Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Binh giang luan van chinh thuc1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.41 KB, 115 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ
to lớn của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Nền kinh tế đang đòi hỏi ngành
giáo dục phải đáp ứng nguồn nhân lực đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng
lao động được đào tạo nghề, đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái
độ. Để thực hiện nhiệm vụ trên, khơng những cần có sự nghiên cứu, đầu tư toàn
diện về cơ sở vật chất, cách quản lý mà còn cần quan tâm thay đổi vai trò của
người dạy và người học trong hoạt động dạy và học; coi người học là chủ thể của
quá trình dạy học, một mặt người học được đầu tư và tôn trọng về năng lực, sở
trường, nhu cầu, hứng thú, động cơ; mặt khác đòi hỏi người học phải phát huy
vai trò chủ động, sáng tạo, khả năng tự học và tự nghiên cứu, thực hành.
Tại các trường Đại học ngồi cơng lập, để đổi mới đầu tư về cơ sở vật chất và
thay đổi vai trò của người dạy – người học thì cịn nhiều khó khăn hơn nữa bởi
việc thiếu Giảng viên cơ hữu, việc quản lý về mặt chuyên môn gặp rất nhiều khó
khăn. Sinh viên thì học tập thiếu tích cực trong khi đó để xây dựng cơ sở vật chất
các trường phải thu học phí cao, càng gây áp lực đối với việc học tập của sinh
viên, họ mong muốn nhanh chóng hồn thành việc học tập. Chính ở đây, động cơ
học tập và hành động học tập đã bị biến dạng.
Thanh niên sinh viên là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi họ là
những người đã ở tuổi trưởng thành, trí tuệ phát triển ở mức cao, có khả năng tự
học, có khả năng ý thức về mục đích của việc học tập - học để làm gì, khả năng
xác định phương pháp học tập - học như thế nào. Đặc biệt, khi nghiên cứu vấn đề


2

động cơ học tập của sinh viên ở trường Đại học tư thục – nơi mà khả năng học
tập của họ có sự phân hóa rõ rệt, cùng đủ mọi lý do để họ bước chân vào giảng


đường Đại học. Họ đang học tập vì động cơ, mục đích gì? Vì để có sự hiểu biết,
có tấm bằng đại học, có một nghề, học vì điểm, hay vì cha mẹ và bạn bè? Hành
động học tập của họ nhằm hướng đến mục đích học tập diễn ra như thế nào?
Giữa việc ý thức về mục đích học tập với hành động học tập có tương đồng với
nhau hay khơng? Tại sao lại khơng có sự tương đồng giữa điều họ muốn và điều
họ đang thực hiện?
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên nhưng
chưa có cơng trình nào nghiên cứu vấn đề này ở sinh viên các trường ngồi cơng
lập ở Việt Nam. Vì những lý do trình bày ở trên, chúng tơi chọn nghiên cứu đề
tài “Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Bình Dương” với mục
đích nghiên cứu những động cơ thúc đẩy việc học tập của sinh viên, các hành
động học tập hướng đến động cơ, các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập, các
biện pháp có thể sử dụng giúp sinh viên tìm thấy lý do thúc đẩy việc học tập của
họ và ham thích với việc học tập hơn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Bình
Dương và đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm giáo dục động cơ học tập cho
sinh viên.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học
Bình Dương


3

3.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học hệ Đại học chính quy từ năm
thứ nhất đến năm thứ tư ở ba nhóm ngành: Kinh tế, Xã hội và Kỹ thuật.
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Khảo sát thực trạng động cơ học tập của sinh viên Trường ĐHBD biểu hiện

ở:
+ Nhận thức của sinh viên về các động cơ chi phối việc học tập.
+ Các hành động học tập tương ứng với các động cơ học tập.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập.
4.2 Giới hạn khách thể nghiên cứu:
358 sinh viên đại diện hệ Đại học chính quy từ năm thứ nhất đến năm thứ tư
của ba khối ngành: Khối ngành Xã hội (Văn học, Xã hội học, Du lịch, Anh
ngữ), Khối ngành Kỹ thuật (Xây dựng, Kiến trúc, Tin học, Công nghệ sinh),
Khối ngành kinh tế (Tài chính ngân hàng, Kế tốn, Quản trị kinh doanh).
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Giả thuyết 1: sinh viên trường Đại học Bình Dương biểu hiện tập trung vào
việc học tập để có bằng Đại học.
- Giả thuyết 2: có mối liên hệ giữa nhận thức về động cơ và các hành động
học tập tương ứng.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: hoạt động, hoạt
động học tập, động cơ, động cơ học tập, đặc điểm lứa tuổi thanh niên sinh
viên và động cơ học tập của sinh viên, sự hình thành động cơ học tập làm
cơ sở lý luận cho đề tài.


4

6.2 Nghiên cứu các tiêu chí, xây dựng bảng hỏi; khảo sát biểu hiện động cơ
động cơ học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện động cơ học
tập của sinh viên ĐHBD.
6.3 Các biện pháp nhằm giáo dục động cơ học tập cho sinh viên.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tham khảo một số tài liệu và cơng trình nghiên cứu về động cơ từ đó hệ

thống khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Đây là phương pháp chính của đề tài, mô tả chi tiết trong mục 2.2.1 của Phần 2.
* Mục đích: tìm hiểu các động cơ học tập thúc đẩy sinh viên học tập, các hành
động học tập hướng đến động cơ học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến động
cơ học tập của sinh viên.
* Cách thực hiện: Lấy số liệu dưới dạng phát bảng trắc nghiệm, hướng dẫn sinh
viên cách trả lời và thu phiếu trực tiếp.
7.2.2 Phương pháp tốn thống kê
* Mục đích: các phép thống kê toán học được sử dụng để xử lý số liệu của đề tài
nhằm thống kê mức độ ưu tiên trong nhận thức, biểu hiện của động cơ học
tập, mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập, so sánh
các yếu tố khách thể…
* Cách thực hiện: Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 for Windows để xử lý số liệu
thống kê. Các phép tốn được sử dụng trong đề tài là: tính tần số, tính phần


5

trăm, tính trung bình , kiểm nghiệm Anova, kiểm nghiệm T – test, tương quan
Person.
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài góp phần tìm hiểu về động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học tư
thục và đề xuất một số biện pháp giáo dục động cơ học tập cho sinh viên.


