Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

ĐỀ CƯƠNG LV CAO HỌC: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ, MÈO Ở NGƯỜI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI NGHỆ AN NĂM 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.14 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐÀO THỊ PHÚC

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN
VỀ BỆNH ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ, MÈO Ở NGƯỜI VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI NGHỆ AN NĂM 2021

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

HÀ NỘI – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐÀO THỊ PHÚC

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN
VỀ BỆNH ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ, MÈO Ở NGƯỜI VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI NGHỆ AN NĂM 2021

Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 8720163


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Chu Văn Thăng

HÀ NỘI - 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo ở người
1.1.1. Tác nhân gây bệnh
1.1.2. Nguồn bệnh
1.1.3. Phương thức lây truyền
1.1.4. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
1.1.5. Chu kỳ phát triển của ấu trùng giun đũa chó, mèo
1.1.6. Triệu chứng lâm sàng
1.1.7. Cận lâm sàng
1.1.8. Chẩn đốn
1.2. Tình hình nghiên cứu và phân bố bệnh ấu trùng giun đũa
chó, mèo
1.2.1. Trên thế giới
1.2.2. Tại Việt Nam
1.3. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó,
mèo
1.3.1. Nguồn nhiễm giun đũa chó, mèo ở vật chủ chính

1.3.2. Mầm bệnh ở ngoại cảnh
1.3.3. Yếu tố mơi trường
1.3.4. Yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội và hành vi con người
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian tham gia nghiên cứu


2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu:
2.4.2. Chọn mẫu
2.5. Các biến số, chỉ số dùng trong nghiên cứu
2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập thơng tin
2.7. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu
2.8. Sai số và cách khắc phục
2.8.1. Sai số:
2.8.2. Cách khắc phục:
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu
2.10. Hạn chế của nghiên cứu
CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
3.2. Kiến thức về bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo ở người
của đối tượng nghiên cứu
3.3. Thái độ về bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo ở người của
đối tượng nghiên cứu..........................................................44
3.4. Thực hành phòng bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo ở
người của đối tượng nghiên
cứu…………………………………………………………45
3.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực

hành về bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo ở người của đối
tượng nghiên cứu…..…………48
CHƯƠNG 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu


4.2. Kiến thức về bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo của đối
tượng nghiên cứu
4.3. Thái độ về bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo của đối
tượng nghiên cứu
4.4. Thực hành về phịng bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo
của đối tượng nghiên
cứu………………………………………………………………....53
4.5. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành
về bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo ở người của đối tượng
nghiên cứu……………………53
DỰ KIẾN KẾT LUẬN
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATGDC
ATGDCM
CDC
CI
ELISA
KAP
OR

TĐHV

Ấu trùng giun đũa chó
Ấu trùng giun đũa chó, mèo
Centers for Disease Control
Trung tâm kiểm sốt và phòng ngừa dịch bệnh
Confidence Interval
Khoảng tin cậy
Enzyme-linked Immunosorbent assay
Xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết với
Enzyme
Knowledge, Attitude, Practice
Kiến thức, thái độ, thực hành
Odds Ratio
Tỷ suất chênh
Trình độ học vấn


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Bảng
3.1.
Bảng
3.2.
Bảng
3.3.
Bảng
3.4.
Bảng
3.5.

Bảng
3.6.
Bảng
3.7.
Bảng
3.8.
Bảng
3.9.
Bảng
3.10.
Bảng
3.11.
Bảng
3.12.
Bảng
3.13.

Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng
nghiên cứu
Nghe nói về bệnh ATGDCM ở người

Tran
g
41
42

Kiến thức về bệnh ATGDCM ở người

42


Thái độ về bệnh ATGDCM ở người

44

Tỷ lệ hộ gia đình có ni chó, mèo

45

Tình trạng ni chó/ mèo của hộ gia đình

45

Thực hành về ăn uống và thói quen sinh hoạt

46

Liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học
với kiến thức
Liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học
với thái độ
Liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học
với thực hành ni chó, mèo
Liên quan giữa một số đặc điểm nhân khẩu học
với thói quen sinh hoạt
Liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành
ni chó, mèo
Liên quan giữa kiến thức, thái độ với thói quen
sinh hoạt

48

49
50
51
52
52

DANH MỤC HÌNH
Hình
1.1.
Hình

Tên hình
Một đoạn ruột non của chó với Toxocara
canis trưởng thành. Giun đực có đi cong,
giun cái có đi thẳng
Trứng Toxocara canis chưa hóa phơi

Trang
3
4


1.2.
Hình
1.3.
Hình
1.4.
Hình
1.5.
Hình

1.6.

