Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TIỂU LUẬN ĐẢNG LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC (1965 – 1968) SINH VIÊN VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.28 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|11119511

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐẢNG LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
CỨU NƯỚC TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC (1965 – 1968).
SINH VIÊN VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY”

GVHD: THẦY CAO ĐỨC SÁU
SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG
LỚP HỌC PHẦN: 000014003
MSSV: 197101000003

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 12 tháng 7 năm 2021


lOMoARcPSD|11119511

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG
Họ và tên sinh viên:

NGUYỄN HUY CƯỜNG

Mã số sinh viên:

197101000003

Mã lớp học phần:

000014003

ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN
Ghi bằng số
Ghi bằng chữ

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 12 tháng 07 năm 2021
Sinh viên nộp bài

Nguyễn Huy Cường


lOMoARcPSD|11119511


BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 1
A. LỜI MỞ ĐẦU: ............................................................................................................ 2
B. NỘI DUNG: ................................................................................................................. 3
I. ĐẢNG LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TRÊN PHẠM
VI CẢ NƯỚC (1965 - 1968) ......................................................................................... 3
1. Hoàn cảnh lịch sử: ............................................................................................... 3
2. Đảng lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965 – 1968:....... 4
2.1. Đường lối lãnh đạo chung của Đảng: .......................................................................4
2.2. Mối quan hệ và nhiệm vụ chung hai miền Nam – Bắc: ......................................5
2.3. Đảng lãnh đạo kháng chiến ở 2 miền Nam – Bắc: ...............................................6
2.3.1....... Miền Bắc kháng chiến chống Mỹ - làm hậu phương vững mạnh chi viện
cho miền Nam ........................................................................................................ 6
2.3.2.

Miền nam kháng chiến chống Mỹ: ........................................................... 8

3. Kết quả và bài học đường lối của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ 1965 –
1968: .......................................................................................................................... 11
3.1. Kết quả: ...............................................................................................................................11
3.2. Ý nghĩa bài học đường lối của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ 1965 –
1968: ..............................................................................................................................................11
II ........... SINH VIÊN VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY .................................................................................................................... 12
C. KẾT LUẬN: .............................................................................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 15


SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 1


lOMoARcPSD|11119511

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

A. LỜI MỞ ĐẦU:
Trong sự nghiệp lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải
qua nhiều cuộc kháng chiến ác liệt, đặc biệt là những cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm
lược lớn mạnh hơn gấp nhiều lần và giành được những thắng lợi vẻ vang. Thắng lợi đó do
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó có thành công của việc nhận thức và tranh
thủ thời cơ. Điều đó đã được đúc rút, vận dụng sáng tạo, trở thành nghệ thuật đặc sắc trong
đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1965 – 1968, với thắng lợi của cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã đi vào lịch sử như một biểu tượng
của trí tuệ và khí phách dân tộc Việt Nam. Đến nay, gần nửa thế kỷ đã trôi qua, chúng ta
càng nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn bài học về sự chỉ đạo chiến lược của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy này. Trong suốt quá trình lãnh đạo
nhân dân tiến hành kháng chiến chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ (1965-1968), xuất
phát từ tư duy nhạy bén trong việc nhận thức thời cơ, tạo thời cơ, tranh thủ chỉ đạo thời cơ,
về so sánh lực lượng cách mạng giữa ta và địch, nắm vững quy luật vận động của chiến
tranh, từ đó Đảng đã chỉ đạo tranh thủ thời cơ kịp thời, tạo ra những bước ngoặt có ý nghĩa
quyết định. Ðảng đã chứng tỏ tầm tư duy chiến lược, sớm nhận thức quy luật vận động của
chiến tranh, dự báo thời cơ cách mạng, chuẩn bị và tranh thủ thời cơ để thúc đẩy tiến trình
cách mạng phát triển. Đảng không thụ động chờ thời cơ, mà tích cực, chủ động tiến hành
đấu tranh để tạo ra thời cơ, từng bước thực hiện mục tiêu "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy
nhào", giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là cơ sở để Đảng tiến hành chuẩn

