AI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON
---------- ----------
BÀI KIỂM TRA
GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
Giảng viên: Th.S Trần Dương Quốc Hòa
Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Oanh
Lớp: Đại học Tiểu học B-K6
Năm học: 2018-2019
Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Ngun tắc chú ý
đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH)
Sau gần một tháng thực tập tại trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, em có cơ hội được tham dự
các tiết dạy của giáo viên hướng dẫn cũng như các tiết dự giờ của các giáo viên khác giúp
cho em có thể học hỏi các phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao kĩ năng, trau dồi kiến
thức cho bản thân. Cũng qua đó, em thấy rằng môn Tiếng Việt đối với lứa tuổi tiểu học là vô
cùng cần thiết. Và việc dạy môn Tiếng Việt của các giáo viên đã đáp ứng đủ 03 nguyên tắc
dạy học ở trường tiểu học.
*Nguyên tắc phát triển tư duy:
- Trong các tiết dạy, giáo viên luôn đặt học sinh vào trạng thái tư duy liên tục, luôn giúp học
sinh rèn luyện các thao tác tư duy thông qua các hoạt động.
- Dẫn chứng cụ thể:
Bài Tập đọc “Người gác rừng tí hon” - lớp 5 , HS tự chia đoạn, HS đọc bài theo nhóm
tự tìm ra các từ chưa hiểu nghĩa, cách ngắt nghỉ các câu dài. Sau đó, GV yêu cầu HS
lắng nghe GV đọc để tìm ra GV nhấn giọng ở những từ nào, ngắt nghỉ ở những câu
nào. Cũng qua đó, HS tự rút ra nội dung bài tập đọc. GV còn đưa ra các câu hỏi mở,
các câu hỏi ngoài SGK để nâng cao trình độ nhận thức của HS góp phần giáo dục
BVMT và giáo dục QPAN thông qua bài học, rút ra bài học cho bản thân.
( Giáo dục BVMT: Rừng có vai trị quan trọng như thế nào? Tình trạng rừng nước ta
hiện nay như thế nào? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
Giáo dục QPAN: Hãy nêu những tấm gương cảnh giác,kịp thời phát hiện tội phạm báo
công an)
Bài Học vần “iêu-yêu” - lớp 1, HS tự ghép vần, phân tích vần, so sánh êu-iêu, iêuyêu. HS xem tranh và tự rút ra từ khóa ( diều sáo, yêu quý ), bên cạnh đó GV cịn hỏi
thêm những câu hỏi mở, câu hỏi ngồi như thả diều thì chúng ta thường thả ở đâu?
Mùa nào? cũng như Chúng ta phải làm gì để bố mẹ vui lịng? HS cịn tự tìm và gạch
chân tiếng chứa các vần vừa học.
Tập làm văn: Bài “Luyện tập tả người” ( tả ngoại hình ) - lớp 5 , GV đưa ra những câu
hỏi gợi ý: người em thường gặp là ai? Khuôn mặt như thế nào? Mái tóc? Mắt? Mũi?
Miệng?... học sinh tự do kể và tả lại, tự do sáng tạo cho bài văn của mình, sau đó
hồn chỉnh bài văn và cuối cùng GV chỉnh sửa.
Luyện từ và câu: Bài “Tính từ” - lớp 4, GV đưa rất nhiều VD để HS hiểu hơn những
từ miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật cũng là tính từ, sau các ví dụ HS tự nêu ra
ghi nhớ bài tính từ. GV yêu cầu HS tìm tính từ chỉ trạng thái, đặc điểm tính tình, tư
chất,… HS tự tìm tính từ và đặt câu với tính từ đó.
Bài “Mở rộng vốn từ: Bảo vệ mơi trường” – lớp 5: HS tự sưu tầm tranh ảnh để biết đâu
là khu bảo tồn thiên nhiên, đâu là khu dân cư và đâu là khu sản xuất.
