Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.52 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CƠ KHÍ
--------------------------

BÀI TẬP LỚN
MƠN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
GVHD:
Nhóm:
Họ và tên:

Lớp: ME 6030.1
Khóa: 14

Hà Nội Năm 2021


TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHIỆP HÀ
NỘI

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

KHOA CƠ KHÍ

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BM THIẾT BỊ & DỤNG CỤ
CÔNG NGHIỆP

*****
PHIẾU GIAO BÀI


TẬP LỚN
HỌC PHẦN:
QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG SẢN
PHẨM
Đề số: 04
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên lớp: ME6030.1

Khóa: 14
2. Tên nhóm: 04
và tên thành viên trong nhóm :

Họ

TT

Mã SV

Họ và tên

1

2019604073

Nguyễn Xn

Hiệp

2


2018606734

Ngơ Văn

Mạnh

3

2017602617

Nguyễn Văn

Trường

4

2019603659

Phạm Quốc

Tuấn

5

2019606733

Mạc Đình

Chiến


6

2017605137

Lê Văn

Mẫn

II. NỘI DUNG
1. Tên chủ đề:

Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm cà phê thô của Việt Nam

2. Hoạt động của sinh viên:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung
Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Thực trạng công tác quản lý chất lượng của doanh n
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm tại doanh n
Cải tiến q trình trong cơng tác quản lý chất lượng
Thiết lập phương pháp kiểm soát chất lương sản phẩ
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Vận dụng các phương pháp quản lý nhằm nâng cao
sản phẩm tại doanh nghiệp.


3. Sản phẩm:

th
án
g
3

m
20
21
.

Thuyết minh: Trình bày các
nội dung cơng việc đạt được ở mục
2, thể hiện trên khổ giấy A4 với số
trang từ 30-50 trang.
III. NHIỆM VỤ
1. Hoàn thành bài tập lớn theo đúng
thời gian quy định (từ ngày
1/4/2021 đến ngày 30/4/2021)
2. Báo cáo sản phẩm theo chủ đề được
giao trước giảng viên và những sinh

viên khác.
IV. HỌC LIỆU THỰC HIỆN BÀI
TẬP LỚN
1. Tài liệu học tập:
[1]. Thân Thanh Sơn, Giáo trình
ứng dụng 7 cơng cụ trong kiểm sốt
chất lượng sản phẩm, 2013.
2. Tài liệu tham khảo:
[2]. Nguyễn Đình Phan, Đặng Ngọc
Sự, Giáo trình quản trị chất lượng,
NXB Đại học KTQD, 2012.
[3]. Phan Cơng Nghĩa, Giáo
trình thống kê chất lượng, NXB
Đại học KTQD, 2012. [4].
Nguyễn Quang Toản , ISO
9000 & TQM, NXB Đại học
quốc gia TP.HCM, 2001.
[5]. Bùi Nguyên Hùng, Phịng ngừa
khuyết tật trong sản xuất bằng các
cơng cụ thống kê, NXB Thống kê,
2000.
[6]. Greg Brue, Six sigma for
managers, 2002.
[7]. Dale H. Besterfield,
Quality Control, Prentice Hall
International Editions, USA,
1994.
[8]. Tiêu chuẩn ISO 9000:2005, ISO
9001:2008, ISO 9004:2009.


P.
T
R
Ư

N
G
K
H
O
A

T
S
.
N
g
u
y

n
A
n
h
T
ú

Hà Nội,
ngày 30


GV.
HƯỚN
G DẪN


Th

Ph
ươ
ng
Th
an
h


PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN/NHĨM
I. Thơng tin chung
1. Tên lớp: ME 6030.1.Khóa:14
3. Tên nhóm 4
Họ và tên thành viên trong nhóm:
II. Nội dung học tập
1. Tên chủ đề bài tập lớp môn thống kê trong công nghiệp
2. Hoạt động của sinh viên
- Hoạt đông/Nội dung 1:Bài tập 1.Mục tiêu/chuẩn đầu ra:…………..
- Hoạt đông/Nội dung 2:Bài tập 2 Mục tiêu/chuẩn đầu ra:…………..
- Hoạt đông/Nội dung 3:Bài tập 3 Mục tiêu/chuẩn đầu ra:…………..
- Hoạt đông/Nội dung 3:Làm báo cáo Mục tiêu/chuẩn đầu ra:…………..
3. Sản phẩm nghiên cứu : báo cáo bài tập lớp môn thống kê trong công
nghiệp.
III. Nhiệm vụ học tập

1. Hoàn thành Tiểu luận, Bài tập lớn, Đồ án/Dự án theo đúng thời gian
quy định
2. Báo cáo sản phẩm nghiên cứu theo chủ đề được giao trước giảng viên
và những sinh viên khác
IV. Học liệu thực hiện Tiểu luận, Bài tập lớn, Đồ án/Dự án
1. Tài liệu học tập:
2. Phương tiện, nguyên liệu thực hiện Tiểu luận, Bài tập lớn, Đồ án/Dự án

4


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TIỂU LUẬN, BÀI TẬP LỚN THỐNG KÊ TRONG CƠNG NGHIỆP
Tên lớp : ME 6030.1 .Khóa :14 Tên nhóm : 4
Họ và tên thành viên nhóm : Nguyễn Xuân Hiệp, Ngô Văn Mạnh, Nguyễn Văn Trường, Phạm Quốc Tuấn, Mạc Đình Chiến, Lê
Văn Mẫn
Tên chủ đề:
Tuần

Người thực hiện

Phương pháp
thực hiện

Nội dung công việc

01

Nguyễn Xuân Hiệp, Ngô Văn
Mạnh, Nguyễn Văn Trường,
Phạm Quốc Tuấn, Mạc Đình

Chiến, Lê Văn Mẫn

-

Nhận đề tài Bài tập lớn
Tìm hiểu cách làm , phân chia công việc.

02

Nguyễn Xuân Hiệp

-

03

Ngô Văn Mạnh, Nguyễn Văn
Trường, Phạm Quốc Tuấn,
Mạc Đình Chiến, Lê Văn Mẫn

-

Làm bìa báo cáo
Phân chia cơng việc
Tìm hiểu vê ngành cà phe thơ ở Việt Nam và phân tích

04

-

Sửa bản Word , in Báo cáo, duyệt


word
Dùng cơng cụ
trang tính
Excel, word
Ngày….tháng…..năm…...

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)

5


BÁO CÁO HỌC TẬP CÁ NHÂN/NHĨM
Tên lớp: ME 6030.1

Khóa : 14

Họ và tên sinh viên :
Tên nhóm : Nhóm 4
Tên chủ đề: Những giải pháp nhắm nâng cao chất lượng cà phê thô ở Việt
Nam
Tuần

Người thực hiện

1
2

Nguyễn Xuân Hiệp

Ngô Văn Mạnh,
Nguyễn Văn
Trường,
Phạm Quốc Tuấn,
Mạc Đình Chiến

3
4

Nguyễn Xuân
Hiệp, Lê Văn Mẫn

Nội dung
cơng việc

Kết quả đạt được
Hồn thành
Hồn thành
Hồn thành

Hồn thành
bài tập lớn

Chỉnh sửa, in báo
cáo

Ngày….tháng…..năm…...
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)


6

Kiến nghị với giảng
viên hướng dẫn


BỘ CƠNG THƯƠNG

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT
NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
HÀNỘI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN, BÀI TẬP LỚN, ĐỒ ÁN/DỰ ÁN
I. THÔNG TIN CHUNG
Người đánh giá:…………….......….. Học hàm, học vị:…………................……
Đơn vị công tác:…………...........................……………………………………...
Tên lớp: ME 6030.1

Khóa: 14

Họ và tên sinh viên :
Tên nhóm: Nhóm 4
Họ và tên thành viên nhóm:
Tên sản phẩm:……………………….......................……………………………..
II. ĐÁNH GIÁ1 (Điểm từng tiêu chí và điểm cuối cùng làm trịn đến 0,5 điểm)
TT


Mục
tiêu/Chuẩn
đầu ra học
phần

Tiêu chí đánh giá sản phẩm

Điể
m
tối
đa

Điể
m
đán
h giá

Tổng số

10



1
2
3

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…
GIẢNG VIÊN

(Ký và ghi rõ họ tên
MỤC LỤC
1 Trên cơ sở mục tiêu/chuẩn đầu ra của học phần và sản phẩm của chủ đề nghiên cứu, giảng viên xây dựng tiêu
chí đánh giá và điểm tối đa của từng tiêu chí
.