bị lực lượng, chuẩn bị chiến trường, tạo thế, tạo lực và nắm thời cơ mở cuộc tổng tiến công
và nổi dậy với tinh thần quyết chiến, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. Đây là nhân tố có ý
nghĩa quan trọng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Bên cạnh đó, đây cịn là vấn đề có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc trong bối
cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, khi Đảng nhận thức được thời cơ và thách
thức đặt ra trong bối cảnh mới để đề ra chủ trương, đường lối phù hợp, hiệu quả nhằm tận
dụng và phát huy thời cơ, hạn chế thách thức và dần dần chuyền hóa thách thức thành thời
cơ để xây dựng đất nước ngày càng to đẹp hơn, giàu mạnh hơn.

SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 2


lOMoARcPSD|11119511

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

B. NỘI DUNG:
I. ĐẢNG LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC TRÊN
PHẠM VI CẢ NƯỚC (1965 - 1968)
1. Hoàn cảnh lịch sử:
Đầu năm 1965, trước nguy cơ phá sản hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh đặc
biệt", Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh và quân chư hầu cùng với vũ khí, phương tiện chiến
tranh vào miền Nam nhằm đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược "Chiến
tranh cục bộ" ở miền Nam và mở rộng "Chiến tranh phá hoại" miền Bắc.
Sự kiện vào ngày 8/3/1965, đại đội đầu tiên của tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn thủy quân
lục chiến sư đoàn một - lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng đã đánh dấu sự có mặt
chính thức của qn đội Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam, đây cũng là sự kiện
mở màn cho chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ.

Nội dung của chiến lược này là sử dụng quân Mỹ làm lực lượng cơ động, chủ yếu
để tiêu diệt bộ đội chủ lực ta; quân Ngụy làm lực lượng chiếm đóng, bình định, kìm kẹp
nhân dân hịng đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25 - 30 tháng (từ giữa 1965 đến
1967).
Đồng thời, đế quốc Mỹ sử dụng không quân và hải quân mở chiến dịch "Sấm rền",
đánh phá ác liệt với mưu đồ "Đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá", hòng ngăn chặn chi viện
từ miền Bắc và quốc tế vào miền Nam. Số bom của chúng ném xuống miền Bắc lớn hơn
hai lần số bom của Mỹ và đồng minh đã ném xuống khu vực Thái Bình Dương trong chiến
tranh thế giới thứ 2.
Một tình thế mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đến. Chiến tranh lan rộng ra
khắp cá nước đã đặt vận mệnh của dân tộc ta trước những thách thức nghiêm trọng. Trong
sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đây là thời kỳ quân và dân ta phải trực tiếp
đương đầu với một lực lượng quân sự khổng lồ bao gồm lục quân, không quân, hải quân
Mỹ. Ngày đó, cả thế giới dõi theo tình hình chiến sự ở Việt Nam với sự lo ngại rằng, liệu
Việt Nam có đương đầu được với qn Mỹ hay khơng? và liệu cuộc chiến ở Việt Nam có
được kiểm sốt hay sẽ lan rộng thành chiến tranh khu vực, chiến tranh thế giới?

SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 3


lOMoARcPSD|11119511

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

2. Đảng lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965 – 1968:
2.1. Đường lối lãnh đạo chung của Đảng:
Thực tế cho thấy, thời điểm năm 1965, việc đánh bại đội quân viễn chinh Mỹ, để
qua đó bẻ gãy ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ là chưa có tiền lệ trong lịch sử. Ðây rõ ràng

