Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Báo cáo thực tập chuyên ngành logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS
________________

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG FCL TẠI CÔNG TY TNHH
GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀ THÀNH – HANOTRANS

Họ tên SV:
Mã SV:
Lớp:

LQC58ĐH

Nhóm:
Người hướng dẫn:

HẢI PHỊNG - 2020


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU......................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................2
1.1.Giao nhận.............................................................................................................2
1.1.1.Khái niệm.......................................................................................................2
1.2.1.Vai trò và chức năng của người làm dịch vụ giao nhận..................................2
1.2.Giao nhận hàng container.....................................................................................6


1.2.1.Khái niệm container.......................................................................................6
1.2.2.Phân loại container.........................................................................................6
1.2.3.Khái niệm hàng FCL/LCL.............................................................................7
1.2.4.Quy trình xuất khẩu hàng FCL.......................................................................7
1.2.5.Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng FCL...........................................7
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI
HÀ THÀNH – HANOTRANS HẢI PHỊNG..............................................................11
2.1.Q trình hình thành và phát triển của công ty...................................................11
2.1.1.Giới thiệu chung...........................................................................................11
2.1.2

Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.............................................................11

2.1.3

Cơ cấu tổ chức và quản lýGiám đốc chi nhánh.......................................13

2.1.4 Nguồn nhân lực............................................................................................16
2.1.5 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị......................................................................17
2.1.6 Khách hàng/các đối tác chính của doanh nghiệp..........................................18
2.2 Một số những thuận lợi và khó khăn của cơng ty...............................................18
2.2.1 Một số thuận lợi...........................................................................................18
2.2.2 Một số khó khăn.........................................................................................19
2.3 u cầu cơng việc với các vị trí trong cơng ty....................................................20
2.3.1 Bộ phận kinh doanh.....................................................................................20
2.3.2 Nhân viên chứng từ (Dos - Cus)...................................................................20
2.3.3 Nhân viên hiện trường (Operations - Ops)...................................................21
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG FCL TẠI CƠNG TY
TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀ THÀNH – HANOTRANS................................22
3.1.Sơ đồ quy trình giao nhận hàng xuất khẩu FCL.................................................22



3.1.1 Sơ đồ mối liên hệ các bên liên quan đến quy trình giao nhận hàng xuất khẩu
của cơng ty............................................................................................................22
3.1.2 Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển tại cơng ty...............23
3.2.Phân tích quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty
TNHH giao nhận vận tải Hà Thành – Hanotrans Hải Phịng....................................24
3.2.1.Tìm kiếm khách hàng và ký hợp đồng dịch vụ.............................................24
3.2.2.Liên hệ hãng tàu xin lịch tàu và đặt chỗ với hãng tàu..................................25
3.2.3.Chuẩn bị chứng từ khai Hải quan.................................................................26
3.2.4.Thông quan hàng xuất khẩu.........................................................................27
3.2.5.Lập vận đơn.................................................................................................31
3.2.6.Thực xuất tờ khai.........................................................................................33
3.2.7.Gởi bộ chứng từ cho đại lý ở nước ngồi.....................................................34
3.2.8.Lập chứng từ kết tốn...................................................................................34
3.2.9. Quyết tốn và lưu hồ sơ...............................................................................35
3.2.10.Đánh giá hiệu quả của quy trình.................................................................35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................37
1.Kết luận................................................................................................................. 37
2.Kiến nghị...............................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................38


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Cus

Customs

Ops


Operations

AN

Arrival Note

D/O

Delivery Order

B/L

Bill of Lading

C/O

Certificate of Origin

ETA

Estimated Time Arrival

ETD

Estimated Time Departure

O.F.

Ocean Freight


THC/D

Terminal Handling Charge or Terminal Handling at Destination

CIC

Clean Imbalance Container

VGM

Verified Gross Mass

SI

Shipping Instruction


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 - Sơ đồ chung quy trình giao nhận xuất khẩu hàng FCL....................................7
Hình 2- Văn phịng cơng ty Hanotrans.........................................................................11
Hình 3 - Sơ đồ tổ chức cơng ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành - Hanotrans........13
Hình 4 - Đội xe của công ty TNHH Hanotrans Hải Phịng..........................................18
Hình 5 - Mối quan hệ của các bên liên quan đến quy trình tổ chức thực hiện..............22
Hình 6 - Quy trình xuất khẩu hàng FCL bằng đường biển...........................................23
Hình 7 - Đăng ký thơng tin doanh nghiệp xuất khẩu...................................................28
Hình 8 - Đăng ký mới tờ khai......................................................................................28
Hình 9 - Thơng tin tờ khai cơ bản................................................................................29


