Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu – Nhóm 6
Đề tài: Thực trạng tài trợ xuất khẩu của một ngân hàng thương mại Việt Nam
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV
Đề cương
Phần I: Thực trạng tài trợ xuất khẩu của ngân hàng BIDV
1.1. Khái quát chung về ngân hàng BIDV
1.1.1. Giới thiệu về ngân hàng BIDV
1.1.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng BIDV từ 2018 – 2020
1.2. Thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng BIDV từ 2018 – 2020
1.2.1. Các hình thức tài trợ xuất khẩu của ngân hàng BIDV
1.2.2 Thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng BIDV từ 2018 –
2020
1.3. Đánh giá hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng BIDV
1.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động tài trợ xuất khẩu của BIDV
1.3.2. Cơ hội – thách thức trong hoạt động tài trợ xuất khẩu của BIDV
Phần II: Phương hướng cho hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng BIDV
2.1. Đối với Chính Phủ
2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
2.3. Đối với ngân hàng BIDV
PHẦN I: THỰC TRẠNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG BIDV
1.1. Khái quát chung về Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – BIDV
1.1.1. Giới thiệu về ngân hàng BIDV
a) Lịch sử hình thành
Tiền thân của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt nam là Ngân hàng Kiến
thiết Việt Nam. Thủ tướng chính phủ đã ký nghị định 177-TTG thành lập Ngân
hàng Kiến thiết Việt Nam vào ngày 26/02/1957.Ngân hàng Kiến thiết trực thuộc Bộ
Tài chính. Chức năng của Ngân hàng là thay thế cho vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ
bản và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng là thanh toán và quản lý vốn do nhà nước
cấp cho kiến thiết cơ bản, phát triển kinh tế và phục vụ cho công cuộc kháng chiến
chống Đế quốc Mỹ xâm lược.
Giai đoạn 1957-1981 Ngân hàng là một cơ quan của Bộ Tài chính, hoạt động
chủ yếu của ngân hàng là kiểm soát, đánh giá &quản lý vốn, thanh tốn các cơng
trình xây dựng cơ bản,cho vay trong thời kỳ này là thứ yếu.Vì vậy giai đoạn này
ngân hàng không thực sự mang bản chất là một ngân hàng.
Ngày 24/06/1981, Hội đồng Chính Phủ ra quyết định số 259/CP về việc
chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính thành Ngân hàng
Đầu tư & Xây dựng Việt nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời gian
này Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ chính là thu hút và quản lý các nguồn vốn xây
dựng cơ bản, tài trợ cho các cơng trình khơng đủ vốn tự có hoặc khơng nằm trong
danh sách do ngân sách Nhà nước cấp, làm đại lý thanh tốn các cơng trình thuộc
diện ngân sách đầu tư, nhiệm vụ kinh doanh còn hạn chế.
Ngân hàng Đầu tư &Phát triển Việt Nam (BIDV) ra đời ngày 14/01/1990 do
chủ tịch hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 401/CT thay thế cho Ngân hàng Đầu
tư & Kiến thiết cũ. Từ lúc này Ngân hàng thực hiện chức năng kinh doanh và ngày
càng phát triển lớn mạnh khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế, là một
trong năm Ngân hàng quốc doanh có uy tín trong cả nước.
Đến nay, BIDV có hệ thống chi nhánh ở hầu hết các tỉnh thành, trong đó
mạng lưới giao dịch khá dày ở các địa bàn phát triển như Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang, Cần Thơ, Sa Pa.... Ngân
hàng được xếp hạng thứ 13 (thứ 3 trong các ngân hàng sau Vietcombank và
Techcombank) trong danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.
b) Sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ
Sứ mệnh của BIDV: đem lại lợi ích, tiện ích tốt nhất cho khách hàng, cổ
đông, người lao động và cộng đồng xã hội.
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – BIDV thực hiện chức năng và
nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện huy động vốn trong và ngoài nước cho đầu tư, phát triển thu lợi nhuận.
+ Kinh doanh tổng hợp các lĩnh vực Tài chính,tiền tệ,tín dụng và dịch vụ ngân
hàng.
+ Làm ngân hàng phục vụ đầu tư, phát triển từ các nguồn vốn của chính phủ,các tổ
chức tài chính tiền tệ, kinh tế - xã hội, làm ngân hàng đại lý
Cùng với sự nỗ lực của mình, ngân hàng ngày càng phát triển lớn mạnh,
khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt nam. Mặc dù thời
gian qua có nhiều biến động lớn trong và ngồi nước nhưng ngân hàng vẫn có
nhiều sáng tạo, triển khai các giải pháp kinh doanh hợp lý hoàn thành các chỉ tiêu
đề ra.
c) Cơ cấu tổ chức
d) Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế
phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư
cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó
nổi bật là vai trị chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty
Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC),
Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành....
