Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tài liệu Kinh tế quốc tế docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.39 KB, 19 trang )

Bàn tay vô hình là một phép ẩn dụ, một tư tưởng kinh tế do nhà kinh tế học Adam Smith
đưa ra vào năm 1776. Trong tác phẩm Tài sản của các quốc gia và những bài viết khác,
Smith đã tuyên bố rằng, trong nền kinh tế thị trường tự do, mỗi cá nhân theo đuổi một
mối quan tâm và xu hướng lợi ích riêng cho cá nhân mình, và chính các hành động của
những cá nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng
đồng thông qua một "bàn tay vô hình". Ông biện luận rằng, mỗi một cá nhân đều muốn
thu lợi lớn nhất cho mình sẽ làm tối đa lợi ích của cả cộng đồng, điều này giống như việc
cộng toàn bộ tất cả các lợi ích của từng cá nhân lại.
Smith chỉ sử dụng thuật ngữ "bàn tay vô hình" ba lần trong ba tác phẩm của ông. Nhưng
sau này, thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trở thành một lý luận kinh tế học.
Noi dung
Theo lý luận này, thì hoạt động của mỗi thành viên trong xã hội chỉ mang mục đích bảo
vệ lợi ích của riêng mình; thông thường, không có chủ định củng cố lợi ích công cộng và
cũng không biết mình đang củng cố lợi ích này ở mức độ nào. Tuy nhiên khi đó, hệ thống
thị trường và cơ chế giá cả sẽ hoạt động một cách tự phát vì lợi ích của tất cả mọi người
như thể có một bàn tay vô hình đầy thiện ý điều khiển toàn bộ quá trình xã hội và sự điều
khiển tự phát này còn có hiệu quả hơn cả khi có ý định làm việc này.
Thuyết của Smith chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương (yêu cầu có sự can thiệp
của nhà nước vào kinh tế), là mầm mống cho đòi hỏi được tự do kinh doanh, có sự thích
hợp với chủ nghĩa tư bản trong một thời kì dài. Tuy nhiên sau này, thực tế đã cho thấy
những điểm chưa hoàn toàn hợp lý của thuyết này, và người ta vẫn phải dùng đến nhà
nước là "bàn tay hữu hình" thông qua luật pháp, thuế và các chính sách kinh tế để điều
chỉnh nền kinh tế xã hội kết hợp với cơ chế tự điều chỉnh theo thuyết bàn tay vô hình để
thúc đẩy sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước.
Trong một công trình nghiên cứu chủ yếu bàn về vấn đề sự thiếu hiểu biết, chúng ta hãy bắt đầu
nói về những đóng góp to lớn của Adam Smith đối với khoa học kinh tế, tầm nhìn của ông về
những con người ích kỷ độc lập, những người sống và làm việc với nhau trong một hệ thống kinh
tế, bằng cách nào đó họ đã làm điều tốt nhất cho người nhau. trước hết, trong tác phẩm

thuyết về Tình cảm Đạo đức (The Theory of Moral Sentiments),
ông đã nói:


Người giàu chỉ lựa chọn những thứ quý giá và đáng yêu. Họ tiêu dùng nhiều hơn người nghèo
một ít. Mặc dù với sự ích kỷ và tham lam của mình họ phân chia với người nghèo những thành
quả trong tất cả sự tiến bộ.
Họ bị điều chỉnh bởi một bàn tay vô hình để tạo nên một sự đóng góp tương tự về những nhu
yếu của cuộc sống, cùng một tỷ lệ với những cư dân sống trên trái đất ở những vùng khác nhau.
Điều này khác với quan điểm sau này của hệ cân bằng kinh tế "tối ưu" theo nghĩa của Pareto.
Như đã trích dẫn, quan điểm của Smith trước đó không được hoan nghênh cho lắm. Nó tạo nên
một chủ đề chính: sự vận hành của nền kinh tế như là một hệ thống, và lợi ích hoặc những thứ
khác, cho tất cả mọi người, có thể sinh ra từ nền kinh tế đó.
Sau đó, trong tác phẩm
Sự thịnh vượng của Quốc gia (The Wealth of Nations)
, ông đã đúng đắn
khi lập luận rằng tối đa hoá lợi nhuận cá nhân nhằm ám chỉ đến việc tối đa hoá cái mà ta có thể
gọi là thu nhập quốc dân, và tiếp tục cho rằng,
bằng cách điều chỉnh ngành nghề theo cách mà thành quả của nó có thể mang lại giá trị lớn
nhất, [mọi cá nhân] chỉ quan tâm đến cái mà anh ta được lợi. Và trong trường hợp này, cũng
như nhiều trường hợp khác, anh ta bị chi phối bởi bàn tay vô hình để tạo nên một kết cục, điều
không nằm trong ý định của anh ta.
Điều này chẳng nói lên điều gì về lợi thế của người nghèo, thực tế là chẳng có gì về sự phân phối
những lợi ích cả.
Như điều đã từng được giảng dạy cho nhiều thế hệ các nhà kinh tế học, học thuyết bàn tay vô
hình bao gồm hai phần.
Phần thứ nhất nói rằng hệ cân bằng kinh tế là sự tối ưu Pareto: đó là sự phân bổ các hàng hoá
và hoạt động đến con người các tài sản mà không cách phân bổ nào khác có thể tốt hơn. Đó là
một hệ cân bằng lý tưởng, mặc dù thiếu tính hiện thực, nhưng lại là điều tốt nhất cho mọi người,
hơn hẳn tất cả các cách phân bổ khác. Hệ cân bằng kinh tế có tính cạnh tranh hoàn hảo.
Phần thứ hai nói rằng bất kỳ một sự phân bổ tối ưu Pareto có thể trở thành hệ cân bằng kinh
tế. Theo đó, sự phân phối ban đầu các tài sản cho mọi người phảiđúng đắn. Nó đòi hỏi rằng trái
đất trên thực tế được chia ra thành các phần bằng nhau giữa các cư dân của nó để đạt được sự
phân bổ mong muốn.

Quan điểm thứ hai này, ít nhất ở mức độ tiêu chuẩn, đưa ra một giả định về bản chất của những
khả năng kỹ thuật mà hệ cân bằng cạnh tranh hoàn hảo như vậy có thể diễn ra. Quy mô của nền
kinh tế cần phải loại bỏ một cách hoàn toàn, hoặc mức độ sản xuất trong những ngành nghề
được xác định theo những cách khác, ví dụ như bằng một kế hoạch nào đó. Đó là một vấn đề
thú vị, nhưng cần được loại trừ ở đây.
Lí thuyết bàn về vô hình của A. Smith.
- Tư tưởng tự do Kinh tế tập trung của học thuyết Kinh tế của Adam. Smith.
Điểm xuất phát trong việc phân tích tư tưởng này là nhân tố "con người kinh tế" theo ông bản
chất của con người là trao đổi và ỷ lao động cho nhau thì người ta bị chi phối bởi lợi ích cá nhân,
mỗi người chỉ biết tư lợi, chạy theo tư lợi. Song khi đó có một "bàn tay vô hình"buộc con người
kinh tế đồng thời đáp ứng được lợi ích xã hội thậm chí còn tốt hơn ngay cả khi họ dự định từ
trước.
Vậy bàn tay vô hình là gì theo A. Smith đó là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan.
Ông gọi hệ thống các quy luật đó là trật tự tự nhiên ông chỉ ra điều kiện cần thiết cho các quy
luật kết quả hoạt động là " phải có sự khác và phát triển của sản xuất hàng hoá và tđ hàng hoá.
Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự do mậu dịch , quan hệ giữa người
với người là quan hệ bình đẳng về kinh tế. Theo ông chỉ có chủ nghĩa tư bản mới là xã hội có
được những điều kiện như vậy, vì vậy chủ nghĩa tư bản là một xã hội được sử dụng trên cơ sở
quy luật tự nhiên, còn các xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến là không bình thường từ đó
ông cho rằng Nhà Nước không nên can thiệp vào kinh tế theo ông nhà nước có các chức năng
bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, đấu tranh chống kẻ thù trong và ngoài nước. Vai trò nhà nước
đưowwjc thể hiện khi những nhiệm vụ kinh tế vượt quá sức của doanh nghiệp.
A.Smith cho rằng chính sách kinh tế phù hợp với trật tự tự nhiên là tự do cạnh tranh.
* ý nghĩa:
+ Về mặt lí luận là cơ sở để các nhà kinh tế chính trị học sau phát triển.
- Trong phái tân cổ điển có lí luận của Mả. chall -) đưa ra lí thuyết cân bằng mọi quát.
- Chủ nghĩa tự do mới kế thừa mọi phát triển , đb là kinh tếế tập thể cộng hoà liên băng đức. Kết
hợp nguyên tắc tự do với nguyên tắc công bằng xã hội trên tt.
- Samnellson là người đã sử dụng nên lí thuyết về cơ chế thị trường tự do cạnh tranh.
+ về mặt thuận tiện: Đối với nước ta chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế chỉ huy theo

