Tải bản đầy đủ (.docx) (155 trang)

tình dục trong sinh viên thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 155 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ
dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt
đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, nhóm chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất,
nhóm chúng em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Xã Hội Học – Trường Đại Học Khoa
học xã hội và Nhân văn đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt,
trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo
chúng em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Xã Hội Học cũng như tất cả các sinh
viên thuộc các chuyên ngành khoa học xã hội khác. Đó là môn học “Phương pháp
nghiên cứu xã hội học”. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Ths. Trần Thị Bích Liên
đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói
chuyện, thảo luận về đề tài mà chúng em đang nghiên cứu về “Biến đổi xã hội và xu
hướng tình dục trước hôn nhân trong sinh viên thành phố Hồ Chi Minh”. Nếu không có
những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì có lẽ bài báo cáo này của chúng em rất khó có
thể hoàn thiện được. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
Bài báo cáo được thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tuần. Bước đầu đi vào thực tế,
tìm hiểu về lĩnh vực tình dục, kiến thức của chúng tôi còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ.
Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, chúng em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Cô và các bạn học cùng lớp để kiến
thức của chúng em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
1
Lời cam đoan
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chúng
tôi. Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong báo cáo là trung thực và chưa từng
được người khác công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
2
MỤC LỤC
Lời cảm ơn…………………………………………………………………………. 1
Lời cam đoan………………………………………………………………………. 2


Danh mục các cụm từ viết tắt……………………………………………………… 6
Danh mục hộp……………………………………………………………………….7
Danh mục tư liệu hình ảnh………………………………………………………… 8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………………………………. 9
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU………………………………10
2.1 Chủ đề liên quan đến biến đổi xã hội…………………………………10
2.2 Tình dục và xu hướng tình dục trước hôn nhân trong thanh
thiếu niên/sinh viên……………………………………………………13
3. BỐI CẢNH XÃ HỘI……………………………………………………… 21
3.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam……………………………………………… 21
3.2 Bối cảnh xã hội ở TP Hồ Chí Minh………………………………………
22
3.3 Bối cảnh xã hội về Internet……………………………………………… 23
3.4 Bối cảnh xã hội về tình dục………………………………………………28
4. PHÂN NHÓM THEO NGHIÊN CỨU VÀ TIÊU CHÍ PHÂN NHÓM… 33
4.1 Phân nhóm theo nghiên cứu…………………………………………… 33
4.2 Tiêu chí phân nhóm………………………………………………………34
4.2.1 Nhóm tình dục gắn liền với hôn nhân…………………………… 34
4.2.2 Nhóm tình dục gắn liền với tình yêu………………………… 34
4.2.3 Nhóm tình dục không cần tình yêu……………………………… 34
5. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU…………… 34
5.1 Mục đích nghiên cứu……………………………………………………. 34
5.2 Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………… 35
6. ĐỐI TƯỢNG – KHÁCH THỂ - PHẠM VI NGHIÊN CỨU – ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU…………………………………………………………… 35
6.1 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu………………………… 35
6.2 Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………… 35
6.3 Địa bàn nghiên cứu…………………………………………………… 35
7. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN……………………………………36

7.1 Ý nghĩa lí luận………………………………………………………… 36
3
7.2 Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………… 36
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………38
1. Khái niệm nghiên cứu……………………………………………………………38
1.1 Biến đổi xã hội……………………………………………………………… 38
1.2 Tình dục………………………………………………………………………38
1.3 Tình dục trước hôn nhân……………………………………………………. 38
1.4 Sinh viên …………………………………………………………………….38
2. Các lý thuyết vận dụng………………………………………………………… 38
2.1 lý thuyết kiến tạo xã hội………………………………………………………38
2.2 Lý thuyết xã hội hoá………………………………………………………… 39
2.3 Lý thuyết định hướng giá trị……………………….………………………….40
3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………… 42
3.1 Phương pháp phỏng vấn sâu………………………………………………….42
3.2 Phương pháp quan sát……………………………………………………… 43
3.3 Phương pháp thảo luận nhóm…………………………………………………44
3.4 Phương pháp tư liệu sẵn có………………………………………………… 44
3.5 Mẫu nghiên cứu……………………………………………………………….45
CHƯƠNG 2: TDTHN TRONG SINH VIÊN CHỦ YẾU THỂ HIỆN QUA BA XU
HƯỚNG: TÌNH DỤC GẮN LIỀN VỚI HÔN NHÂN – TÌNH DỤC GẮN LIỀN VỚI
TÌNH YÊU – TÌNH DỤC KHÔNG CẦN TÌNH YÊU……………………………….47
1. Tình dục gắn liền với hôn nhân………………………………………………… 47
1.1 Trinh tiết – thước đo giá trị người phụ nữ………………………………… 47
1.2 TDTHN – đi ngược lại giá trị truyền thống………………………………… 49
1.3 Tình dục trong hôn nhân- sự gắn kết bền vững………………………………55
2. Tình dục gắn liền với tình yêu……………………………………………………56
2.1 Tình dục được xem là chiếc cầu nối tình cảm trong sinh viên………………56
2.2 Tình dục đóng vai trò như là một điều kiện thoã mãn nhu cầu trong tình

yêu……………………………………………………………………………64
2.3 Gánh nặng trinh tiết được giảm nhẹ………………………………………….70
3. Tình dục không cần tình yêu…………………………………………………….73
3.1 Coi tình dục là phong trào chạy theo bạn bè…………………………………73
3.2 Tình dục được xem là món hàng đem ra trao đổi……………………………74
3.3 Vốn kiến thức về tình dục phong phú……………………………………… 77
3.3.1 Kiến thức tình dục ảnh hưởng đến việc đánh giá TDTHN trong sinh
viên……………………………………………………………………77
3.3.2 Kiến thức về tình dục giúp sinh viên nhận biết được đối tượng của xã
hội lên xu hướng TDTHN trong sinh viên……………………………79
3.4 Chân dung người bạn tình……………………………………………………81
4
3.5 Tình dục không cần trách nhiệm và sự trả giá……………………………….84
3.6 Tiểu kêt………………………………………………………………………85
CHƯƠNG 3: INTERNET – THẾ GIỚI PHONG PHÚ VÀ ĐA DẠNG VỀ KIẾN
THỨC TÌNH DỤC CHO SINH VIÊN……………………………………………….87
3.1 Internet là phương tiện truyên thông không thể thiếu của sinh viên……………….89
3.2 Internet – nơi cung cấp mọi thông tin về tình dục cho sinh viên……………………93
3.2.1 Trang bị kiến thức chung về tình dục…………………………………… 94
3.2.2 Trang bị kiến thức về sức khoẻ tình dục………………………………… 98
3.3 Internet – không gian riêng để sinh viên trao đổi về tình dục………………………101
3.4 Tác động của Internet tới xu hướng tình dục trong sinh viên………………………105
3.4.1 Sinh viên có cái nhìn thoáng và cởi mở hơn về TDTHN……………… 105
3.4.2 Mạnh dạn hơn trong việc thể hiện hành vi tình dục………………………110
3.5 Qua Internet thể hiện được bản lĩnh sinh viên về tình dục…………………………114
3.6 Tiểu kết…………………………………………………………………………… 123
CHƯƠNG 4: XÃ HỘI HOÁ LÀ QUÁ TRÌNH CUNG CẤP KIẾN THỨC NỀN
TẢNG VỀ GIỚI TÍNH VÀ TÌNH DỤC CHO SINH VIÊN…………………… …126
4.1 Xã hội hoá trong gia đình…………………………………………………… ……126
4.2 Xã hội hoá trong nhà trường………………………………………………… ……139