7


8


Lời mở đầu
Nông nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn và là một ngành kinh tế quan trọng
không thể thiếu được của mỗi quốc gia. Dù là một đất nước có nền kinh tế phát triển
rực rỡ, trình độ cơng nghiệp hoá hiện đại hoá rất cao hay một đất nước còn nghèo nàn
lạc hậu, kinh tế chậm phát triển thì nơng nghiệp vẫn ln được coi trọng. Nó cung cấp
những sản phẩm thiết yếu cho đời sống con người.
Nói đến Nông nghiệp là người ta nghĩ ngay đến hai lĩnh vực chính đó là chăn
ni và trồng trọt. Song khơng chỉ có như vậy, Nơng nghiệp cịn có liên quan đến
nhiều ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế. Và ngay cả chỉ có chăn ni và trồng
trọt thơi, cũng đã hai lĩnh vực hết sức rộng lớn rổi.
Nông nghiệp gắn liền với cây trồng và con nuôi, và mỗi một cây, một con ni
lại hình thành một tiểu ngành có những đặc trưng và những đóng góp rất riêng giúp
cho ngành Nông nghiệp của mỗi quốc gia ngày càng phát triển.
Cà phê là một loại cây trồng như vậy! Cây cà phê là một loại cây trồng khá
quan trọng đối với nền Nông nghiệp và người dân Việt Nam. Với khối lượng xuất
khẩu chỉ đứng sau lúa gạo, kim ngạch xuất khẩu cao, ngành cà phê đóng góp một phần
đáng kể vào GDP của cả nước và đời sống của hơn một triệu người dân Việt nam.
Một vài năm gần đây, do giá cà phê trên thế giới thường xuyên biến động,

không ổn định tác động làm cho ngành cà phê Việt Nam phát triển chững lại. Đầu tư
vào sản xuất và chế biến cà phê hạn hẹp dẫn tới chất lượng cà phê nhân - thô xuất khẩu
của Việt Nam cha cao, đời sống của người trồng cà phê gặp phải nhiều khó khăn. Điều
này trở thành niềm trăn trở lớn của cán bộ lãnh đạo ngành cà phê nói riêng và Nơng
nghiệp nói chung.
Làm thế nào để nâng cao chất lượng của cà phê nhân - thô xuất khẩu đem lại
thu nhập cao cho người lao động trở thành một câu hỏi lớn. Chúng ta cùng nhau tìm
hiểu và đưa ra những phương hướng, giải pháp phù hợp.

9


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ VIỆT
NAM.
1. Vị trí, vai trị của ngành sản xuất cà phê nói chung và cà phê thơ nói
riêng đối với Việt Nam.
1.1 Khái niệm và vai trò của ngành sản xuất cà phê Việt Nam.
1.1.1 Khái niệm.
Sản xuất cà phê là một ngành sản xuất vật chất, thuộc lĩnh vực nơng nghiệp
đồng thời cũng gắn bó và có liên quan mật thiết tới lĩnh vực công nghiệp. Dựa trên các
yếu tố tự nhiên thuộc Nông nghiệp như: đất, nước, điều kiên khí hậu và dinh dưỡng
trong đất, dưới sự tác động của con người, cây cà phê được trồng, chăm sóc, thu hái
quả, cộng với khâu chế biến thuộc lĩnh vực công nghiệp đã cho ra sản phẩm cà phê
tiêu dùng cuối cùng được rất nhiều người dân thuộc mọi quốc gia trên thế giới ưa
thích.
Ngày nay, cà phê dần trở thành thứ nước uống được cả thế giới ưa dùng, thì
ngành sản xuất cà phê cũng đã và đưa ng được các quốc gia trồng cà phê trên thế giới
xem là ngành sản xuất chính, tạo thu nhập cao, ổn định cho người dân thuộc các quốc
gia đó.
Cà phê thô là một loại sản phẩm của ngành sản xuất và chế biến cà phê, nó chưa

phải là sản phẩm tiêu dùng cuối cùng đối với người tiêu dùng song lại là ngun liệu
chính của q trình chế biến để tạo ra các loại cà phê hoà tan và cà phê sữa - thứ nước
uống mà ai cũng biết.
Đối với các nước phát triển, trồng và chế biến cà phê tiêu dùng cuối cùng là
một quá trình liên tục, tạo ra sản phẩm ngay tại quốc gia đó. Thậm chí với các nước
khơng trồng được cà phê, họ có thể nhập khẩu cà phê thơ - hay cịn gọi là cà phê nhân
về để sản xuất ra các loại cà phê tiêu dùng. Song đối với các quốc gia cịn chậm phát
triển thì q trình này khơng thực hiện được hoặc thực hiện rất ít. Phần lớn các quốc
gia này (trong đó có Việt Nam) chỉ sản xuất ra cà phê thơ - nhân, sau đó đem xuất khẩu
mặt hàng này cho các quốc gia khác.
Do đó, sự phát triển, lớn mạnh của ngành sản xuất cà phê ở những nước này
phụ thuộc vào giá trị của sản phẩm cà phê thơ sản xuất, xuất khẩu. Để có doanh thu
cao, họ phải bán được sản phẩm của mình với giá cao. Và điều này do chất lượng của
sản phẩm cà phê thô - nhân quyết định.

10


1.1.2 Vai trò của ngành sản xuất cà phê Việt Nam.
Cà phê là một ngành sản xuất chính có vai trị vơ cùng quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân của Việt Nam. Trong một vài năm gần đây, với những bớc phát triển
nhanh và vững chắc về diện tích, năng suất và sản lượng, giá trị đóng góp vào GDP
của quốc gia, ngành đã không ngừng củng cố và khẳng định vai trị chủ chốt của mình
trong hệ thống kinh tế quốc dân.
Cà phê Việt Nam là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ hai sau lúa gạo. Việt
Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trong mười nước xuất khẩu lớn nhất thế
giới, sản lượng đạt 800.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần nửa tỷ đô la, chiếm 25 27% kim ngạch xuất khẩu nông sản và 4 - 5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trên
một triệu người có cuộc sống gắn với cây cà phê hoặc có thu nhập từ cây cà phê.
Với vai trò quan trọng nêu trên, ngành cà phê đưa ra ngày càng thu hút được sự
đầu tư và quan tâm của Nhà nước và nước ngoài. Từ giá trị kinh tế cao mà cây cà phê