cơ chế tập thể có sự quản lí của Nhà nước -) cơ cấu cộng sản để bảo vệ tự do kinh tế.
Thuyết “Bàn tay vô hình” được Adam Smith – nhà kinh tế học người Scotland đưa ra trong những năm của
thế kỉ 18 mà giá trị cuả nó đến nay vẫn còn được công nhận.
Theo Adam Smith thì “Bàn tay vô hình” có nghĩa là:
Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế
cho nên vô tình chung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng.
Hệ quả của tư tưởng này là chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân và doanh nghiệp,
cứ để tự do hoạt động kinh doanh. Smith nói: “Sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những
quy định chặt chẽ mà do bởi tự do kinh doanh”. Tư tưởng này đã chế ngự trong suốt thể kỉ 19.
Nhưng đại khủng hoảng 1929 đã làm thay đổi tất cả. Bàn tay vô hình không thể làm cho nền kinh tế trở về
trạng thái cân bằng. Và chính vì sự tư lợi cá nhân, không có kiểm soát của chính phủ nên đã có một đại
khủng hoảng 1929.
Lỗ hổng bàn tay vô hình năm 1929
Vào những năm trước đó, thị trường chứng khoán Mỹ được coi là vô cùng thịnh vượng và luôn đi lên không
bao giờ rơi xuống. Người ta đầu tư vào thị trường chứng khoán như một nơi kiếm lợi nhuận dễ dàng nhất.
Chỉ số Dow Jones tăng đến chóng mặt: Từ đầu năm 1928 đến tháng 9 năm 1929, chỉ số công nghiệp Dow
Jones tăng từ 191 điểm lên 38139 điểm. Không một nhà đầu tư nào có thể bỏ qua mức lợi nhuận như vậy.
Trông giống như nền thị trường chứng khoán Việt Nam vào thời buổi đầu. Tranh nhau mua bán, tranh nhau
trở thành những nhà đầu tư chứng khoán, tranh nhau đổ tiền vào thị trường chứng khoán Cái bong bóng
giả tạo rồi cũng đến lúc bị bể, chỉ số VN-Index rơi điểm liên tục. Các nhà đầu tư không tin vào mắt mình khi
chỉ trong 1 đêm tiền bạc của họ bay theo sắc xanh của thị trường.
Nói về năm 1929, cái gọi là bàn tay vô hình bị “tan hoang”. Nhưng trước hết nói về các mánh khóe mà các
nhà môi giới, chuyên viên giao dịch lúc này đã vì lợi ích riêng mà đẩy giá cổ phiểu lên tận trời. Họ mua qua
bán lại các cổ phiếu ít được chú ý, mỗi lần giao dịch họ lại đẩy giá lên một ít. Các nhà đầu tư thấy giá lên
đều đều thì họ liền mua cổ phiếu này. Họ mua các cổ phiếu này và góp phần đẩy giá lên cao. Các nhà môi
giới khi thấy giá lên cao thì bán đi và rút khỏi nhằm kiếm lời. Vào lúc này đây, nhà nhà người người, rút tiền
tiết kiệm, bán cả gia tài đi đầu tư chứng khoán. Bong bóng chứng khoán bỗng phình ra hơn.
Ngày thứ hai, 21/10/1929, khối lượng giao dịch lớn khủng khiếp. Các nhà đầu tư sợ hãi, rút khỏi thị trường
một cách hỗn loạn. Giá cổ phiếu rơi thê thảm. Đến Ngày thứ Năm Đen Tối, 24/10/1929, mọi thứ đều vỡ tan
trước sự cố gắng của nhiều người. Thứ Ba Đen Tối, khối lượng lên đến 16,4 triệu cổ phần đã được giao

dịch. Hầu hết không có người mua.
Và rồi cuộc khủng hoảng lớn nhất đầu tiên trong lịch sử kinh tế đã bắt đầu. Lúc ấy, lợi ích của cá nhân
không làm gia tăng lợi ích của tập thể được nữa, mà chính nó đã nhấn chìm lợi ích của tập thể và đưa tất
cả vào giai đọan thóai trào sau những vinh quang không thực do lợi ích của cá nhân gây nên. Hậu quả của
nó lan rộng ra tòan cầu nhưng di chứng lớn nhất của nó để lại là cuộc chiến tranh thế giới lần hai. Một vết
đen trong lịch sử nhân loại.
Cuộc đại khủng hoảng 2008?
Một câu hỏi được đặt ra là: Liệu có một cuộc khủng hoảng mới sẽ xẩy ra khi thị trường tài chính Mỹ đang
trong giai đọan rối ren?
Các gói cứu trợ được thông qua, thị trường đã xanh trở lại nhưng liệu nó đã an tòan hay chỉ là một chút
bình yên trong tâm bão cuồng phong?
Muốn trả lời được thì chỉ có tương lai nhưng trước hết cũng phải nói đến là sự ích kỉ của các ngân hàng. Vì
lợi nhuận mà họ đã đẩy tình hình trở nên nghiêm trọng và rối ren. Lợi ích của cá nhân giờ đây như cái gai
đâm vào lợi ích của tập thể. Việc tự do hoạt động của thị trường mà không có sự can thiệp của chính phủ
của Smith đã bị phá sản mà minh chứng là chỉ có 700 tỉ USD của chính phủ Mỹ mới may ra giải quyết được
phần nào khó khăn.
Kết luận
Thế nhưng nói như vậy không phải phủ nhận toàn bộ giá trị của thuyết “bàn tay vô hình”. Nó có giá trị của
nó. Nó đã mở ra một chương mới trong lịch sử kinh tế là đã tôn trọng và ủng hộ tự do kinh doanh trong thời
kì mà các luật lệ, thuế má hà khắc đã cản trở rất lớn đến phát triển kinh tế.
Trong thời kì của Smith bàn tay vô hình còn nắm được các hoạt động kinh tế và nó còn kiểm soát được tình
hình. Tuy nhiên sự phát triển nhanh về kĩ thuật, sự ra đời của máy móc đã làm thay đổi tất cả. Hàng hóa
được sản xuất hàng loạt, giao thương rộng rãi, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng và dường như
không có điểm dừng. Nhu cầu gia tăng, làm sản xuất cũng gia tăng và sự giãn nở của kinh tế đã vượt quá
tầm kiểm soát của “bàn tay vô hình”. Học thuyết này của Smith dường như nhỏ hẹp lại hơn so với sự phát
triển của kinh tế. Nó giống như vật lý của Newton so với của Einstein vậy. Newton đã mở ra trang mới trong
vật lý nhân loại nhưng chính Einstein mới là người khái quát được cả vũ trụ này.
Điều thiếu sót trong bàn tay vô hình là: Bàn tay ấy vô hình nhưng nó là bàn tay của ai? Xin đưa ra quan
điểm là: bàn tay ấy là của chính phủ. Chỉ có chính phủ với các công cụ quản lý vĩ mô của mình mới mong
kiểm soát được nền kinh tế đang phát triển ngày một nóng hơn. Không có sự quản lý ở tầm vĩ mô của chính

