Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Lê Văn Túc đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên em trong suốt thời gian nghiên cứu
để hoàn thành đề tài khóa luận của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa
Lịch Sử cùng các bạn sinh viên đã giúp đỡ em trong thời gian thực hiện khóa
luận tốt nghiệp
Trong quá trình thực hiện đề tài, em không tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề
tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xuân hòa, ngày 04 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Trần Thị Tuyến
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là kết quả được sự quan tâm của các thầy, cô giáo trong
khoa Lịch sử, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo – Tiến Sĩ Lê
Văn Túc.
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành khóa luận này em có tham khảo
một số tài liệu đã ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Em xin khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài “Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc lãnh đạo quá trình phát triển nông nghiệp trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)”. Không có sự trùng lặp với kết quả của
các đề tài khác.
Xuân hòa, ngày 04 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Trần Thị Tuyến
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................... 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nhiên cứu ................................................... 4
5. Bố cục luận văn. ......................................................................................... 4
Chương 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỈNH VĨNH PHÚC TỪ SAU
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TRƯỚC NĂM 1954 ............................. 5
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư ................................................................... 5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 5
1.1.2. Dân cư .................................................................................................. 7
1.2. Truyền thống lịch sử ............................................................................. 8
1.2.1. Truyền thống yêu nước và cách mạng ................................................. 8
1.2.2 Truyền thống văn hiến ....................................................................... 11
1.3. Vĩnh Phúc trong xây dựng bảo vệ chính quyền và kháng chiến
chống Pháp (1945-1954) .............................................................................. 12
1.3.1. Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ................................................ 12
1.3.2 Đảng bộ lãnh đạo nhân dân bảo vệ và kháng chiến ............................. 14
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 21
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG (1954-1975) ........................................... 23
2.1. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo quá trình cải cách ruộng đất và
hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957) ................................................ 23
2.1.1. Chủ trương của Đảng lao động Việt Nam .......................................... 23
2.1.2 Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo hàn gắn vết thương chiến tranh,
cải cách ruộng đất......................................................................................... 25
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
2.2. Đảng bộ tỉnh lãnh đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế nông
nghiệp (1958 - 1960) .................................................................................... 31
2.2.1. Chủ trương của Đảng.......................................................................... 31
2.2.2. Đảng bộ tỉnh lãnh đạo cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế
nông nghiệp (1958 - 1960) ........................................................................... 32
2.3. Đảng bộ tỉnh lãnh đạo thực hiện kế hoạch 5 năm của Đảng (1961 1965) ............................................................................................................ 37
2.3.1 Chủ trương của Đảng........................................................................... 37
2.3.2 Đảng bộ tỉnh lãnh đạo thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm ................. 38
2.4. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo nhân dân phát triển nông nghiệp
giai đoạn (1965-1975) .................................................................................. 47
2.4.1. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo nhân dân phát triển nông
nghiệp (1965-1968) ...................................................................................... 47
2.4.1.1. Chủ trương của Đảng ....................................................................... 47
2.4.1.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo nhân dân phát triển nông
nghiệp (1965-1968) ...................................................................................... 48
2.4.2 Đảng bộ tỉnh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệpgiai đoạn
(1968-1975).................................................................................................. 58
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 68
Chương 3: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH
NGHIỆM ..................................................................................................... 70
3.1 Thành tựu ............................................................................................... 70
3.2. Hạn chế ................................................................................................ 73
3.3 Một số bài học kinh nghiệm ................................................................... 75
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 78
KẾT LUẬN .................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
1
Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành kinh tế có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối
với nền kinh tế quốc dân, là cơ sở để phát triển công nghiệp, cung cấp nguyên
liệu, lương thực cho công nghiệp, tiêu thụ hàng hóa cho công nghiệp, đồng
thời đảm bảo an ninh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Nước ta đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội xuất phát thấp là nền kinh tế
nông nghiệp. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng ta
và Hồ Chủ Tịch luôn quan tâm phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng địa
bàn nông thôn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “ Nông nghiệp tốt,
công nghiệp tốt, thì xây dựng tốt Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở
vững mạnh cho sự nghiệp đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”
[22, tr.136]. Đảng và nhà nước rất chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) việc phát triển kinh
tế nông nghiệp có ý nghĩa rất to lớn. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiền
tuyến, đáp ứng nhu cầu lương thực cho người tham gia chiến đấu và phục vụ
chiến đấu. Bảo đảm nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Các địa
phương đều lỗ lực, hăng hái sản xuất, đáp ứng khẩu hiệu: “Tiền tuyến gọi hậu
phương trả lời”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
Vĩnh Phúc là một tỉnh ở trung du miền núi phía Bắc, là một tỉnh thuần
nông, đường lối chính sách của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu phát triển
nông nghiệp, làm hậu phương, bảo vệ miền Bắc chống chiến tranh phá hoại
của Mỹ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, việc phát triển kinh
tế nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc đã không ngừng cố gắng vượt qua mọi khó khăn, áp dụng các đường lối,
chủ trương của Đảng về sản xuất nông nghiệp vào địa phương mình một cách
sáng tạo. Vì vậy, mặc dù trong điều kiện đất nước có chiến tranh, miền Bắc
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
2
Trường ĐHSP Hà Nội 2
vừa chiến đấu, vừa sản xuất nhưng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã “Tay cày tay
súng” vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất nông nghiệp, không chỉ đáp ứng
nhu cầu nhân dân trong tỉnh mà còn làm tròn nghĩa vụ lương thực cho nhà
nước, cung cấp lương thực cho tiền tuyến miền Nam trực tiếp đánh Mĩ.
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang chuyển mình đi lên, kinh tế nông nghiệp
vẫn là ngành kinh tế chính. Việc phát triển kinh tế và bảo vệ địa bàn vẫn được
Đảng bộ xác định là nhiệm vụ chiến lược. Vĩnh Phúc đang cùng với cả nước
ra sức phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
góp phần thực hiện mục tiêu chung của đất nước “Dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ văn minh.”
