Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Biện pháp ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.9 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
" ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
QUA CHUYÊN ĐỀ ESTE - LIPIT, HĨA HỌC 12".

Mơn: Hóa Học


Năm 2021
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
GDĐT
THPT
PPDH
GV
HS
QTDH
SKKN
SGK
CNTT

Giáo dục đào tạo
Trung học phổ thông
Phương pháp dạy học
Giáo viên
Học sinh
Quá trình dạy học
Sáng kiến kinh nghiệm
Sách giáo khoa
Cơng nghệ thơng tin




MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................3
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................................3
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...........................................................3
2.1. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................4
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................4
3.1. Đối tượng............................................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................4
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết...............................................................4
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn...............................................................5
5. GIẢ THIẾT KHOA HỌC..........................................................................................5
6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................5
7. DỰ BÁO ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI........................................................................5
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..............................................................................7
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC.................................................................................7
1. Cơ sở lí luận............................................................................................................... 7
2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................9
3. Ưu điểm của xây dựng và sử dụng kho tư liệu dạy học...........................................10
CHƯƠNG II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HS..................................................................................11
1. Tạo Blog cá nhân.....................................................................................................11
2. Một số ứng dụng của google thường được sử dụng.................................................14
3. Nền tảng giáo dục số Azota......................................................................................15
4. Thiết kế bài giảng Powerpoint và phát hành bài giảng qua youtobe........................17
5. Công cụ trực tuyến để tổ chức thảo luận..................................................................19
CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ ETE- LIPIT

NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HS.............................................19
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM................................................................21
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................23
I. KẾT LUẬN..............................................................................................................23
1. Kết quả đạt được......................................................................................................23
2. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................23
3. Hạn chế của đề tài....................................................................................................23
II. KIẾN NGHỊ............................................................................................................23
1. Đối với cấp Sở.........................................................................................................24
2. Đối với cấp trường...................................................................................................24
3. Đối với giáo viên.....................................................................................................24


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một phần thiết yếu của
cuộc sống. Tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học đã được
chứng minh bằng thực tiễn giáo dục những năm qua, cho thấy xu thế tất yếu của việc
ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học. Ứng dụng CNTT trong dạy học
khơng chỉ đơn giản là dùng máy tính vào các công việc giảng dạy và học tập mà phải
được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến giáo dục và đào tạo.
Việc ứng dụng CNTT phải nhằm phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh và nâng cao chất lượng
giáo dục.
Bất cứ trong hồn cảnh nào thì năng lực tự học qua sách vở, internet, các tài liệu
của học sinh cũng đóng vai trị quan trọng vào thành cơng của việc dạy và học. Chưa
nói đến trong thời điểm dịch covid diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc dạy và học
qua internet lại là một sự lựa chọn cần thiết và năng lực tự học càng giữ tầm quan
trọng đối với kết quả học tập của các em.
Trên thực tế internet là một kho tài nguyên khổng lồ nhưng không phải tất cả tư liệu

cần thiết đều sẵn có và được sắp xếp theo hệ thống, đầy đủ. Điều đó gây hoang mang,
mất phương hướng cho học sinh khi tìm kiếm và sử dụng, khơng biết chọn tài liệu nào
phù hợp và có chất lượng, dẫn đến mất thời gian và không hiệu quả khi sử dụng. Trong
khi tư liệu của giáo viên vẫn chủ yếu lưu trữ trong máy tính cá nhân. Trên thị trường
cũng có một số phần mềm tư liệu dạy học nhưng chi phí khá đắt đỏ, có nhiều tư liệu
khơng phù hợp với mục tiêu dạy học của giáo viên. Tôi bắt đầu suy nghĩ về một kho tư
liệu học tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
Đối với bộ mơn Hóa học, khơng chỉ cần tài liệu phù hợp như những mơn học khác.
Các thí nghiệm khơng thực hiện trực tiếp được chúng ta có thể thay thế bằng hình vẽ,
hình ảnh động, video,….quan sát trực quan. CNTT là một sự lựa chọn đáng tin cậy.
Este - Lipit là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình Hóa học 12.
Từ những lí do đó, tơi quyết định chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh qua chuyên đề Este – Lipit, Hóa
học 12” vừa để cung cấp hệ thống tư liệu dạy học một cách khoa học hơn, tăng tính
chủ động sáng tạo của học sinh, vừa kiểm tra chất lượng tự học của HS, vừa tạo kết
nối hiệu quả giữa học sinh và giáo viên, đồng thời góp phần tích cực vào thực hiện
mục tiêu chung của ngành giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học mơn Hóa học, đáp
ứng u cầu đổi mới của chương trình THPT mới.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3


2.1. Mục đích nghiên cứu
- Giới thiệu một số ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học để phát triển năng lực tự
học của HS và quản lí việc tự học của HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Nghiên cứu nội dung chuyên đề Este – Lipit trong chương trình Hóa học 12, đề
xuất các biện pháp ứng dụng CNTT xây dựng kho tư liệu dạy học về chuyên đề Este Lipit phù hợp để phát triển năng lực tự học của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh.
- Nghiên cứu nội dung chuyên đề Este - Lipit; lí thuyết về tư liệu dạy học; thực
trạng dạy học chuyên đề Este - Lipit theo hướng ứng dụng CNTT, xây dựng kho tư
liệu dạy học ở trường THPT hiện nay.
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp ứng dụng CNTT trong dạy học để phát triển
năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học phù hợp xu thế đổi mới hiện nay.
- Tiến hành đánh giá kết quả nghiên cứu để có kết luận khách quan về những giải
pháp đã đề xuất.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng
- Một số phần mềm CNTT, website, công cụ hỗ trợ dạy học, khái niệm năng lực tự
học, nội dung chuyên đề Este - Lipit.
- Phương pháp ứng dụng CNTT, xây dựng và khai thác kho tư liệu dạy học chun
đề Este - Lipit trong chương trình Hóa học 12 THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn tư liệu: Dạy học theo hướng phát triển năng lực; Chuyên đề Este - Lipit;
các sách tham khảo, giáo trình; các bài báo khoa học; các buổi tập huấn CNTT, nguồn
tư liệu khác từ Internet; cách sử dụng một số phần mềm, website, ……
- Giới hạn lớp đối chứng và thực nghiệm: Năm học 2020-2021 thực nghiệm ở lớp
12A1, Năm 2021-2022 thực nghiệm ở lớp 12A3 và đối chứng ở lớp 12A2 trường
THPT X.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích, tài liệu.
- Phương pháp hệ thống hóa.
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra ( phiếu và form khảo sát)
4



- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học.
5. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Nếu đề tài được áp dụng sẽ mở ra hướng tích cực ứng dụng CNTT xây dựng kho tư
liệu dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phát triển năng lực tự học của học sinh,
tạo điều kiện thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh trong q trình dạy học. Từ đó
nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn Hóa học tại trường THPT đáp ứng mục tiêu đổi
mới giáo dục trong thời kì mới.
6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Khoa học hiện đại phát triển, con người cũng phát minh ra rất nhiều phần mềm, rất
nhiều website, nhiều công cụ hỗ trợ vào các mục đích khác nhau, nhưng quan trọng là
khai thác nó như thế nào cho hiệu quả với từng đối tượng, từng mục đích, từng hồn
cảnh là rất quan trọng. Trong đề tài này tôi đã chỉ ra cách sử dụng kết hợp một số ứng
dụng CNTT trong dạy học để xây dựng một kho tư liệu dạy học và kiểm tra theo từng
chuyên đề phù hợp với từng đối tượng và từng mục đích khác nhau nhằm phát triển
năng lực tự học của HS và theo dõi, đánh giá kết quả tự học của HS để có biện pháp
hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
- Giáo viên nào cũng có một kho tư liệu dạy học. Tuy nhiên, các tư liệu thường lưu
trữ trong máy tính cá nhân của GV nên không thực sự thuận lợi cho việc học tập của
HS. Tôi muốn tạo một Blog cá nhân hoặc đăng kí một website để xây dựng một kho tư
liệu phù hợp, ở đó các tài liệu được sắp xếp một cách hệ thống theo từng chuyên đề,
trong mỗi chun đề có lí thuyết cơ bản, có các dạng tốn thường gặp, có cả video thí
nghiệm, có cả các bài kiểm tra, có đủ kênh hình kênh chữ để HS dễ dàng tra cứu và sử
dụng nhằm thuận tiện cho cả GV và HS.
- Tài nguyên trên internet rất nhiều và đa dạng, tuy nhiên có nhiều tài liệu chất
lượng cũng có nhiều tài liệu chưa chất lượng, các tài liệu khơng sắp xết theo trình tự
và hệ thống phù hợp với cách tiếp nhận của học sinh. Do vậy tôi xây dựng kho tư liệu
sắp xếp các nội dung phù hợp, theo hệ thống đảm bảo logic để học sinh thuận tiện

trong tra cứu, học tập cũng như kiểm tra kiến thức, tạo cho các em niềm đam mê
nghiên cứu, hứng thú học tập, từ đó phát triển năng lực tự học cho học sinh cũng như
giúp các em tiếp cận sớm với CNTT đúng với xu thế giáo dục hiện nay.
7. DỰ BÁO ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm phát triển năng lực tự
học của học sinh qua chuyên đề Este – Lipit, Hóa học 12” có những đóng góp về lí
luận và thực tiễn như sau:
- Là tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học
nhằm phát triển năng lực tự học của HS và hỗ trợ HS trong quá trình tự học cũng như
5


kiểm tra kết quả tự học của HS.
- Góp phần đề xuất một số phương pháp ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm giúp
HS tăng hứng thú trong học tập; xây dựng kho tư liệu online phù hợp đối tượng giúp
HS phát triển năng lực tự học tự nghiên cứu một cách khoa học và hiệu quả, giúp học
sinh đam mê hơn với bộ mơn Hóa học, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, đáp ứng
yêu cầu của công cuộc Đổi mới toàn diện nền giáo dục nước nhà hiện nay.

6


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận
1.1. Dạy học phát triển năng lực
1.1.1. Khái niệm năng lực
Phụ lục của Chương trình phổ thơng tổng thể xác định: năng lực là thuộc tính cá
nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện,
cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá

nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành cơng một loại hoạt động
nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
1.1.2. Những năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển ở học sinh THPT
- Những năng lực chung được xác định trong Chương trình phổ thơng tổng thể bao
gồm: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn
đề và sáng tạo.
Năng lực tự chủ và tự học là khả năng: Tự lực; Tự khẳng định và bảo vệ quyền,
nhu cầu chính đáng; Tự kiểm sốt tình cảm, thái độ, hành vi của mình; Tự định hướng
nghề nghiệp; Tự học, tự hoàn thiện.
- Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thơng qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngơn ngữ, năng lực tính tốn, năng
lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể
chất.
- Những năng lực chuyên biệt trong bộ mơn Hóa học: Mơn Hố học hình thành và
phát triển ở học sinh năng lực hoá học – một biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học
tự nhiên với các thành phần: nhận thức hố học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ
hố học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
1.2. Tư liệu dạy học
1.2.1 Khái niệm tư liệu dạy học
- Tư liệu là những thứ vật chất để con người sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động
nhất định nào đó (Ví dụ: Tư liệu dạy học, tư liệu lao động, tư liệu sản xuất…)
- Tư liệu dạy học là tài liệu sử dụng cho việc dạy học của giáo viên và học tập của
học sinh.
1.2.2. Phân loại tư liệu dạy học
Có một số tiêu chí phân loại tư liệu dạy học như sau:
a. Dựa vào hình thức cung cấp thơng tin
- Tư liệu ngơn ngữ: Ngơn ngữ viết, ngơn ngữ nói
- Tư liệu phi ngơn ngữ: Hình ảnh, mơ hình, sơ đồ, video.
b. Dựa vào nguồn cung cấp thông tin
7



- Tư liệu khai thác từ các loại sách tham khảo, từ các loại báo, tạp chí.
- Tư liệu từ bài giảng, các luận văn, luận án.
- Tư liệu từ các chương trình truyền hình.
- Tư liệu khai thác từ mạng Internet.
1.2.3. Vai trò của tư liệu dạy học trong dạy học
- Tư liệu bổ sung nội dung cho sách giáo khoa.
- Tư liệu là biện pháp tạo các hoạt động để tổ chức quá trình nhận thức cho HS
- Tư liệu tạo sự hấp dẫn, hứng thú, kích thích sự tìm tịi, khám phá của HS.
- Tư liệu góp phần đổi mới phương pháp dạy học
1.2.4. Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng tư liệu dạy học
Khi sử dụng tư liệu dạy học cần phải đảm bảo 3 yêu cầu cơ bản sau:
- Tư liệu dạy học phải có tính chính xác và tính sư phạm.
+ Phù hợp với nội dung bài dạy, có tính chính xác cao.
+ Mang tính chất minh họa, khắc sâu kiến thức bài dạy.
+ Có câu hỏi hướng dẫn cho HS khai thác tư liệu một cách hợp lý.
+ Tư liệu không quá khó hoặc quá xa lạ với đối tượng HS.
- Tư liệu dạy học phải có tính thẩm mỹ:
+ Tư liệu dạy học phải được nhìn rõ ở khoảng cách vừa phải. Màu sắc phải sáng
sủa, hài hòa, bảo đảm tỉ lệ cân xứng.
+ Phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, làm cho học sinh nâng cao
và cảm thụ được “chân, thiện, mỹ”.
- Tư liệu dạy học phải có tính sáng tạo: Thể hiện ở sự lựa chọn tư liệu phù hợp; sử
dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ; phải làm tăng hiệu quả của quá trình nhận
thức của HS
1.3. Ứng dụng CNTT trong dạy học
"CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật
hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thơng - nhằm tổ chức khai thác và sử
dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong

mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội" (Nghị quyết 49/CP ký ngày 4 tháng 8
năm 1993)
Khi nói đến ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học có nghĩa là: Tăng cường
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng của
cán bộ, giáo viên và học sinh; Khai thác và sử dụng tốt các thiết bị công nghệ thông
tin, các phần mềm, các ứng dụng làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học hiệu
quả; Tăng cường sử dụng mạng internet để khai thác thông tin, phát huy hiệu quả của
mạng internet vào dạy học,.....

