Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.75 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP TRUNG CẤP LLCT K….

BÀI THU HOẠCH
THI, KIỂM TRA HẾT HỌC PHẦN

Tên phần học:

Phần A/I,II

Nội dung: Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất
Họ tên học viên:
Ngày sinh:
Cơ quan :
Số báo danh:
Tổng số tờ: 10 trang
Số phách:

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2021


Số phách: (Học viên không ghi phần này)
Tên phần học: A/I,II
Nội dung: Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát
triển của Lực lượng sản xuất
Tổng số tờ: 10 trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Xã hội loài người tồn tại và phát triển được qua quá trình lịch sử lâu dài
trước hết là nhờ sản xuất vật chất. Do vậy, lịch sử của xã hội trước hết là lịch
sử phát triển của sản xuất vật chất. Mọi quan hệ phức tạp của đời sống xã hội


dù trong bất kỳ lĩnh vực nào: chính trị hay pháp quyền, nghệ thuật hay đạo
đức, tôn giáo hay khoa học,v.v. hết thảy đều hình thành và biến đổi trên cơ sở
vận động của đời sống sản xuất vật chất. 1
Trong đó, QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật
kinh tế cơ bản, phổ biến, chi phối mọi phương thức sản xuất, không loại trừ
một quốc gia dân tộc nào. Điều đó, địi hỏi chúng ta muốn phát triển kinh tế
đất nước, cải cách nền hành chính quốc gia thì phải nhận thức đúng để hành
động phù hợp với quy luật khách quan. Xuất phát từ những lý do trên, trong
bài thu hoạch này em tập trung trình bày “Quy luật về sự phù hợp của Quan
hệ sản xuất với trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất”.
Do trình độ nhận thức của bản thân cịn hạn chế nên bài thu hoạch có
nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của q thầy cơ để
hiểu biết của em được hồn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn!
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH
CHẤT VÀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sản xuất có 03 loại hình. Đó là sản xuất
vật chất – sản xuất tinh thần – sản xuất con người. Trong đó sản xuất vật chất
đóng vai trò quan trọng nhất, là cơ sở để sản xuất tinh thần và sản xuất con
người.
1

Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bài 7, 119

1


Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào giới tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo

ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. Đây
là một hoạt động không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
2. Khái niệm

Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản
xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ở một giai đoạn lịch sử,
một hình thái kinh tế - xã hội nhất định có một phương thức sản xuất riêng.
Phương thức sản xuất bao gồm hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau: LLSX
và QHSX.
Lực lượng sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư
liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động nhằm tạo ra một sức sản xuất vật
chất nhất định.
LLSX gồm các yếu tố: người lao động (thể lực và trí lực); tư liệu sản
xuất bao gồm tư liệu lao động (công cụ lao động) và đối tượng lao động; khoa
học kỹ thuật ngày càng trở thành LLSX trực tiếp. Trong đó người lao động là
yếu tố giữ vai trị quyết định LLSX.
Tính chất của LLSX là tính chất cá nhân, tập thể hay tính chất xã hội
hố trong việc sử dụng tư liệu sản xuất mà trước hết là sử dụng cơng cụ lao
động.
Trình độ của LLSX là trình độ phát triển của cơng cụ lao động; trình độ
ứng dụng khoa học cơng nghệ và trình độ phân cơng lao động xã hội.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá
trình sản xuất vật chất (sản xuất và tái sản xuất xã hội), thể hiện ở 3 mặt: quan
hệ về mặt sở hữu đối với tư liệu sản xuất; quan hệ trong tổ chức, quản lý sản
xuất; quan hệ về mặt phân phối sản phẩm sản xuất ra.
2