mang lại cho người nông dân cũng như đất nước, trong tương lai, hy vọng ngành cà
phê sẽ còn phát triển nhanh và mạnh hơn nữa, góp một phần đáng kể vào cơng cuộc
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, đưa Việt Nam trở thành một cường quốc sánh
vai cùng các quốc gia phát triển khác trên thế giới.
1.2 Sự cần thiết nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê thô Việt Nam.
Không chỉ với người kinh doanh cà phê mà với cả người dùng cà phê đó là: Các
nhà kinh doanh và rang xay cà phê quốc tế ln địi hỏi và sẵn sàng trả giá cao cho cà
phê chất lượng tốt. Về phần mình, người tiêu dùng cũng chỉ sẵn sàng thanh tốn giá
cao để mua cà phê có chất lượng tốt.
Vậy để có được sản phẩm cà phê chất lượng tốt đến với người tiêu dùng thì các
nhà sản xuất cà phê Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trước tiên phải làm thế
nào? Đó trước hết là việc nâng cao chất lượng của sản phẩm cà phê thô - hay cà phê
nhân- sản phẩm trước khi đem chế biến thành cà phê tinh, cà phê hoà tan hay cà phê
sữa mà người tiêu dùng ưa chuộng.
Ngày nay, sản phẩm cà phê đang trở thành thị hiếu tiêu dùng của phần lớn
người dân trên thế giới, đặc biệt là giới trẻ. Nhu cầu về tiêu dùng cà phê ngày một
tăng. Vì vậy, mà việc khơng ngừng đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm là rất quan
trọng. Rất nhiều quốc gia trên thế giới lấy việc nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê
làm thế mạnh để cạnh tranh, với những nước đưa ng phát triển như Việt Nam hiện nay,
thì việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm đưa ng là một chiến lược quan trọng
cần thực hiện.
Chất lượng của cà phê thô ảnh hưởng trực tiếp đến hơng thơm, mùi vị của cà
phê tan. Do đó, việc nâng cao chất lượng cà phê thơ nói chung có một vai trị rất quan
trọng trong việc sản xuất cà phê tiêu dùng cuối cùng. Nắm chắc được vấn đề này là

11


chìa khố dẫn tới thành cơng của những người sản xuất, kinh doanh cà phê.
2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của quá trình chế biến sản phẩm cà phê thô.

2.1 Đặc điểm kinh tế.
Xét về mặt kinh tế, quá trình chế biến để tạo ra sản phẩm cà phê thơ có một ý
nghĩa quan trọng. Nó là một mắt xích khơng thể thiếu để tạo ra sản phẩm tiêu thụ cuối
cùng cho người tiêu dùng.
Với tư cách là một khâu trung gian quan trọng trong quá trình sản xuất cà phê,
chế biến cà phê thơ góp phần tạo thêm giá trị vào sản phẩm tiêu dùng cuối cùng.
Quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố kinh tế. Cũng như
đối với các ngành khác, kinh tế có vai trị quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm.
Nếu khơng có nhiều vốn đầu tư vào thiết bị chế biến sẽ tạo nên sản phẩm mang chất
lượng khơng cao. Việt Nam là một ví dụ điển hình, do kinh tế cịn khó khăn, với dây
chuyền cơng nghệ, thiết bị lạc hậu, thô sơ, mặc dù cây cà phê trồng trên đất Việt Nam
cho quả với hương thơm và mùi vị đặc trưng song cà phê nhân vẫn bị đánh giá là kém
chất lượng, chất lượng chưa cao. Ngược lại, ở các quốc gia phát triển có tiềm lực kinh
tế thì chất lượng của cà phê nhân được đánh giá cao hơn.
2.2 Đặc điểm kỹ thuật của q trình chế biến sản phẩm cà phê thơ.
Quy trình chế biến cà phê thơ được xem là có đặc điểm kỹ thuật khá phức tạp.
Đối với phương pháp chế biến khơ, tuy quy trình có đơn giản hơn một chút song để có
được sản phẩm cà phê có chất lượng tốt thì các q trình: phơi khơ, sấy, tách các lớp
vở quả, vở hạt phải được tiến hành cẩn thận bằng thiết bị tốt. Có như vậy, hạt cà phê
mới không bị lẫn tạp chất và không bị mất đi mùi vị đặc trưng. Đối với phương pháp
chế biến ướt thì đây quả là một quá trình phức tạp, địi hỏi độ tỉ mỉ cao hơn.
Nói tóm lại, quy trình chế biến cà phê thơ là một q trình phức tạp đòi hỏi phải
cẩn thận và đặc biệt là các thiết bị chế biến phải phù hợp, hiện đại, mới mong tạo ra
được sản phẩm cà phê thô - nhân có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao ở trong nước và quốc tế.

12


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÀ PHÊ THÔ CỦA

VIỆT NAM.
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam đối với chất lượng cà
phê thô.
1.1 Đặc điểm tự nhiên.
Đặc điểm tự nhiên của Việt Nam góp một phần khá quan trọng vào q trình
hình thành nên chất lượng của cà phê nhân nước ta.
Chúng ta đều biết, để có được loại cà phê có hương thơm và mùi vị đặc trưng,
ngoài việc được chế biến tốt và bảo quản cẩn thận thì việc tác động của điều kiện tự
nhiên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mùi vị cà phê sẽ không bị pha lẫn hay chất lượng
kém khi cây cà phê được trồng trên một vùng đất tốt, phù hợp, điều kiện thời tiết, khí
hậu thuận lợi cho sự sinh trởng và phát triển của cây cà phê như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng, gió và dinh dưỡng từ đất. Cà phê nhân Việt Nam được các nhà xuất nhập khẩu
trên thế giới đánh giá là có hương vị đặc trưng khơng bị pha trộn đặc biệt là cà phê chè
Arabica. Có rất nhiều vùng tại Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng
cà phê như: Đắk Lắk, các vùng núi Tây Nguyên...
Khai thác tốt khía cạnh này là một lợi thế để Việt Nam nâng cao chất lượng cà
phê xuất khẩu của mình trên trường quốc tế, qua đó nâng cao giá bán đem lại thu nhập
cao cho người trồng cà phê.
1.2 Đặc điểm kinh tế.
Quả cà phê tươi thu hái từ các vườn trồng cà phê Việt Nam được lấy về làm
mẫu thử để kiểm tra chất lượng, được đánh giá là có chất lượng cao, mùi vị đặc trưng.
Nhưng có một thực tế là, cũng từ những vườn cà phê ấy, sau khi được người nông dân
thu hái đại trà, đem chế biến, bảo quản và xuất khẩu lại bị đánh giá là chất lượng kém,
có lẫn tạp chất và mất đi hương vị đặc trưng. Nguyên do là ở khâu chế biến? Đúng do
cà phê nhân của Việt Nam được chế biến kém. Nhưng sâu xa là do nền kinh tế Việt
nam chậm phát triển, chưa có điều kiện để đầu tư dây chuyền cơng nghệ chế biến hiện
đại, thiết bị bảo quản thô sơ và người nông dân được trang bị kiến thức về chế biến,
bảo quản còn hạn hẹp. Tất cả những nguyên nhân bên trên tác động làm cho cà phê
Việt Nam có chất lượng chưa cao.
Hằng năm, con số đầu tư vào các vườn cà phê của Việt Nam còn rất hạn hẹp,

một vài năm gần đây có được cải thiện, song vẫn chưa cao. Nói tóm lại, với đặc điểm
kinh tế là một nước nơng nghiệp cịn nghèo và lạc hậu, chưa có điều kiện và tiềm lực
để đầu tư nhiều vào lĩnh vực cà phê, và đó là một trong những nguyên nhân làm cho

