Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.1 KB, 12 trang )

LỜI CẢM ƠN
Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng là nơi em chọn theo học 4 năm tương
lai.
Trong thời gian gần 2 năm học tập tại đây, tuy không nhiều cũng chẳng ít nhưng
em đã tiếp thu được cho mình khơng ít kiến thức bổ ích với vơ vàn bài học quý giá dưới
sự dạy bảo tận tình của các thầy cơ. Để hồn thành bài tiểu luận này, em đã nhận được
những sự giúp đỡ tích cực từ các thầy cơ, bạn bè, gia đình.
Với lịng biết ơn chân thành, em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Học viện
đã truyền cảm hứng học tập cũng như giúp em phát triển tư duy của mình. Nhờ có các
thầy cơ mà em có thể tư duy được từ môn này sang môn khác, từ lĩnh vực này đến lĩnh
vực khác, cách tư duy mở hơn trước mọi vấn đề.
Đặc biệt là cô …- giảng viên học phần Kỹ năng làm việc nhóm trong học kì vừa
qua của em, cảm ơn cô đã mang đến cho em những kiến thức xoay quanh kỹ năng làm
việc nhóm nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Cũng như tạo điều kiện cho không
chỉ em và các bạn được thực hành làm việc nhóm với nhau. Nhất là trong quá trình hồn
thành bài tiểu luận này.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn, các anh chị khóa trên
của Học viện đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt q trình hồn thành bài tiểu luận. Ln
quan tâm, hỗ trợ em trong nguồn tìm hiểu, cách làm bài tốt nhất…
Và em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình em. Ở bên cạnh em, động viên
em, như một điểm tựa vững chắc nhất để em có động lực hồn thành tốt bài tiểu luận.
Bên cạnh đó, dù rất cố gắng nhưng vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của em có
hạn nên khơng tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp,
nhận xét, đánh giá từ quý Thầy Cơ để bài tiểu luận được hồn thiện hơn và em có thể rút
kinh nghiệm cho những bài tiểu luận lần sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng. Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2020
Sinh viên thực hiện

1|Kỹ năng làm việc nhóm



MỞ ĐẦU
Hiện nay xã hội phát triển rất nhanh chóng, phát triển trên tất cả mọi lĩnh vực. Đòi
hỏi con người cũng phải luôn trau dồi, rèn luyện bản thân để khơng bị tụt lại phía sau.
Trước đây con người luôn làm việc theo từng cá nhân nhưng càng ngày sức mạnh của làm
việc nhóm khiến cho con người có nhiều bước tiến hơn trong xã hội ngày nay.
Sức mạnh của làm việc theo nhóm, theo tổ chức là điều không thể chối cãi. Nhưng
không phải cứ làm việc theo nhóm, theo tổ chức là sẽ đạt được thành quả tốt đẹp, là sẽ
phát triển lên. Mà nhóm cần có một người lãnh đạo nhóm thật sáng suốt, hội tụ đầy đủ các
yếu tố cần thiết để có thể trở thành một nhà lãnh đạo giúp cho nhóm cống hiến cho xã hội.
Trước nhu cầu của xã hội cũng như ham muốn học hỏi thêm nhiều kiến thức và
khát vọng trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai, trong bài tiểu luận này Cơ đã giúp
chúng em tìm hiểu những kiến thức xoay quanh chủ đề “Lãnh đạo nhóm”. Đây là chủ đề
rất hay dành cho tất cả sinh viên chúng em.
Cấu trúc của bài tiểu luận bao gồm lời cảm ơn, phần mở đầu, mục lục, 3 trả lời và
cuối cùng là tài liệu tham khảo.
Nội dung bài tiểu luận gồm 10 trang, 1 hình vẽ, 1 tài liệu tham khảo, 2 bài báo
phản ánh nội dung của bài tiểu luận.

