Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

LÝ THỊ HẰNG NGA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH sử DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG điều TRỊ NGOẠI TRÚ tại BỆNH VIỆN PHỤC hồi CHỨC NĂNG TỈNH LẠNG sơn từ THÁNG 01 đến THÁNG 6 năm 2020 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.45 KB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÝ THỊ HẰNG NGA

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH LẠNG SƠN
TỪ THÁNG 01 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2020
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Dược lý - Dược lâm sàng
MÃ SỐ: CK60720405
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương
Nơi thực hiện: Trường Đại Học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: từ ngày 28/07/2020 đến ngày 28/11/2020
HÀ NỘI 2020


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng Sau đại học, bộ mơn Dược
lâm sàng và các Thầy, Cô trường Đại học Dược Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất
để tôi được học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương- Nguyên
Trưởng bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học Dược Hà Nội. Cô đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình, động viên, truyền đạt cho tơi những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong suốt quá trình thực hiện và hồn thiện luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Khoa khám bệnh, Khoa Dược - TTB
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn. đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi nghiên
cứu hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ln động viên, giúp


đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2020
Học viên

Lý Thị Hằng Nga


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................... 3
1.1 Đại cương về bệnh Đái Tháo Đường ........................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................ 3
1.1.2. Phân loại ............................................................................................... 3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh .................................................................................. 3
1.1.4. Các biến chứng của ĐTĐ typ 2 ............................................................ 4
1.2. Tổng quan về điều trị ĐTĐ typ 2 .............................................................. 4
1.2.1. Mục tiêu điều trị ................................................................................... 4
1.2.2. Điều trị ĐTĐ bằng thay đổi lối sống ................................................... 6
1.2.3 Tổng quan về điều trị bằng thuốc .......................................................... 8
1.2.4. Tổng quan về thuốc kiểm soát đường huyết ........................................ 9
1.3.1.Gliclazid ................................................................................................ 9
1.3.2 Metformin ............................................................................................ 10
1.3.3. Acarbose ............................................................................................. 10
1.3.4. Tổng quan về thuốc quản lý nguy cơ tim mạch của bệnh nhân ĐTĐ.
...................................................................................................................... 11

1.4.1. Các chất ức chế HMG-CoA reductese. .............................................. 12
1.4.2. Nhóm fibrat. ....................................................................................... 12
1.3. Tổng quan về tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ........... 13
1.3.1. Khái niệm ........................................................................................... 13
1.3.2. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị........................................... 13
1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân. 13
1.3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ điều trị. ....................... 14


1.3.5. Các phương pháp đo lường tuân thủ điều trị...................................... 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 18
2.1.1. Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ trên bệnh nhân ngoại
trú .................................................................................................................. 18
2.1.2. Phân tích hiệu quả và tuân thủ điều trị trên bệnh nhân ĐTĐ điều trị
ngoại trú. ....................................................................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 18
2.2.1. Đối với mục tiêu phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ trên
bệnh nhân ngoại trú. ..................................................................................... 18
2.2.2. Đối với mục tiêu phân tích hiệu quả và tuân thủ điều trị trên bệnh
nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú. ........................................................ 19
2.2.3 Quy trình nghiên cứu........................................................................... 20
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 21
2.3.1. Nội dung nghiên cứu mục tiêu phân tích tình hình sử dụng thuốc điều
trị ĐTĐ trên bệnh nhân ngoại trú. ................................................................ 21
2.3.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ............................. 21
2.3.2. Nội dung nghiên cứu mục tiêu phân tích hiệu quả và tuân thủ điều trị
trên bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú. ........................................................ 21
2.3.2.1. Phân tích tuân thủ điều trị ............................................................... 21
2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu .................................. 22

2.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ kiểm sốt glucose máu lúc đói, HbA1c,
lipid máu, huyết áp. ...................................................................................... 22
2.4.2. Đánh giá chức năng thận theo tốc độ lọc cầu thận ước tính. ............. 22
2.4.3. Đánh giá liều của metformin chức năng thận theo tốc độ lọc cầu thận
ước tính. ........................................................................................................ 23
2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ ................................................ 23
2.5. Xử lý và phân tích số liệu ......................................................................... 24


