Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Dấu hiệu của giai đoạn chuẩn bị phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.38 KB, 15 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
MƠN LUẬT HÌNH SỰ
Đề 6: “Anh/chị

hãy phân tích các dấu hiệu của giai đoạn
chuẩn bị phạm tội?”
Họ và tên:
Lớp:
MSSV:

Hà Nội – Tháng 11, năm 2021


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBPT
TNHS
BLHS 2015
CTTP
XHCN
TAND

Chuẩn bị phạm tội
Trách nhiệm hình sự
Bộ luật hình sự năm 2015
Cấu thành tội phạm
Xã hội chủ nghĩa
Toà án nhân dân




MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
B. NỘI DUNG......................................................................................................2
I. Một số vấn đề lí luận về chế định chuẩn bị phạm tội...................................2
1. Khái niệm chuẩn bị phạm tội......................................................................2
2. Các dấu hiệu chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 2015..........2
2.1 Dấu hiệu thứ nhất......................................................................................2
2.2 Dấu hiệu thứ hai........................................................................................3
2.3 Dấu hiệu thứ ba.........................................................................................4
3. Trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội theo Bộ luật Hình
sự 2015...............................................................................................................4
4. Phân biệt chuẩn bị phạm tội với phạm tội chưa đạt và trường hợp khác
............................................................................................................................5
4.1 Phân biệt CBPT và phạm tội chưa đạt......................................................5
4.2 Phân biệt CBPT với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội6
II. Một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện chế định chuẩn bị phạm
tội trong bộ luật hình sự 2015.............................................................................6
1. Thực tiễn áp dụng chế định chuẩn bị phạm tội.........................................6
2. Một số đề xuất nâng cao chế định chuẩn bị phạm tội...............................9
C. KẾT LUẬN...................................................................................................10
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

A. MỞ ĐẦU
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, nền kinh tế nước
ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đã đem lại những

chuyển biến tích cực trong mọi lĩnh vực. Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời
sống nhân dân ấm nó điều đó đã được các nước trên thế giới công nhận. Tuy
nhiên, đi đôi với sự phát triển thì tình trạng tội phạm ngày càng diễn biến phức
tạp. Tội phạm diễn ra ở các giai đoạn khác nhau thì mức độ nguy hiểm cho xã
hội khác nhau. Ở rất nhiều trường hợp việc thực hiện tội phạm được xem là một
q trình địi hỏi phải có các dấu hiệu cơ bản của CTTP.
BLHS Việt Nam quy định các giai đoạn phạm tội bao gồm: chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hồn thành. Trong đó CBPT là trường
hợp người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng do những nguyên
nhân khách quan ngoài ý muốn. So với các hình thức phạm tội khác thì CBPT
có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp, điều đó sẽ cho phép cơ quan có thẩm
quyền khơng chỉ trừng trị những hành vi nguy hiểm cho xã hội mà nó cịn đặt ra
đó là việc phát hiện, kịp thời và ngăn chặn các hành của người chuận bị phạm
tội, làm hạn chế những hậu quả không mong muốn xảy ra và xâm hại đên quyền
và lợi ích chính đáng của các cá nhân, lợi ích của Nhà nước, cơ quan và tổ chức.
Điều đó cũng thể hiện chính sách nhân đạo, tiến bộ của BLHS nước Việt Nam.
Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài số 6 “Anh/chị hãy
phân tích các dấu hiệu của giai đoạn chuẩn bị phạm tội?” để tìm hiểu, nghiên
cứu. Do tài liệu tham khảo còn hạn chế, bài làm cịn mang tính chủ quan nên
khơng tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp từ phía
thầy cơ để bài làm của em được hồn thiện hơn.


