Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Phân tích danh mục thuốc theo mã ATC tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.27 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
BÙI THỊ THU NGÂN

BÙI THỊ THU NGÂN

QUẢN LÝ VÀ CUNG ỨNG THUỐC

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC THEO MÃ ATC
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ ĐẠI HỌC

KHOÁ 2013
TP. Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

BÙI THỊ THU NGÂN

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC THEO MÃ ATC
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý và cung ứng thuốc

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ ĐẠI HỌC

Hướng dẫn khoa học: ThS. DS. Phạm Hồng Thắm


TP. Hồ Chí Minh – 2018


Khóa luận tốt nghiệp Dƣợc sĩ Đại học - Năm học: 2017 – 2018
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC THEO MÃ ATC
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
BÙI THỊ THU NGÂN
Hƣớng dẫn khoa học: ThS. DS. Phạm Hồng Thắm
Mở đầu: Lựa chọn danh mục thuốc hợp lý là yếu tố quyết định việc sử dụng thuốc hiệu quả,
và an toàn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy danh mục thuốc bệnh viện không đƣợc đánh
giá thƣờng xuyên và có thể ảnh hƣởng nghiêm trọng đến ngân sách thuốc. Phân tích sử dụng
thuốc theo phƣơng pháp ABC vàVEN, đặc biệt theo mã ATC để góp phần quản lý danh mục
thuốc hiệu quả và hợp lý hơn.
Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả các số liệu thu thập đƣợc
tại khoa Dƣợc dựa trên danh mục thuốc ngoại trú và báo cáo sử dụng thuốc ngoại trú của
Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017.
Kết quả: Năm 2017 bệnh viện thực tế chỉ sử dụng 450/752 thuốc có trong danh mục thuốc
ngoại trú ban hành. Phân tích theo mã ATC, nhóm thuốc tim mạch (mã C) có số lƣợng sử
dụng nhiều nhất với 103 thuốc chiếm tỷ lệ 22,89%. Danh mục thuốc ATC gồm 558 thuốc
đƣợc phân loại cao nhất đến bậc 4 và có 108 thuốc đƣợc sử dụng ngoài danh mục ban hành.

Tổng chi phí sử dụng thuốc là 164.065.278.912 đồng, trong đó 79,83% chi phí phân bổ cho
21,24% tổng số thuốc (nhóm A), 15,11% chi phí phân bổ cho 21,07% tổng số thuốc (nhóm
B), 5,06% chi phí phân bổ cho 57,69% tổng số thuốc (nhóm C). Phân tích VEN, nhóm V
chiếm 3,11% về chủng loại và 3,00% về chi phí, nhóm E chiếm tỷ lệ cao nhất về chủng loại
và chi phí lần lƣợt là 87,22% và 88,41%, nhóm N chiếm 9,67% về chủng loại và 8,60% về chi
phí. Phân nhóm AN gồm 02 nhóm thuốc theo mã A và M. Các thuốc đông y không đƣợc phân
loại ATC nhƣng về số lƣợng lẫn chi phí tiêu thụ đều chiếm tỷ lệ rất cao. Thuốc NSAIDs với
hoạt chất glucosamin có số lƣợng tiêu thụ lớn và thuốc mã A có hoạt chất là các muối calci
đều chiếm chi phí khá lớn.

Kết luận: Tình hình sử dụng thuốc của bệnh viện tƣơng đối phù hợp với mô hình bệnh tật
ngoại trú năm 2017, tuy nhiên cần kiểm soát thuốc ngoài danh mục và khuyến khích sử dụng
danh mục thuốc ATC, nhất là giảm thiểu những thuốc đắt tiền nhƣng không cần thiết để thúc
đẩy kê đơn hợp lý, góp phần đem lại hiệu quả điều trị an toàn và giảm gánh nặng kinh tế cho
ngƣời bệnh.
Từ khóa: Danh mục thuốc; Ngoại trú; Tiêu thụ thuốc; Mã ATC; Phân tích ABC và VEN.


Final assay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2017 – 2018
THE ANALYSIS OF DRUG LIST BASED ON ATC CODE
AT GIA DINH PEOPLE’S HOSPITAL
BUI THI THU NGAN
Supervisor: MS. PharmD. Pham Hong Tham
Introduction: Choosing the rational drug list is the key to the safe and effective use of drugs.
However, studies show that hospital drug list is not frequently evaluated and able to seriously
affect the drug budget. Analysing the use of drugs based on ABC and VEN analysis,
especially based on ATC code that is to contribute to the more reasonable and effective
management of drug list.
Materials and methods:. The descriptive retrospective study of data collected at the
department of pharmacy that is based on the outpatient drug list and the report of using the
outpatient drugs of Gia Dinh People's Hospital in Ho Chi Minh city in 2017.
Results: In 2017, the hospital actually used 450/752 drug items in the outpatient drug list. The
analysis based on ATC code shows that the group of cardiovascular drugs (code C) was used
most with 103 drug items (22.89%). The ATC drug list included 558 drug items that were
classified highest to 4th level and it also had 108 items that were used outside the standard
drug list. The total cost of drug consumption was 164,065,278,912 VND, of which 79.83% of
cost was allocated to 21.24% of items (group A), 15.11% of cost was allocated to 21.07% of
items (group B), 5.06% of cost allocated to 57.69% of items (group C). VEN analysis shows
group V accounted for 3.11% of items and 3.00% of cost, group E accounted for the highest
percentage of items and cost (87.22% and 88.41%), group N accounted for 9.67% of items

