TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--------***--------
TIỂU LUẬN
Học phần: Quan hệ kinh tế quốc tế – Mã học phần: KTE306
Tên đề tài: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của
ASEAN giai đoạn 2010-2020
Nhóm thực hiện: Nhóm số 3 – KTE306(GD2-HK1-2021)BS.1
STT
Họ và tên
MSSV
1
Tạ Hồng Ngọc (Nhóm trưởng)
2014110184
2
Đỗ Thị Kim Anh
1911110010
3
Lê Minh Cường
2014110043
4
Nguyễn Khánh Ly
2014110160
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Minh
Hà Nội, tháng 11 năm 2021
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................................4
I. Tổng quan về ASEAN...........................................................................................4
II. Quy mô nền kinh tế.............................................................................................5
III. Kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN....................................................9
IV. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN..........................17
V. Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam với ASEAN.......................................30
KẾT LUẬN................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................40
LỜI MỞ ĐẦU
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, là một tổ chức chính trị, kinh
tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á. Tính đến thời điểm
hiện tại, ASEAN gồm 10 quốc gia: Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia,
Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Đối với Việt Nam, ASEAN đóng một vai trị khơng nhỏ trong việc góp phần thúc đầy
nền kinh tế quốc gia, cũng như tăng cường các mối quan hệ giao thương, trao đổi giữa
các nước. Do đó, việc nghiên cứu về nền kinh tế ASEAN là một việc làm cấp thiết và
cần có nhằm giúp nước ta nhận biết được vị thế kinh tế của mình và có những đường
lối chính sách phù hợp cả về ngắn hạn và dài hạn.
Chính vì vậy, nhóm chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
Tình hình phát triển kinh tế ASEAN giai đoạn 2010 – 2020
Qua đó, giúp cho chúng em có được cái nhìn tổng quan, toàn diện về nền kinh tế khu
vực cũng như có thêm những hiểu biết, kinh nghiệm cho mơn học và chặng đường sự
nghiệp trong tương lai.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chúng em cũng đã tham khảo nhiều cơng trình
nghiên cứu trước đó, nhưng chưa có tài liệu nào tập hợp đầy đủ các thông tin cần thiết
về nền kinh tế ASEAN cập nhật đến năm 2020. Bởi vậy, trong bài tiểu luận này, nhóm
chúng em đã liệt kê và phân tích tình hình kinh tế ASEAN chủ yếu dựa trên những số
liệu khách quan thu thập được từ các nguồn chính thống.
Do hiểu biết có hạn, cộng thêm bối cảnh bất lợi khách quan do dịch bệnh, do đó việc
nghiên cứu của chúng em khơng thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em hi vọng sẽ
nhận được sự góp ý của thầy để bài làm có thể trở nên hoàn thiện hơn. Chúng em xin
trân trọng cảm ơn thầy!
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. TỔNG QUAN VỀ ASEAN
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển
-
Tiền thân của ASEAN là tổ chức có tên Hiệp hội Đơng Nam Á (ASA), là một
liên minh được thành lập năm 1961 gồm Philippines, Malaysia và Thái Lan.
-
Vào 08/08/1967 tại Bangkok, Thái Lan với các thành viên đầu tiên là Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines nhằm mục đích ban đầu là cam kết sự
hợp tác về kinh tế, xã hội, văn hóa, cơng nghệ, giáo dục và các lĩnh vực khác trên cơ
sở hòa bình, bền vững, tơn trọng, hợp tác cùng phát triển đồng thời hợp tác chống tình
trạng bạo động và bất ổn giữa các nước trong khu vực.
-
07/01/1984, Brunei Darussalam gia nhập ASEAN.
-
Năm 1992: Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa
thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)
-
Tiếp đó, vào ngày 28/07/1995 Việt Nam cũng trở thành thành viên thứ 7 của tổ
chức này.
-
Với sự gia nhập của Lào và Myanmar vào 23/07/1996 và Campuchia vào ngày
30/04/1999, ASEAN chính thức bao gồm 10 thành viên tính đến thời điểm hiện tại.
1.2. Giới thiệu về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)
-
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ chín (2003), các nhà lãnh đạo các quốc
gia thành viên ASEAN đã tuyên bố khẳng định quyết tâm của các nước ASEAN xây
dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng
Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hoá-Xã hội (ASCC); đồng thời cũng phác thảo
những ý tưởng lớn của từng Cộng đồng.
-
Vào ngày 31/12/2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được
thành lập.
-
Mục tiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN là nhằm tăng cường hợp tác và phát
triển kinh tế giữa các nước ASEAN, cụ thể:
+
Thiết lập một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung,
+
Xây dựng một khu vực kinh tế cạnh tranh,
+
Phát triển kinh tế cân bằng, và
+
Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
II. QUY MƠ NỀN KINH TẾ
Quy mơ nền kinh tế ASEAN được thể hiện qua giá trị GDP từng năm như bảng
và biểu đồ dưới đây:
Bảng 2.1. GDP của ASEAN và tỷ trọng GDP so với thế giới giai đoạn 2010 – 2020
Đơn vị: Nghìn tỷ USD, %
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
GDP ASEAN
1,93
2,25
2,39
2,50
2,53
2,46
2,58
2,79
2,99
3,17
3,08
Tỷ trọng so với thế giới
2,92
3,06
3,18
3,23
3,18
3,28
3,38
3,44
3,47
3,63
3,64
Nguồn số liệu: statista.com, worldbank.org
Biểu đồ 2.1. Giá trị GDP và tỷ trọng so với thế giới của nền kinh tế ASEAN giai
đoạn 2010 – 2020
Đơn vị: Tỷ USD, %
Object 3
Nguồn số liệu: statista.com, worldbank.org
Sau những cố gắng tích cực nhằm thúc đẩy nền kinh tế khu vực, ASEAN đã phát
triển và vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới với tỷ trọng chiếm hơn 3%
so với thế giới trong những năm gần đây.
