Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

ĐỀ CƯƠNG Môn: Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.94 KB, 62 trang )

Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

ĐỀ CƯƠNG
Môn: Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước
**********
Gửi mọi người tài liệu thi môn quản lý nhà nước ngày mai. (đã chỉnh
sửa qua thảo luận)
- Phần in đậm là thơng tin nên chép (vì đó là ý chính). Phần in
nghiêng khơng cần phải chép, nhưng nếu câu hỏi thay đổi thì có thể
tham khảo để có thêm ý.
- Lưu ý mang theo các văn bản pháp luật liên quan để giải câu nhận
định hoặc trắc nghiệm.
Trân trọng./.

Câu 1: Tại sao nói “Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực
thi quyền hành pháp”? Anh (chị) hãy giải thích và cho ví dụ minh họa?
Trả lời:
1. Khái niệm
a) Quản lý: Là sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu
nhất định.
b) Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ
quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và các tổ chức trong xã hội,
trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bắng cách sử dụng quyền lực nhà nước
có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả
cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một
định hướng thống nhất của nhà nước.
c) Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các q trình xã hội và hành vi hoạt


động của cơng dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến
cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển
các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp
của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự
pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, do các
1


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

cơ quan trong hệ thơng quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống
Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương tiên hành.
- Chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp cao nhất (cơ quan chấp
hành của Quốc hội) thực hiện quyền hành pháp cao nhất đối với tồn dân, tồn
xã hội. Nhưng, Chính phủ thực hiện chức năng của mình thơng qua hệ thống
thể chế hành chính của nền hành chính nhà nước cao nhất. Quản lý hành chính
nhà nước là thực thi quyền hành pháp, nó phục tùng và phục vụ trực tiếp quyền
hành pháp. Quản lý hành chính nhà nước là yếu tố đặc trưng của hoạt động
thực thi quyền hành pháp.
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính dưới luật: Tính
dưới luật thể hiện ở chỗ bản thân hoạt động quản lý là hoạt động chấp hành
pháp luật và điều hành trên cơ sở luật. Các quyết định ban hành trong hoạt
động quản lý nhà nước phải phù hợp với pháp luật và các văn bản của các cơ
quan nhà nước cấp trên, nếu mâu thuẫn sẽ bịđình chỉ và bãi bỏ.
- Nội dung của quản lý hành chính nhà nước gồm các hoạt động: Hoạt

động lập quy hành chính; hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các quyết
định hành chính; hoạt động kiểm tra, đánh giá; hoạt động cưỡng chế hành chính
d) Mối quan hệ giữa quản lý hành chính nhà nước và quản lý nhà nước:
Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động có phạm vi rộng, trong khi hoạt
động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có phạm vi hẹp hơn (chỉ trong
lĩnh vực hành chính, chủ thể, phạm vi, đối tượng…); hoạt động quản lý nhà
nước do cơ quan nhà nước tiến hành trong khi đó, hoạt động quản lý hành chính
nhà nước do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Quản lý nhà nước diễn ra
trên lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp trong khi đó quản lý hành chính là
nước chỉ là hoạt động thực thi quyền hành pháp.
2. Giải thích “Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi
quyền hành pháp”
a) Cơ quan hành chính nhà nước phục vụ trực tiếp quyền và lợi ích hợp
pháp của nhân dân, do đó thực thi quyền hành pháp. Trong hệ thống các cơ
quan Nhà nước thì hệ thống các cơ quan hành chính là nơi giải quyết phần lớn
các yêu cầu của nhân dân trong phần lớn các lĩnh vực của đời sống kinh tế-văn
hóa-xã hội, an ninh, quốc phịng. Phần đơng người dân liên hệ với các cơ quan
hành chính thơng qua việc giải quyết thủ tục hành chính cũng như những quyền
khác (khiếu nại, tố cáo…)
b) Quyền hành pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập
pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền hành pháp là việc tổ chức, hướng dẫn thực
2


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

thi pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống. Quyền hành pháp tức là việc chấp
hành và điều hành, trong đó cơ quan hành pháp chấp hành các chủ trương,

chính sách, pháp luật của cơ quan lập pháp để điều hành, đưa các chủ trương,
chính sách pháp luật vào cuộc sống và trực tiếp giải quyết các vấn đề phát
sinh từ thực tiễn liên quan đến người dân.
c) Quyền hành pháp bao gồm quyền lập quy và quyền hành chính
- Quyền lập quy: Là quyền xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
dưới luật để điều hành.
Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật dưới luật để cụ thể hóa quy định pháp luật do cơ quan
lập pháp ban hành. Hoạt động lập quy hành chính tạo cơ sở pháp lý cho hoạt
động quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
- Quyền hành chính: Là quyền tổ chức, quản lý điều hành giải quyết các
mối quan hệ phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội dựa trên quy định của pháp luật, bao gồm: các hoạt động ban
hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính; hoạt động kiểm tra, đánh
giá; hoạt động cưỡng chế hành chính. Trong đó:
+ Hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính
giúp hệ thống hành chính vận hành và phát triển theo yêu cầu chung của xã hội,
đồng thời, duy trì sự vận động và phát triển của các đối tượng tham gia vào quá
trình kinh tế, xã hội theo mục tiêu quản lý đã định trước.
+ Hoạt động kiểm tra, đánh giá: trong q trình quản lý, điều hành hành
chính, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải thực hiện kiểm tra và đánh
giá hiệu quả hoạt động của các đối tượng quản lý. Việc kiểm tra và đánh giá
hiệu quả hoạt động phải được tiến hành thường xuyên đối với mọi mặt hoạt
động của đối tượng quản lý. Thực hiện tốt hoạt động này sẽ đảm bảo cho hoạt
động của các đối tượng quản lý được thực hiện theo đúng quy định, đồng thời
phát hiện kịp thời những sai lệch, vi phạm để có biện pháp xử lý và khắc phục
hậu quả. Kiểm tra, đánh giá là biện pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của các đối tượng quản lý, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của
xã hội.
+ Hoạt động cưỡng chế hành chính: trong q trình điều hành, nhiều

trường hợp đề các đối tượng quản lý chấp hành các quy định của pháp luật, các
cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành cưỡng chế hành chính.
- Quyền lập quy và quyền hành chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
trong đó:
3


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

+ Muốn cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước đạt hiệu quả, các cơ
quan quản lý hành chính nhà nước phải thực hiện tốt cả 2 quyền lập quy và
quyền hành chính.
+ Quyền lập quy sẽ ảnh hưởng đến quyền hành chính, là căn cứ, tiền đề,
cơng cụ pháp lý cho quyền hành chính
+ Quyền hành chính tác động ngược trở lại đến quyền lập quy, là sự cụ
thể hóa quyền lập quy vào thực tiễn; muốn lập quy tốt phải căn cứ vào thực tiễn,
dựa trên thực tiễn; quyền hành chính là thước đo của quyền lập quy, quyền hạn
quản lý đến đâu thì việc xây dựng quy định đến đó.
Câu 2: Phân tích Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ
chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước. Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
1. Khái niệm
Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến
cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển
các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp
của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quản lý hành chính nhà nước có một số đặc điểm sau đây:
- Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự
pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, do các
cơ quan trong hệ thông quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống
Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương tiên hành.
- Chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp cao nhất (cơ quan chấp
hành của Quốc hội) thực hiện quyền hành pháp cao nhất đối với toàn dân, toàn
xã hội. Nhưng, Chính phủ thực hiện chức năng của mình thơng qua hệ thống
thể chế hành chính của nền hành chính nhà nước cao nhất. Quản lý hành chính
nhà nước là thực thi quyền hành pháp, nó phục tùng và phục vụ trực tiếp quyền
hành pháp. Quản lý hành chính nhà nước là yếu tố đặc trưng của hoạt động
thực thi quyền hành pháp.
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính dưới luật: Tính
dưới luật thể hiện ở chỗ bản thân hoạt động quản lý là hoạt động chấp hành
4