and 8.60% of cost. Subgroup AN consists of two groups of drugs by code A and M.
Traditional medicines are not classified by ATC code, but the quantity and cost of
consumption were very high. Two active substances are glucosamine (NSAIDs) and calcium
salts (the drugs by code A) that both had the high consumption.
Conclusion: The use of drugs at the hospital was relatively consistent with the outpatient
model for human diseases in 2017, but it is necessary to control the drugs outside the list and
to encourage the use of the ATC drug list, especially in reducing the cost of expensive drugs
but not necessary to promote the reasonable prescription, contributing to the effectiveness of
safe treatment and reducing the economic burden on patients.
Keywords: Drug list; Outpatient; Consumption; ATC code; ABC and VEN ananlysis.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Phân tích danh mục thuốc theo mã ATC tại Bệnh
viện Nhân dân Gia Định” là do bản thân tôi tự nghiên cứu và thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của ThS. DS. Phạm Hồng Thắm.
Tôi xin cam đoan các số liệu sử dụng phân tích trong khóa luận có nguồn gốc
rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ khóa
luận này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2018
Sinh viên

Bùi Thị Thu Ngân


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn ThS.
DS. Phạm Hồng Thắm, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình, truyền đạt kinh

nghiệm, giải đáp những thắc mắc và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô giáo Khoa Dƣợc
trƣờng Đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể nhân viên, đặc biệt nhân viên khoa Dƣợc
đang công tác tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ
nhiệt tình, phối hợp trong quá trình thu thập số liệu cho khóa luận.
Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè, ngƣời thân – những ngƣời
đã ủng hộ, chia sẻ, động viên tôi những lúc khó khăn và giúp tôi hoàn thành khóa
luận này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2018
Sinh viên

Bùi Thị Thu Ngân


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
1.1. Tổng quan về danh mục thuốc bệnh viện ............................................................ 3
1.1.1. Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện ........................................................... 3
1.1.2. Một số phƣơng pháp phân tích danh mục thuốc bệnh viện .......................... 4
1.1.3. Thực trạng về danh mục thuốc sử dụng tại các bệnh viện Việt Nam ........... 7
1.2. Tổng quan về hệ thống phân loại ATC ................................................................ 9
1.2.1. Lịch sử hình thành của hệ thống phân loại ATC .......................................... 9

1.2.2. Cấu trúc hệ thống phân loại ATC ............................................................... 11
1.2.3. Nguyên tắc phân loại của hệ thống phân loại ATC .................................... 13
1.2.4. Các quy tắc về những thay đổi trong hệ thống phân loại ATC .................. 14
1.2.5. Ứng dụng hệ thống phân loại ATC trên thế giới và Việt Nam................... 15
1.3. Tổng quan về các hệ thống phân loại khác trên thế giới và Việt Nam .............. 16
1.3.1. Các hệ thống phân loại khác trên thế giới .................................................. 16
1.3.2. Các hệ thống phân loại khác tại Việt Nam ................................................. 18
1.4. Tổng quan về Bệnh viện Nhân dân Gia định Thành phố Hồ Chí Minh ............ 20
1.4.1. Giới thiệu về Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh ..... 20
1.4.2. Vài nét về khoa Dƣợc Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí
Minh ...................................................................................................................... 21
1.4.3. Hội đồng thuốc và Điều trị của Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố
Hồ Chí Minh ......................................................................................................... 23
1.4.4. Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí
Minh .......................................................................................................................... 24

i


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 26
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 26
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 26
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................... 26
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 26
2.2.2. Các biến số nghiên cứu ............................................................................... 26
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ..................................................................... 29
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu .................................................................... 30
2.2.5. Phƣơng pháp xử lý và trình bày số liệu ...................................................... 35
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN............................................................... 36