13


ngành sản xuất, chế biến cà phê thô ở Việt nam chưa phát triển rực rỡ. Trong tương lai,
hy vọng ngành cà phê sẽ được đầu tư thích đáng hơn, phát triển thích đáng hơn.
1.3 Đặc điểm kỹ thuật.
Có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận đó là về mặt kỹ thuật hay quy trình
cơng nghệ chế biến sản phẩm cà phê Việt Nam còn lạc hậu so với các quốc gia sản
xuất cà phê khác trên thế giới.
Các thiết bị dùng để chế biến bảo quản cà phê nhân của Việt Nam chủ yếu được
sản xuất trong nước. Dây chuyền thiết bị nhập từ nước ngoài chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Tiếp nữa là các cơ sở chế biến, nhất là thiết bị phân bố không đều, không đồng bộ,
chưa khai thác triệt để năng lực của thiết bị.
Nhà nước chưa có sự phân cơng, phân nhiệm vụ và đầu tư cho các cơ sở cơ khí
trong nước để nghiện cứu, thiết kế, chế tạo, khảo nghiệm để đánh giá trên các mặt
cơng nghệ, từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
Bên cạnh đó các thiết bị công nghệ do trong nước sản xuất khi đưa vào sử dụng
gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới đời sống của người trồng cà phê.
Với đặc điểm kỹ thuật trên đã dẫn tới tình trạng sản xuất, chế biến cà phê thơ ở
Việt Nam có chất lượng chưa cao. Một trong những vấn đề cấp bách của ngành cà phê
thô Việt Nam là phải làm thế nào để cải tiến, đổi mới dây chuyên công nghệ chế biến
cho đồng bộ và phù hợp. Có như vậy mới nâng cao được tình trạng chất lượng cà phê
nhân - thơ hiện nay.
2. Thực trạng sản xuất cà phê thô ở Việt Nam.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành cà phê Việt Nam đã tiến những bớc dài
ngoạn mục. Cà phê nhân của Việt Nam là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ hai

sau lúa gạo. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trong 10 nước xuất khẩu
lớn nhất thế giới, sản lượng đạt 800.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần nửa tỷ
USD, chiếm 25-27% kim ngạch xuất khẩu nông sản và 4-5% kim ngạch xuất khẩu của
cả nước. Trên một triệu người nó cuộc sống gắn với cây cà phê hoặc có thu nhập từ
cây cà phê.
Tuy nhiên, hiện nay ngành cà phê Đang đứng trước những khó khăn lớn đầy
thách thức. Ngồi những biến động về giá cả xuống quá thấp gây khó khăn cho người
trồng cà phê, cịn có những khó khăn rất cơ bản là chất lượng sản phẩm cà phê nhân
xuất khẩu chưa cao, tỷ lệ cà phê chè q ít, khơng q 5% ( trong lúc đó trên thế giới
là 70 - 75%).
Giá cà phê chè luôn gấp 1.5 - 1.7 lần so với giá cà phê vối, và mức độ giảm giá
của cà phê vối mạnh hơn cà phê chè.
Đứng trước thực tại đó, ngành cà phê đã đưa ra giải pháp là phải thâm canh cà
phê vối, loại bở vườn cà phê vối xấu trên những vùng đất khơng thích hợp hoặc khơng

14


đủ điều kiện tới. Mặt khác phải mở rộng diện tích cà phê chè đặc biệt là ở trung du,
miền núi phía Bắc. Cải tiến quy trình cơng nghệ chế biến để tăng chất lượng sản
phẩmn cà phê thô, tạo mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, đủ sức cạnh tranh.
Thực tế đã khẳng định, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng nước ta từ đèo Hải Vân
trở ra thích hợp với cây cà phê chè, có thể nói cà phê chè nằm trong vùng sinh thái ít
hoặc khơng tới vẫn cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao nếu được chăm sóc,
thâm canh đúng mức. Quỹ đất phong phú, cà phê chè chịu được nhiệt độ thấp, chịu
hạn tốt, có khả năng thụ phấn trong điều kiên mưa phùn. Cà phê trồng trên đất đồi núi
trọc, trên sờn đồi, đồi vườn phân tán của hộ nông dân vẫn cho năng suất cao và tạo ra
Hệ sinh thái cây trồng hợp lý, thúc đẩy hỗ trợ nhau phát triển phủ xanh đất trống đồii
núi trọc.
Đã có 11 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc trồng cà phê và đã có rất nhiều

diện tích đạt 2 - 3 tấn nhân/ha. Một số tỉnh trồng cà phê đạt kết quả tương đối tốt
khẳng định tính hiệu quả của dự án AFD của Pháp đầu tư vào Việt Nam.
Chúng ta đã tập trung đầu tư cho công tác nghiện cứu cà phê vối ở phía Nam,
cịn cà phê chè ở phía Bắc. Với sự đầu tư này, trong tương lai, Việt Nam hy vọng sẽ có
một ngành cà phê phát triển hơn, chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam sẽ
được đánh giá cao hơn trên trường quốc tế. Ngành cà phê hy vọng sẽ trở thành một
ngành sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển của đất nước và đem lại đời sống
no đủ, hạnh phúc cho những người lao động tham gia vào quá trình trồng và sản xuất
cà phê.
Cà phê nhân - thơ của Việt Nam sản xuất ra chủ yếu là dành cho xuất khẩu
(95%, tiêu dùng trong nước chỉ chiếm 5%). Để thấy được tình hình phát triển của
ngành chế biến cà phê Việt Nam, ta theo dõi tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua
một số năm gần đây.
3. Thực trạng chất lượng cà phê nhân thô ở Việt Nam.
Cà phê nhân Việt Nam sản xuất ra chủ yếu là để xuất khẩu, theo Cafe Control
nhận xét và đánh giá về chất lượng cà phê của Việt Nam như sau: “Chất lượng không
ổn định, không đồng đều, độ ẩm cao, trong sản phẩm nhiều dạng khuyết tật: hạt đen,
hạt lên men, hạt nâu...chiếm tỷ lệ khá cao thường từ 180 - 300 lỗi, cá biệt có vùng lên
tới 350 - 400 lỗi trên 300 gram. Cà phê lẫn nhiều tạp chất: đất, đá, sắt...phổ biến trên
diện rộng cà phê bị nhiễm mùi lạ: khói dầu, than, mốc...đặc biệt khi qua nếm thử nước
uống kém hấp dẫn”. Cũng về chất lượng, ý kiến nhận xét của đại diện hãng Nesle Anh,
Thái, Itochu Nhật trong hội thảo cà phê nhân vối Việt Nam tháng 1/1995 tại thành phố
Buôn Ma Thuật “...Cà phê nhân vối Việt Nam nói chung so với cà phê Uganda,
Indonesia còn yếu hơn cả về mặt thể chất và hương vị, mùi vị xấu và tính khơng ổn
định là điểm yếu của cà phê Việt Nam. Việc chế biến cà phê sau thu hoạch là nguyên

