Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

PHẠM THỊ KHÁNH mỹ PHÂN TÍCH DANH mục THUỐC đã sử DỤNG tại BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH THÁI BÌNH năm 2019 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 70 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ KHÁNH MỸ

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐÃ SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH
NĂM 2019
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH:

Tổ chức quản lý dược

MÃ SỐ:

CK 60720412

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà
Thời gian thực hiện:

Từ 28/7/2020 đến 28/11/2020

HÀ NỘI 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của
thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Song Hà người đã luôn quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn truyền đạt những
kinh nghiệm nghiên cứu và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.


Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội
đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt những
năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý
và Kinh tế Dược đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tơi thực hiện và hồn thành luận
văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, các
phịng ban chức năng và tập thể Khoa Dược đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt
để tôi học tập, nghiên cứu.
Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và người thân đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho
tơi hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2020

Phạm Thị Khánh Mỹ


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nội dung

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BYT


Bộ Y tế

DMT

Danh mục thuốc

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

GN, HTT

Gây nghiện, hướng tâm thần

INN

Danh pháp quốc tế

GTSD

Giá trị sử dụng

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị


HC

Hoạt chất

ICD

Phân loại quốc tế về bệnh tật

KM

Khoản mục

KCB

Khám chữa bệnh

MHBT

Mơ hình bệnh tật

SL

Số lượng

TL

Tỷ lệ

Triệu đ


Triệu đồng

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1. Danh mục thuốc đã sử dụng trong bệnh viện................................................. 3
1.1.1. Một số văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. ... 3
1.1.2. Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc ............................................ 4
1.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam............................... 7
1.2.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng............................................................ 7
1.2.2. Phân tích ABC/VEN tại một số bệnh viện ở Việt Nam ............................ 10
1.3. Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình ........................................ 12
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ ................................................................................. 12
1.3.2. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện ................................................................. 12
1.3.3. Mơ hình bệnh tật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019 ......... 13
1.3.4. Tổ chức và hoạt động của Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình .. 14

1.3.5. Tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình .............. 15
1.3.6. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 17
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .................................................. 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 17
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 17

2.2.1. Các biến số nghiên cứu ............................................................................. 17
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 21
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 22
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 22
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ......................................................................... 23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 26
3.1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái
Bình năm 2019. ................................................................................................... 26


3.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng ............................................... 26
3.1.2. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ ....................................................... 30
3.1.3. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng ............ 31
3.1.4. Cơ cấu thuốc biệt dược gốc, thuốc generic trong DMT sử dụng .............. 32
3.1.5. Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục thuốc sử dụng ............... 33
3.1.6. Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt ............................................................ 34
3.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm
2019 theo phương pháp phân tích ABC và VEN ................................................ 35
3.2.1. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân hạng ABC .......................................... 35
3.2.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo phương pháp VEN...................................... 37
3.2.3. Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng theo ma trận ABC/VEN ............... 38
Chương 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 44
4.1. Về cơ cấu số lượng và giá trị của DMT sử dụng tại BVĐK tỉnh Thái Bình
năm 2019 theo một số chỉ tiêu ............................................................................ 44
4.1.1. Về cơ cấu về số lượng và GTSD thuốc theo nhóm tác dụng dược lý ....... 44
4.1.2. Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ .................................................. 46
4.1.3. Về cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong DMT sử dụng ........................ 47
4.1.4. Về cơ cấu thuốc biệt dược gốc - thuốc generic trong DMT sử dụng........ 48
4.1.5. Về cơ cấu thuốc theo đường dùng trong DMT sử dụng ........................... 49
4.1.6. Về cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt ........................................................ 50

4.2. Về phân tích DMT sử dụng theo phương pháp phân tích ABC và VEN .... 51
4.2.1. Về phân tích DMT sử dụng theo phân tích ABC ...................................... 51
4.2.2. Về phân tích DMT sử dụng theo phương pháp phân tích VEN ............... 52
4.2.3. Về phân tích DMT sử dụng theo ma trận ABC/ VEN .............................. 52
4.3. Một số hạn chế của đề tài ............................................................................. 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình ................... 13
Bảng 1.2. Mơ hình bệnh tật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình .................... 13
Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu ....................................................................... 17
Bảng 2.4. Ma trận ABC/VEN ............................................................................. 25
Bảng 3.5. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý ........................... 26
Bảng 3.6. Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn ......... 28
Bảng 3.7. Cơ cấu nhóm thuốc tim mạch ............................................................. 29
Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ ................................................ 30
Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong DMT sử dụng ...................... 31
Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc biệt dược gốc, thuốc generic trong DMT sử dụng ..... 33
Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong DMT sử dụng ........................ 33
Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt .................................................... 34
Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích ABC .............................. 35
Bảng 3.14. Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý nhóm thuốc hạng A ...... 36
Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc theo phương pháp phân tích VEN .............................. 37
Bảng 3.16. Cơ cấu thuốc theo ma trận ABC/VEN.............................................. 38
Bảng 3.17. Cơ cấu tiểu nhóm AE theo nhóm tác dụng dược lý.......................... 39
Bảng 3.18. Cơ cấu tiểu nhóm AN theo tác dụng dược lý ................................... 40
Bảng 3.19. Các thuốc cụ thể trong nhóm AN ..................................................... 41