4.3 Xã hội hoá trong xã hội…………………………………………………… ………141
4.4 Tiểu kết………………………………………………………………………… …146
PHẦN KẾT LUÂN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………………… ………148
1. KẾT LUẬN…………………………………………………………….………148
2. KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………… … …152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………… …157
5
DANH MỤC VIẾT TẮT
TD: Tình dục
TDTHN: Tình dục trước hôn nhân
QHTD: Quan hệ tình dục
PVS: Phỏng vấn sâu
SV: Sinh viên.
QS: Quan sát
ĐH: Đại học
KTX: Kí túc xá
TDTT: Thể dục thể thao
KHXH&NV: Đại học khoa học xã hội và nhân văn
TP: Thành phố
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
CNTT: Công nghệ thông tin
NTL: Người trả lời
TLN: Thảo luận nhóm
6
DANH MỤC HỘP
Tên và nội dung hộp Trang
Hộp 1: Quan điểm của SV về quan hệ tình dục 65
Hộp 2: Quan điểm của SV về thủ dâm 66
Hộp 3: Nhận thức về vấn đề trinh tiết của các bạn SVvới lối sống hiện đại 71
Hộp 4: Tình yêu và nhận diện tình yêu của SV 73

Hộp 5: Nhu cầu tình dục theo lối sống của SV 75
Hộp 6: Kiến thức về tình dục trong SV 77
Hộp 7: Điều kiện tác động tới thái độ của SV đối với TDTHN trong SV 80
Hộp 8: SV với việc chọn lựa những người bạn tình 81
Hộp 9: Cảm xúc với những khoảng khắc TD đầu tiên của SV 82
Hộp 10: Sinh viên không gò bó nhau trong tình dục 84
Hộp 11: Sự chuyển biến về thái độ với TDTHN của SV 106
Hộp 12: Tần suất – thời lượng sử dụng Internet về tình dục 108
Hộp 13: Internet và sự thể hiện tình dục ở nhóm xu hướng
tình dục không cần tình yêu và tình yêu gắn liền với tình dục 111
Hôp 14: Sự thể hiện hành vi tình dục ở xu hướng tình dục
không cần tình yêu 112
Hộp 15 : Tự tin nhận thức, thái độ, hành vi trong tình dục 115
Hộp 16: Bản lĩnh trong thể hiện trách nhiệm 120
7
Hộp 17: Các trường hợp cho biết SV được gia đình giáo dục
theo tư tưởng khép kín. 126
Hộp 18: Những trường hợp được SV cho biết gia đình
giáo dục theo tư tưởng “thoáng” 133
Hộp 19: Ý kiến của SV về yếu tố ảnh hưởng tới TDTHN trong SV 142
DANH MỤC TƯ LIỆU HÌNH ẢNH
Tên và nội dung hình ảnh Trang
Hình : Hình ảnh các cô gái mại dâm được quảng cáo trên facebook 27
Hình 1: Cặp SV đang hôn nhau ở Công Viên 61
Hình 2: Các cặp SV đang thể hiện tình cảm 61
Hình 3: Cặp Sinh Viên đang tâm sự với nhau 62
Hình 4: Cặp sinh viên ngồi tâm sự ở hồ đá 62
Hình 5: Dép của một đôi sống thử trước cửa phòng 63
Hình 6: Quần áo phơi trước phòng của một cặp sống thử 63
Hình 7: (C5d.1) Internet Đại Bình làng Đại học Thủ Đức 113

Hình 8: (C5d.1) Tiệm Internet Đại Bình làng Đại học Thủ Đức 114
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển, quá trình đô thị hóa đã làm cho nhiều quan niệm,
tư tưởng của người dân không còn ghò bó như cũ nữa. Theo đó thì lối sống của
vị thành niên, thanh niên trẻ cũng ngày càng rộng rãi hơn. Lối sống tình dục
trước hôn nhân được xem là hiện tượng mới nảy sinh trong xã hội hiện đại.
Quá trình hiện đại hóa đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong quan niệm và
hành vi về tình yêu, tình dục, hôn nhân và gia đình. Đã có nhiều tranh luận tại
Việt Nam và trên thế giới về tác động của hiện đại hóa đến việc định hình
phong cách sống của thế hệ trẻ. Điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam trong bối
cảnh gia tăng hội nhập về kinh tế, xã hội và văn hóa trong khu vực và với thế
giới. Nhiều người cho rằng hiện đại hóa thúc đẩy tự do cá nhân nhiều hơn,
tăng tính di động về địa lý và nghề nghiệp, cải thiện việc tiếp cận thông tin qua
nhiều nguồn khác nhau, khiến cho các mối quan hệ gia đình thêm dân chủ
Kết quả là thanh thiếu niên ngày nay có nhiều tự do trong hẹn hò, yêu đương,
tình dục, và lựa chọn hôn nhân hơn các thế hệ cũ.
Qua đó có thể thấy lối sống tự do kiểu phương Tây cũng đang xâm nhập khá
mạnh vào đời sống người Việt Nam, đặc biệt là trong thanh niên và cả một bộ
phận trong tầng lớp tri thức, đặc biệt là sinh viên, phải chăng đây là những biến
đổi xã hội mạnh mẽ hiện nay. Như một xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại,
cần có thái độ và cách nhìn khác đối với vấn đề mà từ trước đến nay vẫn được
xem là vấn đề tế nhị và ngại đề cập.
Theo một khảo sát của Viện Khoa học Xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh và
Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại 5 trường đại học tại
Thành Phố Hồ Chí Minh và 3 trường đại học tại Hà Nội (Thực hiện năm 2007)
chỉ có khoảng gần 30% sinh viên quyết phản đối quan hệ tình dục trước hôn
nhân. Số còn lại chấp nhận coi đó là việc bình thường hoặc đánh giá đó là việc
không tốt, nhưng cũng không phản đối. Vậy những xu hướng TD nào đang