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 25
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu............................ 25
3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân.......................................................... 25
3.1.2. Đặc điểm kiểm soát giá trị huyết áp, FPG, tại thời điểm T1 ............. 26
3.1.3. Đặc điểm chỉ số huyết áp, triglycerid của bệnh nhân trong mẫu nghiên
cứu tại thời điểm T1 ..................................................................................... 27
3.1.4. Đặc điểm tái khám của bệnh nhân tại các thời điểm nghiên cứu....... 28
3.2. Phân tích tình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ typ2....................................... 28
3.2.1. Các thuốc điều trị ĐTĐ được sử dụng trong mẫu nghiên cứu ........... 28
3.2.2. Phân tích sử dụng thuốc trong điều trị ĐTĐ ...................................... 29
3.2.3. Phân tích thuốc sử dụng quản lý nguy cơ tim mạch của bệnh nhân. . 33
3.3. Phân tích hiệu quả và tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường. .. 35
3.3.1 Tuân thủ điều trị của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu...................... 35
3.3.2. Phân tích hiệu quả điều trị .................................................................. 37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 41
4.1. Bàn luận về đặc điểm của chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu .. 41
4.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân về tuổi, giới tính, bệnh lý mắc kèm, tốc độ
lọc cầu thận ước tính (eGFR) ....................................................................... 41
4.1.2. Đặc điểm kiểm sốt giá trị HbA1c (%), huyết áp, đường huyết, tại thời
điểm T1 ......................................................................................................... 42
4.1.3. Đặc điểm tái khám của bệnh nhân tại các thời điểm nghiên cứu....... 43

4.2. Bàn luận về tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 ......................... 43
4.2.1. Các thuốc điều trị ĐTĐ được sử dụng trong mẫu nghiên cứu ........... 43
4.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị ĐTĐ ................................... 43
4.2.3. Phân tích thuốc sử dụng quản lý nguy cơ tim mạch của BN. ............ 45
4.3. Phân tích hiệu quả và tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường ... 47
4.3.1. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu..................... 47
4.3.2. Phân tích hiệu quả điều trị .................................................................. 47


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 49
KẾT LUẬN: ........................................................................................................ 49
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết

Chú thích

tắt
ADA

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association)

ALAT

Alanin Amino Transferase


ASAT

Aspartat Amino Transferase

BYT

Bộ Y Tế

BN

Bệnh nhân

BMI

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

BB

Chẹn beta

BMQ

Bảng câu hỏi niềm tin về dùng thuốc

CBYT

Cán bộ y tế

CCĐ


Chống chỉ định



Chỉ định

CKCa

Chẹn kênh Calci

CTTA

Ức chế chẹn thụ thể Angiotensin

ClCr

Creatinin

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTN

Đau thắt ngực

HA

Huyết áp


HbA1c

Phức hợp glucose và hemoglobin
(Hemoglobin A1c)

MAQ

Bảng câu hỏi tuân thủ điều trị

MARS

Thang đánh giá tuân thủ điều trị

MDRD

Modification of Diet in Renal Disease

Met

Metformin

TG

Triglycerid

THA

Tăng huyết áp

TM


Tim mạch

SU

Sulfonylurea


Ins

Insulin

FPG

Glucose huyết tương lúc đói

UCMC

Ức chế men chuyển

UKPDS

Nghiên cứu tại Anh

WHO

Tổ chức Y Tế Thế Giới

eGFR


Tốc độ lọ cầu thận ước tính

RLLP

Rối loạn Lipid


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người ...............................5
trưởng thành, khơng có thai [2] .......................................................................................5
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người cao tuổi [2] ...................................6
Bảng 1.3 Cơ chế tác dụng của các nhóm thuốc hạ huyết áp [12]..................................11
Bảng 1.4. Các phương pháp đo lường tuân thủ điều trị ................................................16
Bảng 2. 1. Nội dung thông tin cần thu thập ...................................................................19
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị theo ...................................................22
Bảng 2.3. Phân loại chức năng thận bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ........................22
Bảng 2.4. Liều dùng metformin tối đa theo độ lọc cầu thận ước tính với các dạng bào
chế ..................................................................................................................................23
Bảng 2.5 Thang điểm đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân [34] ...........................23
Bảng 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân ...................................24
Bảng 3.1. Bảng đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ..................................25
Bảng 3.2. Đặc điểm chỉ số HbA1c, FPG tại thời điểm ban đầu ....................................26
Bảng 3.3. Đặc điểm chỉ số huyết áp, triglycerid tại thời điểm T1.................................27
Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân tái khám tại từng thời điểm ................................................28
Bảng 3.5: Danh mục thuốc điều trị ĐTĐ sử dụng trong nghiên cứu ............................29
Bảng 3.6. Tỷ lệ phác đồ điều trị ĐTĐ typ 2 sử dụng trong mẫu nghiên cứu ...............31
Bảng 3.7. Phác đồ điều trị ĐTĐ tại các thời điểm ........................................................32
Bảng 3.8: Liều dùng metformin được điều chỉnh theo chức năng thận ........................33
Bảng 3.9. Phác đồ điều trị tăng huyết áp tại các thời điểm ...........................................34
Bảng 3.10. Phác đồ điều trị lipid máu tại các thời điểm ...............................................35