Bảng 3.20. Cơ cấu tiểu nhóm BN theo tác dụng dược lý.................................... 42
Bảng 3.21. Các thuốc cụ thể trong nhóm BN ..................................................... 42


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu ..................................................... 21
Hình 3.2. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ ................................................. 31
Hình 3.3. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần ........................................................ 32


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của tồn xã hội. Chăm sóc, bảo
vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ, là mục tiêu, là nhân tố quan
trọng của ngành y tế. Một trong các yếu tố để tạo nên thành cơng cho ngành y tế
chính là thuốc.
Việc sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý đã và đang là vấn đề bất
cập của nhiều quốc gia. Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm gia tăng chi
phí cho người bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe và uy tín của các cơ sở
khám chữa bệnh. Theo một số nghiên cứu, kinh phí mua thuốc chiếm khoảng 30%
- 40% ngân sách ngành y tế của nhiều nước, phần lớn tiền đó bị lãng phí do sử
dụng thuốc không phù hợp và các hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả. Tại
các nước đang phát triển, 30% - 60% bệnh nhân sử dụng kháng sinh gấp 2 lần so
với tình trạng cần thiết và hơn một nửa số ca điều trị kháng sinh không hợp lý.
Tại Việt Nam, thống kê nhiều năm cho thấy tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện
thường chiếm 60% ngân sách của bệnh viện. Thực trạng sử dụng kháng sinh,
vitamin, một số thuốc hỗ trợ và đặc biệt là sử dụng nhiều biệt dược gốc trong kê
đơn, các thuốc không thực sự cần thiết được sử dụng với tỷ lệ cao.
Để hạn chế tình trạng trên, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều
hành, quản lý việc cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện. Sử dụng thuốc
hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế là một trong những mục tiêu được Bộ Y tế đề

ra, đây là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng
KCB cho nhân dân, củng cố và nâng cao lòng tin của nhân dân với ngành y tế.
Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng là việc làm cần thiết góp phần phát
hiện ra những bất hợp lý trong việc xây dựng danh mục thuốc và sử dụng thuốc
của bệnh viện.
Bộ Y tế đã ban hành thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 quy định
về tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. Bệnh viện

1


Đa khoa tỉnh Thái Bình đã từng bước triển khai, chấn chỉnh và thực hiện các biện
pháp tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong điều trị. Tuy nhiên, công tác
cung ứng thuốc và quản lý sử dụng thuốc của bệnh viện vẫn cịn gặp những khó
khăn nhất định.
Chính vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình lập kế hoạch
cung ứng thuốc và quản lý sử dụng của bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thái Bình năm 2019” nhằm các mục tiêu:
1. Mô tả cơ cấu thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm
2019 theo một số chỉ tiêu
2. Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái
Bình năm 2019 theo phương pháp phân tích ABC, VEN và ABC/VEN
Từ đó, đưa ra 1 số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động lựa
chọn xây dựng danh mục thuốc và quản lý sử dụng thuốc tại Bệnh viện.

2


Chương 1.

TỔNG QUAN

1.1. Danh mục thuốc đã sử dụng trong bệnh viện
Danh mục thuốc đã sử dụng cho người bệnh tại bệnh viện là danh sách các
thuốc trong quá trình cung ứng, điều trị trong khoảng thời gian xác định, phản ánh
hoạt động cung ứng đáp ứng hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và
điều trị phù hợp với khả năng kỹ thuật và kinh phí của bệnh viện.
Việc phân tích danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện để chỉ ra những
nội dung hợp lý và chưa hợp lý trong sử dụng thuốc. Từ đó có những điều chỉnh
kịp thời, giúp cho hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện được ngày càng hiệu
quả hơn.
Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng
thuốc chủ động, có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn,
hiệu quả. Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng hàng năm và có thể bổ sung
hoặc loại bỏ thuốc trong các kỳ họp Hội đồng thuốc và điều trị [23].
1.1.1. Một số văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
- Ngày 06/4/2016 Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam ban hành
Luật Dược số 105/2016/QH1, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Luật này quy định
về chính sách Nhà nước về Dược và phát triển cơng nghiệp dược; hành nghề dược;
kinh doanh dược; đăng ký, lưu hành, thu hồi thuốc và nguyên liệu làm thuốc; dược
liệu và thuốc cổ truyền; đơn thuốc và sử dụng thuốc; thông tin thuốc, cảnh giác
dược và quảng cáo thuốc; dược lâm sàng; quản lý thuốc trong cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh; thử thuốc trên lâm sàng và thử tương đương sinh học của thuốc; quản
lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc và quản lý giá thuốc.
- Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 c ủa Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.