1.1.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng BIDV từ 2018–2020
a) Năm 2018
Tổng tài sản đạt 1.313.038 tỷ, tăng trưởng 9,2% so với năm 2017, tiếp tục là
Ngân hàng TMCP có quy mô tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Cơ cấu tài sản bền vững
hơn với tỷ trọng tài sản sinh lời trên tổng tài sản đạt 97%, tăng 0,2% tỷ trọng so với
năm 2017.
Quy mô dư nợ và huy động vốn tiếp tục đứng đầu trong hệ thống ngân hàng
TMCP với mức tăng trưởng khá:
+ Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng trưởng 13%, tuân thủ đúng định hướng của
NHNN, tập trung dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế đất
nước và phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế: Tổng dư nợ tín dụng và đầu
tư đạt 1.237.755 tỷ, tăng trưởng 7,2% so với năm 2017, trong đó, dư nợ tín dụng
đạt 1.010.993 tỷ, chiếm 13% thị phần tín dụng toàn ngành; hoạt động đầu tư tập
trung vào các sản phẩm có tỷ lệ sinh lời tốt, đảm bảo an toàn hoạt động.
+ Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.226.454 tỷ, tăng trưởng 9% so với năm 2017;
trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.053.826 tỷ, tăng trưởng 11%, chiếm
12,3% quy mơ huy động vốn tồn ngành, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn. Trong
bối cảnh các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách
hàng, BIDV vẫn giữ vị trí đứng đầu về huy động vốn trên thị trường, điều này thể
hiện sự gắn bó, tin tưởng của khách hàng đối với BIDV.
Giá trị vốn hóa thị trường đạt 5,15 tỷ USD, là TCTD có giá trị vốn hóa lớn
thứ 2 trên thị trường. Thị giá cổ phiếu BID tăng 35% so với đầu năm, duy trì được
mức tăng trưởng ngay cả trong những giai đoạn biến động, bị ảnh hưởng từ các
thông tin tiêu cực; thanh khoản ở mức cao với số lượng giao dịch bình quân 2,7
triệu cổ phiếu/phiên. Tỷ lệ sở 3 hữu của các nhà đầu tư nước ngoài hiện chiếm
3,1%, tăng so với mức 2,36% đầu năm, P/E đạt 21 lần.
b) Năm 2019
Tổng tài sản đạt 1.490.105 tỷ, tăng trưởng 13,5% so với năm 2018, tiếp tục là
Ngân hàng TMCP có quy mơ tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Cơ cấu tài sản bền vững
hơn với tỷ trọng tài sản sinh lời trên tổng tài sản đạt 97,6%, tăng 0,8% so với năm
2018.
Quy mô dư nợ và huy động vốn tiếp tục đứng đầu trong hệ thống ngân hàng
TMCP với mức tăng trưởng khá:
+ Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng trưởng đúng định hướng của NHNN, tập trung
dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước và phù hợp
với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế: Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1.325.667
tỷ; trong đó, dư nợ tín dụng đạt 1.134.430 tỷ, tăng trưởng 12,2%, chiếm 13,8% thị
phần tín dụng tồn ngành; hoạt động đầu tư tập trung vào các sản phẩm có tỷ lệ
sinh lời tốt, đảm bảo an toàn hoạt động.
+ Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.374.758 tỷ, tăng trưởng 12,1% so với năm 2018;
trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.187.162 tỷ, tăng trưởng 12,7%; tiền
gửi khách hàng chiếm 12,8% thị phần tiền gửi khách hàng toàn ngành, đáp ứng đủ
nhu cầu sử dụng vốn. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các
NHTM, BIDV vẫn giữ vị trí đứng đầu về huy động vốn trên thị trường năm 2019,
khẳng định uy tín, thương hiệu cũng như sự tín nhiệm của khách hàng hàng đối với
BIDV.