2

B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lí luận về chế định chuẩn bị phạm tội
1. Khái niệm chuẩn bị phạm tội
Chuẩn bị phạm tội là trường hợp người phạm tội không thực hiện được tội
phạm đến cùng do những ngun nhân khách quan ngồi ý muốn. So với các

hình thức phạm tội khác thì CBPT có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn vì
hành vi CBPT chưa trực tiếp xâm phạm đến khách thể và gây ra nguy hiểm cho
xã hội. Do vậy BLHS qua các thời kỳ quy định chuẩn bị phạm tội phải chịu
TNHS nếu tội định phạm là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
CBPT được quy định tại Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015.
Như vậy, CBPT chính là việc người phạm tội có các hành vi cụ thể tạo ra
các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm để đạt được mục đích của
việc phạm tội. Nói một cách khác là người thực hiện hành vi CBPT mới chỉ có
những hành vi tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm cụ thể chứ
chưa thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP.
2. Các dấu hiệu chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 2015
2.1 Dấu hiệu thứ nhất
Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn mà người chuẩn bị đã bắt đầu thực hiện ý
định phạm tội bằng hành vi tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm,
hay nói cách khác, hành vi tạo tiền đề cần thiết để thực hiện hành vi phạm tội.
Đó có thể là những hành vi tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện phạm tội
hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập,
tham gia nhóm tội phạm.
Thứ nhất, tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện phạm tội.
Tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện phạm tội là một trong các dạng
hành vi CBPT. Trong thực tế, đây là hành vi CBPT có tính phổ biến nhất. Đứng
trước việc thực hiện hành vị phạm tội (cố ý), người phạm tội thường có sự nhìn


3

nhận đánh giá về đối tượng vủa hành vi phạm tội, tính tốn cân nhắc lựa chọn
thời điểm, cơng cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm để
hành vi phạm tội có thể đạt hiệu quả cao nhất, dễ dàng thực hiện tội phạm, dễ
dàng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như dễ dàng che giấu hành vi,

lẩn tránh khỏi sự trừng trị của pháp luật.
Thứ hai, tạo ra những điều kiện khác nhau để thực hiện tội phạm
Tạo ra những điều kiện khác nhau để thực hiện tội phạm có thể bao gồm
việc thực hiện các hành vi khác nhau tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho
việc thực hiện tội phạm như chuẩn bị kế hoạch thực hiện tội phạm, thăm dò địa
điểm, làm quen với nạn nhân, loại trừ các trở ngại khách quan hoặc thực hiện
các hành vi như tập sử dụng các công cụ, phương tiện sao cho chính xác, hiệu
quả cao như tập bắn súng, tập cầm dao đâm.
Thứ ba, thành lập, tham gia nhóm tội phạm.
Thành lập, tham gia nhóm tội phạm là loại hành vi CBPT mới được quy
định trong BLHS 2015. Hành vi thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm là
những hành vi cần thiết để hình thành nhóm với mục đích để thực hiện tội phạm
như rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người khác tham gia nhóm tội phạm. Việc
thành lập hoặc tham gia nhóm để thực hiện các tội phạm khác nhau hoặc thành
lập hoặc tham gia nhóm chuyên thực hiện một tội phạm cụ thể.
Tuy nhiên, hành vi thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm lật đổ chính
quyến nhân dân là hành vi CTTP của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân (Điều 109 BLHS 2015) nên khơng cịn là hành vi CBPT. Tương tự như
vậy, các hành vi thành lập hoặc tham gia nhóm khủng bố (Điều 113), hoặc tội
khủng bố (Điều 299) nên nó khơng cịn là hành vi CBPT.
2.2 Dấu hiệu thứ hai
Khi hành vi chuẩn bị phạm tội đã chấm dứt thì người chuẩn bị phạm tội
vẫn chưa bắt tay vào thực hiện hành vi khách quan được quy định tại điều luật


4

cụ thể về tội phạm tương ứng trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm
2015. Đây là đặc điểm giúp phân biệt giai đoạn chuẩn bị phạm tội với giai đoạn
phạm tội chưa đạt và tội phạm hồn thành (Được trình bày ở phần 4.1).