3



- Thông tư 23/2011/TT-BYT, ngày 10/06/2011 của Bộ Y tế: Hướng dẫn sử
dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh: Đây là cơ sở để lựa chọn đường
dùng, dạng dùng thuốc cho người bệnh.
- Quy định về sử dụng thuốc đơn chất và dạng thuốc phối hợp. Thông tư
21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế: Quy định về tổ chức và hoạt
động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện; Ưu tiên lựa chọn thuốc ở
dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ
tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên
một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả,
tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất; Ưu tiên lựa chọn thuốc
generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản
xuất cụ thể.
- Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế ban hành danh
mục tỷ lệ, điều kiện thanh tốn đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng
xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT: Xây
dựng danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị, kể cả những thuốc được sử dụng để thực
hiện các dịch vụ kỹ thuật của tuyến cao hơn theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật,
thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bào chế; Cung ứng đầy đủ, kịp thời, đúng
quy định, đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh bảo hiểm y tế theo danh mục
thuốc đã xây dựng; Quản lý việc kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc theo đúng quy
định, bảo đảm an toàn, hợp lý, tiết kiệm và bảo đảm chất lượng thuốc sử dụng tại
đơn vị.
1.1.2. Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc
Để quản lý sử dụng thuốc một cách hiệu quả cần có các phương pháp phân
tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc. Hàng năm Hội đồng thuốc và điều trị tiến
hành đánh giá thực trạng việc sử dụng thuốc tại bệnh viện để làm tiền đề cho việc
xây dựng danh mục thuốc năm tiếp theo. Các phương pháp thường được áp dụng
để đánh giá thực trạng vấn đề sử dụng thuốc trong bệnh viện hiện nay là phân tích
sử dụng thuốc theo nhóm điều trị, phân tích ABC, phân tích VEN. Từ đó Hội đồng
thuốc và điều trị xác định các vấn đề, nguyên nhân can thiệp phù hợp kịp thời [5].


4


1.1.2.1. Phân tích theo nhóm điều trị
Phân tích nhóm điều trị là phương pháp dựa vào đánh giá số lượng và giá
trị tiền thuốc sử dụng của các nhóm tác dụng dược lý có mức tiêu thụ cao nhất và
có chi phí nhiều nhất. Trên cơ sở đó xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp
lý xác định những thuốc bị lạm dụng hay những thuốc không mang tính đại diện
cho nhóm bệnh cụ thể.
Phương pháp này kết hợp với mơ hình bệnh tật để xác định những vấn đề
sử dụng thuốc bất hợp lý.
Từ đó trong mỗi nhóm tác dụng dược lý Hội đồng thuốc và điều trị tiến
hành lựa chọn những thuốc có chi phí, hiệu quả cao nhất và các thuốc điều trị thay
thế [5].
1.1.2.2. Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu
thụ hàng năm và chi phí, nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn
trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện. Đây là phương pháp tiếp cận hiệu quả
để quản lý thuốc dựa trên nguyên lý Pareto “số ít sống cịn và số nhiều ít có ý
nghĩa”. Theo lý thuyết Pareto: 10% theo chủng loại của thuốc sử dụng 70% ngân
sách thuốc (nhóm A), nhóm tiếp theo: 20% theo chủng loại sử dụng 20% ngân
sách (nhóm B), nhóm cịn lại (nhóm C): 70% theo chủng loại nhưng chỉ sử dụng
10% ngân sách. Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu sử dụng thuốc cho
chu kỳ một năm hoặc ngắn hơn để ứng dụng cho một hoặc nhiều đợt đấu thầu, từ
các kết quả phân tích thu được, các giải pháp can thiệp được đưa ra nhằm điều
chỉnh ngân sách thuốc cho một hoặc nhiều năm tiếp theo [5].
Phân tích ABC là một cơng cụ trong lựa chọn, mua, cấp phát và sử dụng
thuốc hợp lý để có được bức tranh chính xác và khách quan về sử dụng ngân sách
thuốc.