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2019 đạt 186.000 tỷ đồng, là TCTD có giá trị
vốn hóa lớn thứ 2 trong khối các ngân hàng tại Việt Nam. Kết thúc phiên giao dịch
ngày 31/12/2019, cổ phiếu BID đóng cửa ở mức 46.150đ/cp (tăng 42,5% so với đầu
năm). Thanh khoản của BID trong năm 2019 trung bình đạt 1,1 triệu cp/phiên, giảm
59% so với năm 2018. Đến 31/12/2019, nhà đầu tư ngoài nhà nước sở hữu 18,03%
cổ phần BIDV, trong đó KEB Hana sở hữu 15%, chiếm 75% cổ phần tự do chuyển
nhượng của BIDV.
c) Năm 2020
TT
Chỉ tiêu
Năm 2019
1
Tổng tài sản
Nguồn vốn huy
động
Trong đó: Huy động
vốn từ tổ chức, dân
cư
Dư nợ tín dụng và
đầu tư
Trong đó: DNTD
TDKT, cá nhân và
TPDN
Tỷ lệ nợ xấu theo
1.489.975
Tính đến
31/12/2020
Tăng
Tuyệt đối trưởn
g (%)
1.516.686 1,8%
1.374.765
1.402.248
2,0%
1.295.533
9,1%
1.438.520
8,5%
2
3
4
1.187.093
Kế hoạch 2020 tại
NQ ĐHĐCĐ
Tăng trưởng 8-9%,
phù hợp với tình
hình sử dụng vốn
1.325.737
1.134.503
1,59%
Tăng trưởng 7,5-8%,
đảm bảo GHTD tối
đa 9% NHNN giao
< 1,6%
Đánh
giá so
với kế
hoạch
Đạt
Đạt
1.230.569
1,54%
Đạt
Thông tư
02/2013/TT-NHNN
5
Lợi nhuận trước thuế
6
Tỷ lệ chi trả cổ tức
năm 2019
10.732
8.542
9.026
15,9%
Đã thực hiện chi trả 8% bằng tiền mặt trong năm 2020
Vượt
Đạt
Tổng tài sản đạt 1.516.686 tỷ, tăng trưởng 1,8% so với năm 2019, tiếp tục là
NHTMCP có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam. Mức tăng trưởng thấp so với nhiều
năm trở lại đây chủ yếu do BIDV cơ cấu lại danh mục tài sản nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư 1 đạt 1.438.520 tỷ, tăng trưởng 8,5% so với
năm 2019; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1.230.569 tỷ, tăng trưởng 8,5% so với năm
2019, tuân thủ giới hạn tín dụng NHNN giao (tối đa 9%), chiếm 13,4% dư nợ tín
dụng tồn nền kinh tế, đứng đầu về thị phần cho vay TCKT và dân cư trong khối
NHTMCP; hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tập trung vào danh mục có tỷ
lệ sinh lời tốt và đảm bảo an toàn.
Nguồn vốn huy động đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn
thanh khoản hệ thống: Tổng nguồn vốn huy động 2 đến 31/12/2020 đạt 1.402.248
tỷ; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.295.533 tỷ, tăng trưởng 9,1%;
chiếm 11% thị phần tiền gửi tồn ngành.
Giá trị vốn hóa thị trường năm 2020 đạt 193.000 tỷ đồng, đứng thứ 5 thị
trường chứng khoán Việt Nam. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2020, cổ phiếu
BID đóng cửa ở mức 47.900 đồng/CP, tăng 56% so với thời điểm “đáy” tháng
3/2020, tăng 4% so với đầu năm 2020.
1.2. Thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng BIDV từ 2018 –
2020
1.2.1. Các hình thức tài trợ xuất khẩu của ngân hàng BIDV
Chiết khấu miễn truy đòi Hối phiếu đòi nợ theo L/C trả chậm: BIDV thực
hiện chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu xuất
trình qua BIDV theo L/C trả chậm cho khách hàng khi nhận được xác nhận chấp
nhận thanh tốn của ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán L/C.
+ Đặc điểm: Chiết khấu miễn truy đòi Hối phiếu đòi nợ theo L/C trả chậm dựa trên
các Thỏa thuận Forfaiting với các Ngân hàng đại lý (Sau đây gọi là Chiết khấu
miễn truy đòi theo L/C trả chậm): là việc BIDV mua và nhận quyền sở hữu Hối
phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu đã xuất trình qua BIDV theo L/C trả chậm
trước khi đến hạn thanh tốn từ Khách hàng khi:
Đã có xác nhận chấp nhận thanh tốn của Ngân hàng có nghĩa vụ thanh tốn
đối với Hối phiếu địi nợ/Bộ chứng từ xuất khẩu
Ngân hàng đại lý đồng ý chiết khấu miễn truy đòi Hối phiếu đòi nợ/Bộ
chứng từ xuất khẩu nói trên theo Thỏa thuận Forfaiting đã ký giữa BIDV và
Ngân hàng đại lý.
+ Lợi ích:
Được bổ sung vốn lưu động kịp thời do đã được BIDV thanh toán Hối phiếu
đòi nợ/bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C trả chậm trước khi đến hạn thanh
toán;
Khoản chiết khấu miễn truy địi khơng bị tính vào hạn mức tín dụng ngắn
hạn của Khách hàng tại BIDV
Được đảm bảo rủi ro thanh tốn trong trường hợp Ngân hàng có nghĩa vụ
thanh toán mất khả năng thanh toán.