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1

Lược sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về động cơ
Trong lý thuyết về động cơ, dịng tâm lý học Mác xít cho chúng ta bức tranh
tương đối phong phú với một đại biểu đại diện sau:
X.L.Rubinstein trong các tác phẩm của mình đã đề cập tới vấn đề động cơ
ý chí. Ơng cho rằng, hoạt động ý chí nhất thiết bao hàm động cơ cho nên có thể
phân biệt mức độ của hành động ý chí tùy thuộc vào tính chất động cơ chủ đạo
của chúng, động cơ ý chí của con người có thể bắt nguồn từ những ham muốn,
nhu cầu, cảm xúc cũng như từ những lợi ích, tư tưởng, từ nhận thức những
nhiệm vụ mà đời sống xã hội đặt ra trước con người. Theo ông, động cơ xác định
cốt cách của nhân cách con ngưởi. Ông chia động cơ thành khuynh hướng động
cơ nghĩa vụ và động cơ ham thích.
Đ.N. Uznadze lý giải vấn đề bản chất động cơ hành vi, quan niệm về các
dạng nhu cầu và ý nghĩa của nó, mối tương quan giữa động cơ và tâm thế. Ơng
cho rằng ngồi nhu cầu sống cịn con người cịn có những nhu cầu bậc cao như
nhu cầu về trí tuệ, nhu cầu đạo đức, nhu cầu thẩm mỹ. Theo ông, trong hoạt
động của con ngưởi, tâm thế và động cơ hành vi có liên hệ với nhau, “khi chủ thể
hướng vào mơi trường bên ngồi nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu trước mắt thì
mọi tình trạng nhất định xuất hiện gây ra trong chủ thể một tâm thế nhất định và
thông qua tâm thế này hướng dẫn tồn bộ hành vi tiếp theo của nó”. Ơng cho


7

rằng bản chất của động cơ là ở chỗ đi tìm và tìm thấy một hoạt động phù hợp
với tâm thế cơ bản và đã được củng cố trong đời sống con người.
P.N.Jakobson phân tích rằng con người thực hiện hành động này hay hành

động khác vì nó đã đặt cho mình mục đích chung hoặc mục đích cụ thể.Tại thời
điểm nhất định chỉ một mục đích có sức mạnh hấp dẫn con người, trở thành cái
tổ chức đời sống tâm lý, cái điều khiển hành vi người đó. Ơng phân biệt “động
cơ hành vi” dùng trong nghĩa hẹp, đó là động cơ của những hành vi cụ thể, còn
trong nghĩa rộng thì động cơ hành vi là tổng hịa những yếu tố quyết định hành
vi của con người nói chung.
V.S. Merlin giải thích rằng muốn hành động tích cực và có mục đích con
người phải thấy cần cái gì đó, thiếu cái gì đó, sự “cần” cái gì đó được con người
thể nghiệm và ý thức thì gọi là nhu cầu. Với ý nghĩa đó mọi động cơ đều là nhu
cầu. Theo ông, trong những động cơ của hoạt động đều biểu thị mối quan hệ của
con người đối với sự vật và hiện tượng xung quanh. Mối quan hệ này ln ln
có hướng nhất định: tích cực (tiến tới, chiếm lĩnh) hoặc tiêu cực (lánh xa). Trong
mỗi động cơ gồm có hai khía cạnh: kích thích hành động và thái độ cảm xúc.
B.G.Aseev xem xét mối quan hệ của động cơ với xu hướng, tính cách, năng
lực, cảm xúc, hoạt động và các quá trình tâm lý của nhân cách. Ông cho rằng
hành vi với tư cách là động lực của hành vi con người xuyên qua tất cả những
thành phần cơ bản tạo thành cấu trúc nhân cách. Ơng chia động cơ thành động cơ
q trình và động cơ kết quả.
Trong tất cả các nghiên cứu về động cơ, quan điểm của A.N.Leonchiev về vấn
đề động cơ được phân tích sâu sắc và có sức thuyết phục. Trước hết, ơng đề cập
đến sự hình thành động cơ từ nhu cầu, khi mà chủ thể nhận biết nhu cầu (được
hình dung, được tư duy ra) thì có chức năng hướng dẫn hoạt động tức là trở


8

thành động cơ. Theo ơng, động cơ có hai chức năng: thứ nhất là thúc đẩy và
hướng dẫn hoạt động, thứ hai là tạo cho hoạt động một “ý” chủ quan của cá
nhân, khi “ý” biến đổi tạo ra cho sự kiện một “nghĩa” mới. A.N.Leonchiev phát
hiện ra rằng một hoạt động có nhiều động cơ chi phối. Ơng chia động cơ thành

hai loại: động cơ tạo ý và động cơ kích thích. Động ý tạo ý là động cơ gán cho
hoạt động một hàm ý nhân cách, còn động cơ kích thích là những động cơ làm
hoạt hóa hoạt động [15, 25- 32].
Khi nhìn nhận các vấn đề lý luận về tâm lý học nói chung và vấn đề động cơ
nói riêng, tâm lý học Phương Tây chia thành nhiều trường phái, mỗi trường phái
xây dựng một hệ thống lý thuyết và quan điểm riêng với các đại biểu đại diện
sau:
Thuyết bản năng mà người đại diện là Sigmund Freud và Wiliam Dougall.
Theo William Dougall, động lực thúc đẩy con người hành động là những bản
năng, bản năng là những xu hướng bẩm sinh hoặc những lực sinh học quyết định
hành vi. Sigmund Freud cho rằng các bản năng của con người: bản năng sống và
bản năng chết không có chủ tâm có ý thức cũng chẳng có chiều hướng tiền định ;
con người đòi hỏi được tồn tại đặng thỏa mãn các nhu cầu thể xác và các nhu cầu
này tạo ra năng lượng tâm thần. Sự căng thẳng này điều khiển chúng ta đi tới các
hoạt động hoặc các đối tượng và điều này sẽ làm giảm căng thẳng. Freud cho
rằng phần lớn các bản năng tác động một cách vô thức, song chúng lại ảnh
hưởng đến các suy nghĩ, tình cảm cũng như hành động có ý thức của ta, đôi khi
ta ở trong thế xung đột với các đòi hỏi của xã hội Thuyết xung năng với người
đại diện là Robert Woodworth, khái niệm động cơ là một xung năng thầm kín
quyết định ứng xử. Ông định nghĩa xung năng là năng lượng giải phóng từ kho
dự trữ của sinh vật, nó là năng lượng không đặc biệt, không phương hướng.