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

pháp luật và điều hành trên cơ sở luật. Các quyết định ban hành trong hoạt
động quản lý nhà nước phải phù hợp với pháp luật và các văn bản của các cơ
quan nhà nước cấp trên, nếu mâu thuẫn sẽ bịđình chỉ và bãi bỏ.
Nội dung của quản lý hành chính nhà nước gồm các hoạt động: Hoạt
động lập quy hành chính; hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các quyết
định hành chính; hoạt động kiểm tra, đánh giá; hoạt động cưỡng chế hành chính
Mối quan hệ giữa quản lý hành chính nhà nước và quản lý nhà nước:

Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động có phạm vi rộng, trong khi hoạt
động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có phạm vi hẹp hơn (chỉ trong
lĩnh vực hành chính, chủ thể, phạm vi, đối tượng…); hoạt động quản lý nhà
nước do cơ quan nhà nước tiến hành trong khi đó, hoạt động quản lý hành chính
nhà nước do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Quản lý nhà nước diễn ra
trên lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp trong khi đó quản lý hành chính là
nước chỉ là hoạt động thực thi quyền hành pháp.
2. Phân tích: Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức
và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước
a) Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức:
- Quản lý hành chính Nhà nước thiết lập các mối quan hệ xã hội giữa cá
nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức. Trong mối quan
hệ này đã xác định vị trí, trách nhiệm của từng thành viên trong hệ thống.
Ví dụ: trong hoạt động của Ủy ban nhân dân thì đó là sự thiết lập mối
quan hệ giữa Ủy ban nhân dân với các tổ chức, cá nhân (quan hệ giữa chủ thể
quản lý với đối tượng quản lý); sự thiết lập giữa Ủy ban nhân dân với cấp trên,
cấp dưới (mối quan hệ quản lý trong cùng hệ thống); mối quan hệ giữa Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân với các phòng, ban trong Ủy ban nhân dân (mối
quan hệ nội bộ).
- Trong quản lý hành chính nhà nước: Có sự liên kết, phối hợp giữa các cơ
quan hành chính nhà nước với nhau, giữa cơ quan hành chính nhà nước với cơ
quan nhà nước khác, giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, cá nhân. Ví
dụ như: Thủ tục liên thông cấp giấy khai sinh, hộ khẩu và bảo hiểm xã hội được
thực hiện bởi sự phối kết hợp của 03 hệ thống cơ quan là Tư pháp, Công an và
Bảo hiểm xã hội
- Quản lý hành chính nhà nước đảm bảo tính thứ bậc. Là sự tác động
mang tính trật tự, tính thứ bậc hành chính điều này địi hỏi địa phương phải phục
tùng Trung ương, cấp dưới phục tùng cấp trên, nhân viên phục tùng thủ trưởng
và hoạt động trên nguyên tắc mệnh lệnh phục tùng. Nếu ở đâu đó có tình trạng
5



Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

“phép vua thua lệ làng” cục bộ địa phương thì sẽ phá vỡ tính trật tự thứ bậc
trong quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ: Cuối tháng 12 năm 2011, Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND của
Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng được thơng qua có đề cập “tạm dừng
giải quyết đăng ký thường trú mới vào nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là
nhà thuê mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án tiền sự”;
“học sinh chưa đủ tuổi theo quy định đi xe máy thì xử phạt nặng và tạm giữ xe
60 ngày”; “tạm dừng đăng ký mới với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ” quy
định này trái với quy định của Luật Cư trú đã “tước quyền công dân” không đảm
bảo tính thứ bậc cuối cùng đã bị bãi bỏ.
- Trong quản lý hành chính Nhà nước, Hệ thống các cơ quan quản lý hành
chính nhà nước được tổ chức gọn nhẹ phải đảm bảo khơng có cơ quan trùng lắp
về chức năng, nhiệm vụ; khơng có những bộ phận trung gian khơng cần thiết; có
đội ngũ cán bộ, cơng chức đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng.
Trước năm 1986 các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là
73 cơ quan đến năm 2014 cịn 43 cơ quan để làm được điều này chúng ta đã tiến
hành giảm các cơ quan không cần thiết đồng thời với việc giảm con người bằng
cách giảm biên chế, khoán ngân sách, nâng cao chất lượng thi tuyển cán bộ,
công chức.
b) Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có sự điều chỉnh
- Điều chỉnh là sự sắp xếp, thay đổi của chủ thể quản lý hành chính nhà
nước nhưng phải tạo ra sự phù hợp, cân đối giữa chủ thể và khách thể, giữa các
mặt hoạt động của quá trình xã hội và hành vi của con người. Ví dụ: việc điều
chỉnh mức lương.

- Sự cần thiết phải điều chỉnh: Do quản lý hành chính nhà nước là q
trình ln năng động và biến đổi vì vậy có những quy định quản lý hành chính
nhà nước chỉ phù hợp với giai đoạn này mà không phù hợp với giai đoạn khác
do đó phải điều chỉnh cho phù hợp, nếu không kịp thời điều chỉnh khi cần thiết
sẽ làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ: quy định về mức lương tối thiểu chung từ năm 2000 đến nay đã 7
lần thay đổi từ 180.000 đồng/tháng (năm 2000) lên 1.210.000 đồng/tháng (tháng
5 năm 2016) để phù hợp với tình hình kinh tế và đáp ứng nhu cầu của công
chức, viên chức, người lao động.
- Đối tượng điều chỉnh: Điều chỉnh chủ trương, chính sách, quyết định
quản lý hành chính nhà nước (Nghị định 171/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định
34/2010/NĐ-CP và Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt
6