Trong 21 năm kháng chiến chống Mĩ, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã quán
triệt và vận dụng sáng tạo đường lối của Trung ương Đảng vào tình hình địa
phương và đạt nhiều thành tựu to lớn trong sản xuất, mặc dù trong điều kiện
sản xuất khó khăn, chiến tranh và thiên tai, nhưng tỉnh đã đạt nhiều thành tích
to lớn, đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân và cho nhà nước.
Vì sao Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc lại đạt được những thành
tựu đó, đã góp phần tích cực vào cuộc kháng chiến chống Mĩ. Những bài học
có thể rút ra là gì? Còn những tồn tại gì phải gải quyết để tiếp tục đưa nền
nông nghiệp và nông thôn Vĩnh Phúc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.Trong giai đoạn sau. Đó là mục đích và ý nghĩa khoa học của đề thực tiễn
của đề tài: “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo quá trình phát triển nông
nghiệp trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài: “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo quá trình phát triển nông
nghiệp trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)” là hoàn toàn
mới mẻ, hiện nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy
đủ và hệ thống.
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
3
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp và nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, có thể nêu một số công trình: Lê
Doãn Diên (7/1990), “Nông nghiệp và vấn đề phát triển nông nghiệp ở nông
thôn Việt Nam”. Tạp chí cộng sản: Đinh Thu Cúc (5/1998), “Nông dân và
nông thôn hiện nay-những vấn đề cần quan tâm”. Nguyễn Thị Hồng Mai (52008), “ Tìm hiểu khoán hộ trong nông nghiệp ở Vĩnh Phúc trước đổi mới”,
tạp chí Lịch Sử Đảng. Hồng Đức Nhuận-Nguyễn Quang Phát (2007), “Đảng
lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội…
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương lãnh đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp đã có một số học giả tiến hành. Trên địa bàn tỉnh có một
số tài liệu: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1930-2005)”, xuất bản năm
2007. “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1928-1968)”, chủ yếu liệt kê sự kiện
lịch sử Đảng của tỉnh. Các báo cáo kinh tế nông nghiệp hàng năm của tỉnh, đã
phản ánh được một phần kinh tế của tỉnh.
Cho đến nay, chưa có một công trình nào đề cập và giải quyết một cách
có hệ thống và toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong
việc phát triển kinh tế nông nghiệp trong kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
Vì vậy tôi chọn đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Dựng lại bức tranh chân thực về nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ tổ quốc thời kỳ 1954-1975.
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong phát triển kinh tế
nông nghiệp trong 21 năm kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
Qua đó đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm.
3.2. Nhiệm vụ
Tập hợp, xử lí các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu, các hệ
thống hóa các sự kiện, nội dung…
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
4
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trình bày, phân tích một cách khách quan về quá trình lãnh đạo kinh tế
nông nghiệp trong 21 năm kháng chiến chống Mĩ của Đảng bộ Vĩnh Phúc.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn chuyên nghành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam-khóa luận chỉ giới hạn, phân tích, đánh giá về sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đối với nông nghiệp ở địa phương trong 21năm
kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nhiên cứu
Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận văn chủ yếu là các sách thông
sử và chuyên khảo về lịch sử Đảng bộ, các báo cáo kinh tế hàng năm ở địa
phương.
Là một đề tài nghiên cứu lịch sử, phương pháp sử dụng trong lịch sử
không ngoài các phương pháp vốn có: phương pháp lịch sử; phương pháp
logic; phương pháp thống kê so sánh; phương pháp tổng hợp phân tích.
5. Bố cục luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Lịch sử phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc từ sau cách mạng
tháng 8-1945 đến trước năm 1954.
Chương 2:Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng và phát triển nông nghiệp
thời kỳ 1954-1975.
Chương 3: Thành tựu, bài học kinh nghiệm.
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
5
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Chương 1
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỈNH VĨNH PHÚC
TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TRƯỚC NĂM 1954
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng. Được thiết lập từ
năm 1950 do sự hợp nhất của hai tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên. Cả hai tỉnh
đều mới được thành lập từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Khi mới
thành lập Vĩnh Phúc có 1715 km2, với dân số gần 47 vạn người, bao gồm 14
dân tộc anh em, đông nhất là người kinh chiếm 98, 38% dân số [1, tr.15].
Đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác ở 17 xã dọc dãy núi Tam Đảo và Sáng
Sơn của huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Lập Thạch, Kim Anh và Đa Phúc.
Đại bộ phận nhân dân theo đạo Phật, một số ít theo đạo Thiên Chúa.
Tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc: 210, 3
Điểm cực Nam: 210, 06
Điểm cực Đông: 1060, 48
Điểm cực Tây: 1060, 19
Vĩnh Phúc là một tỉnh Đồng Bằng, là miền chuyển tiếp, là cầu nối giữa
các tỉnh miền núi Việt Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ.
Phía Đông và phía Nam giáp Hà Nội và Hà Tây cũ.
Phía Tây giáp Phú Thọ.
Phía Bắc giáp Thái Nguyên và Tuyên Quang.
Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường
sông, đường sắt. Trong tỉnh có quốc lộ 2 chạy qua tỉnh dài hơn 50 km, chạy
song song với đường sắt Hà Nội-Lào Cai qua Vĩnh Phúc. Ở vị trí cửa ngõ thủ
đô Hà Nội, trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa của cả nước nên nhân dân
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
6
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Vĩnh Phúc rất nhanh nhạy nắm bắt thời cuộc, sớm tiếp thu ảnh hưởng của
phong trào yêu nước, phong trào cách mạng của thủ đô Hà Nội và lân cận.
Trong thời kỳ vận động cách mạng tháng 8, Trung ương Đảng chọn vùng
Phúc Yên làm An Toàn Khu và Vĩnh Yên làm An Toàn Khu dự bị.