Bảng 3.11. Đánh giá sự thay đổi chỉ số HbA1c ............................................................38
Bảng 3.12. Sự thay đổi nồng độ FPG tại các thời điểm khảo sát ..................................38
Bảng 3.13. Đánh giá hiệu quả kiểm soát huyết áp ........................................................39


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị ĐTĐ typ 2 .............................8
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ..........................................................................................20
Hình 3.1. Tỷ lệ các hoạt chất điều trị ĐTĐ dùng tại các thời điểm ..............................30
Hình 3.2. Kết quả trả lời câu hỏi Morisky của bệnh nhân.............................................36
Hình 3.3. Phân bố điểm tuân thủ dùng thuốc ................................................................36
Hình 3.4. Đánh giá tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân ĐTĐ......................................37
Hình 3.5. Phân tích hiệu quả kiểm sốt lipid máu. ........................................................40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose
huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả 2 [4].
Hiện nay ĐTĐ đang là vấn đề xã hội mang tính tồn cầu, là bệnh khơng lây nhiễm
có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ
4 hoặc thứ 5 ở các nước phát triển [1].
ĐTĐ là bệnh mạn tính, phải điều trị liên tục suốt đời. Nếu khơng kiểm soát
tốt, bệnh sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: Suy thận, cắt cụt chi không
do chấn thương, mù lịa, thậm chí có thể tử vong [4]. Uớc tính trong năm 2019 đã có
hơn 4 triệu người trong độ tuổi 0-79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến
ĐTĐ [34].
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2015 tồn thế giới có
415 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh ĐTĐ, dự kiến sẽ đạt 642 triệu người
vào năm 2040, tương đương cứ 10 người trưởng thành sẽ có 1 người bị bệnh ĐTĐ
[4]. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc ĐTĐ cũng đang tăng nhanh chóng mặt. Theo

nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2012, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người
trưởng thành trên cả nước chỉ khoảng 5,42%. Nhưng chỉ sau 7 năm, tỷ lệ này đã tăng
lên hơn 6% [18]. Với một đất nước hơn 96 triệu dân như Việt Nam, 0,58% chênh
lệch đã tương ứng với gần 600.000 bệnh nhân. Chính vì vậy, việc điều trị cho các
bệnh nhân mắc ĐTĐ là hết sức quan trọng, cần phối hợp tuyên truyền thay đổi lối
sống (dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục), chẩn đoán sớm, kết hợp với điều trị hiệu
quả.
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn là một bệnh viện tuyến tỉnh. Hiện
nay chưa có nghiên cứu nào về thực trạng sử dụng thuốc ĐTĐ được thực hiện tại
bệnh viện. Với mục tiêu nâng cao chất lượng điều trị vì bệnh nhân, đồng thời củng
cố thêm niềm tin của bệnh nhân với bệnh viện, đề tài:
“Phân tích tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân Đái tháo đường điều trị
ngoại trú tại bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn từ tháng 01 đến tháng
06 năm 2020” được thực hiện với 02 mục tiêu:
1


1. Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ trên bệnh nhân ngoại trú tại
khoa Khám bệnh, bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn từ tháng 01 đến tháng
06 năm 2020
2. Phân tích hiệu quả và tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường điều
trị ngoại trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn.
Kết quả đề tài sẽ giúp đưa ra các biện pháp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả
điều trị trên bệnh nhân ĐTĐ tại khoa khám bệnh - Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh
Lạng Sơn.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Đại cương về bệnh Đái Tháo Đường
1.1.1. Định nghĩa
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng đồng nhất, có đặc điểm
tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả
hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa
carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim
và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [4].
1.1.2. Phân loại
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ của Bộ Y tế năm 2017, ĐTĐ chia
thành 04 loại cụ thể như sau [4]:
1. Đái tháo đường typ 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt
đối).
2. Đái tháo đường typ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên
nền tảng đề kháng insulin).
3. Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3
tháng cuối của thai kỳ và khơng có bằng chứng về ĐTĐ typ 1, typ 2 trước đó).
4. Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh
hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hoá chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị
HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 chủ yếu là do rối loạn bài tiết insulin và kháng
insulin. Hai quá trình này tương trợ lẫn nhau dẫn đến suy kiệt tế bào β.Thêm vào đó,
nếu tăng glucose huyết sẽ gây ra thêm sự bất thường về tác động bài tiết insulin [5].
1. Uống trong 5 phút, trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng
150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
2. HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phịng
thí nghiệm được chẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
3. Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức
glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).