Trong đó, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát,
cơ bản, đặc trưng cho QHSX trong từng xã hội, đóng vai trị quyết định, chi

phối các quan hệ khác, biểu hiện thành chế độ sở hữu.
3. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất
LLSX và QHSX là hai mặt không tách rời nhau của phương thức sản
xuất. Chúng tác động lẫn nhau một cách biện chứng, biểu hiện thành quy luật
cơ bản của sự vận động và phát triển xã hội - quy luật về sự phù hợp của
QHSX với trình độ nhất định của LLSX. Quy luật chỉ ra sự phụ thuộc tất yếu
của QHSX vào LLSX và sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX.
Một là, biện chứng giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ khách quan,
vốn có của mọi q trình sản xuất vật chất.
Theo C.Mác, trong phương thức sản xuất, LLSX và QHSX là hai mặt
có mối quan hệ biện chứng với nhau làm cho sản xuất phát triển. LLSX là sự
thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công
cụ lao động. Con người không thể sản xuất có hiệu quả nếu tiến hành riêng lẻ,
mà phải liên kết, phối hợp với nhau, quan hệ tác động với nhau. Bởi vậy, thiếu
một trong hai mối quan hệ này thì khơng thể có sản xuất vật chất.
Hai là, trong mối quan hệ giữa LLSX và QHSX thì LLSX giữ vai trò
quyết định
Vai trò quyết định thuộc về LLSX. Mỗi loại hình QHSX được xác lập
trên cơ sở thích ứng với một trạng thái, trình độ phát triển nhất định của
LLSX. Khi LLSX biến đổi thì QHSX cũng biến đổi theo, sự phát triển của
LLSX là nguyên nhân sâu xa và là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển của
lịch sử.
C.Mác viết: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các LLSX
vật chất của xã hội mâu thuẫn với những QHSX hiện có, hay - đây chỉ là biểu
hiện pháp lý của những QHSX đó - mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu,
trong đó từ trước đến nay các LLSX vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình
thức phát triển của các LLSX, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích
của các LLSX. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội...Khơng
một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những LLSX mà hình thái

3


xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những
QHSX mới cao hơn cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện
tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lịng xã hội cũ” 2.
Ba là, sự tác động trở lại của QHSX đối với sự phát triển lực lượng sản
xuất.
Mặc dù LLSX quyết định QHSX nhưng do QHSX quy định mục đích
của sản xuất, quy định cách thức tổ chức, quản lý, phân công sản xuất, quy
định sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ và cơ chế thực hiện lợi ích
của con người vì vậy, tác động đến thái độ của con người trong sản xuất...từ
đó hình thành những yếu tố, khuynh hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển của LLSX.
Khi QHSX phù hợp với tính chất trình độ LLSX nó sẽ trở thành động
lực thúc đẩy, tạo điều kiện cho LLSX phát triển và ngược lại khi QHSX lạc
hậu hơn hay ở mức độ cao hơn so với tính chất trình độ LLSX thì nó sẽ trở
thành xiềng xích kìm hãm sự phát triển của LLSX. Mâu thuẫn nảy sinh và
việc giải quyết mâu thuẫn tạo ra động lực phát triển của PTSX; cứ như vậy
lịch sử của sản xuất đã vận động và phát triển trong quá trình lệch pha đến
cân bằng rồi lại lệch pha mới. Chỉ có khái niệm mâu thuẫn mới có đủ khả
năng để vạch ra động lực của sự phát triển, mới có thể thực tiễn cho ta nhận
thức được quy luật của sư vân động kinh tế.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật
phổ biến nhất, cơ bản nhất, tác động trong tồn bộ lịch sử nhân loại. Do đó,
nhận thức về lịch sử trước hết là nhận thức về quy luật cơ bản của nó. Từ đó
làm cơ sở để nhận thức các quy luật khác.
LLSX và QHSX đều mang tính khách quan. Do đó cần căn cứ vào tính
khách quan của LLSX để xây dựng QHSX phù hợp. Trong nhận thức và hoạt

động thực tiễn cần tránh cả 2 khuynh hướng cực đoan: Tả khuynh, xây dựng
những QHSX tiên tiến một cách giả tạo, vượt quá xa so với LLSX hay muốn
phá bỏ ngay QHSX hiện có khi nó cịn đang làm cho LLSX phát triển; hữu
khuynh, cố giữ những QHSX lạc hậu khi LLSX đã phát triển.
2

C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1993; tập 13; tr 14 -.15.

