Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH KHÁNH HÒA BÌNH ĐỊNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.6 KB, 41 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu tuyến điểm du lịch Khánh Hòa –
Phú Yên – Bình Định” do nhóm 9 nghiên cứu và thực hiện. Chúng em đã kiểm tra rất
kỹ dữ liệu theo quy định hiện hành.
Mọi thơng tin trong cơng trình nghiên cứu này là kết quả của toàn bộ của các
thành viên trong nhóm. Các thơng tin hồn tồn trung thực và khơng sao chép bất ky
bài tập nào của các nhóm khác.
Chúng em xin đảm bảo các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng.
Nhóm xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực trong thơng tin
sử dụng trong cơng trình nghiên cứu này.
Trưởng nhóm 9
(Ký và ghi rõ Họ & Tên)
Đã ký


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________


_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
___________________________________________________
_______________________________________________________________
_______________________________________________________________
TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TUYẾN DU LỊCH KHÁNH HỊA – BÌNH ĐỊNH –
PHÚ N..................................................................................................................... 2
1.1. Vị trí, vai trò của tuyến du lịch.........................................................................2
1.1.1. Sơ đồ tuyến du lịch........................................................................................2
1.1.2. Vai trò của tuyến du lịch................................................................................2
1.1.2.1 Đối với vùng................................................................................................2
1.1.2.2 Đối với liên vùng.........................................................................................4
1.1.2.3 Đối với cả nước...........................................................................................4
1.2. Tài nguyên du lịch tuyến Khánh Hịa – Bình Định – Phú Yên.......................4
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên...........................................................................4
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.........................................................................6
1.2.2.1 Di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật.............................................6
1.2.2.2 Lễ hội văn hóa dân gian..............................................................................7
1.2.2.3 Ca múa nhạc...............................................................................................7
1.2.2.4 Ẩm thực.......................................................................................................7
1.2.2.5 Làng nghề thủ công truyền thống................................................................8

1.2.2.6 Các bảo tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật..................................................8
1.2.3. Đặc điểm nổi bật về tài nguyên du lịch.........................................................8
CHƯƠNG 2: CÁC ĐIỂM ĐẾN TRONG TUYẾN..................................................11
2.1. Khánh Hòa.......................................................................................................11
2.1.1. Sơ đồ tuyến điểm du lịch..............................................................................11
2.1.2. Các điểm du lịch nổi bật..............................................................................11
2.1.3. Vai trò của điểm đến....................................................................................14
2.1.4. Các dịch vụ du lịch......................................................................................14
2.2. Bình Định.........................................................................................................15
2.2.1. Sơ đồ tuyến điểm du lịch của điểm đến.......................................................15
2.2.2. Các điểm du lịch nổi bật..............................................................................15
2.2.3. Vai trò của điểm đến trong tuyến.................................................................17
2.2.4. Các dịch vụ du lịch của điểm đến, lưu trú, vui chơi giải trí đêm, mua sắm...
.............................................................................................................................. 17
2.3. Phú Yên............................................................................................................18
2.3.1. Sơ đồ tuyến du lịch......................................................................................18


2.3.2. Các điểm du lịch nổi bật..............................................................................19
2.3.3. Vai trò của điểm đến trong tuyến.................................................................21
2.3.4. Các dịch vụ du lịch......................................................................................21
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC TUYẾN DU LỊCH KHÁNH HỊA – BÌNH ĐỊNH –
PHÚ YÊN...................................................................................................................23
3.1. Các sản phẩm du lịch nổi bật đang khai thác................................................23
3.1.1. Du lịch biển, đảo.........................................................................................23
3.1.2. Du lịch nghỉ dưỡng......................................................................................23
3.1.3. Du lịch MICE..............................................................................................24
3.1.4. Du lịch di sản, tham quan, nghiên cứu văn hóa – lịch sử............................25
3.1.5. Du lịch tâm linh...........................................................................................26
3.1.6. Du lịch sinh thái..........................................................................................26

3.1.7. Du lịch ẩm thực...........................................................................................26
3.2. Một số chương trình du lịch đang khai thác trong tuyến.............................27
3.2.1. Chương trình Tour Nha Trang – Bình Định – Phú Yên của cơng ty Bazan
Travel.................................................................................................................... 27
3.2.2. Chương trình Quy Nhơn – Phú Yên 6 ngày 5 đêm: Hành trình về Xứ Nẫu
của công ty Quynhontourist..................................................................................27
3.3. Xu hướng phát triển du lịch của tuyến..........................................................28
3.3.1. Xu hướng phát triển sản phẩm du lịch........................................................28
3.3.1.1 Khánh Hịa................................................................................................28
3.3.1.2 Phú n.....................................................................................................29
3.3.1.3 Bình Định..................................................................................................30
3.3.2. Xu hướng mở rộng thị trường khách...........................................................31
3.3.3. Biện pháp phát triển du lịch bền vững trong tuyến......................................32
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................35


PHẦN MỞ ĐẦU
Du lịch là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nước ta,
việc đánh giá, nghiên cứu, thông hiểu về đặc điểm tự nhiên của địa phương, tài nguyên
du lịch là nhiệm vụ thiết yếu. Khánh Hịa – Bình Định – Phú n là 3 tỉnh lân cận với
nguồn tài nguyên khai thác du lịch phong phú, đặc sắc của vùng du lịch Duyên hải
Nam Trung Bộ, đây cũng là một trong những tuyến du lịch xuyên Việt tuy quen thuộc
nhưng lại khá mới mẻ đối với khách du lịch vì khá ít tuyến mà các chương trình du
lịch thiết kế có sự góp mặt đầy đủ của cả 3 tỉnh này, nếu có thì giữa các chương trình
du lịch mà các cơng ty, doanh nghiệp lữ hành cung cấp cũng hầu như có sự trùng lặp
đáng kể lịch trình những điểm tham quan và khơng có nhiều khác biệt. Mặc dù có
nhiều điều kiện nhưng việc khai thác tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế so
với tiềm năng của nó. Điều này cũng khá dễ hiểu vì tài ngun của các tỉnh cơ bản là
tương đồng với nhau. Mặc dù vẫn chưa được khai thác triệt để tuyến có các tỉnh kể

trên, song khi các điểm đến được đặt bên cạnh những tuyến đặc trưng khác hoặc khi
cắt tuyến, ví dụ như, tuyến Khánh Hịa – Phú n, Bình Định – Phú Yên, hay cụ thể
Nha Trang (Khánh Hòa) – Phú Yên – Quy Nhơn (Bình Định),… thì các chương trình
du lịch lại tương đối bắt mắt và thu hút khách du lịch, đa dạng điểm tham quan và loại
hình du lịch, vẫn phát huy rất tốt tiềm năng cá nhân mang lại, làm thế mạnh nổi bật
cho tuyến.
Trên cơ sở đó, nhóm quyết định chọn tuyến du lịch Khánh Hịa – Bình Định –
Phú n làm đề tài nghiên cứu.
Bố cục bài tập dự án gồm có 3 chương sau:
Chương 1. Tổng quan tuyến du lịch Khánh Hòa – Bình Định – Phú Yên
Chương 2. Các điểm đến trong tuyến
Chương 3. Khai thác tuyến du lịch Khánh Hòa – Bình Định – Phú Yên
Kết luận
Trong quá trình làm bài báo cáo có thể có nhiều sai sót xảy ra do giới hạn kiến
thức dù đã tham khảo nhiều tài liệu và sự hướng dẫn của Thầy. Chúng em mong nhận
được phản hồi, nhận xét, đánh giá của Thầy để có thể hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TUYẾN DU LỊCH KHÁNH HÒA – BÌNH
ĐỊNH – PHÚ N
1.1. Vị trí, vai trị của tuyến du lịch
1.1.1. Sơ đồ tuyến du lịch