phủ thì liệu nền kinh tế có còn ổn định và đi theo đúng hướng hay không? Hay là chính sự đầu cơ, độc
quyền đã rẽ nền kinh tế theo hướng khác, khó kiểm soát hơn. Chính vì điều đó mà ngày nay, tuy không can
thiệp trực tiếp vào thị trường nhưng các công cụ quản lý vĩ mô của chính phủ là rất quan trọng và quả thực
nó là cứu cánh cuối cùng khi nền kinh tế gặp khó khăn trong điều kiện bàn tay vô hình không kiểm soát nổi.
Cái gọi là “giải pháp hạn chế cung” dù đã áp dụng vẫn không ngăn được Vn-Index
sụp đổ, đơn giản là vì quy luật cung cầu không tồn tại trong TTCK…

Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc các góc nhìn khác nhau trên tinh thần phản biện, được
sự đồng ý của tác giả Nguyễn An Nguyên, chúng tôi xin đăng tải lại bài viết “Thị trường
chứng khoán và bàn tay hữu hình”, đưa ra một góc riêng về những giải pháp hiện nay
cho thị trường chứng khoán của tác giả.
Thất bại của “giải pháp cung cầu”
Vn-Index từ đỉnh cao 1100 điểm đổ sụp xuống
chỉ còn xung quanh 600 điểm sau bốn tháng
ngắn ngủi kể từ 11/2007. Trong bốn tháng ấy, đã
có sức ép ghê gớm từ nhiều bên có lợi ích liên
quan đòi hỏi chính phủ phải can thiệp “cứu”
TTCK, bằng cách “giảm cung” (thông qua việc
hoãn tiến độ IPO các doanh nghiệp nhà nước), và mới đây là “tăng cầu” (thông qua việc
cho Tổng công ty Quản lí vốn Nhà nước SCIC mua lại cổ phiếu trên thị trường).
Những sức ép này đang thắng thế (IPO của nhiều doanh nghiệp lớn đã bị trì hoãn), và
mới đây Thủ tướng đã ra Quyết định 319/TTg mở đường cho SCIC mua cổ phiếu để
“kích cầu”.
Cái gọi là “giải pháp hạn chế cung” dù đã áp dụng vẫn không ngăn được Vn-Index sụp
đổ, đơn giản là vì quy luật cung cầu không tồn tại trong TTCK. TTCK chỉ có một quy
luật vận hành là cân bằng “lợi nhuận kì vọng”: Khi lợi nhuận kì vọng của cổ phiếu giảm
Tác giả Nguyễn An Nguyên là nghiên
cứu sinh tiến sĩ, chuyên ngành lý thuyết
chiến lược và kinh tế chính trị học
hiện đại, đại học Rice - Mỹ.

so với trước hoặc so với các hình thức đầu tư khác (mua vàng, đầu cơ bất động sản, gửi
tiết kiệm) thì giá của từng cổ phiếu giảm và ngược lại.
Giá của mỗi cổ phiếu chỉ được quy định bởi chênh lệch giữa mức sinh lợi của doanh
nghiệp đó với mức sinh lợi của hình thức đầu tư khác có mức sinh lợi cao nhất. Vì thế,
nếu không bị hạn chế về thanh khoản, thì việc hoãn lên sàn các doanh nghiệp mới như đề
nghị của trường phái “cung cầu chứng khoán” không thể tác động đến giá cổ phiếu của
các doanh nghiệp hiện tại.
Sụp đổ hợp lý
Gần đây, một số nhà đầu tư (chẳng hạn,
ngân hàng HSBC) cho rằng giá cổ phiếu
đã ở mức hợp lý so với các nước cùng
trình độ (P/E trên toàn thị trường là 13).
Nhưng việc so sánh P/E của VN với các
nước chỉ có ý nghĩa khi lãi suất ổn định ở
mức thấp và không có khủng hoảng. Đồ
thị bên cho thấy tỉ lệ P/E trên thị trường
Mỹ giảm rất mạnh trong các cuộc khủng
hoảng.
Hiện tại, có nhiều yếu tố khiến nhà đầu tư tin rằng lợi nhuận kì vọng của chứng khoán sẽ
giảm xuống trong 2008.
Một là, lãi suất ngân hàng vừa qua tăng rất nhanh làm cho hình thức đầu tư cổ phiếu giảm
nhanh sự hấp dẫn tương đối so với gửi tiền tiết kiệm.
Hai là, lạm phát dự kiến tăng cao và có khả năng đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái
sẽ ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp trên sàn (giá vốn tăng do lãi suất tăng, giá đầu
vào tăng do giá nguyên/nhiên liệu tăng, giá trị thực của lợi nhuận giảm vì lạm phát, sức
mua của người tiêu dùng giảm do thu nhập giảm v.v.).
Ba là, nhiều doanh nghiệp trên sàn sau khi thu hút được số vốn khổng lồ từ TTCK đã đầu
tư tràn lan vào bất động sản. Một khi thị trường nhà đất đóng băng (hệ quả của thu hẹp
tín dụng) thì giá trị của các doanh nghiệp đó cũng tụt giảm.
Nếu Vn-Index sụt giảm vì những nguyên nhân trên, thì đó là cân bằng tất yếu của thị

trường để phản ánh giá trị thực của các doanh nghiệp trên sàn, và việc cưỡng lại sự xuống
dốc sẽ vô cùng tốn kém và không hiệu quả.
Thanh khoản và TTCK
Người viết bài này cho rằng, hiện tại, nếu Vn-Index xuống thấp hơn giá trị thực, thì chỉ
có một nguyên nhân là: sự thiếu hụt thanh khoản cho các nhà đầu tư đã ngăn cản TTCK
điều chỉnh về mức cân bằng.
Từ cuối 2007, chủ trương của NHNN siết tỉ lệ cho vay chứng khoán đã chặn đứng, thậm
chí đảo chiều, dòng vốn đang đổ vào TTCK, (vì đa số các ngân hàng thương mại đã cho
vay quá tỉ lệ).
Tình trạng thiếu tiền mặt của nhiều ngân hàng đầu năm 2008 đã khiến việc cho vay mới
bị chững lại và lãi suất tăng vọt. Cộng thêm việc tỉ giá bị neo chặt, các ngân hàng không
thể đổi USD cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Kết quả là đa số các nhà đầu tư đều thiếu thanh khoản, người đang nắm thì muốn bán để
có tiền mặt, người mua thì lại không có tiền mặt để mua, khiến giá chứng khoán giảm
mạnh.
Điều này tương tự như kết luận của nhà kinh tế trọng tiền Milton Friedman rút ra từ cuộc
Đại khủng hoảng 29-33 ở Mỹ: việc thắt chặt tiền tệ quá nhanh sẽ làm sụp đổ TTCK và
gây ra khủng hoảng kinh tế.
Bàn tay hữu hình SCIC có lợi và hại gì?
Trong các nền kinh tế phát triển, rất ít khi chính quyền can thiệp trực tiếp vào TTCK
bằng cách mua cổ phiếu của doanh nghiệp trên sàn, trừ trường hợp nó có khả năng gây ra
sụp đổ hệ thống tài chính-ngân hàng (như trường hợp Anh quốc hữu hoá ngân hàng
Northern Rock).
Việc SCIC mua cổ phiếu trên TTCK có thể giải quyết vấn đề tâm lý ngắn hạn cho một số
nhà đầu tư.
Nhưng nó sẽ không thể có ảnh hưởng tích cực lâu dài hay căn bản lên TTCK: Nó không
hề tác động đến cái động cơ vận hành của TTCK là lợi nhuận kì vọng, bởi vì nó không
làm thay đổi kì vọng về các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, mua vàng (là kết quả của
chính sách tiền tệ). Nó cũng không hề thay đổi nguồn vốn hay khả năng sinh lợi của các
doanh nghiệp trên sàn (vì chỉ tác động đến thị trường thứ cấp).