2|Kỹ năng làm việc nhóm


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
CÂU 1
CÂU 2
CÂU 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
2
3
4
7
10
12

3|Kỹ năng làm việc nhóm


Câu 1: Vai trị của người lãnh đạo nhóm? Những yếu tố nào làm cho một
người nổi trội hơn những người khác để được chấp nhận là lãnh đạo nhóm?
Bạn đã có những yếu tố nào? Chưa có những yếu tố nào trong đó? Bạn cần
làm gì để có đủ yếu tố trở thành một người lãnh đạo nhóm trong tương lai?
* Vai trị của người lãnh đạo nhóm:
- Là người khởi xướng: Trưởng nhóm ln là người khởi xướng hành động và quy
trình cơng việc nhằm đưa nhóm đi vào hoạt động và đạt được kết quả.
- Người làm gương: Nếu lãnh đạo nhóm muốn các thành viên khác cư xử và hành
động đúng đắn thì trước anh ta hãy là một tấm gương mẫu mực.
- Người biết thương thảo: Mỗi thành viên của nhóm đều có nhiều điểm khác biệt,
do vậy trưởng nhóm là người cởi mở thương thảo mọi vấn đề nhằm tìm kiếm sự
đồng thuận trong nhóm là điều rất cần thiết.
- Người biết lắng nghe: Không phải cứ làm lãnh đạo là được quyền chỉ đạo, ra
mệnh lệnh, yêu cầu người khác tuân thủ mà người lãnh đạo càng cần phải dành
nhiều thời gian để lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm. Lắng nghe
giúp cho người lãnh đạo có thêm nhiều thơng tin, tập hợp được nhiều ý tưởng, phát
huy tính tính cực của mỗi cá nhân.
- Người huấn luyện: Trưởng nhóm có vai trị là người kèm cặp, hướng dẫn, đào tạo

các thành viên trong nhóm để giúp họ nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu của công
việc.
- Là một thành viên của nhóm: Người lãnh đạo cũng chính là một thành viên trong
nhóm, cùng theo đuổi mục tiêu, cùng làm, cùng hưởng với các thành viên khác. Vì
vậy, dù với vị trí là người lãnh đạo nhưng cần phải hòa đồng với tập thể, xắn tay
làm việc như bất kì thành viên nào khác.
* Những yếu tố làm cho một người nổi trội hơn những người khác để được
chấp nhận là lãnh đạo nhóm:
- Khát vọng và nghị lực: Người lãnh đạo nhóm hiệu quả trước hết phải có mong
muốn, hứng thú và thậm chí có khát vọng trở thành lãnh đạo và có nghị lực mạnh
mẽ để đạt được khát vọng của mình. Phẩm chất này giúp họ ln nỗ lực theo một
cách nào đó để xứng đáng với vai trị là người lãnh đạo.
- Có khả năng gây ảnh hưởng đối với người khác: Các nhà quản trị học hiện đại
đều đồng nhất cho rằng người lãnh đạo cần phải có khả năng gây ảnh hưởng, gây
tác động đối với người khác.
4|Kỹ năng làm việc nhóm


- Nhạy cảm: Người lãnh đạo cần nhạy cảm để hiểu biết đúng về mình, về người
khác và những gì đang/sẽ diễn ra trong nhóm và mơi trường xung quanh. Thậm chí
người lãnh đạo cịn phải vận dụng phẩm chất này để phán đốn chính xác tình
huống có thể xảy ra, từ đó đưa ra những lựa chọn và quyết định đúng đắn.
- Chính trực: Đây là phẩm chất cần thiết để tạo sự tin cậy. Sự tin cậy xuất phát từ
việc nói đúng sự thật, nói đi đơi với làm, trước sau nhất quán.
- Tự tin: Người lãnh đạo cần phải tin vào chính mình mới làm cho người khác tin
tưởng mình được. Để có được sự tự tin thực sự, người lãnh đạo phải có sự trang bị
kỹ lưỡng cho bản thân về nền tảng văn hóa, trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức,
kỹ năng thành thạo và khơng ngừng trau dồi hồn thiện bản thân.
- Thơng minh: Chỉ số thông minh được đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh khác
nhau như trí thơng minh về tư duy lô-gic, về xã hội, về cảm xúc, về nghệ thuật, về

