Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

BỆNH lý ỐNG TIÊU hóa KHOANG MIỆNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.63 KB, 17 trang )

BỆNH LÝ ỐNG TIÊU HÓA
KHOANG MIỆNG


Mục tiêu học tập:
1.

Kể tên các tổn thương viêm và u ở khoang miệng và tuyến nước bọt


1. TỔN THƯƠNG VIÊM LOÉT
1.1. Viêm loét miệng aptơ (aphthous ulcer):
- Dịch tễ học: bệnh thường gặp trước 20 tuổi.
- Bệnh sinh: bệnh khởi phát do stress, sốt, dùng một loại thức ăn nào đó, bị
kích hoạt bởi bệnh viêm ruột. Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ. Bệnh
tự giới hạn và lành sau 7-10 ngày; có thể tái phát chỗ cũ hay nơi khác.
- Hình thái tổn thương:
+ Đại thể: vết loét thường nhỏ đường kính < 5mm, nơng, màu trắng xám, bờ
rõ, xung quanh có viền đỏ, thường ở nếp lợi - má, đầu và bờ lưỡi.
+ Vi thể: niêm mạc miệng vùng tổn thương khởi đầu thấm nhập tế bào viêm
đơn nhân, sau đó là bạch cầu đa nhân trung tính khi có bội nhiễm. (Hình 1)



1.2. Nhiễm nấm
Dịch tễ học: Thường do nấm Candida albicans, loại nấm này có thể vẫn thường
trú trong khoang miệng (30-40% dân số) nhưng chỉ trở thành tác nhân gây
bệnh ở những người bị suy giảm miễn dịch do bệnh tiểu đường, thiếu máu,
dùng kháng sinh hay corticoid kéo dài, ung thư.
Hình thái tổn thương:
- Đại thể: tổn thương có dạng mảng trắng như váng sữa, dính, bờ rõ; khi bị cạo


đi, để lộ nền mô viêm đỏ bên dưới.
- Vi thể: mảng trắng chứa vô số thể nấm (sợi nấm, bào tử). (Hình 2)


1.3. Nhiễm virút Herpes
Dịch tễ học: Viêm miệng do virút Herpes (hầu hết là HSV týp1) là bệnh rất
thường gặp. Trên 3/4 dân số tuổi trung niên có mang mầm bệnh trong miệng
nhưng chỉ một số ít trường hợp là có biểu hiện lâm sàng do virút được tái hoạt
hố… Sốt, nhiễm lạnh, nắng, gió, nhiễm trùng hơ hấp, dị ứng…đều có thể tái
hoạt hố virút.
Hình thái tổn thương
- Đại thể: tổn thương là một hay nhiều bóng nước, kích thước < 5mm, chứa
dịch trong. Tổn thương thường ở môi, quanh lỗ mũi, gây đau. Các bóng nước
này có thể vỡ tạo vết loét nông, lành sau vài tuần nhưng thường tái phát.
- Vi thể: tế bào biểu mô bị nhiễm virút phồng to, trong nhân chứa thể vùi ái
toan. Đôi khi các tế bào gần nhau hợp thành đại bào nhiều nhân. Các tế bào
này nằm ở vách bóng nước hoặc trơi lơ lửng trong dịch bóng nước.


2. BẠCH SẢN (Leukoplakia):
Bạch sản là các mảng trắng ở niêm mạc miệng, giới hạn rõ, khơng cạo tróc
được; tạo bởi sự tăng sinh biểu mô phủ. Bạch sản được xem là tổn thương tiền
ung vì có 5-6% trường hợp sẽ chuyển thành ung thư.
Dịch tễ học: mảng này thường gặp ở người lớn tuổi, liên quan chặt chẽ với việc
dùng thuốc lá, uống rượu, dùng thức ăn kích thích, viêm mãn tính hoặc nhiễm
HPV.
Hình thái tổn thương:
- Đại thể: tổn thương có dạng một hoặc nhiều mảng trắng, gồ cao; bề mặt trơn
láng hoặc sần sùi; cứng; xuất hiện ở niêm mạc má, sàn miệng, bụng lưỡi.
- Vi thể: có hiện tượng tăng sừng, tăng gai của lớp biểu mơ lát tầng niêm mạc

miệng.
Biểu mơ này có thể chuyển dạng thành nghịch sản và sau đó là carcinơm tại
chỗ. (Hình 3)