2.3 Dấu hiệu thứ ba
Người chuẩn bị phạm tội chưa bắt tay vào việc thực hiện hành vi khách
quan được quy định tại điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự năm 2015 là do
những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn, khơng phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của người chuẩn bị phạm tội. Đây là đặc điểm giúp phân biệt giai đoạn
chuẩn bị phạm tội với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Được
trình bày ở phần 4.2). Ví dụ, người chuẩn bị phạm tội giết người đã mua súng,
dao, tìm địa điểm thuận lợi để giết người nhưng chưa kịp thực hiện hành vi
khách quan như chặn đường, bắn, chém thì đã bị phát hiện, bắt giữ.
3. Trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội theo Bộ luật Hình sự
2015
Những đặc điểm trên đã thể hiện bản chất nguy hiểm của giai đoạn chuẩn
bị phạm tội và có ý nghĩa để phân biệt chuẩn bị phạm tội với các trường hợp
phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn thành và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015, khơng phải
hành vi chuẩn bị phạm tội nào cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Người chuẩn
bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội phạm định thực hiện là tội
được quy định tại một trong các điều luật đã được liệt kê. Đó là các điều 108,
109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168,
169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo khoản 3 Điều BLHS 2015, người đủ 16 tuổi trở lên có hành vi
CBPT phải chịu TNHS nếu chuẩn bị thực hiện 25/314 tội phạm được quy định
trong BLHS. Người đủ từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi CBPT giết người
(Điều 123 BLHS) hoặc CBPT cướp tài sản (Điều 168 BLHS) thì cũng phải chịu


5

TNHS vì cả hai loại tội này đều là những tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm

đặc biệt nghiêm trọng.
Mặt khác, do tính nguy hiểm khơng lớn của hành vi CBPT nên BLHS quy
định người có hành vi CBPT phải chịu TNHS với hình phạt thấp hơn so với
trường hợp phạm tội hoàn thành (khoản 1 Điều 57 BLHS 2015).
4. Phân biệt chuẩn bị phạm tội với phạm tội chưa đạt và trường hợp khác
4.1 Phân biệt CBPT và phạm tội chưa đạt:
Phạm tội chưa đạt là hành vi cố ý phạm tội nhưng không thực hiện được
đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội được quy
định tại Điều 15 BLHS 2015, để phân biệt CBPT với phạm tội chưa đạt, thì tơi
đưa ra bản so sánh sau:
Tiêu chí

Chuẩn bị phạm tội
Người phạm tội chưa bắt tay

Phạm tội chưa đạt
Chủ thể đã thực sự bắt tay

vào việc thực hiện hành vi vào việc thực hiện tội phạm,
phạm tội được quy định trong các quan hệ xã hội được luật
mặt khách quan của CTTP hình sự xác lập và bảo vệ đã
tương ứng thuộc Phần các tội bắt đầu bị xâm hại, hậu quả đã
phạm Bộ luật hình sự (có nghĩa gây ra cho xã hội, nên mức độ
là hành vi chưa xâm phạm đến nguy hiểm cho xã hội của
Hành vi

các quan hệ xã hội được luật trường hợp này rõ ràng cao
hình sự xác lập và bảo vệ), mà hơn so với trường hợp thứ
chỉ mới thực hiện những hành nhất, đồng thời sẽ đặc biệt
vi tạo ra các điều kiện thuận lợi, nguy hiểm hơn nếu khơng có

cần thiết cho việc thực hiện tội căn cứ “do nguyên nhân khách
phạm nhanh chóng về sau.

quan ngoài ý muốn” ngăn
chặn lại việc tiếp tục để hành

Hậu

quả

pháp lý

vi phạm tội đó tiếp diễn.
Khơng phải chịu trách nhiệm Tất cả các trường hợp, người
hình sự (trừ hai trường hợp đặc thực hiện hành vi đó đều phải