4


Tiêu chuẩn của sự phù hợp của QHSX với LLSX là nó thúc đẩy LLSX
phát triển. Vì vậy, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần căn cứ vào tiêu
chuẩn đó để đánh giá về sự phù hợp hay không phù hợp của QHSX so với
LLSX.
Đối với nước ta hiện nay, nhìn chung trình độ của LLSX cịn đang thấp
kém, tồn tại nhiều trình độ khác nhau. Do đó cũng cần xây dựng nhiều QHSX
phù hợp với trình độ đa dạng của LLSX. Phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần là cách thức xây dựng QHSX phù hợp với LLSX.
II. VẬN DỤNG QUY LUẬT QHSX PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ
PHÁT TRIỂN CỦA LLSX Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY
1. Quá trình vận dụng quy luật QHSX phù hợp với tính chất và
trình độ phát triển của LLSX ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986
Ở nước ta, trước thời kỳ đổi mới thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế
hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp. Mặc dù đã huy động được sức người,
sức của cho kháng chiến và phát huy có hiệu quả trong thời kỳ, nhưng kinh tế
tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng. Do không thừa nhận sự tồn tại của nền
kinh tế nhiều thành phần, coi cơ chế thị trường chỉ là thứ yếu bổ sung cho kế
hoạch hoá; thủ tiêu cạnh tranh, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao
động, kìm hãm tiến bộ khoa học, cơng nghệ… quá nhấn mạnh một chiều cải

tạo quan hệ sản xuất mà không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản
xuất, coi nhẹ quan hệ quản lý, quan hệ phân phối.
Trong xác lập quan hệ sản xuất, chúng ta tuyệt đối hố vai trị của cơng
hữu, làm cho quan hệ sản xuất chỉ còn tồn tại giản đơn dưới hai hình thức
tồn dân và tập thể;kỳ thị, nóng vội xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội
chủ nghĩa, khơng chấp nhận các hình thức sở hữu hỗn hợp, sở hữu quá độ;
xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân một cách ồ ạt, trong khi nó đang tạo điều kiện
cho sự phát triển lực lượng sản xuất.
Dẫn đến lực lượng sản xuất khơng phát triển, tình trạng trì trệ kéo dài,
sản xuất đình trệ, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Hạn chế đó, có
nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là chúng ta đã chủ quan, nóng
vội, duy ý chí dẫn đến việc nhận thức và vận dụng không đúng quy luật về sự
phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
5


2. Quá trình vận dụng quy luật QHSX phù hợp với tính chất và
trình độ phát triển của LLSX ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, khởi đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã
nêu ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều
thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, với nhiều chế độ sở hữu. Mặc dù, chưa đề
cập đến cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế thị trường. Nhưng đây là dấu
mốc quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về con
đường và phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thể hiện sự nhận
thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển
của LLSX; đồng thời đã đặt cơ sở, nền tảng quan trọng để các nhân tố mới ra
đời, tạo tiền đề để từng bước phát triển nền kinh tế nước ta.
Quá trình vận dụng quy luật và xuất phát từ thực tiễn đất nước, tại Hội
nghị Trung ương 6 khóa VI (3-1989), Đảng đã khẳng định: “Thực hiện nhất
quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, coi đây là chính sách có ý

nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã
hội; trong đó mọi người được tự do làm ăn theo pháp luật; các đơn vị sản xuất
kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, bổ sung cho
nhau, vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật”. 3
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhìn tổng thể 30 năm qua đất
nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đó, có thành tựu về nhận thức và vận dụng
quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX ở nước
ta. Hơn nữa, trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, việc nhanh
chóng phát triển LLSX đi đơi với từng bước hoàn thiện QHSX để phát triển
kinh tế - xã hội, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế đang càng là một yêu
cầu cấp thiết.
Để thực hiện điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã, đang và sẽ phải tiếp tục
thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường. Đồng thời bảo
đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
đất nước; xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự
3

Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 06-NQ/HNTW của Hội nghị Trung ương 6 khoá VI ngày 29 tháng 03
năm 1989 về kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng, nhiệm vụ ba năm tới

