Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (CÓ ĐÁP ÁN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN 2019
Câu 1: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng.?


Hội nghị thành lập Đảng:
Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tốt chức cộng sản

đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một đảng cộng sản thống
sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở Việt Nam.
27/10/1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người cộng sản Đông Dương tài liệu
“Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương”, yêu cầu khắc phục sự chia rẽ
giữa các nhóm cộng sản ở Đông Dương và thành lập ra một giai cấp vô sản.
Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc. Người chủ trì Hội nghị hợp nhất
Đảng, họp từ ngày 6/01 đến ngày 7/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc.
Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược
vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 24-2-1930, theo yêu cầu của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Ban Chấp
hành Trung ương Lâm thời họp và ra Nghị quyết chấp nhận Đông Dương Cộng sản
Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, đến ngày 24-2-1930, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã hoàn tất việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.


Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ( tháng 2/ 1930)

-Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “ tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”
- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng
+ Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước
Việt Nam được hoàn toàn độc lập, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội
công nông.




+ Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn ( như
công nghiệp, vận tải, ngân hàng,…)của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho
Chính phủ công nông binh quản lý, tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ


nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sư thuế cho dân cày nghèo, mở mang
công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm 8 giờ.
+ Về văn hóa –xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền,… phổ
thông giáo dục theo công nông hóa.
+ Lực lượng cách mạng: Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp, tầng lớp yêu
nước như công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản và trung tiểu địa chủ…. Trong đó
liên minh công – nông là gốc, là động lực cách mạng. Đối với phú nông, trung, tiểu
địa chủ và tư bản An Nam chưa rõ mặt phản cách mạng thì lợi dụng rồi đưa vào thế
trung lập. Bộ phận nào đã phản cách mạng thì phải đánh đổ.
- + Lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt
Nam. thông qua dội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chứ và lãnh
đạo quần chúng.
+ Quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới,
phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là
giai cấp vô sản Pháp.
Ý nghĩa:
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng đã xác định đúng đắn con đường giải phóng
dân tộc, phương hướng phát triển của cách mạng
- Giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng
Việt Nam
Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa đường lối chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược của Đảng giai đoạn 1939- 1945?



Hoàn cảnh lịch sử:



Tình hình thế giới – chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ:


01/09/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh và Pháp tuyên
chiến với Đức, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Phát xít đức lần lượt chiếm các
nước châu âu. trong đó Pháp là nước tham chiến. Chính phủ Pháp thi hành một loạt
các biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng thuộc
địa.


Tháng 6/1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Ngày
22/6/1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô.
-> Tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ
do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu.
 Tình hình trong nước
Chiến tranh thế giới thứ 2 đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến đông dương và việt
nam
Ngày 28/9/1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng
sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật.
Trong thực tế , ở việt nam và đông dương thực dân pháp đã thi hành chính sách
thời chiến rất trắng trợn, phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào
cách mạng. ban bố lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy nhằm
tăng cường vơ vét sức người , sức của để phục vụ chiến tranh.
Lợi dụng lúc Pháp thua Đức, ngày 22/9/1940 phát xít Nhật đã tiến vào Lạng
Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng.

- Ngày 23/9/1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật. Mâu thuẫn giữa dân
tộc ta với pháp – nhật gay gắt hơn bao giờ hết.


Nội dung chuyển hướng chỉ đạo:
Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Bân Chấp hành Trung ương

Đảng đã họp hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11-1939), Hội nghị Trung ương lần thứ 7
(11-1940), Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) BCH Trung ương đã quyết định
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau.
+ Một là đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
BCH TW nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu cần được giải quyết đó là giữa dân tộc ta
với bọn đế quốc, phát xít Pháp-Nhật. trong lúc này không giải phóng, không đòi được


độc lập, tự do thì quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của giai
cấp đến vạn năm cũng không đòi được.


BCH TW quyết định tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho
dân cày” thay bằng khẩu hiều “tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho
dân cày nghèo” chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm tô, giảm tức.
+ Hai là quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng
cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc, đổi tên các Hội phản đế thành Hội
cứu quốc
Ở Việt Nam, Trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập
đồng minh (Việt Minh) thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần,
lứa tuổi, đoàn kết bên nhau đặng cứu Tổ quốc, cứu giống nòi.
Mặt trận được tổ chức để thu hút tất cả các nhà hoạt động chống Chính phủ Việt
Nam Cộng hòa, bao gồm cả những người theo và không theo chủ nghĩa cộng sản, với

mục tiêu kết nối tất cả những người đối nghịch với "Mỹ Diệm". Về mặt pháp lý, Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một phong trào giải phóng, liên minh
của các đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội tại miền Nam và có lập trường, chủ quyền
kiểm soát riêng. Phía Mặt trận bác bỏ sự hợp pháp của chính quyền Sài Gòn.
+ Ba là quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm
của Đảng trong giai đoạn hiện tại.
Để khởi nghĩa vũ trang đi đến thắng lợi cần phải phát triển lực lượng cách
mạng, tiến hành xây dựng căn cứ địa cách mạng.
BCH TW xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta: phải luôn
luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh
quân thù…
Ban Chấp hành Trung ương còn đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng
nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo Đảng.


Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo


Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số một cách
mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu ấy.


Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc đã là ngọn cờ dẫn đường cho
nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp đuổi Nhật, giành độc lập
cho dân tộc và tự do cho nhân dân.
Câu 3 :Đường lối kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược , thống nhất của Đảng tại
Đại hội đại biểu toàn quốc 9/1960 ?



Thuận lợi: Hệ thống XHCN tiếp tục lớn mạnh; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục

phát triển ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ latinh; phong ừào hoà bình, dân chủ lến cao ở
các nước TBCN; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng; nhân dân có ý chí độc lập thống nhất
Tổ quốc từ Bắc chí Nam.


Khó khăn: Kẻ thù của dân tộc ta lúc này là đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự

hùng mạnh; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống XHCN; đất nước ta bị chia cắt làm hai
miền; một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau, ở hai miền đất nước có chế độ
chính trị khác nhau.
● Nhiệm vụ chung : Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh gíữ vững hòa bình,
đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam,
Thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt
Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường
phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.
● Nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến
lược: Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện
thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước .
● Mối quan hệ của cách mạng hai miền: Do cùng thực hiện một mục tiêu chung nên "Hai
nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau " .


● Vai trò, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền đối với cách mạng cả nước: Cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phât triển của toàn bộ cách
mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi

ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
● Con đường thống nhất đất nước: Đảng kiên trì con đường hòa bình thống nhất theo tinh
thần Hiệp nghị Giơnevơ, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hòa bình thống nhất
Việt Nam, vì đó là con đường tránh được sự hao tổn xương máu cho dân tộc ta và phù hợp
với xu hướng chung của thế giới.
● Triển vọng của cách mạng Việt Nam: Cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà là cuộc đấu
tranh gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở
miền Nam. Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta.
 Ý nghĩa
- Đường lối đề ra tại ĐH in đã huy động được sức mạnh của cả nước và tranh thủ được sự
đồng tình ủng hộ của các nước XHCN và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới.
- Thế hiện bàn linh độc lập, tử chủ sáng tạo của Đảng trong việc thực hiện vấn đề không có
tiền lệ trong lịch sử.
Câu 4: Quan điểm lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững của ĐCSVN về công nghiệp hóa - hiện đại hóa :
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là
chỉnh sang sử dụng một cách phổ biến sưc lao động với công nghệ, phương tiện và phương
pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát trĩểh công nghệ và tiến bộ khoa học - cống nghệ, tạo
ra năng suất lao động xã hội cao.
Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, yếu tố con
người luôn được coi là yếu tố cơ bản.


Để tăng trưởng kinh tế cần năm yếu tố chủ yếu là: vốn; khoa học và công nghệ; con
người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước, trong đó con người là yếu tố
quyết định. Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện
đại hoá đất nước, cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo.
CNH- HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó lực lượng
cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý cũng như đội ngũ công nhân lành nghề giữ

vai trò đặc biệt quan trọng.
Nguồn nhân lực cho CNH- HĐH đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình
độ, có khả năng sáng tạo công nghệ mới.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa
học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh
tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Ý nghĩa
Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững của Đảng về CNH, HĐH là hoàn đoàn đúng đắn và phù hợp với VN và xu thế phát
triển của thế giới toàn cầu hóa.
Những thành tựu phát triển về CNH, HĐH nói chung và thành tựu về phát triển giáo
dục và đào tạo nói riêng trong hơn 30 năm đổi mới đã chứng minh đường lối của đảng là
đúng đắn.
Câu 5: Nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam về nền
kinh tế thị trường ở nước ta?
Khái niệm: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế
vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định
hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị


trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN, do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”
Về mục đích phát triển:
Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm thực
hiện “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, giải phóng mạnh mẽ
lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân;
Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu
chính đáng, giúp đỡ người khác thoát khỏi nghèo và từng bước khá giả hơn”.

Mục tiêu trên thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con người, giải phóng lực
lượng sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho mọi người, mọi người đều
được hưởng những thành quả phát triển. Ở đây thể hiện sự khác biệt với mục đích tất cả vì
lợi nhuận phục vụ lợi ích của các nhà tư bản, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa tư bản.
Về phương hướng phát triển:
Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế là nhằm
giải phóng mọi tiềm năng để phát triển trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân
và mọi vùng miền… phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là
công cụ chủ yếu để nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Để giữ vai trò chủ đạo kinh tế nhà nước phải nắm được các vị trí then chốt của nền
kinh tế bằng trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao chứ
không phải dựa vào bao cấp, cơ chế xin cho hay độc quyền kinh doanh. Mặt khác, tiến lên
chủ nghĩa xã hội đặt ra yêu cầu nền kinh tế phải được dựa vào nền tảng của sở hữu toàn
dân các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Về định hướng xã hội và phân phối:


Định hướng xã hội. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi
và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ
với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục
tiêu phát triển con người. Hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường.
Phân phối. Phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã
hội. Đồng thời để huy động mọi nguồn lực kinh tế cho sự phát triển còn thực hiện phân
phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác.
Về quản lý:
Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền
kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng là sự thể
hiện rõ rệt định hướng xã hội chủ nghĩa và cũng là sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị

trường tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 6: Nhân thức của Đảng Công sản Viêt Nam về đấu tranh giai cấp và động lực chủ yếu để
phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay của đảng
Trong thòi kỳ quá độ, có nhiểu hình thức sở hữu về TLSX, nhiều thành phần kinh tế,
giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã
hội đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội.
Mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp là mối quan hệ họp tác và đấu tranh ứong
nội bộ nhân dân, đoàn kết và họp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc ừong mục tiêu
chung: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, dân chù, công bằng,
văn minh
Nội dung của đẩu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay:thực hiện thắng lợi sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN, khắc phục tình ừạng nước nghèo
kém phát triển.


Thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; Đấu tranh ngăn chặn và khăc
phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái.
Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thê lực thù
địch; Bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước XHCN phồn vinh, nhân
dân hạnh phúc.
Nhận thức mới về động lực chủ yếu để phát triển đất nước: Đại đoàn kết toàn dân
trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết họp
hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các
thành phần kinh tế, của xã hội.
Ý nghĩa
Nhận thức trên đây là cơ sở tư tưởng, lý luận rất quan trọng để xác định bản chất
dân chủ của hệ thông chính trị và đôi mới phương thức hoat đông của hệ thống chính trị.
Khắc phục được tư tưởng tả khuynh cho răng chuyên chính vô sản là tiếp tuc đấu

tranh giai cấp dưới hình thức mới.
Câu 7. Nội dung xây dựng nên văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của
đảng cộng sản việt nam
Tiên tiến yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và
CNXH theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con
người.
Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong
các phương tiện chuyển tải nội dung.
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị truyền thống bền vững của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ
nước.đó là lòng yêu nước nồng nàn, khoan dung, đoàn kết, cần cù, sáng tạo…. Bản sắc
dân tộc đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.


Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, sức sống bên trong của
dân tộc, giúp cho dân tộc ây giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhầt, tính nhất
quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển.
Bản sắc dần tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tư duy,
cách sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, văn học,
nghệ thuật..., nhưng được thể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của dân tôc.
Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triến của thể chế kinh tế, thể chế xã hội và
thể chế chính trị của các quốc gia. Nó cũng phát triển theo quá ữình hội nhập kinh thế
giới, quá ừình giao lưu văn hoá với các quốc gia khác và sự tiếp cận tích cực văn hoá,
văn minh nhân loại.
Bản sắc dân tộc và tính tiên tiến của nền văn hoá phải được thấm đượm trong mọi
hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ,
giáo dục và đào tạo…, sao cho mọi lĩnh vực hoạt động chúng ta có cách tư duy độc lập,
có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái VN.
Trong quá trình phát triển KTTT, mở rộng giao lưu quốc tế, CNH, HĐH đất nước
phải tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, song phải luôn luôn phát huy những giá trị tốt

đẹp của dân tộc.
Để xây dựng nền văn hoá VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta chủ
trương:
Vừa bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, vừa mở rộng giao lưu tiếp thu tinh hoa văn
hoá nhân loại.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc phải đi liền với việc loại bỏ những cái lạc hậu, lỗi
thời trong phong tục, tập quán và lề lối cũ.
Câu 8: Cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập
quốc tế của nước ta hiện nay?


Nhu cầu chống tụt hậu về kinh tế đặt ra gay gắt. Để thu hẹp khoảng cách chúng ta
ngoài việc phát huy tối đa các nguồn lực trong nước, cần phải tranh thủ các nguồn lực bên
ngoài, trong đó việc mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế với các nước có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng.
- Về cơ hội:
Xu thế hòa bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hóa kinh tế tạo thuận lợi cho
nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế.
Mặt khác, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên
trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
-Về thách thức:
Những vấn đề toàn cầu như phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc
gia, gây tác động bất lợi đối với nước ta.
Nền kinh tế Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: sản phẩm,
doanh nghiệp và quốc gia. Những biến động trên thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ
gây rối loạn, thậm chứ khủng hoảng kinh tế – tài chính.
Việc thực hiện các tiêu chuẩn của tổ chức lao động quốc tể (ILO) cũng đặt ra những
thách thức đối với quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến ổn định chính trị - xã hội.
Lợi dụng toàn cầu hóa, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “ dân chủ”, “
nhân quyền” chống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta.

Mối quan hệ tác động qua lại giữa Cơ hội và thách thức.
Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn
hơn. Ngược lại, nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng
lên, lấn áp cơ hội, cản trở sự phát triển.
Thách thức tuy là sức ép trực tiếp, nhưng tác động đến đâu còn tùy thuộc vào khả
năng và nỗ lực của chúng ta. Nếu tích cực chuẩn bị, có biện pháp đối phó hiệu quả, vươn


lên nhanh trước sức ép của các thách thức thì không những sẽ vượt qua được thách thức,
mà còn có thể biến thách thức thành động lực phát triến.
Kết luận: Đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng trong thời kỳ đổi mới
phù hợp với thực tiễn VN, xu thế thời đại và thực tế đã chứng minh tính đúng đắn.



×