Ngày 26/1/1968, ủy ban thường vụ quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa ra quyết định sát nhập 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh
Vĩnh Phú. Năm 1997, Vĩnh Phúc tách khỏi tỉnh Phú Thọ. Sau nhiều lần thay
đổi địa gới, hiện nay Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính, có 2 thị xã: Vĩnh Yên
và Phúc Yên, có 7 huyện, có 152 xã, phường, thị trấn…Diện tích tự nhiên là
1370, 73 km, dân số 1, 2 triệu người, dân tộc thiểu số là 2, 7%. Diện tích đất
nông nghiệp là 46, 4% diện tích (64, 387 ha) [1, tr.17].
Địa hình: có 3 địa hình chính.
Miền núi: nằm ở phía Bắc tỉnh, tiếp giáp với núi rừng của tỉnh Tuyên
Quang và Thái Nguyên. Có các dãy núi quan trọng: Núi Tam Đảo, núi Sáng
(Lập Thạch), núi Trống, núi Thanh Tước…
Vùng đồi: Ở Vĩnh Phúc huyện nào cũng có đồi, nhiều nhất là huyện
Lập Thạch và Tam Dương, đồi ở đây thường không lớn, hình bát úp, mềm
mại…
Đồng bằng: Chiếm 40% diện tích, bề mặt tương đối bằng phẳng.
Tạo điều kiện để tỉnh phát triển kinh tế toàn diện trong đó đặc biệt là nông
nghiệp.
Khí hậu: Vĩnh Phúc là tỉnh trung du miền núi nó mang đặc điểm của
khí hậu trung du Bắc Bộ thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng bức xạ cao,
có nền nhiệt độ trung bình, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa.,
lượng mưa trung bình 1500-1700mm. Độ ẩm 84-85%. Tình trạng úng lụt và
hạn hán cục bộ thường sảy ra gây nhiều thiệt hại cả về kinh tế và xã hội.
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
7
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Sông ngòi, thủy văn: Khá dày đặc với hai hệ thống sông chính là Sông
Hồng và Sông Lô.
Có nhiều hồ chứa nước: Đại Lải, Xạ Hương…với dung lượng nước lên
tới hàng triệu m3.
Nguồn nước ngầm khá phong phú và đa dạng được khai thác dưới dạng
giếng đào và giếng khoan trong dân.
Nhìn chung các nguồn nước cung cấp đủ để nuôi trồng thủy sản, nước
tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân. Ngoài
nguồn nước được cung cấp bởi các dòng sông thì các ao hồ, kênh mương
cũng góp phần tích cực vào phục vụ sản xuất và điều tiết nguồn nước vào
mùa mưa cũng như mùa khô.
Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.370,73 km2, trong
đó đất nông nghiệp là 64.387 ha (chiếm 46.4 %). Do là nơi tiếp giáp giữa đồi
núi và đồng bằng nên đất đai ở đây tương đối phong phú và đa dạng. Có đất
phù xa được bồi đắp hàng năm và đất phù sa không được bồi đắp hàng năm,
đất bạc màu, đất lầy thụt và đất đồi núi, đất vàng đỏ phát triển trên nền đá sa
thạch và phiến thạch. Thuận lợi để trồng cây lương thực và cây công nghiệp.
Như vậy, với những điều kiện tự nhiên và diện tích đất đai, tài nguyên
cho phép tỉnh có khả năng phát triển nông nghiệp đa dạng phong phú, có khả
năng phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
Ngoài ra, do lợi thế về vị trí và tài nguyên đất đai, giao thông thuận lợi tỉnh
Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp và dịch vụ thương mại.
Hiện nay kinh tế của tỉnh đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
1.1.2. Dân cư
Vĩnh Phúc là vùng đất cổ, thời dựng nước người Việt Cổ đã sớm định
cư sinh sống ở đây và trở thành trung tâm của nhà nước Văn Lang.
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
8
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trước những biến động của chiến
tranh, thời tiết khắc nghiệt, chính sách đồng hóa, chính sách phong hầu kiến
ấp của các triều đại phong kiến, chính sách khai thác thuộc địa của
Pháp…Các luồng di cư đến Vĩnh Phúc ngày càng đông.
Nhân dân Vĩnh Phúc anh hùng trong đấu tranh và sản xuất, sáng tạo cần
cù trong lao động, sản xuất, phát trển kinh tế, văn hóa…Sống ở địa bàn vừa
có đồi núi, vừa có đồng bằng nên người dân nơi đây qua bao đời đã cần cù
chế ngự, cải tạo ruộng đồng, đồi nương, chế ngự thiên tai để tạo ra những sản
phẩm, những đặc sản đi vào trong ca dao:
“Dứa Hướng Đạo, gạo Long Trì
Rau Ngô Đạo, gạo Cốc Lương”
Dân số của tỉnh gần 1,2 triệu người, trong đó người kinh chiếm đại đa
số, có một số dân tộc:Sán Dìu..
Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế
nông nghiệp. Người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu đời và có
nguồn lao động dồi dào, có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau để xây dựng
quê hương giàu đẹp.
1.2. Truyền thống lịch sử
1.2.1. Truyền thống yêu nước và cách mạng
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân
Việt Nam. Vĩnh Phúc được xem như một vùng đất cổ sớm được người Việt
đến sinh sống, nằm ở địa bàn kinh đô của nước Văn Lang.
Trang sử hào hùng đầu tiên về đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân
Vĩnh Phúc là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Nhân dân trong tỉnh dưới sự
lãnh đạo chỉ huy của Hai Bà Trưng đã vùng lên khởi nghĩa. Số tướng trên đất
Mê Linh lên tới gần 40 người. Được lưu truyền trong sử sách: Có đền thờ Hai
Bà Trưng được nhà nước xếp hạng văn hóa.
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
9
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tiếp đó, nhân dân lại theo Lí Bí khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà
Lương vào thế kỷ 6.