Hình 3: Bạch sản ở bờ lưỡi (A); Biểu mơ dày lên do hiện tượng
tăng gai và tăng sừng (B)


3. UNG THƯ KHOANG MIỆNG VÀ LƯỠI
Loại ung thư thường gặp nhất của khoang miệng và lưỡi là carcinôm tế bào
gai.
Dịch tễ học: thường xảy ra sau 40 tuổi.
Yếu tố nguy cơ của ung thư miệng: bạch sản; dùng thuốc lá (đặc biệt là thói
quen ăn trầu xỉa thuốc); nghiện rượu; nhiễm HPV týp 16,18.


Hình thái tổn thương:
- Đại thể: tổn thương chồi sùi, loét ở bề mặt, có thể bị bội nhiễm.
- Vi thể: các đám tế bào gai có nhân dị dạng, hạch nhân to, phân bào bất
thường, xếp thành ổ, xâm nhập mơ đệm bên dưới. (Hình 4)
Liên hệ lâm sàng: Khởi phát không đau nên thường phát hiện trễ, nhất là khi
tổn thương nằm ở 1/3 sau lưỡi; làm giảm kết quả điều trị và khả năng sống còn
của bệnh nhân.


4. TUYẾN NƯỚC BỌT
Tuyến nước bọt bao gồm các tuyến chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm
và tuyến dưới lưỡi, ngồi ra cịn có các tuyến nước bọt phụ nằm rải rác trong
niêm mạc miệng và niêm mạc vòm khẩu cái. Bệnh lý tuyến nước bọt hay gặp

ở tuyến mang tai. Hai loại bệnh lý thường gặp nhất là là viêm và u tuyến nước
bọt.


5. VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT
Viêm tuyến nước bọt có thể do virút, vi khuẩn, hay do nguyên nhân tự miễn;
trong đó nhiễm virút quai bị (paramyxovirus) là nguyên nhân thường gặp nhất.
Bệnh quai bị ở trẻ em có tổn thương giới hạn ở tuyến nước bọt; trái lại ở người
trưởng thành thì có thể bị biến chứng viêm tụy và viêm tinh hồn (dẫn đến vơ
sinh về sau).
Viêm tuyến nước bọt do virút quai bị
Hình thái tổn thương:
- Đại thể: Paramyxovirus gây sưng to tồn bộ các tuyến chính, đặc biệt là
tuyến mang tai.
- Vi thể: Paramyxovirus thường gây viêm mô kẽ lan tỏa, phù và thấm nhập tế
bào đơn nhân; đơi khi có các ổ hoại tử.
5.1. Viêm tuyến nước bọt do cơ chế tự miễn trong hội chứng Siưgren thì hầu
như ln tấn cơng hai bên. Tất cả tuyến nước bọt (chính và phụ), tuyến lệ
đều bị tổn thương, gây ra chứng khô miệng và khô mắt (viêm kết - giác mạc
khô)


5.2. Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn thường xảy ra thứ phát sau tắc ống
tuyến do sỏi (Hình 5). Vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Staphylococcus
aureus và Streptococcus viridans. Phản ứng viêm xảy ra trong mô kẽ, có thể
gây hoại tử hóa mủ, hình thành ổ áp-xe.