Trứng Toxocara canis đã hóa phơi

4

Chu kỳ phát triển của ấu trùng giun đũa chó/
mèo
Một số nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Toxocara
canis ở người.
Một số nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Toxocara
canis trong quần thể chó

5
9
21


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu
3.1.
Biểu
3.2.
Biểu
3.3.
Biểu
3.4.

đồ

đồ
đồ
đồ

Tên biểu đồ
Nguồn cung cấp thông tin về bệnh
ATGDCM
Tỷ lệ kiến thức, thực hành của người dân
theo các mức độ
Đánh giá tình trạng ni chó, mèo của
người dân
Đánh giá thói quen sinh hoạt của người
dân

Trang
42
45
46
47


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo là bệnh ký sinh trùng
lây truyền từ động vật sang người do lồi giun đũa chó
(Toxocara canis) hoặc giun đũa mèo (Toxocara cati) gây nên.
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào và biểu hiện
lâm sàng từ thể ấu trùng di chuyển trong da đến thể nặng ở
các cơ quan như phổi, mắt, gan và hệ thần kinh của người.

Nguồn bệnh chính là chó, mèo nhiễm giun Toxocara spp.
Ngoài ra, một số động vật khác (gà, vịt, trâu, bị, cừu, thỏ) có
thể mang nguồn bệnh với tỷ lệ thấp hơn. Người ăn phải thực
phẩm, nước uống bị nhiễm trứng giun đũa chó/ mèo, ăn phủ
tạng, thịt sống hoặc chưa chế biến chín của một số vật chủ
chứa mầm bệnh có thể nhiễm bệnh.1
Bệnh xảy ra trên tồn thế giới, có tỷ lệ nhiễm cao, đặc
biệt ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới 2, ảnh hưởng đến
hàng triệu trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là ở các cộng
đồng nghèo khó.3,4 Tỷ lệ hiện mắc ở một số nước Châu Phi,
Châu Á, Nam Mỹ và đặc biệt Hoa Kỳ từ 5,1% đến 93%. 5 Bệnh
ấu trùng giun đũa chó, mèo được xem là một trong 5 bệnh
nhiễm trùng nhiệt đới bị bỏ quên, mặc dù mang một gánh
nặng bệnh tật đáng kể.6
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về bệnh ấu trùng giun đũa
chó, mèo chưa nhiều, chỉ có một số nghiên cứu xác định tỷ lệ
huyết thanh dương tính với giun đũa chó ở người tại một số
điểm cho kết quả từ 58,7-74,9% ở miền Bắc, từ 38,4-53,6% ở
miền Nam và từ 13,1-30% ở miền Trung-Tây Nguyên.7–13


11

Trong giai đoạn 2021-2025, bệnh ký sinh trùng nói
chung, bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo nói riêng được xác
định là một vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam,
ghi nhận tỷ lệ mắc cao ở nhóm đối tượng nguy cơ, tại các
vùng dịch tễ.14 Việc phòng bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo
gặp rất nhiều khó khăn bởi điều kiện kinh tế, vệ sinh môi
trường, cung cấp nước sạch, thói quen ăn uống, tập quán vệ