5


Phân tích ABC có nhiều lợi ích: trong lựa chọn thuốc, phân tích được thuốc
nhóm A có chi phí cao, các thuốc này có thể được thay thế bởi các thuốc rẻ hơn;
trong mua hàng, dùng để xác định tần suất mua hàng: mua thuốc nhóm A nên
thường xuyên hơn, với số lượng nhỏ hơn, dẫn đến hàng tồn kho thấp hơn, bất kỳ
giảm giá của các loại thuốc nhóm A có thể dẫn đến tiết kiệm đáng kể ngân sách.
Do nhóm A chiếm tỷ trọng ngân sách lớn nên việc tìm kiếm nguồn chi phí thấp
hơn cho nhóm A như tìm ra dạng liều hoặc nhà cung ứng rẻ hơn là rất quan trọng.
Theo dõi đơn hàng nhóm A có tầm quan trọng đặc biệt, vì sự thiếu hụt thuốc
khơng lường trước có thể dẫn đến mua khẩn cấp thuốc với giá cao. Phân tích ABC
có thể theo dõi mơ hình mua tương tự như quyền ưu tiên trong hệ thống y tế [27]
Nhược điểm của phương pháp phân tích này là khơng cung cấp đủ thơng
tin để so sánh những thuốc có hiệu lực khác nhau.
1.1.2.3. Phương pháp phân tích VEN
- Phân tích VEN dựa trên mức độ quan trọng của các nhóm thuốc:
+ Nhóm V (Vital drugs) là nhóm thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu
hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ cơng tác khám bệnh,
chữa bệnh của bệnh viện.
+ Nhóm E (Essential drugs) là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít
nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mơ hình bệnh tật của
bệnh viện.
+ Nhóm N (Non - Essential drugs) là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh
nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa
được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm
sàng của thuốc.
- Phương pháp phân tích VEN được sử dụng chủ yếu để thiết lập quyền ưu
tiên cho việc lựa chọn, mua và sử dụng trong hệ thống cung ứng, hướng dẫn hoạt

động quản lý tồn trữ và quyết định giá thuốc phù hợp. Phân tích VEN được sử
dụng trong lựa chọn thuốc như sau: thuốc tối cần và thuốc thiết yếu nên ưu tiên

6


lựa chọn, nhất là khi ngân sách hạn hẹp [5]. Phân tích VEN cho phép so sánh
những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng sử dụng khác nhau, khác với phân
tích ABC và phân tích nhóm điều trị chỉ có thể so sánh những nhóm thuốc có cùng
chung hiệu lực điều trị. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là việc
phân loại các thuốc vào nhóm N thường dễ dàng nhưng lại khó khăn khi phân loại
các thuốc nhóm V và E, mặt khác, do sự phân loại các thuốc V, E, N đối với các
cá nhân là khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc thống nhất phân nhóm.
1.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam
1.2.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng
1.2.1.1. Giá trị tiền thuốc
Trong những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng kinh phí bệnh viện. Việc quản lý và sử dụng thuốc có hiệu quả đối với
các thuốc điều trị sẽ góp phần rất lớn vào việc tiết kiệm kinh phí và giảm gánh
nặng chi phí cho người bệnh.
Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng thuốc ở các cơ sở y tế đang gặp rất nhiều
khó khăn, bất cập. Hiện nay, thuốc điều trị luôn gắn chặt với quyền lợi BHYT và
đang có nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý sử dụng. Chi phí về thuốc ngày càng
tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của quỹ BHYT. Năm 2015
tổng giá trị tiền thuốc sử dụng từ quỹ BHYT là 26.132 tỷ đồng chiếm 48,3% tổng
chi phí KCB. Năm 2016 là 31.541 tỷ chiếm 41% tổng chi phí KCB.
Chi phí này phần lớn tập trung vào 20 nhóm chính chiếm 86% tổng giá trị
tiền thuốc BHYT chi trả hàng năm trong bệnh viện. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân làm tăng chi phí điều trị cho người bệnh. Theo một số nghiên cứu,
kinh phí mua thuốc chiếm 30-40% ngân sách y tế của nhiều nước và phần lớn số

tiền đó bị lãng phí do dùng thuốc khơng hợp lý và các hoạt động cung ứng thuốc
không được hiệu quả.
Năm 2012 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 2,6 tỷ USD, năm 2013 tăng lên 3,3
tỷ USD (tăng 21%), dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020 [15].