là một thử thách lớn, mang ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh đất nước, đặt ra cho tồn
dân tộc Việt Nam. Trước bối cảnh đó, Đảng ta đã khẳng định quyết tâm đánh thắng giặc
Mỹ xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Như
vậy, câu trả lời mà chủ tích Hồ Chí Minh và nhân dân ta lựa chọn chính là quyết đánh Mỹ
và thắng Mỹ. Thơng qua 2 hội nghị lớn: Hội nghị lần thứ 11 (3-1965), và hội nghị lần thứ
12 (12-1965) của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nghiên cứu một cách sâu sắc và tồn
diện tình hình do âm mưu và hành động chiến tranh mới của đế quốc Mỹ gây ra, đã quyết
định nhiều vấn đề quan trọng về chủ trương chiến lược, phương châm và biện pháp cách
mạng trong giai đoạn mới, nêu cao quyết tâm động viên lực lượng của toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân: “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong
bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hồn thành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hồ bình, thống nhất nước
nhà”.
Trên cơ sở phân tích tình hình quốc tế và trong nước, tương quan so sánh lực lượng
giữa ta và địch không chỉ về lực mà cả về thế (bao gồm thế chiến lược và thế trận), Trung
ương Đảng nhận định rằng: Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân
viễn chinh, nhưng so sánh lực lượng giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn, cuộc chiến
tranh trỏ nên gay go, ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giũ vũng thế chủ
dộng trên chiến trường; cuộc "Chiến tranh cục bộ" mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn
là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mồi. Cuộc chiến tranh đó được đề ra trong thế
thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược; Mỹ
không thể nào cứu vãn được tình thế nguy khốn, bế tắc của chúng ồ miền Nam.
Từ sự phân tích và nhận định trên, Trung ương khẳng định chúng ta có đủ điểu kiện
và sức mạnh để đánh Mỹ và thắng Mỹ, và nêu rõ quyết tâm: Chống Mỹ, cứu nước là nhiệm
vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc. Kiên quyết đánh bại cuôc chiến tranh xâm
lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền

SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 4



lOMoARcPSD|11119511

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện
hịa bình thống nhất nước nhà.
Phương châm chiến lược chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là:
Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh, cần phải cố gắng đến
mức độ cao, tập trung lực lượng của cả hai miền đề mở những cuộc tiến công, tranh thủ
thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền
Nam.
Về phương châm đấu tranh, Trung ương Đảng xác định: Cần phải tiếp tục kiên trì
phương châm kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt đề thực hiện ba mũi
giáp công. Trong giai đoạn hiện nay, dấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và
giữ một vị trí ngày càng quan trọng.
Tư tưởng chỉ đạo chiến lược là giữ vững và phút triển thế tiến công, kiên quyết tiến
công và liên tục tiến công.
2.2.

Mối quan hệ và nhiệm vụ chung hai miền Nam – Bắc:

Về mối quan hệ và nhiệm vụ cách mạng của hai miền Nam-Bắc, Trung ương Đảng
chỉ rõ: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến
lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Phải nắm vững mối quan hệ giữa nhiệm vụ bảo vệ miền
Bắc và giải phóng miền Nam.
Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc xã hội chủ nghĩa là thành
quả chung rất to lớn của nhân dân cả nưóc ta, là hậu phương vững chắc trong cuộc chiến
tranh chống Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của dế quốc Mỹ ô miền Bắc và

ra súc tăng cường lực lượng miền Bắc về mọi mặt, nhất là vể kinh tế và quốc phòng, nhằm
đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam, đồng thời, vừa tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã
hội nhằm phát huy vai trị đắc lực của hậu phương lớn đốì vổi tiền tuyến lốn.
Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau. Đê quốc Mỹ
xâm lược Việt Nam, thì bất kỳ chúng đặt chân ồ đâu trên đất nưốc Việt Nam, mọi người
Việt Nam đều có nghĩa vụ tiêu diệt chúng. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này
là "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", "Hễ còn một tên giặc Mỹ trên đất nước ta thì
ta phải chiến đấu quét sạch nó đi".
SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 5


lOMoARcPSD|11119511

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

2.3.