8


2. Cơ sở thực tiễn
Tôi đã tiến hành khảo sát 20 giáo viên Hóa học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và hơn
200 học sinh tại 2 trường THPT trên địa bàn, thu được những kết quả như sau:
Bảng 1. Thực trạng việc ứng dụng CNTT vào xây dựng kho tư liệu giúp HS phát
triển năng lực tự học.
Tiêu chí
1. Thầy (cơ) đánh năng lực tự học của HS có
vai trò như thế nào đối với chất lượng dạy học?

Mức độ
Rất quan trọng.

Kết quả
90 %

Phương pháp học,
2. Theo thầy (cô), yếu tố quan trọng quyết nguồn tài liệu, sự hướng
100%

định đến chất lượng tự học của học sinh là gì? dẫn của gv và sự chăm
chỉ của hs.
3. Thầy (cô) đánh giá tư liệu học tập có vai
Rất quan trọng
90%
trị như thế nào trong dạy hóa học?
4. Thầy (cơ) đánh giá mức độ xây dựng và
khai thác kho tư liệu trong dạy học mơn hóa
Rất ít
70%
học hiện nay như thế nào?
5. Theo thầy (cô), việc xây dựng một kho học
Rất thuận tiện, giảm
liệu đầy đủ kênh hình, kênh chữ có ý nghĩa
100%
thời gian tìm kiếm
như thế nào trong việc tự học của HS?
6. Thầy (cô) muốn xây dựng một kho tư liệu

80%
cho HS học tập khơng?
Đa số ý kiến là khơng biết kết hợp
7. Theo thầy (cơ) khó khăn gặp phải khi xây những cơng cụ tiên ích của CNTT
dựng 1 kho tư liệu là gì?
để xây dựng một kho tư liệu đầy đủ
các nội dung kênh hình, kênh chữ.
Đa số ý kiến các GV là: HS tìm
kiếm trên google, các website bằng
cách gõ từ khóa thích hợp, một số
8. Thầy (cơ) đã hướng dẫn HS mình tự học

GV in sẵn tài liệu phát cho HS, một
như thế nào?
số gv gửi file, một số gv sử dụng
các ứng dụng tải file lên và gửi link
cho hs.
Qua kết quả điều tra, ta có thể thấy việc ứng dụng CNTT để xây dựng một kho tư
liệu đủ kênh hình kênh chữ cho HS tự học đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng dạy học. Đa số GV cũng muốn xây dựng một kho tư liệu học tập phù
hợp với HS mình để thuận tiện cho HS tự học tập, tự tra cứu, tự tìm kiếm thơng tin
tránh tình trạng HS mất thời gian tìm kiếm mà khơng phân loại được tài liệu nào phù
hợp. Tuy nhiên khó khăn gặp phải của đa số GV là chưa biết sử dụng kết hợp các ứng
9


dụng CNTT như thế nào để tạo ra kho tư liệu đầy đủ và dễ sử dụng.
Bảng 2. Kết quả điều tra HS về khả năng tự học?
Tiêu chí
1. Em đánh giá vai trò của tự học đối với kết
quả học tập?
2. Em đánh giá vai trò của tài liệu học tập đối
với việc tự học ?
3. Em đánh giá năng lực tự học của bản thân
như thế nào?

4. Khó khăn của em trong việc tự học là gì?

5. Em thường dùng nguồn tài liệu nào cho việc
tự học và khó khăn gặp phải là gì?

Mức độ


Kết quả

Rất quan trọng

90%

Rất quan trọng

100%

Có năng lực

80%

Đa số ý kiến là: chưa có
phương pháp học, chưa biết
cách tìm kiếm và sử dụng tài
liệu nào chất lượng, mất nhiều
thời gian tìm kiếm tài liệu từ
nhiều nguồn.
Đa số ý kiến là:
- Tra cứu trên google, các
website từ nhiều nguồn khác
nhau. Khó khăn là mất thời
gian tìm kiếm và khơng biết
cách phân loại tài liệu.
- Mua trên các lớp học. Khó
khăn là đắt tiền.


6. Em có muốn có một kho tư liệu đủ kênh hình

100%
kênh chữ phục vụ cho việc tự học không?
Chúng ta thấy HS cũng rất muốn có một kho tài liệu phù hợp đủ kênh hình kênh
chữ thuận tiện cho việc tự học.
3. Ưu điểm của xây dựng và sử dụng kho tư liệu dạy học
- Khi không xây dựng và sử dụng kho tư liệu dạy học
GV hướng dẫn HS tự học qua sách, tra cứu trên mạng internet từ nhiều nguồn khác
nhau HS sẽ mất nhiều thời gia tìm kiếm; HS rất khó để phân loại tài liệu nào có chất
lượng; HS mua tài liệu từ các website đắt tiền; GV giao tài liệu cho HS rời rạc khi cần
xem lại sẽ khó tìm kiếm do q trình lưu giữ.
- Khi xây dựng và sử dụng kho tư liệu dạy học
GV hướng dẫn HS cách sử dụng kho tư liệu. HS chỉ cần dùng máy tính hoặc điện
thoại có kết nối internet là có thể tra cứu tài liệu học tập bất cứ thời gian hay không
gian nào mà không mất phí. HS chủ động trong việc học. Khi cần tìm kiếm hay tra cứu
tài liệu nhanh và dễ đỡ mất thời gian. GV giao nhiệm vụ và kiểm tra, lưu giữ kết quả
dễ dàng. GV sử dụng lâu dài cho nhiều lớp, nhiều thế hệ HS chỉ cần update lại và
10