6


quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo. Xác lập nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Việt nam “có QHSX tiến
bộ phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, kinh
tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các

thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”; thị
trường đóng vai trị chủ yếu trong huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn
lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực
nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ
chế thị trường. Nhà nước đóng vai trị định hướng, xây dựng và hồn thiện thể
chế kinh tế, tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử
dụng các cơng cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng
và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường;
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát
triển. Phát huy vai trị làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, biện pháp để
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá nhằm phát triển LLSX, tạo “cốt vật
chất” cho QHSX mới. Tiếp tục thực hiện đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu
lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển
kinh tế tri thức, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và
hàng hoá dịch vụ chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát huy cao độ
nội lực, tranh thủ ngoại lực, tiếp thu những thành tựu về khoa học và công
nghệ, về kinh tế tri thức. Xây dựng, hồn thiện luật pháp và chính sách kinh tế
để kiến tạo sự phát triển bền vững. Đào tạo nguồn nhân lực, trọng dụng nhân
tài, nhất là trong bộ máy quản lý nhà nước. Đổi mới thể chế nhằm tăng cường
hiệu lực thực thi pháp luật và chính sách; phát huy dân chủ, tăng cường kỷ
luật, kỷ cương.
Tóm lại, cơng cuộc đổi mới là q trình chúng ta ngày càng nhận thức
và vận dụng đúng đắn hơn quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ
phát triển của LLSX trong điều kiện thực tiễn Việt Nam.
PHẦN 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN

7



Bản thân em là giáo viên mầm non trong Quận Hai Bà Trưng – Trường
mầm non Ngơ Thì Nhậm. Trường được thành lập từ năm 1976, có tên gọi là
trường Mẫu giáo Ngơ Thì Nhậm. Trường tiếp nhận dạy trẻ mẫu giáo từ 2 đến
6 tuổi với 6 lớp ở nhiều địa điểm lẻ trên các ngõ phố như phố Lê Văn Hưu,
phố Thi Sách, phố Huế, phố Phạm Đình Hổ, phố Hàng Chuối do cô giáo
Nguyễn Thị Oanh làm hiệu trưởng. Dù trường có nhiều địa điểm lẻ, trong
trường khơng có sân chơi nhưng số lượng học sinh vẫn ra lớp đông đáng kể:
từ 150 đến 170 cháu.
Tháng 9 năm 1993 trường Mẫu giáo Ngơ Thì Nhậm được sát nhập với
trường Nhà trẻ Thi Sách. Đến tháng 8 năm 1994 trường nhận quyết định của
UBND Quận Hai Bà Trưng đổi tên thành trường Mầm non Ngơ Thì Nhậm.
Trường tiếp nhận nuôi dạy trẻ từ lứa tuổi nhà trẻ đến lứa tuổi mẫu giáo (trẻ từ
6 tháng đến 6 tuổi). Quy về 3 điểm trường là 31 Thi Sách với diện tích 360
m2, có 4 lớp học từ mẫu giáo bé đến mẫu giáo lớn, điểm trường 78 Lò Đúc
với diện tích 30 m2, có 1 lớp nhà trẻ, điểm trường 38 ngơ Thì Nhậm với diện
tích 20 m2, có 1 lớp nhà trẻ.
1. Thuận lợi cơ bản:
Trường MN Ngô Thì Nhậm ln nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt
tình và chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo và các ban ngành đoàn thể trong
Quận Hai Bà Trưng và UBND phường Phạm Đình Hổ.
Nhà trường nhận được sự tin yêu, tín nhiệm của các bậc phụ huynh học
sinh cũng như của nhân dân trên địa bàn phường.
Tập thể CBGVNV trong tồn trường có sự đồng thuận, đồn kết nhất
trí, thể hiện sự quyết tâm hồn thành nhiệm vụ năm học và có tinh thần quyết
tâm phấn đấu giữ vững phát huy các thành tích của nhà trường đã đạt được.
Trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến cấp Quận và
đạt thành tích trong các phong trào và hoạt động của ngành.
Ban giám hiệu và cơng đồn ln là nguồn động viên quan tâm về tinh
thần, vật chất và tạo điều kiện cho chị em được tham quan học tập, nâng cao
nhận thức về trình độ chun mơn nghiệp vụ cho CBGVNV trong nhà trường.