Đảng lãnh đạo kháng chiến ở 2 miền Nam – Bắc:

2.3.1. Miền Bắc kháng chiến chống Mỹ - làm hậu phương vững mạnh chi viện cho
miền Nam
Ngay từ khi Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh phá hoại, miền Bắc đã kịp thời chuyển
mọi hoạt động cho phù hợp với hoàn cảnh mới, thực hiện quân sự hố tồn dân, đào đắp
cơng sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh, tiến hành triệt để sơ tán, phân tán người và của
khỏi những vùng trọng điểm, những nơi đông dân, để tránh thiệt hại lớn, bảo đảm đời sống
ổn định.
Chống lại những hành động phá hoại của địch là nhiệm vụ của các lực lượng phịng
khơng, khơng qn, của lực lượng hải quân, với vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại,

và của cả lực lượng tự vệ, dân quân, của toàn dân, bất cứ trẻ già, trai gái với vũ khí thơng
thường, hễ địch đến là đánh, ai khơng trực tiếp chiến đấu thì phục vụ chiến đấu, lúc tạm
thời n ổn thì tồn dân tham gia sản xuất.
Trong sản xuất, xây dựng kinh tế, ta chủ trương đẩy mạnh kinh tế địa phương, chú
trọng phát triển nông nghiệp. Xây dựng kinh tế thời chiến theo hướng đó sẽ hạn chế được
sự tàn phá của chiến tranh và tăng khả năng đảm bảo cho nhu cầu của cuộc chiến đấu tại
chỗ và đời sống nhân dân từng địa phương. Các mặt hoạt động khác của đời sống xã hội
(như văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, văn học, nghệ thuật) cũng được chú trọng phát
triên.
Trong chiến đấu và sản xuất, phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước dâng cao, thể
hiện sáng ngời chân lý: “Khơng có gì quý hơn độc lập tự do”. Các lực lượng vũ trang nhân
dân nêu khẩu hiệu "Nhằm thẳng quân thù mà bắn", "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược". Giai cấp công năng nêu quyết tâm "Chắc tay súng, vững tay búa", phấn đấu đạt
"Ba điểm cao". Nông dân tập thể nêu quyết tâm "Chắc tay súng, vững tay cày", phấn đấu
đạt "Ba mục tiêu”. Thanh niên có phong trào "Ba sẵn sàng", phụ nữ có phong trào "Ba
đảm đang",giáo viên và học sinh có phong trào thi đua "Hai tốt", thiếu niên nhi đồng có
phong trào "Làm nghìn việc tốt".

SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 6


lOMoARcPSD|11119511

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Trong hơn bốn năm (từ ngày 5-8-1964 đến ngày 1-11-1968), quân dân miền Bắc đã
bắn rơi, phá huỷ 2334 máy bay, trong đó có 6 chiếc B52, 3 chiến F111; diệt và bắt sống
hàng nghìn giặc lái ; bắn cháy, bắn bị thương 143 tàu chiến, tàu biệt kích của chúng.

Do bị thất bại nặng ở cả hai miền,đến ngày 1-11-1968, Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng
hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc.
Trong khi đó, sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh. Trong nơng nghiệp, diện tích canh
tác

được

mở

rộng

với

quy



lớn,

năng

xuất

lao

động từ

đó

khơng ngừng tăng lên, ngày càng có nhiều hợp tác xã, nhiều địa phương đạt “Ba mục