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ); tổ chức bộ máy, cơ
chế hoạt động, nhân sự (điều chỉnh đội ngũ cán bộ, cơng chức bằng cách giảm
biên chế, khốn biên chế, nâng cao chất lượng thi tuyển công chức).
- Hình thức điều chỉnh: Điều chỉnh bằng các quyết định quản lý hành
chính nhà nước.
- Mục đích điều chỉnh: để khai thông ách tắc trong vận động xã hội, khai
thác tiềm năng của đất nước, phát huy năng lực xã hội,… nhằm nâng cao nâng
lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.
- Phạm vi điều chỉnh: là những hoạt động quản lý vĩ mô, hoạt động quản
lý vi mơ.
c) Hoạt động quản lý hành chính có tổ chức và điều chỉnh bằng quản

lực nhà nước
- Quyền lực nhà nước: là sực mạnh vật chất của nhà nước được biểu hiện
bằng hệ thống pháp luật, bằng công cụ, phương tiện chun chính của nhà nước
như qn đội, tịa án, trại giam, công an, cảnh sát.
- Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền sử dụng quyền lực nhà
nước để quản lý xã hội, để buộc đối tượng phải phục tùng mệnh lệnh.
- Mối quan hệ giữa quản lý hành chính nhà nước với quyền lực nhà
nước: Quản lý hành chính nhà nước và quyền lực nhà nước có mối quan hệ chặt
chẽ và biện chứng
+ Quản lý hành chính nhà nước mà khơng được trao quyền lực nhà nước
đó là sự quản lý hình thức vì khơng có sức mạnh vật chất buộc đối tượng phải
phục tùng.
+ Được trao quyền lực nhưng khơng có năng lực quản lý hành chính thì
khơng thể thực hiện chức năng quản lý hành chính.
+ Q trình quản lý hành chính nhà nước là q trình các cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền sử dụng đúng đắn chính xác quyền lực nhà nước
được trao và ngược lại.
Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích chủ thể, khách thể Quản lý hành
chính nhà nước? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
1. Khái niệm, đặc điểm
Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến
7


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận


cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển
các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp
của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quản lý hành chính nhà nước có một số đặc điểm sau đây:
- Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự
pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, do các
cơ quan trong hệ thơng quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống
Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương tiên hành.
- Chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp cao nhất (cơ quan chấp
hành của Quốc hội) thực hiện quyền hành pháp cao nhất đối với tồn dân, tồn
xã hội. Nhưng, Chính phủ thực hiện chức năng của mình thơng qua hệ thống
thể chế hành chính của nền hành chính nhà nước cao nhất. Quản lý hành chính
nhà nước là thực thi quyền hành pháp, nó phục tùng và phục vụ trực tiếp quyền
hành pháp. Quản lý hành chính nhà nước là yếu tố đặc trưng của hoạt động
thực thi quyền hành pháp.
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính dưới luật: Tính
dưới luật thể hiện ở chỗ bản thân hoạt động quản lý là hoạt động chấp hành
pháp luật và điều hành trên cơ sở luật. Các quyết định ban hành trong hoạt
động quản lý nhà nước phải phù hợp với pháp luật và các văn bản của các cơ
quan nhà nước cấp trên, nếu mâu thuẫn sẽ bịđình chỉ và bãi bỏ.
Nội dung của quản lý hành chính nhà nước gồm các hoạt động: Hoạt
động lập quy hành chính; hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các quyết
định hành chính; hoạt động kiểm tra, đánh giá; hoạt động cưỡng chế hành chính
Mối quan hệ giữa quản lý hành chính nhà nước và quản lý nhà nước:
Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động có phạm vi rộng, trong khi hoạt
động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có phạm vi hẹp hơn (chỉ trong
lĩnh vực hành chính, chủ thể, phạm vi, đối tượng…); hoạt động quản lý nhà

nước do cơ quan nhà nước tiến hành trong khi đó, hoạt động quản lý hành chính
nhà nước do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Quản lý nhà nước diễn ra
trên lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp trong khi đó quản lý hành chính là
nước chỉ là hoạt động thực thi quyền hành pháp.
2. Chủ thể quản lý hành chính nhà nước:
Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan hành chính nhà
nước; cán bộ, cơng chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước (là
8


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

chủ thể chủ yếu, đặc trưng); cá nhân tổ chức được ủy quyền đối với các hoạt
động cụ thể do pháp luật quy định (chủ thể hạn hữu).
Phân loại:
- Cơ quan hành chính nhà nước, gồm cơ quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền chung (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp) và cơ quan hành chính
nhà nước có thẩm quyền riêng, thẩm quyền chuyên ngành (các Bộ, các Sở, ban,
ngành)
- Cán bộ, công chức, gồm: cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý (giám đốc,
chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Phó các phịng ban…) và cán bộ, cơng chức
chun mơn (công chức Tư pháp-Hộ tịch…)
- Các tổ chức, cá nhân được nhà nước ủy quyền: Chẵng hạn như lực
lượng thanh niên xung phong điều khiển giao thông tại các ngã tư….
Đặc điểm:
- Các chủ thể quản lý hành chính nhà nước có tính quyền lực nhà nước
- Quản lý chủ yếu thơng qua các quyết định quản lý hành chính và hành vi
hành chính.

3. Khách thể quản lý hành chính nhà nước
Khách thể quản lý hành chính Nhà nước là những gì mà hoạt động quản
lý này hướng tới, tác động tới, bao gồm trật tự quản lý trên trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống kinh tế-xã hội; hoạt động của các cơ quan tổ chức và các hành
vi, hoạt động của con người được pháp luật điều chỉnh (hành động và khơng
hành động).
Đặc điểm:
- Đa đạng, có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có đặc điểm riêng, phạm vi
của khách thể quản lý rất rộng, được chia thành nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm
riêng. phân loại khách thể để có phương pháp quản lý riêng cho từng loại.
- Ln ln vận động, có khả năng tự điều chỉnh để thích nghi với hồn
cảnh và mơi trường. Khách thể quản lý nhà nước hay còn gọi là thực trạng xã
hội luôn luôn vận động. Muốn quản lý được thì phải hiểu được khách thể.
4. Ví dụ liên hệ: Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực quốc tịch
a) Chủ thể quản lý nhà nước trong lĩnh vực này:
- Các cơ quan cao nhất ở Trung ương: Quản lý chung, tổng thể, mang
tính chính sách, định hướng. Gồm
+ Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất
+ Bộ Tư pháp là cơ quan quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực quốc tịch
9


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

+ Ngoài ra cịn có Chủ tịch nước (liên quan đến quyết định nhập, tước,
cho thôi quốc tịch).
- Các cơ quan ở địa phương:
+ Ủy ban nhân dân Thành phố là cơ quan hành chính của Thành phố, quản

lý chung về cơng tác quốc tịch trên địa bàn Thành phố.
+ Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh: Là cơ quan chun mơn của Ủy
ban nhân dân Thành phố, thực hiện chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân
Thành phố quản lý nhà nước về công tác quốc tịch; thực hiện một số nhiệm vụ
quản lý trực tiếp trong công tác quốc tịch (các thủ tục nhập, thôi, từ bỏ quốc
tịch) và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền, phân công của Ủy
ban nhân dân Thành phố
+ Công chức Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Giám đốc Sở,
Phó Giám đốc phụ trách, Trưởng các phịng chun mơn về cơng tác này như:
Phịng Hộ tịch, quốc tịch, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phịng
Sở, cơng chức trực tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ cho người nhân tại
các bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, công chức của Phòng Hộ tịch quốc tịch.
+ Các cơ quan nhà nước ở địa phương theo ngành dọc, trực thuộc Trung
ương tham gia vào công tác này như: Các cơ quan công an; Sở ngoại vụ….
Câu 4: Phân biệt khiếu nại và tố cáo?
1. Khái niệm
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính
nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc
quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
(khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại). Khiếu nại thực chất là quyền phản ứng của
công dân.
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất
cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. (khoản
1 Điều 2 Luật Tố cáo)
2. Phân biệt