sinh, sinh hoạt của người dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt tại
các vùng nông thôn và miền núi.14 Nguồn chứa mầm bệnh là
chó, mèo rất khó kiểm sốt. Tập qn ni chó, mèo để giữ
nhà, làm thực phẩm, làm cảnh, thú cưng… cịn phổ biến.
Ngồi ra do một số hành vi nguy cơ cao, mang tính truyền
thống trong việc ni chó, mèo vẫn tồn tại trong cộng đồng
như thả chó, mèo tự do, khơng tẩy giun cho chó, mèo,…là các
yếu tố nguy cơ của bệnh.15–18
Nghệ An là một tỉnh miền Trung có những đặc điểm của
vùng dịch tễ bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo, với số ca
nhiễm được phát hiện nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng. Tại Phòng khám Ký sinh trùng, Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật Nghệ An, hằng năm ghi nhận trên 20.000 lượt bệnh
nhân khám và điều trị bệnh.19 Tuy nhiên, hiện nay ở Nghệ An
chưa có nghiên cứu về xác định tỷ lệ nhiễm, các yếu tố nguy
cơ và kiến thức, thái độ, thực hành của người dân tại cộng
đồng, chỉ có một số nghiên cứu về tỷ lệ mắc, triệu chứng lâm
sàng được thực hiện tại các phòng khám chuyên khoa.


12

Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về bệnh ấu
trùng giun đũa chó, mèo được xác định là có vai trị đặc biệt
quan trọng trong cơng tác phịng chống bệnh.20–22
Vì vậy, nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược truyền
thơng phù hợp, góp phần vào cơng tác phịng chống bệnh ấu
trùng giun đũa chó, mèo ở người chúng tôi tiến hành nghiên
cứu: “Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về
bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo ở người và một số

yếu tố liên quan tại Nghệ An năm 2021” với các mục tiêu
sau:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người
dân về bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo ở người tại
Nghệ An năm 2021
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức,
thái độ, thực về bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo ở
người của đối tượng nghiên cứu.


13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo ở
người
1.1.1. Tác nhân gây bệnh
Bệnh giun đũa chó, mèo ở người là do nhiễm ấu trùng
của giun đũa chó, mèo là loại giun đũa thường gặp ở động vật
có vú. Các lồi lây truyền từ động vật đã được xác nhận bao
gồm giun đũa chó Toxocara canis (được cho là phổ biến nhất)
và giun đũa mèo Toxocara cati (không rõ tần suất).23
Giun Toxocara spp. Thuộc ngành Nematoda, nhóm
Phasmida, họ Ascaridoidea, giống Toxocara, lồi Toxocara
canis, Toxocara cati.24

Hình 1.1. Một đoạn ruột non của chó với T. canis trưởng
thành.
Giun đực có đi cong, giun cái có đi thẳng 25
Nguồn:



14

Hình 1.2. Trứng Toxocara canis chưa hóa
phơi25
Nguồn:

Hình 1.3. Trứng Toxocara canis đã hóa phơi25
Nguồn:
1.1.2. Nguồn bệnh1
Nguồn bệnh hay ổ chứa chính là chó, mèo nhiễm giun
Toxocara spp., đặc biệt chó con là ổ chứa nguy cơ cao nhất
cho người. Ngoài ra, một số động vật khác (gà, vịt, trâu, bị,
cừu, thỏ) có thể mang nguồn bệnh với tỷ lệ thấp hơn.
1.1.3. Phương thức lây truyền1
- Người ăn phải thực phẩm, nước uống bị nhiễm trứng
giun đũa chó/ mèo.
- Người ăn phủ tạng hay thịt sống/chưa chế biến chín của
một số vật chủ chứa mầm bệnh như gà, vịt, trâu, bị, cừu, thỏ.
- Bệnh khơng lây truyền trực tiếp từ người sang người.
1.1.4. Tính cảm nhiễm và miễn dịch1


15

Tất cả mọi người, cả hai giới đều có thể bị nhiễm và dễ bị
tái nhiễm khi sống trong môi trường có bệnh lưu hành.
1.1.5. Chu kỳ phát triển của ấu trùng giun đũa chó,
mèo26


Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của ấu trùng giun đũa chó/
mèo

26

(Nguồn:
/>Chu kỳ phát triển của Toxocara canis/ Toxocara cati diễn
tiến qua các giai đoạn:
(1). Trứng giun Toxocara spp. thải ra môi trường qua phân.
(2). Trứng mang phơi đã thành ấu trùng có khả năng lây
nhiễm ở ngồi mơi trường.
(3, 4, 6). Tái nhiễm vào chó, ấu trùng chui qua thành ruột để
vào các cơ quan khác. Với chó con, ấu trùng xun qua phổi
vào khí quản, rồi thực quản và phát triển thành con trưởng
thành, đẻ trứng tại ruột non.
(5). Từ chó mẹ sang chó con qua đường nhau thai hoặc cho
bú.
(7). Vật chủ chứa, ví dụ thỏ, bị nhiễm do ăn phải trứng giun.
(8). Chu kỳ khép kín khi chó ăn thịt các động vật này.