tiêu”. Từ bảy huyện đạt mức sản lượng thóc 5 tấn/hécta trong hai vụ năm 1965 đã tăng lên
14 huyện năm 1966, 30 huyện năm 1967. Hàng chục nghìn cán bộ, cơng nhân kỹ thuật
được đào tạo để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong công nghiệp, năng lực sản xuất
ở một số ngành được giữ vững. Các cơ sở công nghiệp lớn đã kịp thời sơ tán, phân tán và
sớm đi vào sản xuất, bảo đảm những nhu cầu thiết yếu nhất của chiến đấu, sản xuất và đời
sống. Đầu tư vào cơng nghiệp địa phương và cơng nghiệp quốc phịng tăng lên so với thời
kỳ trước chiến tranh. Mức đầu tư vào công nghiệp địa phương trong hai năm 1966 - 1967
tăng 1,5 lần so với kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961-1965). Mỗi tỉnh trở thành một
đơn vị kinh tế tương đối hồn chỉnh, có thể tự cấp tự túc đến mức cao nhất, bảo đảm hậu
cần cho cuộc chiến đấu tại chỗ, tự sản xuất các mặt hàng tư liệu sản xuất phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân địa phương. Tiểu thủ
công nghiệp, một bộ phận quan trọng của công nghiệp địa phương, cũng được chú trọng
phát triển.
Nhờ những nỗ lực phi thường trong sản xuất, trong chiến đấu bảo vệ sản xuất của
giai cấp công nhân, nơng dân tập thể, của tồn dân, cùng với sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả
của các nước xã hội chủ nghĩa và loài người tiến bộ, những nhu cầu của cuộc chiến đấu tại
chỗ và ở miền Nam, cùng với những nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân đã được đáp
ứng.
Bên cạnh đó, miền Bắc cịn làm nghĩa vụ hậu phương lớn: Trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc là hậu phương lớn có nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến lớn
miền Nam. Miền Bắc đã làm trịn nghĩa vụ đó một cách xuất sắc. Ngay cả trong điều kiện
chiến tranh ác liệt, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, miền Bắc vẫn hướng về miền Nam.
SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 7


lOMoARcPSD|11119511

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại "Thóc khơng thiếu một cân, qn khơng
thiếu một người". Vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu "Mỗi người làm việc bằng
hai".
Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ dọc
theo dãy Trường Sơn và trên biển dọc theo bờ biển Việt Nam bắt đầu khai thông từ tháng
5 - 1959, dài hàng nghìn kilơmét đã nối liền hậu phương tiền tuyến, thắt chặt tình cảm
ruột thịt Bắc - Nam.
Qua hai tuyến đường vận chuyển chiến lược đó, chủ yếu trên đường Trường Sơn,
trong bốn năm (1965 - 1968) miền Bắc đã đưa hơn 300.000 cán bộ, bộ đội vào Nam tham
gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tham gia các nhiệm vụ xây dựng kinh tế, văn hố tại các
vùng giải phóng, và cũng đã gửi vào Nam hàng chục vạn tấn hàng, gồm vũ khí, đạn dược,
quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm,thuốc men và nhiều vật dụng
khác. Tính chung, sức người, sức của từ Bắc chuyển vào Nam trong bốn năm đã tăng gấp
10 lần so với thời kỳ trước. Đó là chưa kể hàng vạn chiến sĩ lái xe, lái tàu, công binh, thanh
niên xung phong, giao liên làm nhiệm vụ đưa đón trên tuyến đường Trường Sơn.
Nguồn lực chi viện trên cùng với thắng lợi của quân dân miền Bắc giành được trong
chiến đấu và sản xuất, có tác dụng to lớn. Nó đã góp phần quyết định vào thắng lợi của
quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến tranh cục bộ của Mỹ - Ngụy.
Mặc dù trong điều kiện chiến tranh ác liệt, dưới ánh sáng của những nghị quyết của
Đảng, quân và dân miền Bắc đã dấy lên cao trào chống Mỹ, cứu nước, vừa sản xuất, vừa
chiến đấu, với niềm tin tưởng và quyết tầm cao độ.
Sau bốn năm thực hiện chuyển hướng kinh tế, miền Bắc đã đạt được những thành
tích đáng tự hào trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chi viện đắc lực cho tiền
tuyến lớn miền Nam.
2.3.2.