3.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 36
3.1.1. Phân tích danh mục thuốc ngoại trú theo mã ATC ..................................... 36
3.1.2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc ngoại trú theo phƣơng pháp ABC và
VEN, theo mã ATC .............................................................................................. 38
3.1.2.1. Phân tích tình hình sử dụng thuốc ngoại trú theo mã ATC ................. 38
3.1.2.2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc ngoại trú theo phƣơng pháp ABC ....
.......................................................................................................................... 41
3.1.2.3. Phân tích tình hình sử dụng thuốc ngoại trú theo phƣơng pháp VEN ....
.......................................................................................................................... 44
3.1.2.4. Phân tích tình hình sử dụng thuốc ngoại trú theo phƣơng pháp
ABC/VEN......................................................................................................... 48
3.1.2.5. Phân tích tình hình sử dụng thuốc ngoại trú của các phân nhóm AV,
AE, AN theo mã ATC ...................................................................................... 50
3.2. Bàn luận ............................................................................................................. 55
3.2.1. Phân tích danh mục thuốc ngoại trú theo mã ATC ..................................... 55
3.2.2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc ngoại trú theo phƣơng pháp ABC và
VEN, theo mã ATC .............................................................................................. 56
3.2.2.1. Phân tích tình hình sử dụng thuốc ngoại trú theo mã ATC ................. 56

ii


3.2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc ngoại trú theo phƣơng pháp ABC ....
.......................................................................................................................... 57
3.2.2.3. Phân tích tình hình sử dụng thuốc ngoại trú theo phƣơng pháp VEN ....
.......................................................................................................................... 58
3.2.2.4. Phân tích tình hình sử dụng thuốc ngoại trú theo phƣơng pháp
ABC/VEN......................................................................................................... 59
3.2.2.5. Phân tích tình hình sử dụng thuốc ngoại trú của các phân nhóm AV,
AE, AN theo mã ATC ...................................................................................... 60

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 62
4.1. Kết luận .............................................................................................................. 62
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ABC

Phân tích ABC

ADMET

Absorption
Distribution
Metabolism
Excretion
Toxicity

Hấp thu
Phân bố

Chuyển hóa
Thải trừ
Độc tính

AHFS

American Hospital Formulary Hiệp hội Dƣợc thƣ Bệnh viện Hoa
Service
Kỳ

ATC

Anatomical – Therapeutic –
Giải phẫu – Điều trị – Hoá học
Chemicals

BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế

DDD


Liều xác định trong ngày

Defined Daily Dose

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và Điều trị

ICD

International
for Diseases

Classification

INN

International Nonproprietary
Tên chung quốc tế
Name

Phân loại Quốc tế về Bệnh tật

MHBT

Mô hình bệnh tật


NMD

Trung tâm lƣu trữ thuốc Na Uy

iv


QSAR



Quantitative
Structure
Activity Relationships

TP.HCM

Mối quan hệ định lƣợng giữa cấu
trúc và tác dụng sinh học hay tác
dụng dƣợc lý
Thành phố Hồ Chí Minh

VEN

V: Vital
E: Essential
N: Non-Essential

V: Tối cần

E: Thiết yếu
N: Không thiết yếu

WCCDSM

WHO Collaborating Centre Trung tâm phối hợp về phƣơng pháp
for
Drug
Statistics thống kê thuốc của Tổ chức Y tế
Methodology
Thế giới

WHO

World Health Organization

v

Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức khoa Dƣợc BV Nhân Dân Gia Định Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2015 ......................................................................................................... 21

vi


DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. So sánh ƣu, nhƣợc điểm của các phƣơng pháp phân tích ........................... 6
Bảng 1.2. Cấu trúc hệ thống phân loại ATC ............................................................. 11
Bảng 1.3. Mã phân loại thuốc theo nhóm giải phẫu của ATC .................................. 12
Bảng 1.4. Phân loại Phenothiazine trong hệ thống phân loại Dƣợc lý – Điều trị ..... 17
Bảng 1.5. Mƣời chƣơng bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất với đối tƣợng bệnh nhân điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM năm 2017 ............................. 24
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ............................................................................. 27
Bảng 2.2. Ma trận ABC/VEN ................................................................................... 32
Bảng 2.3. Các chỉ số nghiên cứu ............................................................................... 32
Bảng 3.1. Kết quả phân tích danh mục thuốc ngoại trú theo mã ATC năm 2017 .... 36
Bảng 3.2. Kết quả phân tích sử dụng thuốc ngoại trú ở mỗi bậc ATC năm 2017 .... 38
Bảng 3.3. Kết quả phân tích sử dụng thuốc ngoại trú theo mã ATC năm 2017 ....... 39
Bảng 3.4. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phân tích ABC năm 2017 .............................. 41
Bảng 3.5. Các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm A năm 2017 .............. 42
Bảng 3.6. Các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm B năm 2017............... 43
Bảng 3.7. Các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm C năm 2017............... 44
Bảng 3.8. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phân tích VEN năm 2017 .............................. 45
Bảng 3.9. Các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm V năm 2017 .............. 46
Bảng 3.10. Các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm E năm 2017 ............. 46
Bảng 3.11. Các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm N năm 2017 ............ 47
Bảng 3.12. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phân tích ABC/VEN năm 2017 ................... 48
Bảng 3.13. Cơ cấu tiêu thụ thuốc nhóm A theo phân tích VEN năm 2017 .............. 49
Bảng 3.14. Cơ cấu tiêu thụ các thuốc trong phân nhóm AV theo mã ATC năm 2017 .
................................................................................................................................... 50
Bảng 3.15. Thuốc cụ thể trong phân nhóm AV theo mã ATC năm 2017 ................ 50
Bảng 3.16. Cơ cấu tiêu thụ các thuốc trong phân nhóm AE theo mã ATC năm 2017 .
................................................................................................................................... 51