16

(9), (10). Người mắc bệnh khi ăn phải trứng chứa ấu trùng giai
đoạn nhiễm trong môi trường hoặc qua sản phẩm thịt của vật
chủ chứa.
(11). Ấu trùng chui qua thành ruột vào máu và đi đến các cơ
quan khác nhau trong cơ thể như da, gan, cơ, não, lách, mắt
và gây các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng liên quan.

1.1.6. Triệu chứng lâm sàng
Ấu trùng truyền bệnh của các lồi Toxocara này khơng
thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người.
Thay vào đó, ấu trùng này sẽ đi qua các cơ quan và mô, chủ
yếu là gan, phổi, cơ tim, thận và hệ thần kinh trung ương. Sự
di chuyển của các ấu trùng gây ra tình trạng viêm tại chỗ và
toàn thân, dẫn đến hội chứng "ấu trùng di chuyển". Các biểu
hiện lâm sàng của bệnh giun đũa chó, mèo ở người được chia
thành thể nội tạng, thể mắt và thể thần kinh.27
Ở nước ta, các triệu chứng lâm sàng của bệnh hiện nay
chia làm 4 thể1 như sau:
- Thể thông thường: Thể thông thường của ấu trùng
Toxocara spp. biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhẹ như ngứa,
nổi mẩn, đau đầu, sốt nhẹ, đau bụng, khò khè. Một số triệu
chứng khác có thể gồm ho, khó thở, khò khè, rối loạn giấc
ngủ, nhức đầu, rối loạn hành vi. Khám lâm sàng có thể phát
hiện gan to, viêm hạch.
- Thể ấu trùng di chuyển ở mắt: Thể mắt có thể thường
gặp hơn so với thể nội tạng khác, có xu hướng xảy ra trên trẻ
em nhỏ và người lớn trẻ tuổi. Tổn thương mắt hay xảy ra ở
một bên mắt. Triệu chứng gồm giảm thị lực, phản ứng tạo u
hạt ở cực sau, u hạt ngoại vi, viêm nội nhãn, viêm võng mạc,
nhất là điểm vàng, viêm kết giác mạc, viêm màng bồ đào,


17

viêm màng mạch nhỏ, mắt đỏ, đồng tử trắng, giảm thị lực
biểu hiện từ nhìn mờ đến giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn.
- Thể ấu trùng di chuyển nội tạng: Ấu trùng có thể di

chuyển đến nhiều mơ và cơ quan khác nhau như tim, phổi và
gan. Thể nội tạng gặp nhiều ở trẻ em hơn người lớn. Triệu
chứng lâm sàng khá đa dạng, phụ thuộc vào số lượng, vị trí cơ
quan bị ấu trùng ký sinh, thường gặp là đau bụng mạn tính,
mày đay, gan to, rối loạn tiêu hóa, buồn nơn, nơn, giả triệu
chứng hen phế quản (khị khè, ho khan, khó thở), tức ngực,
sốt, đau đầu, mệt mỏi, sút cân, mẩn ngứa, ban đỏ trên da.
Trường hợp nặng có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi, viêm cơ
tim hay suy hô hấp.
- Thể ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh: Thể bệnh
thần kinh này rất nguy hiểm. Triệu chứng biểu hiện không đặc
hiệu, giống như một số bệnh lý thần kinh khác, mức độ biểu
hiện triệu chứng và hội chứng phụ thuộc vào vị trí tổn thương
ở hệ thần kinh do ấu trùng, thường có sốt, đau đầu, chóng
mặt, mất ngủ, thậm chí co giật.
1.1.7. Cận lâm sàng1
- Xét nghiệm
+ Cơng thức máu tồn phần thường có bạch cầu ái toan
trong máu tăng.
+ Xét nghiệm miễn dịch ELISA phát hiện có kháng thể
IgG kháng Toxocara spp. trong huyết thanh hoặc trong dịch
nội nhãn;
+ Xét nghiệm định lượng IgE toàn phần trong máu
thường tăng.