Cho vay thực hiện hợp đồng xuất khẩu: BIDV cho khách hàng vay vốn lưu
động để phục vụ phương án sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu theo các
Hợp đồng xuất khẩu đã ký với Đối tác nhập khẩu.
+ Tài sản đảm bảo: Linh hoạt, nhận thế chấp bằng quyền đòi nợ phát sinh từ hợp
đồng xuất khẩu
+ Đặc điểm:
Số tiền cho vay: Tối đa 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu hoặc 90% giá trị LC
xuất khẩu
Thời hạn cho vay: tối đa 9 tháng
+ Lợi ích
Tài trợ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tài sản đảm bảo linh hoạt, phù hợp thực tế kinh doanh.
Hỗ trợ tư vấn về điều khoản hợp đồng ngoại thương, LC, các phương thức
thanh toán nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho Khách hàng.
Chiết khấu Hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất khẩu: BIDV ứng trước
cho người xuất khẩu trên cơ sở xuất trình hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ xuất
khẩu theo các hình thức LC, nhờ thu, chuyển tiền điện
+ Tài sản đảm bảo: Linh hoạt, có thể tín chấp (trường hợp giao dịch đáp ứng 1 số
điều kiện theo quy định)
+ Đặc điểm:
Hình thức chiết khấu: Có truy đòi/ Miễn truy đòi.
Tỷ lệ chiết khấu: cao
Thời hạn chiết khấu: linh hoạt phù hợp với nhu cầu vốn của Khách hàng
+ Lợi ích
Tài trợ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Tài sản bảo đảm linh hoạt (có thể tín chấp)
Thủ tục nhanh chóng, thuận tiện
Trường hợp chiết khấu miễn truy đòi: Khách hàng được đảm bảo rủi ro thanh
toán; gia tăng mức vay vốn ngân hàng do khoản chiết khấu khơng bị tính vào
hạn mức tín dụng tại BIDV
Bao thanh tốn xuất khẩu: Gói giải pháp tài chính tồn diện cho doanh
nghiệp xuất khẩu, gồm các dịch vụ: Tài trợ vốn cho DN thông qua việc mua lại các
khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng xuất khẩu, bảo đảm rủi ro tín dụng nhà nhập
khẩu, quản lý khoản phải thu cho doanh nghiệp, và thu hộ.
+ Đặc điểm:
Ứng trước tiền trên cơ sở giá trị (các) khoản phải thu;
Quản lý (các) khoản phải thu;
Thu hộ;
Bảo đảm rủi ro tín dụng cho Nhà nhập khẩu thơng qua Đại lý Bao thanh tốn
(nếu có)
+ Lợi ích:
Được ứng trước tới 98% giá trị khoản phải thu.
Tăng nhanh vòng quay luân chuyển vốn
Được bảo đảm rủi ro tín dụng nhà nhập khẩu
Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quản lý và thu hồi các khoản phải
thu
Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu khi chấp nhận phương
thức thanh toán trả chậm
Nắm bắt khả năng tài chính, uy tín của nhà nhập khẩu
1.2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng BIDV từ 2018–
2020
a) Năm 2018
+ Thu phí dịch vụ tài trợ thương mại tăng trưởng 27% so với 2017, doanh số thanh
toán xuất nhập khẩu tăng trưởng 12,5%, duy trì thị phần 6% tổng kim ngạch xuất
khẩu cả nước.
+ Cải cách hành chính, cung cấp các chương trình gói tín dụng ưu đãi với quy mơ
hỗ trợ vốn lớn, lãi suất ưu đãi, đặc biệt ưu tiên đối với các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, tài trợ xuất khẩu, cho vay ứng dụng công nghệ cao.
+ Ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu tốt nhất Việt Nam,
lần thứ 2, do Tạp chí Euromoney bình chọn.
