Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Dia li 8 on thi hoc sinh gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.92 KB, 6 trang )

BÃO - NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH BÃO – CƠN BÃO TEMBIN
(CƠN BÃO SỐ 16 – 25/12/2017 ) ĐỔ BỘ VÀO MIỀN NAM NƯỚC TA
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan.
thực chất bão là một cách "xả nhiệt" cho đại dương. Hầu hết bão thường đi men theo rìa
các áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp. Ở nước ta, những tháng mặt nước biển
chứa nhiều năng lượng nhất (tháng 7,8,9) rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung
nên bão cũng thường theo đường đó mà đi.
Nói cách khác, miền Trung là tỉnh thành có thời tiết khắc nghiệt khi phải hứng chịu gió
phơn Tây Nam. Gió này mang hơi ẩm nhiều (do đi qua biển Ấn Độ Dương), nên thường
gây ra mưa. Do bị gió phơn ảnh hưởng, nên khi bão hình thành ở biển Đơng, sẽ bị gió
đẩy lên trên phía bắc. Càng về các tháng sau gió càng yếu nên bão có xu hướng dịch
chuyển dần về miền Trung.
Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đơng Bắc thường gây nên những trận mưa
lớn ở miền Trung. Hơn thế nữa, những biến đổi thời tiết trên tồn thế giới như dịng nước
El Nino và La Nina cũng khiến những trận bão biển, mưa lớn xảy ra khốc liệt hơn.
Bão Tembin (tên tại Philippines: Bão Vinta) (tên tại Việt Nam: Cơn bão số 16) là một
cơn bão nhiệt đới, trong mùa bão ở Thái Bình Dương năm 2017 gây thiệt hại ở miền
Nam Philippines. Nó là một trong 2 cơn bão mà ảnh hưởng tới nước này trong vòng 2
tuần. Tembin ban đầu được xếp loại là một áp thấp nhiệt đới vào ngày 16 tháng 12. Áp
thấp này dần dần tăng cường và củng cố thành một cơn bão nhiệt đới vào ngày 20 tháng
12. Bão Tembin đã đổ bộ vào đảo Mindanao vào ngày hơm sau. Bão nhanh chóng đạt
đến cường độ cao nhất vào ngày 24 tháng 12 lên cấp 12 cấp 13 giật cấp 15 cấp 16 lúc
này mắt bão đã rất phức tạp. Sau khi tiến vào huyện đảo Trường Sa bão tiếp tục nhanh
chóng tiến vào Miền Nam Việt Nam tốc độ giảm xuống còn 15 20km/h . Bão bắt đầu có
dấu hiệu suy yếu dẫn và chỉ cịn cấp 9 10 giật cấp 12 . Sau đó do chịu sự ảnh hưởng
khơng khí lạnh đã làm cho bão chệch nam . Cường độ bão còn cấp 8 cấp 9 giật cấp 11 .
Sau đó bão tiếp tục chệch nam và rẽ xuống Cà Mau đi ra khỏi miền Nam Việt Nam. Bão
tiếp tục suy yếu thành một ATNĐ với cường độ cấp 5 cấp 6 giật cấp 8 và suy yếu dần
thành vùng áp thấp.
Tính tới ngày 23 tháng 12, Tembin đã gây thiệt mạng trên 200 người ở Philippines,
trong đó có 5 người chết vì phà chìm do bão gây ra sóng lớn.


- Trong 40 năm trở lại đây chưa khi nào số lượng cơn bão ở biển Đông lại nhiều như
năm nay, tới 16 cơn. Về cường độ và thời gian xuất hiện của bão, cũng trong 40 năm qua
chưa năm nào xuất hiện cơn bão vào những ngày cuối cùng của năm mà có cường độ
mạnh như Tembin.
Số liệu quan trắc của chúng tôi ghi nhận được, khi vào quần đảo Trường Sa, bão đạt sức
gió cấp 11, giật cấp 14; tại nhà giàn DK1, gió đạt cấp 13, giật cấp 15. So sánh cường độ
bão trên biển Đơng, Tembin này cịn mạnh hơn cả bão Linda tháng 11/1997 - cơn
bão gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Nam Bộ với gần 3.000 người chết và mất tích.