PHẦN MỞ ĐẦU

Logistics là một thuật ngữ khơng cịn xa lạ gì đối với những ai đã, đang và sẽ
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế cũng như với hầu hết mọi người dân trên toàn cầu. Về
cơ bản, trên quan điểm của các nhà kinh doanh, logistics được hiểu là quá trình lên kế
hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến việc đưa hàng hóa và thông tin
từ nơi nhận đến nơi đến một cách hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Lĩnh
vực này đang rất phát triển, đóng góp một phần to lớn vào guồng quay của nền kinh tế
toàn cầu. Và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi guồng quay này.
Logistics bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau. Tại Việt Nam, một hoạt
động logistics có thể nói là được tuyển dụng nhiều và được nhiều người lựa chọn
chính là nghiệp vụ giao nhận hàng hóa.
Và để hiểu rõ hơn, sâu hơn về các nghiệp vụ trên, đặc biệt là quy trình của
chúng, bài báo cáo này sẽ tổng hợp một cách đầy đủ các nội dung liên quan dựa trên
những gì học hỏi được từ các buổi thực tập, quan sát thực tiễn tại công ty TNHH giao
nhận vận tải Hà Thành – Hanotrans chi nhánh Hải Phòng. Bài báo cáo sẽ chia thành ba
phần chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Giới thiệu chung về công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành –
Hanotrans
Chương 3: Tìm hiểu quy trình xuất khẩu hàng FCL tại cơng ty TNHH giao
nhận vận tải Hà Thành – Hanotrans
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ, giảng viên khoa Kinh
tế trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Cảm ơn thầy đã tận tình cung cấp kiến thức,
hướng dẫn, theo dõi và chỉnh sửa báo cáo thực tập cho em.
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo thực tập này, mặc dù đã cố gắng và nỗ lực
rất nhiều, nhưng do còn non nớt về kinh nghiệm, kiến thức cịn nhiều hạn chế nên sẽ
khơng thể khơng mắc phải những sai sót, em rất mong nhận được những lời nhận xét
và góp ý chân thành từ quý thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện và đạt kết
quả tốt nhất.
Cuối cùng, em xin chúc các thầy cô thật nhiều sức khỏe và thành công!



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Giao nhận
1.1.1.Khái niệm
Dịch vụ giao nhận là bất kỳ các dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom
hàng, lưu kho, bốc dỡ, bao gói hay phân phối hàng hay các dịch vụ tư vấn liên quan
đến các dịch vụ trên, gồm cả các vấn đề hải quan, tài chính, bảo hiểm, thanh tốn,
chứng từ liên quan đến hàng hóa (Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn Quốc tế các Hiệp
hội Giao nhận FIATA về dịch vụ giao nhận).
Điều 163, mục 10, luật thương mại số 58/L-CTN được ban hành ngày 10 tháng
5 năm 1997 định nghĩa: “Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó
người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để
giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của
người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)”.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên dịch vụ giao nhận được Luật thương mại năm 1997
đề cập một cách rõ ràng và cụ thể theo điều 163 với nội dung tương tự như khái niệm
của FIATA. Sau khi Luật thương mại 2005 thay thế cho Luật thương mại 1997 thì dịch
vụ giao nhận được hiểu chính là dịch vụ logistics được định nghĩa như sau: “Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc
nhiều cơng việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách
hàng để hưởng thù lao” (Luật thương mại 2005).
1.2.1.Vai trò và chức năng của người làm dịch vụ giao nhận
Theo Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA): “Người giao nhận
(Forwarder, Freight forwarder, Forwading Agent) là người thu xếp chuyên chở hàng
hóa theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân
người giao nhận không phải là người vận tải. Người giao nhận cũng đảm bảo thực hiện
mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển,

làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”.


Người giao nhận có thể có thể thay mặt người gửi hàng vận chuyển hàng hoá
đến tay người nhận hàng cuối cùng hoặc thay mặt người nhận hàng làm các thủ tục để
nhận hàng. Để thực hiện tốt vai trò của mình người giao nhận có thể làm dịch vụ trực
tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác để thực hiện. Những
dịch vụ mà người giao nhận cần tiến hành là:
-

Chuẩn bị hàng hoá để chuyên chở;

-

Tổ chức chuyên chở hàng hoá;

-

Tổ chức xếp dỡ hàng hoá;

-

Tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hoá;

-

Ký kết hợp đồng với người vận tải, chuyên chở, thuê tàu, lưu cước;

-


Làm thủ tục hải quan, kiểm dịch;

-

Mua bảo hiểm hàng hoá;

-

Lập, kiểm tra các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng;

-

Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận;

-

Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người
chun chở thích hợp;

-

Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hoá;

-

Lưu kho, bảo quản hàng hố;

-

Thanh tốn cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho bãi;


-

Thơng báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải;

-

Thơng báo tổn thất nếu có;

-

Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại địi bồi thường.

Ngồi ra, người giao nhận có thể cung cấp một số dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu
của chủ hàng đối với các loại hàng hố đặc biệt như: hàng đóng ghép; hàng siêu
trường, siêu trọng; hàng súc vật sống; hàng nguy hiểm; hàng dễ hư hỏng; hàng thực
phẩm
Người giao nhận có thể đảm nhận rất nhiều các chức năng khác nhau trong việc
cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong suốt q trình gửi hàng, người giao nhận có
thể thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:
-

Môi giới khai thuế hải quan:


Luật pháp của tất cả các nước đều quy định, hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên
giới đều phải thực hiện thủ tục và cơ quan hải quan chịu trách nhiệm về quản lý nhà
nước đối với hoạt động này. Thủ tục hải quan đối với hàng xuất và hàng nhập mỗi
nước đều có những quy định và chính sách khác nhau qua mỗi thời kỳ. Để giảm bớt
những khó khăn này, người giao nhận sẽ thực hiện các yêu cầu của chủ hàng – đây là

chức năng truyền thống của người giao nhận, thực hiện các dịch vụ khai báo hải quan
ở phạm vi trong nước theo ủy quyền của khách hàng.
-

Người giao nhận làm đại lý:

Thơng thường thì người giao nhận khơng thừa nhận trách nhiệm của mình với
chức năng như là người chuyên chở mà chỉ thực hiện cơng việc với mục đích là cầu
nối giữa chủ hàng và người vận chuyển như là đại lý của chủ hàng hoặc đại lý của
người vận chuyển. Trong nhiều trường hợp, người giao nhận vừa là đại lý cho chủ
hàng, vừa là đại lý cho người chuyên chở, và trong những trường hợp như vậy họ có
thể gây ra những phiền tối cho cả hai bên vì người giao nhận sẽ nhận nhiệm vụ đối
với cả hai. Vì vậy, người giao nhận sẽ rất khó khăn khi nhận những chỉ dẫn mâu thuẫn
giữa chủ hàng và người chuyên chở. Chức năng truyền thống của người giao nhận là
một đại lý và họ sẵn sàng thực hiện bất kỳ điều gì theo yêu cầu của bên ủy thác. Người
giao nhận hoặc đại lý của họ không phải chịu trách nhiệm vận chuyển, mà người giao
nhận chỉ chịu trách nhiệm tìm kiếm bên thứ ba để thực hiện các công việc này và miễn
là người giao nhận đã được thực sự cẩn thận một cách hợp lý trong việc lựa chọn
người thứ ba thực hiện để thực hiện hợp đồng.
-

Chuyển tiếp hàng hóa:

Bất cứ khi nào hàng hóa được quá cảnh sang nước thứ ba thì người giao nhận sẽ
hỗ trợ và đảm nhận cơng việc chuyển tiếp hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang
phương tiện vận tải khác. Điều này không chỉ liên quan đến việc thu xếp phương tiện
để tiếp tục vận chuyển mà còn liên quan đến cả việc thu xếp và ký kết hợp đồng với
các công ty xếp dỡ, lo liệu các thủ tục cần thiết khác để đưa hàng hóa đến nơi nhận
cuối cùng. Cũng như vậy, người giao nhận có thể thực hiện các cơng việc đó đối với
hàng hóa ngay trong phạm vi lãnh thổ nước họ. Người giao nhận có thể lo liệu việc

chuyển tiếp hàng hóa đi nước thứ ba cho khách hàng bằng phương tiện của chính họ.
Trong trường hợp này, người giao nhận phải chịu trách nhiệm như là người chuyên


chở, nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm như là người chuyên chở, nghĩa là họ phải chịu
trách nhiệm đối với hàng hóa từ khi họ nhận cho đến khi họ giao cho người nhận tại
điểm đích, mối quan hệ của người giao nhận với khách hàng trong trường hợp này
được điều chỉnh bằng vận đơn của người giao nhập
-

Lưu kho bảo quản hàng hóa:

Một chức năng quan trọng khác của người giao nhận là lưu kho bảo quản hàng
hóa trước khi xuất khẩu và sau đó là nhập khẩu vào nước cuối cùng. Thơng thường thì
hoạt động lưu kho bảo quản hàng hóa này thường thì hoạt động lưu kho bảo quản hàng
hóa này thường xảy ra tại cảng bốc hàng hoặc cảng cuối cùng. Cũng trong tình huống
này người giao nhận có thể khai thác các trang thiết bị kho bãi của riêng mình hoặc họ
hành động như là một đại lý thuê kho bãi từ một hợp đồng khác. Trong một số trường
hợp, người giao nhận có thể phối hợp với người chuyên chở hoặc chủ hàng hóa để tạo
ra một cơng-xooc-xi-om nhằm giữ quyền kiểm sốt hàng hóa được tốt hơn.
-

Các dịch vụ gắn liền với dịch vụ vận tải:

Khi người giao nhận đang trong quá trình thực hiện các chức năng của mình,
kiểm sốt và quản lý dịng hàng hóa, tự nhiên họ được đặt ử vị thế một số dịch vụ “ăn
theo” vận tải như:
+ Thu xếp mua bảo hiểm cho hàng hóa với chi phí do khách hàng chịu
+ Trợ giúp khách hàng lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết cho xuất khẩu như
vận đơn đường biển, chứng nhận xuất sứ và các chứng từ khác có liên quan đến hàng

hóa phục vụ cho việc thanh tốn
+ Thu xếp việc địi tiền và thanh tốn các chi phí vào lúc giao hàng và giúp
khách hàng những vấn đề khác có liên quan như lập các biên bản giám định khi hàng
hóa bị tổn thất hoặc thiệt hại trong quá trình giao nhận hàng
+ Tư vấn cho khách hàng những vấn đề về vận tải và phân phối, những vấn đề
có liên quan đến thị trường, chính sách pháp luật của nhà nước sở tại.
-

Gom hàng và thông báo biểu cước:

Để thực hiện chức năng này, người giao nhận tiến hành tập hợp các lô hàng
nhỏ, lẻ nằm rải rác tại nhiều nơi khác nhau tập trung vào một địa điểm thuận lợi nhất,
tại đây, người giao nhận sẽ tổ chức, sắp xếp, phân loại hàng và ghép các lơ hàng có
cùng địa điểm đích với nhau tạo một lơ hàng lớn hơn nhằm tận dụng tối đa năng lực


vận chuyển của phương tiện vận tải. Người giao nhận sẽ ký hợp đồng với người vận
chuyển đường bộ để đưa hàng tới cảng biển và vận chuyển đến cảng đích theo yêu cầu
của khách hàng..
-

Là người chuyên chở:

Trong vận tải liên hợp, người giao nhận có thể trở thành một người chuyên chở
tức là người giao nhận sẽ ký hợp đồng vận chuyển với khách hàng và chịu trách nhiệm
như là một người vận tải thực. Trong trường hợp này, người giao nhận chịu trách
nhiệm đối với hàng hóa như là người chuyên chở thực sự kể từ khi nhận hàng, trong
suốt quá trình vận tải cho đến khi hàng được giao cho người nhận tại địa điểm đích. Để
thực hiện chức năng này, người giao nhận có thể là người kinh doanh vận tải công
cộng không sở hữu tàu (NVOCC) hoặc là người kinh doanh vận tải đa phương thức

(MTO).
1.2.Giao nhận hàng container
1.2.1.Khái niệm container
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7553:2005, ISO 668:1995, container là một
dụng cụ vận tải có những đặc điểm sau đây:
-

Có hình dáng cố định và bền chắc để sử dụng lặp lại nhiều lần;

-

Được cấu tạo đặc biệt để tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều
phương thức vận tải mà không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường;

-

Có các phương tiện riêng biệt cho phép xếp dỡ dễ dàng, đặc biệt là thay đổi
từ phương thức vận chuyển này sang phương thức vận chuyển khác;

-

Được thiết kế dễ dàng cho việc xếp hàng và dỡ hàng; -Có dung tích khơng
dưới 1m3.

