Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tìm hiểu hoạt động của một cảng biển quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.17 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Bộ môn : Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài:
Tìm hiểu hoạt động của một cảng biển quốc tế.Trong vai trò người giao
nhận và dựa trên một bộ chứng từ thực tế, hãy trình bày quy trình xuất nhập
khẩu và giải thích những cơng việc đã làm với các bên liên quan (khách hàng,
hãng vận chuyển, đại lý...) loại hình Sea nhập.

Giáo viên hướng dẫn: Vũ Anh Tuấn
Nhóm: 02
Lớp HP: H2105ITOM1511

HàHhh

Hà Nội 7/2021

LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên - Thạc sĩ Vũ Anh

1


Tuấn. Cảm ơn thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu môn học “ Quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế” để chúng
em có thể hồn thành tốt đề tài thảo luận này . Trong quá trình hồn thành bài thảo
luận do kinh nghiệm cịn non nớt khơng tránh khỏi các sai sót rất mong thầy bỏ qua.
Đồng thời rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy và những thành viên trong
lớp để giúp tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm hoàn thành tốt những bài thảo luận


tiếp theo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á, nằm trong khu vực có
mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động vào bậc nhất trên thế
giới. Mặt khác, với hơn 3.260km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc
phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển. Vận tải biển và hệ
thống cảng hàng hóa hiện nay đang góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước không chỉ ở việc vận chuyển hàng hóa, tạo ra thu nhập và việc làm mà
quan trọng hơn là thúc đẩy đầu vào và đầu ra của sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Chính
vì lẽ đó, kinh tế cảng hàng hóa cần được xem là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn, tạo đà thúc đẩy cho các ngành khác phát triển. Trong thời gian tới, chúng ta cần
đặc biệt quan tâm đầu tư vào hệ thống cảng hàng hóa Việt Nam để có thể đáp ứng
được nhu cầu phát triển đã đặt ra. Việc tìm hiểu về hoạt động của các cảng góp phần
quan trọng trong việc hoạch định phát triển cho ngành vận tải nói chung và nâng cao
vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu
ngày càng trở thành hoạt động thiết yếu tạo nên nhiều lợi nhuận cũng như thúc đẩy
bước phát triển trong nền kinh tế của Việt Nam.
Nhận biết được tầm quan trọng đó, nhóm 2 thực hiện nghiên cứu về đề tài: “Tìm
hiểu hoạt động của một cảng biển quốc tế.Trong vai trò người giao nhận và dựa trên
một bộ chứng từ thực tế, hãy trình bày quy trình xuất nhập khẩu và giải thích những

2


công việc đã làm với các bên liên quan (khách hàng, hãng vận chuyển, đại lý...) loại
hình Sea nhập.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Hoạt động của cảng biển Sài Gòn
1.1 Cảng biển

Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây
dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ
hàng hố, đón trả khách hàng và thực hiện các dịch vụ khác. Tàu biển ở đây phải
được hiểu là “tất cả các tàu thuyền thuộc quốc gia hoặc sở hữu tư nhân hoặc do
quốc gia, cá nhân quản lý, trừ tàu chiến và các tàu thuyền được dùng để thực hiện
các chức năng cảnh sát, hành chính và tàu cá”
Khái niệm cảng biển cũng được định nghĩa và giải thích cụ thể theo nghị định
104/2012/NĐ-CP: "Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng,
được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt
động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác".
1.2 Giới thiệu về Cảng Sài Gịn
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cảng Sài Gòn
Cảng Sài Gòn được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời Pháp
thuộc với tên gọi Thương Cảng Sài Gòn. Cảng nằm dọc theo sơng Sài Gịn, cách biển
45 dặm (83 km) với tổng diện tích 3.860.000 m2 vào gồm các khu vực:
∙ Khu

vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa.

∙ Khu

vực Nhà Rồng (vị trí cũ): dọc sơng Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước

ngoài.
∙ Khu

vực Khánh Hội: dài 1.25 km với 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài. ∙

Khu vực Chợ Cá: 3 cầu tàu và 2 bến.


3


Năm 1939, Sài Gòn trở thành cảng đứng hàng thứ 7 trong số các thương cảng
của Đế quốc Pháp, vận chuyển 3.000.000 tấn trong đó 2.000 tấn xuất-nhập hàng hóa
tàu biển thuộc mọi quốc tịch.
Vào giữa thập niên 1960 dưới thời Việt Nam Cộng hịa kho Cảng Sài Gịn có
diện tích 73.799m² với năng suất chứa 45.000 tấn hàng hóa.
Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975, Thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài
Gòn theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển. Cảng Sài Gòn có
tổng diện tích là 475.000 m2, 3 bến xếp dỡ với chiều dài cầu tàu:
∙ Bến

Nhà Rồng (428 m)

∙ Bến

Khánh Hội (1,264 m)