7


1.2.1.2. Về nguồn gốc xuất xứ
Cùng một dược chất, dạng bào chế thuốc có nguồn gốc nhập khẩu có giá
cao hơn thuốc sản xuất trong nước.
Trong năm 2012, Cục quản lý Dược đã tổ chức diễn đàn “Người Việt Nam
ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đây là một trong những giải pháp quan trọng hỗ
trợ ngành Dược Việt Nam phát triển bền vững, đảm bảo nguồn cung ứng cho nhân
dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020,
tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước chiếm 30% ở tuyến trung ương, 50% ở tuyến tỉnh
và 75% ở tuyến huyện [4]. Thị trường dược phẩm chủ yếu là các thuốc generic,
các thuốc sản xuất trong nước vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong danh mục thuốc vàinh
phí sử dụng. Các kết quả khảo sát tại một số BVĐK và chuyên khoa ở ba tuyến
bệnh viện đều cho thấy, các thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 25,5% - 43,3%
số KM thuốc và 7,0% - 57,1% tổng GTSD, trong đó thấp nhất là các bệnh viện
tuyến trung ương [12]. Năm 2015, tại BVĐK tỉnh Bình Dương, tỷ lệ GTSD thuốc
nội là 18,0% [25]. Năm 2016, tại BVĐK tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn tỷ lệ GTSD
thuốc nội lần lượt là 26,2%; 31,2% [11], [20]. Năm 2017, tại BVĐK tỉnh Phú Thọ
tỷ lệ GTSD thuốc nội chiếm 26,7% [1].
1.2.1.3. Về thuốc biệt dược gốc và thuốc generic
Thuốc biệt dược gốc là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở
đã có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an tồn và hiệu quả. Thuốc generic là thuốc
có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc và thường được
sử dụng thay thế biệt dược gốc [8]. Thuốc biệt dược gốc thường có giá thành cao

hơn thuốc generic, vì nhà sản xuất phải đầu tư chi phí nghiên cứu, thực hiện q
trình xây dựng thương hiệu và chi phí bảo hộ tên thương mại.
Theo nghiên cứu của một số bệnh viện các thuốc biệt dược gốc thường
chiếm tỷ lệ cao trong danh mục thuốc bệnh viện. Năm 2015, theo kết quả phân
tích của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, thuốc biệt dược gốc chiếm
26,86% số lượng KM và chiếm 25,06% GTSD [14], tại BVĐK tỉnh Bình Dương
thuốc biệt dượcgốc chiếm 11,1% tổng chi phí sử dụng thuốc [25]. Năm 2016, tại
BVĐK tỉnh Lạng Sơn, thuốc biệt dược gốc chiếm 6,9% KM và 5,3% GTSD [20].

8


1.2.1.4. Về cơ cấu nhóm tác dụng
Theo kết quả nghiên cứu của các bệnh viện, kinh phí mua thuốc kháng sinh
thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Nguyên nhân
là do việc sử dụng tràn lan, lạm dụng kháng sinh phổ rộng, bao vây dẫn đến gia
tăng các tác dụng không mong muốn và tình trạng kháng kháng sinh. Bên cạnh
đó, các nhóm thuốc như thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch, thuốc tim
mạch, thuốc tác động vào hệ nội tiết cũng có giá trị sử dụng cao. Điều này phản
ánh xu hướng dù bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm ưu thế nhưng đã có sự gia tăng
của các bệnh khơng lây nhiễm trong mơ hình bệnh tật tại Việt Nam [7]. Kết quả
khảo sát của BYT tại một số bệnh viện cho thấy từ năm 2007 đến năm 2009 kinh
phí mua kháng sinh chiếm tỷ lệ không nhỏ, từ 32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị
tiền thuốc sử dụng [13].
Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại bệnh viện đa
khoa tuyến tỉnh, nhóm thuốc kháng sinh có kinh phí sử dụng lớn nhất trong các
nhóm thuốc. Tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa trong năm 2014, nhóm thuốc kháng sinh
có kinh phí sử dụng lớn nhất trong các loại thuốc, chiếm tỷ lệ trung bình 22,6%
tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [21].
Tương tự, tại BVĐK tỉnh Lạng Sơn năm 2016 có tỷ lệ KM nhóm thuốc

điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn lớn nhất chiếm 21,0% tổng số KM
thuốc và giá trị sử dụng cao nhất trong danh mục thuốc sử dụng là 28,2% [20].
1.2.1.5. Về dạng thuốc sử dụng
Thông tư 23/2011/TT- BYT ngày 10/6/2011 của BYT ban hành quy định
hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. Theo đó bệnh viện
căn cứ vào mức độ bệnh lý để lựa chọn đường dùng thuốc thích hợp [3].
Trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm
2014, thuốc đường tiêm được sử dụng nhiều nhất với 51,19% KM (tương ứng
68,22% giá trị tiền thuốc) [21], đến năm 2015 GTSD thuốc đường tiêm truyền
tăng đến 83,60% [18]. Tại Bình Dương 2015, thuốc đường uống sử dụng nhiều