vii



Bảng 3.17. Các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong phân nhóm AE theo mã
ATC năm 2017 .......................................................................................................... 52
Bảng 3.18. Cơ cấu tiêu thụ các thuốc trong phân nhóm AN theo mã ATC năm 2017 .
................................................................................................................................... 54
Bảng 3.19. Các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong phân nhóm AN theo mã
ATC năm 2017 .......................................................................................................... 54

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục những loại thuốc cần thiết thỏa mãn
nhu cầu khám chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện, phù hợp với
mô hình bệnh tật, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng bệnh
viện và khả năng chi trả của ngƣời bệnh. Những thuốc này trong một phạm vi thời
gian, không gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định luôn sẵn có bất kỳ lúc
nào với số lƣợng cần thiết, chất lƣợng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả phải
chăng.
Theo một số nghiên cứu, chi phí mua thuốc chiếm khoảng 30 – 40% ngân sách
ngành Y tế của nhiều nƣớc và phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng thuốc
không hợp lý và các hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả [41]. Các nghiên
cứu đã cho thấy tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý xảy ra tại nhiều nƣớc trên thế
giới. Tại các nƣớc đang phát triển, 30% – 60% bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh
gấp hai lần so với tình trạng cần thiết [38] và hơn một nửa số ca viêm đƣờng hô hấp
trên đƣợc điều trị kháng sinh không hợp lý. Cũng theo báo cáo kết quả công tác
khám chữa bệnh năm 2010 của Cục Quản lý khám chữa bệnh, tổng giá trị tiền thuốc
sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 58,7% tổng giá trị tiền viện phí hàng năm
[5]. Vì vậy, cung ứng thuốc kịp thời, đầy đủ với giá cả hợp lý, an toàn là nhiệm vụ

trọng tâm của khoa Dƣợc các bệnh viện, trong đó Hội đồng thuốc và Điều trị đóng
vai trò quan trọng trong việc xây dựng danh mục thuốc thiết yếu phù hợp về hiệu
quả sử dụng và chi phí.
Tại bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh, danh mục thuốc
ATC bắt đầu đƣợc quản lý và cài đặt phần mềm sử dụng vào năm 2009. Năm 2018
danh mục thuốc này đang dần đƣợc hoàn thiện nhƣng cho đến nay vẫn chƣa đƣợc
đánh giá thật sự trong quá trình sử dụng. Mục đích của hệ thống phân loại ATC là
cải thiện chất lƣợng của việc sử dụng thuốc. Trong đó, mục tiêu chính là duy trì sự
ổn định của mã ATC nhằm giảm thiểu những phức tạp do sự thay đổi thƣờng xuyên
của hệ thống phân loại này trong nghiên cứu xu hƣớng tiêu dùng thuốc. Sự phân
loại một chất trong hệ thống ATC không phải là khuyến cáo sử dụng thuốc, cũng

1


không nhằm đánh giá về chất lƣợng của một thuốc hay một nhóm thuốc mà là công
cụ cho nghiên cứu sử dụng thuốc [20].
Với mong muốn đƣa hệ thống phân loại ATC trở nên phổ biến và đƣợc áp
dụng tốt hơn tại Việt Nam, cũng nhƣ tiếp nối một số công trình nghiên cứu khoa
học đƣợc thực hiện thành công trƣớc đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích
danh mục thuốc theo mã ATC tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định” với hai mục tiêu
sau:
- Phân tích danh mục thuốc ngoại trú theo mã ATC.
- Phân tích tình hình sử dụng thuốc ngoại trú theo phƣơng pháp ABC và VEN,
theo mã ATC.
Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện danh mục thuốc ngoại trú và góp phần
quản lý danh mục thuốc ATC theo kết quả phân tích ABC, VEN hiệu quả và hợp lý
hơn cho Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành phố Hồ Chí Minh những năm tiếp
theo.