15


nhân gây ra các yếu điểm này, thiếu thốn các phương tiện phơi sấy phù hợp có ý nghĩa

là có một lượng lớn cà phê mang mùi vị xấu như: ẩm, mốc, đất và lên men...”.
Tuy nhiên, hầu hết cà phê nhân xuất khẩu của các doanh nghiệp làm ra đều
được thị trường tiêu thụ, song cà phê Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu thương
mại và phản ánh được hương vị vốn có của nó. (Năm 1997, một nhóm chuyên gia của
hãng Nesle Pháp đến khảo sát về cà phê của Đăk lăk nhận xét: “Cà phê vối của Việt
Nam nếu hái đúng tầm chín, phơi sấy, chế biến và bảo quản tốt thì chất lượng tốt hơn
cà phê Indonesia và rất đặc trưng cho cà phê vối”). Mặc dù vậy chất lượng cà phê nhân
của Việt Nam vài năm gần đây có nhiều tiến bộ đã thúc đẩy các nhà quản lý sản xuất
và kinh doanh xuất nhập khẩu quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của khách hàng. Theo báo cáo của Cafe control tại Hội nghị Châu á
về cà phê lần thứ V tại Hà Nội: chất lượng của cà phê Việt Nam hiện nay đạt khoảng
16% loại I, 72% loại IIA (Đánh giá theo tiêu chuẩn: TC VN 4193 - 93). Do vậy, đòi
hỏi chúng ta phải xem xét đánh giá lại thực trạng công nghệ chế biến cà phê ở Việt
Nam, tìm ra một giải pháp hợp lý nâng cao khả năng chế biến và chất lượng sản phẩm
cà phê nhân - thơ.
4. Tình hình thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng cà phê thô nhân.
4.1 Giống cà phê.
Tồn tại lớn nhất hiện nay đối với cà phê về mặt kỹ thuật nông nghiệp là giống.
+ Vấn đề giống cà phê chè (Arabica).
Tập đoàn giống cà phê chè ở Việt Nam hiện nay cịn nghèo nàn. Ngồi những
giống do người Pháp đưa vào trước đây như: Bourbon, Typicà...và một số mới nhập từ
Cuba đầu những năm 70(Catura, Mundonovo....); từ đó đến nay Việt Nam hầu như
không du nhập hoặc chọn tạo thêm được giống mới nào có ý nghĩa đáng kể về mặt
khoa học và kinh tế. Chỉ duy nhất giống Catimor (F6) được đưa vào Việt Nam trồng
thử năm 1984, khu vc hố thành cơng, được Nhà nước chính thức cơng nhận năm
1994, và sau đó đưa ra sản xuất đại trà. Hiện nay, giống Catimor đã được trồng trên
diện tích khoảng 2 vạn ha. Giống F6 có ưu điểm là khả năng kháng rất cao đối với
bệnh gỉ sắt, rất ít bị sâu đục thân phá hoại, khả năng cho năng suất cao từ 1-2 tấn/ha
trên diện tích đại trà.
Nhược điểm là kích cỡ hạt nhở: 13 -14 g/100hạt (trong khi các giống khác là

15-16 g/100hạt; phẩm vị nước uống thuộc loại trung bình. Nhưng dù sao trong giai
đoạn hiện nay, Catimor vẫn là giống chủ lực. Do vậy để rút ngắn thời gian tạo giống,
việc xem xét tuyển chọn và nhập nội giống mới phù hợp là rất cần thiết.
+ Về cà phê vối (Robusta).
Đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất đối với các vùng trồng cà phê vối

16


theo hướng xu cơ hố, quan tâm thường xun, phịng trừ sâu bệnh, những cây bị bệnh
nặng cần phá bở cải tạo để trồng thay thế hoặc những cây cho năng suất thấp, chất
lượng quả kém cũng cần thay thế bằng cách trồng mới hoặc ghép chổi là những công
việc cần làm để cải tiến và duy trì giống cà phê vối hiện có tại Việt Nam.
4.2 Bố trí đất trồng và kỹ thuật chăm sóc cà phê.
4.2.1 Đất trồng.
Các loại đất bazan, đất pcphia, đất đá vơi, đất granit, gnei, đất phiến thạch
sét, phù sa cổ...có tầng dày trên 70cm, thoát nước tốt, mực nước ngầm sâu cách mặt
đất trên 100cm; đất có độ dốc dưới 200, độ xốp trên 60%, lớp đất mặt 0 - 30cm có hàm
lượng hữu cơ tối thiểu 2,5, độ chua PHKCI 4,5 - 6 đều trồng được cà phê chè. Trong
thực tế thì đất bazan, đất đá vôi và độ dốc dưới 80 là thích hợp nhất.
Đất từ các vườn bạch đàn, keo tai tượng, vườn cây ăn quả lâu năm hết nhiêm kỳ
kinh tế, vườn cà phê già cỗi hoặc bị bệnh thối rễ phải thanh lý thì phải xử lý đất bằng
các biên pháp khai hoang, cày bừa, rà rễ, gieo trồng cây phân xanh họ đậu, cây đậu đỗ
ăn hạt từ 2 - 3 vụ, vùi thân lá vào đất để dễ cải tạo đất, xử lý vôi, thuốc diêt trừ nấm
bệnh, kiểm tra tuyến trùng, rệp sáp và các loại nấm bệnh trước lúc trồng cà phê.
Đất đã bị thối hố( trồng cây ngắn ngày khơng có hiêu quả) thì phải bón nhiều
phân hữu cơ, hoặc phải cải tạo đất bằng gieo trồng cây họ đậu có bón thêm phân hoá
học (20N - 30P205/ha) thân lá vùi vào đất liên tục trong 2 - 3 vụ.
Kỹ thuật trồng cà phê theo tiêu chuẩn ngành mới được trình bày như trên.
4.2.2 Bón phân khơng đúng liều lượng và mất cân đối.

Trong điều kiên đất đưa i có độ phì nhiêu thấp, dốc và phân cắt mạnh (trừ một
số diện tích đất bazan vùng Khe Sanh) nhưng lượng phân bón hàng năm bón cho cây
cà phê quá thấp và mất cân đối: thí dụ phần lớn các địa phương khơng bón phân hữu
cơ).
Năm chăm sóc: 1 và 2 năm bón các loại phân vi sinh phân NPK nhưng mới đạt
40 - 50% u cầu của cây. Bình qn chỉ bón 30- 40 kg N/ha; 60 - 90 P205 kg/ ha; 30 40 K20 kg/ha. Trong giai đoạn này cây rất cần đạm và lân để phát triển thân, rễ thì có
nơi bón 2 ngun tố này q ít, trong lúc đó Kali cây cần ít thì lại bón q nhiều.
Vào thời kỳ kinh doanh: nhiều nơi bón khơng những khơng cân đối mà cịn q
ít. Thí dụ ở Hà Giang lượng bón chỉ 45N, 90P205, 27 K20/ ha...Trong khi đó theo
đúng quy trình kỹ thuật thì phải bón 275 - 300 N, 90 - 120 P205; 275 - 300 K20/ha vào
thời kỳ kinh doanh.
Vì lượng bón q ít và khơng cân đối, nên xảy ra tình trạng hầu như 80 - 90%
vườn cây bị thiếu dinh dưỡng, bệnh khô cành khô quả rất nhiều. Đặc biêt là những
vườn cà phê mới thu bói, hoặc kinh doanh năm đầu.
Việc bón phân mất cân đối, khơng đúng lượng cịn do ngun nhân khác là:

17


công tác chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật chưa tốt; nhiều hộ nơng dân,
thậm chí nhiều cán bộ chỉ đạo sản xuất cũng không hiểu biết tường tận và tỏ ra lúng
túng.
4.2.3 Các biên pháp cải tạo, bảo vệ đất còn quá sơ sài.
Gần 90% diện tích đất trồng cà phê ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc là
dốc và rất dốc (từ 8 - 25 0). Nhưng hầu như khơng có biên pháp chống xói mịn, khơng
tạo bổn tạo hố, khơng có băng chắn ngang dốc, rất nhiều nơi không làm bậc thang hẹp
để khống chế dòng chảy. Đã làm cho đất bị xói mịn mạnh, độ phì nhiêu vốn dĩ đã hạn
chế lại càng thấp đi.
4.3 Thu hoạch, bảo quản và chế biến.
4.3.1 Thu hoạch.