Với chiến thắng của Ngô Quyền vào thế kỷ 10 đã mở ra thời kỳ độc lập,
tự chủ của nhân dân, nhân dân Vĩnh Phúc đã có những đóng góp to lớn vào
cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc ta.
Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Tống dưới Triều Lý quân dân vùng
Kim Anh, Đa Phúc đã tham gia tích cực vào việc đắp lũ, phòng ngự, góp phần
cùng cả nước đánh tan quân Tống.
Kháng chiến chống quân Nguyên-Mông của nhà Trần, những nơi vẫn
còn in đậm dấu ấn chiến trường xưa: Bình Lệ Nguyên (Tam Canh-Bình
Xuyên), Bãi Trận, …
Đến thế kỷ 15, hàng nghìn trai tráng Vĩnh Yên, Phúc Yên tham gia các
đội thương binh, thường xuyên luyện tập tại rừng Thần (Xuân Lôi-Lập
Thạch). Do Trần Nguyên Hãn chỉ huy.
Hết chống phong kiến phương Bắc xâm lược, lại chống kẻ thù mới là
thực dân Pháp. Nhân dân Vĩnh Phúc lại một lần nữa vùng lên đánh Pháp giải
phóng quê hương, đất nước.
Từ 1885-1893, hưởng ứng phong trào Văn Thân, các ông đề, ông Đốc,
ông Tán…đã dấy binh nổi lên chống Pháp khắp các huyện, gây cho Pháp
nhiều khó khăn, tổn thất. Tiếp đó là “Nhiều cuộc chiến đấu diễn ra ở khu vực
Tam Đảo và các làng Lập Chi, Xuân Lai, Thái Lai,..ở Phúc Yên.
Năm1917-1918, nổ ra cuộc khởi nghĩa của binh lính do Đội Cấn (Vũ Di
–Vĩnh Tường) lãnh đạo chỉ huy, đánh Pháp ở Thái Nguyên. Nhưng do lực
lượng yếu nên đã bị Pháp đàn áp.
Khi Việt Nam Quốc Dân Đảng ra đời, các yếu nhân của Việt Nam Quốc
Dân Đảng: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức chính về Vĩnh
Yên, Vĩnh Tường gây cơ sở và được nhân dân ủng hộ, tham gia hoạt động của
tổ chức này.
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
10
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khi Pháp thống trị và đặt ra chính sách “chia để trị” thiết lập được bộ
máy thống trị ở Việt Nam, chúng đã câu kết với Nhật ra sức bóc lột nhân dân
ta. Nhân dân Vĩnh Phúc cũng rơi vào cảnh điêu đứng, chịu thuế khóa nặng nề,
chịu sự vơ vét, bóc lột của chúng. Là một tỉnh nông nghiệp, ngoài bị bóc lột
về tài nguyên sản phẩm là lúa gạo, sức lao động, chiếm ruộng đất. Chúng còn
đặt ra thuế khóa nặng nề bóc lột nhân dân.
Chính sách thống trị tàn bạo của bọn phong kiến, thực dân đối với
nhân dân Vĩnh Phúc dẫn đến vùng đất này liên tiếp diễn ra các cuộc bạo động,
đấu tranh với đủ trào lưu xu hướng ngay từ khi chúng đặt ách cai trị trên quê
hương. Những truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Vĩnh
Phúc đã dọn đường và tạo tiền đề cho một phong trào cách mạng mới, với
một đường lối và xu thế đấu tranh mới là đi theo ngọn cờ lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời năm 1930, dưới sự lãnh đạo
của Đảng truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Vĩnh Phúc lại
được phát huy cao độ, có nhiều đóng góp để cùng nhân dân cả nước viết nên
những trang sử vàng của dân tộc như cách mạng tháng tám năm 1945, khai
sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhà nước công nông đầu tiên ở
Đông Nam Châu Á, kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp thắng lợi
giành lại độc lập trên phạm vi nửa nước, cùng nhân dân miền Bắc xây dựng
Chủ Nghĩa Xã Hội. Làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng miền Nam tiến
tới thống nhất tổ quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ 1954-1975, một
cuộc đụng đầu lịch sử giữa một bên là đế quốc Mỹ đứng đầu chủ nghĩa đế
quốc, một bên là dân tộc Việt Nam, một nước Chủ Nghĩa Xã Hội đất không
rộng người không đông, nhưng có bề dày truyền thống lịch sử hàng nghìn
năm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng trực tiếp là Đảng bộ tỉnh, nhân dân Vĩnh
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
11
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Phú trong đó có Vĩnh Phúc đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, đã có những đóng góp to lớn về sức người, sức của để làm nên chiến
thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống
nhất tổ quốc.
1.2.2. Truyền thống văn hiến
Nhân dân Vĩnh Phúc không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn cần
cù sáng tạo trong lao động sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa.
Dù sống dưới ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc và gần
một thế kỷ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật. Nhưng nhân
dân Vĩnh Phúc vẫn bảo tồn, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Vẫn duy
trì, phát triển dòng văn học dân gian truyền thống và tạo nên những công trình
văn hóa, nghệ thuật đặc sắc có giá trị cho muôn đời sau: Những làn hát xoan,
hát ghẹo, hát ví, hát ca trù…được biểu diễn trong các dịp lễ hội, tết…
Có nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp thiên tạo và nhân tạo: Tam Đảo,
núi Tây Thiên, tháp Bình Sơn (Lập Thạch), chùa Hương Canh, đình Thổ
Tang, đền Phú Đa…được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
Vĩnh Phúc còn sản sinh cho đất nước nhiều nhà văn hóa, chính trị, quân sự,
ngoại giao: Trần Nguyên Hãn thế kỷ 15, Đỗ Nhuận, Triệu Thái, Lê Ninh…
Trong thời phong kiến, Vĩnh Phúc có 120 danh nhân. Hàng đế vương có
2 vị, danh tướng 19 vị, danh thần một vị, danh sĩ 96 vị…
Những truyền thống văn hiến trên của nhân dân Vĩnh Phúc được kế
thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, góp phần tô thắm thêm truyền thống của
quê hương, đất nước qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là cơ sở bền vững để
Vĩnh phúc phát triển trong tương lai.