18

+ Sinh thiết tổ chức mô và cơ quan, xác định hình ảnh
mơ bệnh học của tổn thương do ấu trùng giun đũa chó, mèo

Toxocara spp. hoặc xác định được ấu trùng bằng hình thái.
- Chẩn đốn hình ảnh
+ Chụp X-quang phổi thẳng có thể có hình ảnh tổn
thương nhu mô phổi, các vết thâm nhiễm phổi hay ấu trùng di
chuyển nghi ngờ.
+ Siêu âm ổ bụng phát hiện tổn thương các tạng trong ổ
bụng hoặc phần mềm dưới da, mơ mềm. Tổn thương ở tạng
dưới dạng nốt, đường kính < 3cm, giảm âm khơng đồng nhất,
có các chấm tăng âm khơng kèm bóng cản bên trong, tổn
thương bờ khá đều, ranh giới rõ, khơng tăng sinh mạch, có vỏ
xơ mảnh xung quanh. Dưới da là các tổn thương thâm nhiễm,
có thể khu trú tùy giai đoạn.
+ Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) có hình ảnh thay đổi tỷ
trọng tương ứng với vùng tổn thương nghi ngờ.
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI) các cơ quan nghi tổn
thương, phát hiện thay đổi tín hiệu tương ứng các vùng tổn
thương nghi ngờ.
+ Khám mắt có thể phát hiện phù quanh võng mạc, viêm
thần kinh võng mạc một bên. Soi đáy mắt có thể phát hiện
dấu hiệu xơ hóa võng mạc, hay hình ảnh nghi ấu trùng
Toxocara spp. ở đáy mắt.
1.1.8. Chẩn đoán1
-Trường hợp bệnh nghi ngờ
Là trường hợp bệnh nhân có tiền sử dịch tễ tiếp xúc với
chó, mèo và có bệnh cảnh lâm sàng.
- Trường hợp bệnh xác định
Là trường hợp bệnh nghi ngờ và có một trong các xét
nghiệm sau:
+ Tìm thấy ấu trùng giun đũa chó, mèo hoặc



19

+ Xác định được kháng thể kháng giun đũa chó, mèo
bằng ELISA.
+ Bạch cầu ái toan tăng hoặc
+ Có tổn thương nghi ngờ trên chẩn đốn hình ảnh.
1.2. Tình hình nghiên cứu và phân bố bệnh ấu trùng
giun đũa chó, mèo
1.2.1. Trên thế giới
Trường hợp bệnh giun đũa chó, mèo ở người được Wilder
mô tả lần đầu năm 1950 khi phát hiện ấu trùng của giun tròn
trong u hạt võng mạc (retinal granuloma). Sau đó Beaver và
cs. (1952) lần đầu tiên dùng từ “ấu trùng di chuyển nội tạng”
(visceral larva migrans) để báo cáo một loạt ca bệnh trẻ em
có bạch cầu ái toan tăng cao trong máu đi kèm với bệnh nặng
và kéo dài ở nhiều cơ quan, và khi làm sinh thiết phát hiện ấu
trùng của Toxocara canis hay Toxocara cati.28
Bệnh ATGDCM xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Các
nghiên cứu tại một số châu lục cho thấy những nước vùng
nhiệt đới có tỷ lệ nhiễm cao hơn. Nhiễm ATGDCM phân bố
rộng, từ cực Nam bán cầu cho đến Nam Mỹ, vùng Caribê,
Châu Phi, Trung Đông, Nam Á và Đơng Nam Á.27,29–33
Liên quan đến bệnh giun đũa chó ở người, các nghiên
cứu về sự phổ biến của nó đã được thực hiện ở các nước Châu
Phi, Châu Á, Nam Mỹ và đặc biệt là Hoa Kỳ, cho thấy tỷ lệ
hiện mắc từ 5,1% đến 93%.5