a. Về chủ thể:
10


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

- Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức, cán
bộ, cơng chức cho rằng mình có quyền lợi bị xâm hại bởi một quyết định hành
chính, hành vi hành chính hoặc một quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Chủ
thể thực hiện hành vi khiếu nại là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật.
- Chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ có thể là cá nhân. Cá nhân có quyền
tố cáo mọi hành vi vi phạm mà mình biết, hành vi vi phạm đó có thể tác động
trực tiếp hoặc khơng tác động đến người tố cáo.
b. Về đối tượng:
- Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính
hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Những quyết định và hành vi này
phải tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
- Đối tượng của tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, bản thân người tố cáo hay
của người khác. Hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo có thể tác động
trực tiếp hoặc khơng ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người tố cáo, nhưng người
tố cáo vẫn có quyền tố cáo.
c. Về mục đích:
- Khiếu nại có mục đích nhằm bảo vệ và khơi phục quyền, lợi ích hợp
pháp của người khiếu nại.
- Tố cáo không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà cịn để

bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, của cá nhân khác và áp dụng kịp thời các
biện pháp nghiêm khắc để loại trừ những hành vi trái pháp luật.
d. Về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người tố cáo:
- Người khiếu nại có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác khiếu nại
và được quyền rút khiếu nại. Người khiếu nại có quyền khiếu nại lần thứ hai
hoặc khởi kiện ra Tồ án.
- Người tố cáo khơng được uỷ quyền cho người khác mà phải tự mình tố
cáo; không được rút tố cáo và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung
tố cáo của mình. Nếu cố ý tố cáo sai sự thật thì phải bồi thường thiệt hại. Chỉ
được tố cáo tiếp khi có căn cứ.
e. Về thẩm quyền giải quyết:
- Cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là cơ
quan có người thực hiện hành vi hành chính hoặc người đã ra quyết định hành
11


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

chính. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì
có quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính.
- Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng nào thì có thẩm quyền
giải quyết tố cáo thuộc chức năng của cơ quan đó. Trường hợp cơ quan quản lý
nhà nước đã tiếp nhận tố cáo nhưng xét thấy đó khơng thuộc thẩm quyền giải
quyết của cơ quan mình thì chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền và thơng
báo cho người tố cáo biết.
f. Trách nhiệm của chủ thể
- Không quy định chủ thể khiếu nại chịu trách nhiệm về việc khiếu nại sai
sự thật.

- Chủ thể tố cáo phải trungthực và chịu trách nhiệm về việc tố cáo sai sự
thất, Nếu cố tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu cáo, vu khống
theo quy định của Bộ luật Hình sự.
g. Thời hiệu giải quyết
- Đối với khiếu nại thời hiệu là: 90 ngày kế từ ngày nhận được quyết
định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính; 15
ngày kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức nhận được quyết định kỷ luật đối
với khiếu nại lần đầu.
- Đối với tố cáo, pháp luật hiện hành không quy định về thời hiệu.
Câu 5: Tình huống khiếu nại
Ơng Lê Văn A (sinh năm 1960), cư trú tại Thôn 1, xã X, huyện Y, tỉnh
Z bị UBND huyện Y thu hồi 2 ha đất nông nghiệp trồng cây lâu năm
(Quyết định thu hồi đất do Chủ tịch UBND huyện Y ký). Ơng A khơng
đồng ý và làm đơn khiếu nại. Anh (chị) hãy xác định:
1. Ai là người khiếu nại, bị khiếu nại và đối tượng khiếu nại?
2.Người có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại của Ơng A là ai?
3.Trình tự, thủ tục giải quyết (lần đầu) vụ việc nêu trên như thế nào?
Trả lời:
1. Người khiếu nại trong trường hợp này là ông Lê Văn A, ông cho rằng
quyền lợi của ông bị xâm hại bởi Quyết định thu hồi 2 ha đất nơng nghiệp trồng
cây lâu năm. Ơng A bị tác động trực tiếp bởi Quyết định này
2. Người bị khiếu nại: Người bị khiếu nại là Ủy ban nhân dân huyện Y
do Ủy ban nhân dân huyện Y là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc thu
hồi đất đai (theo quy định của Khoản 3 Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa
12


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận


phương), quyết định thu hồi đất được ông Chủ tịch ký thay mặt Ủy ban nhân
dân huyện Y.
3. Đối tượng khiếu nại là Quyết định thu hồi 2 ha đất nông nghiệp
trồng cây lâu năm của ơng A.
4. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Lần đầu: Chủ tịch UBND huyện Y vì chủ thể nào ban hành Quyết định
thì có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu.
- Lần thứ hai: Chủ tịch UBND cấp tỉnh mà huyện Y trực thuộc (trong
trường hợp ông A không đồng ý quyết định giải quyết lần đầu và có quyết định
khiếu nại trong thời hiệu quy định).
5. Trình tự giải quyết:
Bước 1: Thụ lý giải quyết khiếu nại: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được khiếu nại cơ quan, tổ chức phải thụ lý và Thông báo việc thụ
lý giải quyết khiếu nại.
Sau khi thụ lý khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
đầu phải kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Bước 2: Cơng bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại
Bước 3: Làm việc trực tiếp: Làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người
đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu
nại. Làm việc trực tiếp với người bị khiếu nại.
Bước 4: Xác minh, làm rõ: Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có
liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng và Tiếp nhận, xử lý thông tin,
tài liệu, bằng chứng. Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại hoặc người có
trách nhiệm xác minh tiến hành xác minh thực tế
Bước 5: Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại
Bước 6: Tổ chức đối thoại
Bước 7: Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại. Lập,
quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại
Câu 6: Anh (chị) hiểu như thế nào về nguyên tắc tiếp công dân: phải

bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời, thủ tục đơn giản, thuận tiện?
Liên hệ thực tiễn tại cơ quan đơn vị hoặc địa phương nơi anh (chị)
làm việc, sinh sống.
1. Khái niệm
Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại
Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến
13