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
12
Trường ĐHSP Hà Nội 2
1.3. Vĩnh phúc trong xây dựng bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống
Pháp 1945-1954
1.3.1. Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
Với chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, phong kiến đối với
nhân dân Vĩnh Phúc đã làm cho mảnh đất này liên tiếp nổ ra các cuộc bạo
động, các cuộc đấu tranh với đủ trào lưu xu hướng. Ngay từ khi thực dân
Pháp xâm lược. Với những truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân
dân Vĩnh Phúc đã dọn đường và tạo tiền đề cho một phong trào cách mạng
mới phù hợp với xu thế của thời đại. Đó là phong trào cách mạng do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Thực hiện chủ trương của hội Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc kỳ,
Thành bộ Hà Nội đã cử hội viên đi “vô sản hóa” ở các nhà máy xí nghiệp.
Đồng chí Vũ Duy Cương được cử đi “vô sản hóa” ở nhà máy dệt Nam Định.
Sau đó được chuyển thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 41930 đồng chí Vũ Duy Cương cùng đồng chí Phan Văn Cương được cử về
gây cơ sở và hoạt động tại tỉnh Vĩnh Yên.
Hai đồng chí đã nhanh chóng tạo được đội ngũ cốt cán và cùng đội ngũ
cốt cán đó dần dần mở rộng được cơ sở ở các vùng trong tỉnh.
Về đấu tranh, thi hành chỉ thị của Đảng, được chi bộ Hà Nội chỉ đạo.
Hai Đảng viên đã lãnh đạo phong trào tỉnh Vĩnh Yên chỉ đạo các hội quần
chúng giải truyền đơn, treo cờ đỏ nhân kỷ niệm ngày quốc tế lao động và ủng
hộ phong trào “ Nghệ-Tĩnh đỏ” ở nhiều địa phương trong địa bàn tỉnh. Đêm
30-4-1930, nhiều nơi trong tỉnh đã xuất hiện truyền đơn của Đảng.
Các hoạt động cách mạng trên đây, nhất là khẩu hiệu: “Độc lập dân
tộc”, “người cày có ruộng” tuyên truyền trong nhân dân và đã tác động mạnh
mẽ tới tư tưởng của nhân dân, lần đầu tiên xuất hiện một hình thức đấu tranh
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
13
Trường ĐHSP Hà Nội 2
mới do Đảng Cộng Sản Việt nam lãnh đạo khác hẳn với các hình thức đấu
tranh yêu nước của các sĩ phu, các phái yêu nước trước đây.
Trong những năm 1930-1931, phong trào cách mạng ở Vĩnh Yên tuy
chưa mạnh, chưa rộng, mới bị nhen nhóm nhưng đã bị dập tắt. Nhưng đây là
bước khởi đầu quan trọng và là bước tập rượt đầu tiên để tiến tới thành lập
một chi bộ Đảng rồi Đảng bộ tỉnh để chuẩn bị cho cách mạng tháng tám của
địa phương sau này.
Chi bộ đồn điền Đa Phúc, Tam Lộng và chi bộ Vĩnh Tường được thành
lập đã tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với quần chúng và nhân dân trong
tỉnh. “là hạt nhân lãnh đạo phong trào toàn tỉnh Vĩnh Yên, là nòng cốt cho sự
phát triển các chi bộ khác và là nòng cốt cho sự thành lập ban cán sự liên tỉnh
Vĩnh Yên-Phúc Yên vào đầu năm 1940” [1, tr.50].
Trong phong trào đấu thời kỳ mặt trận dân chủ, các cán bộ của Đảng đã
lãnh đạo các hội viên quần chúng đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ với
những hình thức phong phú đa dạng. Ở tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên phong
trào đấu tranh của quần chúng cũng nổ ra với các phong trào đấu tranh đòi
quyền dân sinh dân chủ và đấu tranh chính trị cũng diễn ra liên tục trong hai
tỉnh từ năm 1936-1938.
Từ khi Đảng ta ra đời đã lãnh đạo hai cao trào cách mạng rộng lớn
trong cả nước là cao trào cách mạng 1930-1931 và 1936-1939. Lúc này tỉnh
Vĩnh Yên và Phúc Yên tuy chưa có Đảng nhưng các Đảng viên và chi bộ
Đảng ra đời thời kỳ này đã lãnh đạo nhân đấu tranh theo các mục tiêu đã đề
ra, hòa nhập vào các phong trào cách mạng chung của cả nước. Các chi bộ
Đảng ra đời trên địa bàn tỉnh là sự chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng bộ tỉnh
mấy năm sau.
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
14
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Bước sang năm 1939, các phong trào ở Vĩnh Yên và Phúc Yên vẫn tiếp
tục phát triển, các chi bộ ở các huyện đã lần lượt được thành lập, số Đảng
viên tăng lên.
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tháng 3-1940 tại cuộc họp Đảng
viên hai tỉnh và cán bộ Đảng viên tăng cường ở Ấp Hạ, đồng chí Đào Duy
Kỳ, thay mặt sứ ủy đã công bố thành lập Ban cán sự liên tỉnh Vĩnh Yên.
Do sự lãnh đạo thống nhất và được sự giúp đỡ trực tiếp của xứ ủy nên
cơ sở cách mạng ngày càng được mở rộng, số lượng Đảng viên tăng lên rõ
rệt.
Trong những năm 1940-1941, nét nổi bật trong công tác xây dựng
Đảng của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Yên là ban cán sự của tỉnh, chi bộ ở cơ sở đã
xây dựng được tổ chức Đảng ở cấp huyện, thị xã và tổng. Trong đó có Vĩnh
Yên và Vĩnh Tường là hai nơi có cơ sở và phong trào mạnh, số cán bộ Đảng
viên đông, nên ban cán sự sau khi báo cáo Xứ ủy và Khu ủy D, đã thành lập
ban cán sự thị xã Vĩnh Yên và Phủ Thủy Vĩnh Tường vào tháng 1-1941.