Nhìn chung, tổng sản phẩm nội địa của ASEAN có xu hướng tăng lên trong giai
đoạn 2010 – 2020. Cụ thể, trong năm 2020, GDP ASEAN đạt hơn 3,08 nghìn tỷ USD,
tăng gần 240% so với mức 1,93 nghìn tỷ vào năm 2010. Đây là kết quả rất tích cực đối
với nền kinh tế Đông Nam Á giai đoạn này sau những biện pháp, chính sách phục hồi
chủ động của các nước từ khi bước ra khỏi cuộc Khủng hoảng tài chính tồn cầu 20072008.
●
Ngun nhân của sự tăng trưởng
Lý giải cho sự tăng trưởng tích cực này, ta có thể giải thích qua những nguyên
nhân sau:
Thứ nhất, ASEAN phục hồi nhanh trong giai đoạn nhờ những chính sách, chủ
trương phù hợp của từng quốc gia nhằm cải thiện và tăng trưởng kinh tế mỗi nước.
Trong những chính sách phục hồi nền kinh tế của các quốc gia ASEAN, có thể kể đến
các chính sách “Thái Lan 4.0” cơng bố năm 2014 tại Thái Lan, Kế hoạch tổng thể phát
triển cơng nghiệp 2010-2020 (IMP3) và chính sách mới 2013-2020 về khoa học, công
nghệ và đổi mới (STI) của Malaysia hay Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 –
2020 của Việt Nam.
Thứ hai, sự gia tăng của xu hướng tồn cầu hóa kinh tế trên thế giới và khu vực
đã góp phần thúc đẩy giao thương bn bán, mở rộng sản xuất và phát triển thương
mại quốc tế trong khu vực. Tồn cầu hóa kinh tế giúp các quốc gia mở rộng thị trường
tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, tăng chun mơn hóa và hiệu quả sản xuất trong khu vực.
Có thể kể đến sự gia tăng của các Hiệp định thương mại tự do với thế giới và trong
khối như: CPTPP, RCEP, AFTA,…
Thứ ba, sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới và khu vực đã giúp
cho ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ ở các quốc gia ASEAN tăng hiệu quả đáng kể.
Các ngành nông – công nghiệp, dịch vụ truyền thống yêu cầu nguồn nhân lực cao dần
được thay thế bởi bàn tay của khoa học, máy móc. Qua đó, năng suất trung bình dần
được cải thiện và đóng góp phần khơng nhỏ vào nền kinh tế.
Thứ tư, khu vực ASEAN với lợi thế về địa lý, tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân
lực dồi dào, giá nhân công rẻ đang ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt
là từ những nước phát triển, đi đầu về kinh tế như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,
…
Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn chứng kiến hai lần sụt giảm trên đà tăng
trưởng của GDP ASEAN, cụ thể là năm 2015 và 2020. Điều này hồn tồn có thể lý
giải được bởi vì trong những năm 2015 và 2020, nền kinh tế ASEAN chịu ảnh hưởng
bởi những biến động trong nền kinh tế toàn cầu:
+
Vào năm 2015, nền kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn bởi thị trường
chứng khốn có những bất ổn, các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Nga, Châu Âu cũng
biến động và tạo nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế ASEAN.
+
Cuối năm 2019 diễn ra sự bùng phát mạnh của Đại dịch Covid xuất phát từ
Trung Quốc và tình hình dịch bệnh kéo dài suốt năm 2020 làm ảnh hưởng không nhỏ
tới tình trạng chung của nền kinh tế ASEAN nói riêng và kinh tế tồn cầu nói chung.
Có thể thấy rằng, tỷ trọng kinh tế của ASEAN với thế giới có xu hướng tăng lên
ổn định. Kể cả vào năm 2020 khi GDP của các nước ASEAN có phần giảm nhẹ so với
cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên nếu so với nền kinh tế toàn cầu đang chịu nhiều tổn
thương vào thời điểm năm 2020 thì tỷ trọng ASEAN vẫn có sự tăng trưởng tích cực.
Bảng 2.2. Giá trị GDP của từng quốc gia trong ASEAN năm 2020
Đơn vị: Tỷ USD
STT
Quốc gia
1
Brunei
2
Cambodia
3
Indonesia
4
Laos
5
Malaysia
6
Myanmar
7
Philippines
8
Singapore
9
Thailand
10
Vietnam
Tổng cả khối ASEAN
Nguồn số liệu: statista.com
GDP năm 2020
12,02
25,95
1059,64
19,08
338,28
81,26
362,24
339,98
501,89
340,82
3081,16
Biểu đồ 2.2. Giá trị GDP năm 2020 của 10 nước ASEAN
Đơn vị: Tỷ USD
Object 5
Nguồn số liệu: statista.com
Trong nền kinh tế ASEAN 2020, có thể thấy sự vượt lên nổi trội của Indonesia
với tổng sản phẩm quốc nội lên tới 1,06 nghìn tỷ USD, chiếm tới gần 35% GDP của cả
khối ASEAN. Đây là nền kinh tế có quy mơ lớn nhất khu vực Đông Nam Á, và cũng là
quốc gia duy nhất đạt mốc nghìn tỷ USD. Theo sau đó là Thái Lan ở vị trí thứ hai với
501,89 tỷ USD và thứ ba là Philippines với 362,24 tỷ USD.
Tuy nhiên, cũng có thể dễ dàng nhận thấy trình độ phát triển của ASEAN trong
năm 2020 có sự khác biệt lớn khi so sánh giữa các nước, chứng tỏ nền kinh tế đang có
sự phân hóa đáng kể giữa các quốc gia cùng khu vực.