∙ Bến

Tân Thuận (866.5 m)

và nhiều phao buộc neo dọc hai bên bờ sông.
Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay, Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế,
cảng chính của miền Nam Việt Nam. Tổng diện tích mặt bằng là 570.000 m² gồm 5
bến cảng (Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ) với 2.830
m cầu tàu, 250.000 m² bãi, và 80.000 m² kho hàng. Mới đây, Cảng Sài Gòn đã thực
hiện thành công dịch vụ trung chuyển container, mở đường cho giai đoạn phát triển
mới của ngành Hàng hải Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Ngày 16/5/2009, Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu chuyến di dời các cảng trong
hệ thống cảng Sài Gòn ra cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) và sau đó sẽ hình thành nên Khu
đơ thị cảng Hiệp Phước hiện đại. Ngoài ra cũng trong tháng 5/2009, Thành phố Hồ
Chí Minh đã bắt đầu nạo vét luồng Sồi Rạp (trong hệ thống sơng Đồng Nai) sâu đến
9m trong năm 2010 để khi cảng Hiệp Phước đưa vào hoạt động sẽ có thể đón các tàu
50.000 tấn (DWT) và sau 2010 sẽ nạo vét sâu đến hơn 12m để có thể đón các tàu
70.000 tấn (DWT) qua đó có thể nâng cơng suất của cảng Hiệp Phước lên đến 250
triệu tấn/1 năm.

4


Dự kiến đây sẽ là khu cảng hiện đại nhất Việt Nam cùng với cảng Cát Lái và Cái Mép
Thị Vải
1.2.2 Nhiệm vụ - Mục tiêu
Nhiệm vụ : Phát triển bền vững như Cảng hàng đầu của đất nước, cửa ngõ hàng
hải chính của nước Việt Nam đi đến các nước trong khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu: Cải tiến các tiêu chuẩn dịch vụ so với các cảng khác trong khu vực.
Phát triển và khai thác cảng nước sâu như là Cảng chiến lược quốc gia ở miền Nam
Việt Nam
1.2.3 Quan hệ quốc tế
- Thành viên của Hiệp hội Cảng biển Quốc tế (IAPH).
- Thành viên của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA).
- Thành viên chính của VPA tham gia vào các hoạt động của Hiệp hội Cảng
biển ASEAN (APA).
- Các Cảng kết nghĩa: Trạm Giang (Trung Quốc), Osaka (Nhật Bản), Los
Angeles (USA)
1.2.4 Truyền thống của Cảng Sài Gòn
Với lịch sử phát triển lâu dài, Cảng Sài Gòn đã khẳng định được truyền thống
hoạt động và cống hiến tốt đẹp của mình vì lợi ích của khách hàng và từ đó góp phần

vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Với nhiệm vụ xuất sắc và sự cống hiến hiệu quả của Cảng đối với sự phát triển
kinh tế của đất nước, Cảng Sài Gòn đã được Chính phủ tặng Danh hiệu Anh hùng Lao
động.
Ngày 5 tháng 6 được chọn làm ngày truyền thống của Cảng Sài Gòn. Ngày này
được chọn để tưởng nhớ ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911 từ

5


Cảng Sài Gòn.
1.3 Các hoạt động tại Cảng Sài Gòn
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, gần các trung tâm logistics, khu công nghiệp và khu
công nghệ cao cùng với sự ủng hộ, tin tưởng của khách hàng trong nước và quốc tế,
Cảng Sài Gòn với các bến cảng trên sơng Sài Gịn, sơng Sồi Rạp và cảng nước sâu
Cái Mép - Thị Vải, hiện phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực rộng
lớn bao gồm TP. HCM, các vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long. Cảng
Sài Gịn đủ năng lực cung cấp các dịch vụ khai thác cảng và logistics cho khách hàng
tại cầu cảng, bến phao, phục vụ xuất nhập khẩu các loại hàng sắt thép, thiết bị, hàng
rời, container,...; các dịch vụ lai dắt cứu hộ, sửa chữa cơ khí, giao nhận kho vận và
cho thuê kho ngoại quan.
Cảng Sài Gòn đảm nhiệm sứ mệnh quan trọng phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu
hàng hóa bằng đường biển đến các cảng trên thế giới và luân chuyển hàng hóa nội địa
khắp cả nước với tổng sản lượng hàng hóa bốc xếp hàng năm hơn 10 triệu tấn, chiếm
50% thị phần hàng tổng hợp trong khu vực. Trong đó, sắt thép chiếm 65% thị phần và
phân bón chiếm 93% thị phần khu vực TP. HCM. Trong hệ thống cảng biển của ngành
hàng hải Việt Nam, Cảng Sài Gòn là một trong số các cảng có sản lượng và năng suất
xếp dỡ hàng đầu của quốc gia.
Các hoạt động chính của 1 cảng biển thơng thường hay cảng Sài Gịn nói chung
bao gồm 6 hoạt động sau đây:

- Hỗ trợ hành trình của tàu
- Phục vụ tàu vào cảng
- Xếp dỡ hàng hoá
- Phục vụ hàng quá cảnh
- Lưu kho
- Liên kết vận tải nội địa