9

Xung năng là nhiên liệu của hành động, được khơi dậy do có kích thích và sẵn
sàng được chuyển tới các hoạt động nhắm vào mục tiêu.
Lý thuyết gia Clark Hull cho rằng động cơ là cần thiết trong quá trình học tập
và học tập là điều cốt lõi cho sự thích nghi có hiệu quả với mơi trường. Hull
nhấn mạnh vai trò giảm căng thẳng trong động cơ, Hull cho rằng các xung năng

sơ cấp có cơ sở sinh học được khơi dậy khi sinh vật bị tước đoạt, những xung
năng này hoạt hóa sinh vật, khi được thỏa mãn hoặc giảm thiểu thì sinh vật
ngừng hoạt động. Sinh vật bị khơi dậy xung năng là để cân bằng nội tại, một thế
cân bằng bên trong các hệ và các quá trình của cơ thể.
Thuyết nhân văn với người đại diện Abraham Maslow. Lý thuyết của
Maslow giúp chúng ta hiểu biết về những nhu cầu của con người bằng cách nhận
diện một thang hệ thống thứ bậc nhu cầu gồm bẩy loại nhu cầu. Maslow cho
rằng không phải mọi nhu cầu đều quan trọng như nhau trong một con người
trong mỗi thời điểm. Ở cạnh đáy kim tháp là hai nhu cầu sinh lý cần thiết cho sự
sống của cơ thể, nếu không đáp ứng được các nhu cầu này thì chúng ta chưa
hình thành các nhu cầu khác cao hơn. Nếu đã thỏa mãn nhu cầu này thì chúng ta
khơng nghĩ đến nó nữa, lúc đó năm nhu cầu xã hội trở lên quan trọng hơn. Ở
ngay đỉnh kim tháp là sự thể hiện tiềm năng: điểm thỏa mãn mọi nhu cầu của con
người và con người ấy đang hoạt động ở mức lý tưởng.
Thuyết động cơ phóng chiếu: Các nhà tâm lý Đại học tổng hợp Havard là
Henry Muray và David Mc Clelland sử dụng một kỹ thuật phóng chiếu đặc
biệt gọi là Test cảm nhận theo chủ đề (Thematic apperception test – TAT) để
nhận diện một số động cơ của con người. Người ta đưa ra cho các đối tượng
được test một bức tranh có nội dung mơ hồ và yêu cầu bịa ra một câu chuyện về
bức tranh đó. Câu chuyện được các đối tượng đặt ra đã phản ánh những nhu cầu


10

và mối bận tâm của họ, các đối tượng đã phóng chiếu động cơ và nhu cầu của
mình lên đó, đan kết các chủ đề có tính chất mơ hồ lại với nhau thành nội dung
diễn giải.
Thuyết nhận thức- xã hội: Nhà tâm lý học Julliam Rotter trong lý thuyết học
tập mang tính xã hội cho rằng “những điều mong đợi” rất quan trọng trong việc
ứng xử. Điều ta mong đợi đạt tới một mục tiêu nào đó sẽ chi phối việc ta dấn

thân vào một ứng xử nào đó để đạt được mục đích. Các lý thuyết mang tính nhận
thức – xã hội cho rằng động cơ của con người không đến từ thực tại khách quan
mà đến từ các diễn giải chủ quan của ta về thực tại đó. Chúng ta có thể kiểm sốt
được những điều ta đã làm và có thể làm được. Trong cách tiếp cận này, con
người hành động là do nhận thức được rằng hành động ấy là sự tặng thưởng cho
mình, là niềm tin và mong đợi của mình, là sự thực hiện động cơ nội tại của
mình. Có hai loại động cơ khác nhau là động cơ ngoại lai và động cơ nội tại.
Động cơ ngoại lai là động cơ nhằm mục đích chiếm lĩnh những đối tượng đang
có trong mơi trường để thỏa mãn những nhu cầu sinh học để có được sự khích lệ
những tặng thưởng đến với mình từ môi trường. Động cơ nội tại là những nội cơ
của những hoạt động mà bản thân chúng là sự tặng thưởng cho cá nhân chủ thể,
hoặc là sự thực hiện niềm tin, những mong đợi của chủ thể.
Thuyết đánh thức bắt nguồn từ nhiều tuyến nghiên cứu cho ra định luật
Yerkes – Dodson về mối quan hệ giữa mức đánh thức và hiệu quả thực hiện.
Thuyết này cho rằng một số cảm xúc chẳng hạn như giận dữ và sợ hãi sẽ chuẩn
bị hoặc thúc đẩy ta lao tới hành động khi phải đối mặt với nguy hiểm, những
phản ứng đánh thức này thường kèm các thay đổi về thể xác có thể đo lường
được. Với những nhiệm vụ khó khăn hay phức tạp, người thực hiện đạt tới mức
đánh thức tối ưu là cần thiết để thực hiện có hiệu quả nhất. Hiệu quả thực hiện


11

càng cao hơn khi mức đánh thức gia tăng nhưng tới một điểm gia tăng đánh thức
hơn nữa thì hiệu quả lại giảm dần. Ví dụ, trước một nhiệm vụ nếu ta khơng trăn
trở thì khơng được đánh thức thì ta sẽ nghiên cứu thật nhẹ nhàng và kết quả cũng
chẳng tốt. Nếu sự khơi dậy được gia tăng thì ta nhắm tới và chú ý nhiều hơn đến
việc của mình. Song trên một mức đánh thức nào đó, ta có thể quá lo lắng tập
trung gây ra kinh hãi thì sẽ làm phân tán sự cố gắng làm cho ta khựng lại và
không tiến hành được nữa. Khái niệm đánh thức tối ưu hàm ý rằng có một mức