1.2.2.Phân loại container
1.2.2.1.Theo kích thước
-

Container 20’: Một trong những loại container tiêu chuẩn quốc tế;


-

Container 40’: Một trong những loại container tiêu chuẩn quốc tế;

-

Container 45’: Loại container có kích thước khơng tiêu chuẩn.

1.2.2.2.Theo cơng dụng.
-

Container bách hóa (General purpose container);


-

Container hàng rời (Bulk container);

-

Container chuyên dụng (Named cargo container);

-

Container lạnh (Reefer container);

-

Container hở mái (Open-top container);


-

Container mặt bằng (Platform container);

-

Container bồn (Tank container).

Ngồi ra cịn nhiều loại container khơng tiêu chuẩn khác.
1.2.3.Khái niệm hàng FCL/LCL
Hàng FCL (Full Container Load) là hàng vận chuyển nguyên container. Người
gửi hàng (shipper) có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng (consignee) có trách
nhiệm dỡ hàng khỏi container. Thường thì các hàng FCL là hàng đồng nhất (giống
nhau), đủ để đóng nguyên 1 container.
Hàng LCL (Less than Container Load) là hàng vận chuyển lẻ. Người gửi hàng
(shipper) có 1 kiện hàng nhỏ nhưng để tiết kiệm chi phí vận chuyển thì sẽ đóng chung
vào 1 container. Người vận chuyển sẽ đứng ra gom hàng của nhiều chủ hàng vào 1
container được gọi là consolidator.
1.2.4.Quy trình xuất khẩu hàng FCL

Hình 1 - Sơ đồ chung quy trình giao nhận xuất khẩu hàng FCL

-

Bước 1: Sau khi book được tàu, người xuất khẩu lên hãng tàu xin cấp vỏ.

-

Bước 2: Sau khi được cấp vỏ, người xuất khẩu điều xe xuống cảng lấy về kho.


-

Bước 3: Vỏ về kho, người xuất khẩu đóng hàng vào vỏ.

-

Bước 4: Sau khi đóng hàng, người xuất khẩu sẽ khai báo hải quan và thơng
quan hàng hóa.


-

Bước 5: Sau khi thông quan, người xuất khẩu xuất trình chứng từ cho đội giám
sát cơ động.

-

Bước 6: Sau khi hồn tất mọi cơng việc, hãng tàu sẽ bốc hàng lên tàu và phát
hành B/L.

1.2.5.Các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng FCL
1.2.5.1.Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
Hóa đơn thương mại là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số
tiền hàng đã được ghi trên hóa đơn. Hóa đơn nói rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá và
tổng trị giá của hàng hóa; điều kiện cơ sở giao hàng; phương thức thanh toán; phương
thức chuyên chở hàng.
1.2.5.2.Hóa đơn (Invoice)
Là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê
trong giấy tờ đó. Hóa đơn này do bên bán phát hành.
1.2.5.3.Vận đơn đường biển (Bill of lading)

Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi
hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển. Nội dung chính
của vận đơn:
-

Ở mặt trước ghi rõ tên người gửi hàng, tên tàu, số hiệu của chuyến đi, tên
hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì, tên người nhận hàng
(hoặc “theo lệnh”,…), tình hình trả cước, tình hình xếp hàng, số bản gốc đã
được lập, ngày tháng cấp vận đơn.

-

Ở mặt sau in sẵn những điều khoản được áp dụng vào vận đơn.

1.2.5.4.Tờ khai hải quan (Customs declaration)
Là khai báo của chủ hàng cho cơ quan hải quan để thực hiện thủ tục hải quan
khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa. Theo điều lệ Hải quan Việt Nam, tờ khai hải
quan phải được nộp cho cơ quan hải quan ngay sau khi hàng đến cửa khẩu Việt Nam.
1.2.5.5.Danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan
Là chứng từ mà hải quan sẽ cấp khi hàng hóa được phép thơng quan. Thơng tin
trên này lấy từ Tờ khai hải quan và sẽ kèm theo một mã vạch hải quan.


1.2.5.6.Biên lai nộp thuế
Do cơ quan có thẩm quyền phát hành, nhằm mục đích quản lý, kiểm sốt hàng
xuất nhập khẩu cũng như tạo nguồn thu ngân sách nhà nước.
1.2.5.7.Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
Là chứng từ do tổ chức có thẩm quyền (Bộ Thương mại, Phịng Thương mại và
Công nghiệp) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa. Nội dung của
chứng từ này gồm: tên, địa chỉ người mua; tên, địa chỉ người bán; tên hàng, số lượng,