1.1.2. Vai trò của tuyến du lịch
1.1.2.1 Đối với vùng
Khánh Hịa – Bình Định – Phú Yên là 3 tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ và cũng là 3 tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch của vùng. Có thể nói tuyến du lịch

này là tuyến có vai trị rất quan trọng đối với vùng Duyên Hải Nam Trung bộ bởi lẽ nó
hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch của vùng, có hệ thống tài nguyên du lịch
tự nhiên và nhân văn đa dạng, đặc sắc như tài nguyên du lịch biển đảo, hệ động thực
vật, các di sản văn hóa, di tích lịch sử, đặc biệt là văn hóa Chămpa, kiến trúc nghệ
thuật, khảo cổ, các lễ hội văn hóa dân gian, ca múa nhạc, ẩm thực, làng nghề thủ công
2


truyền thống, các bảo tàng và văn hóa nghệ thuật… Trong đó du lịch biển, đảo chính là
nguồn lực quan trọng của vùng, các tỉnh trong tuyến đều có biển tạo cho vùng có tiềm
năng cho lớn để phát triển các loại hình du lịch như nghĩ dưỡng biển, thể thao trên
biển, trên bãi cát, cũng như du lịch lặn biển, sinh thái biển,... các điểm đến trong tuyến
có những bờ biển đẹp như Quy Nhơn, Đại Lãnh, Vân Phong, Nha Trang... Nhờ sự kết
hợp giữa biển và núi đã tạo nên nhiều ky quan hùng vĩ. Những bãi biển đẹp trở thành
điểm đến lý tưởng cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí biển và có thể đầu tư xây
dựng và phát triển thành những khu nghỉ dưỡng biển cao cấp có sức hấp dẫn du lịch
mạnh mẽ. Với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, đặc biệt các bãi biển trên đảo vẫn giữ
được vẻ nguyên sơ vì vậy có giá trị đặc biệt đối với du lịch nghỉ dưỡng, thể thao và vui
chơi giải trí tên biển. [1]
Tài nguyên du lịch biển, đảo và di tích lịch sử văn hoá dân tộc là nguồn lực quan
trọng, trong đó đặc biệt vịnh Cam Ranh có thể phát triển thành điểm du lịch biển tầm
cỡ quốc tế. Với vị trí địa lý quan trọng, và những đặc thù về tài ngun thì tuyến du
lịch này giữ vai trị rất quan trọng nó giúp cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát
triển và trở thành là một trong bảy vùng du lịch cả nước và từ đó vai trị hết sức quan
trọng đối với du lịch Việt Nam.
Đặc biệt trong thời gian qua các tỉnh trong tuyến đã được các cấp chính quyền ở
các địa phương trong vùng quan tâm đầu tư khai thác có bước phát triển và đóng góp
nhất định vào sự nghiệp phát triển du lịch chung của Vùng. Sự phát triển du lịch đã
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và làm thay đổi diện mạo của nhiều tỉnh
trong tuyến, tạo nên nhiều việc làm, đóng góp tích cực vào cơng cuộc xóa đói giảm

nghèo đối với đồng bào vùng sâu vùng xa, củng cố vững chắc quốc phòng – an ninh
vùng biển và hải đảo. Những kết quả thu được của sự phát triển du lịch ở các tỉnh
trong tuyến của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong thời gian vừa qua thực sự đáng
ghi nhận.
Có sự đóng góp vào sự phát triển du lịch của tuyến từ việc sử dụng hiệu quả tài
nguyên du lịch biển, đảo gắn với đặc trưng của di sản văn hóa, tạo nên sức hấp dẫn
nhất định đối với du khách trong nước và quốc tế.
Chính nhờ tài ngun của tuyến du lịch Khánh Hịa – Bình Định – Phú Yên mà
vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã trở thành một trong những vùng có tiềm năng phát
3


triển du lịch của cả nước. Dựa vào lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, đã
thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đưa thị phần khách
du lịch quốc tế của vùng Duyên hải Trung Nam Bộ đến nay với quy mô khá lớn luôn
đứng thứ 3 về tổng lượng khách du lịch quốc tế đi du lịch giữa các địa phương.
1.1.2.2 Đối với liên vùng
Tuyến du lịch Khánh Hòa – Bình Định – Phú n có vị trí thuận lợi trong phát
triển du lịch vùng. Do nằm trên tuyến đường du lịch xuyên Việt, là cầu nối Nam Bắc,
là điểm xuất phát của các tuyến du lịch “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường
xanh Tây Nguyên”, “Cửa ngõ Đông Nam Bộ”. Đồng thời, vị trí địa lý thuận lợi, nằm
giữa các cửa biển nối dài các tuyến du lịch và hành lang kinh tế du lịch Đông Tây, tiếp
giáp với các vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Nơi đây giàu
tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới và các di tích lịch sử độc đáo của cả
nước, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch liên kết vùng và vùng. Vì vậy, phát
triển du lịch của tuyến này khơng chỉ là động lực của du lịch tỉnh trong vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ này mà còn là động lực của du lịch các vùng khác.
1.1.2.3 Đối với cả nước
Đây cũng là địa bàn phát triển du lịch bật nhất của cả nước, được ky vọng sẽ
mang lại những thương hiệu đẳng cấp cho ngành du lịch Việt Nam và góp phần quan

trọng thực hiện mục tiêu phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Các
tuyến du lịch với lợi thế biển đảo đưa du lịch biển đảo trở thành một trong năm ngành
lớn của kinh tế biển và có vai trị đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển nói
riêng và kinh tế của đất nước nói chung. Trong những năm qua, ngành du lịch biển của
nước ta luôn được chú trọng đầu tư phát triển và đã đạt được nhiều kết quả đáng
mừng, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo cơ hội việc làm cho người dân vùng biển và
ven biển, vừa có lợi cho việc bảo vệ thiên nhiên. Tài nguyên và mơi trường, bảo đảm
quốc phịng, an ninh biển và hải đảo. Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch
biển chiếm 70% – 80% lượng khách du lịch hàng năm, thu nhập từ hoạt động du lịch
biển chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nhập du lịch của cả nước. Điều này cho
thấy du lịch biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cả nước. [2]