Chính tả: HS tự biết sau dấu chấm phải viết hoa, tự lưu ý cách thụt đầu dòng, khoảng
cách sao cho đúng. ( đối với phân môn này nguyên tắc phát triển tư duy ít được chú
trọng )
Kể chuyện “ Người đi săn và con nai” – lớp 5: Sau khi nghe GV kể câu chuyện, HS tự
nhìn vào tranh và tự kể lại câu chuyện theo tranh, HS có thể tự kể lại bằng ngơn ngữ
cũng như lời nói của mình. Sau bài học HS tự rút ra nội dung cũng như bài học cho
bản thân.
*Nguyên tắc giao tiếp: Lấy mục đích dạy học là phương pháp dạy học chủ yếu, giúp HS nói
tốt hơn, viết tốt hơn, nghe tốt hơn. Hầu hết giáo viên đều đảm bảo được nguyên tắc này.
- Giữa GV và HS: GV thường hỏi các câu hỏi, HS nêu ra ý kiến và GV chốt lại câu trả lời.
- Giữa HS và HS: HS làm việc theo nhóm (nhóm đơi, nhóm 3, nhóm 4,…) hoặc khi HS trả
lời các câu hỏi, HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến. Qua đó, giúp HS phát triển khả năng
làm việc nhóm cũng như khả năng giao tiếp.
Dẫn chứng cụ thể:
Tập đọc: Có những câu hỏi GV yêu cầu HS làm cá nhân rồi sau đó chia sẻ với bạn kế
bên mình, HS luyện đọc theo nhóm giúp HS rèn luyện kĩ năng đọc, sửa lỗi sai về cách
phát âm, ngắt nghỉ câu dài cho phù hợp giúp HS đọc tốt hơn. Sau khi các nhóm thi
đua đọc, HS nhận xét giọng đọc của bạn, cách phát âm của bạn cũng như cách ngắt
nghỉ sao cho đúng. Ở phần tìm hiểu bài, khi HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét và
bổ sung ý kiến.
LTVC: HS làm việc nhóm sau đó trình bày kết quả của nhóm trước lớp, các nhóm
khác nhận xét và bổ sung.
Chính tả: HS tự nêu ra các khó khăn khi viết để GV hoặc HS khác giúp đỡ.
Tập làm văn: GV đưa ra những gợi ý để HS tự do trả lời nâng cao vốn hiểu biết.
*Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh tiểu học: Hầu
hết HS tiểu học có thời lượng chú ý thấp cũng như thích vừa học vừa chơi, thích những điều
mới lạ. Hầu hết các GV đều đảm bảo nguyên tắc này.
- GV thường mở đầu các tiết học bằng 1 bài hát hoặc cho HS chơi 1 trị chơi thơng qua đó
KTBC hoặc cho HS chơi trị chơi để củng cố bài học tạo cho lớp học thêm sôi động, hứng
thú và khơng bị nhàm chán. GV cịn đưa các hình ảnh cũng như các clip minh họa để HS chú
ý hơn đến bài học.
Bài “Tính từ” – lớp 4: GV bắt đầu tiết học bằng cách cho HS hát và nhảy theo nhạc
bài “Bống bống bang bang” làm cho HS rất hứng thú, lớp học trở nên sôi động. khi
củng cố bài học GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
Bài “Người gác rừng tí hon:” – lớp 5: GV mở đầu tiết học bằng trị chơi Trúc xanh
thơng qua đó KTBC giúp HS hứng thú hơn và cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
để HS thi đua luyện đọc 1 cách hào hứng.
Bài “Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường: - lớp 5: GV mở đầu tiết học bằng cách cho
HS chơi trị chơi Truyền hoa thơng qua đó KTBC.
Bài “iêu-u”: GV cho HS xem clip có hình ảnh của diều sáo, cho HS nghe âm thanh
của diều sáo để HS chú ý hơn.
- GV thường xuyên khen HS để khích lệ HS, khiến HS cảm thấy hứng thú trong tiết học.