Một trong những lý do giúp nền kinh tế Indonesia có thành tích nổi bật hơn so
với các quốc gia trong khu vực chính là nhờ lợi thế về mặt địa lý (Tổng diện tích và
dân số lớn nhất trong khối) và các chính sách tận dụng tài nguyên, giao thương trao
đổi khơn ngoan và phù hợp. (Các chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nước
ngoài, thu hút vốn đầu tư)
Các nước ASEAN cần phải có sự hợp tác chặt chẽ và thống nhất hơn nữa trong
tương lai nhằm cải thiện tình hình phân hóa nền kinh tế khu vực và hướng tới sự phát
triển đồng đều của mỗi quốc gia. Nếu khơng, tình trạng này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy
đáng nói trong tương lai gần, gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế như: Gây nên
nhiều tệ nạn xã hội như sản xuất, buôn lậu hàng hóa trái phép, sự chênh lệch về trình
độ sản xuất, cách biệt văn hóa và gia tăng khả năng ô nhiễm môi trường do khai thác
trái phép.
III. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÁC NƯỚC ASEAN
Trong giai đoạn 2010-2020, nhìn chung tình hình xuất khẩu của cả 10 nước
ASEAN đã có sự phát triển ở cả lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu dịch vụ.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu vẫn có những sự biến động trong từng giai đoạn nhất
định do phải chịu ảnh hưởng từ các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới.
Giai đoạn 2010-2014, kim ngạch xuất khẩu ASEAN tăng đều do các nước thực
hiện các biện pháp phục hồi kinh tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007.
Giai đoạn 2015-2016, kim ngạch xuất khẩu lại có xu hướng giảm. Ngun nhân
đến từ tình hình bất ổn tại nhiều khu vực trên thế giới, thị trường tài chính - tiền tệ
quốc tế biến động phức tạp cùng với việc thiếu hụt đầu tư và tiêu dùng trì trệ ở nhiều
nước.
Giai đoạn 2017 – 2020, tình hình xuất khẩu của ASEAN có nhiều dấu hiệu tích
cực. Tuy nhiên, không bao lâu sau trạng thái phục hồi và tăng trưởng nhanh nền kinh
tế, các nước ASEAN lại phải chịu ảnh hưởng tiêu cực đến từ cuộc chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung năm 2018 và đại dịch Covid 19. Điều này được thể hiện rõ ràng qua
kim ngạch xuất khẩu giảm rõ rệt vào năm 2020.
3.1. Xuất khẩu hàng hóa
Tình hình xuất khẩu hàng hóa của các nước ASEAN trong giai đoạn qua được
thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ kim ngạch xuất khẩu bên dưới:
Bảng 3.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các nước ASEAN trong giai
đoạn 2010 - 2020
Đơn vị: Tỷ USD, %
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất
của ASEAN (tỷ USD)
khẩu hàng hóa (%)
2010
1054
30.95%
2011
1250
18.56%
2012
1259
0.71%
2013
1281
1.75%
2014
1297
1.25%
2015
1159
-10.61%
Năm
2016
1140
-1.62%
2017
1309
14.85%
2018
1443
10.17%
2019
1423
-1.39%
2020
1393
-2.05%
Nguồn số liệu: Trademap
Biểu đồ 3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các nước ASEAN trong giai đoạn
2010 - 2020
Đơn vị: Tỷ USD, %
Object 7
Nguồn số liệu: Trademap
Về kim ngạch xuất khẩu, có thể dễ dàng nhận thấy sự tăng lên rõ rệt trong giai
đoạn qua. Năm 2010, kim ngạch đạt 1054 tỷ USD thì đến năm 2020 đã đạt 1393 tỷ
USD, tức đã tăng lên 1,3 lần. Năm 2010 đạt mức kim ngạch thấp nhất, trong khi năm
2018 đạt cao nhất với 1443 tỷ USD. Về tốc độ tăng trưởng, qua các năm khơng có xu
hướng tăng dần đều mà biến động theo từng giai đoạn. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng đạt
cao nhất vào năm 2010 là 30.95%, vì đây là năm đầu tiên của giai đoạn phục hồi nền
kinh tế chung của thế giới sau cuộc khủng hoảng toàn cầu. Năm 2015 đạt tốc độ tăng
trưởng thấp nhất là -10.61%, nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu và nguyên liệu biến
động lớn cùng thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế khơng ổn định. Tốc độ tăng trưởng
trong hai năm gần đây đạt con số âm do thế giới nói chung phải chịu ảnh hưởng của
đại dịch Covid 19.
●
Nguyên nhân của sự tăng trưởng
Lý giải cho sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ASEAN, ta có thể chú ý đến
một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, xu thế tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường trên thế giới nói
chung, ASEAN nói riêng đã thúc đẩy việc mở rộng giao thương, làm tăng giá trị xuất
khẩu hàng hóa của mỗi nước. Theo đó, sức cạnh tranh và hiệu quả của toàn bộ nền
kinh tế được nâng cao, hình thức góp vốn trực tiếp nước ngồi (FDI) càng được đẩy
mạnh, làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng và thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa trong
nước và quốc tế. Ngoài ra, nhờ tham gia vào các hiệp định song phương, đa phương,
thuế quan dần được xóa bỏ, góp phần tác động tích cực lên tình hình xuất khẩu của các
nước đang phát triển như ASEAN.
Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và khoa học kỹ thuật làm giảm chi
phí thương mại, nâng cao hiệu quả sản xuất. Khi các doanh nghiệp trong nước được
tiếp cận với công nghệ hiện đại, giá thành đầu vào sản xuất rẻ hơn, việc năng lực sản
xuất được nâng cao là tất yếu. Hơn nữa, với sự xuất hiện của các yếu tố công nghệ
mới, nhiều doanh nghiệp trong nước bắt buộc phải vươn lên, đổi mới, cải tiến hoạt
động thì mới có đủ sức cạnh tranh các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước
ngoài. Khi khả năng cung ứng hàng hóa của tồn bộ nền kinh tế được đảm bảo, kim
ngạch xuất khẩu cũng theo đó mà tăng lên.