6


1.3.1 Hỗ trợ hành trình của tàu
Nhiệm vụ của hoạt động hỗ trợ hành trình của tàu trong dịch vụ cảng là cung cấp
lương thực, thực phẩm hoặc các dịch vụ hỗ trợ khác cho tàu. Bên cạnh đó, cịn có hoạt
động thơng tin hỗ trợ hành trình của tàu như hệ thống kiểm tra cân bằng xếp hàng trên
tàu trước khi tàu rời cảng, kiểm tra cân bằng tàu,…
1.3.2 Phục vụ tàu vào cảng
Vai trị chính của hoạt động phục vụ tàu vào cảng là đảm bảo an toàn và thuận
tiện cho tàu khi tàu cập cảng. Các công ty, tổ chức cảng vụ, dịch vụ liên quan đến
công tác phục vụ tàu vào cảng bao gồm dịch vụ thông quan, dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ
đảm bảo an toàn co tàu vào luồng, đại lý tàu,… Luồng hàng sẽ đi từ hệ thống phục vụ
tàu vào cảng đến hệ thống xếp dỡ.
1.3.3 Xếp dỡ hàng hoá
Hệ thống xếp dỡ nắm nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động xếp hàng và dỡ hàng của tàu
tại cảng sao cho nhanh chóng và an toàn. Các bên liên quan đến hoạt động này sẽ
nhận lệnh trực tiếp từ các công ty vận tải biển hoặc thông qua đại lý của người gửi
hàng. Cịn đội cơng nhân xếp dỡ sẽ nhận lệnh từ đơn vị thực hiện công tác xếp dỡ.
1.3.4 Phục vụ hàng quá cảnh
Đảm bảo liên kết giữa bên xếp dỡ và bên kho bãi là nhiệm vụ chính của hệ
thống phục vụ hàng quá cảnh. Luồng hàng sẽ dịch chuyển từ hệ thống xếp dỡ đến hệ
thống liên kết vận tải bộ hoặc hệ thống lưu kho bãi. Ở một số cảng, q trình

này khơng được tách biệt rõ ràng mà có thể được gộp vào hệ thống lưu kho bãi. Tuy
nhiên, đối với các cảng có bãi hàng nằm xa khu vực trung tâm cảng. Thì việc xây
dựng hệ thống phục vụ hàng quá cảnh là vô cùng cần thiết.
1.3.5 Lưu kho bãi
Với mỗi loại hàng hóa khác nhau, cần có các q trình phục vụ khác nhau từ

7


bên chuyên môn như phục vụ kho lưu hàng nguy hiểm, kho lưu hàng thực phẩm, khu
chứa bồn cho hàng lỏng và khu kho bãi đa chức năng (bao gồm cả bãi container).
Hàng hóa sau khi dỡ từ tàu hoặc mang đến từ chủ hàng sẽ được chuyển đến kho CFS
để tháo/ đóng hàng vào container. Luồng hàng đi từ hệ thống phục vụ hàng quá cảnh
đến hệ thống liên kết vận tải nội địa.
1.3.6 Liên kết vận tải nội địa
Vai trò của hệ thống liên kết vận tải nội địa là hỗ trợ cho liên kết giữa hệ thống
kho bãi (hoặc hệ thống phục vụ hàng quá cảnh) với hệ thống vận tải nội địa.
Dòng hàng dịch chuyển từ hệ thống phục vụ hàng quá cảnh hoặc hệ thống xếp
dỡ đến khu vận tải nội địa bao gồm: vận tải đường sắt, vận tải ven biển, vận tải đường
thủy nội địa, vận tải đường hàng không và chủ yếu là vận tải đường bộ.
1.4 Ảnh hưởng của Covid đến hoạt động của cảng Sài Gòn
Trong đại dịch Covid – 19, không chỉ tác động tới đời sống của người dân, đến
hoạt động kinh doanh mà còn ảnh hưởng lớn tới thị trường vận tải. Nó làm giảm triển
vọng tăng tưởng nhu cầu vận tải biển trên tất cả các phân khúc thị trường và ảnh
hưởng đển sự phát triển chung của ngành đóng tàu, ngành phá dỡ tàu, quy mơ đội tàu,
… Và Cảng Sài Gịn là một trong những cảng ở Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ đại
dịch
Covid – 19 này, không những ảnh hưởng đến cước phí, tàu hàng hóa vận chuyển qua
cảng mà cịn ảnh hưởng tới doanh thu chung của cảng.
Năm tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động

SXKD của Cảng bị ảnh hưởng nặng nề do phần lớn mặt hàng thơng qua cảng có
nguồn gốc từ Trung Quốc; để đồng hành, chia sẻ khó khăn với khách hàng, Công ty
đã giảm tiền thuê bến bãi từ 30- 50%. Bên cạnh đó u cầu phải lập dự phịng tài
chính và việc trích khấu hao sau khi đưa Cảng Sài Gịn - Hiệp Phước vào khai thác,
chi phí th đất tăng…. là những thách thức lớn đối với việc thực hiện kế hoạch