đánh thức tối ưu cho kết quả thực hiện tối ưu [13, 367].
Tóm lại, khi xem xét nguồn gốc của động cơ, có thể thấy rõ các nhà tâm lý
học Phương Tây xem xét hai loại nhu cầu là nhu cầu thể chất và nhu cầu tinh
thần có vai trị ở mức độ khác nhau trong việc kích thích hành động (động cơ)
của con người. Tuy nhiên, nhấn mạnh vai trò sinh học và vô thức trong động cơ
hành động của con người như thuyết bản năng, thuyết xung năng, thuyết động cơ
phóng chiều là những quan điểm cực đoan khó được chấp nhận rộng rãi. Quan
điểm về hai loại nhu cầu của Maslow được chấp nhận nhiều hơn. Một số thuyết
mang tính thực dụng có thể áp dụng như một biện pháp kích thích hoạt động của
con người như thuyết đánh thức, thuyết nhận thức – xã hội, thuyết nhân văn bằng
việc nhìn nhận con người có khả năng thay đổi chính mình cũng như có thể thay
đổi hành vi và nhận thức nếu nhận được các kích thích thích hợp từ mơi trường
bên cạnh các biện pháp kích thích cụ thể. Một số thuyết cũng quan tâm đến việc
phân chia các loại động cơ và nhu cầu: thuyết nhân văn chia nhu cầu thành hai
loại là nhu cầu sinh lý và nhu cầu xã hội, thuyết nhận thức – xã hội chia động cơ
thành động cơ ngoại lai và động cơ nội tại.
Các nhà nghiên cứu Tâm lý học Liên Xơ nói đến vai trị kích thích, điều khiển
của động cơ đối với hành động của chủ thể. Các tác giả cũng đưa ra nhiều bằng


12

chứng cho thấy động cơ có quan hệ mật thiết với các quá trình tâm lý khác: động
cơ với nhu cầu (V.S. Merlin, A.N.Leonchiev), động cơ với ý chí
(X.L.Rubinstein), động cơ với tâm thế (Đ.N. Uznadze), động cơ với nhân cách
(B.G.Aseev), động cơ với mục đích hành động (P.N.Jakobson). Trong hoạt động
của chủ thể có một hệ thống động cơ thúc đẩy, kích thích. Hệ thống này được sắp
xếp theo hệ thống thứ bậc. Động cơ giữ vai trò chủ đạo trong sự quy định xu
hướng của nhân cách con người. Các tác giả đã có cách phân loại động cơ khác
nhau đứng trên bình diện khác nhau: bình diện nhân cách phân thành động cơ xa

và động cơ trực tiếp (A.N.Leonchiev), trên bình diện diễn biến của quá trình hoạt
động phân ra động cơ quá trình và động cơ kết quả (B.G.Aseev).
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về động cơ chia thành hai nhóm là
nhóm nghiên cứu động cơ trong lĩnh vực kinh doanh và nhóm nghiên cứu đông
cơ trong lĩnh vực giáo dục. Nguyễn Giang Lam trong đề tài khóa luận năm 2006
“phân tích động cơ thúc đẩy hành vi tiêu dùng sản phẩm may mặc của sinh viên
trong độ tuổi 18 đến 25 tại các trường Cao đẳng và Đại học nội thành TP.HCM”
cùng một số nghiên cứu về động cơ làm việc của người lao động trong các cơ
quan, xí nghiệp. Trong lĩnh vực giáo dục, nhiều tác giả quan tâm đến việc
nghiên cứu về động cơ đạo đức và động cơ chọn nghề của học sinh và sinh viên
như đề tài “hình thành động cơ xã hội ở học sinh lớp ba” của tác giả Phạm Thị
Hưng Trinh. Đề tài “thực nghiệm về sự hình thành động cơ đạo đức ở học sinh
cấp I, cấp II” của tác giả Đặng Xuân Hoài tiến hành từ năm 1978 đến năm 1980.
Khóa luận tốt nghiệp “tìm hiểu động cơ thi vào Sư phạm của các giáo sinh đang
học năm I và II tại một số trường Sư phạm trong TP.HCM” năm 1994 của tác giả
Võ Thị Hồng Trước. Đề tài khóa luận “tìm hiểu động cơ chọn nghề của học sinh


13

lớp 12 ở một số trường PTTH tại nội thành TP.HCM” của tác giả Phạm Thị
Thiều Anh thực hiện năm 1996.
1.1.2 Các nghiên cứu về động cơ học tập
Về động cơ học tập, một số nghiên cứu thực nghiệm về động cơ học tập
được các nhà tâm lý học Xô Viết thực hiện. Trước tiên phải kể đến nghiên cứu
của L.I.Bozhovich nghiên cứu động cơ học tập của học sinh. Bà xem xét cả
điểm số, hứng thú đối với học tập, cả nhu cầu chiếm được uy tín của bạn bè …
đều là những động cơ vì chúng kích thích hoạt động học tập. Bà gọi tất cả những
gì kích thích tính tích cực của trẻ là động cơ. Bozhovich chia tất cả các động cơ
học tập thành hai phạm trù: một là phạm trù động cơ có liên hệ với nội dung và

quá trình thực hiện của bản thân hoạt động học, hai là phạm trù động cơ có liên
hệ qua lại rộng rãi của trẻ với môi trường xung quanh. Bà kết luận: sự thúc đẩy
đi đến hành động của chủ thể luôn luôn xuất phát từ nhu cầu, còn đối tượng thỏa
mãn nhu cầu chỉ quyết định tính chất và phương hướng của hoạt động.
Người thứ hai đi sâu nghiên cứu động cơ học tập của học sinh và con đường
hình thành chúng là A.K.Markova. Bà chia động cơ thành ba nhóm: nhóm động
cơ xã hội, nhóm động cơ đạo đức và nhóm động cơ sáng tạo. Động cơ sáng tạo
hướng vào việc nắm vững tiến trình học tập, có thể sử dụng để biến đổi thực tế
xung quanh bằng hoạt động của chính mình. Nhóm động cơ nhận thức cũng chia
thành ba loại: loại động cơ học tập rộng hướng vào quá trình, nội dung và kết
quả của học tập; loại động cơ học tập hay những động cơ nhận thức lý luận
(hướng vào phương thức của hành động học tập); loại động cơ tự giáo dục
(hướng đến việc nắm lấy hoạt động học tập bằng phương thức khái quát [15, 29
– 30].


