn đoán ung thư vú: thời gian càng ngắn kể từ khi được chẩn đốn
ung thư vú có liên quan đến chất lượng cuộc sống tổng quát thấp hơn [29], [65].
Loại phẫu thuật: Có sự bất đồng kết quả giữa các nghiên cứu về ảnh hưởng của
loại phẫu thuật đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú. Edib và cộng sự đã
quan sát thấy rằng, phụ nữ trải qua phẫu thuật bảo tồn vú có chất lượng cuộc sống tổng
quát tốt hơn so với phụ nữ trải qua phẫu thuật cắt bỏ vú. Tuy nhiên, Dubashi và cộng
sự; Huang và cộng sự lại nhận thấy rằng, bệnh nhân phẫu thuật bảo tồn vú có chất lượng
cuộc sống tổng quát kém hơn so với bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ vú. Điều này có thể là
do bệnh nhân phẫu thuật bảo tồn vú phải trải qua các triệu chứng đau, triệu chứng vú,
triệu chứng cánh tay ở mức độ cao hơn so với bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ vú [29].
Ngồi ra, phân tích meta của Elvin và cộng sự cịn chỉ ra loại phẫu thuật có liên quan
đến các khía cạnh khác của chất lượng cuộc sống. Theo đó, bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ
vú có chức năng hình ảnh cơ thể, quan điểm tương lai kém hơn và gặp nhiều tác dụng
khơng mong muốn tồn thân hơn so với bệnh nhân phẫu thuật bảo tồn vú [52].
Xạ trị: Có sự bất đồng kết quả giữa các nghiên cứu về ảnh hưởng của xạ trị đến
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú. Nghiên cứu của Kao và cộng sự; Shi

và cộng sự đã chỉ ra rằng, sau chẩn đoán 2 năm, những phụ nữ đã xạ trị có chất lượng
cuộc sống tổng quát tốt hơn so với những phụ nữ không điều trị bằng xạ trị; tuy nhiên,
Edib và cộng sự đã tìm thấy kết quả ngược lại [29].
Liệu pháp nội tiết: Có sự bất đồng kết quả giữa các nghiên cứu về ảnh hưởng của
liệu pháp nội tiết đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú. Edib và cộng sự
đã nhận thấy rằng, liệu pháp nội tiết có liên quan đến chất lượng cuộc sống kém hơn;
tuy nhiên, nghiên cứu của Kao và cộng sự, Shi và cộng sự lại cho kết quả ngược lại.
[29].
Hóa trị: Phác đồ đa trị liệu có liên quan đến sự xuất hiện các tác dụng khơng
mong muốn. Loại hóa chất, liều hóa chất sử dụng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống,
các tác dụng không mong muốn như buồn nôn và nôn, mệt mỏi và các triệu chứng khác
15


×