chỉnh sửa nội dung phù hợp với đối tượng, thay id của đường link dẫn khác để đăng tải
tài liệu khác lên.
Cả GV và HS chủ động được thời gian học và kiểm tra, không bị giới hạn dung
lượng thời gian trên lớp.
Như vậy, cả GV và HS đều thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng một kho tư
liệu học tập phù hợp thuận tiện cho việc tự học của học sinh. Đây chính là cơ sở cho
việc tiến hành ứng dụng CNTT để xây dựng kho tư liệu học tập hóa học nhằm phát
triển năng lực tự học của học sinh.
CHƯƠNG II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC NHẰM PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HS
1. Tạo Blog cá nhân
1.1. Blog là gì?
Blog là một website thơng tin riêng, với cách trình bày các bài viết mới nhất được
đưa lên đầu. Một blog, giống như một website tin tức hay một trang nhận ký, nó có
cấu trúc riêng. Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng
có thể dễ dàng tạo ra một blog cho mình.
1.2. Blogspot là gì?
Blogspot hay Blogger là một hệ thống website được cung cấp bởi Google, giúp bạn
tạo ra những trang blog miễn phí với nhiều giao diện khác nhau phục vụ nhiều mục
đích khác nhau. Blogspot có giao diện tối giản, dễ sử dụng và cho phép bạn tùy chỉnh
giao diện, tiện ích.
Tại đây bạn có thể đăng tải các thơng tin bài viết, hình ảnh, video,…, các thơng tin
đăng tải được lưu trữ trên Google gắn với tên miền phụ là blogspot.com (VD:
) hoặc đưa lên domain của chính người
dùng hoặc server của họ, vì vậy tính bảo mật thơng tin và dữ liệu lưu trữ cao.
1.3. Blogspot có ưu điểm và lợi ích gì?
Blogspot có nhiều tính năng và lợi ích nổi trội
- Điểm nổi bật của blogspot là sử dụng miễn phí, chỉ cần dùng tài khoản Gmail là có
thể có thể tạo Blog nhanh chóng
- Blogger hỗ trợ hiển thị rất tốt cho điện thoại di động, bạn cũng có thể đăng tải
hình ảnh, chỉnh sửa và chia sẻ bài viết, link,…bằng điện thoại di động.
- Giao diện thân thiện và đa dạng với các mẫu có sẵn hoặc bạn có thể tùy biến theo
sở thích của mình.
- Giao diện tiếng việt dễ sử dụng, để đăng tải và dễ truy cập.
- Số lượng trang, bài viết và nội dung đăng tải và bình luận khơng giới hạn.
- Blogspot là sản phẩm của google nên các bài viết trên blog rất dễ và trang blog
của bạn rất dễ tìm kiếm trên goole, có thể tích hợp với google+.
11



1.4. Sử dụng Blogspot để làm gì?
Chúng ta có thể sử dụng Blog như một website tạo kho tư liệu dạy học, sắp xếp bố
cục, kiến thức trên trang blog sao cho HS dễ tìm kiếm, dễ sử dụng nhằm phát triển tốt
năng lực tự học của HS.
1.5. Cấu trúc của Blogspot như thế nào?
Cũng như các website thông thường, blog thường có cấu trúc bao gồm các thanh
tiêu đề chứa các chun mục chính. Chúng ta có thể xây dựng cấu trúc phù hợp với
mục tiêu sử dụng. Sau đây là bố cục trang Blog của tôi sử dụng để tạo kho tư liệu học
tập cho học sinh.

Để sử dụng Blog tạo thành một kho tư liệu cho việc tự học của học sinh được hiệu
quả thì cấu trúc của Blog nên rõ ràng, phân chia thành từng khối, từng chương, từng
bài hoặc từng chuyên đề. Trong mỗi bài hoặc mỗi chun đề cần có kiến thức lí thuyết,
video bài giảng để học sinh có thể tự nghiên cứu kiến thức cơ bản hoặc xem lại kiến
thức cơ bản khi gặp vấn đề nào đó chưa vững; có video thí nghiệm để HS dễ dàng
quan sát trực quan các hiện tượng, các phản ứng xảy ra; có phân dạng và hướng dẫn
giải bài tập theo từng dạng; có các bài kiểm tra lí thuyết, kiểm tra sau mỗi dạng và
kiểm tra tổng hợp cuối bài, kiểm tra cuối chuyên đề, kiểm tra cuối chương nhằm đánh
giá tính hiệu quả của việc tự học cũng như rèn luyện kĩ năng làm bài tập cho học sinh.
Trong các bài kiểm tra nên có cả lý thuyết và bài tập, cả tự luận và trắc nghiệm. Chúng
ta có thể có thêm cả phần hướng dẫn trải nghiệm và sản phẩm hoạt động trải nghiệm
của HS, sản phẩm của HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn,…..
1.6. Kết hợp một số ứng dụng CNTT để tăng tính hiệu quả của trang Blog
Chúng ta nên phối hợp sử dụng nhiều ứng dụng để tăng tính hiệu quả cho trang
Blog ví dụ như:
- Tổng hợp kiến thức cơ bản bằng văn bản Word; dùng mindmap hoặc powerpoint
12



vẽ sơ đồ tư duy, đăng tải lên blog qua link drive.
- Thiết kế bài giảng powerpoint, xuất bản bài giảng dạng video, phát hành bài giảng
qua youtobe, đăng tải lên blog qua link youtobe.
- Đăng tải các video thí nghiệm lên blog qua link youtobe.
- Sử dụng các ứng dụng của google như: google diver, google trang tính, google
biểu mẫu để giao nhiệm vụ và tạo link tải tài liệu lên Blog.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ để theo dõi và đánh giá kết quả học sinh như: azota, sub
classroom, google forms , quizizz, kahoot, Class Dojo, …..đăng tải đề kiểm ra lên blog
qua link azota, google forms, ….
- Sử dụng các công cụ trực tuyến để thảo luận, thống nhất ý kiến, giải thích, chữa
bài và chốt kiến thức sau khi HS đã tự nghiên cứu như: Zoom, Google meet, Microsoft
Teams, …..
1.7. Cách tạo và sử dụng blog (xem hướng dẫn tạo blog và sử dụng blog tại link
dưới):
/> /> />Sau đây là các bước để tạo 1 blog cá nhân
- Bước 1: Vào blogger.com → “Chọn đăng nhập” nếu đã có tài khoản/ Chọn “Tạo
blog của bạn” để đăng kí tài khoản.
- Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản gmail của mình.
- Bước 3. Chọn tiêu đề cho blog của mình.
- Bước 4. Chọn URL cho blog của mình.
- Bước . Thiết lập, cài đặt cho blog và phát triển blog.
- Bắt đầu cho Blog: Vào menu để chọn mục “tin tức”, sau đó chọn mục “Đăng bài
mới” để tạo bài viết. Xuất bản nội dung, chia sẽ link gửi cho học sinh hoặc gửi địa chỉ
blog của mình cho HS tự vào tìm kiếm tài liệu theo các mục đã được sắp xếp trên
menu.
Chúng ta cũng có thể lựa chọn lập các trang web miễn phí trên nền google site như
hoặc hoặc mượn
trang web có phí của nhà trường, hoặc sử dụng web từ các ứng dụng khác để xây dựng
kho tư liệu cho học sinh.
2. Một số ứng dụng của google thường được sử dụng