ký mã hiệu; lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất, khai thác hàng; xác nhận của tổ
chức có thẩm quyền. Tùy theo yêu cầu của việc thực hiện chế độ ưu đãi mậu dịch và
thuế quan mà giấy chứng nhận xuất xứ xuất hiện nhiều các mẫu (form).
1.2.5.8.Giấy giới thiệu
Là loại giấy tờ có ý nghĩa về mặt thủ tục hành chính, nhằm giới thiệu cá nhân
hay tổ chức thực hiện một công việc hay thủ tục nào đó theo yêu cầu. Giấy giới thiệu
ghi đích danh người được giới thiệu, thời hạn hiệu lực của giấy kèm theo dấu xác nhận
của người giới thiệu.
1.2.5.9.Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Là giấy tờ do Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế cấp cho doanh nghiệp nhằm
xác nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. Giấy này ghi
rõ chi tiết về thành phần, nhãn hiệu của hàng hóa.
1.2.5.10.Biên nhận cược container (Container deposit receipt)
Là chứng từ do hãng tàu phát hành trên mục đích đảm bảo nếu cont bị hư hỏng
trong quá trình vận chuyển, hãng tàu sẽ dùng tiền cược cont để sửa chữa, khôi phục
cont về trạng thái ban đầu.
1.2.5.11.Phiếu giao nhận container (EIR)
Là một loại phiếu ghi lại tình trạng của cont khi chủ hàng lấy hoặc trả cont khỏi
depot (ICD – nơi tập kết container). Phiếu này ghi tình trạng cont tốt xấu hay thủng
rách, ngồi ra có các thơng tin khác như số cont, số xe ô tô kéo cont ra, chủ hàng…


1.2.5.12.Giấy báo hàng đến (Arrival Notice)
Là giấy thông báo chi tiết của hãng tàu, đại lý hãng tàu hay một cơng ty
logistics thơng báo về lịch trình, thời gian, số lượng, chủng loại, trọng lượng, tên tàu,
chuyến… của lô hàng mà người nhập khẩu nhập từ nước ngoài về.
1.2.5.13.Lệnh giao hàng (Delivery order)
Là chứng từ mà người nhập khẩu nhận được từ hãng tàu để trình cho cơ quan
giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,…
Nội dung của chứng từ này được lập dựa trên Vận đơn đường biển và ghi rõ thời hạn

hiệu lực chứng từ.
1.2.6.14.Booking receipt notice
Là chứng từ được hãng tàu phát hành sau khi chủ hàng đã hoàn thành việc đặt
chỗ trên tàu để vận chuyển hàng. Chứng từ này thể hiện rõ các thông tin cơ bản như
tên hàng, tên tàu, chuyến, cảng bốc, dỡ, trọng lượng hàng,…
1.2.6.15.Debit note
Là 1 chứng từ thương mại mà người mua gửi cho người bán. Người bán cũng
có thể sử dụng chứng từ này để điều chỉnh giá trị hóa đơn khi bị sai. Chứng từ này ghi
rõ các khoản chi phí mà người mua phải thanh tốn cho người bán.
1.2.6.16.Thông tin phát hành vận đơn (SI)
Là các thông tin hướng dẫn vận chuyển của nhà xuất khẩu (Shipper) đến công
ty giao nhận để đảm bảo người giao nhận vận chuyển hàng hóa theo đúng yêu cầu của
người gửi hàng và hạn chế những sai xót trên trên các chứng từ giao nhận khác, đặc
biệt là vận đơn đường biển B/L.
1.2.6.17.Thơng báo nộp phí và biên lai thu tiền phí
Là các chứng từ thể hiện khoản phí mà người nhập khẩu phải nộp để sử dụng
cơng trình kết cấu hạ tầng cho hoạt động vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu Việt
Nam.
1.2.6.18.Biên bản giao hàng.


Là chứng từ mà người nhập khẩu hoặc xuất khẩu cấp cho người vận chuyển
hàng để xác nhận việc hoàn tất việc giao hàng. Biên bản này sẽ có dấu xác nhận của
người nhận hàng.
1.2.6.19.Lệnh cấp vỏ
Là lệnh hãng tàu gửi cho bãi container (Depot) của mình yêu cầu cấp vỏ cho
khách hàng có tên ghi trên lệnh.
1.2.6.20. Xác nhận khối lượng toàn bộ container vận chuyển quốc tế (VGM)
Là quy định trong cơng ước SOLAS u cầu tồn bộ chủ hàng(shipper) phải
thực hiện việc xác định khối lượng cont chứa hàng. Chứng từ này thể hiện chủ yếu về

số lượng, khối lượng cont chứa hàng.


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN
VẬN TẢI HÀ THÀNH – HANOTRANS HẢI PHỊNG
2.1.Q trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.Giới thiệu chung
Công ty TNHH giao nhận vận tải Hanotrans được thành lập năm 2014,là công
ty con với 100% vốn đầu tư của công ty VNT Logistics. Là một trong những công ty
trẻ ở miền Bắc Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực logistics với giải pháp toàn diện từ
giao nhận vận tải đến kho bãi. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Hanotrans
hiện có 6 chi nhánh tại 6 thành phố lớn trên cả nước: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Quy Nhơn. Trong đó chi nhánh Hanotrans Hải Phòng là chi
nhánh hoạt động năng động và hiệu quả nhất.
-

Tên công ty: Công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành- Hanotrans Hải
Phòng.