- Đối với phân mơn Chính tả, GV thường cho HS viết lại các lỗi sai sau khi viết xong bài để
HS có thể khắc phục cho lần sau.
- Đối với phân môn Tập đọc khi HS đọc mà phát âm sai GV thường cho HS phát âm cho
đúng vào thời gian rảnh.
- Đối với phân môn Tập làm văn HS tự do sử dụng những từ ngữ vốn có của mình để kể và
tả lại, sau đó GV giúp HS điều chỉnh cho phù hợp, điều chỉnh cho câu văn được trơi chảy.
*Các tiêu chí của một tiết dạy học tích cực:
+ Mọi HS đều được tham gia hoạt động: trong các tiết học, GV cho HS sử dụng bảng con
để trả lời câu hỏi, cho HS làm việc theo nhóm rồi điền vào phiếu học tập cũng như các trò
chơi cho tất cả HS đều tham gia. HS cịn luyện đọc theo nhóm, đọc nối tiếp đoạn trong các
bài Tập đọc.
+ Tự sản sinh ra tri thức: HS tự tìm ra nhưng từ chưa hiểu nghĩa, tự tìm cách ngắt nghỉ
những câu dài cho đúng. HS tự rút ra nội dung bài Tập đọc cũng như ghi nhớ của các bài
học, thơng qua đó tự rút ra bài học cho bản thân.
+ Lớp học sôi động: GV thường xen kẽ bài học với bài hát cũng như các trò chơi liên quan
đến bài học làm cho lớp học sơi động. Bên cạnh đó cịn có các hình ảnh cũng như các clip
minh hoa để HS chú ý hơn đến bài học.
Yêu cầu 2:
- Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết học
Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc phục
(nếu thấy bất cập)
Sau gần một tháng thực tập, em có những băn khoăn, thắc mắc khi tiếp cận thực tế với các
tiết học Tiếng Việt ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt.
- Trước khi hoạt động nhóm đơi hay nhóm 4, GV u cầu HS tự làm bài cá nhân rồi sau đó
mới chia sẻ với bạn mình về câu trả lời của bản thân để có thể thống nhất ý kiến.
=> Lí giải: Cách này rất hiệu quả. HS đều tự tìm ra câu trả lời mà khơng dựa dẫm vào bất kì
ai. Nếu như chỉ cho làm việc nhóm sẽ có HS làm, sẽ có HS khơng làm như vậy khơng đánh
giá hết được khả năng của từng HS.
- Các tiết dạy dự giờ, GV thường dạy đúng quy trình và đúng theo tiết dạy tích cực cịn các
tiệt dạy bình thường thì dạy khơng đúng quy trình, thường chỉ dạy phần nội dung chính của
bài học. Liệu như vậy HS có nắm vững được kiến thức hay khơng?
=> Lí giải: Nếu dạy đúng quy trình đa phần sẽ cháy giáo án, khơng đủ thời gian để có thể
dạy các tiết khác.
- Khi làm bảng con, bên cạnh các bài đúng, GV cũng lấy các bài sai để cho HS nhận xét,
tìm ra những điểm sai của bạn chứ không chỉ lấy mỗi bài của các HS đúng.
=> Lí giải: Cách này rất hiệu quả, bao quát được khả năng của từng học sinh.
- Thường các trị chơi thường giống nhau, khơng có sự sáng tạo cũng như mới lạ trong các
trị chơi.
=> Khắc phục: GV nên trau dồi kĩ năng CNTT để có thể sáng tạo hơn các trị chơi khiến
HS thêm hứng thú, lớp học thêm sôi động.
- Khi GV cho HS xem clip lại khơng đưa ra bất kì u cầu nào, vậy HS xem clip với mục
đích gì?
=> Khắc phục: GV nên đưa ra các yêu cầu cũng như các câu hỏi để HS xem clip có mục
đích.
Trên đây là bài làm của em, cám ơn thầy đã đọc và mong thầy có những ý kiến đóng góp để
em có thể hồn thiện hơn cũng như nâng cao trình độ của bản thân.