Nguyên liệu cho chế biến có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, cà phê quả tươi
sản phẩm của nông nghiêp, nguyên liệu cho chế biến nên việc thu hái cà phê có chất
lượng có một ý nghĩa lớn đến chất lượng chế biến và chất lượng sản phẩm. Nhìn
chung, thu hái cà phê đúng tầm chín mới cho chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, qua thực
tế sản xuất có nhiều lý do nên các nhà quản lý và đại bộ phận các hộ dân áp dụng phổ
biến phương pháp “tuốt cành”. Phương pháp này dẫn đến sản phẩm thu hoạch gồm
hỗn hợp quả có độ chín và các thành phần khác nhau: non, xanh, ương, chín, chín nẫu,
quả khơ, cành lá và cả một số sinh vật sống ký sinh trên vỏ, núm quả như: sâu bọ, rệp,
nấm bệnh...Với khối nguyên liệu này nếu bị chất đống quá 24 giờ sinh nhiệt kích thích
sự hoạt động của các vi sinh vật nhanh chóng phân huỷ các lớp vỏ cà phê, thâm nhập
phá huỷ nhân cà phê.
4.3.2 Bảo quản.
Tổng diện tích kho đầu tư cho chứa sản phẩm đạt hơn 36.000 m 2 trong tồn
ngành. Bình qn 1m2 kho chứa 1 tấn cà phê nhân. Kho chứa sản phẩm được xây dựng
qua nhiều năm, nhiều kiểu kiến trúc chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định ở một số
đơn vị như độ thơng thống, mái che, tường bao, chống nóng, chống ẩm chưa phù hợp
đã ảnh hưởng đến chất lượng cà phê khi bảo quản lâu ngày lầm biến màu, giảm chất
lượng sản phẩm.
Ở các đơn vị dịch vụ thu mua, sự mất cân đối càng thể hiện rõ khi mùa kinh
doanh chính vụ sản phẩm dự trữ lớn trong khi sức chứa không đảm bảo, phải thuê kho
làm tăng chi phí, ảnh hưởng tới hiêu quả kinh doanh.
4.3.3 Chế biến.
Trên thế giới có hai loại phương pháp chế biến cà phê đó là chế biến khơ và chế
biến ướt. Chế biến khô chủ yếu đối với cà phê vối Robusca, chế biến ướt chủ yếu ở cà
phê chè Arabica.
Ở nước ta, từ năm 1990 trở về trước, hầu hết cà phê được chế biến theo phương

18



pháp chế biến khô đối với cà phê vối. Phương pháp này đơn giản chỉ cần phơi quả cà
phê sau khi thu hái cho đến khi đổ ẩm trong nhân cà phê đạt từ 12 - 13%. Từ năm
1999 một số công ty đã áp dụng phương pháp chế biến ướt cải tiến (chế biến nửa ướt)
tức dùng máy sấy tươi đánh nhớt khoảng 40 - 60% có nơi 80% đem phơi không ủ lên
men dùng như phương pháp chế biến ướt cổ điển.
Ngồi ra, một số gia đình nơng dân dùng phương pháp sấy quả cà phê tươi đập
ra, sau đó đem phơi khơ, cách này khơng thể cho cà phê chất lỏng cao, đặc biệt khi bị
mưa cà phê sẽ bị hỏng.
Chế biến ướt, nửa ướt rút ngắn thời gian phơi, tiết kiệm sân phơi và về mặt kinh
tế lợi nhuận cao hơn, chất lỏng cà phê chế biến ướt cao hơn chế biến khô. Về chất lỏng
nếm thử, nếu đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật của từng phương pháp thì phương pháp
nào cũng cho chất lỏng tốt.
4.4 Thực trạng về quy trình kỹ thuật chế biến cà phê.
4.4.1 Thiết bị chế biến sản xuất trong nước.
Thiết bị chế biến được thiết kế, chế tạo trong nước do một số cơ sở nghiện cứu,
các nhà máy cơ khí trong và ngồi ngành với thiết bị chế biến ướt có cơng suất từ 300
- 5000 kg quả tươi/giờ, đối với thiết bị chế biến khơ có cơng suất từ 1 - 4 tấn nhân/giờ,
tương đối đồng bộ với các hệ thống phân loại tạp chất, phân loại quả xay sấy, đánh
bóng, phân loại....đã sản xuất và cung cấp các thiết bị sấu như: sấy tháp, sấy quay, sấy
hổi lưu ... phần nào giải quyết đoc nhu cầu chế biến cà phê khi quy mô sản xuất ngày
càng tăng. Giá thành sản xuất trong nước thấp hơn nhiều giá thành thiết bị nhập ngoại.
Thực tiễn trong những năm qua khi lắp đặt, vận hành các thiết bị sản xuất trong
nước còn bộc lộ nhiều khuyết tật, nhược điểm làm ảnh hưởng đến công tác chế biến,
hiệu quả sử dụng thiết bị chưa ngang tầm với vốn đầu tư đó là:
+ Công nghệ chưa hiện đại, thiếu đồng bộ, chắp vá.
+ Chất lượng thiết bị chưa tốt như: hoạt động chưa ổn định, độ bền kém, công
suất chưa đạt công suất thiết kế.
+ Tiếng ổn, bụi còn ảnh hởng đến môi trường và điều kiên làm việc của người
lao động, đặc biệt chưa có phương pháp xử lý nước thải đối với chế biến ướt.
+ Sản phẩm sản xuất ra chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật: đánh nhướt chưa sạch, tỷ

lệ bóc vở trấu, tỷ lệ hạt vỡ cịn cao đối với chế biến ướt; tỷ lệ hạt vỡ, hạt mẻ cao đối
với chế biến khô.
4.4.2 Thiết bị nhập ngoại.
Các thiết bị chế biến cà phê nhập ngoại có cơng nghệ tiên tiến được sử dụng
phổ biến ở các nước sản xuất cà phê như: Braxin, Colombia. Thiết bị chế biến là
những hệ máy chuẩn, có kết cấu gọn, chắc chắn, ổn định. Hệ thống thiết bị điểu khiển,
bảo vệ tự động, an toàn cao, năng lượng tiêu thụ thấp, chất lượng sản phẩm đạt tiêu

19


chuẩn kể cả phân loại tạp chất, kích cỡ hạt, tỷ lệ hạt vỡ.

20


CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
CÀ PHÊ THÔ VIỆT NAM.
1. Các nhân tố tự nhiên.
Nhìn chung q trình chế biến cà phê nói chung trên thế giới có hai phương
pháp:
+ Phương pháp chế biến khô.
+ Phương pháp chế biến ướt
Song dù chế biến bằng phương pháp nào, muốn có được cà phê thơ chất lượng
tốt thì các nhà sản xuất, kinh doanh cà phê thô cũng phải chú ý từ khâu đầu tiên cho tới
khâu cuối cùng của cả q trình:
Để sản phẩm có chất lượng cao thì bước đầu tiên phải quản lý tốt vườn cà phê
theo các tiêu chí như: giống, điều kiên khí hậu, thổ nhưỡng phân bón, thuốc trừ sâu,
chăm sóc. Chỉ có cây cà phê khỏe mạnh mới cho quả tốt.
1.1 Giống.