2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về danh mục thuốc bệnh viện
Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc
chủ động, có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Danh mục thuốc bệnh viện (DMTBV) đƣợc xây dựng hàng năm và có thể bổ sung
hoặc loại bỏ thuốc trong các kỳ họp của Hội đồng thuốc và Điều trị (HĐT&ĐT).
Danh mục thuốc đóng vai trò quan trọng trong chu trình mua sắm, dự trữ,
quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện.
1.1.1. Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
Việc xây dựng một danh mục thuốc phù hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, đảm
bảo thuốc có hiệu quả điều trị, với chất lƣợng tốt và chi phí hợp lý, đồng thời loại
bỏ các thuốc không an toàn và hiệu quả không cao, làm giảm những nguy cơ về sức
khỏe và lãng phí trong quá trình sử dụng thuốc.
 Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc:
Căn cứ vào danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế
(BYT) ban hành [4],[8],[9] đồng thời căn cứ vào mô hình bệnh tật và kinh phí của
bệnh viện, HĐT&ĐT sẽ xây dựng danh mục thuốc bệnh viện theo nguyên tắc:
- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị
trong bệnh viện.
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật.
- Căn cứ vào các hƣớng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã đƣợc xây dựng và áp
dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Đáp ứng với các phƣơng pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị.
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện.
- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do BYT
ban hành.
- Ƣu tiên thuốc sản xuất trong nƣớc [7].


3


 Các bƣớc xây dựng danh mục thuốc:
- Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trƣớc về số lƣợng và giá trị
sử dụng, phân tích ABC – VEN, thuốc kém chất lƣợng, thuốc hỏng, các phản ứng
có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy;
- Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một
cách khách quan;
- Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm
điều trị và theo phân loại VEN;
- Xây dựng các nội dung hƣớng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ nhƣ: thuốc hạn
chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hƣớng tâm thần,…).
- Tập huấn, hƣớng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc.
- Định kỳ hàng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc [7].
1.1.2. Một số phƣơng pháp phân tích danh mục thuốc bệnh viện
 Phƣơng pháp phân tích ABC:
Khái niệm: Phân tích ABC là phƣơng pháp phân tích tƣơng quan giữa lƣợng
thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ
lớn trong ngân sách sử dụng cho thuốc của bệnh viện.
Phân hạng sản phẩm nhƣ sau:
- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80% tổng giá trị tiền;
- Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20% tổng giá trị tiền;
- Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10% tổng giá trị tiền.
Thông thƣờng, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng sản phẩm, hạng B
chiếm 10 – 20% và 60 – 80% còn lại là hạng C [7].
Mục đích: Phân tích ABC đƣợc dùng để kiểm soát các thuốc thuộc nhóm A
đƣợc sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không; đây là nhóm ƣu tiên để xem xét đƣa ra
các quyết định lựa chọn và mua thuốc.

Đối với nhóm A:
+ Số lƣợng mặt hàng ít, giá trị tồn kho cao, cần có chính sách quản lý hàng
tồn kho chặt chẽ.

4


+ Thời gian đặt hàng cần thƣờng xuyên (mỗi tuần thậm chí mỗi ngày).
+ Tránh tồn trữ hàng với số lƣợng lớn.
+ Lựa chọn nhà cung ứng tốt để tiết kiệm chi phí.
+ Cần thiết phải xác định nhu cầu và dự báo doanh thu để tiết kiệm chi phí
tồn kho.
Đối với nhóm B:
+ Số lƣợng mặt hàng dự trữ vừa phải, giá trị tồn kho vừa phải.
+ Thời gian đặt hàng lại ít thƣờng xuyên hơn (mỗi tháng).
+ Cần theo dõi sự thay đổi chuyển sang nhóm A hoặc C.
Đối với nhóm C:
+ Số lƣợng mặt hàng dự trữ lớn, giá trị tồn kho ít.
+ Thời gian đặt hàng ít thƣờng xuyên nhất [22].
 Phƣơng pháp phân tích VEN:
Khái niệm: Phân tích VEN là phƣơng pháp giúp xác định ƣu tiên cho hoạt
động mua và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua
toàn bộ các loại thuốc nhƣ mong muốn. Trong phân tích VEN, các thuốc đƣợc phân
chia thành 3 hạng mục cụ thể nhƣ sau:
- Nhóm V (Vital – Tối cần) là nhóm thuốc dùng trong các trƣờng hợp cấp cứu
hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa
bệnh của bệnh viện.
- Nhóm E (Essential – Thiết yếu) là thuốc dùng trong các trƣờng hợp bệnh ít
nghiêm trọng hơn nhƣng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của
bệnh viện.

- Nhóm N (Non-Essential – Không thiết yếu) là thuốc dùng trong các trƣờng
hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị
còn chƣa đƣợc khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tƣơng xứng với lợi ích
lâm sàng của thuốc [7].
Sau khi hoàn thành phân tích VEN, cần phải so sánh giữa phân tích ABC và
VEN để xác định xem có mối liên hệ giữa các thuốc có chi phí cao và các thuốc