Thứ ba, thu nhập của người dân ở các nước đang phát triển tăng lên đã tạo ra nhu
cầu lớn về hàng hóa nước ngồi. Khi thu nhập tăng, tỷ trọng tiêu dùng các hàng hóa
giá trị cao tăng lên. Xu hướng ưa chuộng các sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu
nổi tiếng nước ngoài ngày càng tăng. Điều này tác động trực tiếp làm cho kim ngạch
xuất khẩu của các quốc gia ASEAN tăng lên.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, nhưng so
với thế giới, kim ngạch của ASEAN vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ, được thể hiện ở
bảng bên dưới:
Bảng 3.2. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu hàng hóa của ASEAN so với thế giới trong
giai đoạn 2010 - 2020
Đơn vị: Tỷ USD, %
Năm
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của ASEAN (tỷ USD)
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của ASEAN trong tổng giá trị xuất
khẩu hàng hóa thế giới (%)
2010
1054
7.05%
2011
1250
6.95%
2012
1259
6.89%
2013
1281
6.85%
2014
1297
6.93%
2015
1159
7.12%
2016
1140
7.22%
2017
1309
7.51%
2018
1443
7.53%
2019
1423
7.65%
2020
1393
8.13%
Nguồn: Trademap
Dựa vào bảng số liệu có thể thấy tỷ trọng giá trị xuất khẩu hàng hóa của ASEAN
trong tổng giá trị của thế giới luôn ổn định ở mức độ 6% - 7% và tăng dần qua các
năm. Năm 2012 có giá trị thấp nhất là 6.85%, và tăng đến 8,13% trong năm 2020.
Điều này là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực phát triển kinh tế cũng như đẩy mạnh xuất
khẩu của các quốc gia ASEAN. Đồng thời cho thấy sự đóng góp của ASEAN trong sự
tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Dưới đây là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của từng quốc gia trong ASEAN năm
2020:
Biểu đồ 3.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của 10 nước ASEAN năm 2020
Đơn vị: Tỷ USD
Object 9
Nguồn số liệu: Trademap
Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các nước phân bố khơng đồng đều.
Singapore là quốc gia có kim ngạch lớn nhất, đạt 373.91 tỷ USD và chiếm 26.84%
tổng giá trị trong khối ASEAN. So sánh với hai nền kinh tế Lào và Brunei, con số này
lớn hơn gấp hơn 53 lần vì Lào và Brunei chỉ đạt xấp xỉ 7 tỷ USD giá trị xuất khẩu
hàng hóa trong năm 2020. Việt Nam cũng là một quốc gia có đóng góp đáng kể cho
giá trị toàn khối khi đạt 281.44 tỷ USD và chiếm 20.2%, chỉ xếp sau Singapore.
Malaysia và Thái Lan lần lượt xếp ở vị trí 3 và 4.
3.2. Xuất khẩu dịch vụ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, tình hình thương mại dịch vụ của
ASEAN cũng có những chuyển biến tích cực. Dưới đây là biểu đồ tổng kim ngạch
xuất khẩu dịch vụ của toàn khối ASEAN trong giai đoạn 2010 - 2020:
Biểu đồ 3.3. Tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của toàn khối ASEAN trong giai
đoạn 2010 - 2020
Đơn vị: Tỷ USD, %
Object 11
Nguồn: UNCTAD
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ có xu hướng thay đổi ổn định hơn xuất
khẩu hàng hóa. Qua các năm 2010 - 2019, giá trị xuất khẩu dịch vụ tăng dần. Năm
2010 đạt giá trị thấp nhất là 2149 tỷ USD, năm 2019 có giá trị cao nhất là 4544 tỷ
USD, tức tăng gấp 2,11 lần. Sự sụt giảm mạnh vào 2020 là kết quả của đại dịch Covid
19, khi dịch vụ du lịch quốc tế là thế mạnh của nhiều quốc gia ASEAN (điển hình là
Thái Lan) phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy giá trị xuất khẩu tăng dần qua các
năm nhưng tốc độ tăng trưởng lại không đồng đều. Cụ thể, giai đoạn 2010 - 2011 có
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, trong khi năm 2020 có tốc độ tăng trưởng sụt giảm sâu
và nhanh (-31.07%).
●
Nguyên nhân của sự tăng trưởng
Sự tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu dịch vụ của toàn khối có thể được lý giải
qua các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do tính chất đặc trưng của dịch vụ là vơ hình và phụ thuộc chính vào
con người nên các quốc gia đang phát triển như ASEAN khơng cần phải có một lượng
vốn khổng lồ để phát triển. Với lợi thế về nhân lực trẻ nhạy bén với công nghệ cũng
như có sức sáng tạo vơ hạn, các quốc gia hồn tồn có thể tạo ra các dịch vụ mới và
cải tiến các dịch vụ hiện tại để thương mại hóa, nâng cao giá trị xuất khẩu dịch vụ.
Thứ hai, xu thế tồn cầu hóa tạo ra nhiều tác động thuận lợi tới dịch vụ du lịch
quốc tế, một điểm mạnh trong phát triển dịch vụ của các quốc gia ASEAN. Toàn cầu
hóa thúc đẩy các quốc gia điều chỉnh các chính sách nới lỏng và cải tiến thủ tục nhập
cảnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch. Khi mở cửa tham gia các tổ chức
quốc tế, các nước phải cạnh tranh để vươn lên tạo ra nhiều giá trị hơn cho người tiêu
dùng, thu hút họ sử dụng dịch vụ du lịch của nước mình.