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

nghị, phản ánh của cơng dân; giải thích, hướng dẫn cho cơng dân về việc thực
hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
(Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tiếp cơng dân)
2. Phân tích ngun tắc
* Nguyên tắc công khai: việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi
tiếp công dân của cơ quan, đơn vị; tiếp trong giờ hành chính; việc tiếp cơng dân
phải được công khai trong lịch tiếp công dân và niêm yết tại nơi tiếp công dân,
khi tiếp công dân phải ghi chép dầy đủ và thông báo kết quả tiếp cơng dân, xử
lý nội dung buổi tiếp cơng dân đó. Luật Tiếp công dân quy định các cơ quan, tổ
chức có trách nhiệm tiếp cơng dân thường xun tại Trụ sở tiếp công dân các
cấp lãnh đạo đơn vị phải trực tiếp tiếp cơng dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng
tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình.
* Nguyên tắc dân chủ:
- Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân tại nơi tiếp công dân
- Trường hợp nội dung khơng thuộc thẩm quyền thì vẫn phải tiếp và
hướng dẫn giải thích cho cơng dân được rõ.
- Đảm bảo cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ tiếp công

dân và thông báo, thông tin kết quả tiếp công dân.
Nguyên tắc này xuất phát từ việc xác định công tác khiếu nại tố cáo là
một cách để người dân thực hiện trực tiếp quyền dân chủ của mình do đó phải
tơn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
* Nguyên tắc kịp thời:
- Phải bố trí cán bộ, công chức tiếp công dân thường xuyên và lãnh đạo
tiếp cơng dân đột xuất khi có u cầu.
- Người đứng đầu cơ quan tổ chức chỉ đạo giải quyết nếu thuộc thẩm
quyền.
- Tiếp nhận và hướng dẫn chuyển đơn (thông tin) đến cơ quan có thẩm
quyền giải quyết.
Tại Sở Tư pháp, khi khi cơng dân đến liên hệ, thì phải có cơng chức tiếp
dân trực ban tiếp, và sau đó là thủ trưởng đơn vị sẽ tiếp xúc, giải quyết. Khi tiếp
cơng dân, người đứng đầu cơ quan phải có ý kiến trả lời về việc giải quyết vụ
việc cho cơng dân. Trường hợp chưa trả lời ngay được thì chỉ đạo các cơ quan,
tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình kịp thời
xem xét, giải quyết và thông báo thời gian trả lời cho công dân.
* Thực hiện theo thủ tục đơn giản:
14


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

Việc tiếp công dân không phải qua nhiều các bước phức tạp, người khiếu
nại tố cáo sau khi đó đơn, hoặc yêu cầu thì sẽ được tiếp để trình bày với người
tiếp dân, người phụ trách hoặc người có thẩm quyền. Hồ sơ, giấy tờ thuận lợi,
thuận tiện cho mọi người dân.

- Công dân có quyền gửi đơn hoặc trình bày để cơng chức tiếp dân ghi
nhận.
- Việc hướng dẫn có thể thực hiện ngay buổi tiếp công dân không cần ban
hành văn bản.
Thuận tiện:
- Bộ trí nơi tiếp cơng dân thuận tiện, sạch sẽ.
- Niêm yết lịch tiếp công dân tại nơi tiếp công dân để công dân dễ kiểm
tra, theo dõi, đăng ký.
- Tại mỗi cơ quan, đơn vị đều phải bố trí phịng tiếp dân đảm bảo khang
trang, tại nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị, điểm tiếp dân phải có hướng
dẫn, sơ đồ chi tiết.
3. Thực hiện tiếp cơng dân tại Sở Tư pháp
Sở Tư pháp có bố trí 01 phịng tiếp cơng dân sạch sẽ, thống mát và niêm
yết đầy đủ nội quy, quy chế, quy trình. Phịng Tiếp cơng dân của Sở được bố trí
thành phịng riêng cách âm, khang trang, có bố trí máy lạnh, nước uống đầy đủ.
Phịng được bố trí gần cổng ra vào.
Việc tiếp công dân thường xuyên do công chức tổ tiếp công dân thực hiện
(do Sở Tư pháp thành lập)
Ban Giám đốc tiếp công dân theo lịch được phân cơng từ đầu năm. Theo
đó, Ban Giám đốc sẽ tiếp công dân 02 ngày trong 01 tháng và tiếp công dân đột
xuất theo Điều 18 Luật Tiếp công dân.
Việc ghi chép nội dung tiếp công dân được thực hiện đầy đủ thơng qua sổ
tiếp cơng dân
Câu 7: Tình huống xử phạt:
Ông A (sinh năm 1965), ngụ tại phường X thực hiện hai hành vi
VPHC trong cùng một lần. Một hành vi có mức xử phạt từ 1 đến 3 triệu,
một hành vi có mức xử phạt từ 2 đến 5 triệu. Các yếu tố khác đều phù hợp
với quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Chủ tịch UBND phường X đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi vi phạm của Ông A nêu trên, với mức phạt là 5,5

triệu. Anh (chị) hãy xác định:
15


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

1. Ông B ra quyết định đúng hay sai? Có phù hợp thẩm quyền
khơng? Vì sao?
2.Trình tự, thủ tục xử phạt vụ việc trên được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
1. Về quyết định xử phạt:
Ông A thực hiện 02 hành vi VPHC, do đó, ơng A bị xử phạt về 02 hành vi
này, mức phạt cụ thể như sau: (Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 và
Khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012)
Hành vi 1: Khung tiền phạt từ 1–3 triệu. Mức trung bình = (1 + 3)/2 = 2 triệu
Hành vi 2: Khung tiền phạt từ 2–5 triệu. Mức trung bình = (2 + 5)/2 = 3,5
triệu
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì mức xử phạt của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện không quá 5.000.000 đồng, áp dụng đối với
mỗi hành vi vi phạm. (Điểm b Khoản 1 Điều 38 và Khoản 1 Điều 63)
Căn cứ theo các quy định nêu trên, việc Chủ tịch UBND Phường X (ông
B) ra 01 quyết định xử phạt đối với 02 hành vi VPHC của ông A với tổng mức
phạt 5,5 triệu đồng (hành vi 1 là 2 triệu; hành vi 2 là 3,5 triệu) là phù hợp với
thẩm quyền (trong khung tiền thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch phường).
2. Về thủ tục xử phạt:
- Bước 1: Buộc ông A phải chấm dứt ngay hành vi vi phạm (bằng lời nói,
văn bản hoặc hình thức khác).
- Bước 2: Lập biên bản: Biên bản được lập thành ít nhất 02 bản, phải được

người lập biên bản và người vi phạm ký, lập xong phải giao cho ông A 01 bản
- Bước 3: Chủ tịch UBND Phường X ra Quyết định xử phạt ông A trong
thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Chủ tịch UBND Phường X có thể ra
01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng
hành vi vi phạm hành chính.
- Bước 4: Tống đạt Quyết định: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ
ngày ra quyết định xử phạt, UBND Phường X phải gửi cho cá nhân bị xử phạt
cho ông A), cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác để thi hành.
- Bước 5: Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt (trong 10
ngày) và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở
dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính, cơ quan tư pháp địa phương.
Câu 8: Trong các yếu tố cấu thành nền hành chính, theo anh, chị yếu
tố nào là quan trọng nhất vì sao?
1. Nền hành chính:
16


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

Nền hành chính nhà nước là hệ thống các yếu tố hợp thành về tổ chức
(Bộ máy, con người, nguồn lực công) và cơ chế hoạt động để thực thi quyền
hành pháp của nhà nước theo qui định pháp luật.
Hoạt động của nền hành chính nhà nước được thực hiện dưới sự điều
hành thống nhất của Chính phủ nhằm phát triển hệ thống và đảm bảo sự ổn
định và phát triển kinh tế -xã hội theo định hướng. Trong q trình đó, các chủ
thể hành chính cần thực hiện sự phân cơng, phân cấp cho các cơ quan trong hệ
thống nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và thế mạnh riêng có của từng
ngành, từng địa phương vào việc thực hiện mục tiêu chung của nền hành chính.