diễn ra trong SV? Muốn tìm ra được điều đó cần có một đề tài nghiên cứu toàn
diện về xu hướng tình dục trước hôn nhân của sinh viên. Trong sinh viên hiện
nay thì số lượng người có quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng tăng cao. Đây
là những người có nhận thức cao nhưng họ cũng có quan hệ tình dục trước hôn
9
nhân vậy thì lý do mà sinh viên ngày nay có quan hệ tình dục trước hôn nhân
là gì? Bài làm này của chúng tôi cũng mong muốn tìm ra nguyên nhân đó.
Thực tế trên cho thấy tình dục trước hôn nhân của nhiều bạn sinh viên hiện nay
cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, phải có những phương pháp cụ thể để có
quan hệ tình dục an toàn nhằm đảm bảo có một sức khỏe tốt, một tinh thần và
trạng thái thoải mái phục vụ cho việc học tập. Nắm bắt được tình hình thực
trạng, nguyên nhân, lý do dẫn đến việc quan hệ tình dục trước hôn nhân của
nhiều sinh viên Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay để tuyên truyền và giáo dục
một cách khoa học về kiến thức giới tính, cũng như những vấn đề về quan hệ
tình dục an toàn được phổ biến rộng rãi, thiết thực hơn trong môi trường học
tập nói riêng và toàn xã hội nói chung để phù hợp với xu hướng hiện nay. Trên
đây là những lí do chính đáng được đưa ra để thực hiện đề tài “Biến đổi xã hội
và xu hướng tình dục trước hôn nhân của sinh viên Thành Phố Hồ Chí
Minh”
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này phân chia thành 2 chủ đề chính:
• Biến đổi xã hội
• Xu hướng tình dục trước hôn nhân của sinh viên
2.1. Chủ đề liên quan đến biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội nói chung có khá nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Biến
đổi diễn ra trên tất cả các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng, nó là một
quy luật khách quan của sự vận động phát triển, nó vừa có mặt tiêu cực và tích
cực tác động đến mọi mặt của đời sống con người ( Hoàng Chí Bảo, 2008, Ngô
Văn Huấn, 2011, Lê Ngọc Hùng, 2010). “Góp phần tìm hiểu biến đổi xã hội ở
Việt Nam hiện nay” tác giả Bùi Thế Cường cũng đưa ra quan điểm lý giải khía

cạnh xã hội của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở việt Nam, nhìn nhận
sự biến đổi xã hội ở Việt nam dưới quan điểm kiến tạo và cho thấy quá trình
biến đổi của Việt Nam đang được kiến tạo dưới sự tác động của nhiều yếu tố
khác nhau: dân số, văn hóa, kết cấu xã hội, phúc lợi xã hội – bốn vấn đề then
10
chốt của quá trình hiện đại hóa xã hội. Các đề tài đưa ra được những cơ hội và
thách thức trong quá trình hội nhập. Việt Nam đang diễn ra những biến đổi trên
nhiều mặt. Như trong tác phẩm . “Biến Đổi Xã Hội Ở Việt Nam Hơn 20 Năm
Đổi Mới”. Tác giả đề cập đến biến đổi ở thời kì đương đại. Tác giả khẳng định
nó đã, đang và sẽ diễn ra. Những sự biến đổi nó có tác động với nhau và những
thách thức mà Việt nam sẽ gặp phải.
Biến đổi trong giá trị chuẩn mực, giá trị, trong cấu trúc xã hội, thay đổi trong
hành vi lối sống thường ngày (Trịnh Duy Luân). Biến đổi xã hội tác động đến
vấn đề tình dục trong xã hội: một số tác giả cho rằng tình dục trước hôn nhân là
do tác động của quá trình biến đổi xã hội, do sự hiện đại hóa, sự bùng nổ các
phương tiện truyền thông đại chúng. Nguyên nhân dẫn đến tình dục trước hôn
nhân là do hiện đại hóa làm giảm mức độ kiểm soát xã hội và gia tăng tình dục
trước hôn nhân (Vũ Mạnh Lợi). Sự bùng nổ các phương tiện truyền thông đại
chúng đặc biệt là internet cho phép tiếp cận với nhiều thông tin về tình dục, sự
xuất hiện của các loại phim ảnh đồi trụy tác động đến nhận thức và hành động
tình dục trước hôn nhân (Trần Văn Vạn- Phạm Văn Sĩ- Lê Thị Ngọc Miến,
Trần Minh Thi, Nguyễn Quý Thanh). Do sự ảnh hưởng của văn hóa phương
tây, có suy nghĩ thoáng về tình dục (Nguyễn Linh Khiếu, Nguyễn Thị Phương
Yến, Ngô Văn Lệ, Lê Nguyễn Minh Tấn). Còn Tác giả Trần Thị Hồng Hà cho
rằng lối sống hiện đại, lối sống thực dụng trong xã hội ảnh hưởng rất lớn đến
việc lôi cuốn thanh niên vào lối sống hiện đại, lối sống thực dụng. Ảnh hưởng
của internet lên thực hành tình dục trong thanh thiếu niên, xem đây là phương
tiện thực hiện các nhận dạng về tình dục và ham muốn tình dục (Ngô Đức Anh,
2008). Còn trong tác phẩm của nhóm tác giả Khuất Thu Hồng- Lê Bạch
Dương- Nguyễn Ngọc Hường cho rằng sự biến đổi xã hội đã tạo ra sự khác biệt