5


không ƣu tiên hay không. Cụ thể là cần phải loại bỏ những thuốc “N” trong danh
sách nhóm thuốc A có chi phí cao/ lƣợng tiêu thụ lớn trong phân tích ABC [29].
 Phƣơng pháp phân tích nhóm điều trị:
Khái niệm: Phân tích nhóm điều trị là phƣơng pháp phân tích thuốc dựa theo
nhóm điều trị đƣợc sắp xếp theo danh mục thuốc thiết yếu của WHO hoặc các tài
liệu tham khảo khác nhƣ hệ thống phân loại Dƣợc lý – Điều trị của hiệp hội Dƣợc
thƣ bệnh viện của Mỹ (AHFS) hoặc hệ thống phân loại Giải phẫu – Điều trị – Hóa
học (ATC) của WHO [7].
Mục đích:
- Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí
nhiều nhất.
- Trên cơ sở thông tin về mô hình bệnh tật xác định những vấn đề sử dụng
thuốc bất hợp lý.
- Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không
mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể.
- Hội đồng thuốc và điều trị chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất
trong nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế [29].
 So sánh ƣu, nhƣợc điểm của các phƣơng pháp [22]:
Bảng 1.1. So sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp phân tích
Phƣơng pháp


Phân tích ABC

Ƣu điểm

Nhƣợc điểm

- Xác định xem phần lớn ngân
sách chi trả cho thuốc nào.

- Không cung cấp đƣợc đủ
thông tin để so sánh những
thuốc có hiệu lực khác nhau.

- Lựa chọn những thuốc ƣu tiên

- Cần phải tiến hành cùng với

để mua và dự trữ trong bệnh

phân tích ABC để xác định xem

Phân tích VEN viện.

có mối liên hệ nào giữa các

- Cho phép so sánh những thuốc thuốc ƣu tiên không.
có hiệu lực điều trị và khả năng

6


- Tìm điểm chƣa hợp lý trong


cung ứng, sử dụng thuốc nhóm

sử dụng khác nhau.

AN.
- Xác định những vấn đề sử
dụng thuốc bất hợp lý trên cơ sở
thông tin về tình hình bệnh tật.
Phân tích

- Xác định đƣợc những thuốc bị - Chỉ so sánh đƣợc những thuốc

nhóm điều trị

lạm dụng hoặc những thuốc mà có cùng chung hiệu lực điều trị.
mức tiêu thụ không mang tính
đại diện cho những ca bệnh cụ
thể.

1.1.3. Thực trạng về danh mục thuốc sử dụng tại các bệnh viện Việt Nam
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vấn đề cung ứng thuốc trong bệnh viện đóng vai
trò quan trọng, có tác động trực tiếp đến hiệu quả điều trị đối với ngƣời bệnh. Một
trong những yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động cung ứng thuốc trong
bệnh viện là vấn đề sử dụng kinh phí thuốc. Theo các báo cáo, kinh phí sử dụng
thuốc trong bệnh viện thƣờng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng ngân sách của một
bệnh viện, nó có thể chiếm tỷ trọng tới 40 – 60% đối với các nƣớc đang phát triển

và 15 – 20% đối với các nƣớc phát triển [37],[40]. Tại Việt Nam, theo báo cáo kết
quả công tác khám chữa bệnh năm 2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh, tổng giá
trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 58,7% tổng giá trị tiền viện
phí hàng năm trong bệnh viện [5].
Năm 2013, nghiên cứu tại bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên nhóm thuốc ký sinh
trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 39,5% tổng kinh phí sử dụng thuốc [19]. Năm
2014, nhóm ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện đa khoa huyện Nga
Sơn chiếm tỷ lệ 11,62% [28], bệnh viện Quận 5 Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm
15,73% [13], bệnh viện đa khoa Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 22,07% tổng kinh phí sử
dụng thuốc [18]. Bên cạnh đó, năm 2014, nhóm thuốc vitamin và khoáng chất
chiếm tỷ lệ cao về số lƣợt bệnh nhân đƣợc chỉ định sử dụng nhƣ bệnh viện đa khoa

7


huyện Nga Sơn chiếm tỷ lệ 4,59% [28], bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn chiếm tỷ lệ
4,01% [14]. Nhƣ vậy rõ ràng việc sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh tại
nƣớc ta đang còn tồn đọng nhiều bất cập, cần sự thay đổi cho phù hợp.
Bên cạnh đó, phân tích danh mục thuốc bằng phƣơng pháp ABC, VEN đƣợc
đƣa vào Thông tƣ 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 08 tháng 08 năm
2013 là bƣớc đầu trong quy trình xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện và cũng
là phƣơng pháp phân tích nhằm phát hiện những vấn đề bất cập về sử dụng thuốc tại
bệnh viện.
Năm 2012, Huỳnh Hiền Trung đã dùng phân tích ABC, VEN là một tiêu chí
để đánh giá sự cải thiện trong can thiệp cải thiện chất lƣợng danh mục thuốc tại
bệnh viện nhân dân 115 TP.HCM. Theo số lƣợng thuốc, nhóm I (gồm: AV, AE,
AN, BV, CV) là nhóm cần đặc biệt quan tâm vì sử dụng nhiều ngân sách hoặc cần
cho điều trị, đã thay đổi từ 14,8% trƣớc can thiệp xuống còn 9,1% sau can thiệp.
Nhóm II (gồm: BE, BN, CE) tuy mức độ quan trọng ít hơn nhóm I nhƣng cũng là
nhóm thuốc cần giám sát kỹ vì sử dụng ngân sách tƣơng đối lớn và cần thiết cho