Tuy nhiên, phong trào cách mạng thị xã Vĩnh Yên cũng bộc lộ một số
khuyết điểm: chủ quan, thiếu cảnh giác, chấp hành chưa tốt nguyên tắc hoạt
động bí mật của Đảng…
Nguyên nhân là do ảnh hưởng của một số cán bộ còn mắc tư tưởng
hoạt động công khai của thời kỳ mặt trận dân chủ. Những khuyết điểm của
một số cán bộ đã bị Trung ương phê bình trong “Thông báo gửi các cấp bộ
Đảng ngày 16-9-1941”. Coi đây là một xu hướng sai lầm và chỉ thị “Đảng bộ
Bắc kỳ phải đặc biệt chú ý tẩy trừ những xu hướng sai lầm có lợi cho chính
sách khủng bố của Mỹ [10, tr.183].
1.3.2. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân bảo vệ và kháng chiến
Giai đoạn 1941-1945 Đảng bộ Tỉnh đã lãnh đạo khôi phục và phát triển
phong trào xây dựng mặt trận Việt Minh cho khởi nghĩa giành chính quyền.
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
15
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Hội nghị Trung ương 8-1941 của Đảng đã quyết định thành lập mặt
trận Việt Minh. Tạo điều kiện cho các địa phương chuẩn bị khởi nghĩa khi có
điều kiện.
Thực hiện nghị quyết Trung ương tám, cuối tháng 10-1945, mặt trận
Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc đã hình thành ở nhiều cơ sở trong tỉnh
Vĩnh Yên đã thay thế cho các đoàn thể trước đó. Mặt trận Việt Minh mới
được hình thành và trải qua thử thách rất lớn.
Đến cuối năm 1941, Trung ương quyết định lấy một phần các Tỉnh
Phúc Yên, Hà Đông, Bắc Ninh và ngoại thành Hà Nội để xây dựng an toàn
khu (ATK) chính thức của Trung ương. Phúc Yên được Trung ương chọn xây
dựng ATK chính thức.
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với An Toàn Khu ATK Phúc
Yên. Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định thành lập ban cán sự Tỉnh Phúc Yên do Lê
Quang Đạo làm Bí Thư.
Từ năm 1944 – 1945, ban cán sự huy động quần chúng tổ chức các
cuộc đấu tranh chống thuế, chống bắt lính, chống phu, chống nhân dân nhổ
lúa phá hoa màu để trồng đay, trồng thầu dầu của Nhật.
Ngày 9-3-1945 khi Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương
ngày 12-3-1945 Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta”. Trung ương chủ trương “bám lấy nạn đói mà cổ động
quần chúng lên đường đấu tranh (tổ chức những cuộc biểu tình đòi gạo, đòi ăn
hay đòi phá những kho thóc của đế quốc)…chống thu thóc không nộp thuế”
[10, tr.370]…Trung ương quyết định: “Phát động một cao trào kháng Nhật
cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa” [10, tr.376].
Ngay sau khi nhận được chỉ thị của Trung ương về Nhật đảo chính
Pháp. Tỉnh ủy Vĩnh Yên đã tổ chức họp hội nghị ở làng Phương Trù-Yên Lạc
để bàn và vạch ra kế hoạch hành động. Tỉnh ủy chủ trương:
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
16
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lãnh đạo nhân dân phá các kho thóc của Nhật để cứu đói cho dân. Kết
hợp với đấu tranh chống thu thuế, thu mua thóc tạ.
Đẩy mạnh tuyên truyền phát triển các hội viên các đoàn thể Cứu quốc,
mở rộng mặt trận Việt Minh ra nhiều làng xã.
Thành lập ủy ban dân tộc giải phóng ở những xã có điều kiện tiến hành
thuyết phục hoặc cảnh báo chính quyến tay sai Nhật nhằm ngăn chặn chúng
thu mua thóc tạ, thu thuế của dân nộp cho Nhật. tiến tới làm tê liệt bộ máy
chính quyề từ làng xã đến huyện, tỉnh [1, tr.90].
Nhờ sự chỉ đạo của Trung ương và trực tiếp là Đảng bộ tỉnh nên phong
trào chống Nhật nổ ra sôi nổi và giành được nhiều thắng lợi, phong trào phá
kho thóc Nhật giành thắng lợi to lớn ở Tam Đảo đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần
đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ta, thôi thúc và thức tỉnh cho một số
người còn tư tưởng ảo tưởng về sức mạnh của Nhật.
Khi Nhật đầu hàng đồng minh, từ ngày 13-15/8/1945 hội nghị toàn
quốc của Đảng họp ở Tân Trào chủ trương lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa
và cử ra ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
Theo đúng kế hoạch hội nghị Chi Đông sáng 19/8/1945 toàn dân tỉnh
Phúc Yên dương cao cờ đỏ sao vàng từ nhiều hướng tiến về thị xã khởi nghĩa
giành chính quyền ở toàn tỉnh.
Từ 18-20/8/1945 cuộc khởi nghĩa đã diễn ra và giành thắng lợi chọn
vẹn trong toàn tỉnh Phúc Yên.
Ở tỉnh Vĩnh Yên khởi nghĩa diễn ra ở huyện xong mới đến tỉnh. Sau
một tuần lễ từ 17-24/8/1945 khởi nghĩa đã giành thắng lợi ở Phúc Yên.
Như vậy, tổng khởi nghĩa đã giành được chính quyền ở hai tỉnh Vĩnh Yên
và Phúc Yên. Đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau.