8


Nhà trường ln có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn
thể, phối kết hợp với ban phụ huynh và các bậc cha mẹ học sinh nhằm thực
hiện tốt cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
2. Khó khăn, thách thức:
Trường có 3 điểm trường: Điểm chính 31 Thi Sách ở chung với nhà dân
rất chật hẹp, là cơng trình xây dựng đã lâu, xuống cấp. Điểm 38 Ngơ Thì
Nhậm diện tích nhỏ, nhà cấp 4 xuống cấp, nhà vệ sinh khơng khép kín khơng
đảm bảo sinh hoạt, hiện tại dùng để nới lưu giữ đồ dùng đồ chơi.
Trên địa bàn phường và quận bên cạnh có các trường mầm non có
CSVC tốt hơn, diện tích rộng, có sân chơi...nên việc tuyển sinh của nhà
trường gặp nhiều khó khăn, chưa tuyển đủ sĩ số được giao.
Một bộ phận nhỏ phụ huynh học sinh ở các tỉnh lên thuê nhà, công việc
không ổn định, nên cũng ảnh hưởng đến sự phối hợp chăm sóc và giáo dục
trẻ cho nhà trường.
Một số giáo viên kỹ năng giao tiếp với cha mẹ học sinh chưa tốt.
3. Giải pháp khắc phục:
Xây dựng kế hoạch phát triển GDMN giai đoạn 2021-2025 của nhà
trường, báo cáo phòng GD&ĐT quận phê duyệt.
CB-GV-NV tự rèn nền nếp, thực hiện kỷ cương, tình thương, trách
nhiệm trong nhà trường, nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong chăm sóc, giáo
dục trẻ. 100% CB-GV-NV “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà
giáo vì một trường học hạnh phúc” của Cơng đồn ngành Giáo dục
Tăng cường nền nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm trong các cơ
sở giáo dục mầm non, nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong chăm sóc, giáo
dục trẻ.
100% CB-GV-NV nhà trường chấp hành quy định của pháp luật, thực
hiện đúng, đủ các văn bản liên quan lĩnh vực hoạt động GDMN.

100% CB-GV-NV có kỹ năng “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm,
đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”, nâng cao đạo đức nghề
nghiệp trong chăm sóc ni dưỡng, giáo dục trẻ.
9


100% CB-GV-NV tham gia thực hiện tốt các phong trào và Hội thi của
Ngành. 100% CB-GV-NV chấp hành quy định của pháp luật, thực hiện đúng,
đủ các văn bản liên quan lĩnh vực hoạt động GDMN.
4. Sự thay đổi nhận thức của bản thân:
Mặc dù đã trải qua nhiều khoá học trước nhưng phải đến tận khi tham
gia lớp Trung cấp Lý luận Chính trị, bản thân em mới thực sự hiểu rằng tại
sao nói “Triết học là khoa học của các mơn khoa học”. Triết học khơng cịn là
phạm trù q xa xơi, q khó hiểu như trước; Triết học quan niệm về thế giới
bằng hệ thống lý luận của mình, từ đó giúp ta có những nhận thức đúng đắn
cho hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó, học viên cũng hiểu rõ hơn tầm quan
trọng của việc không ngừng bồi dưỡng kiến thức về Lý luận chính trị.
Từ việc nắm rõ Quy luật QHSX phù hợp với sự phát triển của LLSX,
bản thân em thay đổi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn tránh khuynh
hướng tả khuynh và hữu khuynh. Xác định rõ bản thân cần trau dồi thêm kiến
thức, trình độ, kĩ năng để phát triển. Đồng thời cũng mạnh dạn có những đề
xuất, tham mưu cho lãnh đạo, nắm bắt cơ hội phát triển.
Một lần nữa, có thể khẳng định việc bồi dưỡng nhận thức và vận dụng
đúng đắn hơn quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của
LLSX trong điều kiện thực tiễn Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng của
tất cả các tổ chức cũng như các cá nhân để góp sức mình trong cơng cuộc xây
dựng đất nước giàu đẹp – văn minh – hiện đại.

10



MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1; MỞ ĐẦU

1

PHẦN 2: NỘI DUNG

1

I. QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT VÀ
TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

1

1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
1
2. Khái niệm
2
3. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất
4. Ý nghĩa phương pháp luận

3
4

II. VẬN DỤNG QUY LUẬT QHSX PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT
TRIỂN CỦA LLSX Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY


5

1. Quá trình vận dụng quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của LLSX ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1986
5
2. Quá trình vận dụng quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của LLSX ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
PHẦN 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1.
2.
3.
4.

6
8

Thuận lợi cơ bản
Khó khăn thử thách
Giải pháp khắc phục
Nhận thức của bản thân

8
9
9
10

11




×