2.1. Google drive
Vào các ứng dụng của google → chọn drive → chọn +Mới → chọn + thư mục
(nếu muốn tạo thêm thư mục riêng) → chon tải tệp lên (nếu tải tệp) hoặc chọn tải thư
mục lên (nếu muốn tải cả thư mục).
13


Xem hướng dẫn sử dụng drive tại link dưới đây:
/> />GV có thể dùng google drive để lưu trữ tài liệu đề phịng khi máy tính gặp sự cố.
GV cũng có thể tạo kho tư liệu cho HS tham khảo bằng cách thiết lập một đường
link drive mở dành cho học sinh, có chia thành các thư mục, các tệp ghi tên chương,
bài để HS vào tìm kiếm tài liệu nghiên cứu được thuận tiện hơn từ đó giúp HS phát
triển năng lực tự học tốt hơn.
Trong trường hợp link drive dành cho HS nộp sản phẩm hoạt động ở nhà thì cần bố
trí tệp theo tên lớp, nhóm, bài và có cài đặt giới hạn thời gian để tiện cho việc nộp sản
phẩm và chấm. HS gửi sản phẩm theo link Drive có sẵn theo thời hạn đã quy định. GV
vào Drive để chấm điểm sản phẩm của các nhóm. Chọn lọc những sản phẩm tốt cho
vào kho tư liệu để cho cả lớp sử dụng. Sử dụng Google drive làm việc nhóm rất hiệu
quả và thích hợp với mọi loại file
2.2. Google trang tính
Vào các ứng dụng của google → chọn trang tính
Hoặc: Vào driver → chuột phải → tải tệp lên/tải thư mục lên (trong trường hợp hồ
sơ đã tạo sẵn trước).
Hoặc: Vào driver → chuột phải → google trang tính → tự tạo hồ sơ mới.
Xem hướng dẫn sử dụng google trang tính tại link dưới đây:
/> />Chúng ta có thể chia thành các khối/lớp/nhóm tùy vào mục đích và u cầu. Sau đó
chia sẽ link lên nhóm lớp hoặc đăng lên blog, HS chỉ việc vào link và hồn thành.
Chúng ta có thể sử dụng tiện ích google trang tính để cho HS điền các thơng tin vào
hồ sơ thuận tiện cho việc quản lí HS.
Chúng ta cũng có thể sử dụng google trang tính để lấy ý kiến của từng thành viên

hoặc cho HS/nhóm HS đăng kí nhận nhiệm vụ theo thế mạnh, sở trường của mình,
cũng có thể sử dụng google trang tính tổ chức hoạt động nhóm, giao nhiệm vụ cho các
nhóm khác nhau hoạt động và nộp sản phẩm lên đó ln.
2.3. Google biểu mẫu
Vào các ứng dụng của google → chọn biểu mẫu→ tạo biểu mẫu mới và thiết lập
yêu cầu cho biểu mẫu.
Xem hướng dẫn sử dụng google biểu mẫu tại link dưới đây:
/> />

google-drive
Chúng ta thiết lập và cài đặt biểu mẫu theo mục đích, u cầu sử dụng: có thể là
dạng câu hỏi TN, có thể là nhập câu trả lời ngắn gọn, có thể đoạn văn, cũng có thể cho
HS nộp bài bằng cách tải tệp lên ở dạng văn bản, ảnh, video,…. Chúng ta có thế giới
hạn dung lượng file nộp bài tùy theo yêu cầu.
Sau khi thiết lập chúng ta gửi link vào nhóm lớp hoặc đăng lên blog. HS vào link
hồn thành u cầu.
GV có thể sử dụng google biểu mẫu để khảo sát ý kiến phản hồi và cho HS/nhóm,
nộp bài làm của cá nhân/của nhóm mà các HS/nhóm khác khơng xem, khơng chỉnh
sửa được bài của bạn/nhóm bạn. Chế độ bảo mật cao, dễ quản lí, thích hợp với mọi
loại file word, exel, PDF, ảnh, video,….
Dùng google biểu mẫu chúng ta có thể xem chi tiết tất cả các mục từng bài nộp
hoặc nội dung tóm tắt từng phần của tất cả các bài đã nộp theo thứ tự.
Dùng google biểu mẫu dễ dàng tổng hợp kết quả dưới dạng biểu đồ trực quan.
3. Nền tảng giáo dục số Azota
Azota là ứng dụng hỗ trợ giáo viên hồn tồn mới trong cơng tác giảng dạy, đặc biệt
là trong việc quản lí học sinh, giao bài tập, quản lý bài tập và chấm bài cho học sinh
một cách nhanh chóng và thuận tiện. Azota sử dụng tài khoản Zalo để đồng bộ nội
dung trên tất cả thiết bị. Azota cũng có thêm tính năng theo dõi q trình học tập của
học sinh, rất hữu ích cho giáo viên. Điều quan trọng là Azota có giao diện hồn tồn
bằng tiếng việt, do đó rất dễ sử dụng đối với đông đảo đối tượng GV, phụ huynh và

HS.
3.1. Chức năng của Azota
Nền tảng giáo dục có các chứng năng chính như sau:
- Tạo lớp học ảo
- Tạo đề thi đề kiểm tra, bài tập trực tuyến.
- Gửi đề thi qua Zalo, facebook, tạo website riêng để lưu trữ đề thi.
- Giao diện làm bài đơn giản, đảo câu hỏi trong đề, ghi chú cho câu hỏi.
- Chấm bài tự luận trực tuyến, soạn bài giảng điện tử
3.2. Ưu điểm của Azota
- Giao diện hoàn toàn bằng tiếng việt, dễ sử dụng.
- Dễ quản lí học sinh
- Dễ giao bài tập cả tự luận và trắc nghiệm, dễ chấm, dễ theo dõi.
- Tạo đề nhanh, dễ cài đặt, Azota nhận diện tốt câu hỏi và đáp án, kết hợp được cả
đề tự luận và trắc nghiệm, có đảo câu hỏi và đáp án, có thể cho hs xem điểm, xem đáp
án chi tiết sau khi nộp bài, có chức năng theo dõi quá trình hs làm bài. Chế độ bảo mật
cao.
15


3.3. Cách đăng kí tài khoản và sử dụng Azota
3.3.1. Đăng kí tài khoản
Để sử dụng được nền tảng giáo dục số Azota, trước hết GV truy cập địa chỉ:
và sử dụng một số điện thoại để đăng kí tài khoản theo các bước sau:

Sau khi đăng nhập tài khoản ta có giao diện như sau:

3.3.2. Tạo lớp học
Bước 1. Sau khi đăng nhập, tại màn hình chính
chọn mục học sinh
Bước 2. Chọn thêm lớp, nhập tên lớp

Bước 3. Thêm HS cho lớp đã chọn bằng cách nhập tên từng HS hoặc tải file excel

Bước 4. Tùy chỉnh cho lớp học
3.3.3. Giao bài tập
Bước 1. Tại màn hình chính chọn mục bài tập.
Bước 2: Chọn “Tạo bài tập”.
16