vận động, v.v. Khơng ai có được trí tuệ hoàn hảo, tuy nhiên một người lãnh đạo
cần rèn luyện để có chỉ số thơng minh càng cao càng tốt. Điều này sẽ giúp cho họ
dễ dàng, thuận lợi hơn khi xử lí các tình huống hay cơng việc, nhanh chóng tạo
được uy tín trước tập thể.
- Hiểu biết rộng: Khi đã trở thành người lãnh đạo, không nhất thiết phải hiểu sâu
về chuyên môn nhưng cần hiểu biết rộng để điều hành công việc cho cả một tập thể
bao gồm nhiều con người, nhiều bộ phận với những chức năng, nhiệm vụ khác
nhau.
* Trong những yếu tố trên thì những yếu tố em có là:
- Khát vọng và nghị lực: Em đã có mong muốn được làm lãnh đạo của một nhóm
từ lâu, nhưng mới chỉ có một số cơ hội nhỏ như làm lớp trưởng hồi còn là học sinh.
- Có khả năng gây ảnh hưởng đối với người khác: Có một câu chuyện mà bản thân
em rất tự hào. Đó là ngày cịn học lớp 9, trường em có tổ chức cuộc thi là “Chọn
học sinh giỏi các môn”. Bạn cùng bàn em đã hỏi ý kiến em là bạn có nên tham gia
thi mơn gì khơng. Em đã khuyên bạn nên thi môn Sinh học trong một thời gian khá
dài do bạn còn tự ti về khả năng của mình. Sau đó bạn đã đi thi mơn Sinh như em
đã khun. Dù năm đó bạn khơng được giải gì nhưng bạn đã có một niềm đam mê
với môn Sinh học. Sau này học cấp 3 chúng em khơng học cùng lớp nhau nữa
nhưng bạn vẫn có niềm đam mê với môn Sinh học, và thi Đại học bạn đã thi đỗ
Đại học Y. Khi gặp lại bạn vẫn cảm ơn em vì năm đó đã khun bạn theo học mơn
Sinh học.
5|Kỹ năng làm việc nhóm


* Những yếu tố em cịn thiếu sót là:
- Nhạy cảm: Bản thân em vẫn chưa có nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm ở các lĩnh
vực. Nên em vẫn chưa nhanh nhạy trong việc phán đốn các tình huống có thể xảy
ra.
- Chính trực: Đây là yếu tố con người rất khó làm được. Bởi xung quanh cịn nhiều
cám dỗ khiến cho con người dễ đánh mất mình. Em cịn rất trẻ nên vẫn còn vướng

mắc phải nhiều cám dỗ khiến bản thân đơi khi đã làm đi sự chính trực.
- Tự tin: Bản thân em vẫn cịn nhiều thiết sót cả trong kiến thức hiểu biết, trình độ
học vấn cịn chưa có gì nổi trội, các phẩm chất đạo đức cịn chưa hồn thiện nên
vẫn cịn sự tự ti nhất định trong mình. Nên việc làm lãnh đạo trước một nhóm cịn
khá là e dè.
- Thơng minh: Có nhiều chỉ số thông minh như IQ, EQ, SQ, CQ, v.v. Bản thân em
đối với các chỉ số kia còn cần phải rèn luyện để tăng thêm chỉ số thông minh.
- Hiểu biết rộng: Đây là điều cũng rất khó để đạt được. Bản thân em đang tự cố
gắng để rèn luyện mình, trải nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

* Để trở thành người lãnh đạo nhóm trong tương lai, bản thân em cần phải trau
dồi rèn luyện bản thân rất rất nhiều. Từ những thiếu sót kể trên em đã đưa ra
những điều em cần phải làm là:
- Khát vọng và nghị lực: Tuy bản thân em đã kể ra là đã có rồi nhưng cần phải
mạnh mẽ hơn nữa. Bởi làm lãnh đạo là cơng việc cực kì khó khăn cần sự nỗ lực để
xứng đáng với vai trò của mình. Một nhà lãnh đạo hiệu quả là phải ln khao khát
làm được điều gì đó cho xã hội hoặc ít nhất là cho mình.
- Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác: Yếu tố này rất quan trọng, với bản thân
em thì em nghĩ mình nên truyền cảm hứng đến mọi người nhiều hơn nữa. Việc gây
ảnh hưởng, truyền cảm hứng cho mọi người còn khiến cho bản thân em thấy được
sự tự hào về bản thân cũng như để rèn luyện khả năng tạo động lực, cảm hứng cho
mọi người.
- Sự nhạy cảm: Nhạy cảm không phải phản xạ có điều kiện. Cần được rèn luyện để
có thể có được yếu tố này. Bản thân em nghĩ mình nên chú ý hơn với từng điều
nhỏ, chú ý hơn tới từng hành động của mọi người xung quanh. Tự bản thân đưa ra
các đánh giá khác nhau qua các sự việc khác nhau.
6|Kỹ năng làm việc nhóm