điều trị. Từ tỷ lệ 57,3% trƣớc can thiệp giảm xuống còn 41,6%, 71 hoạt chất đã
đƣợc HĐT&ĐT loại khỏi danh mục thuốc sau can thiệp. Nhóm III (CN) ít quan
trọng nhƣng chiếm tỷ lệ 27,9% theo số lƣợng, sau can thiệp còn 11,5%, có 82 hoạt
chất đƣợc loại khỏi danh mục thuốc [33].
Cũng trong năm 2012, nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hƣơng dùng phƣơng pháp
phân tích ABC/VEN là một trong các tiêu chí đánh giá hoạt động của HĐT&ĐT
trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa và nhận
thấy các bệnh viện đã mua sắm tƣơng đối tập trung vào các thuốc đƣợc sử dụng
nhiều nhất trong điều trị (sử dụng 70% tổng kinh phí để mua sắm 11,2% – 13,1% số
chủng loại thuốc). Đây là các thuốc có giá trị và số lƣợng sử dụng lớn trong bệnh
viện. Chính vì thế cần ƣu tiên trong mua sắm đồng thời quản lý chặt chẽ các thuốc
thuộc nhóm A này [21].
Tại Việt Nam, với tác động can thiệp của HĐT&ĐT, chất lƣợng danh mục
thuốc đã đƣợc cải thiện dù là chƣa đạt đƣợc yêu cầu cần thiết của một DMTBV.

8


Hiện nay, các bệnh viện đang bắt đầu áp dụng rộng rãi phƣơng pháp phân tích
ABV/VEN để làm căn cứ lựa chọn trong mua sắm, tồn trữ thuốc một cách hợp lý,
khoa học.
1.2. Tổng quan về hệ thống phân loại ATC
1.2.1. Lịch sử hình thành của hệ thống phân loại ATC
Từ những năm 60, lĩnh vực nghiên cứu sử dụng thuốc đã thu hút đƣợc sự quan
tâm của cộng đồng thế giới. Kết quả nghiên cứu trong thời gian 1966 – 1967 của
WHO tại châu Âu cho thấy có sự khác biệt rất lớn về vấn đề sử dụng thuốc giữa các
nhóm dân cƣ ở sáu nƣớc châu Âu.
Năm 1969, hội nghị chuyên đề về “Sự tiêu dùng thuốc” đƣợc tổ chức tại Oslo.
Hội nghị thống nhất cần phải có một hệ thống phân loại thuốc sử dụng cho các
nghiên cứu về tiêu dùng thuốc và để áp dụng trên toàn thế giới. Cũng tại Hội nghị

này, nhóm nghiên cứu sử dụng thuốc đƣợc thành lập với nhiệm vụ xây dựng, phát
triển và ứng dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng thuốc.
Song để đánh giá việc sử dụng thuốc, điều quan trọng là phải có đồng thời hệ
thống phân loại và một đơn vị đo lƣờng. Trung tâm lƣu trữ thuốc Na Uy (NMD) đã
đƣa ra một đơn vị đo lƣờng để sử dụng cho nghiên cứu sử dụng thuốc đƣợc gọi là
liều xác định theo ngày DDD. Hệ thống ATC/DDD này đã đƣợc sử dụng ở Na Uy
từ đầu những năm 70 khi đƣa ra những dữ liệu về vấn đề tiêu dùng thuốc.
Năm 1975, Hội đồng Y học Bắc Âu đƣợc thành lập phối hợp với NMD để
phát triển hệ thống phân loại ATC/DDD. Năm 1976, Hội đồng đã sử dụng phƣơng
pháp phân loại ATC/DDD để đƣa ra những số liệu thống kê về sử dụng thuốc ở Bắc
Âu. Kể từ đó, hệ thống phân loại ATC/DDD đƣợc sử dụng rộng rãi cho hầu hết các
loại thuốc trên thị trƣờng Bắc Âu. Cùng thời gian này, thông qua hoạt động của
nhóm nghiên cứu, hệ thống phân loại ATC/DDD ngày càng thu hút đƣợc sự quan
tâm của cộng đồng quốc tế.
Năm 1981, Trụ sở WHO tại Châu Âu đã giới thiệu hệ thống phân loại
ATC/DDD trƣớc cộng đồng quốc tế cho nghiên cứu sử dụng thuốc. Để phổ biến và
áp dụng hệ thống phân loại ATC/DDD trên toàn thế giới, Trung tâm phối hợp về

9


phƣơng pháp thống kê thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WCCDSM) đã đƣợc thành
lập vào năm 1982 với nhiệm vụ phối hợp sử dụng phƣơng pháp phân loại này.
Năm 1996, WHO thấy cần thiết phải phổ biến việc sử dụng hệ thống phân loại
ATC nhƣ một tiêu chuẩn quốc tế để nghiên cứu sử dụng thuốc. Vì thế, trung tâm
nghiên cứu về vấn đề này đã đƣợc chuyển từ Copenhagen, Đan Mạch tới trụ sở
chính của WHO ở Geneva. Điểm này rất quan trọng vì khởi động cho sự hợp tác
chặt chẽ trong công tác nghiên cứu sử dụng thuốc trên thế giới. Đồng thời, qua đó
giúp cho các chuyên gia của WHO tiếp cận đƣợc nhiều loại thuốc và mức độ sử
dụng chúng trên qui mô toàn cầu, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển.