9


nhất với 231 HC, 391 KM chiếm tỷ lệ 52,4% và GTSD là 45,6 tỷ đồng, chiếm
33,2%. Nhóm thuốc tiêm truyền có số loại thuốc ít hơn nhóm thuốc đường uống,
với 14 HC, 252 KM thuốc nhưng lại chiếm 55,2% tổng GTSD thuốc [25].
Năm 2017, trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú
Thọ, nhóm thuốc tiêm truyền có số loại ít hơn nhóm thuốc đường uống, với 226
KM thuốc (chiếm 42,6% tổng số KM) nhưng lại chiếm GTSD thuốc lớn nhất lên
đến 61,3%. Nhóm thuốc đường uống có số loại thuốc sử dụng nhiều nhất với 257
KM thuốc nhưng chiếm GTSD thứ hai chiếm 36,1% tổng GTSD thuốc tồn viện,
cịn lại một số ít sử dụng theo đường khác như nhỏ mắt, nhỏ mũi, khí dung, xịt,
bơi ngồi da chiếm 2,6% tổng GTSD [1].
1.2.2. Phân tích ABC/VEN tại một số bệnh viện ở Việt Nam
Các phương pháp phân tích sử dụng thuốc là cơng cụ hữu ích cho Hội đồng
thuốc và điều trị quản lý danh mục và phát hiện được các vấn đề trong sử dụng
thuốc bất hợp lý. Trong đó, việc thực hiện phân tích ABC/VEN ở các nước khác
đã cung cấp một mức độ tin cậy về tính khách quan trong việc phân tích các chi
tiêu của Nhà nước về cung cấp thuốc, giúp giảm thiểu chi phí và loại bỏ các vấn

đề phát sinh trước đó trong q trình mua sắm.
Tại Việt Nam, việc áp dụng phân tích ABC,VEN mới được nghiên cứu gần
đây, đặc biệt là sau khi Bộ Y tế ban hành Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày
08/8/2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong
bệnh viện, trong đó có hướng dẫn chi tiết các phương pháp phân tích danh mục
thuốc [5]. Theo nghiên cứu danh mục thuốc tại 7 bệnh viện tuyến trung ương của
tác giả Vũ Thị Thu Hương cho thấy số khoản mục chiếm 70% tổng giá trị sử dụng
(nhóm A) nằm trong khoảng từ 11,2% đến 13,1% tổng số khoản mục thuốc. Số
khoản mục thuốc nhóm B chiếm 16,0% đến 17,4% và số khoản mục thuốc nhóm
C chiếm khoảng 69,9% đến 72,8% tổng số khoản mục [12]. Huỳnh Hiền Trung
đã dùng phân tích ABC/VEN là một tiêu chí để đánh giá can thiệp trong cải thiện
chất lượng danh mục thuốc tại Bệnh viện Nhân dân 115, ban đầu phân tích
ABC/VEN năm 2006, sau đó sử dụng các biện pháp can thiệp và đánh giá lại vào

10


năm 2008. Theo số lượng thuốc, nhóm I (gồm AV, AE, AN, BV, CV) là nhóm
cần đặc biệt quan tâm vì sử dụng nhiều ngân sách hoặc cần cho điều trị đã thay
đổi từ 14,8% trước can thiệp xuống còn 9,1% sau can thiệp. Nhóm II (gồm BE,
BN, CE) tuy mức độ quan trọng ít hơn nhóm I nhưng cũng là nhóm thuốc cần
giám sát kỹ vì sử dụng ngân sách tương đối lớn và cần thiết cho điều trị. Từ tỷ lệ
57,3% trước can thiệp giảm xuống còn 41,6%, 71 HC đã được Hội đồng thuốc và
điều trị loại khỏi danh mục thuốc sau can thiệp. Nhóm III ít quan trọng nhưng
chiếm tỷ lệ 27,9%, sau can thiệp còn 11,5%, có 82 HC được loại khỏi danh mục
thuốc [23].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lương tại Bệnh viện Hữu nghị
Đa khoa Nghệ An năm 2015, thuốc V, E, N lần lượt có GTSD chiếm 13,57%,
58,83%, 26,61%, nhưng đến năm 2018 theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Thanh Thủy thuốc V, E, N lần lượt có GTSD chiếm 26,22%, 66,54%, 7,24%.

Phân tích ABC/VEN cho thấy năm 2015 nhóm AN có GTSD hơn 32 tỷ, năm 2018
nhóm AN giảm còn gần 8 tỷ [14], [19].
Kết quả phân tích ABC/VEN tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang của tác
giả Nguyễn Thị Thanh Huyền năm 2016, số khoản mục và giá trị tiêu thụ của các
nhóm thuốc tương ứng: nhóm A (19,9% và 79,9%), nhóm B (22,2% và 15%),
nhóm C (59,9% và 5,1%), nhóm V (30% và 38,8%), nhóm E (66,1% và 59,7%),
nhóm N (3,9% và 1,5%), nhóm AE (12% và 47,2%), nhóm AN (0,4% và 0,95),
Nhóm BE (24,3% và 9,1%), nhóm CE (39,8% và 3,5%), Nhóm CN (3,1% và
0,2%), có 2 thuốc nhóm AN bao gồm: Mezavitin giá trị sử dụng chiếm tới 647,86
triệu đồng và Meditrol giá trị sử dụng chiếm 388,18 triệu đồng [11].
Năm 2017, kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Thu Anh tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Phú Thọ thuốc nhóm AE gồm 85 khoản mục chiếm 16% về số lượng
và 70% về giá trị, trong đó nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm
tỷ lệ cao nhất về số lượng và giá trị (23,5% và 31,2%), thuốc AN gồm 7 khoản
mục, chiếm 1,3% về số lượng và 3,8% về giá trị, bao gồm các thuốc: Hepa-Mez,
Povinsea, Luotai, Mezavitin, Vintanil và ME2B [1].