Có 3 loại giống cà phê:
+ Cà phê chè : Coffee Arabica
+ Cà phê vối : Coffee Canephora
+ Cà phê mít : Coffee Exelsa
Mỗi giống có nhiêu chủng loại khác nhau, như cà phê chè có các chủng loại:
Typica, Bourbon, Moka, Mundonovo, Catimor...Trong cà phê vối có rất nhiêu chủng
loại khác nhau về kích thởc lá, độ gọn sóng của phiến lá và màu sắc, quả, hình dạng
quả, song chủng loại được trồng phổ biến ở nhiều nước là Robusta.
1.2 Đất đai.
Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất bazan là một
trong những loại đất rất lý tưởng để trồng cà phê vì loại đất này có các đặc điểm lý hố
tính tốt, tầng dầy. Yêu cầu cơ bản của đất trồng cà phê là có tầng sâu từ 70 cm trở lên,
có độ thốt nước tốt (khơng bị úng, lầy). Các loại đất thường thấy ở Việt Nam trên các
vùng cao như granit, sa phiến thạch, phù sa cổ, gò nai, đá vôi, dốc tụ....đều trồng được
cà phê. Cà phê cũng có thể được trồng ở nơi có đá lộ đầu. Những nơi đất dốc vẫn trồng
được cà phê nếu làm tốt cơng trình chống xói mịn. Dù trồng ở trên loại đất nào thì vai
trị của con ngịi cũng có tình quyết định trong việc duy trì, bảo vệ, nâng cao độ phì
nhiêu của đất. Ngay cả trên đất bazan, nếu cà phê khơng được chăm sóc tốt vẫn dẫn tới
hiện tọng cây mọc còi cọc, năng suất thấp. Ngược lại, ở những nơi không phải là đất
bazan nếu đảm bảo được đủ lượng phân bón hữu cơ, vơ cơ, giải quyết tốt cây đậu đỗ,
phân xanh trồng xen, tủ gốc tốt cùng các biện pháp thâm canh tổng hợp khác như: tưới
nước...vẫn có khả năng tạo nên những vịng cà phê có năng suất cao.
Nói tóm lại, dù được trồng ở trên nhiều loại đất khác nhau, song cây cà phê vẫn

21


có yêu cầu rất cao về đất trồng: đất phải sâu, xốp, thống khí thấm nước và có độ PH
trung bình hoặc hơi chua. Những chất cần thiết cho cây là: N, P, K. Lớp đất mặt phải
nhiêu mùn, một mặt để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và để giữ độ ẩm, mặt khác

giảm sự rửa trôi đất bởi những trận ma rào và gió lớn.
1.3 Khí hậu.
Khơng phải vùng nào ở trên trái đất cũng trồng được cà phê. Ngồi yếu tố đất,
cây cà phê cịn địi hỏi một số yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng ma, ánh sáng, gió. Vì
vậy, khi chọn vùng trồng cà phê phải chú ý tới các yếu tố quan trọng này:
- Nhiệt độ:
Nói chung trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng từ 5 0 - 320 cây cà phê vẫn có
khả năng tổn tại, sinh trưởng và phát triển. Song phạm vi nhiệt độ phù hợp đối với
từng giống cà phê có khác nhau.
Cà phê chè - Arabica ưa nơi mát và hơi lạnh, phạm vi thích hợp từ 18 0 - 250,
thích hợp nhất là từ 200 - 250. Do yêu cầu về nhiệt độ như vậy nên cà phê chè thường
được trồng ở nhiều miền núi cao từ 600 - 2500m (nguyên quán của cà phê chè là ở
Ethiopie nơi có độ cao trên dưới 2000m). Cà phê chè cho sản phẩm thơm ngon của các
nước như: Kenya, Tanzania, Ethiopia, Colombia thường được trồng ở nơi có độ cao từ
800m trở lên. Ngược lại, cà phê vối - Robusta thích nơi nóng ẩm. Phạm vi nhiệt độ
thích hợp từ 220 - 260, thích hợp nhất từ 240 - 260. Nhiệt độ giảm xuống 00 làm thui
cháy các đột non, nếu kéo dài làm cháy cả lá già đặc biệt là vùng hay xuất hiện sương
muối. Nhiệt độ quá cao thường xuất hiện hoa sao trong thời kỳ phân hoá mầm hoa và
thời kỳ ra hoa, hoa không thành quả.
- Lượng mưa:
Lượng mưa cần thiết đối với cây cà phê chè thường từ 1300 - 1900mm, còn đối
với cà phê vối cần từ 1300 - 2500mm. Nếu lượng ma được phân bố tương đối đều
trong năm, có một mùa khô ngắn vào cuối vụ và sau vụ thu hoạch, nhiệt độ thấp thì
thuận lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa của cây cà phê. Cà phê mít có u cầu về
nhiệt độ và lượng ma tương tự như cà phê vối. Song cây cà phê mít có bộ rễ ăn sâu, có
thể trồng ở những vùng có lượng mưa ít hơn.
Ở nước ta, lượng mưa phân bố không đều, tập trung khoảng 70 - 80% vào mùa
ma gây ra hiện tượng thừa nước. Mùa khô thường kéo dài từ 3 đến 5 tháng, nhưng
lượng ma chỉ chiếm 20 - 30%, do vậy có nhiều nơi cây cà phê thiếu nước nghiêm
trọng đặc biệt là ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Để khắc phục hiện

tượng này, vấn đề tủ gốc giữ ẩm đất, đưa i rừng phịng hộ, cây che bóng và tới nước có
một ý nghĩa quan trọng.
- Độ ẩm:
Độ ẩm của khơng khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển

22


của cây cà phê. Đặc biệt là giai đoạn cà phê nở hoa cần phải có độ ẩm cao, do đó tới
nước bằng biên pháp phun ma rất thích hợp cho quá trình nở hoa của cà phê. Độ ẩm
quá thấp cộng với điều kiên khí hậu khơ khan, nhiệt độ cao dẫn tới hậu quả làm cho
các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng.
- Ánh sáng:
Cà phê là loại cây thích ánh sáng tán xạ (nguồn gốc mọc trong rừng tha ở Châu
Phi), ánh sáng trực xạ làm cho cây bị kích thích ra hoa quá độ dẫn tới hiện tượng khô
cành, khô quả, xuống dốc nhanh. ánh sáng tán xạ có tác dụng điều hồ sự ra hoa phù
hợp với cơ chế quang hợp tạo thành và tích lũy chất hữu cơ có lợi cho cây cà phê, giữ
cho vườn cây lâu bền, năng suất ổn định. Cà phê vối cần có lượng cây che bóng vừa
phải để điều hồ ánh sáng, điều hồ q trình quang hợp của vườn cây.
- Gió:
Gió lạnh, gió nóng, gió khơ đều có hại đến sinh trưởng và phát triển của cây cà
phê. Gió quá mạnh làm cho lá bị rách, rụng lá, các lá non bị thui đen; gió nóng làm
cho lá bị khơ héo. Gió làm tăng nhanh q trình bốc thốt hơi nước của cây cà phê và
của đất đặc biệt là trong mùa khơ. Vì vậy, cần phải giải quyết tốt hệ thống đai rừng
chắn gió. đai rừng chắn gió và cây che bóng cịn có tác dụng hạn chế sự hình thành và
tác hại của sương muối. ở những vùng có gió nóng, đai rừng cịn tác dụng điều hồ
nhiệt độ trong lơ trồng. Trong kinh tế vườn cịn có thể trồng xen một số loại cây ăn quả
có bộ tán ít rậm rạp trong vườn cà phê.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê.
2.1 Kỹ thuật trồng.