-

Mã số thuế: 0101352858005

-

Địa chỉ: Tầng 8 tòa nhà MB – Lê Hồng Phong – Hải Phòng

- Số điện thoại: Tel : (84) 337324570
- Fax : (84) 337324691
- Email :

- Website : />- Người đại diện: Nguyễn Thanh Bình (giám đốc)

Hình 2- Văn phịng cơng ty Hanotrans


2.1.2 Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh
Các sản phẩm dịch vụ của công ty:
Giao nhận vận tải biển ( Sea frieght fowarding): Hanotrans tin tưởng sẽ
mang tới dịch vụ tối ưu nhất từ đóng gói tới vận chuyển các loại hàng hố đặc thù
trong thời gian đúng hạn qua hình thức vận chuyển hàng hoá đường biển.
-

Dịch vụ FCL (vận chuyển nguyên container) và LCL (vận chuyển hàng
lẻ) trên toàn thế giới

-

Ðại lý người mua

-

Thủ tục hải quan

-

Ðóng gói và dán nhãn

-

Vận chuyển đường bộ


-

Sắp xếp bảo hiểm hàng hóa và khảo sát

-

Triển lãm và xử lý dự án

-

Quá cảnh hàng hóa đến Lào và Campuchia

Giao nhận vận tải hàng không (Frieght fowarding by air) : Hanotrans là
một trong những doanh nghiệp đầu tiên đầu tư vào lĩnh vực vận tải hàng không tại Việt
Nam. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ để đem tới dịch vụ tốt nhất cho khách hàng,
Hanotrans ngày một phát triển với vị thế là một doanh nghiệp vận tải sở hữu hệ thống
đối tác uy tín trên tồn thế giới.
Khơng dừng lại ở đó, Hanotrans cịn tự hào là doanh nghiệp có dịch vụ vận tải
hàng không nhanh, chất lượng với giá cả cạnh tranh trên thị trường. Hanotrans cam kết
mang gói hàng của bạn tới noi nhanh chóng, an tồn tuyệt đối áp dụng cho mọi kích
thước và trọng lượng hàng hố.
Giao nhận vận chuyển Bắc Nam (North-South freight forwarding): Dịch
vụ vận chuyển nội địa Bắc Nam tại Hanotrans sẵn sàng phục vụ khách hàng bất kể
ngày đêm. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tận tình và việc ứng dụng hệ thống
EDI trong công tác vận chuyển, Hanotrans cam kết đem lại dịch vụ đáng tin cậy và
hiệu quả đến với khách hàng trong và ngoài nước. Bao gồm:
-

Ðại lý vận chuyển


-

Vận chuyển nông sản, cho thuê tàu và môi giới (ship husbandry,
chartering and brokerage)


-

Kiểm đếm và dịch vụ hàng hải

-

Phi hành đoàn thuê/ cho thuê và hồi hương

Dịch vụ kho bãi (Warehouse services): Hệ thống kho bãi của Hanotrans
luôn được các khách hàng và đối tác đặc biệt tin tưởng. Với vị trí giao thơng thuận tiện
cho dịch chuyển hàng hố và lưu trữ các kiện hàng, cùng hệ thống thiết bị kiểm tra tân
tiến có khả năng đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, chúng tơi cung cấp các gói dịch vụ lưu trữ kho bãi đa dạng phù
hợp với nhiều nhu cầu và hình thức ký gửi:
-

Tấn/tháng

-

Mét vng/ tháng

-


Container/ ngày

-

Th tồn bộ kho bãi

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý

Hình 3 - Sơ đồ tổ chức công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành - Hanotrans
(Nguồn: Phòng nhân sự)


2.1.4

Giám đốc chi nhánh

-

Là người quyết định tối cao trên cơ sở phát huy ý kiến của các thành viên
trong Ban Giám đốc và các phòng ban. Đồng thời, Giám đốc cũng là người
trực tiếp chịu trách nhiệm toàn bộ những hoạt động của Cơng ty.

-

Chỉ đạo, điều hành tồn bộ hoạt động của Công ty.

-

Quyết định phương hướng kế hoạch, dự án kinh doanh và các chủ trương

lớn của Công ty.

-

Quyết định về việc chuyển nhượng, mua bán, cầm cố các loại tài sản cố
định.

-

Quyết định về việc tuyển dụng, phân công, sử dụng lao động và các vấn đề
khác như khen thưởng, kỷ luật.

-

Giám đốc là chủ tài khoản của Công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế với các
đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.

-

Ban hành quy chế nội bộ và bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong
Cơng ty.

Phó giám đốc
Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc chỉ đạo, điều
hành công việc khi Giám đốc vắng mặt. Trực tiếp phụ trách một số công việc cụ thể
được Giám đốc phân cơng.
Bộ Phận Kinh doanh (sales)
- Đây là phịng phụ trách công việc nghiên cứu thị trường; giới thiệu với
khách hàng hình ảnh của Cơng ty cùng các loại hình dịch vụ mà Cơng ty
cung cấp và có các nhiệm vụ sau: Tham mưu cho Ban Giám đốc ký kết

các hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài nước.
- Giúp Ban Giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch,
phát hiện các vấn đề và đề xuất hướng giải quyết.
- Theo dõi việc thực hiện các hoạt động và đôn đốc việc thanh tốn các
cơng nợ có liên quan.
- Tìm kiếm các khách hàng mới có tiềm năng trên các website, báo, đài... và
thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.