WHO và NMD thống nhất nhiệm vụ chính của WCQDSM là duy trì và phát
triển hệ thống phân loại ATC/DDD, gồm các công việc sau:
- Phân loại thuốc theo hệ thống ATC/DDD. Ƣu tiên phân loại những đơn chất.
- Xây dựng DDD cho các loại thuốc đã có mã ATC.
- Phối hợp với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sử dụng thuốc để phổ biến
hệ thống ATC.
- Xem xét, duyệt lại hệ thống phân loại ATC/DDD trong trƣờng hợp cần thiết.
Năm 1996, Cơ quan quản lý và chính sách về thuốc của WHO đã thành lập
nhóm hoạt động về phƣơng pháp thống kê thuốc gồm 13 chuyên gia của WHO về
các lĩnh vực: dƣợc lý, dƣợc lâm sàng, sử dụng thuốc, qui chế thuốc, đánh giá
thuốc,... Các thành viên của nhóm có quốc tịch khác nhau, đại diện cho những
ngƣời sử dụng hệ thống ATC/DDD ở sáu khu vực khác nhau trên thế giới. Nhiệm
vụ chính của nhóm nhƣ sau:
- Tiếp tục phát triển hệ thống phân loại ATC/DDD.
- Thảo luận và đƣa ra những thay đổi cũng nhƣ quyết định về DDD và mã
ATC mới thay cho những liều DDD và mã ATC cũ khi cần thiết.
- Phát triển hơn nữa việc sử dụng hệ thống ATC/DDD nhƣ một tiêu chuẩn
quốc tế cho các nghiên cứu sử dụng thuốc.
- Duyệt, xem xét lại các thủ tục áp dụng những qui định và thay đổi về mã
ATC và DDD trong trƣờng hợp cần thiết để đảm bảo sự nhất quán và rõ ràng.

10


- Tiếp cận những nguồn dữ liệu thống kê về việc sử dụng thuốc trên thế giới,
khuyến khích việc thu thập thông tin thống kê có hệ thống, toàn diện về sử dụng
thuốc ở tất cả các khu vực và các nƣớc có sử dụng hệ thống ATC/DDD nhƣ một
tiêu chuẩn quốc tế.
- Phát triển các phƣơng pháp, sách và những hƣớng dẫn để có thể ứng dụng
thực tiễn, hợp lý hệ thống phân loại ATC/DDD trong lĩnh vực nghiên cứu và sử

dụng thuốc ở nhiều khu vực, đặc biệt những vấn đề có thể áp dụng đƣợc cho những
nƣớc đang phát triển [1],[20].
1.2.2. Cấu trúc hệ thống phân loại ATC
Tên hoạt chất dùng trong hệ thống phân loại ATC đƣợc ghi theo tên chung
quốc tế (INN). Nếu không có tên quốc tế thì chọn theo tên đƣợc chấp nhận ở Mỹ
hoặc Anh. Hệ thống phân loại thuốc ATC đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở ba yếu tố:
- Bộ phận cơ thể mà thuốc tác động vào (Anatomical).
- Tác dụng điều trị của thuốc (Therapeutic).
- Các đặc trƣng hoá học của thuốc (Chemical).
Trong hệ thống phân loại này, mỗi thuốc sẽ có ít nhất một mã bao gồm năm
bậc phân loại đƣợc ký hiệu dƣới dạng những nhóm chữ và số khác nhau [1],[20]
Bảng 1.2. Cấu trúc hệ thống phân loại ATC [1],[20]
Bậc

Ký hiệu

Ý nghĩa

1

01 chữ cái

2

02 ký tự số

3

01 chữ cái


Chỉ tác dụng dƣợc lý cụ thể.

4

01 chữ cái

Chỉ nhóm hoá học có liên quan đến tác dụng dƣợc lý.

5

02 ký tự số

Chỉ nhóm chức hoá học cụ thể của thuốc.

Chỉ bộ phận giải phẫu của cơ thể là nơi mà thuốc tác động vào.
Bậc 1 đƣợc chia thành 14 nhóm nhỏ tƣơng ứng với 14 chữ cái.
Chỉ tác dụng điều trị chính có liên quan đến bộ phận giải phẫu
của cơ thể mà thuốc tác động vào.

11


×