4


1.2. Tài ngun du lịch tuyến Khánh Hịa – Bình Định – Phú Yên
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
 Tài ngun biển, đảo:
Khánh Hịa, Bình Định, Phú n thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với lợi
thế về biển đã tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng
biển.
Được mệnh danh là thiên đường du lịch, Khánh Hòa được thiên nhiên ưu đã sở
hữu nhiều bãi biển, đảo có cảnh quan rất đẹp. Dọc bờ biển Khánh Hịa có rất nhiều bãi
tắm đẹp như là bãi biển Nha Trang, Bãi Tiên, Dốc Lết, Đại Lãnh... Bên cạnh các bãi
biển đẹp thêm vào đó cịn có vịnh Nha Trang, được xếp hạng trong Câu lạc bộ những
vịnh đẹp nhất thế giới. Bên cạnh vịnh Nha Trang, còn phải kể đến các vịnh tuyệt đẹp
như Vân Phong, Cam Ranh của Khánh Hòa. Đặc biệt Khánh Hòa còn cso các đảo như:
đảo Hòn Tre, Hòn Mun, Hịn Một, Hịn Chồng... Ngồi ra cịn có huyện đảo Trường Sa
với nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Địa hình Phú n có các vịnh như đầm Cù Mơng, đầm Ơ Loan, vịnh Xn Đài,

phía nam từ Tuy An đến Vũng Rơ. Ven biển cịn có nhiều hịn đảo lớn nhỏ: Hịn Lao,
hịn Chùa, hịn Cơ, hịn Than… Một vài đảo nằm trong các vịnh có các bãi biển đẹp
như Bãi Mơn, Bãi Tiên, có nhiều lợi thế cho việc tắm biển và tham quan phong cảnh
của du khách. Phú n cịn có nhiều bãi biển Long Thủy, Bãi Xép, Bãi Rạng, Long
Thủy, Bãi Bàng – Bãi Tiên. Hơn nữa, hình thái và các cấu trúc địa hình do quá trình
kiến tạo ở khu vực này đã tạo ra các gành đá, các cũng vịnh, đầm phá với nhiều cảnh
quan đẹp như: gành Đá Đĩa, vịnh Vũng Rô, vịnh Xn Đài, đầm Ơ Loan, đầm Cù
Mơng. Nhờ điều kiện địa hình tạo thuận lợi mà Phú n dã có nhiều lợi thế cho việc
phát triển các loại hình du lịch biển, đảo với các loại hình du, du lịch tham quan, nghỉ
dưỡng, du lịch khám phá…
Bình Định được thiên nhiên ưu á ban tặng các danh lam thắng cảnh và bãi biển
đẹp với nhiều đảo, bãi tắm lớn, nhỏ như: Quy Nhơn, Ghềnh Ráng, Bãi Dài, Quy Hòa,
bán đảo Phương Mai, Trung Lương, Vĩnh Hội, Tân Thanh, Mũi Rồng – Tân Phụng,
đầm Thị Nại, Cù lao Xanh, Hải Giang, Nhơn Lý, Eo Gió, Phú Hậu…

5


Các bãi tắm ở Bình Định thường tập trung nhiều nhất là ở khu vực thành phố
Quy Nhơn và các vùng lân cận, nhờ đó nên rất thuận lợi cho việc lập quy hoạch xây
dựng và đầu tư phát triển thành các cụm, tuyến du lịch biển tập trung. Bình Định nổi
bật về tài nguyên biển, đảo với sự đa dạng về hệ sinh thái đặc trưng như: hệ sinh thái
bãi biển là cơ sở hình thành các bãi tắm và khu vực cảnh quan biển, với các rạn san hô,
sinh vật biển và hệ sinh thái đầm phá, vũng, vịnh và bán đảo. Nhờ hệ thống tài nguyên
này mà Bình Định có thể phát triển dịng sản phẩm chính, đặc trưng, có sức hấp dẫn
cao và đủ khả năng tạo thương hiệu cho du lịch Bình Định.
Có thể nhận thấy, tài nguyên du lịch biển, đảo là thế mạnh nổi bật khơng chỉ của
tuyến du lịch Khánh Hịa – Phú Yên – Nha Trang mà còn thế mạnh của vùng Duyên
Hải Nam Trung Bộ, khẳng định thương hiệu du lịch Vùng so với cả nước.
 Tài nguyên du lịch thuộc sơng, hồ, suối nước nóng, nước khống

Các hồ nước tự nhiên và nhân tạo như hồ Định Bình (Bình Định), hồ sơng Hinh
(Phú n) có giá trị du lịch sinh thái cao. Một số mỏ nước khống, nước nóng đã được
phát hiện và đưa vào sử dụng như mỏ nước khống Hội Vân (Bình Định), Phú Sen,
Trà Ơ, Lạc Sanh (Phú Yên), Nha Trang, Cam Ranh, Đảnh Thạnh (Khánh Hòa). Những
tài nguyên này được khai thác phục vụ nhằm mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui
chơi giải trí...
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tuyến du lịch Khánh Hòa – Bình Định – Phú n khơng chỉ có tài ngun du
lịch tự nhiên phong phú mà cịn có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo thể
hiện qua các di tích lịch sử, văn hóa, các lễ hội văn hóa dân gian, kiến trúc nghệ thuật,
ca múa nhạc, ẩm thực, làng nghề thủ công truyền thống, yếu tố con người và bản sắc
văn hóa dân tộc, các bảo tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật. Trong đó nổi bật là các giá
trị văn hóa ChămPa đặc sắc và văn hóa cộng đồng dân cư ven biển đa dạng, phong
phú. Có thể nói đây có thể là cơ sở để phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc
trưng mang thương hiệu của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và có sức hấp dẫn khách
du lịch cao. [1]

6


1.2.2.1 Di tích lịch sử – văn hóa, kiến trúc nghệ thuật
Tuyến du lịch có các di tích lịch sử – văn hóa như: cụm tháp Đơi, Bánh Ít, Cánh
Tiên, Dương Long... (Bình Định), Tháp Nhạn (Phú Yên), Tháp Bà Ponagar (Nha
Trang). Đây là những quần thể kiến trúc có quy mô lớn của người Chăm và đã từng là
khu đền thờ uy nghiêm nhất của họ. Nét độc đáo của tháp Chăm không chỉ thể hiện ở
kiến trúc độc đáo, chất liệu xây dựng, kiểu xây dựng mà nó cịn phản ánh rõ tín
ngưỡng thờ mẫu của người dân tộc Chăm. Mặc dù đã trải qua hàng trăm năm, tháp
Chăm bị bào mòn nhưng vẫn còn còn đầy sức sống và nơi đây hằng năm đã diễn ra
nhiều hoạt động văn hóa du lịch.
Hệ thống di tích gắn với các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc

cũng là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng đối với phát triển du lịch của tuyến. Nổi
bật trong hệ thống tài nguyên du lịch trên là các di tích gắn với khởi nghĩa Tây Sơn
(Bình Định), di tích thuộc hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc.
1.2.2.2 Lễ hội văn hóa dân gian
Ở Khánh Hịa cũng có lễ hội cá Ơng như các nơi khác như Bình Định, Phú n.
Nhưng điểm đặc biệt nhất có có lẽ là lễ hội Yến Sào (nơi diễn ra lễ hội là miếu thờ Bà
Chúa đảo Yến, Hòn Nội). Ngồi ra cịn có Festival biển Nha Trang được tổ chức hai
năm một lần, đây là một hoạt động quan trọng trong các hoạt động văn hóa du lịch của
địa phương, nhằm thu hút du khách và thúc đẩy du lịch của các tỉnh. Ngồi ra Khánh
Hịa cịn có các lễ hội đặc sắc khác như: Lễ hội tháp Bà Ponagar lễ hội Am Chúa...
Tại Bình Định lễ hội cầu ngư gắn liền hình thức diễn xướng hát Bả trảo, là hình
thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nổi bật của ngư dân Bình Định, tái hiện trọn vẹn và
sâu sắc quan niệm cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất trên biển của ngư dân Bình
Định và những người ở vùng biển miền Trung tiêu biểu cho dòng Bả trạo miền biển
Nam Trung Bộ. Ngoài ra ở Phú Yên cịn có các lễ hội như: lễ hội sơng nước Tam
Giang, lễ hội đầm Ô Loan, lễ hội Cầu ngư, hội đua ngựa gị Thì Thùng.
1.2.2.3 Ca múa nhạc
Hát bội (tuồng) là di sản văn hóa của Bình Định, ca từ Hát Bội phản ánh tình cảm
của con người. Ngồi ra, Bình Định cịn nổi tiếng với các lị võ cổ truyền đây cũng là
sản phẩm du lịch độc đáo, tạo dấu ấn riêng cho du lịch Bình Định.
7


1.2.2.4 Ẩm thực
Ẩm thực là một trong nét đặc sắc nhất của tuyến du lịch, với tất cả tính chất đặc
sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay. Các món ăn có khuynh
hướng kết hợp đủ mọi khẩu vị như chua, cay, đắng, chát, ngọt, bùi. Ẩm thực không
quá cầu ky trong chế biến, các món ăn nơi đây thường dân dã nhưng đậm đà hương vị
biển tự nhiên. Có các món ăn nổi tiếng như: bún chả cá, bánh ít lá gai (Bình Định), cá
ngừ đại dương, sị huyết Ơ Loan (Tuy Hịa), cháo tơm hùm Bình Ba, yến sào Hịn Nội,

nem nướng Ninh Hịa (Khánh Hịa). Bên cạnh đó cịn có các đặc sản mang đậm hương
vị miền Trung như: Bánh tráng, rượu Bầu Đá (Bình Định).
1.2.2.5 Làng nghề thủ cơng truyền thống
Nghề thủ cơng truyền thống của tuyến du lịch có lịch sử phát triển từ lâu đời trên
hầu hết các địa phương trong tuyến du lịch và đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm
không chỉ nổi danh trong nước mà cả nước ngồi. Các làng nghề có giá trị tiêu biểu để
khai thác và phát triển du lịch như: rượu Bàu Đá, nón Phú Gia (Bình Định); bánh tráng
Hịa Đa, nước mắm gành Đỏ (Phú Yên); nem chua Ninh Hịa, nai khơ Diên Khánh,
yến sào hịn Nội, nước mắm Cửa Bé (Khánh Hịa).
Có thể nhận thấy các làng nghề thủ cơng truyền thống của tuyến chính là một trong
những tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo đã và đang thu hút khách du lịch.
1.2.2.6 Các bảo tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật
Tuyến du lịch Khánh Hịa – Bình Định – Phú n cịn có bảo tàng Quang Trung,
viện Hải Dương Học là nơi có những bảo tàng độc đáo, mang đặc trưng vùng miền và
lưu trữ những cổ vật là tinh hoa văn hóa nghệ thuật, lịch sử của khu vực có giá trị tham
quan, nghiên cứu, tìm hiểu.
1.2.3. Đặc điểm nổi bật về tài nguyên du lịch
Cũng giống tương tự như tuyến Khánh Hòa – Bình Định – Phú n thì tuyến du
lịch Khánh Hịa – Ninh Thuận – Bình Thuận cũng nổi tiếng với tài nguyên biển đảo,
đồi cát, hệ động thực vật, di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt làm văn hóa Chămpa với
nhiều lễ hội phong tục tập quán đặc sắc, các đền tháp của người Chăm như Polong
Garai (Ninh Thuận), tháp Poshanư (Bình Thuận). Ngồi ra tuyến cịn có các vịnh như
vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận), vịnh Đá Nhảy (Bình Thuận)... có các đồi cát như đồi cát
8


Nam Cương, Sơn Hải (Ninh Thuận), đồi cát bay Mũi né, Bầu Trắng (Bình Thuận).
Ngồi những tài ngun về biển thì tuyến du lịch cịn đặc sắc về tài ngun sinh vật tự
nhiên như là vườn quốc gia Núi Chúa, vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận) vốn
đặc sắc với nguồn tài nguyên thiên nhiên độc đáo, nơi đây sở hữu khá nhiều cảnh quan

đẹp mắt, hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước.
 Điểm mạnh của tuyến du lịch
Có thể nói, tuyến Khánh Hịa – Bình Định – Phú Yên có hệ thống tài nguyên du
lịch phong phú và hấp dẫn, với địa hình, khí hậu đa dạng, tạo nên một hệ sinh thái vô
cùng đa dạng và phong phú thể hiện qua những danh lam thắng cảnh như: Vân Phong,
Ghành Đá Đĩa... là một ky quan của thời đại với sức hút du lịch mạnh mẽ, với hệ thống
quần đảo Trường Sa, các bãi biển, vịnh đẹp, nổi tiếng. Thơng qua lối sống, tơn giáo,
văn hóa dân gian, lễ hội, ẩm thực, đặc biệt là di sản van hóa, các di tích văn hóa, lịch
sử ... và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, là đàu mối giao thông: đường bộ, đường
biển, đường sắt, và các tuyến vận tải hàng không trong nước và quốc tế. Có dịch vụ
đưa đón sân bay tại cả 3 tỉnh trên tuyến, đặc biệt là sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh
Hòa). Đây là thế mạnh trong việc giúp cho vùng phát triển dịch vụ du lịch.
 Điểm yếu:
Mặc dù sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa phong phú, đa dạng
nhưng chưa phát huy hết tiềm năng, hệ thống sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn
điệu. Ngồi ra, cơng tác xúc tiến du lịch của địa phương ra nước ngồi cịn hạn chế,
thơng tin cung cấp cho du khách còn thiếu và kịp thời. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu
tư các khu du lịch còn những bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu. Cho đến nay, tài nguyên
du lịch dù là tự nhiên hay nhân tạo vẫn chưa được thống kê, đánh giá, phân loại, xếp
hạng để quản lý phát triển bền vững và hiệu quả. Do đó, tài nguyên du lịch rất nhiều,
nhưng việc khai thác và đào bới quá mức chỉ dừng lại ở bề nổi và việc phát triển các
nguồn tài ngun có thể sử dụng được cũng khơng phát huy được giá trị của tài
nguyên.
 Cơ hội:
Có thể thấy tiềm năng sinh thái của vùng biển của các tỉnh trong tuyến rất lớn
trong việc phát triển kinh tế du lịch. Với nhiều tiềm năng vượt trội về tài nguyên du
9