2. Các yếu tố của nền hành chính nhà nước: Gồm bốn yếu tố.
- Thể chế hành chính;
- Tổ chức bộ máy hành chính;
- Cơng chức, cơng vụ và hoạt động cơng vụ;
- Tài chính cơng.
Như vậy, muốn có nền hành chính nhà nước tồn tại cần phải hội đủ các
yếu tố sau:
- Thứ nhất, hệ thống thể chế hành chính bao gồm Hiến pháp, Luật, Pháp
lệnh và các văn bản qui phạm về tổ chức, hoạt động của hành chính nhà nước
và tài phán hành chính ;
- Thứ hai, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà
nước các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu thực hiện quyền hành pháp;
- Thứ ba, đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính được đảm bảo về số
lượng và chất lượng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của nền hành chính;
- Thứ tư, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm yêu cầu
thực thi công vụ của các cơ quan và công chức hành chính.
2. Yếu tố quan trọng nhất:
Giữa các yếu tố của nền hành chính có mối quan hệ hữu cơ và tác động
lẫn nhau trong một khuôn khổ thể chế. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành
chính nhà nước cần phải cải cách đồng bộ cả bốn yếu tố trên.
Nhưng theo tôi, yếu tố quan trọng nhất là:
* Phương án 1: Tổ chức bộ máy hành chính vì:
- Bộ máy nhà nước là trung tâm, là xương sống của cả hệ thống chính
trị; Bộ máy Nhà nước được tổ chức vận hành tốt không sẽ giúp cho cả hệ thống
chính trị vận hành tốt chứ khơng chỉ đơn thuần là nền hành chính (một phần nhỏ
trong hệ thống chính trị).
17


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)


Đề cương chi tiết thảo luận

- Bộ máy nhà nước là nền tảng cơ bản của nền hành chính, về mặt bản
chất, nền hành chính cịn đựơc gọi là cơ chế vận hành của bộ máy hành
chính cịn hình thức, phương thức hoạt động, định chế pháp luật về quyền hạn,
trình tự thực hiện các hoạt động. Tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy ra sao sẽ
quyết định đến sự vận hành, hoạt động của nền hành chính.
- Tổ chức bộ máy hành chính (thơng qua đội ngũ cán bộ, công chức) là
yếu tố tác động trực tiếp đến đến hoạt động hành chính đặc biệt là về quy
mơ, về trình tự thủ tục và khả năng tổ chức thực hiện trên thực tế. Nếu chỉ có
đội ngũ cán bộ cơng chức tốt, nền tài chính công tốt, thể chế tốt nhưng bộ máy
tổ chức không phù hợp thì sẽ khơng hiệu quả, các chính sách sẽ không được
thực thi hoặc khả thi. Đội ngũ công chức khơng phát huy được hiệu quả, nền tài
chính cơng sẽ không được điều tiết phù hợp.
- Bộ máy Nhà nước được tổ chức phù hợp, khoa học, hiệu quả thì sẽ thúc
đẩy, làm nền tảng cho các yếu tố khác hiệu quả, chẵng hạn: Bộ máy Nhà nước
được tổ chức tinh gọn thì sẽ giảm áp lực về tài chính cơng (chi tiêu ngân
sách), giảm số lượng cán bộ, công chức; Bộ máy được tổ chức tốt và minh
bạch, theo quy trình phù hợp thì cơng chức trong guồng máy đó phải vận
hành hiệu quả nếu khơng sẽ bị đào thải; ngoài ra cơ chế vận hành bộ máy
minh bạch rõ ràng theo quy trình đúng thì sẽ kéo giảm sự tham nhũng, tiêu
cực của cán bộ, công chức.
* Phương án 2: Công chức, công vụ và hoạt động cơng vụ vì:
Sự thành cơng hay thất bại trong cải cách hành chính trước hết phải nói
đến yếu tố con người. Yếu tố con người trong nền hành chính và cải cách hành
chính gồm 02 bộ phận:
Thứ nhất: đội ngũ cán bộ, công chức: là chủ thể tiến hành cải cách hành
chính, đồng thời là đối tượng của cơng cuộc cải cách này.
Thứ hai: Nhân dân là những người nhận các dịch vụ của nền hành chính

và có tác động nhất định đến nền hành chính.
Đội ngũ cán bộ, cơng chức đóng vai trị hết sức quan trọng trong cải cách
hành chính nhà nước. Mặc dù Lương khơng phải là yếu tố quyết định thành bại
của cải cách hành chính nhưng lại là thành phần quan trọng tạo động lực cho
công chức trong thực thi công vụ. Khi lương không đủ sống, khơng ít người
được gọi là cơng bộc của dân đã bóp méo đi những chủ trương, chính sách đúng
đắn của Đảng, Nhà nước; tìm cách “níu giữ”, thậm chí “thay thế” hoặc “đẻ
thêm” những thủ tục được gọi là “hành dân là chính”. Chính vì thế, phải tạo ra
một hệ thống và cơ chế gắn chặt trách nhiệm của cán bộ công chức với quyền
18


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

lợi của họ. Làm sao để họ thấy rõ họ được lợi nhiều hơn khi thủ tục hành chính
được cắt giảm và đơn giản hóa.
Cán bộ cơng chức phải là người làm chủ q trình cải cách hành chính
chứ khơng phải là đối tượng của nó. Họ phải sống được và sống tốt bằng đồng
lương của mình, đồng lương tăng lên tới hàng chục lần so với hiện nay nhưng
tương xứng với năng suất và hiệu quả phục vụ cũng tăng lên tương ứng. Trong
q trình cạnh tranh đó, tất yếu sẽ dẫn tới sự đào thải tự nhiên.
Ai không theo kịp guồng máy năng suất và hiệu quả chóng mặt này thì tự
họ sẽ phải rút lui, đi tìm việc khác, nhất là ở khu vực tư nhân. Nếu cải cách theo
hướng này thì tổng số tiền lương mà ngân sách phải chi cho đội ngũ cán bộ này
(số lượng đã giảm đáng kể) chưa hẳn đã lớn hơn tổng số tiền lương trước cải
cách mặc dầu lương của họ đã tăng lên nhiều lần, khơng thua kém gì ở khu vực
doanh nghiệp.
Câu 9: Trình bày nội dung cải cách thủ tục hành chính theo Nghị

quyết 30c-CP. Liên hệ với cơ quan đơn vị.
1. Khái niệm
Cải cách hành chính là q trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục
tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước (thể chế,
tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơng chức, tài chính cơng…) nhằm xây dựng
nền hành chính cơng đáp ứng u cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu
quả và hiện đại.
2. Nội dung cải cách hành chính
- Cải cách thể chế hành chính
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức
- Cải cách tài chính cơng
- Hiện đại hóa các cơ quan hành chính
3. Nội dung của cải cách thủ tục hành chính
1. Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các
lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân,
doanh nghiệp;
2. Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để
tiếp tục cải thiện mơi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội
19