Cuối cùng, nó cũng không giải quyết được vấn đề thanh khoản của nhà đầu tư.
Lợi ích thì không rõ ràng, nhưng những hệ luỵ của việc can thiệp trực tiếp vào TTCK là
nghiêm trọng và lâu dài:
Một là, việc Nhà nước can thiệp vào TTCK sẽ bóp méo tín hiệu của thị trường vốn. SCIC
sẽ dùng tiêu chí nào để xác định là chứng khoán đang ở dưới giá trị thực, trong khi giá thị
trường chính là cái đáng lẽ phải phản ánh giá trị thực của chứng khoán?
Hai là, nếu diễn biến xấu trên TTCK kéo dài, việc mua cổ phiếu của SCIC có thể dẫn đến
bội chi ngân sách và trầm trọng thêm vấn đề lạm phát.
Ba là, dù có bịt được việc “xả hàng” của một số tổ chức đầu tư, thì việc SCIC giành lại
quyền sở hữu một khối lượng lớn cổ phiếu sẽ đảo ngược quá trình cổ phần hoá (giao vốn
vào khu vực tư năng động hơn). Việc này đồng thời làm chậm lại quá trình IPO vốn đã
nhỏ giọt: SCIC sở hữu càng nhiều thì nó càng muốn tiến trình cổ phần hoá chậm lại để
không làm “lụt” thị trường (đúng hơn là cạn kiệt thanh khoản).
Việc SCIC có quyền quá rộng trong việc mua cổ phiếu cũng tạo ra một khoảng trống cho
sự thiên vị của SCIC với một số công ty nhất định.
Năm là, việc can thiệp vào TTCK sẽ khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước hồ nghi về
quan niệm thị trường của Chính phủ. Nếu như TTCK, nơi thông tin đầy đủ nhất, người
mua bán hiểu biết và linh hoạt nhất mà còn cần điều khiển, thì tất cả các thị trường khác
đều cần có sự can thiệp vào giá của nhà nước!
Cuối cùng, việc SCIC -được Chính phủ tài trợ vốn- mua cổ phiếu để “cứu” thị trường,
thực chất là dùng tiền đóng thuế của dân để “bảo hiểm rủi ro” cho một nhóm nhỏ nhà đầu
tư giàu có, chủ yếu là các quỹ đầu tư nước ngoài và các “đại gia” trong nước.
Kết luận
Vn-Index tụt xuống mức 600 điểm là một cuộc sụp đổ (crash) của TTCK, nhưng mức sụt
giảm là tự nhiên và đúng quy luật, trong tình trạng lạm phát tăng và lãi suất tăng. Muốn
Vn-Index tăng, thì cách lâu dài và căn bản nhất là ngăn chặn lạm phát, xì hơi bong bóng
nhà đất và hạ nhiệt nền kinh tế từ từ. Việc SCIC can thiệp vào TTCK ít khả thi, có thể
phải trả giá đắt về chính sách vĩ mô, trong khi lợi ích của nó nếu có chỉ là ngắn hạn. Nếu
có lí do để tin rằng Vn-Index thấp hơn giá trị thực, thì việc Nhà nước nên làm trong ngắn
hạn chỉ là giải quyết bài toán thanh khoản.

Nghi gi ve ban tay vo hinh

Rõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu
nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không
phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt
Theo Adam Smith, nhà kinh tế học thế kỷ XVIII thì có một "bàn tay vô hình" thúc đẩy sự
vận hành của nền kinh tế thị trường theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị, biến những
tính toán riêng về lợi ích của từng người thành những lợi ích chung cho xã hội.
Cuộc sống con người tùy mức sống văn minh sẽ có nhưng nhu cầu vật chất khác nhau.
Mức sống càng cao, yêu cầu vật chất từ ăn no mặc ấm đã nâng lên ăn ngon mặc đẹp. Nhu
cầu về cuộc sống tinh thần, tâm lý, được tôn trọng, được phục vụ cũng đòi hỏi những sản
phẩm tinh thần mới, do đó mà sản phẩm hàng hỏa và dịch vụ phát triển không ngừng.
Khi số lượng yêu cầu của một loại sản phẩm (vật chất hay tinh thần) lớn đến một mức độ
nào đó thì sẽ tạo ra thị trường của sản phẩm ấy, nghĩa là có người mua, người bán, và bàn
tay vô hình của nền kinh tế thị trường sẽ làm nhiệm vụ điều hòa. Số lượng, chất lượng,
giá cả sản phẩm sẽ được đưa từ chỗ thừa đến chỗ thiếu, thúc đẩy một sản phẩm mới có
ưu thế, có ích lợi hơn ra đời và loại bỏ sản phẩm lạc hậu, kém giá trị ra khỏi thương
trường. Hoạt động của bàn tay vô hình thật là vô tư.
Tuy nhiên, vì vô tư nên bàn tay vô hình cũng dễ bị lợi dụng. Người ta đã tạo ra những
trạng thái giả tạo, bằng nhưng hiện tượng thiếu hụt hàng hóa tại một thời điểm, một địa
phương nào đó, làm cho giá cả gia tăng đề trục lợi hoặc dùng những biện pháp hành
chính ngăn cản những dòng hàng hóa vận hành theo quy luật cung cầu, làm cho giá cả
biến động, thị trường bị méo dạng, hay đặt ra chính sách đối xử bất bình đẳng đối với mặt
hàng, nguồn gốc xuất xử, đối tượng tham gia… Như vậy bàn tay vô hình sẽ bị lừa, sẽ vận
hành một cách khập khễnh, từ đó một yêu cầu vô cùng chính đáng đặt ra là Nhà nước
phải tham gia vào thị trường với mục tiêu là: gỡ bỏ rào cản, loại bỏ những yếu tố làm
biến dạng thị trường, hướng dẫn sản xuất.
Trong 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã từng bước phục hồi nền kinh tề
thị trường. Nhà nước đã từ đổi mới về mục đích cơ cấu và phương pháp vận hành dễ phù
hợp với nền kinh tế thị trường ấy. Do đó mà đời sống xã hội đã có một bước tiến khá dài,