14

Ngoài ra, trong lĩnh việc nghiên cứu ứng dụng về động cơ học tập và động cơ
nhân cách đã gặt hái được những thành tựu nhất định trong việc cho ra đời một
số bảng trắc nghiệm đã định chuẩn như tác giả A.A Rian và V.A. Iarunhin với
“nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên” nghiên cứu 5 nhóm động cơ: có
bằng đại học, có tay nghề, kết quả học tập tốt, có sự thỏa mãn về nhận thức, có
sự tơn trọng của người khác. “Nghiên cứu động cơ học tập ở Đại học” của tác
giả T.I.Ilina với hệ thống câu hỏi nghiên cứu 3 nhóm động cơ học tập: thu nhận
kiến thức, nắm được một nghề và nhận một tấm bằng đại học [20, 416].
Các vấn đề nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực tâm lý giáo dục ở các nước
phương Tây trong đã cho ra đời nhiều lý thuyết đã được áp dụng vào thực tiễn
dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học với quan điểm “lấy người
học làm trung tâm”, các nhà nghiên cứu rất quan tâm tới vấn đề nhu cầu, hứng

thú, năng lực, động cơ của người học cùng các biện pháp kích thích học tập.
Dưới đây là một số tác phẩm của các nhà tâm lý gắn liền với quan điểm trong
trường phái của họ.
Skinner trong tác phẩm Khoa học và thái độ cá nhân xuất bản năm 1953 đại
diện cho quan điểm thái độ với nhận định phần thưởng và khích lệ có sức hấp
hẫn và khả năng thay đổi thái độ học tập, tạo động lực thúc đẩy học tập. Ví dụ
một đứa trẻ sẽ cố gắng học khi cha mẹ hứa nếu học tốt sẽ được thưởng hoặc
nhận được lời khen ngợi mỗi khi cố gắng. Phần thưởng hay lời khen ngợi làm
thay đổi thái độ học tập, làm phát sinh động lực thúc đẩy học tập.
Maslow trong tác phẩm Động lực thúc đẩy và nhân cách xuất bản năm 1970
đại diện cho quan điểm nhân bản khi nghiên cứu về vai trò nhu cầu trong động
cơ thúc đẩy, phân chia các nhu cầu cá nhân thành bảy loại từ thấp đến cao: nhu
cầu thể chất, nhu cầu an tồn, nhu cầu hợp tác và tình cảm, nhu cầu tự trọng, nhu


15

cầu tri thức, nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu tự quyết. Theo Maslow thì cá nhân có
khả năng phát triển động lực thúc đẩy nội tâm, tự khuyến khích những thái độ
nội tâm như tự trọng, tự tin, tự quyết, tinh thần độc lập tìm hiểu, khám phá
những giá trị nhân bản, thu nhặt những kinh nghiệm cần thiết để sinh tồn.
Covington trong tác phẩm Lý thuyết giá trị bản thể trong động cơ thành
đạt đại diện cho quan điểm nhận thức cho nhu cầu thành đạt là một thúc đẩy bền
vững nhờ q trình học hỏi mà có, trong đó sự thỏa mãn nhu cầu gặt hái được
thành tích tối ưu. Những người nhiều khát vọng thành đạt thường học cách để
đạt được mục tiêu nào đó: thành tích học vấn, tiền tài, chiến thắng ở một trận
đấu… nhằm chứng minh thành tựu của họ. Những người có cao vọng thành đạt
thường dễ vào đại học hơn những người ít có cao vọng thành đạt, và khi lên đại
học có khuynh hướng đạt được điểm cao ở các môn học liên quan đến nghề
nghiệp tương lai của họ.

Bandura đại diện cho quan điểm xã hội trong nghiên cứu Lý thuyết tìm hiểu
xã hội xuất bản năm 1977 . Quan điểm xã hội quan tâm đến hiệu quả của thái độ
và tri thức trong sự tin tưởng và hy vọng của cá nhân. Động lực thúc đẩy ở đây
xem như sản phẩm của hai động lực quan trọng là lịng hy vọng đạt được mục
đích của cá nhân và giá trị của mục đích đó. Nếu một trong hai sức mạnh này
không đáng kể, cá nhân không thể thực hiện được động lực thúc đẩy [21, 226 –
228].
Ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về động cơ học tập như:
Tác giả Khăm Văn Khăm On trong luận án Tiến sĩ với nghiên cứu “động cơ
học tập và quan hệ của nó với nguyện vọng chọn nghề của học sinh Lào” năm
1994 kết luận “động cơ học tập chi phối trực tiếp đến kết quả học tập của học
sinh. Những hành động biểu hiện động cơ học tập rõ nét và mạnh mẽ trong quá


16

trình học tập đặc biệt là loại học sinh có kết quả học tập khá và giỏi. Chính
những kết quả học tập là điều kiện quan trọng để đáp ứng những nhu cầu, khát
vọng tiếp thu tri thức, ý thức trách nhiệm của họ đối với đất nước” [24, 10].
Tác giả Nhâm Văn Chăn Con trong luận án Tiến sĩ “tìm hiểu động cơ học tập
của học sinh cấp 2”, đã đưa ra nhận định: “động cơ nhận thức tạo nên sự say mê,
ý thức tự giác của chủ thể học sinh trong học tập và dẫn đến những kết quả cụ
thể của hoạt động học tập. Vì vậy, động cơ nhận thức là một trong những yếu tố
trực tiếp quyết định hiệu quả giáo dục”. Bên cạnh đó, động cơ xã hội của hoạt
động học tập có vai trị không nhỏ trong việc động viên sự cố gắng, duy trì hứng
thú và ý thức trách nhiệm của học sinh trong học tập. Ông nhận định, việc giáo
dục động cơ xã hội cho học sinh rất khó khăn và phải có thời gian [24, 9].
Tác giả Lý Minh Tiên trong luận văn Cao học thực hiện năm 1981 với đề tài
“bước đầu xác định một số đặc điểm động cơ trong quá trình giải bài tập của
học sinh lớp 10 và 11 ở một số trường PTTH nội thành TP. Hồ Chí Minh” phân