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế
của đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở

hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo
hiểm; khoa học, công nghệ
3. Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các
ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;
4. Kiểm sốt chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy
định của pháp luật;
5. Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức
thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ
chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà
nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
6. Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong q trình xây dựng
thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước
với doanh nghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ
chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc
gia về thủ tục hành chính; giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công
khai để nhân dân giám sát việc thực hiện;
7. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy
định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và
giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước
các cấp.
Câu 10: Trong các nội dung cải cách hành chính, theo anh (chị) nội
dung cải cách nào còn bất cập tại cơ quan của các anh (chị), vì sao? Hãy
nêu nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Sở Tư pháp Thành phố cũng gặp
phải những khó khăn vướng mắc trong một số lĩnh vực công tác như:
- Công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp vẫn cịn một số khó khăn như: đối
với cơng dân đã qua nhiều nơi cư trú, định cư nước ngồi và người nước ngồi
cư trú tại Việt Nam thì việc xác minh để cấp Phiếu lý lịch tư pháp còn chậm trễ
do phải xác minh ở các bộ-ngành, tỉnh-thành khác và phần lớn các trường hợp
này đều có phản hồi chậm nên Sở Tư pháp không thể cấp phiếu lý lịch tư pháp

đúng hẹn theo quy định của Luật lý lịch tư pháp, điều này gây bức xúc cho
người dân.
20


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

- Công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp vẫn cịn một số vướng
mắc do quy định của pháp luật còn chưa hoàn chỉnh, nhiều nội dung mâu thuẫn
nhau. Dù đã được kiến nghị nhiều lần nhưng các vấn đề này vẫn chưa được sửa
đổi hoặc hướng dẫn cụ thể
- Nhân sự phục vụ cho cơng tác cải cách hành chính cịn khó khăn,
chưa đảm bảo đầy đủ về số lượng đáp ứng tình hình thực tiễn. Chế độ đãi ngộ
cho cán bộ làm cơng tác cải cách hành chính chưa được chú trọng đúng mức.
- Vẫn tồn tại tâm lý chung của một số cán bộ công chức chưa thực sự tích
cực trong cải cách hành chính, chưa tìm tịi, nghiên cứu, đề xuất cải cách hành
chính ngay trong từng cơng tác mình phụ trách.
- Việc phối hợp giữa Bộ phận trả kết quả và phịng chun mơn cịn chưa
đồng bộ dẫn đến khó khăn trong cơng tác giải quyết hồ sơ hành chính cho dân.
- Việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP (về tiết kiệm) của Chính
phủ cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị làm
việc ở một số bộ phận, đơn vị, nhất là việc hiện đại hóa nền hành chính.
Câu 11: Phân tích các bước triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế, xã
hội ở cơ sở? Hãy đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội ở cơ sở?
Trả lời:
I. KHÁI NIỆM:
Kế hoạch: Là sự thể hiện về những mục tiêu, kết quả mong đợi cũng như

cách thức thực hiện một hoạt động trong tương lai.
Kế hoạch kinh tế, xã hội ở cơ sở: Là một công cục quản lý kinh tế của
Nhà nước theo mục tiêu. Nó được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng
phát triển kinh tế-xã hội phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định ở
địa phương, đồng thời đưa ra những giải pháp cần thực hiện để đạt được những
mục tiêu đó một cách có hiệu quả nhất.
Bên cạnh kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp độ quốc gia thì kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở đóng vai trị quan trọng. Đó chính là tiền đề cho
việc triển khai thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý kinh tế-xã hội ở địa
phương cũng như sự phát triển về kinh tế-xã hội ở địa phương.
Tầm quan trọng của Kế hoạch kinh tế-xã hội ở cơ sở:
Việc lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội là một yêu cầu cấp thiết phục
vụ quá trình phát triển của các địa phương. Kế hoạch đóng vai trị là cơng cụ tổ
chức, triển khai, theo dõi đánh giá các hoạt động kinh tế xã hội trong từng giai
21


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

đoạn nhất định. Kế hoạch có nhiệm vụ cụ thể hóa các mục tiêu định hướng của
chiến lược phát triển và các phương án quy hoạch tổ chức sản xuất để từng bước
thực hiện và biến chiến lược, quy hoạch thành thực tế cuộc sống. Kế hoạch phát
triển được thể hiện rõ nhất (so với chiến lược và quy hoạch) qua hệ thống mục
tiêu, chỉ tiêu cụ thể và những giải pháp chính sách thích hợp với từng giai đoạn.
Kế hoạch là cơng cụ huy động và phân bổ nguồn lực có hạn nhằm thực hiện các
mục tiêu ưu tiên.
II. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Việc triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội ở cơ sở:

Đây là giai đoạn thực thi các công việc trên thực tế nhằm đạt được những
mục tiêu đã đề ra trong bản kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cơ sở thông
qua việc thực hiện các nhiệm vụ dưới dạng các phương án thực thi đã được nêu
trong bản kế hoạch.
Việc triển khai được thực hiện thông qua các bước sau đây:
Bước 1, Phổ biến kế hoạch
- Bước đầu triển khai thực hiện kế hoạch có thể thơng qua các phương
tiện thơng tin đại chúng như báo chí, tổ chức hội nghị, hội thảo. Bên cạnh đó, tại
cơ sở có một hệ thống các phương tiện truyền thanh (loa phát thanh) là công cụ
hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện công tác phổ biến kế hoạch phát triển kinh tế
của địa phương.
- Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề nhằm phổ biến kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội sẽ thu hút được sự quan tâm, đóng góp ý kiến xây dựng
chủ yếu của các tầng lớp trí thức, trong đó đặc biệt là vai trị của các nhà nghiên
cứu chun mơn có am hiểu nhất định về tình hình kinh tế-xã hội tại địa
phương. Tuy nhiên hình thức phổ biến này khó có khả năng lan rộng đến tồn
thể nhân dân.
- Hình thức phổ biến qua mạng lưới truyền thanh cơ sở (thông thường là
qua hệ thống loa phát thanh). So với các hình thức phổ biến, giáo dục khác, hình
thức phổ biến qua mạng lưới truyền thanh ở cơ sở có những lợi thế như sau:
+ Có khả năng truyền tin nhanh, kịp thời
+ Gần gũi, thân thiết với người dân ở cơ sở: Vì những nội dung của pháp
luật được phát thanh trên mạng lưới truyền thanh cơ sở là những quy định pháp
luật có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân cơ sở, những
sự việc, những con người được phát hánh trong thực tiễn thi hành pháp luật tại
địa phương là những sự việc, những con người có thật tại địa phương, có thể
22


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)