+ Đối tác hàng đầu về Tài trợ thương mại, do Commerze Bank trao tặng
b) Năm 2019
+ Dịch vụ tài trợ thương mại tiếp tục tăng trưởng với việc tăng cường ứng dụng các
giải pháp công nghệ liên quan tới giải pháp robotics trong xử lý giao dịch. Kết quả
tổng thu phí dịch vụ đạt 937,67 tỷ đồng, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt
31,83 tỷ USD chiếm thị phần 6,15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước
+ Tích cực triển khai các dự án CNTT trọng điểm trong khuôn khổ các dự án/giải
pháp CNTT chiến lược đến năm 2020 bao gồm Dự án Chuyển đổi hệ thống
Corebanking, Dự án Triển khai hệ thống quản lý khoản vay - CROMS, Tư vấn xây
dựng và triển khai số hóa tại BIDV, Dự án Hệ thống tài trợ thương mại mới, Hệ
thống quản lý doanh nghiệp (ECM);…
+ Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề được kiểm sốt chặt chẽ, tập trung vào các lĩnh
vực kinh tế ưu tiên như: Khách hàng bán lẻ, nông nghiệp, tài trợ xuất khẩu, doanh
nghiệp SME... Tín dụng phục vụ lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ
và NHNN chiếm trên 57% tổng dư nợ
+ Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ là 37,9%, đáp ứng mục tiêu kiểm
soát. Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề được kiểm sốt chặt chẽ, tập trung vào các
lĩnh vực kinh tế ưu tiên như: Khách hàng bán lẻ, nông nghiệp, tài trợ xuất khẩu,
doanh nghiệp SME...
c) Năm 2020
+ Thu tài trợ thương mại tăng trưởng 28%…Thu dịch vụ rịng khơng gồm thu phí
bảo lãnh đạt 5.266 tỷ, tăng trưởng 23,4%, vượt kế hoạch năm 2020.
+ Hoàn thành việc xây dựng và triển khai các dự án CNTT trọng điểm đáp ứng yêu
cầu Hiện đại hóa hệ thống CNTT và làm tiền đề cho việc phát triển, chuyển đổi số
hoạt động Ngân hàng :Triển khai chuyển đổi hệ thống Tài trợ thương mại
+ Rủi ro từ nội tại: Nền kinh tế có độ mở cao (tổng giá trị xuất khẩu và nhập
khẩu/GDP năm 2020 ở mức 200%, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn
cầu nên dễ chịu tác động từ bên ngồi, đặc biệt là khi tình hình đại dịch Covid-19
diễn biến cịn phức tạp trên phạm vi tồn cầu dù vắc xin bước đầu được đưa vào sử
dụng; đặc biệt là việc Việt Nam bị Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ có thể ảnh hưởng
tiêu cực tới xuất khẩu và sản xuất trong nước;
+ Cơ cấu thu dịch vụ năm 2020 chuyển dịch tích cực với mức tăng trưởng tốt từ các
dịng dịch vụ hiện đại với kết quả nổi bật như sau: (i) Dịch vụ thanh tốn gặp nhiều
khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đặc biệt là hoạt động chuyển tiền
quốc tế do sự suy giảm doanh số của các ngành du lịch, ngành sản xuất (như may
mặc, da giầy, điện, điện tử,…) và ngành xuất khẩu nông/thủy sản.
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 4-5%; Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8%;
Tăng trưởng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng không dưới 8%; Tổng vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội chiếm 34,5% GDP.
+ Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1.438.520 tỷ, tăng trưởng 8,5% so với năm
2019; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1.230.569 tỷ, tăng trưởng 8,5% so với năm 2019,
tuân thủ giới hạn tín dụng NHNN giao (tối đa 9%), chiếm 13,4% dư nợ tín dụng
tồn nền kinh tế, đứng đầu về thị phần cho vay tổ chức kinh tế và dân cư trong khối
Ngân hàng thương mại cổ phần; hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tập trung
vào danh mục có tỷ lệ sinh lời tốt và đảm bảo an toàn.
1.3. Đánh giá hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng BIDV
1.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động tài trợ xuất khẩu của BIDV
a) Điểm mạnh
Ngân hàng BIDV có lợi thế quy mơ và uy tín lớn, mạng lưới điểm giao dịch
rộng khắp, do đó doanh nghiệp có thể tận dụng quy mơ về vốn để đáp ứng các nhu
cầu cho vay đa dạng của khách hàng. Từ đó giúp mở rộng cho vay và tăng giới hạn
tín dụng từ đó thu hút các khách hàng doanh nghiệp.
Ngân hàng cung cấp chất lượng sản phẩm tốt, đội ngũ nhân viên am hiểu về
sản phẩm và mơ hình quản trị chun nghiệp, tập trung hướng đến phục vụ khách
hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Thực tế, trong năm 2017 BIDV đã vinh dự lần thứ 2
được đánh giá là “Ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu tốt
nhất Việt Nam” do tạp chí uy tín Euromoney (Vương quốc Anh) bình chọn. Năm
2019 ngân hàng BIDV được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trao giải thưởng
"Best SME Deal" (Giao dịch Tài trợ thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt
nhất). Giải thưởng đã khẳng định vị thế dẫn đầu của BIDV trong lĩnh vực tài trợ
thương mại dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại Việt Nam.
Phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) duy trì đà tăng
trưởng tốt trong những năm gần đây. Dư nợ SMEs năm 2020 tăng trưởng 16%,
chiếm 27% tổng dư nợ tín dụng (tăng 1,8% so với năm 2019); Số lượng khách hàng
SME đạt gần 310 nghìn khách hàng, tăng trưởng 6,2% so với năm 2019, chiếm
khoảng 40% số lượng doanh nghiệp SME của cả nước. Đây là lợi thế của BIDV khi
có quan hệ với nhiều doanh nghiệp, ngân hàng có thể dễ dàng giới thiệu sản phẩm
đến khách hàng DN.
BIDV hiện đang nổ lực cho phát triển kinh tế theo các lĩnh vực ưu tiên, hỗ
trợ các doanh nghiệp trong các lĩnh vực, ngành nghề theo định hướng phát triển của
chính phủ, trong đó hoạt động tài trợ xt khẩu và lĩnh vực trọng tâm. BIDV triển
khai các giải pháp cơ chế chính sách dành cho DN nhằm đơn giản hóa quy trình cấp
tín dụng, cải cách hành chính, cung cấp các chương trình gói tín dụng với quy mơ
hỗ trợ vốn lớn, lãi suất ưu đãi, đặc biệt ưu tiên đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài
trợ xuất khẩu, cho vay ứng dụng công nghệ cao.
b) Điểm yếu
Cơ cấu sản phẩm tài trợ xuất khẩu còn chưa phong phú, chủ yếu vẫn là các
sản phẩm mang tính truyền thống.
Cho vay tài trợ xuất khẩu còn ở mức khá thấp và tốc độ tăng trưởng chưa
cao. Năm 2020, cho vay tài trợ xuất khẩu chỉ đạt 54.482 triệu đồng, tăng trưởng
3,11% so với năm trước.
Dù tích cực xử lý nợ xấu nhưng BIDV hiện đang đứng đầu bảng về nợ xấu,
trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 2/3. Đến quý I năm nay thì nợ xấu tiếp
tục tăng lên, đặc biệt nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm 76%. Điều này có
thể gây ảnh hưởng lớn đến uy tín cơng ty, đồng thời có thể ảnh hưởng đến tình hình
hoạt động của BIDV, trong đó có hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
1.3.2. Cơ hội – thách thức trong hoạt động tài trợ xuất khẩu của BIDV
a) Cơ hội
Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA)
được phê chuẩn
Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và
Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Đối với
xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập
khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang EU, từ đó sẽ kích thích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid 19 vẫn đang tiếp diễn, tình
hình kinh tế khó khăn nên đây chính là cơ hội để BIDV có thể dễ dàng tiếp cận,
triển khai các hoạt động tài trợ xuất khẩu, hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó
khăn.
Ứng dụng thành cơng cơng nghệ blockchain trong giao dịch phát hành thư
tín dụng
Với việc phát hành thành cơng thư tín dụng (LC) xác nhận liên ngân hàng
trên mạng lưới Contour cho một đơn hàng xuất nhập khẩu, BIDV đã trở thành ngân
hàng Việt Nam đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ blockchain trong giao dịch
phát hành thư tín dụng tới một ngân hàng thơng báo ngồi hệ thống.Với những tác
động tích cực, công nghệ blockchain đã và đang được triển khai mạnh mẽ tại nhiều
lĩnh vực để thúc đẩy phát triển thương mại tồn cầu, trong đó có lĩnh vực tài trợ
thương mại tại các ngân hàng. Thành công thử nghiệm bước đầu của việc phát hành
LC bằng công nghệ blockchain là động lực quan trọng để BIDV nỗ lực đẩy mạnh
số hóa các giao dịch tài trợ thương mại nhằm không ngừng nâng cao chất lượng
phục vụ khách hàng.
Cơ hội để BIDV đánh giá lại năng lực
Thời điểm này chính là một nhiệt kế đo “sức khoẻ” của nền kinh tế và chính
ngân hàng, doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để BIDV đánh giá năng lực, sắp xếp,
cơ cấu lại hoạt động, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, hồn thiện các kịch bản phịng
chống rủi ro, trong đó có cả dạng rủi ro từ đại dịch, nhằm giảm thiểu thiệt hại
xuống mức thấp nhất. Bên cạnh đó sẽ là một bước đi hiệu quả để BIDV tự “phục
hồi” giai đoạn “hậu dịch” trước sự biến chuyển mạnh mẽ về môi trường hoạt động,
điều kiện kinh doanh, cơ cấu thị trường, phương thức sản xuất của doanh nghiệp,
chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị… đang đổi thay mạnh mẽ theo hướng số hoá. Dịch
Covid-19 sẽ là một bài học kinh nghiệm cho BIDV có thể vượt qua nếu có các sự
cố tương tự như Covid-19.