loại động cơ thành ba nhóm là: động cơ bên ngoài, động cơ bên trong và động cơ
trung gian [24, 10].
Tác giả Trịnh Quốc Thái trong luận án Tiến sĩ “nghiên cứu động cơ học tập
của học sinh lớp một dưới ảnh hưởng của phương pháp nhà trường” đã cho rằng
“hoạt động học tập của học sinh lớp 1 đều được thúc đẩy bởi một hệ thống động
cơ có nội dung phong phú và đa dạng. Những động cơ này không tồn tại một
cách độc lập, riêng rẽ, rời rạc mà chúng được sắp xếp theo một thứ bậc nhất
định. Có động cơ chiếm ưu thế, có những động cơ giữ vai trò thứ yếu tạo thành
một cấu trúc động cơ học tập từ khi các em bắt đầu tiến hành hoạt động học tập.
Cấu trúc đó được sắp xếp lại và sẽ được phát triển trong quá trình cả năm học”
[24, 10].


17

Tác giả Nguyễn Trần Hương Giang năm 2008 trong luận văn Thạc sĩ với
nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh trung
học phổ thơng Marie Curie, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” phân loại động cơ
học tập thành ba nhóm là:
- Động cơ hoàn thiện tri thức: thỏa mãn nhu cầu tri thức, nâng cao trình độ,
làm chủ kiến thức và học để hoàn thiện nhân cách.
- Động cơ xã hội: học để không thua kém bạn bè, không muốn ba mẹ thất
vọng và giúp ích cho xã hội.
- Động cơ cá nhân: học để có điểm cao, có bằng cấp, thực hiện ước mơ,
chúng tỏ năng lực bản thân và đảm bảo cuộc sống bản thân – gia đình [6, 31 –
32].
Tác giả Phạm Thị Hồng Thái trong luận văn Thạc sĩ năm 2010 với đề tài
“động cơ học tập của sinh viên ngành Tâm lý học trường Đại học Văn Hiến,
thành phố Hồ Chí Minh” chia động cơ học tập làm hai loại là động cơ học tập
đúng đắn và động cơ học tập chưa đúng.

- Động cơ học tập đúng đắn là động cơ thúc đẩy sinh viên học tập có hứng
thú nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và phù hợp với mục tiêu đào tạo của
Nhà trường.
- Động cơ học tập chưa đúng là động cơ thúc đẩy sinh viên học tập chỉ để có
được tấm bằng đại học mà không cần đến chất lượng kết quả học tập cao hay
thấp, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của ngành nghề hay không [24, 28 – 29].
Các tác giả phương Tây đều rất quan tâm đến các động cơ có liên quan đến nhu
cầu của con người, vai trò của việc nhà giáo dục quan tâm thỏa mãn các nhu cầu
của người học cũng như các cách kích thích nhu cầu có ảnh hưởng lớn đến người
học. Các tác giả cũng thống nhất phân loại động cơ học tập thành hai loại như là


18

động cơ nội tâm và ngoại thức. Các tác giả Liên Xô cũng quan tâm đến việc
nghiên cứu động cơ học tập không chỉ trên phương diện lý thuyết mà còn chú
trọng nghiên cứu động cơ ngay trong hành động học của người học. Các tác giả
không chỉ xem xét các động cơ cá nhân mà còn lưu ý nghiên cứu các động cơ
mang tính xã hội. Các tác giả Việt Nam đều cho rằng động cơ học tập có vai trò
quan trọng trong hoạt động học tập, quyết định hiệu quả giáo dục nhất là động cơ
hoàn thiện tri thức. Trong việc phân chia hệ thống động cơ học tập các tác giả
cũng có nhiều cách phân loại, xét dưới khía cạnh đạo đức và chuẩn mực xã hội
phân loại thành động cơ đúng và động cơ chưa đúng (Phạm Thị Hồng Thái), xét
trên bình diện mối quan hệ của chủ thể với môi trường xung quanh phân thành
hai nhóm động cơ học tập chính: động cơ hồn thiện tri thức và động cơ quan hệ
xã hội. Trong hệ thống đối với mỗi cá nhân có một số động cơ là chủ đạo và một
số động cơ là phụ. Động cơ học tập chịu sự ảnh hưởng chi phối bởi cả yếu tố bên
trong chủ thể và bên ngoài mơi trường nhưng yếu tố bên trong giữ vai trị quyết
định. Giáo dục động cơ học tập là vấn đề khó cần phải có thời gian và phương
pháp.

1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Hoạt động và hoạt động học
1.2.1.1 Hoạt động
Hoạt động là khái niệm trọng tâm và cơ bản của tâm lý học hoạt động. P.A. Ru
đích định nghĩa “hoạt động là một tổng hợp những hành động của con người
nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu và lợi ích của mình” [23, 112].
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng “hoạt động là quá trình con người thực hiện
các quan hệ giữa mình với thế giới bên ngồi, thế giới tự nhiên và thế giới xã


19

hội; giữa mình và người khác, mình với bản thân. Trong q trình đó con người
bộc lộ tâm lý (năng lực, ý chí, mong muốn, tính nết …) ra bên ngoài” [10, 56].
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn coi “hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại
giữa con người với thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía
con người” [27, 55].
A.N. Leonchiep định nghĩa “hoạt động là một quá trình thực hiện sự chuyển
hóa lẫn nhau giữa hai cực: chủ thể - khách thể. Theo nghĩa rộng, nó là đơn vị
phân tử chứ không phải là đơn vị cộng thành của đời sống chủ thể nhục thể. Đời
sống của con người là một hệ thống (một dòng) các hoạt động thay thế nhau.
Hoạt động theo nghĩa hẹp hơn, tức là cấp độ tâm lý học là đơn vị của đời sống
mà khâu trung gian là phản ánh tâm lý, có chức năng hướng dẫn chủ thể trong
thế giới đối tượng” [18, 579].
Nghiên cứu của A.N. Leonchiep về hoạt động đã đưa ra sáu thành tố cấu trúc
cơ bản của hoạt động ban gồm: “hoạt động” - “động cơ”, “hành động” - “mục
đích”, “thao tác” -“phương tiện” được sắp xếp theo sơ đồ sau:


20


Hoạt động

Động cơ

Hành động

Mục đích

Thao tác

Phương tiện

Mặt chủ thể

Mặt đối tượng

Sáu thành tố kể trên cùng với các mối quan hệ qua lại giữa chúng tạo thành cấu
trúc của hoạt động. Trong cấu trúc sơ đồ hoạt động, động cơ - mục đích phương tiện là mặt “đối tượng” cịn hoạt động - hành động - thao tác là mặt “chủ
thể”. Các thành tố này có thể được nghiên cứu theo các cặp đối tượng – chủ thể
như “hoạt động – động cơ”, “hành động – mục đích”, “thao tác – phương tiện”.
Hoặc có thể nghiên cứu hoạt động theo thứ tự cấu trúc chiều dọc như: hoạt động
-> hành động -> thao tác; động cơ -> mục đích – phương tiện.
Trong mối quan hệ giữa động cơ và mục đích có thể coi động cơ là mục đích
chung cịn mục đích mà hành động nhắm tới là mục đích bộ phận. Có khi coi
mục đích chung là động cơ xa và mục đích bộ phận là động cơ gần (động cơ trực
tiếp). Các nhà nghiên cứu khi phân tích mối quan hệ giữa các thành tố của hoạt
động thường nhắc đến vai trị của nhu cầu được “vật hóa” trong “các mối quan



21

hệ giữa các thành tố của hoạt động nảy sinh trong sự vận động hoạt động của con
người. “Khi con người đặt một vật thể vào trong hệ thống hoạt động của con
người, ví dụ như con người vươn tới nó rồi gắp lấy, một nhu cầu nào đó được
thỏa mãn. Vật thể ấy trở thành mục đích hay động cơ thúc đẩy hành động, hoạt
động rồi dần dần từ sự vận động với vật thể bên ngoài chuyển thành hình ảnh
tâm lý, ta có động cơ bên trong hay mục đích trong đầu. Quan hệ qua lại giữa
động cơ và mục đích (giữa động cơ chung và động cơ riêng lẻ, giữa mục đích xa
và mục đích gần) nảy sinh bởi hoạt động. Quá trình hoạt động tạo nên quan hệ
qua lại giữa động cơ và mục đích, sự nảy sinh và phát triển của mối quan hệ qua
lại này chính là sự xuất hiện và phát triển của tâm lý, ý thức, nhân cách” [8, 35].
Như vậy, mối quan hệ qua lại giữa động cơ và mục đích, sự nảy sinh và phát
triển mối quan hệ này trong hoạt động chính là cơ sở hình thành ý thức, nhân
cách.
Trong việc phân loại hoạt động, có một số cách phân loại. “Xét về mối quan
hệ giữa người với người, người với vật thể lồi người có hai loại hoạt động là lao
động và giao lưu. Xét về phương diện cá thể, có ba loại hoạt động chính đó là
hoạt động vui chơi, hoạt động học tập và hoạt động lao động. Có thể chia thành
hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận. Một cách chia khác nữa bao gồm hoạt
động biến đổi, hoạt động nhận thức, hoạt động định hướng giá trị, hoạt động giao
lưu” [7, 459].
Như vậy, theo sơ đồ cấu trúc của hoạt động và mối liên hệ giữa các thành tố,
có thể thấy động cơ là nguồn gốc của hoạt động. Nó là động lực và sự định
hướng giúp cho hoạt động của con người diễn ra theo đúng hướng.


22

1.2.1.2 Hoạt động học

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam “học là hoạt động nhận thức có hai chức
năng xã hội cơ bản: Thứ nhất, giúp con người tiếp thu những nội dung và
phương pháp nhận thức, được khái quát hóa dưới dạng các tri thức, phương
pháp, kỹ năng, kỹ xảo tạo ra và phát triển các phẩm chất, năng lực của con người
kết tinh trong đó, làm cho tâm lý của họ hình thành và phát triển. Thứ hai, giúp
cho thế hệ trẻ đang lớn gia nhập vào xã hội, lĩnh hội những chuẩn mực giá trị của
nó. Hình thành được một hệ thống động cơ thúc đẩy nhưng cơ bản nhất là hứng
thú nhận thức. Hình thành động cơ này là một quá trình, mỗi lần thực hiện xong
một nhiệm vụ học tập, người học sẽ giải quyết được một mục đích cụ thể, các
mục đích này hợp thành một hệ thống xoay quanh động cơ nhận thức cơ bản”
[12, 19].
Hoạt động học tập là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng đối với
thế hệ trẻ. Đ.B. En - cô – nhin cho rằng “hoạt động học, trước hết là hoạt động
mà nhờ nó diễn ra sự thay đổi trong bản thân học sinh. Đó là hoạt động nhằm tự
biến đổi mà sản phẩm của nó là những biến đổi diễn ra trong chính bản thân chủ
thể trong q trình thực hiện nó”. Hoạt động học là hoạt động có mục đích của
con người nhằm nhận thức sâu sắc nội dung tri thức khoa học và nắm vững cách
thức hoạt động thực tiễn, cách tiếp cận và vận dụng tri thức đó. cho phép người
học đạt được những mục tiêu xác định [12, 18].
Trong hoạt động học tập, có nhiều yếu tố tâm lý tham gia vào q trình học
tập, có thể kể đến các yếu tố sau:
- Hình thành động cơ nhận thức thể hiện ở nhu cầu nhận thức, hứng thú nhận
thức, thiếu động cơ nhận thức thì khơng thể diễn ra hoạt động học tập.


