Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Giao an lop 3 tuan 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.3 KB, 24 trang )

TUẦN 4
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:

- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã
học.
- Biết giải tốn có lời văn ( liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau 1 số đơn
vị ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Học sinh : VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ:
-2 HS làm trên bảng: 4 x 6......4x6 ; 7 x5...6 x4.
-Học sinh –Giáo viên nhận xét
2.Bài mới:
HĐ 1: Củng cố kĩ năng cộng ,trừ các số có ba chữ số
Bài 1 ( SGK):
- HS làm bài cá nhân. 3 HS lên bảng thực hiện.
- HS và GV nhận xét chữa bài.
HĐ 2:Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 2
-1 HS đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân. 2 HS lên bảng thực hiện.
- HS và GV nhận xét chữa bài.
- 1 học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa thành phần và kết quả.
HĐ3:Củng cố kĩ năng tính giá trị của biểu thức
Bài 3 (SGK):
- Học sinh đọc yêu cầu.


- Học sinh làm bài vào vở ô li
- 3 Học sinh lên bảng làm .Cả lớp làm vào vở bài tập
- Học sinh đổi vở, chữa bài.
- Học sinh HTT nêu cách tính giá trị biểu thức. Học sinh HT nhắc lại.
HĐ 4: Giải bài tốn có lời văn
Bài 4(SGK)
- Học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên HD HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- 1 Học sinh lên bảng làm .Cả lớp làm vào vở bài tập
- Cả lớp nhận xét - GV chữa bài. ( Đáp số: 25m)
IV. HĐ nối tiếp:
-Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài tiết sau.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
NGƯỜI MẸ
I. MỤC TIÊU:


A.Tập đọc:
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
-ND bài :Người mẹ rất u con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
*GDKNS : Kĩ năng ra quyết định,giải quyết vấn đề
- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
B.Kể Chuyện :
- Bước đầu biết cùng bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Giáo viên:Tranh minh hoạ SGK
-Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tập đọc

1.Kiểm tra bài cũ: 2học sinh CHT đọc bài: Chiếc áo len
2.Dạy bài mới:
HD2:Luyện đọc:
*MT: Giúp HS biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các
cụm từ.; biết đọc đúng giọng nhân vật, đọc phân biệt lời kể.
*CTH:
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài:
b. Giáo viên HD học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc câu:
+Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - GVsửa lỗi phát âm.
+ Đọc đoạn : (4 đoạn)
- Lượt 1: HD cách đọc câu, đoạn. ( HS : HTT nêu phương án đọc câu, đoạn
như phần chuẩn bị đọc ; HS HT nhắc lại. )
- Lượt 2: GV kết hợp giải nghĩa từ cho học sinh (mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn
khoản, lã chã.).Học sinh đặt câu với từ khẩn khoản. 1 học sinh đọc chú giải sau
bài
+ Đọc nhóm : Học sinh đọc trong nhóm đơi và sửa lỗi phát âm cho nhau.
- 1HS đọc cả bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài
*MT : HS trả lời được các câu hỏi trong SGK va rút ra được nội dung bài
*CTH:
Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài trả lời các câu hỏi trong SGK
Câu hỏi 1 SGK: (Học sinh kể: Bà mẹ thức mấy đêm rịng trơng con)
Câu hỏi 2 SGK: (Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai)
Câu hỏi 3: (Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của hồ nước)
Câu hỏi 4 : ( Ngạc nhiên, )
Câu hỏi 5 : ( Người mẹ trả lời vì bà là mẹ)
HDHS rút ra nội dung của bài: Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
HĐ 3: Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 4, lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân vai nhóm 3.
- HS thi đọc phân vai trước lớp.


-Cả lớp- Giáo viên nhận xét, bình chọn CN và nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
HĐ 1: Nêu nhiệm vụ
- HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện. ( 2 - 3 HS )
- Dựng lại câu chuyện theo cách phân vai. Lời kể tự nhiên, sinh động. .
HĐ 2:HS kể chuyện
- Giúp học sinh nắm được nhiệm vụ.
-1Học sinh đọc đề bài .Cả lớp đọc thầm
-Học sinh tự lập nhóm, phân vai.
-Học sinh thi kể dựng lại câu chuyện theo cách phân vai trước lớp.
- Cả lớp bình chọn nhóm kể hay.
IV. HĐ nối tiếp: - Nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2018
BUỔI SÁNG
TẬP ĐỌC
ÔNG NGOẠI
I. MỤC TIÊU:

-Biết đọc đúng các kiểu câu;bước đầu biết phân biệt lời người dẫn chuyện với
lời các nhân vật
-Hiểu ND bài : Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ôngngười thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học.
*GDKNS : HS biết trình trình bày suy nghĩ ,xác định giá trị của bản thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Giáo viên: +Tranh minh hoạ SGK.
+Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Bài cũ: 1 học sinh đọc bài: Người mẹ.
-HS - GV nhận xét
2.Bài mới:
HĐ 1: Luyện đọc:
*MT: Giúp HS đọc đúng ,trôi chảy ,rõ ràng bài tập đọc
*CTH:
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài:
b. Giáo viên HD học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc câu:
+Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - GVsửa lỗi phát âm.
+ Đọc đoạn : (4 đoạn)
- Lượt 1: HD cách đọc câu, đoạn.
- Lượt 2: GV kết hợp giải nghĩa từ cho học sinh (loang lổ.).Học sinh đặt câu
với từ loang lổ. 1Học sinh đọc chú giải sau bài
+ Đọc nhóm : Học sinh đọc trong nhóm đơi và sửa lỗi phát âm cho nhau.
-1HS đọc cả bài.


HĐ 2: Tìm hiểu bài:
*MT: HS trả lời được các câu hỏi trong SGK và nắm được nội dung bài đọc
*CTH:
Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài trả lời các câu hỏi trong SGK
Câu hỏi 1: ( Khơng khí mát dịu mỗi sáng; trời xanh ngắt trên cao)
Câu hỏi 2: ( Ông dẫn bạn đi mua vở, chọn bút )
Câu hỏi 3: ( Học sinh phát biểu tự do những hình ảnh mình thích )
Câu hỏi 4 : ( Vì ơng dạy bạn những chữ cái đầu tiên )
-HS rút ra nội dung của bài: Ơng hết lịng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi
biết ơn ông-người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học.

HĐ 3: Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 1, lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
-Cả lớp- Giáo viên nhận xét, bình chọn CN đọc hay nhất.
IV. HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau .
TOÁN
KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:

-Kĩ năng thực hiện phép cộng,trừ ( có nhớ 1 lần) các số có 3 chữ số.
-Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị ( dạng 1/2, 1/3, 1/4, 1/5).
-Giải bài tốn có 1 phép tính.
-Biết tính độ dài đường gấp khúc ( trong phạm vi các số đã học ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Học sinh : giấy kiểm tra
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Bài cũ :
2. Bài mới:
-GV ghi đề bài lên bảng ( SGV)
-Học sinh làm bài
-Giáo viên thu bài viết nhận xét.
*Thang điểm:
Bài 1:( 4 điểm); Bài 2:( 1 điểm); Bài 3:( 2,5 điểm); Bài 4:( 2,5 điểm);
IV.. HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG TUẦN HỒN

I. MỤC TIÊU :

-Biết tim ln đập để bơm máu đi khắp cơ thể .Nếu tim ngừng đập máu không
lưu thông được trong các mạch máu ,cơ thể sẽ chết .
-Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vịng tuần hồn lớn và nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :


-Giáo viên : +Các hình trong SGK trang 16, 17.
+ Sơ đồ 2 vịng tuần hồn(sơ đồ câm) và các tấm phiếu rời ghi tên
các loại mạch máu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Bài cũ:
-Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn. Giáo viên nhận xét.
2.Bài mới:
HĐ 1: Thực hành:
*MT: Biết nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.
*CTH:
Bước1: Làm việc cả lớp
-Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.(SGV trang34).
-Vài học sinh thực hành mẫu trước lớp.
Bước2: Làm việc theo cặp.
-Học sinh thực hành nhóm đôi.
Bước3: Làm việc cả lớp.
-Vài học sinh thực hành trước lớp. Học sinh khác bổ sung.
*Kết luận (SGV trang 34)
HĐ 2: Làm việc với SGK.
*MT: Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vịng tuần hồn lớn và nhỏ.
*CTH:

Bươc 1: Làm việc theo nhóm
-Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát hình 3 trang 13:
-Nêu chức năng của từng loại mạch máu.
-Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vịng tuần hồn nhỏ. Vịng tuần hồn
nhỏ có chức năng gì?
-Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vịng tuần hồn lớn. Vịng tuần hồn
lớn có chức năng gì?
Bước2: Làm việc cả lớp
Giáo viên yêu cầu đại diên mỗi nhóm lên trình bày.
*Kết luận (SGV trang 35)
HĐ 3: Chơi trị chơi Ghép chữ vào hình.
*MT: Củng cố bài học.
*CTH
Bước 1: GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh cách chơi:(SGV trang 35)
Bước 2:-Tổ chức cho học sinh chơi.
-Kết thúc trò chơi, Giáo viên nhận xét,kết luận tuyên dương đội thắng cuộc.
IV.. HĐ nối tiếp:
- HS nêu kiến thức toàn bài.
- Nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
CHÍNH TẢ
TUẦN 4 - TIẾT 1
I. MỤC TIÊU:

-Nghe- viết đúng bài chính tả ;trình bày đúng hình thức bài văn xuôi


-Làm BT phân biệt d/gi/r.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-GV : Bảng phụ

III.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Bài cũ : GV đọc, 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: ngắc
ngứ,ngoặc kép, trung thành
-Học sinh- GV nhận xét.
2. Bài mới :
HĐ 1: Nghe- viết: Người mẹ
*MT: HS viết đúng ,viết đẹp bài chính tả
*CTH:
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
- GV đọc 1 lần đoạn viết.
- 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm.
-Giúp học sinh nhận xét: Những chữ được viết hoa trong bài, cách trình bày.
- HS tập viết ra nháp những tiếng dễ viết sai:Thần Chết, vượt ,hi sinh,giành
,ngạc nhiên.
- 1 số học sinh lên bảng viết những tiếng dễ viết sai.
- Học sinh - Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh
b. Đọc cho học sinh viết bài:
-Giáo viên đọc thong thả mỗi câu 2,3 lần. Học sinh viết bài. Giáo viên theo dõi
uốn nắn.
c. Chấm, chữa bài.
-Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì vào cuối bài.
-Gv chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày.
HĐ 2: Phân biệt d/gi/r
Bài tập 3a:
-Giáo viên mở bảng phụ.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-3 học sinh làm trên bảng
-Học sinh làm vào VBT. Cả lớp- Gv nhận xét
IV.. HĐ nối tiếp:

- Nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
BUỔI CHIỀU
LUYỆN TOÁN
TUẦN 3
I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh củng cố, hệ thống thống hóa nội dung kiến thức đã học trong tuần
3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Vở Bài tập cuối tuần Toán 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1- Giới thiệu bài.
2- Luyện tập:


Phần I. Trắc nghiệm
* HS làm bài tập ở vở Bài tập cuối tuần Toán 3.
Bài 1: ( HS cả lớp làm bài).
- HS hoàn thành bài tập 1.
- GV đôn đốc HS làm bài, gợi ý những học sinh còn lúng túng làm bài.
- Gọi 4 học sinh nêu kết quả, nhận xét bài làm của học sinh về các mục tiêu đã
đề ra.
Bài 2
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS làm việc cá nhân, gọi HS lên bảng làm.
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
Bài 3: HS đọc thầm yc của bài.
- HS làm bài tập cá nhân, 3 HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp nhận xét và nêu kết

quả của mình. GV thống nhất kết quả đúng.
Bài 4: 1HS đọc đề bài
- Giáo viên u cầu học sinh thảo luận nhóm đơi và nêu cách giải bài 4.
- HS tự giải bài toán, 1 HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét, thống nhất kết quả.
3- Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học tiết học.
Phần II. Trình bày chi tiết các bài toán
* HS làm bài tập ở vở Bài tập cuối tuần Toán 3.
Bài 1:
- Hai học sinh đọc bài toán
- HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- GV đôn đốc HS làm bài, gợi ý những học sinh còn lúng túng làm bài.
- Gọi một học sinh lên bảng làm bài.
- Gọi 4 học sinh nêu kết quả, nhận xét bài làm của học sinh về các mục tiêu đã
đề ra.
Bài 2
- HS đọc bài 2.
- HS làm việc cá nhân, gọi HS lên bảng làm.
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
Bài 3
- HS đọc bài toán 3.
- HS làm việc cá nhân, gọi 4 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
3- Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học tiết học.
LUYỆN TIẾNG VIỆT
TUẦN 3
I/ MỤC TIÊU:



- Giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã được học, từ đó các
em biết vận dụng tự giải đúng các bài tập trong bài.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Bài tập đọc hiểu
- Học sinh đọc thầm bài bài văn và làm vào bài tập.
- GV gọi lần lượt từng học sinh lên đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét, đánh giá.
II. Bài tập về chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài tập1
-Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Một vài em trình bày bài làm, GV mời 1 HS nhận xét bài làm của các bạn, GV
đánh giá, nhận xét.
Bài tập 2
-GV gọi 2 học sinh đọc bài tập 2.
- Y/c HS đọc thầm tự hoàn thành bài tập rồi tự làm bài vào vở.
- Gọi một số em trình bày kết quả bài làm, lớp nhận xét, giáo viên nhận xét,
đánh giá.
Bài tập 3
- Vài học sinh đọc yêu cầu của đề.
- Giáo viên gọi một vài em nhắc lại kiến thức đã học.
- Giáo viên lưu ý học sinh về cách trình bày bài làm, cách dùng từ, đặt câu để tự
hoàn thành tốt bài làm.
- Một số em trình bày bài làm, các em khác nhận xét bài làm của các bạn, giáo
viên nhận xét, góp ý.