8


SXKD năm 2020 của Cơng ty.
Dịch Covid – 19 có tác động khơng hề nhỏ đến tình trạng kinh doanh của Cảng,
cước container tăng khiến cho cảng rất khó khăn, ảnh hưởng đến 20 – 30% năng suất
kinh doanh. Bắt đầu từ tháng 8, tình trạng tắc nghẽn container tại các cảng đi châu Âu,
Mỹ,… khơng riêng cảng Sài Gịn đã và đang đưa ngành vận tải biển không chỉ Việt
Nam mà cả thế giới bước vào khủng hoảng thiếu container trầm trọng. Bên cạnh đó sự
hồi phục mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc gần đây khi dịch Covid – 19 ở đây được
kiểm sốt càng đẩy trình trạng thiếu hụt container chở hàng lên cao.
Trong 2 tháng đầu năm 2020 số lượng tàu đến cảng giảm nhưng sản lượng hàng
hóa vẫn tăng 10%, trong đó lượng hàng container ước tăng 14% so với năm 2019. Như
vậy có thể thấy Covid ảnh hưởng đến lượng tàu lưu thông trên cảng, làm giảm khả
năng đến các cảng của tàu thuyền, xuất nhập khẩu, nhưng sản lượng hàng hóa vẫn
tăng do nhu cầu vận chuyển hàng hóa của nước ta cao.
Mặc dù Covid – 19 ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, doanh thu của nhiều ngành trong
nước, nhưng với Cảng Sài Gòn kết quả kinh doanh 2020 với lợi nhuận 232,8 tỷ đồng
tăng khoảng 13% so với năm 2019 và doanh thu đạt 935,9 tỷ đồng. Cụ thể, quý
III/2020 doanh thu đạt trên 215 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ 2019. Giá vốn hàng
bán tăng đến 16% khiến lợi nhuận gộp còn 70 tỷ đồng, giảm 35%. Biên lợi nhuận gộp
từ 46%
xuống còn 32%. Kết quả lãi trước thuế tăng 72% so với cùng kỳ 2019, đạt trên 50 tỷ
đồng. Trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại, cơng ty báo lãi 30 tỷ đồng,

tăng 50%.
Đến đầu 2021, mặc dù dịch Covid – 19 vẫn ảnh hưởng lớn đến nước ta, đặc biệt
là cảng biển, nhưng khối lượng hàng hóa thơng qua các cảng vẫn tăng. Cụ thể lượt
hàng hóa thơng qua các cảng do Vinalines quản lý trong tháng 4/2021 đạt 30,78 triệu
tấn, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Cảng Sài Gòn đạt 4,12 triệu tấn

9


chiếm 13,7% so với tổng khối lượng hàng hóa do Vinalines quản lý.
Như vậy, đại dịch Covid – 19 đã ảnh hưởng một phần nào đến hoạt động kinh
doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa của Cảng, làm giảm doanh thu trong một số giai đoạn
nhưng nó cũng có một phần tác động tích cực mở ra một hướng kinh doanh, vận
chuyển mới cho ngành vận tải nước ta.

Chương 2 : Phân tích quy trình tổ chức nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
trong vai trị người giao nhận
2.1 Quy trình nhập khẩu hàng hóa trong vai trị người giao nhận
Bước 1: Nắm tình hình hàng hóa và phương tiện vận tải
- Nắm tình hình hàng hóa của chủ hàng
- Nắm tình hình phương tiện vận tải hoặc tiến hành lưu cước, đăng ký
chuyến phương tiện vận tải
Bước 2: Chuẩn bị chứng từ nhận hàng nhập khẩu
- Nhận Pre – alert và bản chụp chứng từ đại lý nước ngoài
- Dựa trên A/N của hãng vận chuyển để gửi A/N cho khách hàng
- Nắm tình hình hoặc thay mặt chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới
thiệu đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng (D/O) và đóng lệ phí

Bước 3: Nhận hàng hóa tại địa điểm quy định (Người giao nhận phối hợp với người
nhận hàng/nhập khẩu):

- Khai báo và thơng quan hàng hóa nhập khẩu
- Tiến hành kiểm nghiệm, giám định (nếu cần) và lấy giấy chứng nhận hay biên
bản thích hợp

10


- Nhận hàng nhập khẩu từ người vận chuyển thực tế
(1)Đối với vận chuyển đường biển, hàng đóng trong container, gửi hàng
nguyên (FCL/FCL)
∙ Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc
và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để lấy D/O.
∙ Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hố (chủ
hàng có thể đề nghị đưa cả container vè kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải
quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu khơng sẽ bị phạt).
∙ Sau khi hồn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận
hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tầu tại cảng để xác nhận D/O. ∙ Lấy
phiếu xuất kho và nhận hàng
(2)Đối với vận chuyển đường biển, hàng đóng trong container, gửi hàng lẻ
(LCL/LCL)
∙ Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tầu hoặc đại
lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định và
làm các thủ tục như trên.
(3)Đối với vận chuyển đường biển, hàng rời
(4)Đối với vận chuyển đường hàng khơng
Bước 4: Quyết tốn chi phí với nhà cung cấp và khách hàng
2.2 Các bên tham gia trong q trình nhập khẩu hàng hóa
Nhà xuất khẩu:
- BODIBASIXS MANUFACTURING SDN BHD
- Địa chỉ : Lot 5011. Jalan Teratal, Batu 5 ½ , off Jalan Meru, 41050 Klang,