6

biệt - khi một người chuẩn bị chịu trách nhiệm hình sự trên
phạm một tội rất nghiêm trọng những cơ sở chung tương ứng
hoặc một tội đặc biệt nghiêm và điều này cũng được cụ thể
trọng).
hóa trong Bộ luật hình sự.
4.2 Phân biệt CBPT với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Theo quy định của BLHS, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là
trường hợp tự mình khơng thực hiện tội phạm đến cùng mặc dù khách quan
khơng có gì ngăn cản. Từ quy đinh BLHS (Điều 16), chúng ta có thể thấy tự ý
nữa chừng việc phạm tội có những đặc điểm sau:
- Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không thực hiện tội phạm

đến cùng, tức là hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chưa thoả mãn
hết các dấu hiệu của CTTP. Nói một cách khác, tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội có thể ở gian đoạn CBPT, hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt, chưa hoàn
thành.
- Người tự ý nửa chừng dừng lại hành vi phạm tội do “tự mình” và khi
khơng có gì ngăn cản. Tức là hành vi phạm tội trong trường hợp này hoàn toàn
do tự nguyện, do động lực bên trọng thúc đấy mà không do trở ngại khách quan.
- Kết hợp giữa yếu tố khách quan là hành vi của người tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội mới ở giai đoạn CBPT hoặc phạm tội chưa đạt (hành vi
tự ý nửa chừng chưa thể hiện đủ tính nguy hiểm cho xã hội) với yếu tố chủ quan
(người tự ý nửa chừng tự mình, tự nguyện từ bỏ ý định phạm tội) cho thấy hành
vi không coi là nguy hiểm cho xã hội. Đó là lý do BLHS quy định miễn TNHS.
II. Một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện chế định chuẩn bị phạm
tội trong bộ luật hình sự 2015
1. Thực tiễn áp dụng chế định chuẩn bị phạm tội
Trong thực tiễn truy cứu, xét xử, kết án tội phạm thì trường hợp CBPT
được áp dụng chính xác hay khơng nó cịn phụ thuộc rất nhiều về kinh nghiệm,
kỷ năng, trình đồ cũng như kiến thức về pháp luật của người áp dụng pháp luật


7

hình sự. Do vậy trong thực tế và cuộc sống thì việc áp dụng chế định CBPT
thường gặp nhiều khó khăn cũng như có những ý kiến, quan điểm khác nhau về
việc xử lý.
Tình huống 1: Vụ việc sau đây cũng là một minh chứng rõ ràng cho sự đánh giá
khơng thống nhất đối vơi hành vi CBPT: Vương Đình Tr (Tỉnh Quảng Ninh) vì
muốn có tiền để mua ma tuý nên đã bóp cổ chị D rồi trói chị D, Tr nảy sinh ý
định muốn giao cấu với chị D nên Vương Đình Tr đã xé quần áo chị D. Trước
khi giao cấu. Vương Đình Tr đã hỏi chị D: “Chị có mắc bệnh gì khơng?”. Chị D

trả lời: “Có”. Khi nghe chị D nói vậy, Vương Đình Tr sợ nên không giao cấu với
chị D nữa1.
Vụ án này có hai quan điểm:
Thứ nhất, của TAND tỉnh Quảng Ninh cho rằng hành vi của Tr là tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội hiếp dâm.
Thứ hai, hành vi của Tr không được coi tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm
tội vì chẳng qua chị D nói có bị bệnh nên Tr mới khơng giao cấu với chị D chứ
không phải tự nguyện dừng lại, không thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhận.
Chúng tôi cho rằng, việc Tr không thực hiện đến cùng hành vi của mình là
giao cấu với chị có chị D trả lời là có bị bệnh, mặc dù khi thực hiện tội phạm Tr
vẫn có khả năng tiếp tục thực hiện tội phạm đến cùng. Việc sợ lây bệnh không
coi là yếu tố cản trợ Tr phạm tội được vì trên thực tế Tr vẫn hồn tồn có thể
thực hiện được tội phạm đến cùng. Việc dừng lại hành vi phạm tội của Tr trong
trường hợp này hoàn toàn xuất phát từ ý muốn chủ quan của Tr.Vì vậy, quyết
định của TAND tỉnh Quảng Ninh là chính xác đúng pháp luật2.
Tình huống số 2: Lê Văn N và những người bạn mình là L và H đều có chung
một ý định là giết C vì nhìn C ngày càng thành cơng trong khi N, L, H thì khơng
có sự nghiệp trong tay. N đã rủ rê L và H cùng tham gia để giết C và cả hai đều
1 Xem: bản án hình sự sơ thẩm số 396/2001/HSST ngày 16/08/2001 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
2 Huỳnh Văn Trắng (2020), Chuẩn bị phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Hà Nội.