b) Thách thức
Phải giải quyết các bài toán với nhiều biến số
Ngân hàng là ngành kinh tế tổng hợp, cũng chịu nhiều tác động tiêu cực từ
đại dịch COVID-19. Do đó, ngành Ngân hàng cùng các tổ chức tín dụng hiện đang
phải giải bài toán với nhiều biến số như: Cơ cấu nợ thế nào, hạ lãi suất bao nhiêu là
hợp lý, điều chỉnh tiêu chuẩn cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho
khách hàng, trích lập dự phịng rủi ro theo quy định, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong
mức an tồn… Đặc biệt, khác với chính sách tài khố như miễn giảm thuế, phí (có
ngân sách Nhà nước hỗ trợ) thì các nguồn hỗ trợ của ngân hàng như cơ cấu nợ,
giảm lãi vay, miễn giảm lãi, phí… khơng có nguồn nào khác ngồi cắt giảm lợi
nhuận của chính các ngân hàng. Mức độ giảm lãi suất, phí của các ngân hàng đều
phải cân đối để đảm bảo hài hòa lợi ích, an tồn nguồn vốn và duy trì năng lực tài
chính. Bởi, an tồn của hệ thống ngân hàng là vô cùng quan trọng trong bối cảnh
hiện tại, ngân hàng có mạnh mới có thể hỗ trợ hiệu quả cho nền kinh tế ứng phó với
đại dịch.
Thêm vào đó, dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gây tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tăng lên, buộc các
ngân hàng phải thận trọng trong việc cho vay vốn. Trên thực tế, dù các ngân hàng
triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi nhưng nhu cầu khách hàng sụt giảm, nhiều
doanh nghiệp chưa có phương án chuyển đổi sản xuất, kinh doanh hiệu quả nên
chưa có nhu cầu việc vay vốn. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp mới hoạt động, tài
sản bảo đảm chưa có, phương án kinh doanh chưa hiệu quả nên không thể chứng
minh năng lực với ngân hàng, do đó việc giải ngân rất khó được thực hiện. Đây
chính là thách thức đối với hoạt động tài trợ xuất khẩu của BIDV cũng như với các
nghiệp vụ khác.
Xuất hiện tình trạng nợ xấu
Nợ xấu ngân hàng lại một lần nữa tiềm ẩn nguy cơ tăng cao trở lại khi nhiều
doanh nghiệp bị gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, khơng có nguồn thu
để trả nợ do dịch. Trong khi đó, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ
xấu của các tổ chức tín dụng, một cơng cụ xử lý nợ xấu hiệu quả thời gian qua, sẽ
hết hiệu lực trong vòng 1 năm tới. Giới chuyên gia phân tích, cái khó của ngân
hàng là phải đảm bảo vừa giữ vững sự an toàn của hệ thống ngân hàng vừa phải hỗ
trợ được và xử lý được những khó khăn của doanh nghiệp. Nếu như khơng có giải
pháp trích lập dự phịng rủi ro thì trong tương lai ngân hàng sẽ rất khó khăn nếu các
khoản nợ xấu phát sinh trong khi lợi nhuận thì đã “ăn” hết. Điều này sẽ kéo theo
gánh nặng rất lớn cho ngành ngân hàng. Do đó, khơng chỉ BIDV mà các ngân hàng
khác cần phải có những giải pháp kịp thời để giải quyết tình trạng này vì nó có thể
ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ xuất khẩu của BIDV cũng như các hoạt động khác
của ngân hàng.
Cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động tài trợ xuất khẩu
Thương mại quốc tế tăng trưởng mạnh dẫn tới sự bùng nổ của các sản phẩm
tài trợ thương mại từ phía các ngân hàng. Ví dụ như: dầu tháng7/2020, SHB đã cho
ra mắt sản phẩm tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng, tài trợ vốn lưu động để
khách hàng thu mua ngun vật liệu, thanh tốn các chi phí sản xuất, gia công, chế
biến, kinh doanh đơn hàng xuất khẩu với tỷ lệ tài trợ lên tới 90% nhu cầu vốn và
thời hạn vay vốn lên tới 12 tháng. Hay như VPBank cũng ra mắt dịch vụ tư vấn
online sản phẩm tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp
vượt qua khó khăn trong mùa dịch, đẩy mạnh hoạt động giao thương quốc tế.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) cũng đã đưa ra nhiều giải
pháp hỗ trợ phù hợp như tài trợ hợp đồng đầu ra, tài trợ xuất khẩu trước giao hàng,
tài trợ chuỗi cung ứng… Do đó, BIDV đang đứng trước sự cạnh tranh giữa các
ngân hàng trong hoạt động tài trợ. Ngồi ra cịn là sự cạnh tranh của các ngân hàng
trong các dự án chuyển đổi số và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Trong bối cảnh
hội nhập và sự phát triển của công nghệ, áp lực cạnh tranh của ngành ngân hàng
ngày càng khốc liệt.