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
17
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Thời kỳ 1946-1954 Đảng bộ Vĩnh Phúc tiếp tục lãnh đạo nhân dân tiến
hành chống thực dân Pháp xâm lược trở lại. Đảng bộ lãnh đạo nhân xây dựng
và củng cố chính quyền cách mạng từ 9/1945-12/1946.
Sau cách mạng tháng 8 tình hình nước ta gặp rất nhiều khó khăn. Nằm
trong bối cảnh chung của cả nước, Vĩnh Yên, Phúc Yên cũng đứng trước
những khó khăn hết sức trầm trọng về kinh tế xã hội. Thực hiện chỉ thị của
Trung ương ngày 25/11/1945 “chỉ thị kháng chiến kiến quốc”. Nhiệm vụ cần
kíp của toàn Đảng “củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài
trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân [11, tr.28].
Thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng bộ hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc
Yên đã lãnh đạo nhân dân tiến hành khắc phục nạn đói đẩy mạnh sản xuất,
quan tâm bồi dưỡng sức dân, làm cho lực lượng cách mạng càng thêm khả
năng đối phó với mọi thế lực thù địch.
Ngày 27/3/1946 nhân dân hai tỉnh lại lô nức đi bầu cử hội đồng nhân
dân tỉnh, đến tháng 4/1946 bầu cử hội đồng nhân dân xã. Ủy ban hành chính
các cấp được chính thức thành lập thay thế cho chính quyền lâm thời.
Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân chống quân Tưởng và tay sai. Đầu năm
1946 theo hiệp định Hoa-Pháp, quân Pháp thay thế quân Tưởng ở miền Bắc.
Đảng ta chủ trương tạm thời hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Tưởng về nước
tạo thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày 6/3/1946
chính phủ ta ký với Pháp hiệp định sơ bộ. Theo hiệp định quân Tưởng phải
rút về nước, tới tháng 6/1946 chúng mới rút khỏi Vĩnh Yên, Phúc Yên. Trung
tuần tháng 6/1946 Đảng bộ tỉnh lãnh đạo nhân dân tấn công bọn quốc dân
Đảng và phá tan bọn này.
Cuối tháng 8/1946 quân Tưởng và bọn phản động tay sai bị quét sạch,
chính quyền cách mạng được giữ vững, quê hương được hoàn toàn giải
phóng.
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
18
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Với những thắng lợi đó đã cổ vũ nhân dân hai tỉnh bước vào cuộc chiến
đấu mới đầy khó khăn gian khổ.
Ngày 12/9/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “Toàn quốc
kháng chiến” để quán triệt chủ trương đường nối kháng chiến của Đảng. Từ
1947-1949 Đảng bộ hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên đã tiến hành đại hội lần
thứ hai để đề ra các phương hướng chủ trương nhằm thực hiện chỉ thị “Toàn
quốc kháng chiến của Đảng” ở từng địa phương.
Hai tỉnh chủ trương thống nhất mặt trận Việt Minh và các giới theo hệ
thống dọc từ xã lên tỉnh.
Các Đảng bộ đặc biệt quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh các mặt tăng gia sản
xuất nhằm bồi dưỡng sức dân để kháng chiến lâu dài. Trên lĩnh vực nông
nghiệp, khẩu hiệu “Tấc đất, tấc vàng” được quán triệt sâu rộng trong quần
chúng nhân dân ở nông thôn, sản xuất của hai tỉnh có bước phát triển đã ổn
định được đời sống nhân dân. Lực lượng vũ trang được xây dựng để sẵn sàng
chiến đấu, bảo vệ quê hương là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.
Thực hiện lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh “ Phá hoại để kháng
chiến”. Nhân dân hai tỉnh đã chấp nhận sự gian khổ hy sinh để thực hiện tiêu
thổ kháng chiến, phá nhiều công trình đường xá, nhà cửa, cầu cống, dùng
chướng ngại vật để cản trở địch góp phần làm chậm bước tiến của chúng và
tạo cơ hội tốt để quân và dân ta tiêu diệt chúng trong chiến dịch Việt Bắc thu
đông năm 1947.
Tỉnh đã xây dựng làng kháng chiến, lấy vùng núi Sáng Sơn và Tam
Đảo làm đất căn cứ xây dựng hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến
của toàn tỉnh.
Năm 1950 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên được hợp nhất thành tỉnh Vĩnh
Phúc. Đảng bộ tỉnh vừa xây dựng lực lượng kháng chiến, vừa chống địch càn
quét, bình định, từng bước phát triển chiến tranh du kích và xây dựng căn cứ
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
19
Trường ĐHSP Hà Nội 2
kháng chiến vùng địch hậu đã cùng với nhân dân cả nước đánh bại các chiến
dịch Trung Du năm 1950, chiến dịch Hoàng Hoa Thám, chiến dịch Quang
Trung. Xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện cho cuộc kháng chiến.
Bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ Liên Khu ủy Việt Bắc chỉ thị cho Vĩnh
Phúc “ phải hoạt động mạnh hơn nữa nhằm vào nơi địch sơ hở mà tiêu diệt,
tranh thủ củng cố cơ sở, phối hợp đắc lực với Điện Biên Phủ”, Liên khu ủy
còn giao nhiệm vụ cho Vĩnh Phúc phải vừa chiến đấu, vừa đảm bảo hoàn
thành nhiệm vụ cung cấp lương thực, công dân, phương tiện cho chiến dịch
theo nhiệm vụ và kế hoạch của hội đồng cung cấp khu đã giao [1, tr.245].
Chấp hành chỉ thị của liên khu ủy Việt Bắc, trong khi chiến dịch Điện
Biên Phủ diễn ra ác liệt, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã tổ chức tốt lực lượng chiến
đấu đánh địch ở khắp các địa phương trong tỉnh, đồng thời huy động với mức
cao nhất sức người sức của cho chiến dịch lịch sử này. Với khẩu hiệu “Tất cả
cho tiền tuyến”, “tất cả để chiến thắng”. Vĩnh Phúc đã huy động gần một vạn
dân công trẻ, khỏe cùng nhiều phương tiện chuyên trở lương thực, thực phẩm
thuốc men, vũ khí đạn được ra mặt trận.