trong cách nhìn nhận về vấn đề tình dục ở các lứa tuổi khác nhau, làm thay đổi
cách nhìn nhận tình dục của thanh niên và sinh viên.
11
Về ảnh hưởng của biến đổi xã hội đến xu hướng tình dục trước hôn nhân: Các
nghiên cứu trước đây về tình dục và internet như cộng đồng tình dục trực tuyến
(Burke 2000), tình dục trên mạng (Ross và CS. 2005) và hẹn hò qua mạng
(Davis và CS.2006). Ross (2005) đã ghi nhận rằng phương tiện giao tiếp điện
tử này đã tạo ra một bình diện mới cho sự gần gũi nhờ kỹ năng cho phép việc
liên lạc, giao tiếp vượt qua những khoảng cách lớn về không gian hoặc giao
tiếp mặt đối mặt. Internet ảnh hưởng lên tình dục con người qua một số cơ chế:
cho phép thực hiện tình dục ảo, mở rộng kỹ năng về mạng lưới liên lạc (và số
lần liên lạc) tìm kiếm và thu thập các thông tin về tình dục, những thông tin
không có được từ các nguồn khác như gia đình và nhà trường. “Sinh viên
trường ĐHKHXH&NV TPHCM với vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân
hiện nay” việc Internet dẫn đến một bối cảnh xã hội với các điều kiện cho sinh
viên tiếp cận với những thông tin kiến thức về tình dục và nhiều quan điểm mới
lạ có ảnh hưởng đến quan điểm của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn
nhân. Đề tài “Xu hướng và các yếu tố tác động đến hành vi tình dục của người
dân nông thôn” cho thấy được những biến đổi xã hội ảnh hưởng đến quan hệ
tình dục trước hôn nhân như sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, sự
sắp xếp lại các chức năng trong gia đình người phụ nữ được tôn trọng hơn, sự
phát triển của nhiều dịch vụ nạo phá thai, phòng tránh thai hay việc nhiều phụ
nữ tham gia và lực lượng lao động Trong “Thái độ của sinh viên về quan hệ
tình dục trước hôn nhân” trong “Internet sinh viên lối sống” sinh viên ở Hà
Nội ủng hộ mạnh hơn về quan hệ tình dục trước hôn nhân hơn sinh viên ở Tp
HCM ( Hà Nội 15.1% và Hồ Chí Minh là 7.8%), cũng vấn đề này thì có 30.1%
nam giới đồng ý còn nữ giới chỉ có 8.2%, sinh viên sống ở kí túc xá và sinh
viên thường xuyên truy cập internet thì ủng hộ việc quan hệ tình dục trước hôn
nhân nhiều nhất. Từ các đề tài chúng ta có thể thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của
yếu tố xã hội lên thực hành tình dục trước hôn nhân đặc biệt là internet – một

yếu tố đặc trưng của sự biến đổi xã hội.
12
Các nghiên cứu cũng như các bài viết của các tác giả trên cho thấy rằng biến
đổi là một xu thế tất yếu của xã hội trong quá trình phát triển, nó có tác động
hai mặt, một mặt làm cho xã hội thăng tiến mặt khác nó vẫn còn nhiều vấn đề
cần đặt ra để khắc phục. Riêng về vấn đề tình dục biến đổi xã hội đã tác động
trực tiếp đến thái độ, nhận thức, hành vi của con người trong xã hội Việt Nam,
nhất là sự bùng nổ của internet, nó làm cho mọi người có cơ hội tiếp cận đến
mọi thông tin về đời sống xã hội và về tình dục. Nhưng hầu như các tác giả cho
rằng tình dục trước hôn là hệ quả của sự biến đổi xã hội nhất là việc tiếp cận
internet. Vì thế mà nhóm chúng tôi muốn khai thác về tình dục trước hôn nhân
theo khía cạnh khác là lối tiếp cận về quyền tình dục và coi tình dục trước hôn
nhân không phải là hệ quả của biến đổi xã hội. Trong xã hội có nhiều biến động
và thay đổi vậy các cá nhân sẽ có những xu hướng nào về tình dục, cái gì nằm
bên trong họ, thúc đẩy hay bó buộc họ về tình dục trước hôn nhân.
2.2. Tình dục và xu hướng tình dục trước hôn nhân trong thanh thiếu
niên/ sinh viên
Gần như hầu hết các tác giả tiếp cận tình dục trước hôn nhân là hệ quả xấu cần
phải nghiên cứu tìm ra nguyên nhân để giảm thiểu, chỉ có một số nghiên cứu là
có cái nhìn nhận mới về tình dục trước hôn nhân. Tình dục trước hôn nhân là
hậu quả không mong muốn cuả việc hiện đại hóa làm giảm sự kiểm soát của xã
hội đối với hành vi cá nhân (Vũ Mạnh Lợi). Quan hệ tình dục trước hôn nhân là
đánh mất đi truyền thống tốt đẹp của người của người việt nam (Huỳnh Văn
Sơn). Tình dục trước hôn nhân là mang đến những hệ lụy về sau, những hệ lụy
đó là do sự thiếu hiểu biết về kiến thức tình dục (Trần Văn Hạn). Còn tác giả
Nguyễn Thị Kim Hoa và vũ văn trình cho rằng “sống thử” của thanh niên hiện
nay là một trào lưu tiêu cực mang lại hậu quả nghiêm trọng cho bản thân thanh
13
niên và cho xã hội thế nên phải hạn chế, điều chỉnh và cần có sự quan tâm của
nhà trường, gia đình. Sinh viên phải có cái nhìn đúng đắn hơn về tình dục trước

hôn nhân, phải hạn chế tình trạng “sống thử” đang ngày càng phổ biến (Ngô
Văn Lệ, lê Nguyễn Minh Tấn). Ngược lại với lối tiếp cận trên có một số tác giả
tiếp cận tình dục trước hôn nhân theo một hướng mới. Cho rằng tình dục trước
hôn nhân là do sự kiến tạo xã hội, thanh niên coi tình dục trước hôn nhân không
có gì xấu mà nó chuẩn bị cho cuộc hôn nhân tương lai hài hòa và cho rằng hòa
hợp về tình dục là nền tảng của hôn nhân (Khuất Thu Hồng- Lê Bạch Dương-
Nguyễn Ngọc Hường). Quan hệ tình dục trước hôn nhân là đỉnh cao của tình
yêu (Trần Thị Hồng Hà). Xem tình dục trước hôn nhân là là sự lựa chọn của cá
nhân, không phải là tiêu chuẩn để đánh giá nhân cách, đạo đức (Nguyễn Thị
Phương Yến, 2011).
Khi xem xét nghiên cứu của tác giả thấy rằng một số biến độc lập có tác động
trực tiếp đến thái độ, hành vi của xu hướng tình dục trước hôn nhân như biến
giới tính, trình độ học vấn, sự liên kết với gia đình.
Về giới tính hầu hết các cuộc nghiên cứu đếu chỉ ra rằng nam giới có cái nhìn
thoáng và chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân nhiều hơn nữ. Nữ có
quan hệ tình dục trước hôn nhân bằng nửa nam (Vũ Mạnh Lợi). Nam giới có
thái độ cởi mở hơn nữ giới khi kể về hoạt động tình dục của mình và nam giới
cũng là người chủ động hơn nữ giới trong quan hệ tình dục (Khuất Thu Hồng-
Lê Bạch Dương- Nguyễn Ngọc Hường, 2009). Nữ giới có xu hướng phản đối
quan niệm “ chấp nhận tình dục trước hôn nhân” mạnh hơn nam giới. Trong
hội thảo về sức khỏe sinh sản cho thanh niên, học sinh, sinh viên thì các bạn
nam ủng hộ quan hệ tình dục bao gồm cả quan hệ tình dục trước hôn nhân,
nhưng lại có cái nhìn tiêu cực về những cô gái có quan hệ tình dục trước hôn
nhân. Có một điểm chung là thái độ về tình dục trước hôn nhân của nam thoáng
hơn nữ nhưng lại có một xu hướng là đối với nữ cũng có thái độ và hành vi
thoáng dần.
14
Về biến trình độ học vấn thì chỉ rằng học vấn càng cao thì có xác suất có tình
dục trước hôn nhân thấp (Vũ Mạnh Lợi). ở nghiên cứu của trần thị minh thi thì
phụ nữ có trình độ học vấn cao ít có khả năng quan hệ tình dục trước hôn nhân