3


Nếu khơng có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều,
uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân khơng rõ ngun nhân), xét nghiệm chẩn đốn a, b, d ở
trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện xét
nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu
quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥
126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phịng xét nghiệm được chuẩn
hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đốn ĐTĐ [4].
1.1.4. Các biến chứng của ĐTĐ typ 2
1.1.4.1. Biến chứng cấp tính của ĐTĐ
- Hơn mê do nhiễm toan ceton: Là biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong
cao do nhiễm toan chuyển hóa, lợi tiểu thẩm thấu gây rối loạn nước và điện giải.
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Là biến chứng thường xảy ra ở bệnh nhân
ĐTĐ typ 2 do tình trạng đường huyết tăng rất cao, mất nước nặng do lợi tiểu thẩm
thấu.
1.1.4.2. Biến chứng mạn tính của ĐTĐ
Có thể gặp ở cả ĐTĐ typ 1 và typ 2, thời gian tăng đường huyết càng dài thì
nguy cơ của các biến chứng mạn tính càng tăng, gồm có:
-

Biến chứng vi mạch: Biến chứng võng mạc, biến chứng thận

-

Biến chứng mạch máu lớn: Xơ vữa động mạch, bệnh lý mạch vành

-


Biến chứng thần kinh: Bệnh lý thần kinh tự động, bệnh lý đơn dây và đa dây
thần kinh

-

Biến chứng xương khớp, biến chứng bàn chân

-

Biến chứng nhiễm khuẩn [10][7].

1.2. Tổng quan về điều trị ĐTĐ typ 2
1.2.1. Mục tiêu điều trị
Mục tiêu điều trị ĐTĐ typ 2 là đưa các rối loạn chuyển hóa về trạng thái bình
thường nhằm ngăn chặn và làm chậm tiến triển biến chứng mạn tính của ĐTĐ. Mục
tiêu điều trị nên được cá thể hóa trên từng bệnh nhân, duy trì glucose máu khi đói,
glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các
4


biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do ĐTĐ. Theo Quyết định số
3319/QĐ/BYT của Bộ Y tế năm 2017 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ
2, mục tiêu điều trị ĐTĐ typ 2 được đặt ra như sau [4].
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người
trưởng thành, không có thai [4]
Mục tiêu
HbA1c
Glucose huyết tương mao
mạch lúc đói, trước ăn

Đỉnh glucose huyết tương
mao mạch sau ăn 1-2 giờ

Chỉ số
< 7% *
80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)*

< 180 mg/ dL ( 10.0 mmol/L)*
Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90 mmHg

Huyết áp

Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp < 130/8085mmHg
LDL cholesterol < 100 mg/dL ( 2,6 mmol/L), nếu
chưa có biến chứng tim mạch.
LDL cholesterol <70 mg/dL ( 1,8 mmol/L), nếu

Lipid máu

đã có bệnh tim mạch.
Triglycerides < 150 mg/dL (1,7 mmol/L)
HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam
và > 50 mg/dL ( 1,3 mmol/L) ở nữ.

* Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của bệnh nhân.
Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbA1c <6,5% (48 mmol/mol) nếu có
thể đạt được và khơng có dấu hiệu đáng kể của hạ đường huyết và những tác dụng có
hại của thuốc: Đối với người bị bệnh đái tháo đường trong thời gian ngắn, bệnh ĐTĐ
typ 2 được điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng metformin, trẻ tuổi hoặc
khơng có bệnh tim mạch quan trọng.

Ngược lại, mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt (nới lỏng hơn): HbA1c < 8%
(64mmol/mol) phù hợp với những bệnh nhân có tiền sử hạ glucose huyết trầm trọng,
5


lớn tuổi, các biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý đi kèm
hoặc bệnh ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị.
Nếu đã đạt mục tiêu glucose huyết lúc đói, nhưng HbA1c còn cao, cần xem lại
mục tiêu glucose huyết sau ăn, đo vào lúc 1-2 giờ sau khi bệnh nhân bắt đầu ăn.
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người cao tuổi [4]
Glucose huyết
Glucose lúc
Tình trạng sức
Cơ sở để
HbA1c lúc đói hoặc
Huyết áp
đi ngủ
khỏe
chọn lựa
(%)
trước ăn
mmHg
(mg/dL)
(mg/dL)
Mạnh khỏe

Cịn sống lâu <7.5%

Phức tạp/ sức khỏe Kỳ vọng sống
trung bình


trung bình

Rất phức tạp/

Khơng cịn

sức khỏe kém

sống lâu

90-130

90-150

<140/90

<8.0%

90-150

100-180

<140/90

<8.5%

100-180

110-200


<150/90

* Đánh giá về kiểm sốt đường huyết:
-

Thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong 1 năm ở những người bệnh
đáp ứng mục tiêu điều trị (và những người có đường huyết được kiểm soát ổn
định).

-

Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được thay đổi
liệu pháp điều trị hoặc những người không đáp ứng mục tiêu về glucose huyết.