- Giữ vững và liên lạc thường xuyên với các khách hàng cũ củng cố niềm
tin để khách hàng tiếp tục giao dịch với Công ty.
- Lấy thông tin về lô hàng.
- Luôn tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, xác định thế mạnh của Công ty
để tung ra giá cước ưu đãi kèm theo những dịch vụ hậu mãi nhằm thỏa
mãn yêu cầu của khách và biết được các nhu cầu còn tiềm ẩn của họ. Giới
thiệu, quảng cáo và phát triển thương hiệu của liner mà mình đang làm
đại lý.
- Nhân viên phịng kinh doanh phải ln thống kê lại lượng hàng mà khách
đặt chỗ trong tháng, trong quý, trong năm nhằm đưa ra những chiến lược
mới và những dịch vụ chăm sóc khách hàng thích hợp.
Bộ phận logistis
Đây là bộ phận quan trọng nhất của công ty bao gồm các công việc kinh
doanh, giao nhận hàng, gom hàng lẻ.
Liên lạc với khách hàng để thu thập thông tin và yêu cầu khách hàng cung
cấp những chứng từ cần thiết có liên quan đến lơ hàng để làm dịch vụ hải quan (khi
khách hàng yêu cầu) như: B/L ( Bill of lading- vận đơn), Contract (hợp đồng),
Invoice (hóa đơn), Packing List (phiếu đóng gói), C/O (Certificate of Origin – giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa)…
Sau khi nhận được thơng tin lơ hàng cua khách hàng thì bộ chứng từ sẽ được
thông qua bộ phận logistics đến các phòng ban khác.

Nhân viên chứng từ nhận và kiểm tra thơng tin nhận có được từ bộ phận
Logistics đã tổng hợp lại, bộ chứng từ phải đạt tính chính xác và trùng khớp tuyệt đối
với thông tin của khách hàng. Nhân viên khai báo hải quan dựa vào bộ chứng từ đó sẽ
thực hiện cơng việc khai hải quan điện tử bằng phần mềm khai báo hải quan VNACCS
ECUS5.
Nhân viên hiện trường sẽ thực hiện các bước còn lại trong quy trình giao nhận
hàng hóa: lấy lệnh giao hàng, cược container rỗng, thơng quan hàng hóa tại cảng, các
thủ tục với hải quan giám sát và nâng hạ container, trả container rỗng cho hãng tàu và
lấy lại tiền cược. Nhân viên vận tải sẽ chịu trách nhiệm giao hàng cho khách hàng.


Bộ phận kế toán
- Chịu trách nhiệm về các khoản chi của công ty và các khoản thu từ khách
hàng. Bộ phận kế toán gồm kế toán trưởng, thủ quỹ và kế tốn viên
(trong đó có kế tốn chun cơng nợ và kế toán chuyên theo dõi hoạt
động thu chi của Cơng ty).
- Theo dõi sổ sách kế tốn và các giấy báo nợ (Debit Note) của các đại lý
nước ngoài và khách hàng.
-

Nhận và kiểm tra chứng từ: tổng phí, giá bán, điều kiện thanh tốn, đối
tượng xuất hóa đơn (trong nước hay ngồi nước).

- Xuất hóa đơn phác thảo (Debit, bảng tổng kết) cho khách hàng.
- Liên lạc với khách hàng để kiểm tra tính chính xác của hóa đơn phác thảo.
- Xuất hóa đơn gốc.
- Kết hợp và hỗ trợ tài chính cho các phịng ban khác trong việc thanh tốn
các chi phí dịch vụ, cước phí vận chuyển hoặc tính tốn và chi tiền hoa
hồng cho khách hàng đối với những lô hàng tự khai thác.
- Báo cáo cho Giám Đốc tình hình hoạt động của cơng ty, cũng như tình

hình cơng nợ cuối tháng và kế hoạch truy thu công nợ.
- Tổng kết cuối tháng tình hình trả lương, thưởng cho nhân viên.
-

Lưu lại các tài liệu, chứng từ cần thiết.

2.1.4 Nguồn nhân lực
Để áp ứng yêu cầu chuyên môn cao của ngành dịch vụ logistics, đội ngũ nhân
sự tại Hanotrans nói chng và Hanotrans Hai Phịng nói riêng ln được đào tạo kỹ
lưỡng về kỹ năng nghiệp vụ và sự tận tâm với Đối tác/ Khách Hàng, luôn bắt kịp với
xu hướng phát triển của ngành Logistics như hiện nay cũng như cạnh tranh với các
hãng giao nhận khác. Họ tự tin có đội ngũ công nhân viên nhiệt huyết và tận tâm với
công việc, tin tưởng vào sẽ mang đến cho khách hàng các dịch vụ chất lượng nhất.
Với định hướng phát triển dài hạn, đội ngũ nhân sự có ít nhất 10 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển hàng hóa, trình độ Tiếng Anh tốt dễ
dàng giao dịch với những đối tác nước ngồi, ln giữ được mối liên hệ chặt chẽ với
khách hàng và các cơ quan chức năng và ln có một niềm tin vào sự phát triển thịnh
vượng của ngành Logistics nói chung và của cơng ty nói riêng.


Số lượng nhân sự hiện tại của công ty là: 160 người
Cơng ty đánh giá cao uy tín và tơn trọng lẫn nhau trong mối quan hệ giữa
công ty và khách hàng để trở thành đối tác tin cậy lâu dài. Mỗi thành viên trong
công ty đều luôn sẵn sàng và ý thức trong sự phục vụ khách. Công ty luôn đặt chất
lượng dịch vụ lên hàng đầu với sự đúng hẹn, an toàn, đảm bảo về mặt thời gian và
phân phối đúng nơi cho khách hàng.
2.1.5 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
Hanotrans tự hào là công ty có trang thiết bị khá đầy đủ đáp ứng được nhu cầu
vận tải hay lưu trữ hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng.
Hệ thống nơi thu - giao nhận hàng hóa CFS có diện tích lên đến 5000 sqm.

Hệ thống kho bãi: 4000 sqm cho diện tích mặt sàn và 5000 sqm cho cả sân bãi
trong đó:
-

Kho CFS (cho cả đường biển và đường hàng khơng) có tổng diện tích là:
2500 m2

-

Hệ thống kho có diện tích là 10.000 m 2 là kho được bảo hiểm (bao gồm cả
kho CFS và kho ngoại quan), 50.000 m2 sàn bê tông để lưu trữ hàng

-

Với hệ thống kho bãi như vậy thì cơng ty cũng có những thiết bị hỗ trợ như:

-

Đầu kéo container: 60 chiếc.