lịch thì có thể khẳng định Khánh Hịa, Bình Định, Phú Yên là những nơi lý tưởng để

thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch biển, đảo trong tương lai.
 Thách thức:
Chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch
bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, đặc biệt là đại dịch Covid – 19 đang diễn ra
ngày càng mạnh mẽ làm cho nghành du lịch ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề. Ngồi
ra biến đổi khí hậu đã tác động ngày càng gay gắt tới biển, đảo, lũ lụt hằng năm xảy ra
ở miền Trung làm ảnh hưởng nặng nề đến tài nguyên du lịch ở các địa phương trong
tuyến.

10


CHƯƠNG 2: CÁC ĐIỂM ĐẾN TRONG TUYẾN
2.1. Khánh Hòa
2.1.1. Sơ đồ tuyến điểm du lịch

2.1.2. Các điểm du lịch nổi bật
Tháp Ponagar (Nha Trang): Cịn có một tên gọi khác là Yang Po Inư hay Yang Pô
Ana Gar, nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao khoảng 10 – 12m so với mực nước biển. Là
quần thể kiến trúc Chăm Pa lớn nhất Việt Nam hiện nay và được xây dựng ở thời kì
đạo Hindu. Là nơi thờ nữ thần Ponagar, là người bảo vệ chăm lo cho đời sống người
dân nơi đây, được người dân tôn là Thiên Y Thánh Mẫu. Tuy chỉ là truyền thuyết
người xưa để lại nhưng đã tạo nên những văn hóa phong tục vơ cùng đặc sắc của
người Chiêm Thành. Khi đến đây, du khách sẽ được nghe sự tích về Nữ thần và nhiều
câu chuyện thú vị khác. Ngoài chuyện tham quan, chiêm ngưỡng một cơng trình kiến
trúc đặc sắc, việc đến dâng hương, làm lễ viếng để bày tỏ lòng thành của người dân
được đặt lên hàng đầu. Do có nhiều sự thay đổi, hiện nay khu di tích chỉ cịn lại 5 cơng
trình kiến trúc ở 2 mặt bằng gồm: Mandapa (tiền đình) và khu đền tháp ở phía trên (có
tính phí tham quan).



Khu du lịch suối khoáng I’resort (Nha Trang): là một trong ba khu du lịch tắm
bùn khoáng lớn và nổi tiếng nhất thành phố Nha Trang. Nằm cách trung tâm thành phố
khoảng 5km, n tĩnh, bình n khơng ồn ào, đông đúc. Sau bao ngày làm việc mệt
mỏi đến đây du khách sẽ được thư giãn với dịch vụ tắm bùn, suối khoáng. Xung quanh
là núi rừng hùng vĩ và dịng sơng Cái Nha Trang, kiến trúc nơi đây sử dụng những vật
liệu như gỗ, đá, lá dừa nước... càng để du khách cảm nhận được sự thoải mái khi đến
đây. Không gian mộc mạc, mang lại cho du khách cảm giác sảng khoái thư thái. Tắm
bùn – tắm khoáng khơng chỉ để thư giãn, cịn có tác dụng tuyệt vời để làm đẹp và chữa
bệnh được phổ biến từ lâu nay (vé được tính khác nhau ở mỗi dịch vụ).
Thác YangBay (Khánh Vĩnh): nằm trong một khu rừng nguyên sinh, khí hậu
trong lành, mát mẻ, cảnh quan hống sơ yên bình. Thu hút du khách bởi sự bình yên
của vùng núi rừng bạt ngàn cỏ, cây và thác nước, khơng khí thống đãng. Theo cách
gọi của người Ragla, Yang Bay có nghĩa là “thác trời”. Dịng nước lạnh đổ xuống
những lớp đá tung bọt trắng xóa như mây, tạo nên phong cảnh tuyệt đẹp và hữu tình.
Cịn có khu vui chơi, giải trí, để du khách trải nghiệm nhiều trị chơi mới lạ, độc đáo,...
Du khách cịn có thể thưởng thức những bản nhạc đặc biệt phát ra từ đàn đá, tìm hiểu
hàng trăm loại nhạc cụ dân tộc truyền thống như: đàn T’rưng, đàn đá, cồng, chiêng,...
tại hệ thống khu trưng bày nhạc cụ. Thưởng thức ẩm thực rừng núi độc đáo và phong
phú (có tính phí tham quan và phí các dịch vụ khác).
Chùa Ốc (Cam Ranh): bước vào chùa như bước vào thế giới đại dương bởi chùa
được làm từ vỏ ốc và san hơ. Có kiến trúc độc đáo nhưng khi bước vào chùa du khách
sẽ cảm nhận được không gian thanh tịnh chốn thiền tu. Điều đặc biệt khác, tháp Bảo
Tích cao 39m được ghi nhận là tháp cao nhất Việt Nam, có cấu trúc cầu ky. Đồ sộ và
uy nghi nhưng ít ai biết được đây là tác phẩm của các nhà sư trong chùa. Ngoài Tháp,
trải nghiệm “18 tầng địa ngục” rất thú vị. Chỉ dài khoảng 500m nhưng toàn bộ được
làm bằng đán, san hơ, vỏ ốc, bên ngồi bao bọc hình rồng bắt mắt. Ngơi chùa được
nhiều đồng bào Phật tử và du khách thập phương biết đến nhờ vẻ đẹp độc đáo này.
Ngồi việc dâng hương, cúng bái chính sự độc đáo đã thu hút du khách đến đây tham
quan, trải nghiệm (khơng tính phí).