-

Thực hiện xét nghiệm HbA1c tại thời điểm người bệnh đến khám, chữa bệnh
để tạo cơ hội cho việc thay đổi điều trị kịp thời hơn

100

mg/dL

(2,6

mmol/L). Ở bệnh nhân đã có bệnh tim mạch, mục tiêu LDL cholesterol là <70
mg/dL (1,8 mmol/L), có thể xem xét dùng statin liều cao.

1.2.2. Điều trị ĐTĐ bằng thay đổi lối sống [4]

ĐTĐ là một bệnh mạn tính phải điều trị suốt đời cho nên việc trang bị cho
bệnh nhân có kiến thức về sử dụng thuốc - chế độ ăn uống - chế độ luyện tập phù hợp
6


là vô cùng quan trọng, đảm bảo sự thành công của điều trị. Thay đổi lối sống hay điều
trị không dùng thuốc bao gồm luyện tập thể lực, dinh dưỡng và thay đổi lối sống.
1.2.2.1. Luyện tập thể lực
- Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi
luyện tập và đo huyết áp, tần số tim. Không luyện tập gắng sức khi glucose huyết >
250-270mg/dL và ceton dương tính.
- Loại hình luyện tập thơng dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phút
mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi
tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây, nâng tạ).
- Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, ví dụ đi bộ sau 3
bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng khoảng 60 phút mỗi ngày,
tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.
1.2.2.2. Dinh dưỡng
- Dinh dưỡng cần được áp dụng mềm dẻo theo thói quen ăn uống của bệnh
nhân, các thức ăn sẵn có tại từng vùng miền. Tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ
chuyên khoa dinh dưỡng.
- Chi tiết về dinh dưỡng sẽ được thiết lập cho từng bệnh nhân tùy tình trạng
bệnh, loại hình hoạt động, các bệnh lý, biến chứng đi kèm. Các nguyên tắc chung về
dinh dưỡng nên được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân:
+ Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân nặng nền.
+ Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ, khơng chà xát
kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, nui cịn chứa nhiều chất xơ…
+ Đạm khoảng 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày ở người khơng suy chức năng thận.
Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm
từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ).

+ Nên chú trọng dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no một nối đôi hoặc
nhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại mỡ
trung chuyển (mỡ trans), phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ.
+ Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300mg natri mỗi ngày.
+ Chất xơ ít nhất 15g mỗi ngày.
7


+ Các yếu tố vi lượng: nên chú ý bổ xung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, thí dụ
sắt ở bệnh nhân ăn chay trường. Dùng metformin lâu ngày có thể gây thiếu
sinh tố B12, nên chú ý đến tình trạng này nếu bệnh nhân có thiếu máu hoặc
triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi.
+ Uống rượu điều độ: một lon bia (330 ml)/ngày, rượu vang đỏ khoảng 150200ml/ngày.
+ Ngưng hút thuốc.
+ Các chất tạo vị ngọt: như đường bắp, aspartame, saccharin có nhiều bằng
chứng trái ngược. Do đó nếu sử dụng cũng cần hạn chế đến mức tối thiểu.
1.2.3 Tổng quan về điều trị bằng thuốc
Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2 Theo hướng dẫn
của BYT năm 2017 thuốc và phương pháp điều trị ĐTĐ typ 2 được lựa chọn theo sơ
đồ sau [4].

Hình 1.1. Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị ĐTĐ typ 2
Các loại thuốc điều trị ĐTĐ lần lượt là: metformin, thuốc ức chế kênh đồng
vận chuyển natri-glucose (SGLT2i), sulfonylurea, glinides, pioglitazon, Ức chế
enzym alpha glucosidase, Ức chế enzym DPP- 4, Đồng vận thụ thể GLP-1, Insulin.
Các yếu tố cần xem xét khi chọn lựa điều trị:
- Hiệu quả giảm glucose huyết
8



- Nguy cơ hạ glucose huyết: sulfonylurea, insulin
- Tăng cân: pioglitazon, insulin, sulfonylurea
-Giảm cân: GLP-1 RA, ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose (SGLT2i),
ức chế enzym alphaglucosidase (giảm cân ít)
- Không ảnh hưởng nhiều lên cân nặng: ức chế enzym DPP-4, metformin.
- Tác dụng phụ chính
- Giá thuốc: cân nhắc dựa trên chi phí và hiệu quả điều trị
Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị
- Nên chuyển bước điều trị mỗi 3 tháng nếu không đạt được mục tiêu HbA1c.
Cần theo dõi đường huyết đói, đường huyết sau ăn 2 giờ để điều chỉnh liều thuốc.
- Có thể kết hợp thay đổi lối sống và metformin ngay từ đầu. Thay đổi lối sống
đơn thuần chỉ thực hiện ở những bệnh nhân mới chẩn đốn, chưa có biến chứng mạn
và mức đường huyết gần bình thường.
- Khi phối hợp thuốc, chỉ phối hợp 2, 3, 4 loại thuốc và các loại thuốc có cơ
chế tác dụng khác nhau.
- Trường hợp bệnh nhân khơng dung nạp metformin, có thể dùng sulfonylurea
trong chọn lựa khởi đầu.
- Chú ý cần thận trọng tránh nguy cơ hạ glucose huyết khi khởi đầu điều trị
bằng sulfonylurea, insulin, đặc biệt khi glucose huyết ban đầu không cao và bệnh
nhân lớn tuổi.
- Chú ý giáo dục kỹ thuật tiêm và triệu chứng hạ đường huyết cho bệnh nhân.
Kiểm tra kỹ thuật tiêm của bệnh nhân khi tái khám, khám vùng da nơi tiêm insulin
xem có vết bầm, nhiễm trùng, loạn dưỡng mỡ.