- Chính trực: Đây là điều mà khơng phải ai cũng có thể làm được. Nhà lãnh đạo cần

phải nói được làm được thì mọi người mới phục mình. Bản thân em hiện tại cần cố
gắng phải nói được làm được từ những điều nhỏ nhất.
- Tự tin: Lãnh đạo là phải tin vào bản thân mình trước hết sau đó người ta mới có
thể tin vào nhà lãnh đạo. Bản thân em cũng đang thiếu sót điều này rất nhiều. Em
sẽ phải cố gắng nỗ lực rất nhiều để bản thân trở nên tự tin hơn.
- Thông minh: Bản thân em cần ra ngoài xã hội va chạm nhiều hơn với nhiều khía
cạnh của cuộc sống hơn nữa. Đi một ngày đàng học một sàng khôn, đi nhiều để học
hỏi nhiều. Học hỏi tất cả mọi người, có được nhiều bài học quý giá ở các lĩnh vực
khác nhau. Từ đó sẽ làm cho các chỉ số thơng minh tăng lên.
- Hiểu biết rộng: Một nhà lãnh đạo không thể điều hành được nhóm nếu khơng có
hiểu biết về lĩnh vực của mình. Vì vậy bản thân em cần phải rèn luyện sự hiểu biết
của mình tốt trong một lĩnh vực và bên cạnh đó khơng thể qn là việc tìm hiểu về
các lĩnh vực có liên quan và lĩnh vực khác. Ngồi ra khơng qn học hỏi những nhà
lãnh đạo đi trước cách họ làm lãnh đạo ra sao để áp dụng vào bản thân học tập theo
họ.

Câu 2: Khi làm việc nhóm các nhóm phải trải qua các giai đoạn nào?
Một nhóm cộng tác trải qua những giai đoạn khác nhau từ khi được bắt đầu
thành lập cho đến khi hoạt động ổn định theo thời gian. Chúng ta có thể nhận diện
được cái giai đoạn phát triển này của nhóm, việc này sẽ rất hữu ích khi chúng ta
thành lập một nhóm, xác định tình trạng của một nhóm và đưa ra các quyết định
chính xác nhằm đảm bảo nhóm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tuckman (một nhà tâm lý học người Mỹ) đã đưa ra một mơ hình để giải
thích các giai đoạn này. Mơ hình của Tuckman chia chặng đường của một nhóm
thành 4 giai đoạn: Giai đoạn hình thành, giai đoạn bão táp, giai đoạn chuẩn hóa,
giai đoạn thành cơng. Và sau này ông có thêm giai đoạn thứ 5 đó là giai đoạn kết
thúc. Cụ thể các giai đoạn như sau:
Giai đoạn hình thành: Đây là giai đoạn các thành viên trong nhóm làm quen
với nhau, tìm hiểu và thăm dị nhau. Tâm lý chung ở giai đoạn này đó là: Hưng
7|Kỹ năng làm việc nhóm