Thứ ba, sự phát triển của khoa học - công nghệ đã tạo ra nhiều dịch vụ mới có
tốc độ phát triển rất nhanh về cả số lượng và chất lượng. Nhờ có cơng nghệ thông tin,
Internet, Smartphone mà các dịch vụ truyền thống ngày càng được nâng cấp, có thêm
nhiều tiện ích, kết nối các bên có nhu cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ với nhau.
Ngoài ra, nhiều dịch vụ thuộc các lĩnh vực khác nhau đã được thương mại hóa trên
tồn cầu dựa vào các nền tảng trên, có thể kể đến dịch vụ ngân hàng điện tử, giảng dạy
trực tuyến, hội chợ triển lãm ảo, quảng cáo xuyên quốc gia, ...
Thứ tư, thu nhập tăng cao làm cho con người có nhu cầu tìm đến các dịch vụ cá
nhân như du lịch, giáo dục, giải trí, chăm sóc sức khỏe,... Vào năm 2019, thế giới có
hơn 1,5 tỷ lượt người đi du lịch nước ngoài (theo UNWTO), doanh thu du lịch quốc tế
đạt 1460 tỷ USD (theo Statista). Các nước ASEAN có lợi thế rất lớn về thiên nhiên,
văn hóa và con người, nên có thể dễ dàng lợi dụng điều này để phát triển các loại hình
dịch vụ du lịch quốc tế. Các quốc gia đạt được nhiều lợi ích từ dịch vụ này có thể kể
đến Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.
Đánh giá về mức độ đóng góp của ASEAN trong giá trị xuất khẩu dịch vụ, tỷ
trọng giá trị của toàn khối so với thế giới vẫn còn thấp, thể hiện qua bảng số liệu sau
đây:
Bảng 3.3. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu dịch vụ của ASEAN so với thế giới trong giai
đoạn 2010 - 2020
Đơn vị: tỷ USD, %
Năm
Tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
của ASEAN (tỷ USD)
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
của ASEAN trong tổng giá trị xuất
khẩu dịch vụ thế giới (%)
2010
214.97
5.41%
2011
253.73
5.68%
2012
275.89
6.00%
2013
303.51
6.21%
2014
316.17
6.03%
2015
318.02
6.36%
2016
336.14
6.69%
2017
370.07
7.07%
2018
430.46
7.30%
2019
454.52
7.65%
2020
313.31
6.29%
Nguồn: UNCTAD
Theo bảng số liệu, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của dịch vụ của ASEAN so với
thế giới tăng dần qua các năm, tuy nhiên con số vẫn còn khiêm tốn. Tỷ trọng thấp nhất
là vào năm 2010, đạt 2010 và tăng lên cao nhất vào năm 2019, đạt 7.65%. Tuy nhiên,
đến năm 2020 giảm còn 6.29%. Nguyên nhân là do các quốc gia trong khối đều áp
dụng các biện pháp cách ly xã hội, làm kìm hãm các hoạt động sản xuất, xuất khẩu để
đảm bảo an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp. Tuy
nhiên lại phải đánh đổi tốc độ phát triển kinh tế. Để phục hồi lại nền kinh tế, các quốc
gia cần ứng biến nhanh nhạy hơn trong giai đoạn này, và có nhiều biện pháp khác khi
dịch bệnh giảm dần mức độ nghiêm trọng và dần kết thúc.
Bảng dưới đây so sánh giá trị xuất khẩu dịch vụ của từng nước trong khối
ASEAN trong năm 2020 và 2019, để dễ dàng theo dõi mức độ ảnh hưởng của dịch
bệnh lên các quốc gia:
Biểu đồ 3.4. Giá trị xuất khẩu dịch vụ của 10 nước ASEAN trong năm 2019 và
2020
Đơn vị: tỷ USD
Object 13
Nguồn: UNCTAD
Các quốc gia trong khối ASEAN có sự chênh lệch rất lớn về khả năng cung cấp
dịch vụ quốc tế. Singapore là nước có giá trị xuất khẩu dịch vụ lớn nhất toàn khu vực
với tổng kim ngạch năm 2019 là 217.19 tỷ USD, cách xa vị trí thứ hai là Thái Lan với
81.18 tỷ USD, tức cao hơn gấp gần 6 lần. Nước có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ thấp
nhất là Lào với giá trị đạt 1.18 tỷ USD, so với Singapore thì quy mơ nhỏ hơn 184 lần.
Xét về mức độ chênh lệch so với 2019, Singapore là nước có độ sụt giảm nhỏ
nhất là -14%, trong khi Lào giảm nhiều nhất là -71%. Việt Nam có mức giá trị xuất
khẩu và sụt giảm trung bình trong khối, với các con số lần lượt là 27.675 tỷ USD (năm
2019) và -32%.
IV. THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI (FDI) VÀO ASEAN
4.1. FDI vào tồn ASEAN
4.1.1. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI) vào ASEAN
a. Xu hướng chung của dịng FDI vào ASEAN
Biểu đồ 4.1. Thu hút FDI vào ASEAN và tỷ trọng thu hút FDI vào ASEAN trong
tổng FDI Inflows toàn thế giới
Đơn vị: Tỷ USD, %
Object 15
Nguồn số liệu: investasean.asean.org
Trong giai đoạn 2010-2020, nhìn chung ASEAN đã chứng kiến sự gia tăng của
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng như tỷ trọng trong FDI toàn cầu (tăng
từ 6,8% lên 13,9%).
Sau những năm khủng hoảng kinh tế 2008 và 2009, dòng FDI vào các nước
ASEAN đã có những khởi sắc rõ rệt. Tất cả các nước ASEAN đều nhận được dòng
vốn vào cao hơn trong năm 2009, ngoại trừ Philippines.
Sau sự sụt giảm vào năm 2011 (đạt 87,6 tỷ USD), dòng FDI và ASEAN bắt đầu
tăng trở lại và duy trì sự gia tăng ổn định này trong 3 năm liên tiếp cả về lượng vốn
đầu tư và tỷ trọng trong FDI toàn cầu.