Selangor Darul Ehsan, Malaysia
- Số điện thoại : 603-3392-6529
- Fax: 603-3392-8766

11


Nhà nhập khẩu:
- COLAS VIETNAM CO LTD
- Địa chỉ : F1 17, tòa Kangnam, đường Phạm Hùng, Nam từ Liêm, Hà Nội, Việt
Nam
- Số điện thoại : + 842432015999
Forwarder:
- GOLD TRANSPORT LOGISTICS CORPORATION
- Địa chỉ: 86 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Số điện thoại : 02432 008 555

2.3 Quy trình tổ chức và thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa bằng đường
biển của Gold trans
2.3.1 Chuẩn bị thơng tin về hàng hóa và phương tiện vận tải
❖ Chuẩn bị thông tin về hàng hóa và phương tiện vận tải
Sau khi cơng ty Gold Trans ký HĐ giao nhận với Colas Vietnam với nhiệm vụ là làm
thủ tục thông quan nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa an tồn và giao cho người
nhận hàng tại địa điểm mà người nhận hàng đã chỉ rõ trong hợp đồng kinh tế. Colas
Vietnam cần cung cấp cho phòng giao nhận của công ty một bộ hồ sơ gồm:
∙ Contract (1 bản chính)
∙ Bill of lading (1 bản original)
∙ Packing list (1 bản original)
∙ Commercial invoice (1 bản original)
∙ Certificate of origin (C/o – 1 bản original)


Nhân viên của phòng giao nhận cần ký xác nhận cho Colas Vietnam là đã nhận đủ

12


chứng từ như đã nêu ở trên. Sau đó cần phải photo các chứng từ này ra nhiều bản,
nhằm phục vụ cho cơng việc lúc cần thiết, tùy theo tính chất cơng việc mà các bản sao
y đó có lúc khơng cần phải chứng nhận sao y, có lúc cần phải đem cho người nhận
hàng chứng nhận sao y.

Khi chứng nhận sao y, Colas Vietnam sẽ ký tên, đóng dấu tên và chức vụ người
chứng nhận sao y bản chính và dấu “sao y bản chính” cùng với con dấu của doanh
nghiệp – ở đây là người nhập khẩu. Sau một thời gian, Colas Vietnam sẽ nhận: “giấy
báo hàng đến” hay “thông báo hàng đến”. Gold Trans sẽ gởi thông báo này cho Colas
Vietnam.
Giấy báo nhận hàng (ARRIVAL NOTICE) đầy đủ chi tiết thông tin về:
∙ VESSEL / VOYAGE : LEO PERDANA 0304-126N
∙ Master Bill Of Lading (Vận đơn chính) : EGLV091130275275 ∙
House Bill Of Lading (Vận đơn phụ): PKGHCM - 12336
∙ QUANTITY (Số lượng): 1x40’HQ
∙ PORT OF LOADING (Cảng xếp hàng): Cảng PORT KLANG ∙
PORT OF DISCHARGE (Cảng dỡ hàng): Cảng CÁT LÁI
∙ ETA (Estimated Time of Arrival): 28-05-2021
∙ Mã Kho hàng: 02CIS01
❖Liên hệ Agent
Theo điều kiện giao hàng FOB (Incoterms 2010), việc book tàu sẽ được thực hiện
tại đầu nước xuất khẩu bởi người mua. Cụ thể, đối với lô hàng nhập khẩu Pureen Baby
Products trên, được sự ủy quyền của công ty nhập khẩu Colas Vietnam Co., Ltd.,
Forwarder Gold Transport Logistics Corp. phải chịu trách nhiệm về việc lấy booking
tàu mang số hiệu Leo Perdana V.0304-126N tại đầu nước xuất khẩu P.O.L: Port


13


Klang, Malaysia.
Để thực hiện được nghiệp vụ này, Forwarder Gold Transport Logistics Corp. cần
liên hệ với Forwarder Agent (là đại lý Forwarder Logistics) của mình tại đầu nước
xuất khẩu Malaysia. Cụ thể, Gold Transport Logistics Corp. sẽ yêu cầu đại lý của
mình liên hệ với hãng tàu tại cảng bốc hàng P.O.L Port Klang (Malaysia) để lấy các
thông tin về
cước biển (O/F- Ocean Freight) và các loại phụ phí surcharge/ local charge khác; cũng
như kiểm tra lịch tàu (Frequency), thời gian tàu chạy, thời gian di chuyển (transit
time), hình thức vận chuyển (đi thẳng – direct hay chuyển tải – transit?),…
Sau khi có được các thơng tin cần thiết trên, Forwarder Gold Transport Logistics
Corp. cần báo lại cho công ty nhập khẩu Colas Vietnam Co., Ltd., đồng thời chốt lại
với người bán Bodibasixs Manufacturing SDN BHD về việc chỉ định Forwader Agent
của mình tại Malaysia xử lý việc lấy booking từ hãng tàu. Khi đó, đại lý Forwader
Logistics của Gold Transport Logistics Corp. tại đầu xuất khẩu sẽ là người trực tiếp
chủ động liên hệ với hãng tàu tại Klang port, Malaysia; đồng thời cập nhật các thông
tin cần
thiết liên quan đến lịch tàu cho người bán (công ty Bodibasixs Manufacturing SDN
BHD). Lúc này, dựa trên kế hoạch sản xuất – vận chuyển và sự đồng ý thống nhất với
công ty nhập khẩu Colas Vietnam Co., Ltd., công ty xuất khẩu Bodibasixs
Manufacturing SDN BHD sẽ lựa chọn lịch booking tàu phù hợp và báo lại cho
Forwarder Agent. Sau đó, Forwarder Agent chốt lấy booking với hãng tàu (Leo
Perdana