Chớp thời cơ thuận lợi, theo chỉ thị của Trung ương và liên khu ủy Việt
Bắc, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc quyết định “nhanh chóng mở luôn đợt hoạt động mùa
hè tiêu diệt sinh lực địch làm tan lát hệ thống ngụy quân, ngụy quyền phối
hợp đắc lực với cuộc đấu tranh ngoại giao ở hội nghị Giơnevơ” [1, tr.247]. Để
có thêm lực lượng tấn công địch, liên khu tiếp tục tăng cường cho Vĩnh Phúc
một trung đoàn và một tiểu đoàn thuộc đại đoàn 312. Ban chỉ huy mặt trận
Vĩnh Phúc cũng được thành lập gồm đại đoàn 312 cùng trung đoàn 246…Và
tỉnh ủy chỉ đạo trung toàn tỉnh.
Sau một thời gian chuẩn bị, đợt tấn công quân sự mùa hè chính thức
được mở màn vào đầu tháng 7 theo chủ trương của tỉnh ủy. Trong đợt hoạt
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
20
Trường ĐHSP Hà Nội 2
động này ta tấn công tiêu diệt các vị trí then chốt của địch, kết hợp với đấu
tranh chính trị làm tan rã hàng ngũ địch.
Ngày 7-7-1954 ta bắt đầu hoạt động. Trong những trận đầu ra quân, ta
đánh địch trên cả 3 tuyến chiếm đóng của chúng, tiêu diệt các vị trí Man Để,
Vật Cách (Yên lạc), Vân Tập, Thanh Dã (Tam Dương)…bao vây dinh lũy của
bọn quốc dân Đảng phản động ở Thổ Tang, Vĩnh Tường.
Ngày 20-7-1954, hiệp định Gionevo được ký kết. Tình hình binh lính
địch trên địa bàn Vĩnh Phúc hoang mang giao động chưa từng thấy. Để tranh
thủ phá khối ngụy quân ngụy quyền của địch trước khi ngừng bắn, tỉnh ủy đã
tổ chức một đợt tấn công địch vận với khẩu hiệu đề ra “mỗi cán bộ.mỗi chiến
sĩ, mỗi người dân là một địch vận viên” phong trào địch vận đã được phát
động rộng rãi ở các huyện thị trong toàn tỉnh, địch vận bằng loa, miệng, biên
thư….và vận động gia đình ngụy biên lên tận đồn bốt và kêu gọi người dân
trở về.
Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trên mặt trận Vĩnh
Phúc, quân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngại hy sinh, không nề gian khổ,
phối hợp với bộ đội chủ lực đánh địch 6.122 trận lớn nhỏ trong đó có những
trận đánh nổi tiếng đi vào lịch sự: trận Khoan bộ-Lập thạch trên dòng sông Lô
năm 1947, trận Xuân Trạch-Lập thạch…Trong 9 năm kháng chiến quân và
dân Vĩnh Phúc đã tiêu diệt 15.887 tên địch, bắn thương 3.957 tên, bắt sống
6.590 tên, bức hàng 2.070 tên [1, tr.250]…phá hủy nhiều phương tiện chiến
tranh của địch.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân Vĩnh Phúc thắng
lợi trước hết là có sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ Vĩnh Phúc
đã động viên được sức mạnh của nhân dân, các dân tộc trong tỉnh đứng lên
kháng chiến theo khẩu hiệu của chủ tịch Hồ Chí Minh “ Thà hy sinh tất cả,
chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” là nhân tố quyết
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử
Khóa luận tốt nghiệp
21
Trường ĐHSP Hà Nội 2
định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp anh dũng của nhân
dân Vĩnh Phúc.
Đồng thời cuộc kháng chiến của Vĩnh Phúc còn thường xuyên nhận
được sự chỉ đạo sáng xuất kịp thời của liên khu ủy Việt Bắc, sự phối hợp, dìu
dắt tác chiến có hiệu quả của bộ đội chủ lực. Từng thắng lợi của các địa
phương đều có vai trò đóng góp rất lớn của bộ đội chủ lực, đặc biệt là các trận
đánh tiêu diệt các cứ điểm lớn của địch.
Cuộc kháng chiến ở tỉnh là một bộ phận của cuộc kháng chiến toàn
quốc. Do vậy, những biến chuyển của tình hình địch, ta trên phạm vi cả nước,
cùng với chiến thắng trên khắp các mặt trận cũng là một nguyên nhân khách
quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
trên địa bàn tỉnh.
Tiểu kết chương 1
Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, dân cư,
vị trí địa lý, người dân cần cù chịu khó và có kinh nghiệm trong sản xuất nhất
là sản xuất nông nghiệp. Nhân dân Vĩnh Phúc đã anh dũng trong đấu tranh và
sáng tạo trong sản xuất. Dưới sự lánh đạo của Đảng bộ tỉnh,nhân dân Vĩnh
Phúc đã cùng nhân dân cả nước đánh tan cuộc xâm lược của Pháp, giải phóng
quê hương.
Với thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến 9 năm gian khổ chống Pháp
xâm lược, trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ “ Vừa kháng chiến, vừa kiến
quốc” ngay tại quê hương mình. Trong cuộc chiến đấu ấy, nhiều tên đất tên
làng của quê hương Vĩnh Phúc đã đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc và gắn
với chiến công vang dội của Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân dân tỉnh
Vĩnh Phúc đã cùng nhân dân cả nước góp sức mình vào chiến thắng Điện
Biên Phủ. Hiệp định Gionevo được ký kết, Đảng bộ và nhân dân tỉnh cùng cả
nước bước vào giai đoạn cách mạng mới, xây dựng miền Bắc Xã hội chủ
nghĩa, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc.
Trần Thị Tuyến
K35 – CN Lịch sử