11


1.3. Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trực thuộc Sở Y tế Thái Bình là bệnh
viện hạng I trong hệ thống khám chữa bệnh với qui mô 1200 giường bệnh. Được
thành lập từ năm 1903, đến nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã khẳng định
được vị thế là tuyến cao nhất của tỉnh Thái Bình, chăm sóc sức khỏe nhân dân
trên địa bàn toàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Trong những năm qua cùng với sự phát
triển vượt bậc của ngành Y Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cũng
từng bước phát triển, Bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật mới: Can thiệp tim
mạch, phẫu thuật tim, nút mạch tạng...
Bệnh viện có tổng số cán bộ viên chức là 1198. Bệnh viện có 44 khoa,

phịng chức năng và 2 trung tâm: Trong đó có 11 phòng chức năng, 9 khoa cận
lâm sàng, 24 khoa lâm sàng và 2 trung tâm. Hàng ngày bệnh viện đón tiếp trung
bình 1000 đến 1500 lượt người đến khám bệnh, người bệnh nội trú trung bình
1400 bệnh nhân.
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng
- Đào tạo cán Bộ Y tế
- Nghiên cứu khoa học
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
- Phòng bệnh
- Hợp tác quốc tế
- Quản lý kinh tế
1.3.2. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là một Bệnh viện đa khoa hạng I, là cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến cuối của tỉnh, có đội ngũ cán bộ với trình độ
chuyên môn cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh viện tổ chức thăm khám,
điều trị và sử dụng thuốc hợp lý.
Nhân lực của bệnh viện gồm 1198 cán bộ viên chức:

12


Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
STT

Trình độ chun mơn

Số lượng

Tỷ lệ %


1

Bác sĩ

325

27

2

Dược sĩ

42

3,5

3

Điều dưỡng

546

46

4

Kỹ thuật viên

78


6,5

5

Cán bộ khác

207

17

1198

100

Tổng số:

1.3.3. Mơ hình bệnh tật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019
Mơ hình bệnh tật tại bệnh viện được sắp xếp theo phân loại Quốc tế về bệnh
tật ICD lần thứ 10 đây là cơ sở quan trọng cho Hội đồng thuốc và điều trị xây
dựng phác đồ điều trị, lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.
Bảng 1.2. Mơ hình bệnh tật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
STT

Mã ICD

1

I00-I99


Nhóm bệnh
Bệnh hệ tuần hồn

Tần suất

Tỷ lệ %

11.621

18,1

2

C00-D48 U tân sinh

10.277

16,0

3

K00-K93 Bệnh hệ tiêu hóa

9.464

14,7

4

S00-T98


7.338

11,4

5

J00-J99

Bệnh hệ hơ hấp

5.751

8,9

6

N00-N99 Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu

4.308

6,7

7

A00-B99 Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

2.595

4,0


8

M00-M99 Bệnh hệ cơ, xương khớp và mô liên kết

2.465

3,8

9

E00-E90

2.122

3,3

Vết thương, ngộ độc và hậu quả của một
số nguyên nhân từ bên ngoài

Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa

13


10

G00-G99 Bệnh hệ thần kinh

1.890


2,9

11

H00-H59 Bệnh mắt và bệnh phụ

1.347

2,1

12

D50-D89

1.066

1,7

1.026

1,6

943

1,5

Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các rối
loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
Các triệu chứng, dấu hiệu và những bất


13

R00-R93

thường lâm sàng, cận lâm sàng chưa
được phân loại ở nơi khác
Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da

14

L00-L99

15

H60-H95 Bệnh của tai và xương chũm

546

0,8

16

F00-F99

Rối loạn tâm thần và hành vi

284

0,4


17

Q00-Q99

182

0,3

18

O00-O91 Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản

83

0,1

19

V92-Z99

1.008

1,6

64.316

100

Dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất thường

về nhiễm sắc thể

Khác
Tổng cộng

Là một bệnh viện đa khoa, mơ hình bệnh tật của Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thái Bình đa dạng. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân phân bố không đều giữa các nhóm
bệnh. Bệnh hệ tuần hồn chiếm tỷ lệ cao nhất (18,07%), bệnh u tân sinh chiếm tỷ
lệ cao thứ 2 (17,64%), kế đến là các nhóm bệnh của hệ tiêu hóa, vết thương, ngộ
độc, bệnh hơ hấp.
1.3.4. Tổ chức và hoạt động của Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu
cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và
các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và
các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