- Nhận xét, tổng kết tiết học.
Bài tập 4
- Một học sinh đọc đề, 1 học sinh khác đọc gợi ý.
- Cả lớp viết đoạn văn vào vở bài tập.
- Gọi vài học sinh đọc đoạn văn của mình vừa viết, lớp nhận xét, góp ý, giáo
viên nhận xét, sửa chữa.
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2018
BUỔI SÁNG
TOÁN
BẢNG NHÂN 6
I.MỤC TIÊU :

-Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
-Vận dụng trong giải tốn bằng phép tính nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Giáo viên : Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn
- Học sinh : SGK.


III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Bài cũ :
3 học sinh lên bảng đọc các bảng nhân 2, 3, 4, 5. Giáo viên-học sinh nhận
xét.
2.Bài mới:
HĐ 1: Lập bảng nhân 6
a)Tiến hành lập bảng nhân 6
+ Trường hợp 6 x 1 = 6 : Học sinh quan sát tấm bìa có 6 chấm tròn.
Giáo viên hỏi : 6 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn?.( 6 chấm tròn

được lấy 1 lần bằng 6 chấm tròn.)
Giáo viên: 6 được lấy một lần bằng mấy ? ( 6 được lấy một lần bằng 6 )
-1 học sinh lên bảng viết :
6 x 1 = 6.
-Cho vài học sinh nêu lại : 6 nhân 1 bằng 6.
+ Trường hợp 6 x 2 : Học sinh quan sát 2 tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm trịn.
Giáo viên nêu : 6 chấm tròn được lấy 2 lần bằng mấy chấm tròn ? ( 6 chấm tròn
được lấy 2 lần bằng 12 chấm tròn).
Giáo viên: 6 được lấy 2 lần bằng mấy ? ( 6 được lấy 2 lần bằng 12).
-1 học sinh lên bảng viết :
6 x 2 = 12.
-Cho vài học sinh nêu lại : 6 nhân 2 bằng 12..
b)Chú ý : Nếu học sinh HTT thực hiện chẳng hạn:
6 x 3 = 18
6 x 4 = 6 x 3 + 6 = 18 + 6 = 24
- Giáo viên công nhận , khen sáng kiến của học sinh.
+ Các trường hợp khác tương tự.
+ Học sinh HTL bảng nhân 6.
- Giáo viên củng cố ý nghĩa phép nhân: Phép nhân là cách viết ngắn gọn của
một tổng các số hạng bằng nhau.
HĐ 2: Củng cố bảng nhân 6
Bài 1(SGK):
- HS nêu yêu cầu bài . Cả lớp đọc thầm .
- HS làm bài cá nhân. Sau đó nêu miệng bảng nhân 6.
- HS và GV nhận xét chữa bài.
HĐ 3: Giải bài tốn có lời văn
Bài 2 ( SGK):
- HS đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm bài Cả lớp làm bài cá nhân.
- HS và GV nhận xét chữa bài.( ĐS: 30 lít)

HĐ 4: Rèn kĩ năng thực hiện tính nhẩm
Bài 3:
-1 HS lên bảng làm bài , lớp làm bài vào vở
- HS và GV nhận xét , chữa bài.
IV. HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA: C


I. MỤC TIÊU :

- Viết đúng chữ viết hoa c ( 1 dòng); L,N ( 1 dòng); viết đúng tên riêng Cửu
Long ( 1 dịng) và câu ứng dụng Cơng cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như
nước trong nguồn chảy ra.( 1lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Giáo viên :
+ Mẫu chữ viết hoa C
+Tên riêng và câu ứng dụng viết trên dịng kẻ ơ li.
- Học sinh : Bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Bài cũ
- 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Bố Hạ.
- HS- Gv nhận xét.
2.Bài mới:
HĐ 1: HS viết trên bảng con .
a. Luyện viết chữ hoa:
-Học sinh tìm các chữ cái viết hoa trong bài.

- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết của từng chữ - HS nêu lại cách viết.- 2
HS nhắc lại.
-HS viết trên bảng con từng chữ C, L, T, S, N
b. Học sinh viết từ ứng dụng( tên riêng):
- HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu Cửu Long là tên một dịng sơng lớn nhất nước ta, chảy qua
nhiều tỉnh ở Nam Bộ.
- HS viết bảng con Cửu Long.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
-HS đọc câu ứng dụng:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- Giúp học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ.
-HS viết bảng con: Công, Thái Sơn. Nghĩa
HĐ 2: Học sinh viết vào vởTV.
-Giáo viên nêu YC viết .
- HS viết phần bài học ở lớp trong vở tập viết. Giáo viên theo dõi uốn nắn.
HĐ 3: Chấm chữa bài.
- GV chấm, chữa một số bài và nhận xét, cả lớp rút kinh nghiệm.
IV. HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học- Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
THỂ DỤC :
ƠN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
TRỊ CHƠI “THI ĐUA XẾP HÀNG”
I. MỤC TIÊU:


- Biết cách tập hợp hàng ngang ,dóng thẳng hàng ngang,điểm số ,quay phải,quay
trái
-Đi đúng theo vạch kẻ thẳng ,thân người giữ thăng bằng

-Bước đầu biết đi vượt chướng ngại vật thấp
- Chơi trò chơi “thi đua xếp hàng”. Yêu cầu học sinh tham gia chơi nhiệt tình,
chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN :

- Sân tập vệ sinh và an toàn sạch.
III.PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1 . Phần mở đầu : 4-6 phút
Giáo viên học sinh tập hơp thành 2 hàng dọc khởi động
+ Xoay các khớp.
+ Trò chơi làm theo hiệu lệnh.
2. Phần cơ bản :
* Ôn tập hợp hàng ngang ,dóng thẳng hàng ngang,điểm số ,quay phải,quay
trái, đi đúng theo vạch kẻ thẳng
- GV nhắc lại kỉ thuật động tác, làm mẫu lại. HS quan sát, lắng nghe . Tổ chức
cho HS tập luyện.
- Lần 1 GV HD điều hành.
- Lần 2: GV chia tổ CS điều hành. GV quan sát giúp đỡ.
HS HTT thực hiện động tác .GV và HS nhận xét bổ sung . HS CHT thực hiên
lại động tác .
*Trò chơi : "Thi đua xếp hàng"
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi,luật chơi cho Hs .
- Gv tổ chức cho HS chơi thử
-HS chơi trò chơi dưới sự điều khiển của Gv
3.Phần kết thúc :
- GV nhận xét đánh giá tiết học và đông viên những HS thực hiên chưa tốt về
luyện tập thêm ở nhà.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TUẦN 4

I. MỤC TIÊU:

-Tìm được một số từ chỉ gộp những người trong gia đình.
-Xếp được các thành ngữ ,tục ngữ vào nhóm thích hợp .
- Đặt được câu theo mẫu : Ai là gì ?.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn bảng trong BT 2.
- Học sinh : VBT
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC :

1.Bài cũ: 1 học sinh làm BT 1 tiết trước.Gv-Hs nhận xét .
2.Bài mới:
HĐ 1: Từ ngữ chỉ gộp những người tronh gia đình
Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu. Cả lớp đọc thầm theo.


-HS làm bài theo cặp vào giấy nháp.
-Học sinh nêu miệng. Giáo viên viết nhanh lên bảng .
- Cả lớp - GV nhận xét chốt kết quả như SGV trang 96.
HĐ 2: Xếp các thành ngữ ,tục ngữ vào nhóm thích hợp .
Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.Cả lớp đọc thầm theo.
-Mời 1 học sinh lên bảng làm mẫu.
-Cả lớp làm bài theo cặp vào giấy nháp.
- 3 học sinh lên bảng làm.
- Cả lớp - GV nhận xét chốt kết quả như SGV trang 97.
HĐ 3: Đặt câu theo mẫu : Ai là gì ?.
Bài tập 3:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
-Mời 1 học sinh lên bảng làm mẫu.
-Cả lớp làm bài theo cặp.
-Học sinh nối tiếp nhau nêu miệng.
- HS - GV nhận xét chốt kết quả như SGV trang 97.
IV. HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau.
BUỔI CHIỀU
LUYỆN TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA: C
I, MỤC TIÊU

- Viết đúng chữ hoa C (1 dòng), L, N(1 dòng); viết đúng tên riêng Cửu Long( 1
dịng) và câu ứng dụng: Cơng cha…chảy ra( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết nhanh hơn lớp 2.
- GDHS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II.CHUẨN BỊ

Chữ mẫu, phấn màu, VTV, bảng con
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Bài cũ
- GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.HD viết trên bảng con
- GV treo câu ứng dụng, từ ứng dụng, gọi HS đọc
-Tìm các chữ hoa có trong bài?
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
C

L
N
Cửu Long
- HS viết bảng con: C, L, N
- GV viết mẫu từ ứng dụng, kết hợp nhắc lại cách viết