Chợ Đầm (Nha Trang): điểm mua sắm lí tưởng cho du khách khi đến đây. Là một
trong những biểu tượng của thành phố, khu chợ lớn nhất và là trung tâm thương mại
bày bán các sản vật địa phương. Được gọi với cái tên độc lạ do ngày xưa nơi đây là


một cái đầm rất lớn, có diện tích lên đến 7 ha và thơng ra cửa biển. Có kiến trúc độc
đáo, từ trên cao nhìn xuống khu chợ như một bông sen khổng lồ, các cánh sen hướng
ra các tuyến đường khác nhau của thành phố. Tại đây bày bán đầy đủ các loại mặt
hàng từ phục vụ cho đời sống của người dân và cho du khách, cung cấp các loại lương
thực thực phẩm hằng ngày, các đặc sản địa phương hay quà lưu niệm. Điều đặc biệt
nơi đây, tại các quầy bán hải sản và trái cây luôn có một chiếc cân đối chứng để người
mua tự kiểm tra lại khối lượng, tránh bị ăn chặn hàng hóa hay nạn cân thiếu thường
gặp. Du khách đến đây ngoài việc mua sắm quà lưu niệm còn muốn tham quan khám
q ngơi chợ truyền thống có kiến trúc độc lạ này (khơng có phí).
Làng yến Mai Sinh (Nha Trang): khơng gian riêng biệt, thống đãng. Là khu
thương mại tích hợp đầy đủ các tiện ích: tham quan, mua sắm, check in, ẩm thực... Khi
đến đây du khách còn được khám phá mơ hình hang động Chim Yến, sống ảo với góc
phố ơ dù “Agueda”, mua sắm q lưu niệm tại khu thương mại tích hợp...
Chùa Long Sơn (Nha Trang): cịn gọi là chùa Phật Trắng, dưới chân núi Trại
Thủy. Có kiến trúc độc đáo và tôn nghiêm, thu hút du khách đến để chiêm bái và ngắm
cảnh. Sở hữu pho tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam và được ghi vào sách kỉ lục.
Hiện tại, chùa Long Sơn là ngơi chùa lớn nhất ở Khánh Hịa, tạo nên thắng cảnh đẹp
nổi tiếng. Thường vào ngày mùng 1 hay 15 Âm lịch hàng tháng, nhiều du khách đến
đây để chiêm bái hay đi tìm sự bình yên và thanh tịnh. Tháp chuông với quả Đại hồng
chung nặng 1500kg, tiếng chuông vang lên giữa núi rừng làm cho lòng người trở nên
sâu lắng hơn, khơng gian tĩnh lặng và n bình hơn (khơng tính phí).
Bãi biển Dốc Lết (Ninh Hịa): là bải biển xinh đẹp với những cồn cát trắng tinh
chạy dài, nước biển trong xanh dưới những hàng dương. Đắm mình trong làn nước
xanh biếc, mát mẻ của biển trong những ngày he oi bức là sự lựa chọn tuyết vời, với
đặc điểm là ít sóng và sóng nhỏ phù hợp cho người không biết bơi và trẻ nhỏ. Làn

nước trong xanh nhìn thấy đáy, nước cũng khá cạn. Ngồi tắm biển, du khách có thể
tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động vui chơi trên biển như: đi moto nước, chơi dù
bay... hay khám phá cuộc sống thường ngày của người dân làng chài. Đi chợ mua hải
sản tươi được bán ngay khi thuyền đánh bắt vừa vào bờ hay dịch vụ cắm trại dành cho
khách phượt (phí tham quan và phí các dịch vụ khác).
2.1.3. Vai trị của điểm đến


Nổi tiếng đến tầm quốc tế với thành phố biển Nha Trang, vịnh Nha Trang được
xếp hạng trong câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất Thế Giới. Đặc biệt, có quần đảo xa bờ
là Trường Xa, có tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo, thể thao, khám phá trong
tuyến. Dải quen biển như Vân Phong, đầm Nha Phu, Nha Trang, Cam Ranh đang được
tập trung đầu tư phát triển thành động lực du lịch của vùng. Các tài nguyên biển, đảo;
văn hóa Chămpa là tiền đề xây dựng sản phẩm du lịch của vùng có sức cạnh trạnh khu
vực và quốc tế. Nhiều tài nguyên tự nhiên và nhân văn khác góp phần làm đa dạng hóa
các sản phẩm du lịch cho vùng. Nhờ có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng trong
thời gian qua du lịch của tỉnh đã phát triển với tốc độ nhanh. Hằng năm, lượng khách
du lịch đến Khánh Hịa khơng nhỏ, làm tăng gia trị GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế
của các tỉnh trong vùng, có tỉ trọng ngành du lịch trong khối dịch vụ và trong cơ cấu
kinh tế chung khá cao. Du lịch phát triển, làm tăng thu nhập cho người dân trong vùng,
nâng cao trình độ dân trí do mở rộng quan hệ với du khách nước ngoài, có sự kiện
quan trọng là Festival biển Nha Trang góp phần nâng cao nhận thức về du lịch cho
nhân dân trong vùng. Đem đến nguồn thu nhập lớn từ du lịch cho vùng. Các tài
nguyên biển tương đồng, sân bay quốc tế Cam Ranh, biển Nha Trang... nhờ vào đó mà
hoạt động du lịch đã tạo nên những đặc điểm riêng, hình thành một trong những tỉnh
du lịch biển hàng đầu cả nước.
2.1.4. Các dịch vụ du lịch
Ăn uống:
 Đặc sản: Vịt Ninh Hịa, Yến sào hịn Nội, tơm hùm Bình Ba, nem Ninh Hịa, nai
khơ Diên Khánh,...

 Nhà hàng: Champa Garden Restaurant (304 Hai Tháng Tư, phường Vĩnh Thọ,
Nha Trang), Nha Trang View Restaurant (48 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nha Trang),
Costa Seafood (32 – 34 Trần Phú, Nha Trang),...
Lưu trú: Atlantic Nha Trang Hotel 4* (17/11a Nguyễn Thị Minh Khai, Nha
Trang), V hotel Nha Trang 4* (8 Hùng Vương, Lộc Thọ, Nha Trang), Arise hotel 3*
(Phạm Văn Đồng, Nha Trang), Mường Thanh Luxury 4* (60 Trần Phú, Lộc Thọ, Nha
Trang)...
Nơi vui chơi, giải trí về đêm: nhạc nước tại Vinpearl Land, chợ đêm Nha Trang,...


2.2. Bình Định
2.2.1. Sơ đồ tuyến điểm du lịch của điểm đến


2.2.2. Các điểm du lịch nổi bật
Bảo tàng Quang Trung (Tây Sơn): mang một kiến trúc cổ đặc trung, quy mơ khá
lớn với 9 phịng trưng bày. Cuộc đời và sự nghiệp của vua Quang Trung cùng với
phong trào Tây Sơn được tái hiện và những tài liệu, hiện vật được trưng bày tại nơi
đây như bia mộ tổ dòng họ Tây Sơn, sưu tập tiền đồng thời Tây Sơn, các sắc phong,
gia phả của nhiều vị văn thần, võ tướng thời Tây Sơn,... Khi đến đây du khách sẽ được
tìm hiểu tinh thần thượng võ qua màn biểu diễn võ thuật Tây Sơn qua 18 mơn binh khí
như roi, đao, cung, kiếm,... Nơi đây bao gồm 2 loại vé: vé vào cổng và vé xem nhạc
võ.
Khu du lịch Hầm Hô (Tây Sơn): được bao bọc bởi núi rừng nên nơi đây đem đến
ấn tượng cho du khách không chỉ là sự mát mẻ, khơng khí trong lành mà cịn bởi cảnh
quan hùng vĩ nơi đây. Được gọi là “vương quốc của đá” gồm nhiều tảng đá lớn, nhỏ
nằm xen kẽ, đan vào nhau tạo nên những vẻ đẹp độc đáo như: Hịn Ơng Táo, Hịn Vị
Rượu, hay Đá Bóp Vú,... Ở đây bao gồm 2 loại vé: vé vào cổng và vé các dịch vụ
khác.
Khu dã ngoại Trung Lương (Phù Cát): nằm giữa lưng chừng núi, bao bọc xung