Rủi ro về an ninh mạng, thơng tin dữ liệu an tồn.
Ngân hàng đóng vai trị là trụ cột của nền kinh tế và luôn dẫn đầu trong việc
ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, hầu hết các giao dịch và hoạt động tài
chính được xử lý trực tuyến nên có một tỷ lệ cao số vụ tội phạm an ninh mạng liên
quan đến các ngân hàng. Thêm vào đó, đại dịch Covid-19 bùng phát cũng khiến
cho các ngân hàng phải đối mặt với số lượng các hoạt động gian lận tăng lên đáng
kể. Ngoài ra, ngân hàng cũng gặp phải những rủi ro về đạo đức liên quan đến khách
hàng, và nhân viên ngân hàng. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến uy tín và chất
lượng hoạt động của BIDV cũng như các ngân hàng thương mại khác.
PHẦN II: KIẾN NGHỊ, PHƯƠNG HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG BIDV
2.1. Đối với Chính Phủ
- Bổ sung, hồn thiện các văn bản, cơ chế chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt
động kinh tế đối ngoại, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các doanh nghiệp và ngân
hàng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
- Thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu. Qua đó, Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp ổn định thu nhập, tác động đến khả năng hoàn trả vốn vay ngân
hàng của doanh nghiệp.
- Tăng cường vai trò điều tiết giá xuất khẩu hợp lí thơng qua Quỹ bình ổn giá.
- Hồn thiện hệ thống thơng tin thị trường trong và ngoài nước.
2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm có các hướng dẫn cụ thể chi tiết về việc thực
hiện nghiệp vụ bao thanh toán.
- Ngân hàng Nhà nước cần xem xét đề ra một cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá
một cách thơng thống hơn.
- Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, các diễn đàn trao đổi giữa các Ngân hàng Việt
Nam và quốc tế, tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam có điều
kiện nâng cao trình độ nhận thức và học hỏi kinh nghiệm hoạt động của các Ngân
hàng bạn.
- Phát huy hơn nữa vai trò trong việc bảo lãnh cho các Ngân hàng Thương mại Việt
nam trong quan hệ giao dịch với bạn hàng quốc tế.
2.3. Đối với ngân hàng BIDV
- Đề nghị BIDV thường xuyên mở các lớp đào tạo trình độ nghiệp vụ tín dụng tài
trợ xuất khẩu, tìm hiểu thông lệ quốc tế và học hỏi kinh nghiệm của Ngân hàng
nước ngoài để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng.
- Hồn thiện cơ chế cho vay trong lĩnh vực xuất khẩu để ngày càng nâng cao chất
lượng tín dụng về mặt hạn chế rủi ro và rút ngắn thời gian, thủ tục.
- Tiếp tục đưa ra chỉ đạo linh hoạt với tình hình kinh tế thị trường và theo sát định
hướng hoạt động của BIDV trong từng thời kỳ, tạo lợi thế cạnh tranh cho Chi
nhánh trong kinh doanh.
- Nghiên cứu, triển khai và phát triển sản phẩm mới nhằm phục vụ khách hàng tốt
nhất.
- Hoàn thiện hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng. Xây dựng một hệ thống đánh giá
mức độ rủi ro và thực hiện các biện pháp phân tán, san sẻ rủi ro là một việc làm cấp
bách để nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ xuất khẩu.
- Tăng cường marketing trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu. Đây là giải
pháp để mở rộng được quy mô đồng thời sẽ cải thiện được cơ cấu tín dụng tài trợ
xuất khẩu.
- Thực hiện đa dạng hố sản phẩm tín dụng tài trợ xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng, đáp ứng nhu cầu của tình hình mới thì việc đa dạng hố sản phẩm
tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đang là yêu cầu cấp thiết đối với BIDV.
- Thực hiện đa dạng hoá khách hàng. Đây là việc làm có liên quan chặt chẽ đến khả
năng phịng chống rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường tín
dụng tài trợ xuất khẩu.
-Tăng cường thu hút vốn ngoại tệ. BIDV phải đa dạng hoá các hình thức huy động
vốn, tìm cách thu hút nguồn vốn nhàn rỗi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng xuất
khẩu.
- Nâng cao chất lượng nguồn thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất
khẩu.