Bước 3: Nhập các yêu cầu của bài tập.
Bước 4: Sao chép liên kết của bài tập và gửi cho HS.
3.3.4. Tạo đề thi
Bước 1: Tại màn hình chính GV chọn mục đề thi
Bước 2: Chọn “Tạo đề”
Bước 3: Chọn tải đề thi lên từ tập tin .docx hoặc tập tin pdf. Chọn lưu đề.
Bước 4: Thiết lập các thông tin về đề thi.
Bước 5: Chọn xuất bản đề thi (nếu muốn HS làm đề thi ngay).
Bước 6: Gửi liên kết đề thi cho HS.
Chúng ta có thể tạo ra các thư mục để sắp xếp đề theo khối/lớp/chuyên đề/dạng
khác nhau thuận tiện cho việc sử dụng.
Chúng ta có thể sử dụng các ứng dụng khác để tạo lớp học, quản lí học sinh, giao
bài tập và kiểm tra như: Shub classroom, Padlet, Class Dojo, Quizizz, Google form,
…..
4. Thiết kế bài giảng Powerpoint và phát hành bài giảng qua youtobe
4.1. Thiết kế bài giảng Powerpoint
Microsoft Powerpoint là công cụ quen thuộc để tạo ra các bài thuyết trình trong
nhiều lĩnh vực. Đối với giáo viên, đây là công cụ đơn giản nhưng hiệu quả để tạo ra
các bài giảng điện tử. Để tăng hứng thú và hiệu quả tự học cho HS qua bài giảng thì
khi thiết kế bài giảng chúng ta nên chú trọng đến việc tăng cường sử dụng hình ảnh,
icon, video,… phù hợp với nội dung nhằm tăng hiệu quả trực quan khi xem. Phối màu

đơn giản và đúng quy tắc, bố cục trình bày nên đơn giản mà sắp xếp hợp lí, có tính
tương đồng trong cùng 1 slide, tránh rườm rà gây mất tập trung vào nội dung chính.
Chúng ta có thể chèn thêm âm thanh từ các video hoặc GV tự ghi âm giải thích. Có thể
thiết kế thêm một số trị chơi bổ trợ tăng thêm hứng thú cho HS khi xem.
Một số website miễn phí bổ trợ cho việc thiết kế bài giảng chất lượng:
- Website tìm kiếm hình ảnh, video chất lượng cao miễn phí:
; />- Website thiết kế các mẫu đẹp, hiện đại, đa dạng, nhanh, chỉnh sửa hình ảnh chất
lượng: />- Website tìm kiếm nguồn icon: ; />- Website tìm kiếm phơng chữ: />- Website cung cấp quy tắc phối màu trong slide:
/>- Website mô phỏng thí nghiệm: />- Tìm kiếm bộ video thí nghiệm hóa học: />list=PLwpMVbTva6sxRN2FyFcxHn0V7TSV2LeL1
17


- Có thể tải bộ trị chơi PPT ở link sau:
/>fbclid=IwAR3eWRiv4vqC1uD0H4tQgnwi7BN3tKOGbSXXpO8XQQA8N3Xnazi4U
mkLV68
/>E?
fbclid=IwAR27VALyBKFcLx2dSXsEMzGBhuaBgY9Ew0HgY9bUXsxBw3CWum_
dZQpK24c
Sau khi soạn bài giảng xong xuất ở dạng video và phát hành qua youtobe để thuận
tiện cho việc gửi và học.
4.2. Phát hành bài giảng qua youtobe
4.2.1. Thiết lập kênh youtube
Bước 1: Truy cập vào kênh , chọn “Sign in” để đăng
nhập.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản Google cá nhân của mình.
Bước 3: Sau khi đăng nhập thành cơng, chúng ta chọn biểu tượng ở góc phải trên
màn hình, chọn tiếp “Kênh của bạn” để vào Kênh Youtube của mình.
4.2.2. Đăng video lên kênh
Bước 1. Chọn biểu tượng
ở góc phải trên màn hình để thêm một video bài

giảng đã được chuẩn bị sẵn trước đó.
Bước 2. Tiếp theo chọn “Tải video lên”. Chúng ta có thể “Kéo và thả tệp video để
tải lên”. Mặc định các video được tải lên sẽ ở chế độ riêng tư cho đến khi chúng ta
xuất bản công khai.
Bước 3. Thiết lập một số thông tin Chi tiết của video bài giảng
- Tiêu đề (bắt buộc): Tiêu đề của video là nội dung bắt buộc phải có
- Mơ tả: giới thiệu chi tiết về nội dung của video.
Sau đó chọn “Tiếp” để hồn thành nốt các thơng tin cịn lại.
Bước 4. Một số thành phần khác của video như “Thêm phụ đề”; “Thêm màn hình
kết thúc”; “Thêm thẻ” là những tùy chọn để giúp video bài giảng của chúng ta tiếp
cận được nhiều người xem hơn.
Bước 5. Sau đó chọn “Tiếp” để hồn thành nốt các thơng tin cịn lại. Đến phần
“Kiểm tra vấn đề bản quyền”, chúng ta phải đảm bảo video khơng có các nội dung
liên quan đến bản quyền thì mới được xuất bản.
Bước 6. Ở phần “Chế độ hiển thị”, chọn “Cơng khai” để tất cả học sinh có thể xem
được video bài giảng. Chúng ta có thể copy “Đường liên kết” của video và gửi cho
học sinh xem. Cuối cùng, chọn “Xuất bản” để đăng video bài giảng lên kênh Youtube.
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành việc đăng tải video bài giảng lên kênh Youtube
18


và có thể gửi link cho học sinh trong lớp xem.
Sau khi xuất bản qua youtobe xong chúng ta cũng có thể đăng tải lên Blog để thuận
tiện cho việc tìm kiếm tài liệu của học sinh.
4.2.3. Thiết lập các chế độ xem và bình luận
Bước 1. Để thiết lập các chế độ xem cho video, chọn “Quản lí video” trên Kênh
Youtube
Bước 2. Chọn video cần chỉnh sửa, chọn biểu tượng
để bắt đầu chỉnh sửa
Bước 3. Chọn “Chế độ hiển thị” để thay đổi cách hiển thị video bài giảng. Trong