23

- Có năng lực học tập, được thể hiện bằng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vững
vàng làm chỗ dựa cho hoạt động nhận thức, bằng sự phát triển trí tuệ, phương
pháp suy nghĩ. Nhờ đó mà người học có thể tự mình xác định nhiệm vụ học tập

hay thay đổi cách thức học tập của mình cho phù hợp với hoàn cảnh mới và biết
đánh giá đúng đắn yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Từ đó mà có thể độc lập tự lĩnh hội
tri thức từ nhiều nguồn khác nhau, có thái độ phê phán bình phẩm trong học tập,
biết vận dụng những tri thức đã tiếp thu để có thể tự học, để giải quyết nhiệm vụ
do thực tiễn đặt ra và đủ niềm tin để bảo vệ ý kiến của mình, bảo vệ chân lý.
- Sự tổ chức học tập bao gồm việc lập kế hoạch học tập và sự tự kiểm tra kết
quả học tập. Tự kiểm tra là phương tiện kích thích hơn nữa hoạt động tự nhận
thức.
- Hành động ý chí, thể hiện ở tính mục đích, tính kiên trì, tinh thần khắc phục
khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ học tập [22, 29].
Bản chất của hoạt động học là quá trình tái tạo lại tri thức ở người học và để tái
tạo, người học khơng có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của bản thân
(động cơ, ý chí ..), càng huy động bao nhiêu thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt
bấy nhiêu. Ai học thì người đó có “sự thay đổi” – tức sự phát triển, không ai học
thay thế được, người học phải có trách nhiệm với chính mình, vì mình mà học.
Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phương pháp
học.
Hoạt động học muốn diễn ra phải có điều kiện của nó. Điều kiện đầu tiên là có
sự tham gia của các yếu tố bên ngồi (ngoại lực) như có sự hướng dẫn của Giáo
viên, phương tiện học tập, hình thức học tập. Điều kiện thứ hai là sự vận động
của chính bản thân người học hay cịn gọi là yếu tố nội lực, đó là những tri thức
mà người học đã học được, trình độ trí tuệ hiện có của người học, động cơ, ý chí,


24

hứng thú của người học. Có đầy đủ những điều kiện đó, dù có mặt giáo viên hay
khơng thì hoạt động học vẫn diễn ra. Có thể nói học là quá trình tương tác giữa
các yếu tố nội lực và yếu tố ngoại lực trong đó yếu tố nội lực đóng vai trị quan
trọng hơn yếu tố ngoại lực.

Như vậy, động cơ không chỉ là một trong các thành tố cơ bản, thành tố thứ
nhất của cấu trúc hoạt động học tập mà còn là đặc trưng quan trọng của bản thân
chủ thể trong hoạt động hoạt động học tập.
1.2.2 Động cơ
1.2.2.1 Khái niệm
Động cơ hay còn gọi là động lực, trong tiếng La tinh là Motif (Motivation)
có nghĩa là cái kích thích hành động, nguyên nhân thúc đẩy hành động. Động cơ
liên quan đến câu hỏi tại sao người ta lại hành động hoặc hành động như thế này
mà không hành động như thế kia trong cùng một điều kiện khách quan, ví dụ tại
sao trong cùng một cơ quan có những người làm việc với động cơ kiếm tiền
trong khi đó số khác làm việc để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp. Vậy động cơ là gì?
P.A. Ru đích định nghĩa “động cơ hoạt động là những ý nghĩ và cảm xúc của
con người, kích thích con người thực hiện một hoạt động nào đó… Động cơ hoạt
động của con người đó là sự rung động do con người nhận thức được về nhu cầu
của mình (hay là về địi hỏi của mình) và sự rung động đó được biểu hiện một
cách khách quan trong các ý nghĩ, các khái niệm (khái niệm đạo đức, thẩm mỹ,
khoa học), các tư tưởng, cảm xúc kể cả đơn giản và phức tạp, cao cấp” [23, 114 116].
B.Ph.Lomov cho rằng “đối với chủ thể, động cơ của nó là động lực kích thích
trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành vi của chủ thể” [17, 308].


25

S.L Rubinstein định nghĩa “động cơ là sự quy định chủ quan của hành vi con
người, sự quy định gián tiếp bởi thế giới khách quan thơng qua q trình phản
ánh vào tâm lý, thơng qua hoạt động của mình mà con người liên kết với bối
cảnh của hiện thực” [6, 16].
A.N Leonchiep định nghĩa “động cơ là đối tượng (vật chất hay tinh thần) mà
chủ thể cần chiếm lĩnh thông qua hoạt động nhằm thỏa mãn một nhu cầu được
vật hóa trong đối tượng đó”. Trong quan hệ với chủ thể, “đối tượng” chính là

động cơ của chủ thể kích thích chủ thể tiến hành hoạt động để chiếm lĩnh nó bởi
vì đằng sau đối tượng bao giờ cũng là nhu cầu. Hoạt động bao giờ cũng nhằm
đáp ứng nhu cầu của chủ thể [18, 589].
Theo Nguyễn Quang Uẩn, động cơ là “cái thúc đẩy con người hoạt động
nhằm thỏa mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và quy định xu hướng
của hướng tích cực đó. Động cơ là động lực kích thích trực tiếp, là nguyên nhân
trực tiếp của hành vi” [27, 206].
Tác giả Phan Trọng Ngọ cho rằng “Động cơ chính là sức hấp dẫn lôi cuốn
của đối tượng mà cá nhân nhận thấy cần chiếm lĩnh để thỏa mãn nhu cầu hay
mong muốn của mình” [21, 370].
Trong từ điển Tâm lý học của Nga, động cơ được xác định là : a) Các kích
thích thúc đẩy hoạt động, các kích thích này liên quan với việc thỏa mãn nhu cầu
của chủ thể. Đó là tập hợp các điều kiện bên trong và bên ngồi khêu gợi tính
tích cực của chủ thể và định hướng cho tính tích cực. b) Đối tượng (vật chất hay
tinh thần) thúc đẩy và quy định sự lựa chọn hướng của hoạt động được thực hiện
để đạt được đối tượng đó. c) Nguyên nhân được nhận thức là cơ sở của sự lựa
chọn hành động và các hành vi của nhân cách [10, 209].


×