8

đống ý. N đã quan sát thấy C đi xe máy hay đi làm về muộn. N đã lên kế hoạch
là mình sẽ mua một khẩu súng K59 với giá 14.000.000đ và phân nhiệm vụ cho L
là sẽ dùng khẩu súng và dao do L tự làm ra để giết anh C, sau khi L gây án xong
thì H lấy xe máy chở L đi trốn chạy và cách hung khí gây án. Nhưng sau khi N
về nhà thì phát hiện C có cho mình một số tiền để làm ăn, N liền từ bỏ ý định
phạm tội và đã khuyên ngăn L và H dừng ý định giết C nhưng cả hai đều không

đồng ý và cho rằng N khơng có bản lĩnh. Lê Văn N vì sợ vụ án sẻ xảy ra nên đã
báo cho C để phòng tránh và cũng đá báo cáo cho công an xã để kịp thời để
ngăn chặn vụ việc, giao nộp luôn khẩu súng K59 cho cơ quan chức năng. Tối
hơm đó L và H đã bị cơ quan điều tra triệu tập để lấy lời khai.
Nhận xét: Theo quan điểm của tội, hành vi của N, L và H đã cấu thành “Tội giết
người” ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Bởi vì cả ba đã chuận vị cơng cụ (súng,
dao), phương tiện (xe) và kế hoạch để thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, khi phát
hiện đối tượng của hành vi chính là người đã cho mình số tiền để làm ăn nên N
đã từ bỏ ý định phạm tội đồng thời vận động các đối tượng cịn lại, kịp thời
thơng báo cho nạn nhân và cơ quan chức năng. Việc không tiếp tục thực hiện tội
phạm trong trường hợp này là do nguyên nhân chủ quan. Hành vi của N hoàn
toản thoả mạn các dấu hiệu của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
ở “Tội giết người”, những vấn sẽ phải chịu TNHS tại Điều 230 về tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Còn hành vi của L và H sẽ bị truy cứu
TNHS tại khoản 3 Điều 123 BLHS 2015.
Tình huống số 3: Câu hỏi của khách hàng ở diễn đàn nghề luật: “Cho em hỏi
với ạ, em gái em do gia đình đi làm ăn xa cả nên khơng có ai thường xun bảo
ban dạy dỗ, vừa rồi bị cơng an xã triệu tập với lí do có tham gia với một nhóm
bạn, nhóm bạn này đã tổ chức lên kế hoạch cướp ngân hàng, nhưng mới đang
chuẩn bị phương tiện dụng cụ thì bị bắt quả tang, luật sự cho em hỏi là trong
trường hợp này thì em gái em có vi phạm pháp luật khơng, có bị đi tù khơng”?3.
3 Theo Wiki Luật, Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mới có ý định cướp ngân hàng thì bị phát hiện, tù bao nhiêu
năm.