đại bộ phận nhân dân từ chỗ thiếu ăn, thiếu mặc đang bước vào ngưỡng cửa ăn ngon
măck đẹp. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước chung quanh, thì khoảng cách tụt hậu
chưa thể rút ngắn, điều này khiến chúng ta phải có những bước cải cách mới để tạo động
lực mới, gia tăng tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế của chúng ta.
Theo ý kiến một số nhà đầu tư có mặt tại Việt Nam nhiều năm nay, thì tiền lương lao
động thấp không hẳn là một ưu thế của nền kinh tế Việt Nam bởi lương thấp đi đôi với
năng suất lao động thấp, điều ấy không còn ý nghĩa gì nữa về mặt kinh tế, trong khi có
thể còn làm hại về mặt xã hội. Người lao động thu nhập thấp thì sẽ không đủ sống, như
vậy họ sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ được giao theo pháp luật hay hợp đồng tương ứng
với chức năng, nhiệm vụ của họ.
Điều này xưa nay các nhà đầu tư không dám có ý kiến với Nhà nước chúng ta nhưng rõ
ràng chế độ tiền lương cán bộ nhà nước quá thấp đã ảnh hưởng đến nhiệm vụ, chức năng,
thái độ làm việc của họ, nhất là trong xử lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trong cũng như ngoài nước. Biểu hiện cụ thể của tình hình này là thủ tục nhiêu khê, rườm
rà, một số văn bản pháp lý không rõ ràng, cách áp dụng và giải thích luật lệ mỗi nơi mỗi
khác, làm cho doanh nghiệp phải đương đầu với các yếu tố:
- Rủi ro cao trong mọi tình huống
- Thời gian quay vòng vốn chậm
- Chi phí vô hình tăng
- Giá thành trên một đơn vị sản phẩm năm sau cao hơn năm trước, đưa đến tình trạng
không thể cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài.
Chế độ tiền lương của cán bộ Nhà nước thấp tưởng chừng như không liên can gì với giá
thành sản phẩm hàng hoá, nhưng suy cho cùng thì sẽ thấy khi “sản phẩm công” mà Nhà
nước cung ứng cho doanh nghiệp có chất lượng kém thì sẽ tạo ra biết bao gánh nặng như
đã nêu trên.
Liệu có ai tin rằng cán bộ chúng ta thật sống với đồng lương “hình thức" đó không? Rõ
ràng là không, vì người ta thừa biết cuộc sống của cán bộ Nhà nước luôn luôn trên mức
trung bình của người dân trong tất cả mã vùng của đất nước. Như vậy tất nhiên họ phải
nhờ vào nguồn thu nhập khác ngoài lương để giữ được mức sống đang có. Thế thì nguồn
thu nhập đó từ đâu đến, trong khi về hình thức họ không tham gia hoạt động dịch vụ

SXKD. Rõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một
nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới có thể sống được, sống
khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối
mặt.
Khổ nỗi "bàn tay vô hình" này lại biến cái lợi ích chung thành cái riêng. Đương nhiên,
nguồn thu nhập do "bàn tay vô hình" này đưa đến vô cùng phức tạp, đa dạng, có chất
lượng, số lượng và đạo lý khác nhau. Chỉ riêng xét ớ góc độ đạo lý thôi thì chúng ta cũng
có thấy những mức nhận thức khác nhau:
- Bị xúc phạm, nhưng bất khả kháng.
- Quyền biến nhất thời để sống và làm việc.
- Xem như một sự cân đối bù trừ với những điều mà đáng lý ra một chế độ tiền lương
phải thực hiện đầy đủ, nhưng Nhà nước chưa làm được.
- Cũng là một sự trả công của xã hội cho công sức của mình đã bỏ ra.
- Cũng là một thu nhập do công sức của mình tạo ra.
- Là một cơ hội làm ăn mà nếu mình không làm thì người khác cũng làm.
- Xem đây là con đường ngắn nhất để đầu tư cho cuộc đời nên phải nắm thời cơ khai thác
triệt để.
- Phải nhanh tay lẹ chân, đánh nhanh đánh bạo kẻo trễ.
Sự xuất hiện của "bàn tay vô hình" thứ hai bên cạnh bàn tay vô hình của nền kinh tế thị
trường dễ làm cho sự vận hành của nền kinh tế, cũng như việc điều hành bộ máy Nhà
nước của chúng ta không còn khách quan, thậm chí trong nhiều trường hợp thiếu trong
sáng. Khi ấy bàn tay vô hình trở thành bàn tay "ma quái" gây tai họa cho đất nước qua
các hành vi tham ô, lãng phí.
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, nền kinh tề chúng ta không có khả năng cung cấp
một mức lương đủ sống cho công chức Nhà nước. Điều này không đúng, vì nguồn tiền
mà bàn tay "ma quái" đó sử dụng thật sự là nằm trong nền kinh tế của chúng ta đó thôi.
Chỉ có điều là ta chưa thật sự quyết tâm thực hiện cải cách thế chế quản lý Nhà nước, tinh
giản bộ máy hành chính và loại bớt những người ăn lương vô công rồi nghề, để vừa đỡ
nhiễu nhương cho dân, đồng thời tiết kiệm được nguồn tài chính Nhà nước. Có như vậy
sẽ thừa khả năng tăng lương cho những cán bộ có năng lực, cần mẫn, làm như vậy sẽ vô

hiệu hóa bàn tay vô hình thứ hai. Còn nếu ta vấn tiếp tục duy trì tình trạng dửng dưng với
lương "hình thức" như lâu nay thì đó là cơ hội cho bàn tay ma quái vùng vẫy vô tư giữa
bao nhiêu cái khó khăn của đời sống kinh tế xã hội đất nước.


“Bàn tay hữu hình” là sự can thiệp và điều tiết thị trường của nhà nước thông qua các
cơ chế, chính sách và công cụ điều hành kinh tế vĩ mô. “Bàn tay vô hình” là các quy luật
vận động tự nhiên của kinh tế thị trường. Quá trình điều tiết nền kinh tế của mọi quốc gia
đều được vận hành bằng cả hai bàn tay “hữu hình” và “vô hình”.
Hiện tại chúng ta đang đứng trong tâm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đang
chứng kiến việc chính phủ các nước, đặc biệt là Mỹ và các nước châu Âu ra tay giải cứu
cuộc khủng hoảng bằng chính bàn tay hữu hình. Tuy nhiên, tâm bão còn mạnh đến mức
nào, sức tàn phá của nó đến đâu, cho đến nay chưa ai có thể tiên đoán được, vì đằng sau
bàn tay hữu hình vẫn còn tồn tại bàn tay vô hình mà đôi khi sức mạnh của nó có thể quật
ngã mọi nỗ lực của các quốc gia.
Song từ bài học khủng hoảng này, bước đầu chúng ta có thể rút ra một số bài học quan
trọng sau đây:
Thứ nhất: Thời đại công nghệ thông tin đã kéo các dân tộc trên toàn thế giới sát lại gần
nhau trong các hoạt động kinh tế và giao lưu văn hóa. Vì vậy, một biến cố tốt hay xấu
xảy ra tại một quốc gia này, ngay lập tức sẽ kéo theo biến cố tốt hay xấu xảy ra tại các
quốc gia kia. Đặc biệt, biến cố tài chính lần này xảy ra ngay chính tại các quốc gia có nền
kinh tế hàng đầu thế giới, vì vậy “tâm chấn” của nó càng tác động mạnh mẽ đến các nước
còn lại trên toàn thế giới. Do đó, các nước, dù bị ảnh hưởng ít hay nhiều, đều phải chủ
động xây dựng cho mình các biện pháp phòng vệ bằng bàn tay hữu hình. Nếu chủ quan,
bàn tay vô hình kia sẽ quật ngã chúng ta.
- Thứ hai: Mắt xích hệ thống tài chính - ngân hàng, đặc biệt là loại hình ngân hàng đầu tư
và ngân hàng thương mại đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Nếu chính
phủ các nước để mắt xích này đứt, dù chỉ một hay hai ngân hàng đơn lẻ, nó cũng có thể
kéo theo “họa” không những cho cả hệ thống tài chính ngân hàng của chính quốc gia đó,
mà còn kéo theo “họa” cho nhiều ngân hàng khác trên toàn thế giới.