nhưng lại có cái nhìn cởi mở hơn về tình dục trước hôn nhân.
Về biến môi trường sống thì có hai luồng ý kiến: một là quan điểm cho rằng
môi trường sống càng tự do thì sinh viên có quan điểm tình dục trước hôn nhân
thoáng hơn và ngược lại (Nguyễn Quý Thanh, 2011. Ngô Văn Lệ, Lê Nguyễn
Văn Tấn), ngược lại môi trường sống càng gò bó, gia đình càng quan tâm thì
khả năng sinh viên lựa chọn “sống thử” càng cao.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện với nhiều khía cạnh và
nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Các đề tài chủ yếu xoay quanh vấn đề tình
dục nói chung và tình dục trước hôn nhân nói riêng. Các khía cạnh được tập
trung nghiên cứu là thực trạng tình dục trước hôn nhân, thái độ với tình dục,
hành vi tình dục, cảm nhận tình dục hiểu biết về tình. Các nghiên cứu cho thấy
những điểm nổi bật sau: tình dục là một nhu cầu của con người, đa số thanh
thiếu niên còn hạn chế trong việc hiểu biết và tiếp cận về sức khỏe tình dục, sức
khỏe sinh sản. Tình dục trước hôn nhân hiện nay đang là hiện tượng khá phổ
biến, có sự khác nhau về nhận thức hành vi trong vấn đề tình dục trước hôn
nhân giữa các nhóm đối tượng, giữa những khu vực khác nhau. Về tình dục
trước hôn nhân chủ yếu các đề tài tập trung nghiên cứu ở nhóm đối tượng thanh
niên.
Về tình dục trước hôn nhân có nhiều ý kiến được đưa ra đã cho thấy có sự khác
nhau về tình dục trước hôn nhân giữa các nhóm đối tượng và giữa phạm vi về
mặt thời gian và không gian. Trong nghiên cứu “Nhận thức của thanh niên về
tình dục” nghiên cứu tại xã Khánh Hậu tỉnh Long An và phườn Tân Bình, Tp
HCM. Tác giả đã chỉ ra rằng có những quan điểm khác nhau giữa các tầng lớp
15
thanh niên, nữ thanh niên phải giữ gìn trinh tiết cao hơn nam thanh niên. Trong
nghiên cứu còn cho thấy có sự khác nhau giữa hai địa bàn nghiên cứu về hành
vi tình dục trước hôn nhân: tại Tp HCM có 16% người được hỏi có quan hệ
tình dục trước hôn nhân trong khi đó ở Long An chỉ có 7.7%. Qua đó có thể
thấy tình dục trước hôn nhân diễn ra ở thành phố cởi mở hơn ở nông thôn
(Nguyễn Thị Phương Yến 2011). Trong “Thái độ của sinh viên về quan hệ tình

dục trước hôn nhân” trong “Internet sinh viên lối sống” sinh viên ở Hà Nội
ủng hộ mạnh hơn về quan hệ tình dục trước hôn nhân hơn sinh viên ở Tp HCM
( Hà Nội 15.1% và Hồ Chí Minh là 7.8%), cũng vấn đề này thì có 30.1% nam
giới đồng ý còn nữ giới chỉ có 8.2%, sinh viên sống ở kí túc xá và sinh viên
thường xuyên truy cập internet thì ủng hộ việc quan hệ tình dục trước hôn nhân
nhiều nhất. Trong đề tài “Thực trạng thái độ của sinh viên trường đại học sư
phạm – đại học đà nẵng về vấn đề sống thử trong sinh viên” tác giả chỉ ra 3
luồng ý kiến về vấn đề này: 1: Sống thử không có gì là xấu, lợi nhiều hơn hại
và ủng hộ lối sống này. 2:Sống thử là suy đồi là đạo đức, là trào lưu xấu chạy
theo tình dục ảnh hưởn đến học tập và sinh lý vì vậy cần phê phán lối sống này.
3: Chuyện này không thể cấm nhưng cần bảo vệ sự trong sáng của tình yêu.
Trong cuộc nghiên cứu “Tình dục trước hôn nhân nghiên cứu so sánh sinh viên
Hà Nội, Thượng Hải và Đài Loan” đã cho thấy sự khác biệt về mặt kinh tế xã
hội đã dẫn đến những khác nhau về tình dục trước hôn nhân ở ba thành phố
này. Tuổi trung bình khi QHTD lần đầu của nam nữ thanh niên Hà Nội lần lượt
là 20,1 và 20,3 thấp hơn thanh niên Thượng Hải và Đài Loan. Đại đa số thanh
niên đã QHTD cho thấy họ tham gia lần đầu với người yêu hoặc vợ, chồng
tương lai. Những người này chiếm 83% ở Thượng Hải và 90% ở Đài Loan. Ở
Hà Nội, tỉ lệ này chỉ là 63%.“Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam
trong quá trình Đổi mới và hội nhập quốc tế” - NXB Chính trị quốc gia – sự
thật Hà Nội năm 2011. Trong đó kết quả nghiên cứu cho thấy có 80% thanh
niên phản đối hiện tượng này, 11.7% tỏ ra lưỡng lự, hoàn toàn tán thành chỉ có
16
8.2%. Kết quả này có khác so với kết quả của SAVY, theo SAVY ( điều tra
quốc gia về vị thành niên và thanh niên) thì tỷ lệ thanh niên chấp nhận quan hệ
tình dục trước hôn nhân cao hơn rất nhiều ở ba nhóm tuổi thanh niên. Hay đề
tài “Sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn tp Hồ Chí Minh
với vấn đề tình dục trước hôn nhân hiện nay” đã cho thấy sinh viên năm nhất
thường không chấp nhận tình dục trước hôn nhân, trong khi đó những sinh viên
năm 3 hoặc năm 4 có xu hướng chấp nhận vấn đề này hơn. Đề tài chỉ ra được