quanh là núi đá và có chiều hướng ra biển. Đem đến cảm giác thoải mái, thư giãn sau
những ngày làm việc mệt mỏi. Khách đi theo đồn có tham quan, chụp ảnh, tắm
biển,... khách phượt có thể thuê lều để cắm trại thưởng ngoạn cảnh đẹp ban đêm với
16


các hoạt động về đêm như đốt lửa trại, tiệc nướng ngoài trời,... Con đường lát đá mềm
uốn lượn quanh sườn núi, bao bọc bởi những phiến đá nằm chồng chéo lên nhau, chính
vì điều này nên nơi đây được mệnh danh là “Đảo Jeju” Việt Nam. Hiện nay Khu dã
ngoại Trung Lương chưa thu vé vào cửa.
Khu du lịch Ghềnh Ráng – Tiên Sa (Qui Nhơn): Ghềnh Ráng – Tiên Sa là danh
thắng bậc nhất ở Bình Đình. Là quần thể sơn thạch rộng lớn, từ Ghềnh Ráng sẽ nhìn
thấy thành phố Qui Nhơn, khí hậu mát mẻ, trong lành. Nơi những dãy núi đá nhập
nhô, chập trùng tạo thành hang, thành rạng, thành gành với một bên là những bãi cát
trắng mịn, mặt biển xanh màu ngọc bích lãng mạn, trữ tình. Thiên nhiên ban tặng cho
Ghềnh Ráng nhiều bãi tắm độc đáo với nhiều viên đá cuội được sống biển mài nhẵn
một thời gian nên có hình dạng như quả trứng: bãi tắm Hoàng Hậu,... Khi đến đây còn
được viếng thăm mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử – một thi sĩ nổi tiếng của làng thơ ca Việt
Nam. Khi đến đây sẽ được miễn phí vé vào cổng.
Ky Co (Qui Nhơn): bãi tắm hoang sơ với nước biển trong xanh, bãi cát màu vàng
nhạt, xung quanh là núi non hùng vĩ với những mỏm đá lớn nhỏ, cịn có những tảng đá
ngăn nước lại tạo thành những hồ bơi tự nhiên. Được mệnh danh là “Maldives của Việt
Nam”. Khi đến đây, du khách ngoài chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ của thiên nhiên
còn được lặn ngắm san hơ dưới đáy biển. Du khách có thể theo thuyền thúng của ngư
dân ra bãi Dứa ngắm san hô hay thuê thuyền hoặc cano để đi câu cá, câu mực... tìm
hiểu cuộc sống đánh bắt hàng ngày của người dân. Nơi đây có hai loại vé: vé vào cổng
và vé các dịch vụ khác.
Eo gió (Qui Nhơn): nơi đây thu hút khách du lịch bởi hình dáng đặc biệt nhìn
như hõm yên ngựa, nằm giữa 2 ngọn núi cao sát biển. Thu hút du khách bởi vẻ đẹp
hoang sơ, kì vĩ của thiên nhiên. Có thể chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ từ xa.

Khơng khí thống đãng với những làn gió mát rượi mang theo vị mặn của biển giúp
tâm hồn du khách trở nên thư thái, thoải mái sau những ngày làm việc mệt mỏi. Khám
phá các hang động ky bí như: hang Ky Co, hang Ba Nghé... có rất nhiều chim én kéo
về đây làm tổ. Là nơi check in lí tưởng của du khách hiện nay. Ở đây chỉ tính vé cho
du khách vào tham quan.
Chùa Thiên Hương (An Nhơn): là nơi lưu giữ Ngọc Xá Lợi – đồ vật có ý nghĩa
tâm linh đối với Phật tử, có cảnh sắc hài hịa và tao nhã. Mọi người đến viếng với một
17


niềm tin rằng Phật Tổ sẽ ban phúc cho những nơi có Ngọc Xá Lợi, chủ yếu để cầu
bình an, cầu phúc, mong được Phật phù hộ. Có diện tích khá rộng, các gian nhà với
mái ngói cong mang đậm nét cổ kính và uy nghiêm. Khơng gian xanh nơi đây mang
đến cảm giác thanh tịnh, nhẹ nhàng khi bước vào chùa.
2.2.3. Vai trò của điểm đến trong tuyến
Nằm trong vùng kinh tế trong điểm miền trung, là cửa ngõ phía đơng của Tây
Ngun, điểm nối quan trọng trong hành lang kinh tế Đơng – Tây. Bình Định cịn có
cái tên quen thuộc là vùng “đất võ, trời văn”, nơi lưu giữ nhiều di tích văn hóa
Champa. Hiện nay, cũng là nơi tồn tại nhiều giá trị văn hóa đặc thù như võ cổ truyền,
dân ca cổ truyền, lễ hội văn hóa truyền thống... Ngồi những giá trị văn hóa, lịch sử
Bình Định cịn được thiên nhiên ưu ái vơ số phong cảnh vô cùng tươi đẹp, đặc biệt là
tài nguyên biển với nhiều bãi tắm và thắng cảnh đẹp hoang sơ.
Là một trong 5 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, là trung tâm của tiểu
vùng du lịch phía bắc dun hải Nam Trung Bộ, Bình Định đã ghi được những dấu ấn
trên bản đồ du lịch Việt Nam. Thời gian gần đây, Bình Định thực hiện liên kết vùng
phát triển du lịch. Du lịch Bình Định đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể góp phần
quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và phát triển du lịch chung
cho cả nước. Thay đổi diện mạo, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện môi trường, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Năm 2018, du lịch tạo ra 116,1 nghìn việc
làm, tương đương 11,77%, đóng góp qua thuế sản phẩm là 541 tỷ đồng...

2.2.4. Các dịch vụ du lịch của điểm đến, lưu trú, vui chơi giải trí đêm, mua sắm...
 Các dịch vụ du lịch:
Đặc sản
 Rượu Bầu Đá: nổi tiếng bởi hương vị thanh mát, khơng gây khó chịu cho người
uống ngược lại còn dễ chịu, khoan khái. Ủ từ nguồn nước sạch tại Bình Đình và
khơng thể thay thế bằng loại nước khác. Rượu ngon là nhờ một phần vào chiếc
bình xứ thủ cơng đựng rượu. Rượu có độ cồn cao, sẽ gây khó uống cho người
mới thử lần đầu tiên. Du khách có thể mua về làm quà cho người thân. Giá dao
động từ 42.000 – 20.000 đồng/lít.