phần “Lưu hoặc xuất bản”, có các tùy chọn: “Riêng tư”; “Không công khai”; “Công
khai”; để chúng ta lựa chọn
Bước 4. Chọn “Bình luận và thơng tin xếp hạng” để chọn xem ta muốn hiển thị hay
ẩn phần bình luận và chọn cách hiển thị. Trong đó có một số tùy chọn hình bên dưới:
Chúng ta cũng có thể phát hành video bài giảng qua facebook, ứng dụng mà hầu hết
các HS đều biết cách sử dụng.
5. Công cụ trực tuyến để tổ chức thảo luận
Sau thời gian quy định cho HS nghiên cứu kiến thức lí thuyết, xem bài giảng, tìm
hiểu phương pháp giải bài tập, làm các bài kiểm tra thì có thể tổ chức trực tuyến vào
một khung thời gian đã được ấn định để thảo luận, tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc của HS và rút ra những kiến thức cốt lõi.
Các công cụ trực tuyến phổ biến thường được sử dụng là: Zoom, Google meet,
Microsoft Teams,…
CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ ETELIPIT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HS
Tôi lựa chọn Blog để đăng tải nội dung truyền tải đến học sinh. Tất cả các nội dung
tải lên ở drive, youtobe tôi đăng lên Blog để gắn cùng nhãn chuyên đề Este - Lipit, các
kiến thức liên quan sẽ nhóm lại với nhau để HS dễ tìm kiếm.
(xem trang blog của tôi tại link )
Cấu trúc trên trang blog của các nội dung được đăng tải về chuyên đề Este - Lipit
như sau: />
19


- Phần 1: Lời nói đầu: Giới thiệu về chuyên đề Este - Lipit
- Phần 2: Lí thuyết cơ bản
+ Có file word về nội dung kiến thức cơ bản của Ancol tải lên Blog từ link drive .
- Phần 3: Bài giảng điện tử
+ Soạn bài giảng điện tử, xuất bản ở dạng video, đăng tải lên youtobe, sau đó đăng
lên blog từ link youtobe.
- Phần 4: Video thí nghiệm

Các video thí nghiệm thể hiện tính chất hóa học của Este và điều chế este, đăng
video lên Blog từ link video trên youtobe.
- Phần 5: Phân dạng và phương pháp giải bài tập
Phân loại bài tập về Este - Lipit ra các dạng, mỗi dạng có phương pháp giải và ví dụ
minh họa, có đáp án chi tiết:
+ Dạng 1: Phản ứng thủy phân este đơn chức.
+ Dạng 2: Phản ứng thủy phân đa chức.
+ Dạng 3: Phản ứng đốt cháy este – lipit.
+ Dạng 4: Phản ứng điều chế este
+ Dạng 5: Giải một số bài tốn khó về este bằng phương pháp dồn chất, đồng đẳng
hóa (dành cho nhóm 1).
- Phần 6: Các bài kiếm tra (có thể dùng link từ azota hoặc kiểm tra qua shub
classroom, google form,...).
Khi áp dụng ở lớp A1 tôi chia lớp ra 3 nhóm: nhóm 1 (những học sinh học tốt mục
tiêu 9 điểm trở lên); nhóm 2 (những học sinh học khối A,B cịn lại); nhóm 3 (dành cho
những học sinh học khối A1). Mục tiêu của các em khác nhau nên nội dung đề kiểm
tra cũng yêu cầu khác nhau.
+ Nhóm 1: yêu cầu làm kiểm tra cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và
vận dụng cao.
+ Nhóm 2: yêu cầu làm kiểm tra 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, và vận dụng.

20


+ Nhóm khối A1: yêu cầu kiểm tra chủ yếu tập trung ở mức độ nhận biết và một số
bài tập ở mức độ thông hiểu. Chủ yếu là gồm các câu hỏi lí thuyết và bài tốn dễ.
Khi áp dụng ở lớp A3 chỉ cần yêu cầu HS làm các bài kiểm tra của nhóm 2.
Nội dung các bài kiểm tra gồm có:
- Bài kiểm tra lí thuyết (sau khi học xong lí thuyết)
- Câu hỏi thực hành thí nghiệm (sau khi học xong lí thuyết)

- Các bài kiểm tra sau mỗi dạng (đặt giới hạn thời gian làm bài sau mỗi dạng, học
xong dạng nào áp dụng kiểm tra dạng đó, để đạt hiệu quả cao hơn nên soạn đề có cả hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận để HS rèn kĩ năng làm bài, đặt thời gian
làm bài dài cho HS có đủ thời gian suy nghĩ và sáng tạo).
- Bài kiểm tra tổng hợp cuối chuyên đề (sau khi học xong cả chuyên đề, nên cài đặt
giới hạn thời gian ngắn).
Khi cài đặt bài kiểm tra nên bật chế độ theo dõi, chỉ cho thi 1 lần và gắn vào giới
hạn đối tượng thi để giảm bớt gian lận.
(xem chi tiết nội dung chuyên đề este-lipit tại link dưới đây)
/>CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Năm học 2020-2021 tôi đã thực nghiệm tại lớp 12A1. Mặc dù trong thời gian dịch
covid diễn biến phức tạp có nhiều khoảng thời gian khơng thể tổ chức dạy học trực
tiếp, đặc biệt khoảng thời gian cuối sắp thi. Nhưng nhờ có các ứng dụng cho HS làm
đề online và kiểm tra theo dõi thường xuyên. Kết quả kì thi TN THPT mơn Hóa thu
được như sau:
Học khối A,B
Học khối A1
Điểm
Điểm
Điểm  5
Điểm dưới 5
9
8 ÷ dưới 9
Số HS
14
12
4
6
Đây là một kết quả đáng được ghi nhận. Những HS đạt điểm dưới 8 là những HS
xét tuyển khối A1, nhưng cũng có những em đạt điểm 5, điểm 6, điểm 7.

Năm học 2021-2022 đã tiến hành thực nghiệm tại lớp 12A3, lớp đối chứng 12A2
theo 2 hình thức: Phiếu thăm dò ý kiến và cho làm bài kiểm tra cuối chuyên đề và kết
quả thu được như sau:
- Hình thức 1: Lấy phiếu thăm dị ý kiến tại lớp thực nghiệm 12A3 với các câu hỏi:
1. Em hãy cho biết ý kiến của mình về việc tìm kiếm tư liệu từ trang
/>A. Dễ tìm kiếm tài liệu
B. Khó tìm kiếm tài liệu
C. Khơng biết cách tìm kiếm
D. Cũng như tìm kiếm trên google
2. Em hãy cho biết ý kiến của mình về tính hiệu quả của việc sử dụng tư liệu từ
21


trang để học tập.
A. Hiệu quả
B. Không hiệu quả
3.
Các
em
hãy
cho
biết
ưu
điểm
khi
sử
dụng
để tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc tự
học?
Kết quả thu được:

+ Ở câu 1: 28/35 số HS trả lời là dễ tìm kiếm tài liệu, 4/35 số HS trả lời là khó tìm
kiếm, 1/35 số HS trả lời khơng biết cách tìm kiếm, 2/35 số HS trả lời là cũng như tìm
kiếm trên google.
+ Ở câu 2: 28/35 số HS trả lời là hiệu quả, 7/35 số HS trả lời là không hiệu quả.
+ Ở câu 3: Các em viết ra một số ưu điểm: Dễ sử dụng, tra cứu nhanh, thuận tiện
khi tìm kiếm, kiến thức đầy đủ, tìm hiểu được thêm nhiều kiến thức mà ở lớp chưa kịp
làm, chủ động thời gian và không gian,…
- Hình thức 2: Cho làm bài kiểm tra cuối chuyên đề.