Đề cương chi tiết thảo luận

được cộng đồng dân cư xác thực, những băn khoăn, thắc mắc của người dân cơ
sở về chính sách, pháp luật được giải đáp kịp thời.
+ Chủ động về thời gian: Có thể lựa chọn thời gian phát thanh phù hợp
với thực tế tập quán sinh hoạt, lao động của người dân ở địa phương để buổi
phát thanh có tác dụng cao.
+ Chủ động trong việc lựa chọn về nội dung: Có thể chủ động lựa chọn
nội dung cho các buổi phát thanh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của
địa phương và mong muốn tìm hiểu pháp luật của người dân.
+ Có khả năng tác động tới nhiều đối tượng trong cùng một thời gian,
phạm vi tác động rộng: Tuyên truyền quan hệ thống truyền thanh có số lượng
người nghe đông đảo, việc chọn thời gian phát thanh phù hợp, cũng làm tăng
đáng kể số lượng người nghe, phạm vi có thể là một thơn, một tổ dân phố hoặc
một xã, một phường cụ thể.
+ Có thể thực hiện phát thanh được nhiều lần.
+ Tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của vì khơng phải tập trung
nhân dân tại một địa điểm để phổ biến pháp luật.
Ngoài những biện pháp phổ biến nêu trên, cơ quan ban hành kế hoạch
cũng có thể trực tiếp soạn thảo các văn bản dưới dạng thông báo chi tiết và phân
phát về địa phương.
Bước 2, Tổ chức thực hiện Kế hoạch:
- Sau khi tiến hành phổ biến kế hoạch, có thể bắt đầu ngay việc tổ chức
thực hiện kế hoạch. Tùy theo những diễn biến trong quá trình phổ biến kế hoạch
mà người quản lý có thể linh hoạt đưa ra quyết định về thời điểm triển khai thực
hiện kế hoạch.
+ Nếu có những đóng góp tích cực, ủng hộ cho bản kế hoạch thì có thể
xem xét tiến hành sớm việc triển khai Kế hoạch.
+ Nếu trong quá trình phổ biến cịn có nhiều ý kiến tranh luận trái chiều

thì nên kéo dài thời gian phổ biến trong một khoảng thời gian phù hợp để đảm
bảo thu hút được đông đảo sự ủng hộ, đồng thuận với bản kế hoạch đã xây dựng.
- Việc tổ chức phân công, phân nhiệm cho các cá nhân, đơn vị liên quan
dựa trên kế hoạch đã có sẵn, đồng thời phải tính đến yếu tố năng lực cụ thể của
từng cá nhân, nguồn lực sãn có của từng đơn vị giao nhiệm vụ thực thi kế hoạch
sao cho hợp lý.
- Đối với những kế hoạch mới, hoặc có nhiều rủi ro, nhà quản lý có thể
tiến hành từng bước việc thực hiện bằng cách tiến hành thí điểm trước trên một
số địa bàn cụ thể. Việc lựa chọn địa bàn thí điểm khơng nên q thiên lệch về
23


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

những nguồn lực như nguồn lực quá dồi dào hoặc quá nghèo nàn đều ảnh hưởng
không tốt khi tiến hành thực hiện kế hoạch trên tồn bộ quy mơ địa phương.
Bước 3, Theo dõi, giám sát thực hiện Kế hoạch
Trong toàn bộ quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, nhất thiết phải có
sự giám sát, theo dõi chặt chẽ nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh để
có biện pháp xử lý phù hợp.
- Theo dõi là việc thu thập có hệ thống các dữ liệu về những chỉ số nhất
định để cung cấp thông tin cho những nhà quản lý và các bên có liên quan của
một chính sách, chương trình hay kế hoạch về tiến độ thực hiện các mục tiêu đề
ra và tiến độ sử dụng vốn đã được phân bổ.
- Đánh giá là việc nhận định một cách có hệ thống về một kế hoạch chiến
lược đang được thực hiện hoặc đã thực hiện xong. Đánh giá nhằm xem xét tính
thích hợp của các mục tiêu đề ra, hiệu quả hoạt động, tính hữu hiệu, tác động
và tính bền vững. Đánh giá cũng nhằm thẩm định việc hồn thành mục tiêu.

Đánh giá nhằm cung cấp thơng tin quan trọng để làm cơ sở rút kinh nghiệm cho
xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp sau, thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu một cách
có hiệu quả cao nhất.
2. Các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Kế hoạch:
- Xây dựng Kế hoạch phù hợp: Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính
khả thi của Kế hoạch khi thực hiện.
- Huy động các cơ sở vật chất cần thiết
- Vận động nhân dân tham gia
- Kiểm tra, theo dõi thực hiện kế hoạch
- Khen thưởng, kỷ luật.
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ở CƠ SỞ
1. Những kết quả đã đạt được: Nhìn chung, cơng tác triển khai thực hiện
Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội ở cơ sở trong thời gian qua đã được thực hiện
đều đặn, thường xun, liên tục góp phần thơng tin sâu rộng cho người dân về
kế hoạch kinh tế xã hội của địa phương, bước đầu tạo được sự đồng thuận của
người dân và thể hiện sự công khai, minh bạch trong quản lý
2. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác triển khai Kế haoch5
phát triển kinh tế, xã hội ở cơ sở hiện nay vẫn cịn một số hạn chế như sau:
- Hình thức triển khai, phổ biến cịn đơn điệu, chủ yếu thơng qua loa phát
thanh và tun truyền miệng là chính hình thức đó khi sử dụng cũng chưa phát
huy được hiệu quả như mong muốn, chưa tạo được sức hút đối với người dân,
chưa tiếp cận được với khoa học công nghệ
24


Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính VHVL (Lớp TC100)

Đề cương chi tiết thảo luận

- Đội ngũ cán bộ công chức ở cấp xã thực hiện việc triển khai kế hoạch

còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn, làm qua loa đại khái cho xong
nhiệm vụ, không chú trọng đến chất lượng khi triển khai
- Nhiều lãnh đạo ở cấp cơ sở không quan tâm đến việc quán triệt, triển
khai sâu rộng kế hoạch này trong nhân dân do đó khơng tạo sự đồng thuận của
nhân dân, nhất là những kế hoạch kinh tế xã hội ở cơ sở được ban hành kém chất
lượng, thiếu minh bạch.
- Nhận thức của người dân còn chưa cao, người dân còn thờ ơ với việc
triển khai kế hoạch này. Hơn 70% dân số nước ta sống ở nông thôn và chủ yếu
làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, đặc
biệt ở khu vực miền núi, vùng cao ít quan tâm. Chỉ khi nào quyền lợi của mình
bị đụng chạm trực tiếp mới có sự phản ứng.
Câu 12: Vì sao Ngân sách Nhà nước là đạo luật thường niên? Trình
bày và phân tích các yêu cầu, nội dung của nguyên tắc tập trung, dân chủ,
công khai, minh bạch trong quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước?
Trả lời:
I. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
1. Khái niệm:
- Ngân sách Nhà nước là một bản dự tốn thu và chi tài chính hàng năm
của nhà nước do Chính phủ lập ra, đệ trình Quốc hội quyết định và giao cho
chính phủ thực hiện.
- Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 quy định: “Ngân sách Nhà
nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện
trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
2. Đặc điểm:
- Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước nằm
trong dự toán đã được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Ngân sách Nhà nước bao gồm các nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ
thể và được định lượng.
Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ và các khoản chi đều

được xuất ra từ quỹ tiền tệ này. Thu chi quỹ này có quan hệ ràng buộc nhau gọi
là cân đối ngân sách.
- Các khoản thu, chi này chỉ được thực hiện trong thời hạn 1 năm, tính từ
ngày 01 tháng 01 cho đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
25


×