Miền nam kháng chiến chống Mỹ:

Ở miền Nam, đồng thời với việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên, chiến

sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân trước chuyển biến của tình hình mới nhằm ổn định tư
tưởng, rèn luyện ý chí chiến đấu, lãnh đạo chỉ huy các chiến trường, các mặt trận, các địa

SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 8


lOMoARcPSD|11119511

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

phương gấp rút tăng cường lực lượng, tổ chức lại thế trận. Ðược sự tăng viện từ hậu phương
miền Bắc, khối chủ lực Quân giải phóng lớn mạnh lên nhanh chóng. Từ 10 trung đồn bộ
binh năm 1964, đến những tháng cuối năm 1965, khối chủ lực của ta trên chiến trường
miền nam đã tăng lên 5 sư đoàn, 11 trung đoàn bộ binh, nhiều trung đoàn, tiểu đoàn binh
chủng kỹ thuật, được trang bị tương đối hiện đại; được bố trí hợp lý trên những hướng
chiến lược trọng yếu. Lực lượng vũ trang địa phương và dân quân, du kích tại chỗ cũng
được củng cố và phát triển, hoạt động xen kẽ với địch, hỗ trợ trực tiếp cho phong trào đấu
tranh chính trị và chống phá "bình định" của nhân dân các địa phương. Ở vùng ven đơ thị,
ta bố trí các đơn vị đặc cơng, các tổ đội pháo cối chun trách có nhiệm vụ đánh vào hậu
phương, hậu cứ, cơ sở hậu cần... của địch.
Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân phát triển cao trên khắp ba vùng chiến lược,
ngay từ khi quân Mỹ vừa triển khai lực lượng, theo chủ trương của Ðảng, quân và dân ta
ở miền Nam đã tổ chức những trận đánh phủ đầu quân Mỹ. Các phong trào "Dũng sĩ diệt
Mỹ", "tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt", "Bám thắt lưng địch mà đánh", "Căng địch ra
mà đánh”, “vây chúng lại mà diệt", dấy lên khắp các chiến trường và các địa phương miền
Nam. Tiêu biểu là chiến thắng Núi Thành (26-5-1965), Vạn Tường (18-19/8/1965), Plây
Me (19/10 - 26/11/1965), Bầu Bàng - Dầu Tiếng (12/11 - 22/11/1965) và các chiến công
vang dội đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966; 1966 - 1967) của

Mỹ ở miền Nam, đẩy Mỹ vào thế tiến thối lưỡng nan về chiến lược, đã giáng địn phủ đầu
mãnh liệt vào quân xâm lược, hạ uy thế của chúng, đồng thời củng cố và tăng cường quyết
tâm kháng chiến của quân và dân ta.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình trên chiến trường, trong nước và trên thế giới
có liên quan tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, tháng 12-1965,
Hội nghị T.Ư lần thứ 12 (khóa III) nhận định: Ngày nay, mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền
nam hàng chục vạn quân đội viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch cũng không thay
đổi lớn. Tuy cuộc chiến tranh ngày càng trở nên gay go, ác liệt nhưng nhân dân ta đã có cơ
sở vững chắc để giữ vững chiến lược tiến công, tiếp tục giành thế chủ động trên chiến
trường; có lực lượng và điều kiện để đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch. Hội
nghị đề ra nhiệm vụ chung: "Ðộng viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc
chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào để bảo vệ miền bắc, giải

SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 9


lOMoARcPSD|11119511

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

phóng miền nam, hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới
thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà. Tồn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta cần cố gắng
vượt bậc, tập trung lực lượng của cả nước, kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu
tranh chính trị, đánh bại đế quốc Mỹ và tay sai trên chiến trường chính là miền nam". Hội
nghị chỉ rõ phương hướng giành thắng lợi trong cuộc đụng đầu lịch sử với quân viễn chinh
Mỹ là: trên cơ sở tiếp tục quán triệt phương châm đánh lâu dài, "cần cố gắng đến cao độ,
tập trung lực lượng của cả hai miền để tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong
một thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền nam". Ðể đạt được mục tiêu giành