Bảng đánh giá kết quả xếp loại của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng tại
trường THPT X như sau:
Điểm số
Sỹ
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
Lớp
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
số
lượng
%
lượng

%
lượng
%
lượng
%
12A3 (TN) 35
4
11.4
12
34.3
15
42.9
4
11.4
12A2 (ĐC) 36
1
2.8
8
22.2
18
50.1
9
25
Từ kết quả thực nghiệm, chúng ta thấy đã có sự chuyển biến tích cực về chất lượng
trong việc dạy học Hóa học. Tạo hứng thú học tập, nghiên cứu cho HS. Góp phần phát
triển năng lực tự học cho HS - là năng lực quan trọng góp phần tạo nên thành cơng của
mỗi con người. Giúp HS tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức mà trên lớp chưa có đủ
thời gian để thực hiện. Nâng cao hơn kĩ năng sử dụng CNTT và niềm đam mê đối với
công nghệ. Những kết quả trên chứng minh đề tài có tính khả thi.


22


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được
Đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm phát triển năng lực
tự học của học sinh qua chuyên đề Este – Lipit – Hóa học 12” đã hệ thống hóa được
cơ sở lí luận về ứng dụng CNTT trong việc xây dựng kho tư liệu dạy học nhằm phát
huy năng lực tự học của HS, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở các
trường THPT trên địa bàn. Đề tài cũng đã trình bày được quy trình sử dụng một số
cơng cụ tiện ích xây dựng kho tư liệu phục vụ cho việc học của HS, từ đó triển khai áp
dụng đề tài trong thực tế dạy học và kết quả thực nghiệm sư phạm đã cho thấy hiệu
quả bước đầu đáng ghi nhận.
2. Ý nghĩa của đề tài
Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học là phương pháp tối
ưu để đổi mới giáo dục, mang lại hiệu quả dạy và học cao. Phát triển năng lực tự học
của HS là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành cơng của học trị.
Đề tài đã đề xuất ý tưởng, cụ thể hóa cách sử dụng các ứng dụng CNTT để xây dựng
kho tư liệu dạy và học. Kho tư liệu này có ý nghĩa rất lớn cho quá trình học tập của
học sinh và quá trình giảng dạy của giáo viên. Từ kho tư liệu, GV có thể giao thêm
nhiệm vụ cho HS tìm hiểu ở nhà, hướng dẫn HS cách tự nghiên cứu và cách vận dụng
kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, HS sẽ chủ động phát huy năng
lực tự học và khả năng sáng tạo, chất lượng, hiệu quả dạy học luôn được nâng cao.
Không những thế, tôi nhận thấy việc sử dụng CNTT để xây dựng và khai thác kho
tư liệu khơng khó thực hiện, có thể tiến hành ở tồn bộ chương trình hóa học cũng như
các mơn học trong cấp học THPT. Vì vậy, thiết nghĩ đây sẽ là tài liệu tham khảo để
cho đồng nghiệp có những ý tưởng mới trong quá trình dạy học.
3. Hạn chế của đề tài
Một số giáo viên, HS chưa nhận thức được ý nghĩa của việc sử dụng CNTT vào dạy

học, một số GV chưa tích cực tìm hiểu các ứng dụng mới cũng như chưa biết kết hợp
sử dụng các ứng dụng như thế nào cho phát huy hiệu quả cao nhất; một số HS chưa đặt
cao vai trò của khả năng tự học vì thế với những đối tượng này thì hiệu quả áp dụng
của đề tài chưa cao. Để đạt hiệu quả cao, các giáo viên cần phải nỗ lực nhiều hơn, liên
tục trang bị, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và có sự áp dụng hợp lý, hiệu quả, đồng
thời hướng dẫn HS phương pháp sử dụng CNTT phục vụ cho việc học tập có hiệu quả.
Ứng dụng cơng nghệ trong dạy học cần xuyên suốt ở mọi cấp bậc giáo dục, từ mầm
non đến đại học.
II. KIẾN NGHỊ
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thực sự là hướng đi đột
23


phá, cần thiết lan rộng và phát triển, giúp nền giáo dục nước nhà vươn lên tầm cao
mới. Đã có nhiều văn bản hướng dẫn ứng dụng CNTT vào dạy học, CSHT được đầu tư
tương đối đồng bộ, năng lực CNTT của GV được nâng cao hơn. Đây chính là những
điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục và góp phần đào tạo con người thời đại mới. Việc ứng dụng CNTT vào
dạy học thành công hay không, mang lại hiệu quả hay không là do sự nỗ lực của từng
giáo viên, tùy thuộc vào sự quyết tâm của các nhà trường. Tôi xin đề xuất một số ý
kiến chủ quan như sau:
1. Đối với cấp Sở
Sở GD-ĐT thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về CNTT cho GV, qua đó tạo
điều kiện cho giáo viên được bổ sung kiến thức và giao lưu học hỏi kinh nghiệm của
đồng nghiệp nhằm nâng cao chuyên môn.
Cần quan tâm đầu tư về sơ sở vật chất cho các nhà trường, nhất là các trường ở
vùng khó khăn.
2. Đối với cấp trường
Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán về CNTT, hàng năm tổ chức bồi dưỡng nâng
cao trình độ tin học và kỹ năng ứng dụng CNTT cho GV toàn trường, kịp thời cập nhật

và tập huấn cho giáo viên tìm hiểu và sử dụng các ứng dụng mới, các phần mềm mới.
Có thể đăng kí tài khoản thư điện tử @moet.edu.vn cho giáo viên để được sử dụng các
tính năng cao cấp của google.
3. Đối với giáo viên
Không ngừng nỗ lực tìm tịi, nghiên cứu, cập nhật thơng tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng, trên mạng internet ... để làm phong phú kiến thức bài dạy.
Cần có ý thức nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn của bản thân, đặc biệt là
năng lực ứng dụng CNTT và truyền thơng, tìm hiểu để sử dụng kết hợp các ứng dụng
CNTT hợp lí có hiệu quả.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi về ứng dụng CNTT vào dạy học
nhằm phát triển năng lực tự học cho HS. Bên cạnh những kết quả đạt được, do hạn chế
về kinh nghiệm nên đề tài còn tồn tại nhiều thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự quan
tâm đánh giá của Hội đồng khoa học, sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục
hoàn thiện đề tài nhằm đưa vào ứng dụng trong dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

24


×