- Thứ ba: Việc chính phủ các nước quay lại “quốc hữu hóa” một số ngân hàng là điều
đáng quan tâm. Quan tâm ở chỗ để đảm bảo thực thi có hiệu quả bàn tay hữu hình trong
bối cảnh khủng hoảng tài chính, ngay từ bây giờ, chính phủ các nước đang phát triển phải
cân nhắc lộ trình cổ phần hóa, tư nhân hóa các ngân hàng thương mại nhà nước. Bởi
không khéo đến một lúc nào đó người ta lại quay về với “quốc hữu hóa” chính các ngân
hàng này khi có biến cố tài chính xảy ra.
- Thứ tư: Nguyên nhân khủng hoảng tài chính hiện nay bắt nguồn từ “bong bóng nhà đất”
và các “công cụ phái sinh” từ nhà đất, đã đẩy hàng loạt các định chế tài chính trên nhiều
châu lục đứng bên bờ phá sản. Vì vậy việc cho phép các ngân hàng sử dụng các công cụ
phái sinh liên quan đến nhà đất nói chung, các công cụ phái sinh liên quan đến các nghiệp
vụ kinh doanh của ngân hàng nói riêng cần phải được chính phủ và ngân hàng trung ương
kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt, từ bài học của tập đoàn Bảo hiểm AIG (Mỹ) đổ vỡ và đã
được Chính phủ Mỹ quốc hữu hóa cho thấy, ngoài việc kiểm soát các ngân hàng, chính
phủ cần kiểm soát chặt chẽ các công ty bảo hiểm tham gia vào quá trình bán các sản
phẩm bảo hiểm dành cho các công cụ phái sinh.
- Thứ năm: Chưa bao giờ chúng ta chứng kiến sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ các
nước trong cuộc chiến chống khủng hoảng, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và các nước châu
Âu. Nhưng đó là sự hợp tác của những nước giàu với những lời tuyên bố hùng hồn “hỗ
trợ vốn cho các ngân hàng không giới hạn”, điều mà những nước nghèo và đang phát
triển như chúng ta chưa thể nào thực hiện được. Vì vậy, những nước nghèo, đang phát
triển phải có cách đi riêng, đó là phải tạo ra các rào cản kỹ thuật từ xa trong lĩnh vực ngân
hàng. Trong đó cần giới hạn sự lũng đoạn quá mức của các tập đoàn trong và ngoài nước
vào lĩnh vực ngân hàng, đồng thời tăng cường sự giám sát toàn diện bởi “bàn tay hữu
hình” đối với lĩnh vực này. Chỉ có như vậy, bàn tay hữu hình mới có thể phát huy tác
dụng và sức mạnh trong các cuộc chiến chống khủng hoảng tài chính ở các cấp độ khác
nhau
Thị trường chứng khoán và bàn tay hữu
hình
Nguyễn An Nguyên
[i]

Rice University

Thất bại của “giải pháp cung cầu”
VNindex từ đỉnh cao 1100 điểm đổ sụp xuống chỉ còn xung quanh 600 điểm
sau bốn tháng ngắn ngủi kể từ 11/2007. Trong bốn tháng ấy, đã có sức ép ghê
gớm từ nhiều bên có lợi ích liên quan đòi hỏi chính phủ phải can thiệp “cứu”
TTCK, bằng cách “giảm cung” (thông qua việc hoãn tiến độ IPO các doanh
nghiệp nhà nước), và mới đây là “tăng cầu” (thông qua việc cho Tổng công ty
Quản lí vốn Nhà nước SCIC mua lại cổ phiếu trên thị trường). Những sức ép
này đang thắng thế (IPO của nhiều doanh nghiệp lớn đã bị trì hoãn), và mới đây
Thủ tướng đã ra Quyết định 319/TTg mở đường cho SCIC mua cổ phiếu để
“kích cầu”.
Cái gọi là “giải pháp hạn chế cung” dù đã áp dụng vẫn không ngăn được
VNindex sụp đổ, đơn giản là vì quy luật cung cầu không tồn tại trong TTCK
(xem phụ luc “Cung cầu chứng khoán: một quan niệm sai lầm” dưới đây).
TTCK chỉ có một quy luật vận hành là cân bằng “lợi nhuận kì vọng”: Khi lợi
nhuận kì vọng của cổ phiếu giảm so với trước hoặc so với các hình thức đầu tư
khác (mua vàng, đầu cơ bất động sản, gửi tiết kiệm) thì giá của từng cổ phiếu
giảm và ngược lại. Giá của mỗi cổ phiếu chỉ được quy định bởi chênh lệch giữa
mức sinh lợi của doanh nghiệp đó với mức sinh lợi của hình thức đầu tư khác
có mức sinh lợi cao nhất. Vì thế, nếu không bị hạn chế về thanh khoản, thì việc
hoãn lên sàn các doanh nghiệp mới như đề nghị của trường phái “cung cầu
chứng khoán” không thể tác động đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp hiện
tại.
Sụp đổ hợp lý
Gần đây, một số nhà đầu tư (chẳng hạn, ngân hàng HSBC) cho rằng giá cổ
phiếu đã ở mức hợp lý so với các nước cùng trình độ (P/E trên toàn thị trường
là 13). Nhưng việc so sánh P/E của VN với các nước chỉ có ý nghĩa khi lãi suất
ổn định ở mức thấp và không có khủng hoảng. Đồ thị dưới cho thấy tỉ lệ P/E
trên thị trường Mỹ giảm rất mạnh trong các cuộc khủng hoảng.

Hiện tại, có nhiều yếu tố khiến nhà đầu tư tin rằng lợi nhuận kì vọng của chứng
khoán sẽ giảm xuống trong 2008. Đầu tiên, ấn tượng sự “sụp đổ” thê thảm của
thị trường sẽ giảm đi nếu ta biết rằng trong năm 2007, rất nhiều công ty đã phát
hành thêm cổ phiếu và trả cổ phiếu thưởng thái quá, “pha loãng” giá trị và làm
chúng mất giá mạnh (như trường hợp SSI phát hành 40 triệu cổ phiếu thưởng,
bằng 50% tổng lượng cổ phiếu của nó vào thời điểm đó). Hai là, lãi suất ngân
hàng vừa qua tăng rất nhanh làm cho hình thức đầu tư cổ phiếu giảm nhanh sự
hấp dẫn tương đối so với gửi tiền tiết kiệm. Hai là, lạm phát dự kiến tăng cao
và có khả năng đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái sẽ ảnh hưởng đến tất cả
các doanh nghiệp trên sàn (giá vốn tăng do lãi suất tăng, giá đầu vào tăng do
giá nguyên/nhiên liệu tăng, giá trị thực của lợi nhuận giảm vì lạm phát, sức
mua của người tiêu dùng giảm do thu nhập giảm v.v.). Ba là, nhiều doanh
nghiệp trên sàn sau khi thu hút được số vốn khổng lồ từ TTCK đã đầu tư tràn
lan vào bất động sản. Một khi thị trường nhà đất đóng băng (hệ quả của thu hẹp
tín dụng) thì giá trị của các doanh nghiệp đó cũng tụt giảm.
Nếu Vnindex sụt giảm vì ba nguyên nhân trên, thì đó là cân bằng tất yếu của thị
trường để phản ánh giá trị thực của các doanh nghiệp trên sàn, và việc cưỡng
lại sự xuống dốc sẽ vô cùng tốn kém và không hiệu quả.
Thanh khoản và TTCK
Người viết bài này cho rằng, hiện tại, nếu VNindex xuống thấp hơn giá trị
thực, thì chỉ có một nguyên nhân là: sự thiếu hụt thanh khoản cho các nhà đầu
tư đã ngăn cản TTCK điều chỉnh về mức cân bằng. Từ cuối 2007, chủ trương
của NHNN siết tỉ lệ cho vay chứng khoán đã chặn đứng, thậm chí đảo chiều,
dòng vốn đang đổ vào TTCK, (vì đa số các ngân hàng thương mại đã cho vay
quá tỉ lệ). Tình trạng thiếu tiền mặt)của nhiều ngân hàng đầu năm 2008 đã
khiến việc cho vay mới bị chững lại và lãi suất tăng vọt. Cộng thêm việc tỉ giá
bị neo chặt, các ngân hàng không thể đổi USD cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Kết quả là đa số các nhà đầu tư đều thiếu thanh khoản, người đang nắm thì
muốn bán để có tiền mặt, người mua thì lại không có tiền mặt để mua, khiến
giá chứng khoán giảm mạnh. Điều này tương tự như kết luận của nhà kinh tế