những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên trong vấn đề QHTD trước
hôn nhân, đề cập đến những biến đổi của xã hội đã tạo nên những thay đổi
trong mặt nhận thức. “Quan niệm về tình dục của sinh viên trường đại học Y
dược Huế”, có 36,2% sinh viên nam và 12,5% sinh viên nữ đồng ý với QHTD
trước hôn nhân. 31,2% sinh viên nam và trên 50% sinh viên nữ coi trọng vấn đề
trinh tiết. Tình dục chuyện dễ đùa khó nói ta thấy quan niệm về chữ trinh tiết có
sự khác nhau ở các nhóm tuổi và thời kì đương đại so với thời điểm nghiên cứu
2003 – 2007. Như vậy qua các đề tài nghiên cứu ta thấy được thực trạng về
quan hệ tình dục trước hôn nhân, về quan niệm trinh tiết với vấn đề tình dục
trước hôn nhân có sự khác biệt rất lớn giữa nhóm thanh niên nam và thanh niên
nữ: nam thanh niên có quan hệ thoáng hơn về tình dục trước hôn nhân hơn nữ,
những thanh niên sống trong mội trường xã hội mở hơn thường tiếp xúc với
internet thì có quan niệm về tình dục trước hôn nhân thoáng hơn. Từ những
nghiên cứu cho chúng ta thấy về các đặc điểm về môi trường sống có ảnh
hưởng đến thái độ và hành vi tình dục trước hôn nhân. Cũng đề cập đến tình
dục trước hôn nhân nhưng một số đề tài đã cho thấy nguyên nhân dẫn đến tình
trạng tình dục trước hôn nhân hay còn gọi sống thử. Trong “Thực trạng sống
thử của thanh thiếu niên ngày nay” tác giả đã chỉ ra 3 nguyên nhân dẫn đến
sống thử là do bản thân, do gia đình và do xã hội. Đối tượng sống thử chủ yếu
là sinh viên trên tinh thần góp gạo thổi cơm chung. Trong đề tài “Quan hệ tình
dục trước hôn nhân - một góc nhìn” tác giả cho thấy về nguyên nhân dẫn đến
17
tình dục trước hôn nhân là tình yêu, kinh tế, hay thỏa mãn nhu cầu tình dục.
Ngoài ra tác giả đi sâu hơn khi đề cập đến nguyên nhân sâu xa là sự ảnh hưởng
của văn hóa phương tây qua các phương tiện truyền thông đại chúng, sách báo
và sự thoát ly khỏi gia đình. “Hiện tượng chung sống trước hôn nhân của giới
trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với độ ổn định của gia đình
trẻ”. Đề tài cung cấp nghiên cứu những nguyên nhân chính dẫn đến việc sống
chung trước hôn nhân, tác giả phân tích hai nguyên nhân là do vấn đề kinh tế và
tâm lý. Trong đó chỉ ra rõ việc thiếu thốn tình cảm do sống xa gia đình. Như

vậy về nguyên nhân dẫn đến tình dục trước hôn nhân ta có thể thấy do hai
nguyên nhân chính đó là thỏa mãn về mặt nhu cầu sinh lý và một nguyên nhân
quan trọng đó là ảnh hưởng về môi trường sống. Điều này cũng được nhìn nhận
khi tìm hiểu và nhìn nhận có sự khác biệt rất lớn về quan niệm và hành vi thực
hành tình dục ở các nhóm đối tượng đã nêu ở trên.
Về hậu quả của việc sống thử hầu hết các đề tài đã cho rằng sống thử gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng vì vậy cần có các biện pháp giáo dục và ngăn chặn.
Cũng trong “Quan hệ tình dục trước hôn nhân một góc nhìn” tác giả đưa ra
nhận định cần hạn chế tình dục trước hôn nhân đang diễn ra ngày càng phổ
biến, tương tự như các đề tài.
Về phương pháp nghiên cứu hầu hết các đề tài đều sử dụng nghiên cứu định
tính và định lượng bằng bảng hỏi. Với đề tài về thực trạng, hiểu biết về tình dục
đa số các tác giả sử dụng phương pháp bằng bảng hỏi. Với các đề tài đi sâu
nghiên cứu về nguyên nhân thì phương pháp phỏng vấn sâu chiếm ưu thế. Một
số đề tài đi tiến hành nghiên cứu so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa các nhóm
đối tương.
Về cách tiếp cân và lý thuyết có nhiều đề tài tiếp cận với những cách thức khác
nhau. Trong “Tình dục chuyện dễ đùa khó nói” tác giả tiếp cận với lý thuyết
18
kiến tạo xã hội. Với cách tiếp cận này tác giả đã cho thấy được tình dục được
kiến tạo bởi xã hội. Một số đề tài tiếp cận dưới khái niệm xã hội hóa để chỉ ra
yếu tố xã hội hóa đã ảnh hưởng đến thái độ và hành vi thực hành tình dục.
Trong thanh niên và lối sống của thanh niên việt nam trong quá trình đổi mới
và hội nhập quốc tế tác giả đã vận dụng lý thuyết cấu trúc chức năng để làm rõ
ảnh hưởng của các thiết chế gia đình nhà trường và xã hội đến vấn đề tình dục
trước hôn nhân. Trong đề tài “vài nét về đời sống và lối sống của thanh thiếu
niên hà nội hiện nay” tác giả lại sử dụng lý thuyết trao đổi để làm rõ những trao
đổi của cá nhân về văn hóa, lý thuyết xung đột trong nhận định vấn đề sự xung
đột, không tương thích về các nền văn hóa dẫn đến xung đột.
Từ các đề tài về biến đổi xã hội và các nghiên cứu về tình dục, tình dục trước