9

Nhận xét: Theo quan điểm cá nhân tội, thì trong trường hợp này các đối tượng
trên đã có ý định cướp ngân hàng và đã tìm kiếm cơng cụ, phương tiên, rủ rê, lôi

kéo, phân công nhiệm vụ cho từng đồng phạm để cướp ngân hàng mà chưa thực
hiện vì lí do những ngun nhân ngồi ý muốn thì đang ở giai đoạn CBPT.
2. Một số đề xuất nâng cao chế định chuẩn bị phạm tội
Thứ nhất, sửa đổi để hoàn thiện chế định CBPT trong BLHS 20154
Việc hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung và chế định CBPT nói riêng
phải được bắt đầu từ việc nhận thức, cần hoạn thiện. Việc hồn thiện chế định
CBPT thơng qua sửa đổi bổ sung chế định này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc áp
dụng BLHS xử lý hành bi CBPT được đúng đăn, chính xác trong thực tiễn qua
đó nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ
chức và mọi cá nhân trong xã hội. Chúng tôi, để xuất bỏ cụm từ “Điều 109” tại
khoản 1 Điều 14 BLHS và bỏ quy định khoản 3 Điều 109 BLHS. Điều này sẽ
giúp cho quy định của BLHS tại khoản 1 Điều 14 BLHS và Điều 109 BLHS
được chính xác đảm bảo việc áp dụng đúng quy định của BLHS để xử lý tội
phạm trong thực tiễn.
Thứ hai, đề nghị cơ quan có thẩm quyền mà trước hết là TAND tối cao có
văn bản hướng dẫn cụ thể để việc ghi nhận thức và áp dụng quy định của
BLHS về quyết định hình phạt đối với hành vi CBPT được đúng đắn, chính
xác trong thực tiễn5. Cụ thể:
- Hướng dẫn thống nhất việc nhận thức, đánh giá tính chất, mức độ của
hành vi CBPT làm căn cứ áp dụng hình phạt đói với người phạm tội được chính
xác để dễ dàng áp dụng khung hình phạt từ 1 năm đến 5 năm đói với hành vi
chuẩn bị phạm tội trong các trường hợp chuẩn bị cơng cụ, phương tiện phạm tội
có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

4 Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, NXB Tư pháp, Hà Nội.
5 Huỳnh Văn Trắng (2020), Chuẩn bị phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Hà Nội.


10


- Hướng dẫn thống nhất, đánh giá mực độ tìm kiếm, đồng phạm để thực
hiện tọi phạm như kiếm 1 động phạm hay nhiều đồng phạm…


11

C. KẾT LUẬN
Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành của tội
phạm cố ý là ba mức độ thực hiện tội phạm khác nhau có ba mức độ nguy hiểm
cho xã hội khác nhau theo hướng tứ thấp đến cao. Việc BLHS quy định các dấu
hiệu CBPT là các hành vi tìm kiếm cơng cụ, phương tiện hoặc hành vi khác tạo
ra điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm. Việc quy định các dấu hiệu đó
sẽ cho chúng ta biết đó là những hành vi bắt thực hiện tội phạm, tuy chưa phải là
hành vi thực hiện tội phạm hoàn thành nhưng đã xâm hại trực tiếp đến khách thể
hoặc trực tiếp đe doa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà BLHS bảo vệ.
Đối với các hành vi thực hiện tội phạm ở những mức khác nhau gây ra
nguy hiểm cho xã hội khác nhau và mức độ TNHS khác nhau. Đó là cơ sở căn
bản để quy định cũng như phân hố TNHS trong luật hình sự đối với CBPT,
phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành,
Luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ và luật hình sự của các nước trên
thế giới đã có những quy định khác nhau về TNHS của CBPT và về phân hoá
TNHS đối với CBPT.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Kiểm Sát Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung),
Mai Đắc Biên, NXB Chính trị Quốc gia – sự thật, 2020.
2. Huỳnh Văn Trắng (2020), Chuẩn bị phạm tội theo quy định của Bộ luật hình
sự Việt Nam 2015, Hà Nội.
3. Nguyễn Ngọc Hồ (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015,

NXB Tư pháp, Hà Nội.
4. Bản án hình sự sơ thẩm số 396/2001/HSST ngày 16/08/2001 của Toà án nhân
dân tỉnh Quảng Ninh.
5. Theo Wiki Luật, Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mới có ý định cướp ngân
hàng thì bị phát hiện, tù bao nhiêu năm.



×