-

Cần cẩu, xe nâng: 22 chiếc.

-

Xe tải và xe container: 80 chiếc

Bên cạnh cơ sở hạ tầng tốt rộng rãi đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu giao nhận và
lưu trữ hàng hóa và trang thiết bị hỗ trỡ đắc lực trên thì cơng ty cũng sở hữu số lượng

phương tiện vân chuyển đủ để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng bao gồm:
Xe bán tải: 10 đơn vị
Máy động lực: 5 đơn vị
Xe nâng 3 đơn vị, dùng để xử lý các container hàng hoặc container rỗng.


2.1.6 Khách hàng/các
tácxechính
củatydoanh
Hình đối
4 - Đội
của cơng
TNHHnghiệp
Hanotrans Hải Phịng
Mặc dù hoạt động trong nền kinh tế ngày càng khó khăn, cạnh tranh lớn đã
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước nói chung và
các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực giao nhận nói riêng nhưng HANOTRANS đã
ngày càng nâng cao vị thế và đang trên bước đà chuyển mình gây dựng thương hiệu
làm nên uy tín trong lịng khách hàng hướng đến một HANOTRANS ngày càng
phát triển. Chính vì thế họ đã có những khách hàng thân thiết và vô cùng tiềm năng
cả trong và ngồi nước như: Viettel, Hịa Phát, Nokia, SamSung, Piaggio, PASF…
2.2 Một số những thuận lợi và khó khăn của cơng ty
2.2.1 Một số thuận lợi
Với vị trí cơng ty nằm gần trung tâm thành phố, gần các cơ quan hành chính,
các cơ quan Hải quan và các hãng tàu lớn, các trung tâm kho vận điều đó đã tạo
điều kiện thuận lợi cho công ty cũng như khách hàng của công ty trong việc giao
dịch với các hãng tàu, các đại lý giao nhận và các cơ quan Hải quan.
Một trong những thế mạnh của HANOTRANS là có mạng lưới đại lý giao
nhận hàng hóa khắp nơi trên thế giới. Đây chính là cầu nối trung gian quan trọng
góp phần thúc đẩy hỗ trợ nhau trong hoạt động giao nhận hàng hóa của

HANOTRANS.
HANOTRANS ln đổi mới mình và tạo ra sự khác biệt trong chính sách thu
hút khách hàng thơng qua các dịch vụ giá trị tăng thêm đặc biệt như dịch vụ tư vấn
kê khai hải quan, miễn phí lưu container, lưu bãi trong thời gian lâu....
Công ty đánh giá cao uy tín và tơn trọng lẫn nhau trong mối quan hệ giữa
công ty và khách hàng để trở thành đối tác tin cậy lâu dài. Mỗi thành viên trong
công ty đều luôn sẵn sàng và ý thức trong sự phục vụ khách. Công ty luôn đặt chất


lượng dịch vụ lên hàng đầu với sự đúng hẹn, an toàn, đảm bảo về mặt thời gian và
phân phối đúng nơi cho khách hàng.
Bộ máy công ty gọn nhẹ, các phòng ban được sắp xếp hợp lý, logic rất thuận
tiện cho việc trao đổi đóng góp ý kiến khi có vấn đề cần giải quyết chung. Đồng
thời với đội ngũ nhân viên trẻ rất nhiệt huyết trong công việc và mối quan hệ hòa
đồng giữa các nhân viên tạo nên một môi trường làm việc hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau
giúp nâng cao hiệu quả công việc.
Công ty đã có trang web riêng điều này giúp cho khách hàng có thể biết đến
các loại hình dịch vụ mà cơng ty cung cấp. Khách hàng có thể đặt hàng và giao dịch
thông qua website của công ty. Trang web được thiết kế rất sinh động và bố trí hợp
lý, thuận lợi cho việc truy cập. Đặc biệt còn cung cấp thêm các điều kiện Incorterm
tạo điều kiện cho khách hiểu hơn trong việc áp dụng các điều kiện này.
2.2.2 Một số khó khăn
Bên cạnh những thế mạnh HANOTRANS vẫn cịn một số mặt hạn chế sau:
-

HANOTRANS chưa thành lập bộ phận Marketing riêng biệt. Thành viên của
bộ phận Marketing chủ yếu là do các nhân viên của bộ phận kinh doanh và
bộ phận Logistics thực hiện. Do vậy việc tiếp thị, giao dịch và ký hợp đồng
với các doanh nghiệp lớn chủ yếu là do Giám Đốc đảm nhận làm cho cơng
việc của Giám Đốc rất bận rộn mà cịn hạn chế khả năng và cơ hội đào tạo

chuyên sâu vào lĩnh vực Marketing cho nhân viên.

-

Tuy có các phịng ban được phân công trách nhiệm rõ ràng nhưng chưa có
từng phịng riêng về mặt hình thức và chưa có người chịu trách nhiệm của
từng phịng.

-

Do Cơng ty có quy mơ cịn nhỏ, số lượng nhân viên chưa nhiều khiến cho
công việc của mỗi nhân viên rất tất bật và một số nhân viên còn kiêm nhiệm
nhiều
nhiệm vụ khác khiến họ khó lịng tồn tâm, tồn lực cho cơng việc và đặc
biệt vào mùa cao điểm họ phải làm việc cật lực, bị áp lực về thời gian, đặc
biệt là bộ phận kế toán và bộ phận logistics.


×