thắng lợi quyết định, cần tiếp tục kiên trì phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu
tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp cơng (qn sự, chính trị, binh vận), đẩy mạnh
đấu tranh ngoại giao, tranh thủ cao độ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế,
đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị T.Ư 12, quân và dân ta trên cả hai miền
nam-bắc nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, anh dũng vượt qua những thử thách lớn
lao, bền lòng chiến đấu, đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác.
Cụ thể ở miền nam, quân và dân ta đẩy mạnh chiến lược tiến công, giữ vững quyền
chủ động chiến trường, phát triển mạnh mẽ thế trận và lực lượng chiến tranh nhân dân, liên
tiếp bẻ gãy hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định" của địch trong hai mùa khô năm 19651966 và năm 1966-1967. Phát huy thắng lợi lớn và toàn diện đã giành được, quân và dân
ta tiến lên mở cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, giáng một đòn bất ngờ
và mãnh liệt vào cố gắng chiến tranh đang lên tới đỉnh cao của đế quốc Mỹ trên chiến
trường, làm lung lay ý chí xâm lược của giới lãnh đạo cao cấp Mỹ bên kia bờ đại dương,
làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ", buộc đế quốc Mỹ dù còn rất ngoan cố và hiếu
chiến vẫn phải công khai tuyên bố đơn phương xuống thang chiến tranh, rút dần quân viễn
chinh Mỹ ra khỏi miền nam, ngừng ném bom miền bắc, cử đại diện đi vào đàm phán với
ta tại Hội nghị Paris, khởi đầu quá trình đi xuống về chiến lược trong cuộc chiến tranh xâm
lược của chúng ở Việt Nam...

SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 10


lOMoARcPSD|11119511

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

3. Kết quả và bài học đường lối của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ 1965 –

1968:
3.1. Kết quả:
Sau gần 4 năm chiến đấu quyết liệt (1965-1968), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân
dân ta đã anh dũng đánh bại “chiến lược chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, tiêu diệt một
bộ phận lớn quân đội Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Làm lung lay ý chí xâm
lược của quân Mỹ, buộc Mỹ phải “phi mỹ hóa” chiến tranh xâm lược.Mở ra bước ngặt cho
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Mỹ chấm dứt không điều kiện chiến
tranh phá hoại miền Bắc, và chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Paris để bàn việc chấm
dứt chiến tranh ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa bài học đường lối của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ 1965 – 1968:
Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng được đề ra tại các Hội nghị
Trung ương lần thứ 11 và 12 có ý nghĩa hết sức quan trọng:
- Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến cơng, tinh
thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản
ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của tồn Đảng toàn quân, toàn dân ta.
- Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng trong hồn
cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh
quốc tế.
- Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, tồn dân, tồn diện, lâu dài, dựa vào sức
mình là chính được phát triển trong hồn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ
sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức mạnh đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Đường lối kháng chiến chống Mỹ của Đảng đã để lại nhiều bài học đắt giá cho cách
mạng Việt Nam, có ý nghĩa to lớn trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước:
- Một là, phải xác định đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với đặc
điểm cách mạng Việt Nam.

SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 11



lOMoARcPSD|11119511

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

- Hai là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại.
- Ba là, vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt phương pháp đấu tranh cách mạng,
phương thức tiến hành đấu tranh toàn dân, xây dựng và phát triển lý luận chiến tranh cách
mạng, chiến tranh nhân dân Việt Nam.
- Bốn là, chủ động, nhạy bén, linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược chiến tranh cách
mạng và nghệ thuật tạo và nắm thời cơ giành những thắng lợi quyết định.
- Năm là, phải luôn chú trọng xây dựng Đảng trong mọi hoàn cảnh, nâng cao sức
chiến đấu và phát huy hiệu lực lãnh đạo của Đảng.
II. SINH VIÊN VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
Sinh viên là một bộ phận thanh niên trí thức của đất nước. Do vậy, trách nhiệm của
sinh viên đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay không nhất thiết phải là
cầm súng như các thế hệ cha anh đi trước, mà quan trọng là cần hiểu rõ và thông suốt các
chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền đến mọi người.
Dù còn ngồi ghế giảng đường, mỗi sinh viên nên có ý thức và trách nhiệm, trước
hết là hiểu rõ và thông suốt chủ trương, quan điểm của Đảng giải quyết vấn đề về biển, đảo
và am hiểu luật pháp quốc tế. Khi đã tường tận, mỗi bạn trẻ cần tuyên truyền đến những
người xung quanh để có chung nhận thức. Mỗi cơng dân nếu hiểu biết và ứng xử đúng thì
quyền lợi quốc gia sẽ được bảo vệ.
Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh, phức tạp và khó lường như hiện nay,
đất nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát
triển về quy mơ, mức độ và hình thức tác động cả tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức
đan xen. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch khơng ngừng tiến hành các hoạt động chống