- HS viét bảng con từ ứng dụng
- Cho HS đọc câu ứng dụng
- GV giải nghĩa câu ứng dụng
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết
- HS tập viết bảng con.
3.HD viết vào vở
- GV nêu yêu cầu viết vào vở
- HS viết bài vào vở
- GV theo dõi, uốn nắn
- HS viết xong, GV thu 1/3 vở chấm + nhận xét
4.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò bài về nhà
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2018
BUỔI SÁNG
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :

-Thuộc bảng nhân 6.
-Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị biểu thức và giải toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :


-Học sinh : SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Bài cũ : 2 học sinh lên bảng đọc bảng nhân 6.
-HS - Giáo viên nhận xét.
2.Bài mới:
HĐ 1: Củng cố bảng nhân 6
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân. Sau đó nêu miệng bảng nhân 6.
- HS và GV nhận xét chữa bài.
HĐ 2: Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức
Bài 2(SGK):
- HS đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm.
-2 Học sinh lên bảng làm bài
- Dưới lớp làm bài vào vở . - HS và GV nhận xét chữa bài.
HĐ 3: Giải bài tốn có lời văn
Bài 3( SGK):
- HS đọc u cầu bài 3. Cả lớp đọc thầm.
-1HS lên bảng làm bài
- Dưới lớp làm bài vào vở .
- HS và GV nhận xét chữa bài. ( ĐS: 24 quyển vở).
HĐ 4: Rèn kĩ năng tính nhẩm
Bài 4:


- HS đọc yêu cầu bài 4. Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài ca nhân
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
-HS G nêu qui luật của dãy số

IV. . HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học - chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢ
TUẦN 4 - TIẾT 2
I. MỤC TIÊU :

-Nghe- viết đúng bài chính tả ;trình bày đúng hình thức bài văn xi
-Tìm và viết đúng 2 -3 tiếng có vần oay
- Làm đúng bài tập 3 a/b
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Giáo viên :
+Bảng lớp viết 2 lần nội dung BT 3a
- Học sinh : VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Bài cũ:
- GV đọc , 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: trăng tròn, chậm trễ,
chào hỏi, trung thực.
-Học sinh- Gv nhận xét.
2.Bài mới :
HĐ 1: Nghe viết : Ông ngoại
*MT: Hs viết đúng ,viết đẹp bài chính tả
*CTH:
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
- GV đọc đoạn viết
- HS đọc lại.
- Em cho biết một hình ảnh đep mà em thích trong đoan: Ông dẫn cháu đến
thăm trường
- HS nêu số câu, những chữ cần viết hoa , cách trình bày.

- GV cho HS viết các tiếng khó vào bảng con và cho 2 học sinh lên bảng viết
từ khó: lang thang,nhấc bỗng,loang lổ ,trong trẻo.
- Học sinh - Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh
b. Đọc cho học sinh viết bài:
-Giáo viên đọc thong thả mỗi câu 2,3 lần. Học sinh viết bài. Giáo viên theo dõi
uốn nắn.
c.Chấm, chữa bài.
-Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì vào cuối bài.
-Gv chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày.
HĐ 2: Tìm tiếng có vần oay
Bài tập 2a:
- HS đọc yêu cầu bài tập.


- HS làm vào giấy nháp.
-HS nối tiếp nhau đọc tiếng mình vừa tìm được
-Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét
HĐ 3: Phân biệt d/gi/r
Bài tập 3a:
-Giáo viên mở bảng phụ.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-3 học sinh làm trên bảng
-Học sinh làm vào VBT. Cả lớp- Gv nhận xét
IV. HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học . Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU :

-Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hồn.

*GDKNS:
-Tìm kiếm và xử lí thơng tin; So sánh nhịp tim trước và sau khi vận động.
- Ra quyết định làm chủ bản thân:Nên và khơng nên làm gì để bảo vệ tim.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Giáo viên: Các hình vẽ SGK trang 18,19
- Học sinh : SGK và đồ dung học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Bài cũ :

- Chỉ đường đi của máu trong sơ đồ vịng tuần hồn lớn và nhỏ.
- HS -Gv nhận xét .
2.Bài mới :
HĐ 1: Chơi trò chơi vận động
*MT: So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc
nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn.
* CTH:
-Bước 1: Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh cách chơi:(SGV trang
36)
-Bước 2:
-Tổ chức cho học sinh chơi.
-Kết thúc trò chơi, Giáo viên nhận xét,kết luận tuyên dương đội thắng cuộc.
*Kết luận: (SGV trang 37).
HĐ 2: Thảo luận về cách giữ vệ sinh hệ tuần hồn
*MT:Biết được các việc nên và khơng nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ
quan tuần hoàn.
- Tập thể dục đều đặn, vui chơi vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hồn.
*CTH:
- Học sinh quan sát hình trang 19, thảo luận theo câu hỏi gợi ý (SGV trang 38).



- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận , HS và gv nhận xét bổ sung và
kết luận .
*Kết luận : (SGV trang 38).
IV. HĐ nối tiếp:
- HS nêu kiến thức toàn bài.
- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau.
ĐẠO ĐỨC
GIỮ LỜI HỨA (T2)
I. MỤC TIÊU :
-Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa

-Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người .
-Qúy trong những người biết giữ lời hứa
*GDKNS:
- Tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.
- Thương lượng với người khác để thực hiện lời hứa của mình.
- Đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Giáo viên :Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh, trắng.
- Học sinh : VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

HĐ 1: Thảo luận theo nhóm đơi
*MT;Học sinh biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa;
khơng đồng tình với những hành khơng giữ đúng lời hứa.
*CTH:
-Giáo viên nêu yêu cầu BT: Hãy ghi vào chữ Đ trước hành vi đúng; ghi S trước
hành vi sai.

-Thảo luận theo nhóm đơi.
- Một số nhóm trình bày.
- Giáo viên kết luận.
HĐ 2: Đóng vai.
*MT :HS biết ứng xử đúng trong các tình huống liên quan đến việc giữ lời hứa.
*CTH:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao cho các nhóm thảo luận và chuẩn
bị đóng vai tình huống.
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp.
- Giáo viên kết luận.
HĐ3: Bày tỏ ý kiến
*MT: Củng cố bài, giúp học sinh nhận thức đúng về việc giữ lời hứa.
*CTH
- Giáo viên nêu từng ý kiến.


-Học sinh bày tỏ thái độ về từng ý kiến (giơ thẻ) và giải thích lí do.
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động nối tiếp.
- Giáo viên nhận xét tiết học.Liên hệ.
BUỔI CHIỀU
MĨ THUẬT:
LÀM MẶT NẠ CON THÚ (T1)
I. MỤC TIÊU:

 Nêu được tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú.
 Tạo hình được mặt nạ con thú.
 Giới thiệu và nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của

bạn.
II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh, ảnh, bút dạ, bút sáp chì màu, …
2. Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 Kiểm tra đồ dùng học tâp.
 Khởi động: Cả lớp hát 1 bài
Tiết 1
1. Tìm Hiểu
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và thảo luận để tìm hiểu về vẻ đẹp, hình
dáng, chất liệu và sự phong phú đa dạng của các loại mặt nạ con thú.
-Học sinh quan sát tranh
- Giáo viên đặt câu hỏi học sinh trả lời?
+ Trong hình có mặt nạ của những con thú gì?
+ Hình dáng, đặc điểm mặt nạ của mỗi con thú nào?
+ Có sự đối xứng trong hình dáng của các mặt nạ khơng?
+ Màu sắc của mặt nạ như thế nào?
+ Mặt nạ được làm bằng chất liệu gì?
-Học sinh trả lời.
-Giáo viên tóm lại và cho học sinh đọc ghi nhớ.
-Học sinh chú ý lắng nghe và đọc ghi nhớ.
MĨ THUẬT:
LÀM MẶT NẠ CON THÚ (T2)
I. MỤC TIÊU:

- Nêu được tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú.
- Tạo hình được mặt nạ con thú yêu thích.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên : Hình ảnh minh họa cách thực hiện.
- Học sinh : màu ,bút chì,hồ dán,bìa, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ : HS nhắc lại cách thực hiện tạo hình mặt nạ con thú.
-HS -GV nhận xét.


2. Bài mới:
HĐ 3: Hướng dẫn thực hành
-GV yêu cầu HS:
+ Vẽ và trang trí một chiếc mặt nạ vào giấy vẽ .
+ Dán mặt nạ đã tạo hình vào giấy bìa.
+ Cắt mặt nạ ra khỏi tờ bìa .
+Làm dây đeo cho mặt nạ.
-HS thực hành làm mặt nạ .
-GV quan sát HD và giúp đỡ hS
IV. . HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
KĨ NĂNG SỐNG
NẮM BẮT THÔNG TIN(T2)
I. MỤC TIÊU

- Học sinh nhớ được những thông tin cần thiết về tư thế nghe điện thoại.
-Có kĩ năng nghe, gọi điện thoại
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