20


Hình 1.5. Một số nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Toxocara
canis ở người.5
Nguồn: />Tại Ba Lan những trường hợp nhiễm ATGDCM đầu tiên đã
được mô tả vài năm sau ca bệnh đầu tiên. Tổng hợp các
nghiên cứu từ năm 1994 đến năm 2005, 18.367 huyết thanh
của người nghi nhiễm giun đũa chó được phân tích, 1,8-76%
có kháng thể kháng Toxocara. Trong giai đoạn từ năm 1978
đến năm 2009, 1.022 trường hợp nhiễm toxocariasis lâm sàng
được ghi nhận ở Ba Lan.34
Tại Áo, cả hai loài Toxocara cũng phân bố rộng rãi trong
các quần thể chó, cáo và mèo. Các nghiên cứu về huyết thanh
học được thực hiện cho thấy tỷ lệ lưu hành huyết thanh là
3,7% trong dân số bình thường và lên đến 44% ở những người
đặc biệt tiếp xúc với những ký sinh trùng đó ( bác sĩ thú y,
nông dân).35
Một nghiên cứu về nguy cơ nhiễm trên đối tượng nguy cơ
cao đã được thực hiện ở Austradia. Tổng số 585 người thuộc


21

một số nhóm nghề nghiệp (nơng dân, nhân viên lị mổ, thợ
săn, bác sĩ thú y) tiếp xúc với nguồn chứa giun đũa chó và 50
người của nhóm đối chứng, đã được kiểm tra sự hiện diện của
các kháng thể đặc hiệu đối với kháng nguyên Toxocara canis
bằng xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme. Kết
quả ghi nhận trên đối tượng nông dân tỷ lệ huyết thanh
dương tính cao nhất (44%), tiếp theo là bác sĩ thú y (27%),
nhân viên lò mổ (25%) và thợ săn (17%), trong khi chỉ 2% cá

thể của nhóm đối chứng có huyết thanh dương tính. Do đó,
nguy cơ nhiễm giun đũa chó cao hơn 39, 18, 16 và 9 lần đối
với nơng dân, bác sĩ thú y, nhân viên lị mổ) và đối với thợ
săn, tương ứng khi so với nhóm đối chứng.36
Ở Cuba, trường hợp bệnh ấu trùng giun đũa chó đầu tiên
được báo cáo vào năm 1968 tại Đại hội Quốc tế về Tiêu hóa ở
Praha. Các trường hợp khác được mơ tả vào các năm sau đó.
Nghiên cứu dịch tễ học đơn lẻ về giun đũa chó ở người ở Cuba
là một nghiên cứu huyết thanh học. Khảo sát được thực hiện
trong một nhóm trẻ em khỏe mạnh từ đô thị La Lisa ở
Havana, báo cáo rõ ràng tỷ lệ kháng thể Toxocara canis là
5,1% (CI 95%: 2,2-9,8, n = 8 trong số 156) sử dụng kỹ thuật
ELISA. Tỷ lệ nhạy cảm huyết thanh 5,1% được báo cáo thấp
hơn mức có thể dự đốn về mức độ ơ nhiễm môi trường đo
được trong cùng một khu vực, và trong cùng khoảng thời
gian. Nó cũng thấp hơn so với tỷ lệ huyết thanh nhạy cảm
được báo cáo ở trẻ em của các nước Caribe lân cận có điều
kiện khí hậu tương tự: 8,3% ở Puerto Rico, 60% trong cộng
đồng St. Lucia, và 60,3% ở học sinh Trinidad và Tobago.