Điều nguy hiểm nhất của bão Tembin là gì?
- Bão ảnh hưởng trực tiếp trên một khu vực rộng, trên biển nhiều hoạt động đánh bắt hải
sản, trên đất liền địa hình tương đối bằng phẳng, và nguy hiểm hơn là Nam Bộ ít chịu
ảnh hưởng trực tiếp của bão. Sau Linda 1997, khu vực chỉ có một cơn bão mạnh cấp 9,
đổ bộ Bến Tre - Trà Vinh ngày 4/12/2006.
Vì thế, kinh nghiệm ứng phó với bão mạnh của người dân đã bị mai một, lãng quên.
Thậm chí nhiều người trẻ tuổi chưa hình dung bão cấp 9-10 sẽ mạnh và có thể thiệt hại
như thế nào. Trong mơ tả ảnh hưởng của bão thì bão cấp 9-10 gây ra sóng lớn gió mạnh
trên biển, làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện.

BIỂN ĐÔNG- CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂN ĐƠNG
2. Ảnh hưởng của Biển Đơng đến thiên nhiên và phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước
- Khí hậu: Biển Đơng cùng với các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta
một lượng mưa lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khơ trong mùa
đơng và dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Các luồng gió hướng đơng nam từ biển
thổi vào luồn sâu theo các thung lũng làm giảm độ lục địa của các vùng ở phía tây đất
nước. Nhờ có Biển Đơng, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của miền khí hậu hải
dương, điều hịa hơn.
- Địa hình và các hệ sinh thái ven biển: Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng

(địa hình vịnh cửa sơng, các bờ biển mài mịn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn,
các bãi cát phẳng, các vịnh nước sâu, các đảo ven bờ, các rạn san hơ...) có giá trị về kinh
tế như xây dựng các hải cảng - vận tải biển, khai thác - nuôi trồng thủy sản, du lịch biển đảo... Các hệ sinh thái ven biển đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn lên tới
450.000 ha (Nam Bộ 300.000 ha), chỉ đứng sau rừng ngập mặn Amadôn (Nam Mĩ). Hệ
sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao (nhất là sinh vật nước lợ), nhưng
hiện nay rừng đã bị thu hẹp nhiều do chuyển đổi thành diện tích ni tơm, cá và cháy
rừng... Các hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn... và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng đa
dạng và phong phú.
- Tài ngun thiên nhiên vùng biển: Khống sản có trữ lượng lớn nhất là dầu khí (trên
các bể trầm tích). Các bãi cát ven biển có titan. Vùng ven biển thuận lợi cho nghề làm
muối (nhất là Nam Trung Bộ). Hải sản: sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật
vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ven bờ. Cá
> 2000 lồi, tơm > 100 lồi, vài chục lồi mực, hàng nghìn lồi sinh vật phù du và sinh
vật đáy. Ven các đảo (nhất là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có nguồn ngun liệu
q là các rạn san hơ cùng các lồi sinh vật khác. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và
những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đơng thực sự đóng góp vai trị quan trọng trong
sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta


- Thiên tai: Bão, mỗi năm trung bình có 3 - 4 cơn bão qua Biển Đông trực tiếp đổ bộ
vào nước ta. Bão lớn kèm theo với sóng lừng, nước dâng cao gây nên lũ lụt là loại thiên
tai bất thường, khó phịng tránh, thường xun xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài
sản (nhất là với dân cư ven biển). Sạt lở bờ biển: hiện tượng này đang đe dọa nhiều đoạn
bờ biển nước ta (Trung Bộ). Nạn cát bay, cát lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm
hoang hóa đất đai (miền Trung).
Như vậy, sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phịng tránh ô nhiễm môi trường
biển, thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến
lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta.
Đối với Việt Nam, Biển Đơng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệm xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và cả tương lai.

Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng
100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ
biển) và hơn 3.000 hịn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không
những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay mà cịn là cửa
ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất
nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của
nhiều nền văn hóa.
Xét về khía cạnh kinh tế, Biển Đơng đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những
ngành kinh tế mũi nhọn như: thủy sản, dầu khí, giao thơng hàng hải, đóng tàu, du lịch…
Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành
giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt có 10 điểm có thể xây dựng cảng biển
nước sâu và nhiều điềm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể
đạt 50 triệu tấn/năm.
Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi tài
sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài
sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 lồi động vật đáy, 2.400 lồi cá (trong đó có 130 lồi
cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 lồi thực vật phù du, 225
lồi tơm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1-4,1 triệu tấn, khả năng khai
thác là 1,4-1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản
trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 cả
nước.
Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tầm chiến lược quan trọng. Đến
nay, chúng ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Cơn
Sơn… được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ
lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ
lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.
Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành cơng nghiệp khơng khói,
hiện đang đóng góp khơng nhỏ vào nền kinh tế đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực,
các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa



dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn, nhỏ liên kết
với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Vịnh Hạ
Long được UNESCO xếp hạng.
Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước… các di
tích lịch sử và văn hóa như Cố đơ Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát
Diệm… đều được phân bố ở vùng ven biển.
Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du
lịch hiện đaị như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa
học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy
sóng, đua thuyền…; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh
năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như
titan, zircon, thiếc vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm, trong đó cát nặng, cát đen là
nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng
titan, sa khoáng ilmenit, sa khống cát đen.
Xét về mặt an ninh quốc phịng, Biển Đơng đóng vai trị quan trọng là tuyến phịng thủ
hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đơng, đặc biệt là quần đảo
Hồng Sa và Trường Sa, khơng chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm sốt các tuyến đường biển
qua lại Biển Đơng mà cịn có ý nghĩa phịng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.
Câu 1. Vai trị của Biển Đơng đối với thế giới và Việt Nam?
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thơng biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương
- Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông -Châu Á. Đây được coi là tuyến đường
vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu các loại
qua lại Biển Đông. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đơng Á có nền kinh tế phụ
thuộc sống cịn vào tuyến đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-gapo và cả Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng
đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đơng. Biển Đơng có những eo biển
quan trọng như eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Đài Loan là những eo biển khá nhộn nhịp trên
thế giới. Do đó, Biển Đơng có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong

khu vực về địa - chiến lược, an ninh quốc phịng, giao thơng hàng hải và kinh tế.
Xét về an ninh, quốc phịng, Biển Đơng đóng vai trị quan trọng là tuyến phịng thủ
hướng đơng của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo
Hồng Sa và Trường Sa, khơng chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển
qua lại Biển Đơng mà cịn có ý nghĩa phịng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.
Nước ta giáp với Biển Đơng ở ba phía Đơng, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm
lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ
Quảng Ninh đến Kiên Giang, với nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa
Lò, Cam Ranh, Vũng Tàu... Như vậy, cứ 100 km 2 lãnh thổ đất liền có 1 km bờ biển, tỷ lệ
này cao gấp 6 lần tỷ lệ trung bình của thế giới (600 km 2đất liền có 1 km bờ biển). Không
một nơi nào trên lục địa của Việt Nam lại cách xa bờ biển hơn 500 km.
Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; có hai quần


đảo Hồng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đơng và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, gần và xa
bờ, hợp thành phịng tuyến bảo vệ, kiểm sốt và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.
Biển Đơng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả
trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉ cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ
từ hàng nghìn năm nay, Biển Đơng cịn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và
là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao
thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn
hoá.
Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi
nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thơng hàng hải, đóng tàu, du lịch...
Ngồi ra, ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như
than, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm... trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý
giá của đất nước.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, rất thuận lợi cho việc
đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền...

phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.
Câu 2. Học sinh, sinh viên Việt Nam cần có ý thức và trách nhiệm như thế nào trong
sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của ta trên Biển Đông?
Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất
nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có
trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy
tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Chúng ta cần quán triệt lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là Việt Nam
khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ quyền đối với
vùng nội thủy, lãnh hải; quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh
tế 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển
năm 1982. Chủ trương của ta là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đơng bằng biện pháp
hịa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp và
thực tiễn quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố giữa
ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Với lập
trường và chủ trương đúng đắn đó, Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ
một loạt cơng tác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ta
trên Biển Đơng.
HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về
quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các
nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế
trên mọi lĩnh vực.
Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát
triển bền vững biển, đảo.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phịng ngừa, ứng phó, kiểm sốt và khắc
phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.



Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế
trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển,
đảo.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×