hôn nhân cho chúng ta thấy rõ về sự biến đổi đang xảy ra trong xã hội và những
yếu tố này dường như có một mối liên hệ đối với vấn đề tình dục trước hôn
nhân khi hầu hết các đề tài đều chỉ ra rằng quan niệm về tình dục trươc hôn
nhân có sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng trong các môi trường sống khác
nhau. Có khá nhiều đề tài nghiên cứu về tình dục và tình dục trước hôn nhân
trong thanh niên. Tuy nhiên nghiên cứu về biến đổi xã hội và xu hướng tình
dục trước hôn nhân trong sinh viên thì chưa có đề tài nào nghiên cứu. Có một
số đề tài có tập trung nghiên cứu riêng đối với sinh viên nhưng lại không làm rõ
được các yếu tố của sự biến đổi xã hội có ảnh hưởng đến quan niệm tình dục
trước hôn nhân của nhóm đối tượng này – nhóm đối tượng được xem là năng
động và chịu nhiều ảnh hưởng từ phía xã hội.
Từ việc tổng quan một số bài viết, bài nghiên cứu đã cung cấp nguồn thông tin
đáng tin cậy và có giá trị cho chúng tôi thực hiện đề tài: “Biến đổi xã hội và
tình dục trước hôn nhân trong sinh viên thành phố Hồ Chí Minh”. Như vậy,
tổng quan các đề tài nghiên cứu về tình dục đã cho thấy sự biến động của xã
hội qua các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử khác nhau về các lĩnh vực kinh tế văn
hóa chính trị, xã hội đã tạo ra sự khác biệt trong nhận thức và hành vi tình dục
19
của tầng lớp thanh niên cũng như là sinh viên Việt Nam. Các đề tài chỉ tập
trung xoay quanh vấn đề tình dục trước hôn nhân nhưng chưa làm rõ được sự
ảnh hưởng của biến đổi xã hội đến vấn đề tình dục trước hôn nhân. Đến nay
chưa có công trình khoa học độc lập nào nghiên cứu về tác động của sự biến
đổi xã hội đến vấn đề tình dục trước hôn nhân của sinh viên đặc biệt là những
sinh viên ở TP Hồ Chí Minh – thành phố tập trung đông đảo sinh viên của cả
nước và là trung tâm kinh tế của Việt Nam. Do đó chúng tôi chọn đề tài “Biến
đổi xã hội và xu hướng tình dục trước hôn nhân của sinh viên Thành Phố Hồ
Chí Minh” để nghiên cứu.Và trong nghiên cứu về “Biến đổi xã hội và xu hướng
tình dục trước hôn nhân của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” chúng
tôi sử dụng thuyết kiến tạo xã hội làm cơ sở lý thuyết vì chúng tôi nhận thấy
rằng nhận thức, thái độ và hành vi tình dục của con người, kể cả ước muốn

tưởng tượng đều bị chi phối hoặc được định dạng bởi các yếu tố kinh tế, văn
hóa, xã hội của một bối cảnh xã hội cụ thể. Bên cạnh đó chúng tôi sử dụng lý
thuyết định hướng giá trị và xã hội hóa để để giải thích, làm sáng tỏ cho những
xu hướng tình dục trước hôn nhân. Giải thích quá trình xã hội hóa khác nhau
dẫn tới những kiến thức và hành vi khác nhau, cụ thể là khác nhau trong xu
hướng tình dục trước hôn nhân của sinh viên. Các nhóm đối tượng khác nhau
được định hướng giá trị khác nhau. Với lối tiếp cận về quyền tình dục cũng là
một quyền của con người cùng với lồng nghép quan đểm về giới để tìm hiểu và
nhận thức về hành vi quan hệ trước hôn nhân của sinh viên cũng như xu hướng
của họ thì cần phải tìm hiểu xem các điều kiện biến đổi về kinh tế, chính trị, xã
hội đã tác động đến họ như thế nào tới đời sống tình dục của sinh viên Hồ Chí
Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Với nghiên cứu này chúng tôi nhận
định rằng vấn đề tình dục trước hôn nhân ở tầng lớp sinh viên thành phố Hồ
Chí Minh đang ngày càng phổ biến và hiện diện dưới nhiều hình thức, tầng lớp
sinh viên do tác động của biến đổi xã hội đang dần có những quan niệm, lối
sống thoáng hơn trong vấn đề tình dục. Cùng đó chúng tôi mong muốn đóng
góp một phần nhỏ trong việc đi tìm những trào lưu, xu hướng tình dục mới xuất
hiện song song với quá trình phát triển của xã hội đang tồn tại và dần phổ biến
trong sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay – một trong những nơi được
xem là có thị trường tình dục và việc quan hệ tình dục trước hôn nhân “sôi
động” nhất ở Việt Nam.
20
3. BỐI CẢNH XÃ HỘI
3.1. Bối cảnh xã hội chung của Việt Nam
Việt nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các nước
Campuhchia, Trung Quốc, Lào. Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không
quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các
sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt
Xuyên Á đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt
Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc và khu vực Tây Nam

Trung Quốc.
Sự phát triển của Việt Nam có thể chia thành các thời kỳ thay đổi căn bản về chính trị
xã hội như sau:
• 1945-1975 đây là thời kỳ chiến tranh chống pháp và chống mỹ. Cũng trong thời kỳ
này chủ nghĩa xã hội được xây dựng ở miền bắc
• 1975- 1990 còn gọi là thời kỳ quá độ, bắt đầu với khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Chính sách đổi mới được thực hiện từ đại hội đảng lần thứ năm vào tháng 12 năm
1986
• 1990- hiện nay đây là thời kỳ đổi mới đặc trưng bởi sự cởi mở về chính trị và sự
phát triển của nền kinh tế thị trường
[ Khuất Thu Hồng- Lê Bạch Dương, Tình Dục Chuyện Dễ Đùa Khó Nói].
Hiện nay Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc trong nhiều lĩnh vực đặc biệt
là kinh tế. Với việc gia nhập các tổ chức quốc tế Việt nam đang ngày càng hội nhập sâu
rộng vào quốc tế và có những tiến bộ vượt bậc trong nhiều lĩnh vực. Trong mười năm gần
đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá nhanh và tương đối ổn định. Tốc độ tăng GDP
bình quân hàng năm đạt 7,85% trong giai đoạn 2000 - 2008. Quy mô của nền kinh tế và
21
năng lực sản xuất các ngành đều tăng. GDP tính theo giá so sánh năm 2010 gấp hơn 2 lần
so với năm 2000. GDP theo giá thực tế tính bằng đô la Mỹ ước đạt 101,6 tỷ đô la Mỹ,
gấp hơn 3,2 lần năm 2000. GDP bình quân đầu người đạt trên 1200 đô la Mỹ trong năm
2011 (theo giá danh nghĩa), tăng gấp 3 lần so với năm 2000 (H.nh 3). Việt Nam đã từ vị
trí nhóm nước nghèo bước sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình.
[Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền
vững (RIO+20). 2012]
Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với gần 200 quốc gia,
vùng lãnh thổ; đã ký hơn 90 hiệp định kinh tế về thương mại song phương và trên 84
quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Gia nhập ASEAN vào năm 1995,
Việt Nam đ. thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hóa thương mại trong khuôn khổ Khu
vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA); trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) vào năm 2007 và tham gia tích cực vào Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu

Á - Thái Bình Dương (APEC). Tự do hóa thương mại và đầu tư đã đưa Việt Nam trở
thành một nền kinh tế có độ mở khá lớn. Việt Nam ngày càng thu hút đầu tư nước ngoài,
đứng ở vị trí thứ 10 trên thế giới là điểm thu hút lao động nước ngoài, dựa theo bảng
kinh tế nước ngoài HSBC Explorer.
3.2. Bối cảnh xã hôi ở tp Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích hơn 2.095 km vuông, thành phố được
phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 phường-xã, thị trấn, dân số hiện có
7.123.340 người (theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009).Tp Hồ Chí Minh là trung
tâm kinh tế đi đầu của cả nước, với tỷ trọng Gdp chiếm 1/3 của cả nước và là hạt nhân
của vùng trọng điểm phía nam. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố
chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc
gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngoài. Với số lượng
dân cư như trên, mật độ dân số trung bình của TP.HCM hiện nay là 3.400 người/km2,
22
trong đó mật độ dân số ở các quận nội thành cao gần gấp năm lần so với các huyện ngoại
thành.
Với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một
trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân
khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo
Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza hệ thống các nhà
hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố. Ở Thành phố Hồ Chí Minh
theo báo cáo về tình hình sử dụng interntet thì thành phố hồ chí minh đứng thứ hai cả
nước sau hà nội về tỷ lệ người sử dụng internet (48%) và có đến 69% số người sử dụng
internet hàng ngày và tỷ lệ người truy cập internet tại nhà chiếm tỷ lệ cao, ở Thành Phố
Hồ Chí Minh nhóm truy cập internet nhiều nhất thuộc độ tuổi từ 15-24, trong đó ở việt
nam 1/3 số người sử dụng internet là học sinh sinh viên
Với sinh viên là bộ phận ưu tú về trí tuệ của thanh niên nói chung. Họ là lớp người đang
độ trưởng thành, lại được học tập, sinh hoạt ở thành phố, đô thị lớn nên có cơ hội tiếp xúc
sớm với những tiến bộ xã hội. Theo niên giám thống kê. cục thống kê thành phố hồ chí
minh năm 2011 thì có đến 704188 nghìn người đang theo học tại 75 trường đại học và

cao đẳng tại thành phố hồ chí minh trong đó có tới 40% sinh viên ở các tỉnh thành khác
đang theo học. điều này cho thấy có rất nhiều các sinh viên ở các tỉnh thành khác đến
theo học.vì thế vấn đề về đời sống xã hội văn hoá cần được quan tâm hơn nữa, nhất là
về đời sống cá nhân để làm sao đào tạo họ trở thành những nhân tài phục vụ quê hương
đất nước.
3.3. Bối cảnh xã hội về internet
Hiện nay đất nước việt nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa. Với
sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã tạo nên nhiều thay đổi trong bộ mặt của đất
23
nước. Mức sống đang dần được nâng lên và sự bùng nổ mạnh mẽ của phương tiện truyền
thông đại chúng đặc biệt là intenet.
Tuy đến Việt Nam chưa lâu nhưng internet đã có những phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Tháng 11/1997, Internet chính thức có mặt tại VN qua nhà cung cấp hệ thống đường trục
kết nối trong nước và quốc tế là Tổng công ty bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
và 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet là VNPT, FPT, SPT và NETNAM. Số người dùng
Internet tại Việt Nam tăng với số lượng đáng kể. Năm 2000 chỉ có 200 nghìn thuê bao
Internet, nhưng chỉ 8 năm sau đó, con số này đã tăng lên 20,2 triệu, chiếm tới 23,4% dân
số Việt Nam. Đến nay đã có 64/64 tỉnh thành có mạng Internet.
Hiện nay Việt Nam có thể xem là quốc gia có tốc độ phát triển internet cao của thế
giới. Theo ông James McClure, Giám đốc Quốc gia, phụ trách các thị trường mới nổi của
Google, nam và Đông Nam Á, hiện có hơn 32,5 triệu người sử dụng internet tại Việt
Nam, biến đất nước 90 triệu dân này trở thành một trong những nước có tỷ lệ dân dùng
internet phát triển nhất thế giới (số liệu từ VNPT). Theo khảo sát mới nhất của
WeAreSocial, một tổ chức có trụ sở chính ở Anh nghiên cứu độc lập về truyền thông xã
hội toàn cầu (tháng 10-2012) về tình hình phát triển Internet, truyền thông xã hội, kỹ
thuật số và điện thoại di động ở châu Á. Tổ chức này đã chọn Việt Nam là quốc gia châu
Á đầu tiên để công bố số liệu khảo sát chi tiết và đánh giá việt nam là “thị trường thú vị
nhất châu Á”. Cũng theo WeAreSocial cho biết số người dùng Internet Việt Nam là 30,8
triệu. Tỉ lệ người dùng Internet trên tổng số dân là 34% (cao hơn mức trung bình của thế
giới là 33%).

Hiện nay việc truy cập internet qua điện thoại di động đã gia tăng mạnh mẽ trong
những năm qua. Theo thống kê của hiệp hội Marketing số châu Á, cứ 2 người Việt Nam
thì có 1 người tiếp cận internet qua điện thoại di động và xu hướng sử dụng internet qua
điện thoại thông minh ngày càng tăng. Theo thống kê thì hiện nay, có đến 91% lượng
truy cập vào các mạng xã hội đến từ các thiết bị di động, nhiều hơn so với 79% lượng
truy cập đến từ máy tính cá nhân.
24
Các hoạt động truy cập trên internet ngày càng đa dạng và phong phú đặc biệt là sự
gia tăng mạnh mẽ về số người truy cập các trang mạng xã hội. Hiện tại theo sắp xếp của
trang web thống kê và sắp xếp thứ hạng website Alexa thì 3 trang web có số lượng người
truy cập lớn nhất thế giới là Google, Facebook và Youtube. Việt Nam cũng là quốc gia có
tốc độ tăng trưởng thành viên nhanh nhất trên Facebook là 146% trong 6 tháng. Đa số
thành viên dưới 34 tuổi và lượng thành viên nam cao hơn nữ.
Một điều đáng chú ý là số lượng người truy cập các trang mạng xã hội để tìm kiếm
sex ở Việt Nam đã đứng đầu thế giới vào năm 2010. Theo thống kê trên Google Trends,
năm 2012, Việt Nam là nước xếp thứ 4 về lượng người tìm kiếm từ “sex” và các từ khóa
liên quan. Đây là một thông tin đáng chú ý vì trong các năm 2005, 2006, Việt Nam chưa
hề có tên trong top 10 của thống kê cho từ này. Nhưng bắt đầu từ năm 2008, Việt Nam
leo đến vị trí thứ 4, thứ 3 rồi thứ nhất.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của internet thì hoạt động tình dục ngày càng đa
dạng hóa với các hình thức khác nhau.
Các trang web sex xuất hiện ngày càng nhiều và có số lượng người truy cập khá lớn.
Hiện hay số lượng các trang web sex đang hoạt động trên internet như:
• http:/ www.sucidegirl.com
• http:/www.ziviti.com
• http:/www.eosshare.com
• http:/www.hive7.com
• http:/www.habbo.com
• http:/www.redlightcenter.com (có địa chỉ dịch vụ call)
• http:/www.yuvutu.com

• http:/www.playfulbent.com
25

×