6. U TUYẾN NƯỚC BỌT
Dịch tễ học: nói chung, u tuyến nước bọt tương đối ít gặp, chiếm khơng q

2% các loại u ở người. Tỉ lệ nam nữ mắc bệnh như nhau; xảy ra ở người lớn
nhiều hơn trẻ em. U thường xuất hiện ở tuyến mang tai, chiếm 65-80% trường
hợp, trong đó có khoảng 15% là ác tính; 10% u xảy ra ở tuyến dưới hàm trong
đó có 40% là ác tính; số ít cịn lại xuất hiện ở tuyến nước bọt dưới lưỡi và các
tuyến nước bọt phụ nhưng quá nửa là u ác. Như vậy, tỉ lệ u ác tính của u tuyến
nước bọt tỉ lệ nghịch với kích thước tuyến.
Dạng đại thể thường thấy là 1 khối u ở trước tai, thường di động khi sờ nắn,
kích thước từ 4- 6cm. Chỉ có thể chẩn đoán phân biệt lành ác một cách chắc
chắn bằng khảo sát mô bệnh học. Hai loại u lành tuyến nước bọt thường gặp là
u tuyến đa dạng và u Warthin. Loại u ác nguyên phát thường gặp nhất của
tuyến nước bọt là carcinơm nhầy bì.


6.1. U tuyến đa dạng (pleomorphic adenoma):
Còn gọi là u hỗn hợp, là u lành thường gặp ở tuyến mang tai.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: u lành, phát triển chậm, kích thước < 6 cm. bờ tương đối rõ, có vỏ bao
sợi, bề mặt trơn láng
Vi thể: u được đặc trưng bởi sự đa dạng về thành phần cấu tạo. Thành phần
biểu mơ gồm các tế bào nhỏ hình trịn hoặc hình thoi, sắp xếp thành cấu trúc
ống, túi, dây, đám đặc. Thành phần biểu mơ hịa trộn với mơ đệm dạng niêm,
lỏng lẻo, đôi khi chứa các đảo dạng sụn hoặc xương. Bằng chứng hóa mơ miễn
dịch cho thấy tất cả các loại tế bào khác nhau này trong u đều xuất phát từ tế
bào cơ biểu mơ. (Hình 6)
Liên hệ lâm sàng: u phát triển chậm, không đau nên bệnh nhân thường để
nhiều năm mới đi khám bệnh. U thường xuất phát từ thuỳ nông tuyến mang
tai, tạo ra một khối phồng ở góc hàm sờ thấy dễ dàng. U có vỏ bao khơng hồn
tồn nên dễ tái phát nếu phẫu thuật cắt bỏ không đủ rộng. Khoảng 2-3 % các
trường hợp tái phát hoá ác, gọi là carcinôm trên nền u tuyến đa dạng .



6.2. U Warthin
Là u lành, hầu như chỉ xuất hiện ở tuyến mang tai.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: thường là khối nhỏ, trịn hay bầu dục, có vỏ bao, mặt cắt màu trắng
xám, thường có các khe hoặc bọc nhỏ chứa dịch nhầy hoặc dịch thanh.
Vi thể: có 2 hình ảnh đặc thù (Hình 7A):
* Lớp biểu mơ có 2 lớp tế bào ái toan lót trong các khoang bọc, phân nhánh.


6.3. Carcinơm nhầy bì (mucoepidermoid carcinoma):
Là loại u ác ngun phát tuyến nước bọt thường gặp nhất, thường xảy ra ở
tuyến mang tai.
Hình thái tổn thương:
Đại thể: u có kích thước từ 1-8 cm, giới hạn rõ, chắc, di động kém, có thể gây
đau nếu có xâm nhiễm thần kinh.
Vi thể: u khơng có vỏ bao, xâm nhập vào mơ tuyến nước bọt xung quanh; mặt
cắt trắng xám, thường có vài bọc nhỏ chứa chất nhầy. Cấu tạo của u gồm các
tế bào gai và tế bào tiết nhầy, sắp xếp thành dải, bè hoặc bao quanh các bọc
nhỏ (Hình 7B). Carcinơm nhầy bì được phân loại grad mơ học thấp, vừa hay
cao tùy theo tỉ lệ thành phần tế bào gai trong u, sự dị dạng tế bào, mức độ
phân bào và hoại tử; grad mô học càng cao thì u có độ ác tính càng lớn, xâm
nhập tại chỗ và cho di căn xa càng nhanh.



×