V.0304-126N) và tiến hành gửi lại booking cho người bán (công ty

Bodibasixs


Manufacturing SDN BHD). Sau khi nhận được booking, công ty

Bodibasixs Manufacturing SDN BHD có thể tiến hành đóng hàng, hạ bãi và thông
quan cho lô hàng Pureen Baby Products tại đầu xuất khẩu (Hải quan Malaysia).

14


2.2.2. Gold Trans xác nhận đơn hàng, đóng phí với đại lí của hãng tàu
Sau khi biết tàu đã cập cảng dỡ, nhân viên giao nhận cầm vận đơn gốc (bill of
lading) và giấy giới thiệu cùng với chứng minh thư (nếu có) đi đến văn phịng đại
diện của hãng tàu ( LEO PERDANA ), trình giấy giới thiệu, vận đơn gốc hoặc vận
đơn surrender, chứng minh thư (nếu có) cho nhân viên của văn phòng đại diện hãng
tàu, nhân viên này sẽ tiếp nhận và sẽ đưa ra mức phí phải đóng. Nhân viên giao nhận
đóng phí theo u cầu, ký tên vào biên lai thu tiền, biên lai giá trị gia tăng, nhận D/O
và các biên. Khi nhận D/O thì trên D/O sẽ được văn phịng đại diện đóng con dấu của
hãng tàu. Sau khi đã đưa các D/O gốc, nhân viên của đại lý hãng tàu đưa cho nhân
viên giao nhận một tờ D/O khác, có nội dung tương tự như các tờ D/O vừa nhận,
nhân viên giao nhận sẽ ký xác nhận lên tờ D/O này là đã nhận lệnh. Vì khi Colas VN
giao chứng từ cho Gold Trans thì người nhận hàng đã kiểm tra tính hợp lệ của chứng
từ, hay đã tu chỉnh khi xảy ra bất hợp lệ, nên các số liệu trong các chứng từ đã khớp
với nhau, lúc này khi nhận D/O, nhân viên giao nhận chỉ cần kiểm tra, đối chiếu nội
dung D/O với vận đơn là đủ, nhằm phát hiện sai sót của D/O (nếu có) và tu
chỉnh ngay, tránh trường hợp D/O khơng có giá trị hiệu lực. Vậy khi nhận lệnh, nhân
viên giao nhận cần đối chiếu lệnh với vận đơn (bản sao) ngay khi còn ở đại lý hãng
tàu.
Thông tin đầy đủ về Bill of Landing (vận đơn)
∙ Người cấp vận đơn: ATL Shipping
∙ Địa điểm phát hành PORT KLANG

∙ Tên tàu LEO PERDANA mã V 0304-126N
∙ Đại lý giao hàng: GOLD TRANSPORT LOGICTICS CORPORATION
∙ Cảng xếp hàng PORT KLANG, MALAYSIA
∙ Cảng dỡ hàng, giao hàng Cat Lai Hồ Chí Minh

15


∙ Hàng xếp lên tàu 25/05/2021
∙ Tổng trọng lượng hàng 26,550.00KGS
∙ Thể tích tồn bộ hàng 57,6M^3
∙ Phương thức nhận hàng FCL/FCL: Nhận hàng nguyên containet kho FCL xuất
và giao hàng nguyên công tại kho FCL nhập.
Nhân viên giao nhận cũng phải chú ý thời hạn hiệu lực của D/O trong vấn đề lưu
kho, lưu bãi, lưu container (có hãng tàu miễn phí, có hãng tàu tính phí sau khi D/O hết
hiệu lực) để mà sắp xếp thời gian hợp lý, tiến hành làm thủ tục nhận hàng tránh tình
trạng phát sinh thêm các chi phí này, do D/O quá hạn hiệu lực lấy hàng.
2.2 3. Gold Trans làm thủ tục hải quan và các thủ tục nhập
hàng Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Nhân viên giao nhận cần tiếp tục chuẩn bị bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan bộ hồ sơ
gồm những chứng từ và sắp xếp thứ tự (mang tính tương đối) như sau: ∙ Phiếu tiếp
nhận hồ sơ (1 bản)
∙ Tờ khai hải quan hàng nhập – bảng lưu người khai hải quan (1 bản, bảng lưu
hải quan(1 bản).
∙ Phụ lục tờ khai – bảng lưu hải quan (1 bản – nếu có trên 3 mặt hàng), bản lưu
người khai hải quan (1 bản – nếu có trên 3 mặt hàng).
∙ Tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu – khi là hàng có C/O và được
hưởng chế độ ưu đãi thuế quan.
∙ Phiếu tiếp nhận hồ sơ và theo dõi thời gian làm thủ tục hải quan (1
bản).