22

Các nghiên cứu về huyết thanh học giai đoạn từ năm
2003 đến năm 2009 ghi nhận tỷ lệ dương tính từ 23,3-59,5%.
Mặc dù ô nhiễm môi trường và tỷ lệ huyết thanh nhạy
cảm với Toxocara ở người có liên quan mật thiết với nhau, các
yếu tố xã hội và các hành vi rủi ro của các cá nhân có thể ảnh
hưởng đáng kể. Các yếu tố như tình trạng kinh tế xã hội thấp,
thiếu nguồn cung cấp nước đầy đủ, độ tuổi được biết là làm

tăng nguy cơ con người ăn phải trứng sống trong môi
trường.37
Tại các thành phố Amecameca và Chalco ở México sự
phổ biến của anti-T. kháng thể canis đã được nghiên cứu ở trẻ
em từ 3-16 tuổi. Phương pháp ELISA đã được sử dụng để xác
định sự hiện diện của anti-T. kháng thể canis trong mẫu máu.
Tình trạng mẫn cảm với T. canis đã được xác nhận ở trẻ em ở
vùng Amecameca và Chalco của México và các yếu tố nguy
cơ đã được xác định. Kết quả trong số 183 mẫu huyết thanh
thu được, 22 mẫu huyết thanh dương tính với kháng thể
kháng Toxo canis (12,02%). Trong số này, 6,50% là nam và
5,4% là nữ. Các yếu tố nguy cơ đã được điều tra và nhận thấy
rằng sống gần nơi mổ gia súc có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê với (p = 0,01) và là yếu tố nguy cơ (OR = 4,25, p =
0,02). Nuôi chó lơng ngắn (p = 0,07) cho thấy xu hướng nhạy
cảm huyết thanh đối với T. canis, cũng như thói quen ngủ
chung với vật nuôi (p = 0,06).38
Tại Argentina 182 trẻ em ở cả hai giới, 0-16 tuổi và có
bạch cầu ái toan cao hơn 10%, sống ở thành phố Resistencia


23

(Đông Bắc Argentina) đã được nghiên cứu. Kiểm tra lâm sàng,
ghi dữ liệu cá nhân và dịch tễ học, kiểm tra phân ký sinh
trùng và nồng độ Toxocara canis IgG và IgM; tất cả huyết
thanh dương tính đã được Western Blot xác nhận. Trong số
182 trẻ có 122 trẻ dương tính với T. canis-IgG (67,0%); 28,8%
thiếu nước uống tại nhà, 58,8% thiếu thiết bị thoát nước thải,
91,1% chuyển sang tiếp xúc gần với chó hoặc mèo, 30,0% có

tiền sử đau địa chất và 86,7% sống dọc các con phố không có
vỉa hè. Các hình thức lâm sàng của nhiễm trùng là: 77,8%
khơng có triệu chứng, 6,7% ấu trùng di cư ở mắt và 15,5% di
chuyển theo nội tạng. Các kết quả cho thấy tầm quan trọng
mà các cơ quan y tế nên chỉ định đối với bệnh nhiễm trùng
này ở những vùng thiếu vệ sinh.39 Giá trị huyết học và kháng
thể chống giun đũa chó, được xác định bằng ELISA trong
huyết thanh, được đánh giá ở 98 trẻ em ở Chaco. 36 trẻ có
bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi từ 10% trở lên. 20 trong
số 98 (20,4%) trẻ em có kháng thể chống lại kháng nguyên từ
ấu trùng giun đũa chó. Một tỷ lệ cao (55,6%) trẻ em bị tăng
bạch cầu ái toan có kháng thể chống giun đũa chó. 40
Ở Bắc Mỹ, tỷ lệ hiện mắc cho thấy gánh nặng bệnh tật là
đáng kể, ước tính tỷ lệ hiện mắc dao động từ 0,6% ở cộng
đồng người Inuit ở Canada đến 30,8% ở trẻ em Mexico bị hen
suyễn. Các yếu tố nguy cơ thường được trích dẫn bao gồm:
chủng tộc người Mỹ gốc Phi, nghèo đói, giới tính nam và sở
hữu vật ni hoặc ơ nhiễm mơi trường do phân động vật. 17