1.2.4. Tổng quan về thuốc kiểm soát đường huyết
Các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu chỉ sử dụng 03 loại thuốc đó là gliclazid,
metformin, acarbose.
1.3.1.Gliclazid
Cơ chế tác dụng: Gliclazid có chứa nhân sulfonic acid urea, khi thay đổi cấu
trúc hóa học sẽ cho ra các loại chế phẩm khác nhau về hoạt tính. Thuốc kích thích tế

9


bào beta tụy tiết insulin. Thuốc gắn vào kênh kali phụ thuộc ATP (KATP) nằm trên
màng tế bào beta tụy làm đóng kênh này, do đó làm phân cực màng tế bào. Khi màng
tế bào beta phân cực, kênh calci phụ thuộc điện thế sẽ mở ra, calci sẽ đi vào trong tế
bào làm phóng thích insulin từ các hạt dự trữ. Thuốc làm giảm HbA1c từ
1 - 1,5%.
Ưu điểm: được sử dụng lâu năm, giảm nguy cơ mạch máu nhỏ, giảm nguy cơ
tim mạch và tử vong.
Nhược điểm: hạ glucose huyết, tăng cân.
1.3.2 Metformin
Metformin là thuốc duy nhất trong nhóm biguanide cịn được sử dụng hiện
nay, thường được lựa chọn là thuốc khởi đầu điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường typ
2
Cơ chế tác dụng: giảm sản xuất glucose ở gan. Có tác dụng yếu trên tăng hiệu
ứng incretin. Thuốc làm giảm HbA1c khoảng 1 - 1,5%.
- Thuốc có thể làm giảm nguy cơ tim mạch và nguy cơ ung thư, tuy nhiên
bằng chứng chưa rõ ràng.
Ưu điểm: được sử dụng lâu năm, dùng đơn độc không gây hạ glucose, khơng
thay đổi cân nặng có thể giảm cân, giảm LDL-cholesterol, giảm triglycerides, giảm
nguy cơ tim mạch và tử vong.
Nhược điểm: chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận, (chống chỉ định tuyệt đối
khi eGFR <30 ml/phút). Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy.
1.3.3. Acarbose
Cơ chế tác dụng: thuốc cạnh tranh và ức chế tác dụng của enzyme thủy phân
đường phức thành đường đơn, do đó làm chậm hấp thu carbohydrat từ ruột. Giảm
HbA1c từ 0,5 - 0,8%. Thuốc hiện có tại Việt Nam: Acarbose (Glucobay), hàm lượng
50 mg. Liều đầu có thể từ 25mg uống ngay đầu bữa ăn, 3 lần/ngày.
Ưu điểm: dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết, tác dụng tại chỗ Glucose

huyết sau ăn.
Nhược điểm: rối loạn tiêu hóa như sình bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng

10


1.3.4. Tổng quan về thuốc quản lý nguy cơ tim mạch của bệnh nhân ĐTĐ.

1.3.4.1. Các nhóm thuốc hạ huyết áp
Theo khuyến cáo điều trị tăng huyết áp với đái tháo đường [19].
Hầu hết bệnh nhân ĐTĐ có mắc kèm THA, việc kiểm soát huyết áp cũng là
tối quan trọng để giúp bệnh nhân phòng tránh được các biến cố tim mạch nguy hiểm.
Bệnh nhân cần điều trị thuốc hạ áp cùng với thay đổi lối sống để đạt hiệu quả kiểm
sốt tối ưu.
Đích huyết áp với bệnh nhân ĐTĐ có mắc kèm THA.
+ Huyết áp tâm thu: 120 - ≤ 130 mmHg; nếu BN ≥ 65 tuổi: 130 - < 140 mmHg.
+ Huyết áp tâm trương: 70 - < 80 mmHg.
Có 05 nhóm thuốc có hiệu quả giảm huyết áp và các biến cố tim mạch. Qua
các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nên được chỉ định chính điều trị hạ áp: Chẹn
kênh Ca, lợi tiểu, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin, chẹn Beta [17].
Ức chế men chuyển (UCMC), ức chế thụ thể (CTTA), chẹn kênh calci, lợi tiểu
đều có thể được dùng và có hiệu quả cho BN đái tháo đường, ưu tiên UCMC/CTTA
khi có đạm niệu
Bảng 1.3 Cơ chế tác dụng của các nhóm thuốc hạ huyết áp [12]
Cơ chế tác dụng