2.Thông tin qua điện thoại

a) Chú ý lắng nghe.
GV đọc chuyện: Bi nghe điện thoại
- Khi nghe điện thoại em có nên vừa nghe vừa làm việc khác không?
-GV kết luận
b) Tư thế nghe điện thoại hiệu quả
Tư thế nghe điện thoại như thế nào là tốt nhất?
Làm bài tập: Tư thế nghe điện thoại:: u cầu học sinh thảo luận nhóm đơi
và làm bài tập hỏi sau :
- Quan sát các hình minh họa trong SGK trang 11: Em nên nghe điện thoại ở
tư thế nào là tốt nhất?
- Cầm điện thoại bằng tay không thuận đúng hay sai.
- Để ghi nhớ thông tin khi nghe điện thoại, 1 tay em cầm điện thoại, 1 tay cịn lại
để làm gì?
-GV hướng dẫn HS kĩ năng nghe điện thoại
*Thực hành
3 .HD luyện tập:
a) Em cùng bố mẹ tập nhắc tên khi giao tiếp.
b) Em cùng bố mẹ đặt ra tình huống để em có tư thế nghe điện thoại theo đúng
hướng dẫn
3.Củng cố, dặn dò: Gọi 2 HS nêu lại phần bài hoc.
Dặn dò: Về thực hiện tốt phần luyện tập ở cuối bài.


Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2018
TỐN:
NHÂN SỐ CĨ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CĨ MỘT CHỮ SỐ (KHƠNG NHỚ)
I. MỤC TIÊU :

-Biết đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(khơng nhớ)
-Vận dụng được để giải bài tốn có phép nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Học sinh : VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Bài cũ : 3 học sinh lên bảng đọc bảng nhân 6. HS - Giáo viên nhận xét.
2.Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân :
- Giáo viên viết bảng : 12 x 3 = ? yêu cầu học sinh HS HTT nêu cách làm
và kết quả. HS CHT nhắc lại .
- Giáo viên hướng dẫn :
12
- 3 nhân 2 bằng 6, viết 6
x
- 3 nhân 1 bằng 3, viết 3
3
36
-Cho vài học sinh nêu lại.
HĐ 2: Củng cố cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
- 4 Học sinh lên bảng làm bài , lớp làm bài vào vở BT.
- HS và GV nhận xét chữa bài.
Bài 2a( SGK):
- HS đọc đề bai
- 2 học sinh lên bảng làm bài . Cả lớp làm bài vào vở
- HS và GV nhận xét chữa bài
HĐ 3: Giải bài tốn có lời văn
Bài 3 ( SGK):
- HS đọc đề bài .HS làm bài cá nhân vào vở

-1 học sinh trình bày bài làm :
Số bút chì : 12 x 4 = 48 (bút chì)
ĐS: 48(bút chì).
- HS và GV nhận xét,
IV. HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
TẬP LÀM VĂN
TUẦN 4
I. MỤC TIÊU:

- Nghe kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi


- Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo.
*GDKNS : Kĩ năng iao tiếp; kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-.Giáo viên : Tranh minh hoạ truyện Dại gì mà đổi
-Bảng lớp viết 3 câu hỏi (SGK)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ : Giáo viên KT vở 4-5 học sinh
2.Bài mớ i:
HĐ 1: Kể chuyện " Dại gì mà đổi"
*MT: HS nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, sinh động.
*CTH:
Bài tập 1:
-1 HS đọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý.
-Gv giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài.
-Học sinh quan sát tranh, đọc gợi ý.

-Giáo viên kể chuyện. Kể xong lần 1, hỏi học sinh câu hỏi gợi ý (SGK)
-Giáo viên kể chuyện lần 2.
-Học sinh nhìn bảng tập kể:
+Lần 1:Học sinh HTT kể. Giáo viên nhận xét.
+ Lần 2: Học sinh HT kể. Giáo viên nhận xét.
-Cuối cùng giáo viên hỏi: Truyện buồn cười ở điểm nào?
-HS-Gv nhận xét, đánh giá, bình chọn một số bạn kể hay nhất.
HĐ 2: Điền nội dung vào mẫu điện báo
Bài tập 2( HS HTT )
-1 HS đọc yêu cầu bài.
-1 học sinh đọc mẫu điện báo.Sau đó nói trình tự của điện báo.
-Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu của bài và tình huống cần viết điện báo.
-2 học sinh đọc mẫu điện báo, làm miệng. –HS –Gv nhận xét.
-Học sinh viết vào VBT.Giáo viên kiểm tra, chấm 1 số bài .
IV.. HĐ nối tiếp:
-Nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau.
THỂ DỤC
ƠN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
TRÒ CHƠI “THI ĐUA XẾP HÀNG”
I. MỤC TIÊU:

- Biết cách tập hợp hàng ngang ,dóng thẳng hàng ngang,điểm số ,quay phải,quay
trái
-Đi đúng theo vạch kẻ thẳng ,thân người giữ thăng bằng
-Bước đầu biết đi vượt chướng ngại vật thấp
- Chơi trò chơi “thi đua xếp hàng”. Yêu cầu học sinh tham gia chơi nhiệt tình,
chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN :




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×