Năm 2014, ASEAN chứng kiến dòng vốn FDI tăng mạnh nhất, đạt hơn 130 tỷ
USD và vượt dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc lần đầu tiên kể từ năm 1993, khiến
ASEAN trở thành nơi tiếp nhận FDI lớn nhất trong số các nước đang phát triển.
Năm 2015-2016 chứng kiến sự sụt giảm về tỷ trọng FDI vào ASEAN trong tổng
FDI tồn cầu trong khi dịng vốn FDI thực tế khơng giảm nhiều, năm 2015 đạt 118,7 tỷ
USD. Nguyên nhân là do sự quay trở lại của dòng FDI vào các nước phát triển tăng
đột biến trở lại, sau những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008-2009.
Năm 2017 đánh dấu sự tăng trở lại của nguồn vốn FDI vào ASEAN với tốc độ
tăng trưởng lớn nhất trong giai đoạn 2010-2020, đạt 156,1 tỷ USD cũng như bắt đầu
cho 4 năm liên tiếp tỷ trọng khu vực trong FDI toàn cầu tăng liên tục.
Năm 2019 và 2020 là hai năm đặc biệt đối với ASEAN về đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI): Năm 2019 chứng kiến dòng vốn vào cao nhất từ trước đến nay của khu
vực, ở mức 182 tỷ USD - đưa ASEAN lần nữa trở thành điểm nhận FDI lớn nhất trong
số các nước đang phát triển - và năm 2020 chứng kiến tác động chưa từng có của đại
dịch COVID-19, với vốn FDI giảm 25%, xuống còn 137 tỷ USD.
Tỷ trọng FDI vào ASEAN trong tổng FDI toàn cầu:
Biểu đồ 4.2. Tỷ trọng FDI vào một số nước và vùng lãnh thổ trong tổng FDI toàn
cầu
Đơn vị: Phần trăm (%)
Object 17
Nguồn: />Trong giai đoạn 2010-2020, FDI toàn cầu khá bấp bênh và từ 2015, liên tục có xu
hướng giảm xuống. Đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, FDI toàn cầu
giảm đến mức thấp nhất trong thập kỉ, đạt 991 tỷ USD. Trong khi đó, FDI vào ASEAN
lại có xu hướng tăng, dù năm 2020 cũng ghi nhận mức giảm mạnh. Theo đà đó, tỷ
trọng FDI vào ASEAN trong tổng FDI toàn cầu ngày càng lớn, từ 6,8% năm 2010 lến
13,9% trong năm 2020. Cũng trong năm 2020, tổng FDI của ASEAN chỉ đứng sau
Trung Quốc (212 tỷ USD) và Mỹ (164 tỷ USD).
FDI vào ASEAN giai đoạn này chỉ thấp hơn EU, Hoa Kỳ và Trung Quốc, trở thành
một trong những khu vực thu hút FDI hàng đầu thế giới.
Biểu đồ 4.3. FDI vào ASEAN và toàn thế giới giai đoạn 2010-2020
Đơn vị: Phần trăm (%)
Object 20
Nguồn số liệu: investasean.asean.org
Ngoài ra, sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009, các nhà đầu tư có xu
hướng đưa dịng FDI vào các nước đang phát triển có tốc độ phát triển nhanh như
Trung Quốc, Brazil, các nước Đông Bắc Á, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, dẫn đến tỷ
trọng FDI của ASEAN giai đoạn đầu 2010-2020 có dấu hiệu tăng dần. Tuy nhiên, đến
năm 2015-2016, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển bắt đầu chậm lại,
nguồn FDI có xu hướng tập trung trở lại các nước phát triển như Mỹ, các nước EU,
Vương quốc Anh, dẫn đến sự sụt giảm xuống 5,7% năm 2015 và 5,5% năm 2016 của
FDI ASEAN trong tổng FDI toàn cầu. Những năm tiếp theo, dòng FDI đến từ các nền
kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và FDI từ các nước nội khối ASEAN ngày càng
tăng
b. Các nhà đầu tư chính
Bảng 4.1. Tỷ trọng đầu tư FDI của các quốc gia vào ASEAN giai đoạn 2010-2020
Đơn vị: Tỷ USD
2019
2020
Hoa Kỳ
34.6 Hoa Kỳ
Nhật Bản
23.9 Singapore
2010-2020
34.7 Nội khối ASEAN
14 EU – 28
Hong Kong
Singapore
15.7 (TQ)
12
12.9 Nhật Bản
8.5
Hong Kong
(TQ)
Hoa Kỳ
Nhật Bản
238.4
200.4
186.5
176.3
Canada
Trung Quốc
10.1 Trung Quốc
9 Hàn Quốc
7.6 Singapore
152.5
6.8 Trung Quốc
95.7
Anh
7.9 Thái Lan
5.5 Hong Kong
83.5
Hàn Quốc
7.5 Canada
5.2 Hà Lan
59.7
Thụy Sĩ
4.2 Thụy Sĩ
4.6 Hàn Quốc
55.5
Thái Lan
3.8 Hà Lan
4.6 Luxembourg
47.3
Total
Share in total
129.5
103.6
71.2%
75.40%
Nguồn số liệu: ASEANStatsDataPortal, Báo cáo đầu tư ASEAN 2021
Trong giai đoạn 2010-2020, đầu tư nội khối ASEAN đứng đầu trong dòng FDI
vào khu vực này, đạt 16,7%, sau đó là khối các nước EU (28). Khi xét riêng theo từng
quốc gia, Hoa Kỳ khẳng định vị thế là nhà đầu tư hàng đầu của ASEAN, mức đầu tư
của Mỹ vào ASEAN liên tục tăng từ 5,8 tỷ USD năm 2011 đến 34,7 tỷ USD năm
2020, với tỷ trọng vốn đầu tư vào khu vực này giai đoạn 2010-2020 lên tới 13,1%.
Dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào ASEAN khá ổn định trong nhiều năm liền, liên tục giữ
vị trí thứ nhất, thứ hai số các quốc gia đầu tư vào ASEAN, năm 2019 đạt 23,9 tỷ USD.
Tuy nhiên, năm 2020 đột ngột giảm 65%, xuống còn 8,5 tỷ USD. Top 10 các quốc gia
và vùng lãnh thổ đầu tư vào ASEAN đã chiếm tới hơn 70% tổng số vốn đầu tư FDI,
khẳng định mức độ tập trung của nguồn vốn.
Hiện nay, dòng vốn đầu tư trên tồn cầu đang có xu hướng chuyển dịch từ Trung
Quốc sang các nước trong khu vực ASEAN. Xu hướng này càng gia tăng sau khi dịch
Covid-19 làm tê liệt các chuỗi cung ứng thế giới, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp
toàn cầu. Dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp nhận thức được sự cần thiết
phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh đó, khu vực ASEAN nổi lên là một
điểm đến tiềm năng do có lợi thế lớn về nguồn nhân lực cùng với sự hỗ trợ chính sách
về thuế và tiền thuê nhà xưởng… Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do mà một số
nước Đông Nam Á ký kết với những quốc gia phát triển cũng tạo ra lợi thế xuất khẩu
của ngành sản xuất Đơng Nam Á.
Bên cạnh đó, dòng FDI đến từ các nước thành viên trong nội khối ASEAN, đặc
biệt là Singapore cũng chiếm tỷ trọng lớn trong dịng FDI. Các cơng ty đến từ hai nước
thành viên – Singapore và Thái Lan – cung ứng 84% tổng đầu tư nội khối ASEAN.
Dòng FDI từ Singapore năm 2020 có xu hướng giảm so với trước đó nhưng đây vẫn là
nhà đầu tư quan trọng hàng đầu.
c. Cơ cấu đầu tư FDI vào ASEAN theo ngành
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu đầu tư FDI vào ASEAN theo ngành giai đoạn 2010-2020
Đơn vị: Phần trăm (%)
Object 23
Object 25
Nguồn số liệu: ASEANStatsDataPortal
Dòng FDI đầu tư vào ASEAN trong giai đoạn 2010-2020 phân bổ gần 70% vào 3
ngành chính: Tài chính và bảo hiểm, Công nghiệp chế tạo, Bán buôn và bán lẻ. Trong
đó hoạt động Tài chính và bảo hiểm ở vị trí dẫn đầu với 30,6% tổng nguồn vốn và
ngày càng thu hút được thêm nguồn FDI, đến năm 2020 đạt 37%. Trong khi đó, Bán
bn và bán lẻ có xu hướng vượt lên so với Công nghiệp chế tạo trong tỷ trọng vốn
đầu tư, cho thấy những chuyển dịch trong cơ cấu đầu tư FDI vào ASEAN: Tăng tỷ
trọng đầu tư vào các ngành dịch vụ, thương mại, giảm tỷ trọng đầu tư vào công nghiệp
và nông nghiệp. FDI vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu đến từ chính các
nước ASEAN.
Trong năm 2020, FDI đầu tư vào cơng nghiệp chế biến giảm 59%, từ 49 tỷ USD
xuống 20 tỷ USD, dẫn tới sự giảm sút trong tổng FDI. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng,
cắt giảm quy mô hoạt động và nhu cầu quốc tế sụt giảm (như trong ngành may mặc) là
những ngun nhân chính.
Dịng vốn FDI đổ vào ASEAN có những sự thay đổi về phân bổ giữa các ngành,
nhưng nhìn chung, các ngành truyền thống (Tài chính, Cơng nghiệp chế tạo, Bán bn
và bán lẻ) vẫn là các ngành thu hút chủ yếu vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Dịng FDI
từ các nền kinh tế khác nhau sẽ tập trung vào một hoặc hai ngành kinh tế chủ yêu khác
nhau
d. Cơ cấu đầu tư FDI vào ASEAN theo quốc gia
Biểu đồ 4.5. Cơ cấu đầu tư FDI vào ASEAN theo quốc gia giai đoạn 2010-2020
Đơn vị: Phần trăm (%)
Object 27
Nguồn số liệu: ASEANStatsDataPortal
Trong giai đoạn 2010-2020, Singapore luôn là quốc gia thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài lớn nhất của khu vực với mức đầu tư vượt trội so với các nước khác
(chiếm hơn 55% tổng FDI toàn khu vực), sau đó là Indonesia, Việt Nam. Dịng vốn
đầu tư vào các quốc gia có xu hướng tăng, đặc biệt là các nước CLMV ngày càng nhận
được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, chênh lệch về khả năng thu hút
vốn FDI giữa các nước trong khu vực còn khá lớn, một số nước chủ yếu dựa vào
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Lào và Brunei với lượng vốn đầu tư FDI
thấp nhất khu vực, tổng cộng chỉ chiếm khoảng 1% nhưng đang có xu hướng tăng dù
tốc độ tương đối chậm.
Mặc dù dòng FDI vào khu vực tập trung phần lớn vào các quốc gia phát triển,
các thành viên của CLMV (Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam) đang ngày càng
thu hút được nhiều sự đầu tư hơn. Tổng dòng FDI vào các quốc gia này tăng 38% và
đạt 17,4 tỷ USD năm 2015. Tỷ trọng trong các nước nhận dòng FDI của khu vực tăng
từ 10% năm 2014 lên 14% năm 2015.