Nhóm thuốc

Gắn vào ion kẽm của men chuyển Angiotensin I dẫn đến
Ức chế men

chuyển

làm giảm tốc độ chuyển thành Angiotensin II (là một chất
gây co mạch mạnh). Do đó, thuốc ức chế men
chuyển có tác dụng giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, hạ
huyết áp

Ức chế thụ thể

Chẹn thụ thể angiotensin II typ 1 (AT1), dẫn đến giãn mạch
và hạ HA

11


Thuốc chẹn kênh canxi gắn vào vị trí N trên kênh vận
chuyển ion canxi type L của tế bào cơ trơn ở thành động
Chẹn kênh Calci

mạch, làm giảm lượng ion canxi xâm nhập vào tế bào.
Nồng độ canxi nội bào giảm dẫn đến giảm tính co của
cơ trơn, giảm sức cản thành mạch, từ đó làm giảm huyết áp
và chống co thắt động mạch (vành).
Cơ chế hoạt động của thuốc lợi tiểu chủ yếu bằng cách ngăn
chặn sự tái hấp thu natri trong các ống thận và tăng thải

Lợi tiểu

nước tiểu một cách hiệu quả. Mỗi loại thuốc lợi tiểu có vị
trí tác động khác nhau, đem lại hiệu quả điều trị khác nhau

cũng như các tác dụng ngoại ý liên quan.

1.3.4.2. Tổng quan thuốc điều trị rối loạn lipid
1.4.1. Các chất ức chế HMG-CoA reductese.
Statin làm giảm tổng hợp Cholesterol trong gan và làm giảm nồng độ
Cholesterol trong tế bào. Điều này kích thích làm tăng các thụ thể LDC-cholesterol
trên màng tế bào gan. Do đó làm tăng thanh thải LDL ra khỏi tuần hoàn. Statin làm
giảm nồng độ cholesterol toàn bộ, LDC-c và VLDC-c trong huyết tương [36].
1.4.2. Nhóm fibrat.
Fenofibrats, dẫn chất của acid fibric, là thuốc hạ lipid máu. Thuốc ức chế sinh
tổng hợp cholesterol ở gan, làm giảm các thành phần gấy vữa xơ (lipoprotein tỷ trọng
rất thấp VLDL và lipoprotein tỷ trọng thấp LDL) làm tăng sản xuất lipoprotein tỷ
trọng cao (HDL), và còn làm giảm triglycerid máu [36].

12


1.3. Tổng quan về tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
1.3.1. Khái niệm
Điều trị ĐTĐ đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ chặt chẽ chế độ sử dụng thuốc,
chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực thường xuyên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra rằng nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị thường dẫn đến thất bại trong điều trị.
Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
Năm 2003, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra định nghĩa tuân thủ điều trị (treatment
adherence) là “mức độ hành vi của bệnh nhân bao gồm sử dụng thuốc, thực hiện
chế độ ăn và/hoặc thay đổi lối sống dựa trên hướng dẫn của nhân viên y tế” [37].
1.3.2. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị
Bệnh nhân tuân thủ điều trị sẽ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh ĐTĐ. Ngược
lại bệnh nhân không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả sau:
- Khơng kiểm sốt được đường huyết.

- Không ngăn ngừa được các biến chứng cấp tính: hạ đường huyết, nhiễm toan
ceton…
- Khơng ngăn ngừa được các biến chứng mạn tính: biến chứng tim mạch, biến
chứng tại mắt, biến chứng tại thận.
1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân.
Do thuốc điều trị: người bệnh phải uống quá nhiều thuốc trong ngày, với những
người bệnh được điều trị bằng thuốc uống kết hợp với thuốc tiêm và phải dùng ít nhất
2 loại thuốc trở lên thì với số lượng thuốc và thời gian dùng thuốc kéo dài suốt đời sẽ
anh hưởng tới sự tuân thủ của bệnh nhân. Bên cạnh đó là tác dụng phụ gây hạ đường
huyết của insulin khi dùng không đúng cách hoặc các tác dụng phụ khác do thuốc
mang lại cũng làm cho bệnh nhân lo lắng, ví dụ: tiêm insulin có thể có tác dụng phụ
không mong muốn hạ đường huyết, tăng cân, dị ứng. Điều này cũng là một yếu tố
khiến người bệnh e ngại việc sử dụng insulin.
Chế độ ăn liên quan đến sử dụng thuốc: Thời điểm sử dụng thuốc điều trị liên
quan mật thiết tới bữa ăn, tùy từng loại thuốc mà thời điểm uống có thể trước, sau,
trong bữa ăn, cũng có thể là vào một giờ cố định trong ngày…Ngoài ra một số thuốc