24

Ở Mexico, các nghiên cứu về tỷ lệ tương đương huyết
thanh rất khan hiếm, các báo cáo chỉ từ bốn tiểu bang ở
Mexico. Có 1596 trẻ em, tỷ lệ tương đương huyết thanh là
13,8%. Trong trường hợp người lớn, có 1827 đối tượng, và tỷ
lệ tương đương huyết thanh là 4,7%. Có mối liên quan giữa tỷ
lệ hiện nhiễm huyết thanh và dân số trẻ em (OR, 3,285; 95%
CI, 2,541- 4,279, P <0,0001).41
Ước tính trước đây về tỷ lệ lưu hành huyết thanh của

Toxocara sử dụng dữ liệu từ năm 1988 đến 1994 ở Hoa Kỳ là
khoảng 13%. Tuổi tác, nghèo đói, giới tính, trình độ học vấn,
dân tộc và khu vực có liên quan đến tỷ lệ nhiễm trùng huyết
thanh Toxocara. Từ năm 2011 đến năm 2014 tỷ lệ huyết
thanh nhiễm Toxocara ở Hoa Kỳ tổng thể là 5,1%. Tuổi tác,
giới tính nam tăng, trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp và
tình trạng nhập cư đều có liên quan đến nhạy cảm huyết
thanh với Toxocara. Người Mỹ gốc Mexico đã giảm tỷ lệ phơi
nhiễm. Những phát hiện này cho thấy việc phơi nhiễm với
Toxocara vẫn tiếp tục ở Hoa Kỳ và một số yếu tố nhân khẩu
học ảnh hưởng đến nguy cơ phơi nhiễm.42
Ở Iran, tỷ lệ nhiễm toxocariasis nói chung là 21,6%. Độ
nhạy huyết thanh đối với bệnh giun đũa chó ở người 15,8%
(95% CI, 9,2-22,5), ơ nhiễm đất đối với Txocara spp. trứng
21,6% (95% CI, 1,6-44,8) và chó mèo nhiễm giun trưởng
thành 26,8% (95% CI, 18,7-36,8). Kết quả của nghiên cứu này
cho thấy tỷ lệ nhiễm đang có xu hướng ngày càng tăng ở Iran.


25

Nó có thể được giảm bớt khi sử dụng giáo dục, xây dựng văn
hóa và cung cấp thơng tin cho mọi người.43
Tại Châu Phi, các nghiên cứu được thực hiện ở nhiều
vùng miền.
Ở Bắc Phi phần lớn tài liệu về sự phơi nhiễm của con
người với giun đũa chó chủ yếu đến từ Ai Cập. El-Shazly và
cộng sự đã mô tả tỷ lệ tương đương huyết thanh là 12,1%
(58/480) ở bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào đến khám tại
Bệnh viện Nhi đồng Mansoura, thành phố Mansoura, Ai Cập;

và 3,5% (7/200) ở nhóm khỏe mạnh. Trong một nghiên cứu
cắt ngang được thực hiện ở 455 bệnh nhân đến Bệnh viện Ai
Cập, tỷ lệ huyết thanh dương tính là 7,7% (35/455). Nơi ở
nông thôn, nhà ở nghèo nàn, sở hữu vật nuôi và tiếp xúc
thường xuyên với đất là được xác định là yếu tố nguy cơ.
Trong một nghiên cứu bệnh nhân đến khám tại phòng khám
mắt, tỷ lệ lưu hành huyết thanh là 14,3% bệnh nhân với bệnh
nhãn khoa được phát hiện, so với 43,3% (13/30) bệnh nhân
mắc các bệnh khác, và 5% (1/30) ở nhóm chứng khỏe mạnh.
El-Sayed và cộng sự đã mô tả tỷ lệ lưu hành huyết thanh cao
hơn ở bệnh nhân tâm thần phân liệt so với nhóm chứng. Các
kháng thể chống lại giun đũa chó được tìm thấy ở 2/20 (10%)
trẻ em khỏe mạnh là một nhóm đối chứng trong một nghiên
cứu bệnh chứng về bệnh động kinh. Khơng tìm thấy kháng
thể nhiều hơn thường gặp ở bệnh nhân động kinh. Trong một
mẫu khác gồm trẻ em và người lớn có các triệu chứng nghi
ngờ như sốt không rõ nguồn gốc, kháng thể được phát hiện ở


×