phá đất nước ta, đặc biệt là tấn công phá hoại tư tưởng của tầng lớp thanh niên, sinh viên những chủ nhân tương lai của đất nước. Những vấn đề trên đặt ra nhiều yêu cầu mới, đòi
hỏi thanh niên, sinh viên cần nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhiệm
vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 12


lOMoARcPSD|11119511

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Để bảo vệ Tổ quốc, thiết nghĩ thanh niên, sinh viên cần:
o

Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học
tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.

o

Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời thực
hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời
vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

o

Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các
tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng,
xa rời các giá trị văn hố- đạo đức truyền thống của dân tộc.


o

Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực,
phù hợp khả năng như: Tham gia bảo vệ mơi trường, phịng chống tệ nạn xã hội,
xố đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang
tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…

o

Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 13


lOMoARcPSD|11119511

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

C. KẾT LUẬN:
Có thể nói, đường lối kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược giai đoạn 19651968 trên phạm vi cả nước của Đảng ta đó chính là kết tinh của sự sáng tạo, thể hiện năng
lực lãnh đạo vững vàng của Đảng ta. Điều đó góp phần khẳng định Đảng hồn tồn xứng
đáng với vai trò lãnh đạo dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, thanh niên nói chung và
giới sinh viên nói riêng ln tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc
lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Thanh niên có khát vọng, ý chí vươn lên, đồn kết,
chia sẻ, tương thân, tương ái, vì cộng đồng và lợi ích quốc gia. Họ ln có mặt ở những

nơi khó khăn, gian khổ, xung kích hồn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao.
Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
với vai trị, trách nhiệm của mình đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các chương trình phối,
kết hợp với các lực lượng khác nhằm tạo cơ sở và điều kiện để thanh niên phát huy vai trị
xung kích, tình nguyện của mình trong phát triển kinh tế; ổn định cuộc sống; tham gia xây
dựng quê hương giàu đẹp, văn minh; củng cố quốc phịng, an ninh góp phần xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Lịch sử qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã có biết bao kẻ thù hùng mạnh
rắp tâm xâm lược đất nước ta, nhưng tất cả đều phải chịu chung một kết cục: Thất bại. Một
dân tộc nhỏ bé có thể đánh đuổi hai cường quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Để xây dựng và
bảo vệ độc lập dân tộc, biết bao nhiêu xương máu của thế hệ cha anh đã đổ xuống. Do vậy,
thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay nói chung và đặc biệt là sinh viên nói riêng cần phải ý thức
được trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 14


lOMoARcPSD|11119511

BÀI THU HOẠCH KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam ( Sử dụng trong các trường đại học hệ
khơng chun lý luận chính trị) – Bộ Giáo dục Đào tạo – Hà Nội, năm 2019.
2. Văn kiện Đảng tồn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2016.
3. Lịch sử Việt Nam giản yếu, Chương XVIII – Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975
– Tác giả GS. Lương Ninh, NXB Chính trị Quốc gia.

Các website tham khảo:
/> /> /> /> /> /> />
SVTH: NGUYỄN HUY CƯỜNG – MSSV: 197101000003

TRANG 15



×