13


còn bị ảnh hưởng tới một số loại thức ăn đồ uống như rượu bia…do đó cũng gây ra
những khó khăn cho bệnh nhân.
Thiếu sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè: sự hỗ trợ của người thân trong gia
đình và bạn bè của người bệnh là yếu tố quan trọng đảm bảo việc tuân thủ của họ.
Những người thân và bạn bè sẽ nhắc nhở, giúp đỡ người bệnh uống đủ số lượng thuốc,
đủ liều, đúng giờ và thực hiện đo đường huyết thường xuyên cũng như giúp người
bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực đúng cách…đặc biệt khi
người bệnh là người cao tuổi. Vì vậy sự hỗ trợ của người thân, bạn bè là hết sức cần
thiết đối với người bệnh ĐTĐ.
Gánh nặng về kinh tế: Bệnh nhân mắc ĐTĐ là bệnh mạn tính nên phải điều trị

suốt đời, do đó chí phí về điều trị cũng là gánh nặng đối với người bệnh, đặc biệt là
người cao tuổi và người thu nhập thấp. Gánh nặng về tài chính khơng những ảnh
hưởng tới chi phí điều trị của bệnh nhân mà cịn ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày
từ đó gây suy giảm về thể chất, tinh thần…
Yếu tố từ người bệnh: trình độ, giới tính, độ tuổi, khả năng nhận thức, thái độ
hợp tác, niềm tin của người bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự tuân thủ điều trị của
người bệnh [31].
Thái độ của nhân viên y tế: bác sĩ có thể đóng một vai trị chính trong việc cải
thiện sự tuân thủ thuốc bằng cách cải thiện sự tương tác với người bệnh. Mối quan hệ
giữa bác sĩ và bệnh nhân đóng vai trị chính trong việc giữ cho bệnh nhân được thông
tin đầy đủ về các loại thuốc họ đang điều trị [26].
Yếu tố truyền thông: Đây là yếu tố rất quan trong nhưng lại ít khi được thực
hiện đầy đủ và quan tâm tới. Giáo dục, truyên thông nâng cao nhận thức, cũng như
hiểu biết cho bệnh nhân về bệnh ĐTĐ từ đó sẽ giúp bệnh nhân tự tin, có niềm tin vào
cuộc sống, qua đó sẽ góp phần nâng cao sự tuân thủ điều trị đối với người bệnh [35].
Do hệ thống chăm sóc y tế: hệ thống chăm sóc y tế có thuận tiện cho người
bệnh không ? Giờ giấc cung cấp thuốc và các dịch vụ y tế có thuận tiện cho người
bệnh khơng ? (ví dụ: Người bệnh ĐTĐ thường phải mất buổi sáng thậm chí cả ngày
để chờ khám, làm xét nghiệm, chờ lấy kết quả cũng như nhận thuốc), hay người bệnh
có tin tưởng vào hệ thống chăm sóc y tế đó khơng [35].
1.3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ điều trị [34].

14


Năm 2003, WHO nhấn mạnh rằng tăng hiệu quả tuân thủ điều trị có tác động
rất lớn đến sức khỏe của người bệnh hơn bất kỳ một can thiệp nào. Do vậy WHO đã
đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ điều trị sau.
- Giảm độ phức tạp điều trị, kết hợp liều cố định và giảm tần suất dùng thuốc.
- Hạn chế tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng.

- Giáo dục và tăng kiến thức cho bệnh nhân.
- Đảm bảo lợi ích dùng thuốc lớn hơn và vượt xa so với chi phí
- Cải thiện sự liên tục của chăm sóc và tăng giao tiếp thông qua các trang web
và hồ sơ điện tử.
1.3.5. Các phương pháp đo lường tuân thủ điều trị [31].
Để giảm các biến chứng cũng như tăng hiệu quả điều trị thì việc đánh giá mức
độ tuân thủ của bệnh nhân càng chính xác là rất quan trọng. Từ đó giúp cho thầy
thuốc, bệnh nhân theo dõi quá trình điều trị, đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp
với bệnh nhân.
Để đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân vẫn chưa có “tiêu chuẩn vàng”.
Phương pháp tốt nhất để đo lường tuân thủ nên đáp ứng được các tiêu chuẩn như:
Đảm bảo chi phí thấp, đạt được hiệu quả điều trị, đáng tin cậy, khách quan, dễ sử
dụng. Hiện nay tuân thủ điều trị có thể được đánh giá bằng phương pháp trực tiếp
hoặc gián tiếp.

15


×