phấn với công việc mới; Dè dặt trong việc tiếp cận và chia sẻ với các thành viên
khác; Quan sát và thăm dò mọi người xung quanh; Tự định vị mình trong cấu trúc
của nhóm. Trong giai đoạn này, người trưởng nhóm phải thể hiện vai trị dẫn dắt
của mình, bởi vì các thành viên khác vẫn chưa định vị và xác định rõ nhiệm vụ của
mình trong nhóm.
Giai đoạn bão táp (sóng gió): Giai đoạn này xảy ra khi các thành viên bắt
đầu bộc lộ mình và có thể phá vỡ những quy tắc của nhóm đã được thiết lập từ đầu.
Đây là giai đoạn rất khó khăn đối với nhóm và dễ dẫn đến kết quả xấu. Có thể xảy
ra xung đột giữa các thành viên do những nguyên nhân khác nhau như: phong cách
làm việc, cách cư xử, tranh cãi về các vấn đề hay giải pháp, văn hóa, v.v. Các thành
viên cũng có thể khơng hài lịng về cơng việc của nhau, dễ có các so sánh giữa
mình với người khác, v.v. Trong giai đoạn này, các thành viên khơng cịn đủ tập
trung vào cơng việc hướng đến mục tiêu chung. Tuy nhiên, họ cũng bắt đầu hiểu
nhau hơn. Điều quan trọng trong giai đoạn này là nhóm phải nhận diện và đối mặt
với tình trạng của mình.
Giai đoạn chuẩn hóa (ổn định): Giai đoạn này đến khi mọi người bắt đầu
chấp nhận nhau, chấp nhận sự khác biệt, cố gắng giải quyết các mâu thuẫn, nhận
biết thế mạnh của các thành viên khác và tôn trọng lẫn nhau. Các thành viên bắt
đầu trao đổi với nhau suôn sẻ hơn, tham khảo ý kiến lẫn nhau và yêu cầu sự trợ
giúp khi cần thiết. Có thể bắt đầu có các ý kiến mang tính xây dựng. Giai đoạn
Norming có thể đan xen lẫn với giai đoạn Storming vì khi có vấn đề mới (cơng
việc mới, quyết định mới, mâu thuẫn mới, v.v.) thì các thành viên có thể rơi vào
trạng thái xung đột như trước đó. Hiệu quả làm việc trong giai đoạn này sẽ được
nâng lên, bởi vì bây giờ nhóm đã có thể tập trung hơn vào công việc hướng đến
mục tiêu chung.
Giai đoạn thành công (hoạt động hiệu quả): Đây là giai đoạn nhóm đạt
được hiệu quả cao nhất trong cơng việc. Sự cơng tác diễn ra dễ dàng mà khơng có
bất cứ sự xung đột nào. Đây là một giai đoạn mà khơng phải nhóm nào cũng đạt tới

được. Các thành viên cảm thấy rất thoải mái khi làm việc trong nhóm. Nếu có
thành viên rời nhóm thì hiệu quả làm việc của nhóm cũng khơng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Tinh thần chủ đạo được thể hiện ở giai đoạn này là tinh thần đồng
đội.

8|Kỹ năng làm việc nhóm


Giai đoạn kết thúc: Các nhiệm vụ đã hoàn tất và mục tiêu đã hồn thành.
Các thành viên khơng cịn ràng buộc hay phụ thuộc với nhau nữa. Họ có thể ngồi
lại với nhau để đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm. Điều này cịn xảy ra trong các
tình huống khác nhau, ví dụ như khi dự án đã kết thúc, khi phần lớn thành viên rời
bỏ nhóm để nắm các vị trí khác, khi tổ chức được tái cấu trúc, v.v. Đối với các
thành viên tâm huyết của nhóm, đây là một giai đoạn “đau thương”, “lưu luyến”,
“tiếc nuối”, v.v. nhất là đối với các thành viên mà chưa nhìn thấy một tương lai tốt
đẹp hơn.

Như vậy, với mơ hình này, chúng ta có thể xác định trạng thái của một nhóm
và đưa ra các hành động tương ứng nhằm giúp nhóm sớm đạt được hiệu quả cao
nhất. Thời gian kéo dài của mỗi giai đoạn có thể khác nhau, tùy theo đặc điểm của
mỗi nhóm và các thành viên trong nhóm.
Thực tế khơng phải bất cứ nhóm nào cũng trải qua 5 giai đoạn. Có nhóm vừa
mới hình thành đã tan rã, có nhóm đang giai đoạn hoạt động ổn định cũng có thể bị
“treo”, có nhóm cùng lúc trải qua nhiều giai đoạn đan xen nhau.v.v. Bởi vì trong
cuộc sống mọi thứ đều khơng ngừng thay đổi và phát triển, nguy cơ luôn tiềm ẩn,
những xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu các thành viên vượt qua được tất
cả để tiến đến sự đồng thuận thì nhóm sẽ được nâng lên một tầm cao mới và sẽ gặt
hái được thành công lớn.
9|Kỹ năng làm việc nhóm