18


 Tré Bình Định: mặc dù là món ăn quen thuộc với người dân miền Trung nhưng
tré Bình định có hương vị riêng biệt. Giá dao động khoảng 27.000 đồng/cái.
 Bánh ít lá gai: bánh có màu xanh đen đặc trưng từ lá gai, một loại cây có tính
thảo dược giúp giải độc gan và thanh nhiệt cơ thể. Ngoài thưởng thức tại chỗ du
khách có thể mua về làm quà cho người thân. Giá dao động từ 3.000 –
5.000/cái.
 Nem chợ huyện: đủ vị mặn, ngọt, giòn, béo, dai... Thích hợp mang về làm quà.
Giá dao động khoảng 50.000/chục.
 Một số món ăn khác nhất định phải thử khi đến Bình Định như: mắm nhum Mỹ
An, bánh xèo Mỹ Cang, mực ngào, bánh tráng nước cốt dừa...
Nhà hàng: Nhà hàng Tàu Hoa Hoa (Phan Chu Trinh, Thành phố Quy Nhơn), nhà
hàng Tre Restaurant (Ghềnh Bàng, Bãi Dài, Thành phố Quy Nhơn), nhà hàng Cine
(94D An Dương Vương, Quy Nhơn), nhà hàng Quê Hương (125 Tăng Bạt Hổ hay 185
Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn)...
Nơi lưu trú: khách sạn Hồng Thanh 2* (phường Ngơ Mây, thành phố Quy
Nhơn), khách sạn Sea Star 2* (phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn), khách
sạn Tân Nhật Sương 2* (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn), Umi House 3* (phường

Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn)…
Các địa điểm vui chơi về đêm, mua sắm: phố văn hóa nghệ thuật Lê Đức Thọ
(Quy Nhơn), chợ đêm Quy Nhơn (đường Lê Duẩn), phố ẩm thực Ngô Văn Sở (Quy
Nhơn),...

2.3. Phú Yên
2.3.1. Sơ đồ tuyến du lịch

19


2.3.2. Các điểm du lịch nổi bật
Ghềnh Đá Đĩa (Tuy An): nhìn từ xa trơng rất giống một tổ ong to khổng lồ, là tập
hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau. Có màu đen huyền bí và sếp san sát nhau
tạo thành bãi đá. Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng vẹo chất chồng tàng tầng như
chồng bát dĩa nên có tên là Gành Đá Đĩa. Khung cảnh nơi đây rất tuyệt khi chúng ta
ngắm hồng hơn, cái đẹp của ánh sáng của bầu trời tạo nên khung cảnh nên thơ mà ky
vỹ. Khi đến đây sẽ được ngắm nhìn vẻ xinh đẹp, nên thơ của một bông hoa vẫn đang
độ xuân sắc. Là địa điểm check in, sống ảo được du khách chú ý. Vé ở đây gồm: vé
tham quan và vé các dịch vụ khác.
Nhà thờ Mằng Lăng (Tuy An): là nơi lưu trữ rất nhiều giá trị văn hóa lịch sử, có
những cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Kiến trúc của nhà thờ được
thiết kế theo phong cách Gothic nhưng vẫn chứa đựng những nét văn hóa đặc trung
của Việt Nam, có tuổi đời từ 1200 năm. Phần hang vịm và phần chân trụ của nhà thờ
trông rất đặc biệt, được ví như khối thạch nhũ của Vịnh Hạ Long. Khi có dịp đến với
xứ Nẫu hãy ghé thăm nơi này. Nơi đây được miễn phí vé tham quan.
20


Đập Tam Giang (Tuy An): mặc dù chỉ có một dịng sơng chảy qua nhưng vẫn

được gọi là Tam Giang. Với những ngày tháng lao động mệt mỏi thì đây là lựa chọn để
chữa hành tâm hồn của mình. Thanh bình và yên tĩnh đến lạ, hoang sơ, mộc mạc như
chính người dân nơi đây. Ngắm nhìn cảnh dịng nước trôi êm ả, người dân miền quê
hoạt động chậm rãi mà quên hết những chuyện lo âu, muộn phiền của cuộc sống.
Đầm Ơ Loan (Tuy An): từ trên cao nhìn xuống như một con chim phượng hồng
dang đơi cánh rộng lớn phủ kín cả một vùng. Vào khoảng tháng giêng, người dân nơi
đây sẽ tổ chức rất nhiều lễ hôi như đua ghe, cúng thần, cầu ngư,... đến vào dịp này du
khách sẽ được tham gia vào các lễ hội để hiểu hơn về cuộc sống của người dân nơi
đây. Hồng hơn bng xuống, là thời khắc tuyệt vời để chiêm ngưỡng trọn vẻ đẹp của
đầm. Những ánh nắng cuối ngày nhuộm đỏ cả một vùng trời, là thời điểm ngư dân trở
về sau một ngày dài đánh bắt ngoài biển tạo nên một tuyệt tác ngỡ chỉ có trong tranh.
Sự hài hịa đã tạo nên ấn tượng khó qn trong lòng du khách. Đến đây du khách còn
được thưởng thức những món ăn tiêu biểu trong nền ẩm thực Phú Yên. Nơi đây chỉ
tính vé tham quan.
Bãi Xép (Tuy Hịa): tuy chỉ dài 500m nhưng bãi Xép lại có khung cảnh đặc sắc
với bãi cát vàng óng ánh bên các bãi đá hoang sơ, những mũi đá đen nhô ra biển cùng
đồng cỏ và rừng phi lao chạy dài bát ngát. Bãi cát vàng ôm trọn lấy làn nước trong
xanh màu ngọc bích, bước chân xuống nước cảm giác mát lạnh như bước vào hồ nước
đá xua tan đi cái nóng bức và mệt mỏi. Khi đứng trên những gành đá lớn sẽ thấy được
vẻ đẹp bao la “non xanh nước biếc” say đắm lòng người trọn trong tầm mắt. Ngồi
tham quan, nghĩ dưỡng đây là địa điểm lí tưởng cho các bạn gái đam mê chụp hình
sống ảo. Khơng tính phí tham quan khi đến đây.
Tháp Nhạn (Tuy Hòa): đa số người dân nơi đây cho rằng do có nhiều chim nhạn
bay tới đây sinh sống và làm tổ trên ngọn tháp nên có cái tên là tháp Nhạn. Kiến trúc
và nghệ thuật điêu khắc Chăm pa xưa đã tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát và tuyệt
mỹ. Đã trã qua rất nhiều năm, tháp Nhạn vẫn đứng uy nghi sừng sững như một nhân
chứng sống cho lịch sử. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp cổ kính của kiến
trúc Chăm, tìm hiểu rõ hơn về nền văn hóa của dân tộc. Khi đến đây vào ngày Rằm
tháng Giêng, du khách sẽ có cơ hội tham gia vào lễ hội vía Bà nhằm tưởng nhớ công
ơn của Thánh Mẫu Thiên Y A Na hoặc hội thơ Ngun tiêu (có tính phí tham quan).

21


×