∙ Giấy giới thiệu (1 bản chính).
∙ Hóa đơn thương mại (1 bản chính).
∙ Packing list (1 bản copy, 1 bản chính).

16


∙ Bill of lading (1 bản copy).
∙ Hợp đồng thương mại (1 bản copy).
∙ C/O (1 bản gốc).
∙ D/O (1 bản chính).
∙ Giấy phép nhập khẩu (nếu có).
∙ Các cơng văn, giấy tờ khác. Ví dụ: Giấy cam kết hàng hoá là thiết bị đồng bộ,
xác nhận nhập hàng làm tài sản cố định, đăng ký làm thủ tục ngoài giờ v.v ∙
Sau khi bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan cho lơ hàng nhập đã hồn chỉnh nhân
viên giao nhận tới hải quan cửa khẩu cảng Cát Lái, nộp bộ hồ sơ tại phòng
đăng ký tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Cầm bộ hồ sơ đến hải quan tiếp nhận để được phân công cán bộ kiểm tra
hồ sơ
Bước 3: Chuẩn bị quy trình giám định
Cán bộ hải quan sẽ đóng dấu lên phiếu tiếp nhận hồ sơ, cho số tờ khai và gửi lại cho
nhân viên giao nhận. Nhân viên giao nhận đến bảng phân cơng kiểm hóa để tìm hiểu
cán bộ kiểm hóa nào sẽ tiến hành kiểm tra lô hàng.
Trong thời gian chờ đợi, nhân viên giao nhận ra hải quan giám sát bãi hoặc hải
quan kho để đối chiếu lệnh, mục đích là xác định lơ hàng chuẩn bị lấy có ở bãi, kho
hay khơng dựa trên manifest mà tàu đã đưa cho cảng tránh trường hợp số liệu trên
manifest và trên D/O không khớp với nhau cơng việc đối chiếu này thì được nhân
viên hải quan thực hiện trên mạng thông tin nội bộ.
Trước khi đưa D/O vào đối chiếu, nhân viên giao nhận cần viết lên D/O tên
công ty, số tờ khai, loại hình, nơi đăng ký tờ khai. Sau khi hải quan giám sát bãi đối

chiếu xong, sẽ đóng dấu hình vng mang tên: “đã đối chiếu” kèm theo ngày tháng
năm trên D/O.
Bước 4: Quá trình giám định

17


Kiểm hóa viên gởi lại cho nhân viên giao nhận phiếu trưng cầu giám định. Nhân
viên giao nhận cầm phiếu này cùng với bộ hồ sơ yêu cầu giám định của chủ hàng nộp
cho giám định viên của cơ quan giám định như đã được đề cập trong phiếu trưng cầu
giám định. Bộ hồ sơ yêu cầu giám định của chủ hàng (thường có khi hàng là thiết bị
đồng bộ) gồm:
∙ Giấy yêu cầu giám định – 1 bản chính
∙ Packing list – 1 bản copy
∙ Bill of lading – 1 bản copy
∙ Commercial invoice – 1 bản copy
Giám định viên tiếp nhận và ký tên vào biên bản giao nhận chứng từ do nhân
viên giao nhận trình ra để làm bằng chứng là đã giao chứng từ. Đồng thời lúc đó giám
định viên sẽ cho ra “phiếu tiếp nhận yêu cầu giám định” gởi lại cho nhân viên giao
nhận.
Nhân viên giao nhận cầm phiếu tiếp nhận yêu cầu giám định cùng với công văn
xin giải tỏa hàng khi chờ kết quả giám định nộp cho kiểm hóa viên, sau đó liên lạc
với giám định viên để lấy chứng thư giám định nộp tiếp cho kiểm hóa viên. Sau khi
có được chứng thư giám định, phiếu tiếp nhận cầu yêu cầu giám định, phiếu trưng
cầu giám định, công văn xin giải tỏa hàng hóa khi chờ kết quả giám định, kiểm hóa
viên sẽ điền kết quả kiểm tra vào tờ khai, hai kiểm hóa viên sẽ ký tên, đóng dấu họ và
tên tại phần kết quả kiểm tra. Cuối cùng bộ hồ sơ sẽ được chuyển lên lãnh đạo chi cục
để phúc tập hồ sơ.