Câu 3: Nhóm do bạn làm trưởng nhóm nhận được một nhiệm vụ là phân phối
một sản phẩm mới ra thị trường và phải đạt một mức doanh số bán hàng
trong thời gian nhất định do cấp trên giao cho. Trong nhóm có 2 thành viên
cạnh tranh nhau về khách hàng khơng lành mạnh, gây ra xích mích và làm
mất uy tín của nhau. Điều này làm cho các nhân viên khác cũng trở nên e dè
và sợ sẽ động chạm làm cho cơng việc bán hàng bị đình trệ, doanh số bán hàng
thấp. Sắp đến thời hạn đã định bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
Từ tình huống trên, đầu tiên em xác định được nhóm đã xảy ra xung đột nhóm và
dư luận tập thể.
Xung đột là từ giữa các cá nhân với nhau, ở đây cụ thể là 2 thành viên cạnh tranh
khách hàng khơng được lành mạnh, gây sự xích mích, bất hịa, làm mất uy tín.
Đầu tiên em xác định nguyên nhân xảy ra xung đột như sau:
- Nguyên nhân chủ quan: Có khả năng 2 người này quá áp lực việc tăng doanh số
của cấp trên giao cho cũng như đua nhau đạt thành tích khiến cho 2 người trở nên
cạnh tranh gay gắt như thế.
- Nguyên nhân khách quan: Vì cạnh tranh gây nên tiêu cực là cạnh tranh không
lành mạnh, gây xích mích, làm mất uy tín của nhau. Vậy nên có thể đốn biết được
2 người này đã có sự xung đột từ trước, khơng có sự hịa thuận hiểu nhau.
Dư luận tập thể là các nhân viên khác nhận thấy tình hình này và trở nên e dè, sợ
động chạm, sợ bản thân lại gây ra lỗi khiến cho xung đột gay gắt hơn như bán hàng
bị đình trệ, doanh số thấp. Đây là dư luận khơng chính thức.
Từ việc xác định bên trên em đưa ra các biện pháp giải quyết xung đột như sau:
- Xác định, tìm hiểu kĩ lại nguyên nhân xảy ra xung đột này. Để xem mình đã xác
định đúng chưa, cịn có ngun nhân sâu xa nào khác khơng. Đặc biệt chú ý đến
các nguyên nhân mang tính chủ quan.
- Thu thập các ý kiến từ các thành viên trong nhóm: 2 thành viên mâu thuẫn và các
thành viên khác. Đặt mình vào vị trí của họ và suy nghĩ…
10 | K ỹ n ă n g l à m v i ệ c n h ó m



- Vì trong tình huống này là sắp đến thời hạn bàn giao kết quả nên em sẽ áp dụng
biện pháp thỏa hiệp. Em sẽ tổ chức cuộc trao đổi giữa 2 bạn, nói thẳng mọi vấn đề
với nhau, cạnh tranh là tốt nhưng cạnh tranh khách hàng không lành mạnh thì phải
chấm dứt ngay. Ai là người làm sai phải xin lỗi người cịn lại. Hai người cần có sự
nhượng bộ lẫn nhau, hi sinh quyền lợi của mình. Có thể mỗi người giảm đi doanh
thu của cá nhân nhưng bù lại sẽ có sự cạnh tranh cơng bằng hơn, mọi người trong
nhóm cũng sẽ yên tâm làm việc hơn.
- Sau đó tổ chức cuộc trao đổi cơng khai trước cả nhóm để 2 bạn xin lỗi những
thành viên cịn lại của nhóm, hứa rút kinh nghiệm về sự việc lần này. Cũng như rút
kinh nghiệm cho cả nhóm trong những dự án lần sau.
- Cuối cùng là quan sát xem dư luận nhóm đã kết thúc chưa, mọi người có thật sự
thoải mái để tiếp tục cơng việc hay khơng. Nếu chưa ổn định thì sẽ phải tổ chức
thêm các cuộc họp nhóm khác nữa để trao đổi thêm.
- Trường hợp xấu nhất sẽ phải dùng đến biện pháp áp đảo. Cụ thể nếu 2 bạn kia
không thể thỏa hiệp được với nhau thì bản thân em – là trưởng nhóm, em sẽ yêu
cầu 2 bạn dừng việc cạnh tranh không lành mạnh và xin lỗi, bắt tay làm hịa với
nhau nếu khơng sẽ khai trừ 2 bạn khỏi nhóm.

11 | K ỹ n ă n g l à m v i ệ c n h ó m


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths Đỗ Hải Hoàn, Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm, Học viện Cơng nghệ Bưu
chính Viễn thơng.
2. Nguyễn Khắc nhật, Mơ hình Tuckman về các giai đoạn phát triển của nhóm
3. Cẩm nang 6 bước: Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhóm?
/>.

12 | K ỹ n ă n g l à m v i ệ c n h ó m




×