Trước hết ta phải nói tới thời vụ trồng cây cà phê. Nguyên tắc chung của thời vụ
trồng thích hợp là vào đầu mùa ma khi đất đã đảm bảo được độ ẩm. Thời vụ trồng đối
với các tỉnh ở Tây Nguyên phù hợp nhất là trong tháng 6.
Nếu năm mưa sớm cây con đã đủ tiêu chuẩn trồng thì có thể trồng vào tháng 5.
Những năm mưa muộn có thể trồng sang tháng 7. Những vùng có chế độ mưa
chấm dứt vào cuối năm thì có thể trồng muộn hơn. Trong kinh tế vườn có thể trồng
muộn vào cuối mùa mưa nếu trong mùa khô có đủ nước tới và có tủ gốc dày. Ở miền
Bắc có thể trồng vào vụ xuân và vụ hè thu trên cơ sở cây con có đủ tiêu chuẩn. Ở các
thời điểm khác nhau trong năm đều có thể trồng mới được với điều kiên cây con được
tới nước khi gặp khô hạn.
Sau khi xác định được thời vụ gieo trồng thì tiến hành trồng cây cà phê con trên
diện tích đất đã định sẵn.
- Trước tiên phải đào hố để đặt cây. Kích thước hố đào:
+ Dài: 50 – 60cm
+ Rộng: 50cm

23


+ Sâu: 50 - 60cm
Trong sản xuất lớn còn dùng máy khoan hố có đường kính từ 50 - 60 cm và
khoan sâu từ 50 - 60cm, cày rạch hàng sâu 40 - 50cm, sau đào hố bổ sung cho đủ chiều
sâu.
- Đối với kinh tế vườn kích thước hố có thể đào rộng hơn:
+ Dài: 80cm
+ Rộng: 600cm
+ Sâu: 60 - 70cm
Khi trồng mới bắt buộc phải có phân hữu cơ, mối hố bở từ 10 - 20kg phân
chuồng (nhiều hơn càng tốt), nếu không đủ phân chuồng cần dùng phân rác, cỏ, cây
phân xanh, đậu đỗ thay thế cho đủ lượng tương ứng với phân chuồng. Mỗi một hố cà

phê cần 500gam phân lân nung chảy đem ủ cùng phân chuồng, hoặc trộn lẫn với phân
chuồng đem ủ ở ngoài hố trước khi trồng cà phê từ 30 - 60 ngày tuỳ theo độ hội mục
của phân.
Việc trồng cà phê đúng thời vụ và kỹ thuật là một nhân tố quan trọng tạo nên
một vườn cà phê có năng suất cao và chất lượng tốt.
2.2 Kỹ thuật chăm sóc cây cà phê.
Q trình chăm sóc cây cà phê từ lúc gieo trồng cho tới khi thu hoạch là cả một
q trình phức tạp địi hỏi người trồng cà phê phải nắm vững kỹ thuật, chăm sóc tỉ mỉ
mới mong có được một vườn cà phê mang lại lợi ích kinh tế cao. Cơng việc chăm sóc
cây cà phê đầu tiên sau khi trồng cây con là:
- Tủ gốc giữ ẩm:
Đây là một biện pháp hết sức quan trọng đối với những vùng có mùa khơ hạn
dài. Ngay sau khi trồng mới có thể tiến hành tủ gốc ngay để đề phòng các tiểu hạn.
Song bước vào thời kỳ cuối mùa ma, đầu mùa khô cần phải tiến hành tủ gốc giữ ẩm.
Ngồi vai trị giữ ẩm ra nó cịn có nhiều tác dụng khác: tăng thêm chất hữu cơ cho cây
cà phê, làm thuận lợi quá trình chuyển hố các chất dinh dưỡng khống điều hồ được
nhiệt độ và độ ẩm trong đất, chống cỏ dại xung quanh gốc cà phê đặc biệt là cỏ tranh.
Cần tủ một lớp dày từ 20 - 30 cm, đường kính của thảm tủ rộng ra ngoài bộ tán
của cà phê một khoảng từ 20 - 30 cm, lớp nguyên liệu cần tủ gốc cà phê chừng 10 cm
để chống mối làm hại cây.
Tủ gốc cũng góp phần tạo ra bổn tới nước cho cà phê trong mùa khô. Cây trồng
xen che bảo vê cải tạo đất trong vườn cà phê ở thời kỳ kiến thiết cơ bản
Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản các vườn cà phê cần trồng những cây trồng xen
để bảo vê, cải tạo, nâng cao độ phì của đất. Các cây trồng xen có thể sử dụng là: Lạc,

24


đậu tương, đậu hổng đáo, đậu mèo ngồi...Cây trồng xen có thể trồng vào đầu mùa ma
ở giai đoạn trước khi trồng cà phê hoặc trồng vào cùng giai đoạn với lúc trồng cà phê.

Trong mùa ma có thể trồng được hai vụ. Cây, cành, lá của cây trồng xen ở hai
vụ sẽ dùng làm nguyên liệu tủ gốc vào cuối mùa ma đầu mùa khô.
Thường khoảng cách giữa cây cà phê và cây trồng xen từ 60 - 80 cm. Chú ý xử
lý cây trồng xen để không cho che phủ, leo cuốn lên cây cà phê. Đào hố hình vành
khăn vào vùng xung quanh mép tán của cây cà phê có độ sâu từ 30 - 40 cm và chiều
rộng từ 30 - 40 cm, sau đó cho thân lá cây trồng xen vào trong hố rối lấp đất, đậy kín
lại.
- Che túp.
Tác dụng của che túp là để chống gió, chống rét, chống hạn. Thường người ta
phải che túp cho cà phê vào mùa khô và mùa đơng. Có thể dùng túp che kín xung
quanh cây cà phê hoặc làm các tấm chắn đặt vào phía hưởng gió chính thổi tới. Cần
chú ý tới độ cao để không làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây cà phê nằm
trong túp. ở những nơi đã trồng được các cây phân xanh để che gió, che bóng tạm thời,
có đưa i rừng chắn gió, có tủ gốc tốt thì khơng nhất thiết phải che túp.
Nhưng để ứng biến kịp thời khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết thì tốt
nhất là nên tiến hành che túp cho cây cà phê hợp lý. như vậy, người nông dân sẽ hạn
chế được rất nhiều những thiện tai bất ngờ mà thời tiết mang lại.
Cây che bóng có mấy tác dụng sau:
+ Điều hoà ánh sáng cho phù hợp với yêu cầu sinh lý của các giống cà phê.
+ Điều hồ nhiệt độ, độ ẩm trong khơng khí.
+ Giảm lượng nước bốc hơi từ trong đất.
+ Bảo vệ cấu tượng của đất, nâng cao độ phì của đất.
+ Hạn chế sinh trưởng của cỏ dại.
+ Vườn cây cho năng suất bền, ổn định sản lượng giữa các năm.
- Cây che bóng, che gió tạm thời:
Cần trồng xung quanh gốc cà phê này trồng thành một vòng cung ở phía hưởng
gió chính, trồng ở trên hàng vào khoảng cách giữa hai cây cà phê hoặc trồng thành
băng ở giữa hai hàng cà phê bằng các cây phân xanh có thân đứng cao như muống hoa
vàng.
Khoảng cách từ gốc cây che gió, che bóng tạm thời đến gốc cây cà phê ít nhất

phải xa từ 70 - 80 cm. Trồng gần sát hố cà phê sẽ gây hiện tọng tranh chấp dinh dưỡng
và tranh chấp nóc giữa cây che bóng, che gió tạm thời vói cây cà phê.
- Cây che bóng lâu dài:
Cây che bóng lâu dài gồm hai tầng: cây trồng thấp và cây trồng cao. Cây bóng
mát có tầng thấp trông với khoảng cách như sau: Cà phê vối trồng vói khoảng cách:

25


×