14


- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất
thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác
dụng không mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các
khoa trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các Trường Đại

học, Cao đẳng và Trung học về dược.
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo
dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
Tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện được thực hiện theo thông
tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế [2].
1.3.5. Tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến
cuối của tỉnh với mơ hình bệnh tật đa dạng, cần sử dụng thuốc chuyên khoa đặc
trị nên bệnh viện có danh mục thuốc sử dụng với nhiều nhóm tác dụng dược lý
với số khoản mục lớn và tổng giá trị sử dụng cao.
Trong những năm qua, số loại thuốc và tổng giá trị sử dụng thuốc tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Thái Bình ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu khám và điều trị
cho người bệnh. Năm 2017 tổng tiền thuốc đã sử dụng là 90.977 triệu đồng, năm
2018 tổng giá trị đã sử dụng là 87.699 triệu đồng.

15


Chính vì vậy, cơng tác lựa chọn, cung ứng thuốc cũng gặp khơng ít khó
khăn, tuy vậy vẫn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và phù hợp, để phục vụ tốt cho công
tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí mà vẫn hiệu quả.
Tuy nhiên, thực trạng danh mục thuốc đã sử dụng trong bệnh viện như vậy
cần xem xét, đánh giá lại đã thực sự hợp lý chưa, nên cân nhắc lựa chọn những
loại thuốc có tác dụng tương đương, hạn chế những thuốc có tác dụng không rõ
ràng, thay thế thuốc đắt tiền bằng thuốc có giá thành rẻ hơn tiết kiệm nguồn ngân

sách.
1.3.6. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình chưa có nghiên cứu nào phân tích danh
mục thuốc sử dụng tại bệnh viện. Để góp phần nâng cao hiệu quả tốt hơn nữa
trong quá trình lựa chọn, lập kế hoạch cung ứng thuốc và quản lý sử dụng thuốc
của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, chúng tơi tiến hành đề tài “Phân tích danh
mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019” là hết sức
cần thiết.
Vấn đề phân tích và đánh giá danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thái Bình là cần thiết, để nhìn nhận khái quát về thực trạng sử dụng
thuốc tại bệnh viện, từ đó có các biện pháp điều chỉnh danh mục thuốc trong
những năm tiếp theo để nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc cho người bệnh.

16


Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019
(Tồn bộ thuốc sử dụng là thuốc Hóa dược).
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2019 đến 31/12/2019.
Thời gian thực hiện đề tài: Từ 28/7/2020 đến 28/11/2020.
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Các biến số nghiên cứu
Các biến nghiên cứu được thể hiện qua các bảng 2.3
Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu


TT

Biến

Thuốc tác dụng
1

theo nhóm tác
dụng dược lý

Định nghĩa/Giải thích

Phân loại biến

Kỹ thuật
thu thập

- Số khoản mục và giá trị sử dụng

Tài liệu

của từng nhóm thuốc theo tác

sẵn có:

dụng dược lý: Thuốc điều trị ký

Báo cáo


sinh trùng, chống nhiễm khuẩn,

Biến phân loại

xuất

thuốc tim mạch…

(gồm 21 nhóm)

nhập tồn

- Các thuốc được phân nhóm tác

thuốc

dụng dược lý dựa theo Thông tư

năm

số 30/2018/TT-BYT [6]

2019

17


- Số khoản mục và giá trị sử dụng
Thuốc điều trị ký
2


sinh trùng, chống
nhiễm khuẩn đã
sử dụng

của từng tiểu nhóm thuốc theo tác
dụng

dược

lý:

Bảng thu

Beta-lactam,

Quinolon…

Biến phân loại

thập số
liệu

- Các thuốc được phân thành các
tiểu nhóm theo Thơng tư số
30/2018/TT-BYT [6]
- Số khoản mục và giá trị sử dụng
của từng tiểu nhóm: Thuốc điều

3


Thuốc tim mạch trị tăng huyết áp, hạ lipid máu…
đã sử dụng

- Các thuốc được phân thành các

Bảng thu
Biến phân loại

thập số
liệu

tiểu nhóm theo Thơng tư số
30/2018/TT-BYT [6]
- Số khoản mục và giá trị sử dụng
của từng nhóm thuốc theo nguồn
gốc, xuất xứ: thuốc nội, thuốc

Báo cáo

ngoại.
Thuốc sử dụng
4

theo nguồn gốc dược phẩm trong nước và công ty
xuất xứ

xuất

- Thuốc nội: thuốc do các công ty

liên doanh tại Việt Nam sản xuất.
- Thuốc ngoại: thuốc do các công
ty dược phẩm nước ngồi sản
xuất, được nhập khẩu qua các
cơng ty dược phẩm tại Việt Nam

18

Biến phân loại

nhập tồn
thuốc
năm
2019


×