Bước 5: Lấy bộ lệnh đến đóng tiền tại thương vụ và in phiếu EIR

Nhân viên giao nhận vào phòng thương vụ lấy số thứ tự và nộp vào khay của
nhân viên gồm: giấy cược cont và D/O đã đóng dấu “giao thẳng” và ghi sẵn mã số
thuế của cơng ty COLAS VIETNAM.Phịng thương vụ thu các khoản phí và ra hóa

18


đơn đóng dấu đã đóng tiền và sẽ giữ lại một D/O. Nhân viên giao nhận đóng tiền và
kiểm tra lại các thơng tin như hóa đơn có sai sót gì hay khơng, trên phiếu EIR có ghi
đúng số cont, số seal chưa rồi sau đó đi thanh lý hải quan tại hải quan giám sát.
Bước 6: Thanh lý hải quan cổng
Việc thanh lý tờ khai được thực hiện tạ hải quan giám sát cổng. Để được thanh lý
tờ khai, nhân viên giao nhận xuất trình tờ khai nhập khẩu bản lưu người khai,phiếu
EIR và lệnh giao hàng. Hải quan giám sát cổng sẽ kiểm tra , đối chiếu các nội dung
xem có thống nhất với nhau khơng.
Những thơng tin cần đối chiếu : số tờ khai, ngày đăng kí tờ khai, tên hàng, số
container, số seal. Nếu việc kiểm tra khơng có gì sai sót thì cán bộ hải quan sẽ kí tên,
đóng dấu lên phiếu EIR đồng thời giữ lại một lệnh giao hàng, trả lại phiếu EIR đã có
chữ kí để khi trở hàng ra khỏi cổng đưa cho bảo vệ và tờ khai nhập khẩu bản lưu
người khai đã xác nhận thông quan
2.2.4 Giao hàng cho nhà nhập khẩu
Sau khi hàng đã được bốc xong, nhân viên giao nhận viết phiếu gửi hàng
(Trucking Bill) gửi cho chủ xe hai bản, một bản còn lại nhân viên giao nhận giữ.
Trong phiếu gửi hàng có ghi các thơng tin quan trọng như tên chủ hàng, tên lái xe,
tên tàu, số vận đơn, địa điểm gửi hàng, địa điểm nhận hàng. Ngồi ra cịn có ghi chú
là hàng cịn nguyên cont, nguyên seal tốt. Cho xe chở hàng đến địa điểm giao hàng
mà công ty COLAS VIETNAM yêu cầu, trình Trucking Bill cho chủ hàng kí tên, lúc
này có 02 bản mà chủ xe đã giữ, 1 bản gửi cho chủ hàng, 1 bản chủ xe giữ lại để trình
lại cho nhân viên giao nhận. Nhân viên giao nhận tiến hành lập biên bản bàn giao
hàng với người nhận, biên bản gồm 2 bản có nội dung giống nhau, mỗi bên kí tên vào

và giữ 01 bản
2.2.5 Quyết tốn chi phí
Ra Debit Note và thu tiền phí dịch vụ : Sau khi đã hoàn thiện thủ tục giao nhận

19


hàng, nhân viên giao nhận tiến hành thực hiện tổng hợp chứng từ và các hóa đơn, biên
lai của các chi phí phát sinh và lập bộ đề nghị thanh toán. Tiếp theo chuyển cho Giám
đốc duyệt để thanh toán các phí với khách hàng. Sau khi Giám đốc duyệt, công ty
GOLD TRANS sẽ gửi mail Debit Note cho khách hàng của mình, đồng thời bàn giao
lại các chứng từ như tờ khai hải quan bản lưu, các loại hóa đơn có đứng tên cơng ty
khách hàng, đồng thời copy bộ chứng từ này thành 01 bản để lưu tại công ty GOLD
TRANS để thuận tiện cho việc kiểm tra mã số hàng hóa, thuế suất, cách lên tờ khai
đối
với những lơ hàng sau. Đến đây thì nhiệm vụ của nhân viên giao nhận coi như đã
hoàn thành.
KẾT LUẬN
Trong thời đại tồn cầu hóa thế giới, liên kết giữa các khu vực với nhau, ngành
giao nhận đóng một vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế đặc
biệt là thương mại quốc tế. Vì vậy để đứng vững trên thị trường quốc tế, đòi hỏi các
doanh nghiệp, người giao nhận phải có trình độ chun mơn cao trong lĩnh vực giao
nhận vận tải và hiểu biết về các cảng biển.
Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài: “Tìm hiểu hoạt động của một cảng biển
quốc tế.Trong vai trò người giao nhận và dựa trên một bộ chứng từ thực tế, hãy trình
bày quy trình xuất nhập khẩu và giải thích những cơng việc đã làm với các bên liên
quan (khách hàng, hãng vận chuyển, đại lý...) loại hình Sea nhập.” đã giúp các thành
viên nhóm hiểu biết rõ hơn về cảng Sài Gịn và các hoạt động của cảng, đồng thời
nắm chắc quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển trong vai trị của một forwarder.
Do thời gian khơng cho phép nên nhóm chưa nghiên cứu được chun sâu, vì vậy sẽ

khơng tránh khỏi thiếu sót và vướng mắc. Nhóm rất mong nhận được sự đánh giá,
góp ý từ phía thầy để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

20



×