Đến 2019-2020, nhìn chung cơ cấu phân bổ dòng FDI vào các nước thành viên
của ASEAN khơng có thay đổi lớn, FDI vào 3 nước dẫn đầu (Singapore, Indonesia,
Việt Nam) chiếm tới hơn 90% tổng FDI vào ASEAN.
Tuy AEC hình thành từ nam 2016, ASEAN trở thành một thị trường chung với
hơn 600 triệu người tiêu dùng và GDP hằng năm khoảng 2.500 tỷ USD qua các liên
kết trên cơ sở sản xuất thống nhất như: tự do lưu chuyển hàng hóa; tự do lưu chuyển
dịch vụ; tự do lưu chuyển lao động có kỹ năng. Đây rõ ràng là một thị trường lớn, tiềm
năng mà các nhà đầu tư quốc tế đang ngắm tới để mở rộng thị trường tiêu thụ, nguyên
liệu sản xuất, lao động,… Nhưng lúc đó, các nhà đầu tư quốc tế sẽ lựa chọn một trong
số các nước thành viên ASEAN để tiến vào thị trường này, sự cách biệt về năng lực
cạnh tranh tiếp tục dẫn đến chênh lệch về dòng FDI giữa các nước.
4.1.2. Mơi trường chính sách FDI tại ASEAN
Ở cấp độ khu vực:
Mơi trường chính sách đầu tư ở ASEAN liên tục được cải thiện, với việc áp dụng
các hiệp định, chính sách liên quan đến đầu tư quốc gia và khu vực thuận lợi cho FDI,
nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) được kí kết ngày 07/10/1998,
đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tư duy và tầm nhìn của các nhà Lãnh đạo ASEAN
về vai trò của đầu tư trong khu vực với mong muốn biến ASEAN trở thành một khu
vực đầu tư đơn nhất, nhằm tăng cường dòng vốn đầu tư tự do trong khu vực thông qua
việc minh bạch các quy tắc, thủ tục và các chính sách điều hành về đầu tư của các
quốc gia. Do sự thay đổi từ điều kiện kinh tế thế giới, từ tầm nhìn mới ASEAN 2020,
cũng như từ hạn chế của AIA về phân biệt đối xử đối với nhà đầu tư nước ngoài tại
ASEAN, Hiệp định đầu tư toàn diện (ACIA) đã được ban hành vào tháng 2/2012, trên
tinh thần kế thừa AIA và AIGA. Tất cả những nỗ lực này của ASEAN nhằm tạo ra môi
trường đầu tư thuận lợi, ưu đãi hơn, từ đó giúp tăng cường hoạt động đầu tư nội khối
cũng như thu hút thêm những luồng vốn đầu tư từ bên ngoài ASEAN.
Cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập đánh dấu một
cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập ASEAN. Với việc tự do hóa luồng hàng
hóa dịch vụ, dịng chu chuyển đầu tư và vốn, AEC được kỳ vọng sẽ đem lại ổn định,
thịnh vượng, khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hố, dịch vụ và đầu tư, vốn được
lưu chuyển thơng thống hơn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hoá kinh
tế-xã hội giảm bớt cho các nước ASEAN.
Năm 2018-2020, hơn 14 thỏa thuận, sang kiến lớn được đưa ra và kí kết nhằm
tăng cường hợp tác kỹ thuật số và thuận lợi hơn trong kinh doanh và đầu tư trong khu
vực. Các hiệp định khu vực bao gồm việc cải thiện Đầu tư Toàn diện ASEAN Hiệp
định (RCEP), Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) mới và các hành động
nhằm tăng cường hợp tác cho sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số, thành phố
thông minh, thương mại điện tử và cho ngành công nghiệp Chuyển đổi 4.0.
Trong giai đoạn này, ASEAN và 5 đối tác của Hiệp định Thương mại Tự do
(FTA) đã đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
vào tháng 11/2020. Nhóm các nước RCEP là nguồn đầu tư lớn và đang trên đà phát
triển của dịng FDI tồn cầu. Với vị thể là trung tâm của RCEP, ASEAN đóng vị trí
quan trọng trong khối. RCEP làm tăng sức hấp dẫn của ASEAN đối với FDI, các hoạt
động chuỗi giá trị và sản xuất quốc tế. Nó cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội hoạt
động trong ASEAN và tiếp cận thị trường lớn nhất thế giới.
Ở cấp độ quốc gia:
Mơi trường chính sách đầu tư của khu vực đã được định hình bởi việc áp dụng và
thực hiện các thỏa thuận và sáng kiến khu vực cũng như bằng các biện pháp chính
sách quốc gia. Các quốc gia thành viên cũng đã ký thêm các hiệp định đầu tư quốc tế
(nghĩa là các FTA song phương với các chương đầu tư và BIT).
Ở cấp quốc gia, các nước thành viên tiếp tục đưa ra các biện pháp thu hút FDI.
Họ đã thực hiện một loạt các biện pháp liên quan đến FDI, bao gồm tự do hóa, nới
lỏng các điều kiện, tạo thuận lợi và xúc tiến đầu tư. Đồng thời, đưa ra một số quy định
hoặc các biện pháp hạn chế về bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng trong năm 2019 và các
hạn chế xuất khẩu đối với các sản phẩm y tế và thiết yếu vào năm 2020 (nhanh chóng
được dỡ bỏ thông qua hợp tác khu vực). Hầu hết các biện pháp có lợi cho FDI nhằm
mục đích giảm chi phí giao dịch và kinh doanh, cải thiện mơi trường đầu tư, đơn giản
hóa quy trình đầu tư, nới lỏng điều kiện đầu tư và ưu đãi đầu tư. Các quốc gia thành
viên tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chính, bao gồm cả việc thiết lập của
SEZs.
4.2. FDI vào từng nước ở ASEAN năm 2020
Biểu đồ 4.3. Vốn FDI vào các quốc gia ASEAN năm 2020
Đơn vị: Tỷ USD