trọng tiền Milton Friedman rút ra từ cuộc Đại khủng hoảng 29-33 ở Mỹ: việc
thắt chặt tiền tệ quá nhanh sẽ làm sụp đổ TTCK và gây ra khủng hoảng kinh tế.
Bàn tay hữu hình SCIC có lợi và hại gì?
Trong các nền kinh tế phát triển, rất ít khi chính quyền can thiệp trực tiếp vào
TTCK bằng cách mua cổ phiếu của doanh nghiệp trên sàn, trừ trường hợp nó
có khả năng gây ra sụp đổ hệ thống tài chính-ngân hàng (như trường hợp Anh
quốc hữu hoá ngân hàng Northern Rock).
Việc SCIC mua cổ phiếu trên TTCK có thể giải quyết vấn đề tâm lý ngắn hạn
cho một số nhà đầu tư. Nhưng nó sẽ không thể có ảnh hưởng tích cực lâu dài
hay căn bản lên TTCK: Nó không hề tác động đến cái động cơ vận hành của
TTCK là lợi nhuận kì vọng, bởi vì nó không làm thay đổi kì vọng về các kênh
đầu tư khác như gửi tiết kiệm, mua vàng (là kết quả của chính sách tiền tệ). Nó
cũng không hề thay đổi nguồn vốn hay khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp
trên sàn (vì chỉ tác động đến thị trường thứ cấp). Cuối cùng, nó cũng không giải
quyết được vấn đề thanh khoản của nhà đầu tư.
Lợi ích thì không rõ ràng, nhưng những hệ luỵ của việc Chính phủ can thiệp
trực tiếp vào TTCK là nghiêm trọng và lâu dài:
• Một là, việc nhà nước can thiệp vào TTCK sẽ bóp méo tín hiệu của thị
trường vốn. SCIC sẽ dùng tiêu chí nào để xác định là chứng khoán đang
ở dưới giá trị thực, trong khi giá thị trường chính là cái đáng lẽ phải phản
ánh giá trị thực của chứng khoán? Làm sao một doanh nghiệp không có
động cơ tối đa hoá lợi nhuận (thua về cả khả năng tính toán so với hàng
triệu nhà đầu tư cả tổ chức và cá nhân, lẫn tính năng động tìm kiếm cơ
hội) có thể thông minh hơn thị trường về giá trị thực của nó? Với sự
tham gia của các quan chức cao cấp của Chính phủ (gồm cả bộ trưởng
Bộ Tài chính, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thứ trưởng Bộ Công
thương) vào Hội đồng Quản trị của SCIC, trong trường hợp doanh
nghiệp quốc doanh này gặp bê bối về mua bán cổ phiếu, uy tín của chính
phủ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
• Hai là, nếu diễn biến xấu trên TTCK kéo dài, việc mua cổ phiếu của

SCIC có thể dẫn đến bội chi ngân sách và trầm trọng thêm vấn đề lạm
phát. Lí do là để “cứu” khẩn cấp TTCK, thì SCIC phải bơm vào một
lượng tiền rất lớn trong thời gian rất ngắn. Tổng giá trị thị trường
(market capitalization) vào cuối 2007 đã lên tới khoảng 500 nghìn tỉ
đồng (tuy đã mất đi khoảng một phần ba trong hai tháng qua). Tuy phản
ứng ban đầu của TTCK trước cam kết “bảo kê” của SCIC là khá tích
cực, kì vọng này sẽ còn thay đổi. Liệu SCIC có đủ tiền và có nên bỏ ra
hàng chục nghìn tỉ đồng trong vài ngày hay vài tuần để “cứu” thị trường
trong lúc chính Bộ Tài chính cũng đang thiếu tiền mặt để chi tiêu? SCIC
hay Bộ Tài chính sẽ lấy tiền mặt với số lượng như thế ở đâu mà không
làm khủng hoảng thanh khoản thêm trầm trọng, hay in thêm tiền để làm
tăng lạm phát?
• Ba là, dù có bịt được việc “xả hàng” của một số tổ chức đầu tư, thì việc
SCIC giành lại quyền sở hữu một khối lượng lớn cổ phiếu sẽ đảo ngược
quá trình cổ phần hoá (giao vốn vào khu vực tư năng động hơn). Việc
này đồng thời làm chậm lại quá trình IPO vốn đã nhỏ giọt: SCIC sở hữu
càng nhiều thì nó càng muốn tiến trình cổ phần hoá chậm lại để không
làm “lụt” thị trường (đúng hơn là cạn kiệt thanh khoản).
• Việc SCIC có quyền quá rộng trong việc mua cổ phiếu cũng tạo ra một
khoảng trống cho sự thiên vị của SCIC với một số công ty nhất định.
Nguy cơ này càng lớn khi SCIC được phép giữ bí mật về danh mục các
cổ phiếu được mua, số lượng tiền bỏ ra để mua, thời gian mua v.v. Từ
đây, giá cổ phiếu thay vì phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp,
lại phản ánh doanh nghiệp nào được chính quyền “ưu ái” bảo kê (bail
out) mỗi khi gặp khó khăn. (Điều này đã từng xảy ra với các doanh
nghiệp cánh hẩu của nhà độc tài Suharto trên thị trường chứng khoán của
Indonesia). Các doanh nghiệp được “bảo kê” sẽ càng tự do hơn trong các
khoản đầu tư của mình, vì biết “tội vạ đâu đã có SCIC gánh đỡ”.
• Năm là, việc can thiệp vào TTCK sẽ khiến các nhà đầu tư trong và ngoài
nước về quan niệm thị trường của Chính phủ. Nếu như TTCK, nơi thông

tin đầy đủ nhất, người mua bán hiểu biết và linh hoạt nhất mà còn cần
điều khiển, thì tất cả các thị trường khác đều cần có sự can thiệp vào giá
của nhà nước! Hành động mà các nước phát triển coi như một cấm kị
này có thể được diễn giải là một bằng chứng rằng Việt Nam chưa phải là
một nền kinh tế thị trường. Và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng bất lợi
cho Việt Nam trong các vụ kiện bán phá giá, vốn đang là rào chắn ghê
gớm cho việc thâm nhập các thị trường phát triển.
• Cuối cùng, việc SCIC -được Chính phủ tài trợ vốn- mua cổ phiếu để
“cứu” thị trường, thực chất là dùng tiền đóng thuế của dân để “bảo hiểm
rủi ro” cho một nhóm nhỏ nhà đầu tư giàu có, chủ yếu là các quỹ đầu tư
nước ngoài và các “đại gia” trong nước. Điều này nếu kéo dài có thể gây
nên mối bất bình về tính chất bình đẳng trong chính sách kinh tế của
Chính phủ.

Kết luận:
VNindex tụt xuống mức 600 điểm là một cuộc sụp đổ (crash) của TTCK,
nhưng mức sụt giảm là tự nhiên và đúng quy luật, trong tình trạng lạm phát
tăng và lãi suất tăng. Muốn VNindex tăng, thì cách lâu dài và căn bản nhất là
ngăn chặn lạm phát, xì hơi bong bóng nhà đất và hạ nhiệt nền kinh tế từ từ.
Việc SCIC can thiệp vào TTCK ít khả thi, có thể phải trả giá đắt về chính sách
vĩ mô, trong khi lợi ích của nó nếu có chỉ là ngắn hạn. Nếu có lí do để tin rằng
VNindex thấp hơn giá trị thực, thì việc nhà nước nên làm trong ngắn hạn chỉ là
giải quyết bài toán thanh khoản.

Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi quốc gia sẽ được
lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản
xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược
lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất
với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên
tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt

đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất
mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương
mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 Paul Samuelson đã viết:
"Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu
sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều
phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình."
[sửa] Phân tích của Ricardo về lợi thế so sánh
Năm 1817, nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã nghiên cứu và chỉ ra rằng
chuyên môn hóa quốc tế sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia và gọi kết quả này là quy luật
lợi thế so sánh. Ông đã phân tích như sau:
Bảng 1 - Chi phí về lao động để sản xuất
Sản phẩm Tại Anh (giờ công) Tại Bồ Đào Nha (giờ công)
1 đơn vị lúa mỳ 15 10
1 đơn vị rượu vang 30 15
Trong ví dụ này Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối so với Anh trong sản xuất cả lúa mỳ lẫn
rượu vang: năng suất lao động của Bồ Đào Nha gấp hai lần Anh trong sản xuất rượu vang
và gấp 1,5 lần trong sản xuất lúa mỳ. Theo suy nghĩ thông thường, trong trường hợp này
Bồ Đào Nha sẽ không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ Anh cả. Thế nhưng phân tích của
Ricardo đã dẫn đến kết luận hoàn toàn khác:
• 1 đơn vị rượu vang tại Anh sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để
sản xuất 2 đơn vị lúa mỳ (hay nói một cách khác, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn
vị rượu vang là 2 đơn vị lúa mỳ); trong khi đó, tại Bồ Đào Nha, để sản xuất 1 đơn
vị rượu vang chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1,5 đơn vị lúa
mỳ (hay chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 1,5 đơn vị lúa mỳ). Vì
thế ở Bồ Đào Nha sản suất rượu vang rẻ hơn tương đối so với ở Anh.
• Tương tự như vậy, ở Anh, sản xuất lúa mỳ rẻ hơn tương đối so với Bồ Đào Nha
(vì chi phí cơ hội chỉ có 0,5 đơn vị rượu vang trong khi ở Bồ Đào Nha phải mất
2/3 đơn vị rượu vang). Hay nói một cách khác, Bồ Đào Nha có lợi thế so sánh về
sản xuất rượu vang còn Anh có lợi thế so sánh về sản xuất lúa mỳ. Để thấy được
cả hai nước sẽ cùng có lợi nếu chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi

thế so sánh: Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mỳ rồi
trao đổi thương mại với nhau, Ricardo đã làm như sau:
• Ông giả định nguồn lực lao động của Anh là 270 giờ công lao động, còn của Bồ
Đào Nha là 180 giờ công lao động.
• Nếu không có thương mại, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai hàng hoá và theo chi phí
tại Bảng 1 thì kết quả là số lượng sản phẩm được sản xuất ra như sau:
Bảng 2 - Trước khi có thương mại
Quốc gia Số đơn vị lúa mỳ Số đơn vị rượu vang
Anh 8 5
Bồ Đào
Nha
9 6
Tổng cộng 17 11
• Nếu Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang còn Anh chỉ sản xuất lúa mỳ rồi trao đổi
thương mại với nhau thì số lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ là:
Bảng 3 - Sau khi có thương mại
Đất nước Số đơn vị lúa mỳ Số đơn vị rượu vang
Anh 18 0
Bồ Đào
Nha
0 12
Tổng cộng 18 12
Rõ ràng sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình
có lợi thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm của lúa mỳ và rượu vang của cả hai nước đều
tăng hơn so với trước khi có thương mại (là lúc hai nước cùng phải phân bổ nguồn lực
khan hiếm của mình để sản xuất cả hai loại sản phẩm). Lưu ý rằng phân tích của Ricardo
kèm theo những giả định sau:
• Không có chi phí vận chuyển hàng hoá.
• Chi phí sản xuất cố định không thay đổi theo quy mô.
• Chỉ có hai nước sản xuất hai loại sản phẩm.

• Những hàng hoá trao đổi giống hệt nhau.
• Các nhân tố sản xuất chuyển dịch một cách hoàn hảo.
• Không có thuế quan và rào cản thương mại.
• Thông tin hoàn hảo dẫn đến cả người bán và người mua đều biết nơi có hàng hoá
rẻ nhất trên thị trường quốc tế.
[sửa] Mở rộng phân tích lợi thế so sánh cho nhiều hàng hóa và
nhiều quốc gia
• Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai quốc gia thì lợi thế
so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi
thế so sánh cao nhất đến hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất và mỗi nước sẽ tập
trung vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao ở mức
cân bằng. Ranh giới mặt hàng nào là có lợi thế so sánh cao ở mức cân bằng sẽ do
cung cầu trên thị trường quốc tế quyết định.
• Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước khác thành một
nước gọi là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ nguyên tính
đúng đắn của nó. Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương
mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia một cách
hoàn toàn tương tự.
[sửa] Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh
Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh nằm trong các giả định của nó, ví dụ giả định rằng
các nhân tố sản xuất có thể dịch chuyển hoàn hảo sẽ nảy sinh hạn chế nếu trên thực tế
không được như vậy. Những người sản xuất rượu vang của Anh có thể không dể dàng
tìm được việc làm (chuyển sang sản xuất lúa mỳ) khi nước Anh không sản xuất rượu
vang nữa và sẽ thất nghiệp. Nền kinh tế sẽ không toàn dụng nhân công làm cho sản lượng
giảm sút. Chính vì thế mặc dù nguyên tắc lợi thế so sánh có thể được tổng quát hoá cho
bất kỳ quốc gia nào, với nhiều loại hàng hoá, nhiều loại đầu vào, tỷ lệ các nhân tố sản
xuất thay đổi, lợi suất giảm dần khi quy mô tăng và là nền tảng của thương mại tự do
nhưng những hạn chế như ví dụ vừa nêu lại là lập luận để bảo vệ thuế quan cũng như các
rào cản thương mại.
[sửa] Lợi thế so sánh về giá yếu tố đầu vào

Toàn bộ phân tích của Ricardo về lợi thế so sánh thực chất dựa trên sự khác nhau giữa
các nước trong công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất vật chất và đòi hỏi lao động đơn vị
khác nhau. Xét trên góc độ giá yếu tố đầu vào cũng dẫn đến lợi thế so sánh với nền tảng
công nghệ như nhau:
• Các nước phát triển có cung yếu tố đầu vào về tư bản nhiều hơn các nước đang
phát triển dẫn đến số lượng tư bản trên mỗi nhân công lớn hơn. Ngược lại số nhân
công trên một đơn vị tư bản của các nước đang phát triển lại lớn hơn các nước
phát triển. Như vậy giá thuê tư bản ở các nước phát triển rẻ hơn tương đối so với
giá thuê nhân công; ngược lại ở các nước đang phát triển giá thuê nhân công lại rẻ
hơn tương đối so với giá thuê tư bản. Nói một cách khác, các nước phát triển có
lợi thế so sánh về giá thuê tư bản còn các nước đang phát triển có lợi thế so sánh
về giá thuê nhân công.
• Quốc gia nào sản xuất hàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế
so sánh cao một cách tương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ hơn tương đối và
sẽ có lợi thế so sánh về những hàng hóa này.
Điều này lý giải vì sao Việt Nam lại xuất khẩu nhiều sản phẩm thô (dầu thô, than đá )
hoặc hàng hóa có hàm lượng nhân công cao như dệt may, giày dép còn nhập khẩu máy
móc, thiết bị từ các nước phát triển.

×